Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Xây dựng chương trình giáo dục môi trường thông qua trò chơi học tập cho trẻ từ 4 5 tuổi tại trường mầm non tân phong thành phố lai châu tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.33 KB, 66 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trƣờng đã trở thành nhiệm vụ quan trọng
trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trƣờng học và đƣợc quan tâm ngay từ bậc học
đầu tiên: Giáo dục mầm non. Việc đƣa Giáo dục môi trƣờng vào trƣờng mầm
non là vơ cùng cần thiết, đó là một q trình nhằm phát triển ở trẻ những hixểu
biết sơ đẳng về môi trƣờng, quan tâm đến các vấn đề môi trƣờng phù hợp với
lứa tuổi đƣợc thể hiện qua kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi và trách nhiệm
của trẻ đối với mơi trƣờng xung quanh. Từ đó, làm cho trẻ biết cách sống tích
cực trong mơi trƣờng, thân thiện với mơi trƣờng và hình thành ý thức bảo vệ
mơi trƣờng ngay từ khi còn ở bậc mầm non.
Ở lứa tuổi 4 – 5 tuổi trẻ đã bắt đầu phát triển những nhận thức đầu tiên về
thế giới xung quanh, hình thành những nét nhân cách đầu tiên. Khoa học phát
triển đã chỉ ra rằng, những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát triển của
mỗi con ngƣời, đây là giai đoạn đặt nền móng, hình thành nhân cách và phát
triển não bộ. Hơn nữa ở lứa tuổi này trẻ chuyển từ tƣ duy bằng tay, thông qua
hành động thành tƣ duy hình tƣợng, dựa vào kinh nghiệm và những hình ảnh đã
thu nhận trƣớc đó để tƣ duy, suy nghĩ; trí tƣởng tƣợng của bé cũng phát triển
mạnh mẽ thể hiện qua các trò chơi, câu chuyện, thực hành nên hoạt động chủ
đạo ở lứa tuổi này là hoạt động vui chơi. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để
giáo dục cho các bé – những “mầm non tƣơng lai” của đất nƣớc có những kiến
thức, thái độ và hành vi tích cực đối với mơi trƣờng.
Với đặc thù là tỉnh miền núi biên giới, nhiều dân tộc anh em sinh sống, đời
sống nhân dân còn nhiều khó khăn, việc giáo dục bảo vệ mơi trƣờng là một
trong số những thách thức đối với giáo dục mầm non thành phố Lai Châu nên
vấn đề giáo dục môi trƣờng trong trƣờng mầm non còn nhiều hạn chế.
Nhận thức đƣợc những vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng
chương trình giáo dục mơi trường thơng qua trò chơi học tập cho trẻ từ 4 – 5
tuổi tại Trường mầm non Tân Phong, Thành phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu”.

1



CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề chung về Giáo dục môi trƣờng
1.1.1. Các định nghĩa về Giáo dục môi trƣờng
Một trong những bƣớc ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển hoạt động
Giáo dục môi trƣờng (GDMT) là Hội nghị quốc tế về GDMT trong Chƣơng
trình học đƣờng do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada, Mỹ năm 1970. Hội
nghị này đã thông qua định nghĩa về GDMT nhƣ sau: “Là quá trình thừa nhận
giá trị và làm rõ khái niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết giúp
hiểu biết và đánh giá đúng mối tƣơng quan giữa con ngƣời với nền văn hóa và
mơi trƣờng lý sinh xung quanh mình. Giáo dục môi trƣờng cũng tạo cơ hội cho
việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trƣớc những
vấn đề liên quan đến chất lƣợng môi trƣờng”.
Định nghĩa này cho thấy GDMT đã đƣợc xem xét ở góc độ mang tính hợp
lý và gắn kết với phát triển. Vào thời điểm định nghĩa này đƣợc phát biểu, môi
trƣờng và các vấn đề về môi trƣờng chủ yếu đƣợc liên hệ với các vấn đề lý sinh
chứ chƣa quan tâm nhiều đến sinh học và chính trị. Ngôn ngữ sử dụng trong
định nghĩa này phản ánh cách nghĩ có lý lẽ, trực tiếp và có tính phát triển về
GDMT.
Định nghĩa này cũng đã chỉ rõ đối tƣợng, mục tiêu và phƣơng thức thực
hiện nhƣ sau:
- Đối tƣợng: Mối tƣơng quan giữa con ngƣời với nền văn hóa và mơi
trƣờng lý sinh xung quanh mình.
- Mục tiêu: Xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết giúp hiểu biết và
đánh giá đúng đối tƣợng đã nêu.
- Phƣơng thức thực hiện: Quá trình thừa nhận, làm rõ và thực hành để ra
quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trƣớc những vấn đề liên quan đến
chất lƣợng mơi trƣờng.
Khi cách nhìn nhận của con ngƣời về mơi trƣờng có thay đổi thì kỳ vọng
của nhân loại về thành tựu của giáo dục cũng thay đổi. Ý tƣởng về mở rộng

trọng tâm của lĩnh vực giáo dục ngày càng đƣợc quan tâm hơn thể hiện bằng
2


việc chuyển hƣớng từ một quan điểm có tính chia tách thực tế thành một quan
điểm chấp nhận gắn kết tất cả các lĩnh vực lại với nhau. Nhƣ vậy, ý nghĩa và
trọng tâm của GDMT đã đƣợc mở rộng rất nhiều khi chúng ta thừa nhận rằng
mục tiêu chính của chúng ta là phát triển bền vững.
Với quan điểm và cách nhìn nhƣ vậy, một định nghĩa tƣơng đối mới về
GDMT đƣợc đƣa ra là: “GDMT là một quá trình phát triển những tình huống
dạy/học hiệu quả giúp ngƣời dạy và ngƣời học tham gia giải quyết những vấn đề
mơi trƣờng liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và đƣợc
thơng tin đầy đủ”. (Jonathon Wigley, 2000)
Định nghĩa đƣa ra khá đầy đủ và trọng tâm nhằm đạt đƣợc mục tiêu chính
là phát triển bền vững, đối tƣợng tham gia giải quyết những vấn đề mơi trƣờng
liên quan đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và đƣợc thơng tin đầy đủ.
Bên cạnh đó thì phƣơng thức dạy/học đã và đang đƣợc thực hiện rất hiệu
quả cho cả ngƣời dạy và ngƣời học. Có thể nói đây là một định nghĩa đầy đủ và
dễ hiểu nhất.
Vào những thời điểm khác nhau, ý nghĩa và quan niệm về GDMT cũng có
nhiều thay đổi. Ban đầu trọng tâm còn nhỏ hẹp, tập trung nội dung dạy/học vào
môi trƣờng địa phƣơng, những mặt sinh học và địa lý khi nghiên cứu môi
trƣờng. Về sau, trọng tâm mở rộng của từng lĩnh vực giáo dục ngày càng đƣợc
quan tâm hơn, thực hiện gắn kết tất cả các lĩnh vực với nhau nhằm đạt mục tiêu
phát triển bền vững.
Những định nghĩa trên có một số điểm cơ bản chung nhƣ sau:
- GDMT nhằm thay đổi hành vi.
- Môi trƣờng học tập là chính mơi trƣờng và các vấn đề có trong thực tế.
- GDMT liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về cách


sống.
- Trong GDMT, việc học phải tập trung vào ngƣời học và lấy hành động

làm cơ sở.
1.1.2. Mục tiêu của Giáo dục môi trƣờng

3


Năm mục tiêu chính của GDMT đã đƣợc nhất trí và tán thành ở Hội nghị
Tbilisi (1977) đó là:
(1) Kiến thức: GDMT nhằm cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng những
kiến thức cũng nhƣ sự hiểu biết cơ bản về môi trƣờng và mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau giữa con ngƣời và môi trƣờng;
(2) Nhận thức: GDMT thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng xã hội tạo dựng
nhận thức và sự nhạy cảm đối với môi trƣờng cũng nhƣ các vấn đề về môi
trƣờng;
(3) Thái độ: GDMT khuyến khích các cá nhân, cộng đồng xã hội tơn trọng
và quan tâm tới tầm quan trọng của môi trƣờng, thúc giục họ tham gia tích cực
vào việc cải thiện và bảo vệ môi trƣờng;
(4) Kỹ năng: GDMT cung cấp các kỹ năng trong việc xác định, dự đoán,
ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề môi trƣờng;
(5) Sự tham gia: GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng xã hội cơ
hội tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trƣờng cũng nhƣ đƣa
ra các quyết định môi trƣờng đúng đắn.
1.1.3. Nguyên tắc của giáo dục môi trƣờng
Theo những nguyên tắc đã đƣợc nhất trí ở Tbilisi (1977), GDMT cần: Thứ
nhất: Coi mơi trƣờng là một tổng thể. Xem xét môi trƣờng ở mọi khía cạnh: tự
nhiên, nhân tạo, cơng nghệ và xã hội (kinh tế, kỹ thuật, lịch sử - văn hóa, đạo
đức, thẩm mỹ). Thứ hai: Là một quá trình giáo dục liên tục và lâu dài, bắt đầu từ

trƣớc tuổi đến trƣờng và tiếp tục trong suốt thời kỳ trƣởng thành ở tất cả các khu
vực chính quy và phi chính quy. Thứ ba: Có cách tiếp cận liên ngành, đƣợc hình
thành trên cơ sở nội dung riêng của từng ngành, mơn học để hình thành nên
những quan điểm hồn chỉnh, cân bằng và có tính hệ thống. Thứ tư: Xem xét
những vấn đề môi trƣờng cơ bản trên quan điểm của cấp địa phƣơng, cấp quốc
gia, cấp vùng và cấp tồn cầu để học sinh có thể đánh giá đúng về điều kiện môi
trƣờng ở những khu vực địa lý khác nhau. Thứ năm: Tập trung vào tình hình
mơi trƣờng hiện nay và tƣơng lai có xét đến bối cảnh lịch sử. Thứ sáu: Đề cao

4


giá trị và sự cần thiết của việc hợp tác ở cấp địa phƣơng, quốc gia và quốc tế
trong việc phịng chống và giải quyết các vấn đề mơi trƣờng.
1.2. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong trƣờng mầm non
1.2.1. Vai trị và vị trí của Giáo dục mơi trƣờng cho trẻ em mầm non
Giáo dục mầm non (GDMN) nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân,
GDMN là cơ sở quan trọng đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân
cách con ngƣời Việt Nam.
Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng của cuộc đời mỗi con
ngƣời. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển rất nhanh về các mặt thể chất, nhận
thức và tình cảm. Các mối quan hệ xã hội, những nét tính cách, phẩm chất và
các năng lực chung ... nếu không đƣợc hình thành ở trẻ trong lứa tuổi này thì
khó có cơ hội để hình thành ở các lứa tuổi sau.
Vì vậy, giáo dục bảo vệ mơi trƣờng (GDBVMT) là một vấn đề cấp bách có
tính tồn cầu, cần đƣợc giáo dục cho tất cả mọi ngƣời và phải bắt đầu ngay từ
lứa tuổi mầm non. Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích hoạt động, thích tiếp xúc với
thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ hấp thụ và hình thành những thói quen,
nề nếp, thái độ ứng xử có văn hóa, gần gũi với mơi trƣờng sống xung quanh, đó
là yếu tố thuận lợi cho GDBVMT. Cần cho trẻ tiếp xúc, làm quen sớm với môi

trƣờng thiên nhiên, giúp trẻ phát triển đƣợc những kỹ năng quan sát, giáo dục
đƣợc quan niệm đúng đắn về môi trƣờng, đánh giá những hiện trạng mơi trƣờng.
Qua đó, giáo dục trẻ tình u thiên nhiên, sống hịa nhập với thiên nhiên, quan
tâm đến thế giới xung quanh; giáo dục trẻ thái độ trân trọng, bảo vệ, giữ gìn các
cây, con có ích, mong muốn có mơi trƣờng tự nhiên tƣơi đẹp, đó cũng là mục
tiêu tất yếu của GDMT.
Vai trị của GDMT cho trẻ mầm non là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn,
góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con ngƣời. Vì
vậy, phải biết khuyến khích kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào
các hoạt động quan sát, tìm hiểu, khá phá mơi trƣờng, đáp ứng đƣợc tính tị mị,
nhu cầu tìm tịi, ham hiểu biết của trẻ. Qua đó, giúp trẻ hiểu biết về mơi trƣờng,
rèn luyện kỹ năng giữ gìn bảo vệ mơi trƣờng (BVMT) và có thái độ, hành vi
5


