Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Sự hình thành đặc điểm thích nghi kiểu gen docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.32 KB, 8 trang )


Sự hình thành đặc điểm
thích nghi kiểu gen



Sự hình thành đặc điểm thích nghi kiểu
gen là một quá trình lịch sử, chịu sự chi
phối của ít nhất là 3 nhân tố chủ yếu:
Quá trình đột biến, quá trình giao phối,
quá trình chọn lọc tự nhiên.

Ví dụ sự hoá đen ở các loài bướm ở vùng
công nghiệp :
Năm 1848 ở gần vùng Mansextơ (Anh),
người ta phát hiện được một cá thể màu
đen thuộc loài bướm sâu do bạch dương
Biston Betularia. Đến năm 1900 ở nhiều
vùng công nghiệp miền Nam nước Anh
tỷ lệ các cá thể màu đen trong quần thể
đã tăng tới 85% và đến những năm 50
của thế kỷ này tỷ lệ bướm màu đen tăng
lên tới 98%. Hiện tượng hoá đen của loài
bướm này liên quan với bụi than ở các
trung tâm công nghiệp. Bụi than đen từ
ống khói các nhà máy bay ra đã bám vào
thân cây, vào các lớp rêu, địa y trên vỏ
cây là nơi bướm thường đậu ban ngày.
Trên nền đen của thân cây, màu đen tỏ ra
có lợi cho bướm vì các chim ăn sâu bọ
khó phát hiện. Số cá thể màu đen được


sống sót nhiều hơn và con cháu của
chúng ngày càng đông.
Trái lại ở vùng nông thôn thì tỷ lệ dạng
trắng cao hơn dạng đen.
Harixơn (1928) cho rằng nguyên nhân
trực tiếp là các chất Zn, Mn trong khói
than lẫn vào thức ăn của sâu bướm.
Nhưng Tômxơn (1933) làm thí nghiệm:
Cho sâu bướm ăn thức ăn có lẫn lộn Zn,
Mn đã cho biết là trong nhiều trường hợp
không thấy xuất hiện dạng màu đen, mặt
khác dạng bướm đen xuất hiện ở cả nơi
không có bụi than.
Về sau Gonsmit (1936), Kettơnoen
(1956) xác định Biston Betularia có 3
dạng màu sắc: dạng nguyên thuỷ có màu
trắng đốm đen, dạng đột biến màu xám
sẫm dạng đột biến màu đen.
Khi lai từng cặp trong 3 dạng này thì
thấy màu đen trội hơn màu xám, màu
xám trội hơn màu trắng. Người ta đã xác
định đột biết trội C. Dạng đen có kiểu
gen CC hoặc Cc, dạng trắng có kiểu gen
các. Mặc dù dạng đen được phát hiện lần
đầu tiên năm 1848, nhưng đến năm 1898
tần số tương đối của Alen C đã tăng tới
99% qua 50 thế hệ. Đó là do alen C có
giá trị thích nghi cao hơn c (Ford, 1964).
Có hiện tượng là ở vùng không có bụi
than thì dạng trắng có sức sống cao hơn

dạng đen, nhưng ở vùng than thì ngược
lại. Vì gen C có tác dụng đa hiệu, vừa là
chi phối màu đen ở thân và cánh bướm,
vừa ảnh hưởng tới sức sống của bướm.
Theo Ford (1915) thì dạng đen có sức
sống cao hơn dạng trắng, đặc biệt là
trong điều kiện thức ăn khan hiếm. Có
điều đáng chú ý là không quần thể nào
dạng đen chiếm 100% có lẽ vì dạng đen
dị hợp tử có sức sống cao hơn dạng đen
đồng hợp tử.
Tóm lại, màu đen bảo vệ của bướm
Betularia và các loài bướm tương tự đã
hình thành từ một vài đột biến trội và
chọn lọc tự nhiên đã làm tăng tỷ lệ cá thể
mang đột biến đó trong quần thể. Trong
môi trường bình thường thì đột biến màu
đen không có lợi, nhưng trong điều kiện
có bụi than thì đột biến đó có lợi cho
bướm và được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỔI KIỂU
HÌNH VÀ BIẾN ĐỔI KIỂU GEN
TRONG SỰ HÌNH THÀNH ĐẶC
ĐIỂM THÍCH NGHI
Ví dụ
Khi nuôi chuột trong nhiệt độ cao thì con
cháu của chúng có đuôi dài và tai to hơn.
Điều này phù hợp với định luật Alen cho
rằng, các loài gặm nhấm ở miền Bắc có

×