Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

GIAO AN 5 TUAN 26

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.61 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Thứ hai, ngày 4 tháng 3 năm 2013. Tuần. TẬP ĐỌC. 26. Tiết 51: NGHĨA THẦY TRÒ I-Mục tiêu:. -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. -Hiểu ý nghĩa:Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II-Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc. III-Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định : 2. Bài cũ: Cửa sông - Đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi sgk - Nhận xét 3. Bài mới: Nghĩa thầy trò. -HĐ 1:Luyện đọc Một HS đọc bài văn. HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài (2 lượt), GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS và giúp HS giải nghĩa từ :mừng thọ, bảo ban, môn sinh, sập, tạ,… HS luyện đọc theo cặp. GV đọc toàn bài. -HĐ 2:Tìm hiểu bài HS đọc thầm từng đoạn, cả bài Nghĩa thầy trò ,lần lượt trả lời các câu hỏi SGK: +Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ?Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu. +Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó. +Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ? Tiên học lễ, hậu học văn. Uống nước nhớ nguồn. Tôn sư trọng đạo..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. ( Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy ) HS nêu nội dung bài. +Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. -HĐ 3: Đọc diễn cảm GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài :giọng nhẹ nhàng, trang trọng. HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài, cả lớp nhận xét . GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn : Từ sáng sớm… đồng thanh dạ ran. HS thi đọc diễn cảm. * Củng cố, dặn dò: Vài HS nhắc lại nội dung bài. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Đọc bài nhiều lần và trả lời câu hỏi sgk --------------------------------------------------Toán Tiết 125: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ I-Mục tiêu: -Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. -Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. -Làm được BT 1. - Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II- Chuẩn bị: Bảng phụ ghi ví dụ 1, 2 SGK. III-Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - GV gọi HS nêu cách thực hiện phép trừ , phép cộng số đo thời gian. Giáo viên nhận xét _ cho điểm 3. Bài mới -HĐ 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số GV cho HS đọc ví dụ 1. HS nêu phép tính tương ứng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính. Cả lớp làm nháp ,1 HS tính ở bảng lớp. Nhận xét , chốt lại. Học sinh lần lượt tính. Nêu cách tính trên bảng. HS khác nhận xét. 1 giờ 10 phút x. 3. 3 giờ 30 phút GV cho HS đọc ví dụ 2. HS nêu phép tính tương ứng , đặt tính và tính. GV cho HS nhận xét kết quả : cần đổi 75 phút ra giờ và phút 75 phút = 1 giờ 15 phút Vậy 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút - Trình bày cách làm. 3 giờ 15 phút x. 5. 15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút. GV cho HS nhận xét: Khi nhân số đo thời gian với một số , ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo với đơn vị phút , giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề. -HĐ 2: Luyện tập + BT 1: HS đặt tính rồi tính . Câu a:Cả lớp làm vào vở, 3HS làm bảng lớp. Câu b: Cả lớp làm nháp, 3 HS làm bảng phụ. - Giáo viên yêu cầu HS lần lượt đặt tính và thực hiện phép tính - GV nhận xét chốt kết quả đúng. + BT 2: ( HS khá, giỏi ) –Nếu không đủ thời gian cho HS về nhà làm. - Giáo viên gọi HS nêu đề toán. - GVHDHS tóm tắt - giải.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV chốt lời giải đúng: 4.Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại cách tính. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Chia số đo thời gian cho một số - Xem trước các bài tập sgk -----------------------------------------------------------Khoa học Tiết 51: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA I-Mục tiêu: -Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. -Chỉ và nói tên các bô phận của hoa như nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật. II-Chuẩn bị: Hoa thật III-Các hoạt động dạy học: -HĐ1 : Tìm hiểu về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa HS quan sát hình 1,2 trang 104. Nêu tên cây, cơ quan sinh sản của cây đó ? Cơ quan sinh sản của cây có hoa là gì ? HS làm việc cá nhân, trình bày.GV kết luận. -HĐ 2: Tìm hiểu nhị và nhụy-Hoa đực và hoa cái +HS trao đổi theo cặp, quan sát hình 3, 4 chỉ vào nhị và nhụy của hoa râm bụt và hoa sen. Chỉ hoa mướp đực và hoa mướp cái ở hình 5. HS trình bày. GV kết luận. -HĐ 3: Phân biệt hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu: +Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị , đâu là nhụy. +Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhụy; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhụy và hoàn thành bảng của BT 1 trang 105. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại. -HĐ 4: Thực hành với sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính HS trao đổi nhóm đôi, quan sát sơ đồ nhị và nhụy trang 105 và đọc ghi chú để tìm ra ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhụy trên sơ đồ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tổ chức cho 2 đội thi đua gắn từng bộ phận của nhị và nhụy vào sơ đồ (như hình 6 SGK trang 105) . Tuyên dương đội gắn nhanh, chính xác. 3.Nhận xét, dặn dò: HS đọc mục bạn cần biết.. GV nhận xét tiết học.. Chuẩn bị: Sự sinh sản của thực vật có hoa -----------------------------------------------------------KỂ CHUYỆN Tiết 26: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I-Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện. II-Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các tiêu chuẩn đánh giá. III-Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 2. Bài cũ: Vì muôn dân. - Giáo viên gọi 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện. 3. Bài mới: Kể chuyện đã nghe đã đọc  Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. - Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài. - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Em hãy gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề tài? - Giáo viên gọi học sinh nêu tên câu chuyện các em sẽ kể. - Lập dàn ý câu chuyện. - Kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Kể tự nhiên, sinh động.  Hoạt động 2: Thực hành, kể chuyện. - Giáo viên yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. - Giáo viên theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ học sinh..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Giáo viên nhận xét, kết luận. . Hoạt động 3: Củng cố.. - Chọn bạn kể hay nhất. Tuyên dương. Chuẩn bị: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia – Tìm hiểu trước câu chuyện -----------------------------------------------------------Thứ ba, ngày 5 tháng 3 năm 2013 CHÍNH TẢ Tiết 26: LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG I-Mục tiêu : -Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn. -Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II-Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 2. Bài cũ: - GV gọi HS viết những tên riêng: Sác –lơ Đác –uyn, A –đam, Pa – xtơ, Nữ oa, An độ,…… - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động -HĐ 1:Hướng dẫn HS nghe-viết GV đọc bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động. HS nêu nội dung bài. HS tìm những tên riêng , những từ ngữ dễ viết sai trong bài. HS viết bảng con các từ : Chi-ca-gô, Ban-ti-mo, Niu Y-oóc, Mĩ, Pít-sbơ-nơ,cảnh sát. GV đọc cho HS viết bài. HS bắt lỗi, GV chấm một số vở, nhận xét. -HĐ 2:Làm bài tập +BT 2:HS đọc nội dung BT 2. HS làm việc cá nhân tìm tên riêng trong câu chuyện Tác giả bài Quốc tế ca và nêu cách viết tên riêng đó. HS phát biểu ý kiến..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> GV nhận xét, chốt lại. * Nhận xét, dặn dò: HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị:Cửa sông (Nhớ-viết) – Học thuộc bài viết, viết từ khó -----------------------------------------------------------LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 50: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ. I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. (ND ghi nhớ); - Biết cách sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (làm được 1 bài tập ở mục III.) (không dạy BT2) - Giáo dục học sinh ý thức sử dụng phép thế để liên kết câu. II. Chuẩn bị: Giấy khổ to ghi 2 ví dụ của BT1 (phần nhận xét). Viết sẵn nội dung của bài tập 1 (phần luyện tập), viết đoạn a – b – c (BT2). III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ. 3. Bài mới: -HĐ 1: Phần Nhận xét +BT1: HS đọc nội dung bài tập 1. HS đọc thầm đoạn văn , và cho biết các câu trong đoạn văn nói về ai , những từ ngữ nào cho biết điều đó. HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, cả lớp-GV nhận xét. +BT 2:HS đọc yêu cầu của BT , trao đổi với bạn bên cạnh , so sánh với đoạn văn của BT1 và cho biết vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn của BT1 hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn của BT2. HS phát biểu ý kiến , cả lớp -GV nhận xét,chốt lại. Một số HS đọc ghi nhớ SGK. -HĐ 2: Luyện tập.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> +BT 1: - HS đọc yêu cầu của BT, trao đổi với bạn bên cạnh và cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong đoạn văn của BT 1 thay thế cho từ ngữ nào , cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì? - HS trình bày, - GV chốt lại. 4 Củng cố. - Yêu cầu học sinh về nhà làm bài vào vở BT1. - Chuẩn bị: “MRVT: Truyền thống” Nhận xét tiết học. -----------------------------------------------------------Toán Tiết 126: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ I-Mục tiêu: -Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số. -Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. -HS làm được BT 1. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II-Chuẩn bị: Bảng phụ ghi ví dụ SGK. III-Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 2. KTBC - Khi nhân số đo thời gian với một số ta làm thế nào? - Cho HS thực hiện lại 1 phép tính nhân số đo thời gian với một số - Nhận xét 3. Bài mới -HĐ 1:Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số +GV nêu ví dụ 1SGK. - GV nêu câu hỏi: Muốn tính thời gian Hải thi đu61 một ván cờ mất bao lâu ta thực hiện phép tính gì ? - GV hình thành phép chia: 42 phút 30 giây : 3 = ?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> GV hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép chia. - Nêu cách tính của đại diện từng nhóm. 42 phút 30 giây 12 0. 3 14 phút 10 giây. 30 giây 00. +GV nêu ví dụ 2 SGK. HS đặt tính rồi tính. GV cho HS thảo luận nhận xét và nêu ý kiến: Cần đổi 3 giờ ra phút, cộng với 40 phút và chia tiếp. Qua 2 ví dụ HS rút ra nhận xét :Khi chia số đo thời gian cho một số, ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác 0 thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp. -HĐ 2:Luyện tập +BT1: HS đặt tính rồi tính Cả lớp làm bài vào vở, 4 HS làm bài ở bảng lớp. Nhận xét sửa sai Chấm bài làm của học sinh +BT 2:(HS khá, giỏi)-Nếu không đủ thời gian cho HS về nhà làm. Cả lớp làm bài vào vở Nhận xét sửa sai Chấm bài làm của học sinh *. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại cách chia số đo thời gian cho một số GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị:Luyện tập -----------------------------------------------------------Lịch sử Tiết 25 : SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA I-Mục tiêu: HS biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968) , tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn. II-Các hoạt động dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1.Kiểm tra bài cũ: Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì ? Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta ? 2.Bài mới : -HĐ 1: Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 HS đọc SGK , thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi: +Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta? +Thuật lại sơ lược cuộc tấn công của quân giải phóng Sài Gòn .Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này ? +Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công những nơi nào? Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại về cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn. -HĐ 2: Kết quả và ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mâu Thân 1968 HS tìm hiểu SGK , trao đổi với bạn bên cạnh trả lời câu hỏi : +Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn ? +Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? HS phát biểu ý kiến, cả lớp –GV nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: HS đọc ghi nhớ SGK. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” - Đọc thông tin và xem trước các câu hỏi trong sgk -----------------------------------------------------------Thứ tư, ngày 6 tháng 3 năm 2013 TẬP ĐỌC Tiết 52: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN I-Mục tiêu: -Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả. -Hiểu nội dung và ý nghĩa : Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Giáo dục học sinh yêu thích môn học..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> II-Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc. III-Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 2. Bài cũ: Nghĩa thầy trò. + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? + Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy cũ của mình như thế nào? - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. -HĐ 1: Luyện đọc Một HS đọc toàn bài. HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài (2 lượt ), GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS và giúp HS giải nghĩa từ :làng Đồng Vân, sông Đáy, đình, trình,… HS luyện đọc theo cặp. GV đọc toàn bài. -HĐ 2:Tìm hiểu bài HS đọc thầm từng đoạn, cả bài lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK: +Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? +Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm. +Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. +Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng”? HS nêu nội dung chính của bài: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc. -HĐ 3:Đọc diễn cảm GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài :khi dồn dập, náo nức( đoạn lấy lửa, chuẩn bị nấu cơm); khi khoan thai ( đoạn nấu cơm, người nấu cầm đuốc đung đưa dưới nồi cơm cho ánh lửa bập bùng…) thể hiện không khí vui tươi, náo nhiệt. HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài, cả lớp nhận xét. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2. HS thi đọc diễn cảm. *.Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tranh Làng Hồ - Đọc trước bài và trả lời câu hỏi sgk ------------------------------------------------------------. TẬP LÀM VĂN Tiết 51: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I-Mục tiêu: Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của GV , viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản. *Rèn kĩ năng sống: -Thể hiện sự tự tin(đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp). -Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch) II-Chuẩn bị: III-Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 2. KTBC - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới Hướng dẫn HS luyện tập +BT 1: HS đọc nội dung BT 1. Cả lớp đọc thầm đoạn trích. +BT 2: HS đọc nội dung của bài. 1 HS đọc lại các gợi ý về lời đối thoại. HS trao đổi theo nhóm 6 , Viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch. Đại diện nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bình chọn nhóm viết được lời đối thoại hay, thú vị nhất. +BT 3: HS đọc yêu cầu của BT 3..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> HS các nhóm tự phân vai đọc lại màn kịch. Từng nhóm HS tiếp nối nhau thi đọc lại màn kịch trước lớp. Cả lớp, GV nhận xét. * Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Trả bài viết ------------------------------------------------------------KHOA HỌC Tiết 52: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA I-Mục tiêu: Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió. II-Chuẩn bị: Sơ đồ như hình 2 SGK. III-Các hoạt động dạy học: -HĐ 1:Thực hành làm BT xử lí thông tin trong SGK HS đọc thông tin SGK trang 106 , chỉ vào hình 1, trao đổi với bạn bên cạnh để nói với nhau về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả(trả lời 5 câu hỏi SGK trang 106). HS trình bày.GV chốt lại. -HĐ 2: Trò chơi “Ghép chữ vào hình” GV treo hình 2 lên bảng ,tổ chức cho HS ghép các chú thích vào hình cho phù hợp theo hai đội. HS thi đua ghép . Cả lớp, GV nhận xét khen đội ghép nhanh và đúng. -HĐ 3: Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió HS quan sát hình 3, 4, 5 SGK trang 107 và dựa vào vốn hiểu biết của mình , thảo luận nhóm 4, kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió mà em biết . Em có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió? Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại. 3.Nhận xét, dặn dò: HS đọc mục bạn cần biết .. GV nhận xét tiết học..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Chuẩn bị: Cây con mọc lên từ hạt ------------------------------------------------------------Toán Tiết 127: LUYỆN TẬP I-Mục tiêu: -Nhân, chia số đo thời gian. -Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài tón có nội dung thực tế . -Làm được bài 1c,d ; 2;3 và 4. - Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II-Chuẩn bị:. Bảng phụ ghi BT4.. III-Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 2. Bài cũ: - GV gọi HS sửa bài tập 4 /137 - GV nhận xét – cho điểm. 3. Bài mới: “Luyện tập chung” Hướng dẫn HS làm BT +BT 1: câu c,d -HS đặt tính rồi tính vào vở, 2 HS làm bảng lớp. Cả lớp, GV nhận xét. - GV chốt kết quả đúng: c) 7 phút 26 giây x 2 = 14 phút 52 giây d) 14 giờ 28 phút : 7 = 2 giờ 4 phút Câu a,b: HS về nhà làm. +BT 2: HS tính giá trị của biểu thức (câu a,b). Cho các em nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. Cả lớp làm vở nháp, 2 HS làm bảng lớp. - GV chốt kết quả đúng: a). = 18 giờ 15 phút. b). = 10 giờ 55 phút. +BT 3:HS đọc và phân tích đề..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng phụ. - Giáo viên chốt cách giải. Hai lần làm được: 7 + 8 = 15 ( SP ) Thời gian làm 15 SP : 1 giờ 8 phút x 15 = 17 giờ +BT 4:HS điền dấu >, <, = vào chỗ chấm. Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ. *Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại cách nhân, chia số đo thời gian với(cho) một số. - Thi đua giải bài.1 phút 15 giây  4; 12 phút 30 giây  7 ; 8 giờ 23 phút. 3.  