thân thiện, gần gũi với môi trƣờng, yêu quý, tôn trọng môi trƣờng, mong muốn
đƣợc tham gia cải thiện môi trƣờng. (Lê Văn Khoa, 2009)
1.2.2. Sự cần thiết giáo dục môi trƣờng trong trƣờng mầm non
Để đảm bảo cho con ngƣời đƣợc sống trong một mơi trƣờng lành mạnh thì
việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi trƣờng đƣợc hình thành và rèn luyện từ rất sớm,
từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về mơi trƣờng
sống của bản thân mình nói riêng và con ngƣời nói chung là cần thiết. Từ đó biết
cách sống tích cực với mơi trƣờng nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ
thể và trí tuệ.
Trẻ em là tƣơng lại của đất nƣớc, là một phần không nhỏ của dân số cả
nƣớc, do đó cần giáo dục để trẻ góp cơng sức bảo vệ mơi trƣờng. Theo thống kê
của Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016, hệ thống giáo
dục mầm non trên cả nƣớc có 14203 trƣờng với 4425478 trẻ theo học (năm học
2016 – 2017). Nếu thực hiện tốt giáo dục bảo vệ mơi trƣờng cho trẻ thì đây là
một lực lƣợng cùng tham gia bảo vệ môi trƣờng và tuyên truyền bảo vệ môi

trƣờng đến những ngƣời xung quanh. Mặt khác, trong tƣơng lai, trẻ em cũng là
thế hệ kế thừa, gìn giữ và bảo vệ mơi trƣờng, gánh vác trách hiệm chính xây
dựng đất nƣớc phát triển bền vững.
Hơn nữa việc giáo dục môi trƣờng từ lứa tuổi mầm non là hết sức cần
thiết, ở gian đoạn này là giai đoạn đặt nền móng cho những nhận thức và hành
động sau này của trẻ. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để giáo dục ý thức bảo
vệ môi trƣờng cho trẻ ở quy mô lớn.
1.3. Giáo dục môi trƣờng cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trƣờng mầm non
Giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mầm non với sự lồng ghép hài hòa về
nội dung giáo dục là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trƣờng
phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của
trẻ đối với môi trƣờng xung quanh.
1.3.1. Mục tiêu của Giáo dục môi trƣờng đối với trẻ mầm non
a. Kiến thức

6


- Trẻ có kiến thức ban đầu về mối quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng

xung quanh;
- Động vật và thực vật sống ở khắp nơi, điều kiện sống của chúng, mối

quan hệ của chúng với nhau và với môi trƣờng;
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng ở trƣờng học, gia đình và

cộng đồng gần gũi với trẻ;
- Một số biện pháp BVMT vừa sức với trẻ ở gia đình, trƣờng học và cộng

đồng gần gũi với trẻ.

b. Kỹ năng – hành vi
- Trẻ biết hòa nhập, gần gũi với thiên nhiên; có thói quen sống gọn gàng,

sạch sẽ và biết bảo vệ môi trƣờng nơi sinh sống, nơi cơng cộng;
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh mơi trƣờng khu

vực trƣờng học và nơi công cộng;
- Sống tiết kiệm, biết sẻ chia và hòa đồng với mọi ngƣời xung quanh.

c. Thái độ - tình cảm
- Thân thiện với mơi trƣờng, tơn trọng, bảo vệ và giữ gìn mơi trƣờng;
- Quan tâm đến các vấn đề môi trƣờng gần gũi với trẻ; tích cực, tự giác

tham gia vào các hoạt động BVMT nhƣ sắp xếp đồ chơi, đồ dùng học tập, giữ
gìn vệ sinh cơ thể và vệ sinh chung, chăm sóc các vật ni, cây trồng,…
1.3.2. Nội dung Giáo dục môi trƣờng cho trẻ mầm non
Ở độ tuổi 4 – 5 tuổi, các loại trí nhớ: hình ảnh, vận động, từ ngữ đều

được phát triển tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều được hình thành và
tham gia tích cực trong các hoạt động vui chơi, lao động, tạo hình... ở trẻ
nên cần xây dựng chương trình giáo dục với nội dung và phương pháp học
phù hợp, tạo cho trẻ sự hứng thú và tiếp thu một cách tự nhiên nhất. Nội
dung GDMT cho trẻ bao gồm:
- Giáo dục trẻ về một số kiến thức đơn giản về môi trƣờng sống gần gũi

xung quanh trẻ: một số thành phần cơ bản của môi trƣờng sống xung quanh trẻ

7



(động vật, thực vật, nƣớc, đất, …), ích lợi của động – thực vật và cách chăm sóc
chúng;
- Giáo dục trẻ về mối quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng: vai trị của

mơi trƣờng đối với con ngƣời và những tác động của con ngƣời đến môi trƣờng
(nƣớc, không khí, thực vật, động vật,…);
- Giáo dục trẻ về sự ô nhiễm môi trƣờng; cách bảo vệ, ứng xử với môi

trƣờng; sử dụng tiết kiệm tài nguyên: một số hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng gần
gũi với trẻ và nguyên nhân đơn giản gây ra sự ơ nhiễm đó, các hoạt động thực
tiễn của trẻ góp phần gìn giữ BVMT.
1.4. Giáo dục mơi trƣờng thơng qua trị chơi học tập cho trẻ 4 – 5 tuổi
1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 – 5 tuổi
Ở lứa tuổi 4 – 5 tuổi, tình cảm của trẻ phát triển rất mãnh liệt, đặc biệt tính
đồng cảm và tính dễ xúc cảm đối với con ngƣời và cảnh vật xung quanh nên cần
có sự giáo dục để định hƣớng đúng đắn hình thành nhân cách trẻ. Trẻ em ở độ
tuổi này đã ý thức đƣợc cái tôi cá nhân rõ nét hơn, trẻ đã biết phân biệt rõ mình
và ngƣời khác, mình và thế giới xung quanh, biết giữ gìn và duy trì mối quan hệ
với ngƣời chăm sóc, biết u thƣơng đặc biệt là với những ngƣời thân của trẻ.
Bên cạnh đó, trẻ bắt đầu xuất hiện động cơ hành vi, nhiều trẻ không hành động
bộc phát nhƣ trƣớc mà hiểu đƣợc tại sao mình lại hành động nhƣ vậy (ví dụ nhƣ
là trẻ làm nhƣ vậy để làm vui lòng ngƣời lớn, để đƣợc tán thành, khen thƣởng
hay bắt chƣớc giống ngƣời lớn). Trẻ đã biết yêu cái thiện và ghét cái ác, ngƣời
lớn cần định hƣớng để trẻ hình thành suy nghĩ đúng đắn.
Trẻ có nhu cầu chơi với nhóm, thơng qua trị chơi để biết tn thủ luật chơi,
biết cho bạn mƣợn, chia sẻ đồ chơi với bạn từ đó trẻ hình thành một số kỹ năng
xã hội nhƣ chia sẻ, nhƣờng nhịn, thiết lập quan hệ với bạn đồng trang lứa. Ở lứa
tuổi mẫu giáo bé, hoạt động vui chơi của trẻ đã phát triển mạnh. Nhƣng chỉ ở độ
tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi mới mang đầy đủ ý nghĩa của nó nhất. Có
thể nói rằng hoạt động vui chơi ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn phát

