Một số nội dung của thuyết
tiên hoá tổng hợp như sau
+ Vấn đề di truyền học và nguồn gốc
các loài:
Nhà di truyền học người Mỹ, gốc Nga, là
Th. Dobzhanski (1937) trong cuốn sách
"Di truyền học và nguồn gốc các loài" đã
trình bày ý tưởng muốn gắn liền di
truyền học với học thuyết tiến hoá bằng
con đường chọn lọc tự nhiên, và cho rằng
những biến đổi di truyền có liên quan tới
tiến hoá chủ yếu là biến đổi nhỏ nhặt và
có tính kế thừa theo định luật Mendel.
Thực chất, những biến đổi di truyền đó
chỉ do sự biến đổi khác nhau của một gen
nhất định đã chi phối một đặc điểm nhất
định của sinh vật. Ví dụ ruồi giấm có gen
W quy định mắt bình thường là màu đỏ.
Do đột biến trên này hình thành nhiều
alen khác nhau, gọi là dãy alen
(polialen), như: Wc quy định mắt màu
Eozin, Wm - mắt màu mơ và w - mắt
trắng. Như vậy sau De Vries, thuật ngữ
đột biến đã thay đổi ý nghĩa, để chỉ sự sai
lệch nhỏ của một đen chứ không phải là
sự sai lệch nhiều về các đặc tính của cơ
thể. Do đó, có thể nói về sự tiến hoá bằng
tác dụng của chọn lọc tự nhiên như sau:
Trong quần thể giao phối, mỗi cá thể chỉ
mang hai trong số các alen đó, vì vậy
kiểu gen nào đó là do các gen alen quy
định. Một số kiểu trên có thể đảm bảo
tính thích nghi tốt hơn của các cá thể. Do
vậy các cá thể đó sẽ có khả năng sống lâu
hơn, sinh sản tốt hơn và nhiều hơn so với
những cá thể cạnh tranh với chúng. Qua
các thế hệ, bằng sinh sản hữu tính các
gen alen thích nghi tốt hơn đó sẽ phổ
biến hơn trong quần thể. Nếu quá trình
này lặp lại nhiều lần, dưới tác dụng của
chọn lọc tự nhiên, thì các gen alen quy
định những đặc tính thích nghi tốt nhất sẽ
càng phổ biến hơn, chiếm ưu thế trong
quần thể. Sự thay thế các alen bình
thường bằng các diễn thích nghi nhất, có
tác động tới rất nhiều gen thì quần thể sẽ
có cấu trúc di truyền khác xa so với quần
thể ban dầu, và loài mới sẽ hình thành.
Tác giả Th. Dobzhanski đã nêu kết quả
thí nghiệm ở các quần thể ruồi giấm
nhằm minh hoạ hiện tượng lan truyền các
gen alen "khích nghi nhất" qua các thế hệ
của quần thể. Ngoài ra, Dobzhanski còn
nêu ra các tính toán lý thuyết của một số
nhà toán học, như R. A. Fisher (Anh), S.
Wright (Mĩ), hoặc các nhà sinh học, như
J. B. S. Haldane (Anh), S. S. Chetverikov
(Nga),...cho rằng một ưu thế nào đó dù
hiếm, mà do một alen quy định, nhất
thiết alen này sẽ lấn át các gen alen cạnh
tranh, do đó ngày càng trở nên phổ biến
trong quần thể, và cuối cùng chiếm ưu
thế. Thời đó các nhà di truyền học quần
thể đã phân tích các quần thể tự nhiên
trong những năm 1910 - 1930 (như các
tác giả Sumner, Schmidt, Chetverikov,
Goldschmidt,...) và chứng minh các
nguyên lý biến đổi di truyền nhỏ nhặt và
sự chọn lọc theo các điều kiện môi
trường tại phòng thí nghiệm với hy vọng
có thể áp dụng trong tự nhiên. Điều đó
khiến cho các tác giả nghĩ rằng, cũng có
thể giải thích các nòi địa lý được hình
thành bằng sự biến đổi tần số các gen của
nội bộ quần thể. Theo các nhà di truyền
học, tiến hoá là sự thay đổi từ từ thành
phần di truyền của quần thể, hoặc đó là
"sự thay đổi tần số các gen trong nội bộ
các quần thể". Các quan niệm của Th.
Dobzhanski thể hiện trong tác phẩm lai
truyền học và nguồn gốc các loạn, có
tiếng vang lớn trong các nhà sinh học, vì
nó nêu lên những thành tựu cơ bản của di
truyền học lý thuyết và thực nghiệm của
những thập niên đầu thế kỷ XX. Ông cho
rằng sự chọn lọc tự nhiên có thể nghiên
cứu bằng thực nghiệm và tiến hoá là hiện
tượng có thể định lượng được, nếu thừa
nhận tiến hoá chỉ là sự thay đổi tần số
gen.
+ Vấn đề phân loại học và nguồn gốc
các loài: