Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu Sự khác biệt kiểu nhân giữa các loài pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.09 KB, 16 trang )


Sự khác biệt kiểu nhân
giữa các loài


Khi phân tích sự khác biệt kiểu nhân
(interpecific karyotypic differences) đã
phát hiện ra nhiều sự khác nhau giữa các
loài có quan hệ gần nhau trong quần thể
tự nhiên. Ở các loài thuộc chi Drosophila
người ta đã sớm nhận thấy sự khác nhau
về kiểu nhân điển hình ở cặp ruồi quả đã
được nghiên cứu kỹ là D.
pseudobscura(loài A) và D.
persimilis(loài B) mặc dù hai loài này y
hệt nhau về hình thái. Thể nhiễm sắc Y ở
loài A có dạng chữ J, trong khi đó ở loài
B thể nhiễm sắc này lại có dạng hình chữ
V. Việc phát hiện này đã làm tiền đề cho
những nghiên cứu kiểu nhân ở các loài
thuộc chi Anopheles mà một số trường
hợp điển hình đã được đề cập đến nhiều
trong các tài liệu nghiên cứu.
Nếu như các thể nhiễm sắc thường của
các loài Anophelesgiống nhau về hình
thái cũng như kích thước thì thể nhiễm
sắc giới tính lại khác nhau ở nhiều khía
cạnh. Ba loài đồng hình thuộc phức hợp
loài An. culicifacieslà trung gian truyền
bệnh sốt rét ở Ấn Độ được phân biệt trên
cơ sở của sự khác biệt ở thể nhiễm sắc


Y. Thể nhiễm sắc Y ở loài C là tâm cận
mút (acrocentric), còn ở loài A và B là
tâm lệch (submetacentric).

Một trường hợp đáng lưu ý ở An.
leucosphyrusvùng Đông Nam Á có biểu
hiện sự khác biệt kiểu nhân được Baimai
và cộng sự mô tả chi tiết. Loài An.
leucosphyrusở Thái Lan và vùng
Kalimanta của Indonesia (loài A) với
loài An. leucosphyrus ở vùng
Summatra của Indonesia (loài B) thực
chất là hai loài mà sự khác biệt biểu hiện
ở thể nhiễm sắc giới tính. Loài A thể
nhiễm sắc giới tính là tâm mút
(telocentric), trong khi đó loài B lại là
tâm lệch (submetacentric). Theo quan
điểm của Baimai kiểu nhân của loài B đã
được hình thành trong qúa trình tiến hóa
nhờ nhận thêm khối dị nhiễm sắc ở thể
nhiễm sắc giới tính tại vùng tâm động.

Phức hợp An. diruslà một trường hợp
điển hình về sự khác biệt ở kiểu nhân mà
Baimai đã dựa vào đặc điểm này để nhận
biết các thành viên thuộc phức hợp An.
dirustại Thái Lan. Khi sử dụng phương
pháp nhuộm băng Giêm sa (băng G)
Baimai đã mô tả đặc điểm thể nhiễm
sắc giới tính (XY) của các thành

viên thuộc phức loài An. dirus là: ở
loài A cả thể nhiễm sắc Xvà Yđều là
tâm mút (telocentric) còn ở loài B các thể
nhiễm sắc này thuộc tâm cận mút
(acrocentric).

Một sự khác biệt khá độc đáo thể hiện ở
An. dirusloài F mà Baimai và cộng sự đã
phát hiện đó là một khối dị nhiễm sắc lớn
nằm ở vị trí tâm động của thể nhiễm sắc
số III, dấu hiệu đặc biệt này đã tách được
loài F ra khỏi tất cả các thành viên khác
trong phức hợp An. dirus. Việc nhận biết
loài F là một loài riêng biệt đã có ý nghĩa
lớn đối với các nghiên cứu về dịch tễ
cũng như các nghiên cứu về sinh thái và
tập tính mà Colless đã đề cập từ trước,
mặt khác nó còn là bằng chứng để bổ
sung đầy đủ hơn về thành phần loài An.
dirus (A, B, C, D, F) có mặt ở Thái Lan.

Đối với các loài khác (loài C và An.
takasagoensis) trong phức hợp được tác
giả chỉ ra sự khác biệt dựa trên cơ sở của
bốn mức độ phát sáng bằng phương pháp
nhuộm huỳnh quang (H-33258). Với đặc
điểm cấu trúc về kiểu nhân trên Baimai
đã chỉ rõ mức độ phân hóa của chúng
trong qúa trình tiến hóa: Loài B và loài F
đều có chung nguồn gốc phát sinh. Loài

F hình thành nhờ nhận thêm khối dị
nhiễm sắc ở vị trí tâm động của thể
nhiễm sắc số III. Đồng thời tác giả chỉ ra
quan hệ giữa loài A và loài C là gần
nhau, loài B và loài D cách xa nhau về
mặt di truyền. Rõ ràng phương pháp
di truyền tế bào dựa trên phân tích
kiểu nhân chẳng những phục vụ tốt cho
phân loại mà còn làm sáng tỏ mối quan
hệ tiến hóa giữa các loài.

Quan điểm đúng đắn về hướng tiến hóa
kiểu nhân ở các loài Anophelesđã bác bỏ
quan niệm cho rằng các loài muỗi hình
thành là do qúa trình lai tạo đã tồn tại rất
lâu trong đầu thế kỷ XIX. Các tác giả
khác còn nêu rõ hơn: trên 90% thậm chí
98% các sự kiện dẫn đến hình thành loài
có liên quan đến kiểu nhân.

Tiến hóa kiểu nhân ở các loài
Anophelesnêu trên không theo cơ chế
tăng về số lượng thể nhiễm sắc mà thông
qua con đường tái cấu trúc thể nhiễm sắc
mà cơ sở là nhận thêm các khối dị

×