triển tới mức hoàn thiện, trong hoạt động vui chơi trẻ thể hiện rõ rệt tính tự lực,
tự do và chủ động.
8


Để nâng cao hiệu quả trong việc GDMT cho trẻ mầm non cần tích hợp các
trị chơi GDMT vào các chủ đề. Thơng qua trị chơi trẻ khơng chỉ đƣợc củng cố
kiến thức mà cịn hình thành nên những kỹ năng cần thiết giúp trẻ hiểu rõ thêm
vấn đề về mơi trƣờng, từ đó có những hành vi ứng xử phù hợp với môi trƣờng.
1.4.2. Khái niệm Giáo dục môi trƣờng thơng qua trị chơi học tập
a. Khái niệm trị chơi
Trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất
định và có những quy định mà ngƣời tham gia cần tuân thủ. Trò chơi là một hoạt
động của con ngƣời nhằm mục đích trƣớc tiên và chủ yếu là vui chơi giải trí, thƣ
giãn sau giờ làm việc, căng thẳng mệt mỏi. Qua trò chơi, ngƣời chơi có thể rèn
luyện thể lực, trí lực tạo ra cơ hội giao lƣu với mọi ngƣời, cùng hợp tác với bạn
bè, đồng đội trong nhóm, tổ…
Những đặc trƣng cơ bản của trò chơi:
- Trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con ngƣời
- Trị chơi có một chủ đề nội dung quy tắc nhất định
- Trị chơi vừa mang tính chất vui chơi giải trí vừa có ý nghĩa giáo dục tích cực.

b. Khái niệm trị chơi giáo dục mơi trường
Dựa vào khái niệm trị chơi và khái niệm giáo dục mơi trƣờng, khóa luận
xin đƣa ra khái niệm trị chơi giáo dục mơi trƣờng nhƣ sau: “Trị chơi giáo dục
mơi trƣờng là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định
và có những quy định mà ngƣời tham gia cần tuân thủ. Trò chơi GDMT là một
dạng trò chơi nhằm mục đích giáo dục mơi trƣờng. Qua trị chơi giáo dục môi
trƣờng, ngƣời chơi tự nhận thức về hành động của chính bản thân, rèn luyện thói
quen hành vi, cách ứng xử thân thiện với môi trƣờng. Thông qua trị chơi học

tập trẻ có cơ hội đƣợc bàn bạc, hợp tác với nhau xây dựng mơi trƣờng và tìm ra
giải pháp cho các vấn đề về môi trƣờng hiện tại và tƣơng lai.”
c. Vai trò của trò chơi giáo dục mơi trường
Trị chơi GDMT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ. Thơng qua trị chơi đã tác động tích cực đến nhận

9


thức của trẻ về mơi trƣờng bởi trị chơi GDMT tạo điều kiện cho trẻ gần gũi với
thiên nhiên và cuộc sống xung quanh trẻ.
Hơn thế nữa, qua trò chơi GDMT sẽ giáo dục trẻ có thái độ sống thân thiện
với môi trƣờng, coi thiên nhiên là ngƣời bạn thân thiết của mình. Từ đó hình
thành ở trẻ những hành vi BVMT, khuyến khích trẻ chăm sóc những con vật và
cây trồng. Đặc biệt là thơng qua trị chơi học tập về GDMT sẽ hình thành cho trẻ
một số thói quen, tính tự giác trong cách ứng xử đối với mơi trƣờng. Cao hơn
nữa, trị chơi học tập về GDMT sẽ gợi lên ở trẻ lòng ham muốn làm ra cái đẹp từ
vẻ đẹp và nguyên vật liệu của thiên nhiên nhƣ một bức tranh, nhặt những bông
hoa xâu thành vịng xuyến bạc, tết những cọng rơm cọng rạ…Những cơng việc
tƣởng chừng nhƣ nhỏ nhặt ấy cũng tạo cho trẻ niềm vui sáng tạo. Bởi vì làm ra
cái đêẹp từ vẻ đẹp thiên nhiêm là một việc làm có ý nghĩa đối với trẻ nhỏ - đó là
khởi đầu cho hành vi tốt và sự sáng tạo sau này.
d. Yêu cầu của trị chơi giáo dục mơi trường
- Đảm bảo tính tự nguyện và hứng thú của trẻ trong khi lựa chọn trị chơi

tham gia vào nhóm chơi, chọn bạn chơi, góc chơi…
- Giáo viên cung cấp một số hiểu biết, kinh nghiệm kiến thức về môi

trƣờng, về hành vi bảo vệ môi trƣờng.
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi mang tính gợi mở hợp lý, tận dụng đồ phế liệu


để cho trẻ chơi trò chơi. Thời gian chơi hợp lý.
- Đảm bảo tính phát triển của trị chơi GDMT: mở rộng nội dung chơi, hoạt

động chơi, phù hợp với độ tuổi. Đảm bảo tính an ồn cho trẻ khi tổ chức tham
gia trò chơi với vật liệu, phế liệu, đồ dùng, đồ chơi.
- Đảm bảo tính linh hoạt và sáng tạo của trẻ: khuyến khích trẻ linh hoạt

trong việc ứng xử với môi trƣờng, đƣa ra những hành vi, hoạt động ảnh hƣởng
tốt đẹp tới môi trƣờng.
- Đảm bảo lƣợng kiến thức cung cấp cho trẻ là chính xác.

1.4.3. Những nghiên cứu/hoạt động đánh giá hiệu quả công tác Giáo dục
môi trƣờng cho trẻ từ 4 – 5 tuổi tại Trƣờng Mầm non Tân Phong

10


Các trƣờng mầm non tại địa phƣơng chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề
GDMT cho trẻ mầm non nên chƣa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này và
cũng chƣa có đánh giá cụ thể về hoạt động GDMT cho trẻ mầm non. Theo Kế
hoạch “Thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2016 – 2017” số 600/KH –
PGD&ĐT của Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Lai Châu, hoạt động chăm
sóc, giáo dục chỉ tập trung vào việc phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi và một số
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ chứ chƣa đề cập đến việc GDMT cho trẻ mầm
non.

11



CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:

Đề tài đƣợc thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ
môi trƣờng cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trƣờng mầm non Tân Phong, thành phố Lai
Châu, tỉnh Lai Châu.
- Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá đƣợc hiện trạng hoạt động giáo dục môi trƣờng (GDMT) tại
Trƣờng mầm non Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu;
+ Xây dựng và thử nghiệm đƣợc chƣơng trình GDMT thơng qua trị chơi
học tập cho trẻ 4 – 5 tuổi tại Trƣờng mầm non Tân Phong, thành phố Lai Châu,
tỉnh Lai Châu;
+ Đề xuất đƣợc giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDMT cho trẻ 4 – 5 tuổi
tại Trƣờng mầm non Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động nhận thức về môi trƣờng
cho trẻ từ 4 – 5 tuổi.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chƣơng trình GDMT tại Trƣờng mầm

non Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Đề tài đƣợc thực hiện tại Trƣờng mầm non Tân Phong, thành

Phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
- Thời gian thực hiện khóa luận nhƣ sau:

+ Từ 09/01 đến 16/01/2017: Đăng ký và nhận khóa luận

+ Từ 16/01 đến 21/01/2017: Xây dựng đề cƣơng làm khóa luận
+ Từ 13/02 đến 13/05/2017: Thực tập tại địa điểm và viết báo cáo khóa
luận tốt nghiệp.
2.4. Nội dung nghiên cứu

12


Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, khóa luận tiến hành nghiên cứu những
nội dung sau:
2.4.1.Tìm hiểu hiện trạng hoạt động giáo dục môi trƣờng tại Trƣờng mầm
non Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
+ Trang thiết bị phục vụ cho việc Giáo dục bảo vệ môi trƣờng;
+ Phƣơng pháp và các tài liệu về Giáo dục bảo vệ mơi trƣờng mà nhà
trƣờng đã có;
+ Nội dung giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng;
+ Nguồn nhân lực trong nhà trƣờng;
+ Ý thức bảo vệ môi trƣờng của các bé.
2.4.2.Xây dựng và thử nghiệm chƣơng trình Giáo dục mơi trƣờng thơng
qua trị chơi học tập cho trẻ từ 4 – 5 tuổi tại Trƣờng mầm non Tân Phong,
thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
Khóa luận tiến hành xây dựng chƣơng trình GDMT cho trẻ phù hợp với
điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng và nhận thức của trẻ theo ba chủ đề nhƣ
sau:
 Chủ đề 1: Cây xanh và môi trƣờng sống của chúng ta
 Chủ đề 2: Giao thông và sự ô nhiễm môi trƣờng
 Chủ đề 3: Nƣớc là nguồn tài nguyên quý giá
2.4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động Giáo dục môi trƣờng
cho trẻ từ 4 – 5 tuổi tại Trƣờng mầm non Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh
Lai Châu

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu
Trong q trình thực hiện khóa luận có sử dụng các tài liệu nhƣ sau:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu;
- Tài liệu GDMT đƣợc sử dụng trong trƣờng mầm non Tân Phong;
- Các nghiên cứu về GDMT, các giáo trình về tâm lý trẻ ở lứa tuổi mầm non;
- Tài liệu trên Internet: hình ảnh, video.

13


2.5.2. Phƣơng pháp điều tra – khảo sát thực địa
Điều tra, đánh giá trực quan môi trƣờng lớp học, môi trƣờng xung quanh
trƣờng học và nguồn nhân lực của nhà trƣờng.
2.5.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học
- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát những hành vi của trẻ trong các hoạt
động vui chơi, học tập để đánh giá ý thức bảo vệ môi trƣờng (BVMT) của trẻ.
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu phỏng vấn: Sử dụng phiếu phỏng vấn
với nội dung đề cập đến khả năng nhận thức, hành vi và thái độ của trẻ đối với
môi trƣờng. Phiếu phỏng vấn đƣợc phát cho 2 nhóm đối tƣợng đó là cán bộ, giáo
viên trong trƣờng và phụ huynh của trẻ. Phiếu phỏng vấn nhằm đánh giá đƣợc
sự khác nhau về khả năng nhận thức và hình thành ý thức của trẻ về BVMT
trƣớc và sau khi thực hiện chƣơng trình GDMT.
+ Trƣớc khi thực hiện chƣơng trình: tiến hành phát 10 phiếu phỏng vấn cho
cán bộ, giáo viên trong trƣờng và 40 phiếu phỏng vấn phụ huynh học sinh (20
phiếu cho phụ huynh lớp 4 tuổi và 20 phiếu cho phụ huynh lớp 5 tuổi).
Sau mỗi chủ đề đƣợc thực hiện, khóa luận tiến hành đánh giá trẻ thông qua
“phiếu đánh giá trẻ thực hiện chủ đề” theo các lĩnh vực phát triển (nhận thức, kỹ
năng và thái độ).
+ Sau khi thực hiện chƣơng trình: tiến hành phát 10 phiếu phỏng vấn cho

cán bộ, giáo viên trong trƣờng và 40 phiếu phỏng vấn phụ huynh học sinh với
nội dung nhằm đánh giá nội dung, hiệu quả và tính thực tiễn của chƣơng trình.
2.5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm
Khóa luận tiến hành thực hiện 3 chủ đề với những mục tiêu, nội dung và
phƣơng thức thực hiện cụ thể trong bảng 2.1.

14


Bảng 2.1. Khung giáo trình thực hiện
TT

1

Chủ
đề

Mục tiêu

Phƣơng pháp
thực hiện

Nội dung

Cây

- Trẻ hiểu đƣợc vai trò, vị - Ý nghĩa của cây xanh - Trị chơi: giải

xanh


trí và tầm quan trọng của đối với cuộc sống của đoán câu đố.

Phƣơng tiện thực
hiện

Số lớp
thực
hiện

- Bài hát: Em yêu

và môi cây xanh đối với mơi bé.

cây xanh;

trƣờng

trƣờng và con ngƣời.

- Máy tính, tivi.

sống

- Trẻ biết cách chăm sóc - Bé chăm sóc cây -

của

và bảo vệ cây xanh.

Trò


Thời
gian

15 – 20 2 lớp (1

chơi: - Câu đố về một số phút

lần/lớp)

chung sức và loại cây

xanh.

chúng

gieo hạt.

- Loto các loại cây

ta
Giao

- Trẻ biết đƣợc những ảnh - Tiếng ồn và khói bụi - Trị chơi: Xe - Video: Đi xe đạp

thông

hƣởng của việc sử dụng của các phƣơng tiện về bến.

và sự ô các phƣơng tiện cơ giới.

2

hoạt động đúng/sai 20 - 25 2 lớp (1

giao thơng.

nhiễm

- Trẻ hiểu đƣợc vì sao cần - Giữ

mơi

phải giữ gìn vệ sinh đƣờng đƣờng giao thơng.

bảo

trƣờng

giao thơng.

trƣờng.

gìn

- Tranh loto về các

vệ

sinh - Trò chơi: Bé trong bảo vệ mơi phút


15

vệ

mơi trƣờng giao thơng.
- Hình ảnh một số

lần/lớp)


sát phƣơng tiện giao

- Trẻ biết một số biện - Các giải pháp bảo vệ - Quan
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng từ hoạt video:
do các phƣơng tiện giao động giao thông.

Đi

xe thông đƣờng bộ.

đạp

thông (PTGT) gây ra.
- Hiểu đƣợc tầm quan - Vai trò của nƣớc -Trò chơi: Ai
trọng của nƣớc sạch.

3

sạch trong cuộc sống, đúng ai sai.


Nƣớc

sử dụng nƣớc sạch để



đảm bảo sức khỏe.

- 4 chậu nƣớc thủy

nguồn

- Trẻ phân biệt đƣợc nƣớc - Đặc điểm của nƣớc - Làm

tài

sạch và nƣớc bẩn.

ngun

sạch và nƣớc khơng nghiệm

thí
nƣớc

sạch, nƣớc bẩn.

sạch.

quý giá - Trẻ biết tiết kiệm nƣớc - Nguồn


- Tranh lơ tơ

nƣớc

sạch - Trị chơi: bình

và nhắc nhở mọi ngƣời đang ngày càng khan nƣớc thần kỳ.
xung quanh cùng tham gia. hiếm.

16

tinh, que, cát, đất,
lá cây khô
- 2 bình nƣớc nhỏ
dùng để tƣới cây.
- 10 chậu cây nhỏ.

20 – 25 2 lớp (1
phút

lần/lớp)


Ngồi ra khóa luận cịn sử dụng các phƣơng pháp thực nghiệm khác nhƣ
sau:
- Trị chuyện, đàm thoại:
Cơ trị chuyện gây hứng thú vào bài, gần gũi với trẻ thông qua hệ thống câu
hỏi đàm thoại chia sẻ thông tin, cảm xúc giúp trẻ dễ dàng nắm bắt nội dung chủ
đề học và tăng cƣờng khả năng ngôn ngũ cho trẻ.

- Phƣơng pháp tổ chức trò chơi:
Đây là phƣơng pháp lồng ghép giữa việc giảng bài trên lớp với việc tổ chức
các trò chơi nhƣ: Đố vui, trò chơi vận động,.... Phƣơng pháp có sự xen kẽ
chuyển tải giữa nội dung “Học mà chơi – Chơi mà học” thu hút sự chú ý và
tham gia của các em học sinh. Các em sẽ tham gia hoạt động một cách tự giác,
sơi nổi khiến bài học đƣợc tiếp thu nhanh chóng và tránh nhàm chán.
- Phƣơng pháp tham quan:
Tổ chức cho các em tham quan xung quanh trƣờng học, tạo cho các em
hứng thú và đƣợc tiếp cận bài học một cách thực tế hơn.
- Nêu gƣơng, đánh giá:
Sau mỗi chủ đề học, tuyên dƣơng các bạn chủ ý nghe giảng, trả lời đúng
những câu hỏi của cô, tiến hành đánh giá trẻ theo tiêu chí về mục tiêu kiến thức,
kỹ năng, thái độ.
2.5.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu nội nghiệp
Số liệu nghiên cứu đƣợc tổng hợp từ phiếu điều tra và quá trình thực
nghiệm nhằm thử nghiệm và đánh giá chƣơng trình GDMT cho trẻ 4 – 5 tuổi. Sử
dụng phần mềm Word và Excel để viết báo cáo và xử lý số liệu.

17


CHƢƠNG III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI HỘI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Lai Châu – trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của tỉnh Lai
Châu có tọa độ địa lý từ 20o20’ đến 20o27’ vĩ độ Bắc và 103o20’ đến 103o32’
kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp với huyện Phong Thổ và huyện Tam Đƣờng
- Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ

- Phía Nam và phía Đơng giáp với huyện Tam Đƣờng
Vị trí địa lý trên tạo cho thành phố có lợi thế phát triển kinh tế, thƣơng mại,
dịch vụ, du lịch và vị trí quan trọng trong chiến lƣợc quốc phịng – an ninh.
3.1.2. Địa hình, địa chất, khí hậu
Địa hình thành phố Lai Châu chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam giữa 2
dãy núi Sùng Phài và Pu Sam Cáp dọc theo quốc lộ 4D. Địa hình tƣơng đối bằng
phẳng, với độ dốc trung bình 5 – 10%.
Địa chất của khu vực thành phố Lai Châu gồm 3 tầng đá chính là: tầng Vân
Nam, tầng Điệp Vân Lục và tầng Điệp Đồng Giao. Trong khu vực thành phố có
nhiều hang động Caster và các dịng chảy ngầm, thƣờng xảy ra sụt lún, không
thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình cao tầng.
Thành phố Lai Châu nằm trong vùng khí hậu Tây Bắc, ảnh hƣởng nhiều
của địa hình và hồn lƣu khí quyển nên lƣợng mƣa khá lớn khoảng
2.600mm/năm. Hƣớng gió chủ đạo là hƣớng gió Đơng Nam, tốc độ trung bình
29m/s. Số giờ nắng trung bình năm là 2002 giờ.
3.1.3. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên (2006) là 7017,58 ha, chiếm 0,77% diện tích
đất tự nhiên tồn tỉnh. Có 4 nhóm đất chính đó là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất
đen, nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Rất thuận lợi cho
phát triển các loại cây trồng nhƣ: chè, cây ăn quả và phát triển rừng.
18


b. Tài ngun nước
Thành phố có 3 nguồn nƣớc chính: nguồn nƣớc mặt bao gồm: suối Tả
Lèng, suối Lùng Than chảy qua xã San Thàng; nguồn nƣớc ngầm nằm ở tầng đá
vôi Đồng Giao và một số nguồn nƣớc mạch lộ có chất lƣợng đảm bảo sinh hoạt
của khu vực nội thị.
c. Tài ngun rừng

Diện tích rừng hiện có 2077,8 ha; chiếm 29,61% tổng diện tích đất tự
nhiên, trong đó rừng trồng phong cảnh: 101 ha; còn lại chủ yếu là rừng phòng
hộ, rừng tự nhiên. Rừng khu vực Thành phố chủ yếu là rừng có thảm thực vật
nghèo, động vật q hiếm hầu nhƣ khơng có.
d. Tài ngun khống sản
Khu vực Thành phố khơng có điểm mỏ có giá trị lớn, chủ yếu là tài nguyên
đá, cát, sỏi – là những nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn.
e. Tài nguyên du lịch
Thành phố Lai Châu là vùng đất vốn có truyền thống cách mạng và lịch sử
văn hóa. Có hệ sinh thái đa dạng, nhiều hang động trên dãy Pu Sam Cáp – Nùng
Nàng và khu vực Tả Gia Khâu xã Nậm Loỏng. Thành phố có nhiều dân tộc anh
em chung sống tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú.
3.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1. Tăng trƣởng kinh tế
 Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) ƣớc đạt 4462,76 tỷ đồng, đạt
106,77% kế hoạch; tăng 12,15% so với năm 2015.
 Cơ cấu kinh tế ngành theo giá trị sản xuất:
Thƣơng mại, dịch vụ: 65%
Công nghiệp, xây dựng: 30%
Nông, lâm nghiệp: 5%


Đạt 100% kế hoạch đề ra

 Thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 36 triệu đồng/ngƣời/năm, đạt
100% kế hoạch; tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2015.

19



3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Thương mại – dịch vụ, du lịch
Hoạt động kinh doanh thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển,
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của ngƣời dân.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ƣớc thực hiện
1379,4 tỷ đồng; đạt 111,25% kế hoạch; tăng 14,78% so với cùng kỳ năm 2015.
- Tổng giá trị xuất khẩu hàng địa phƣơng ƣớc thực hiện 2,47 triệu USD;
đạt 112,79% kế hoạch; tăng 13,82% so với cùng kỳ năm 2015.
- Các ngành dịch vụ khác: Vận tải, bƣu chính viễn thơng,… tiếp tục phát
triển.
b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Hoạt động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN) đƣợc
duy trì và phát triển ổn định. Giá trị sản xuất CN –TTCN (theo giá hiện hành)
ƣớc thực hiện 241,8 tỷ đồng; đạt 113,6% kế hoạch; tăng 23,5% so với cùng kỳ
năm 2015.
c. Nơng – lâm nghiệp, trồng và chăm sóc cây xanh
Lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản đƣợc các cấp chính quyền
quan tâm chỉ đạo quyết liệt, chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ sản xuất, trồng
mới rừng, thực hiện chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. Cụ thể là:
- Tổng diện tích gieo trồng ƣớc thực hiện 2389,66ha
- Tổng diện tích cây lƣơng thực có hạt là 1415,87 ha; tổng sản lƣợng ƣớc
đạt 6629,66 tấn; tăng 1,69% so với cùng kỳ năm 2015.
- Diện tích sản xuất tăng vụ ƣớc thực hiện 612,8 ha
- Trồng mới 70,44 ha chè chất lƣợng cao; đạt 176,1% kế hoạch nâng tổng
diện tích chè trên địa bàn lên 612,41 ha. Sản lƣợng chè búp tƣơi ƣớc đạt 6834,7
tấn; tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2015.
- Triển khai trồng mới 66,84 ha rừng; tỷ lệ độ che phủ rừng ƣớc đạt
25,96%.
d. Chăn nuôi
- Tổng đàn gia súc các loại: 32426 con.

20


- Tổng đàn gia cầm: 85039 con.
- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản: 112,8 ha; sản lƣợng ƣớc đạt 397,71
tấn; tăng 2% so với cùng kỳ năm 2015.
3.2.3. Lĩnh vực xã hội
a. Giáo dục và đào tạo
Chất lƣợng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, giáo dục đạo đức, giáo
dục kỹ năng sống tiếp tục đƣợc quan tâm chú trọng chỉ đạo thực hiện. Duy trì và
nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục Mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu
học (GDTH) mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở (GDTHCS). Tổng số
trƣờng chuẩn Quốc gia là 21 trƣờng.
b. Dân số, lao động
Tổng dân số của thành phố khoảng 28.000 ngƣời
Thành phố có 17 dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc chính: Dân tộc
Kinh chiếm 67%; dân tộc Giáy chiếm 17,5%; dân tộc Thái chiếm 8,5%, dân tộc
Mông chiếm 6%; còn lại là các dân tộc khác chiếm khoảng 1%.
Số lƣợng lao động: năm 2015 thành phố Lai Châu có 7716 ngƣời trong độ
tuổi lao động và có khả năng lao động, chiếm 39,29% dân số.
3.2.4. Cơ sở hạ tầng
a. Mạng lưới giao thơng
Trên địa bàn thành phố có những tuyến đƣờng: Quốc lộ 4D chạy dọc theo
thành phố với quy mô đƣờng cấp 4 miền núi, đƣờng 58, Đại lộ Lê Lợi gần 2km,
đƣờng Trần Phú gần 1,7km, đƣờng Vừ A Dính gần 800m,…
b. Hệ thống cấp điện
Hiện nay có 71/71 tổ dân phố, bản có điện lƣới Quốc gia.
Nguồn điện gồm 02 tuyến:
- Đƣờng điện Quốc gia 110KV nối từ Lào Cai đến thành phố Lai Châu.
- Đƣờng điện Quốc gia 110KV nối từ Phong Thổ đến thành phố Lai Châu

Điện chiếu sáng cơng cộng: Hiện có 2,5km trên đƣờng Quốc lộ 4D; 2,7km
đƣờng Trần Phú, đại lộ Lê Lợi, quảng trƣờng Nhân Dân đạt tiêu chuẩn chiếu

21


sáng đơ thị loại 4. Cịn lại một số hệ thống điện chiếu sáng tại cụm dân cƣ chỉ
mang tính chất tạm thời.
c. Hạ tầng cấp, thoát nước
Chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu; hiện chỉ có 2 hệ thống cấp nƣớc tập trung quy
mơ nhỏ, đó là hệ thống cấp nƣớc từ suối Tả Lèng và hệ thống cấp nƣớc từ nguồn
nƣớc mạch tại bản Thành Lập và nguồn nƣớc thuộc khu vực đầu nguồn Quyết
Thắng I, II (cung cấp 35% hộ dân khu vực nội thị).


Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng
Thành phố Lai Châu có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, nguồn lao

động dồi dào với trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng cao. Kinh tế phát triển ổn
định, liên tục và toàn diện đạt tốc độ tăng trƣởng khá. Đầu tƣ phát triển kết cấu
hạ tầng với tốc độ cao. Các mặt văn hóa – xã hội chuyển biến tích cực. Các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đáp ứng
đƣợc nhu cầu của Nhân dân trên địa bàn và thu hút khách du lịch từ nhiều nơi.
Đây là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa (CNH – HĐH) của thành phố.
Hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc chú trọng đầu tƣ, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu
cầu của ngƣời dân trên địa bàn.
Các vấn đề môi trƣờng đƣợc chú trọng đó là tỷ lệ che phủ rừng, cấp nƣớc
sinh hoạt hợp vệ sinh cho ngƣời dân ở nông thôn, thu gom và xử lý chất thải rắn
đô thị, chất thải rắn y tế.

3.3.Thông tin chung về Trƣờng mầm non Tân Phong
Tên trƣờng: Trƣờng Mầm non Tân Phong
Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lai Châu

22


Bảng 3.1. Thông tin về nhân sự
STT

Nội dung

Chia theo chế độ lao động

Tổng số

Tổng số CBQL,
GV, NV

Biên chế

Hợp đồng

54

46

08

I


Giáo viên

38

35

03

II

Cán bộ quản lý

03

03

0

1

Hiệu trƣởng

01

01

0

2


Phó hiệu trƣởng

02

02

0

III

Nhân viên

14

08

05

1

NV kế tốn

01

01

0

2


NV y tế

01

01

0

3

NV khác

12

07

02

(Nguồn: Thông báo: Công khai chất lượng giáo dục mầm non thực tế của cơ sở
giáo dục mầm non, năm học 2016 – 2017)
Bảng 3.2. Danh sách học sinh và các khối lớp
Nhà trẻ

Tổng

Mẫu giáo

số


3-12

13-24

trẻ

tháng

tháng tháng

em

tuổi

tuổi

tuổi

Tổng số trẻ

553

0

0

Số trẻ em nhóm ghép

0


0

Số trẻ em 1 buổi/ngày

0

Số trẻ em 2 buổi/ngày

Nội dung

Số trẻ em khuyết tật học
hòa nhập

25-36

4-5

5-6

tuổi tuổi

tuổi

107

135

178

133


0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

553

0

0

107


135

178

133

0

0

0

0

0

0

0

Số trẻ em học các
chƣơng trình chăm sóc
giáo dục
23

3-4


Đối với nhà trẻ


0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

107


0

0

107

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

Chƣơng trình 26 tuần

0

0

0

0

0

0

0

Chƣơng trình 36 buổi

0


0

0

0

0

0

0

446

0

0

0

135

178

133

Chƣơng trình chăm sóc
trẻ 3 – 36 tháng
Chƣơng trình giáo dục

mầm non
Đối với mẫu giáo
Chƣơng trình chăm sóc
giáo dục mẫu giáo

Chƣơng trình giáo dục
mầm non

(Nguồn: Thơng báo về Cơng khai chất lượng giáo dục mầm non thực tế của cơ
sở giáo dục mầm non, năm học 2016 – 2017 của Trường mầm non Tân Phong)

24


Chƣơng IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Hiện trạng giáo dục môi trƣờng cho trẻ từ 4 – 5 tuổi tại trƣờng mầm
non Tân Phong
4.1.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy giáo dục môi trƣờng
của Trƣờng mầm non Tân Phong
Trƣờng mầm non Tân Phong đƣợc xây dựng với tổng diện tích 6974,9m2
với 3 dãy nhà chính là dãy nhà hiệu bộ, dãy nhà sinh hoạt chung và nhà bếp. Chi
tiết về cơ sở vật chất của nhà trƣờng đƣợc trình bày trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Cơ sở vật chất của trƣờng mầm non Tân Phong
STT

Số lƣợng

Nội dung

Bình qn


6974,9 m2

1

Tổng diện tích đất tồn trƣờng

2

Tổng diện tích sân chơi

3

Diện tích phịng sinh hoạt chung

47 m2

1,4 m2/cháu

4

Diện tích phịng vệ sinh

12 m2

0,36 m2/cháu

5

Diện tích nhà bếp đúng quy cách


67 m2

0,17 m2/cháu

6

Phòng học kiên cố

12 phòng

1 lớp/phòng

7

Tổng số thiết bị dạy học tối thiểu

16 bộ

1 bộ/lớp

8

Tổng số thiết bị điện tử - tin học 09 bộ máy tính

3500 m2

52 cháu/bộ

đang sử dụng phục vụ học tập

9

Tivi

16 cái

10

Nhạc cụ (Đàn ocgan, ghi ta, trống)

08 (ocgan); 04
(trống)

11

Đầu video/đầu đĩa

12

Catsset

01

13

Đồ chơi ngoài trời

30

14


Bàn ghế đúng quy cách

270

15

Số phòng vệ sinh dành cho giáo

02

16 cái

viên
16

Số phòng vệ sinh dành cho học
25

12

0,4 m2/trẻ


×