Giáo viên nhận xét + tuyên dương GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị:Luyện tập chung ---------------------------------------------------Thứ năm, ngày 7 tháng 3 năm 2013 Luyện từ và câu Tiết 51: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG I. Mục tiêu: -Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc. -Hiểu nghĩa từ ghép Hán – Việt: truyền thống gồm từ truyền( trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và tiếng thống ( nối tiếp nhau không dứt), làm được BT 2,3. * Không dạy BT1 - Giáo dục thái độ bảo vệ và phát huy bản sắc truyền thống dân tộc. II. Chuẩn bị: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng để học sinh làm BT2 – BT3. Từ điển TV III. Các hoạt động: 1. Ổn định 2. Bài cũ: Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ liên cách câu bằng cách thay thế từ ngữ. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Mở rộng vốn từ – truyền thống. Hướng dẫn HS làm BT +BT 2:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> HS dựa theo nghĩa của tiếng “truyền”, xếp các từ đã cho ở BT2 thành 3 nhóm ( như SGK ) . HS làm việc theo nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại +BT 3: HS trao đổi với bạn bên cạnh, tìm trong đoạn văn những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thuyết dân tộc. HS trình bày, GV chốt lại. 4. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nghĩa của từ truyền thống. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu – Xem các bài tập sgk --------------------------------------------------------------Toán Tiết 128: LUYỆN TẬP CHUNG I-Mục tiêu; Biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian. Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế. Làm được BT1, 2a, 3, 4(dòng 1,2). - Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II-Chuẩn bị: Bảng phụ ghi BT 4 III-Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 2. Bài cũ: - GV gọi HS sửa bài tập 4 /137 - GV nhận xét – cho điểm. 3. Bài mới: “Luyện tập chung” -HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập +BT 1:HS đặt tính và tính vào vở, 4 HS làm ở bảng lớp. Cả lớp, GV nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - GV chốt kết quả đúng. a) 22 giờ 8 phút b) = 21 ngày 6 giờ c) = 7 giờ 30 phút +BT 2:HS tính biểu thức ( câu a ), Cho các em nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ. Nhận xét, sửa sai +BT 3:HS suy nghĩ làm bài, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến,cả lớp -GV nhận xét. +BT 4: HS đọc yêu cầu của BT , GV đính bảng phụ đã kẻ sẵn như SGK. GV hướng dẫn cách làm. HS làm dòng 1 , 2 vào vở . 1HS làm bảng phụ. Nhận xét, sửa sai *.Củng cố, dặn dò: HS thi đua thực hiện phép tính: 10 phút 12 giây : 3 GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Vận tốc --------------------------------------------------------------Mĩ thuật Bài 26: Vẽ trang trí TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM I- MỤC TIÊU: -Hiểu cách sắp xếp dòng chữ thế nào là hợp lí. Tập kẻ chữ “CHĂM HỌC” theo mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm. *HS khá, giỏi: Kẻ được dòng chữ : CHĂM HỌC đúng mẫu, tô màu đều, có nền, rõ chữ II- THIẾT BỊ DẠY-HỌC: GV: - Một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm đẹp và chưa đẹp,.. HS: - Giấy hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, thước kẻ, màu,....

<span class='text_page_counter'>(18)</span> III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: -KT sĩ số HS, dụng cụ học tập. -Giới thiệu –ghi bài. HĐ1:Hướng dẫn quan sát,nhận xét: - GV cho xem1 số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm kẻ đúng, sai và gợi ý: +Kiểu chữ kẻ đúng hay kẻ sai? +Chiều cao và chiều rộng của dòng chữ? + K.cách giữa các con chữ và các tiếng? + Cách vẽ màu chữ và màu nền? -GV củng cố. HĐ2: Hướng dẫn HS cách kẻ chữ: - GV y/c HS nêu cách kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm. -Thảo luận nhóm 2 báo cáo-lớp n.xét: +Xác định chiều dài và chiều cao của dòng chữ-kẻ 2 đ/t song2 + Tìm K.cách giữa các con chữ và các tiếng cho phù hợp. + Phác chữ và kẻ nét thanh nét đậm +Hoàn thành dòng chữ. + Vẽ màu. - GV kẻ minh hoạ bảng và hướng dẫn. HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành: -Cho HS xem 1 số bài của HS năm trước ( nếu có) - GV nêu y/c kẻ chữ. - GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G HĐ4: Nhận xét, đánh giá: -GV chọn 4 đến 5 bài(K,G,Đ,CĐ) hướng dẫn HS n.xét - GV nhận xét bổ sung. * Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau luyện . -------------------------------------------------------Thứ sáu, ngày 8 tháng 3 năm 2013 Tập làm văn Tiết 52: TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> I-Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn. - Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II-Chuẩn bị: Bảng phụ ghi các lỗi sai về chính tả,cách dùng từ, đặt câu. III-Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 2. Bài cũ: Tập chuyển câu chuyện thành kịch.. Giáo viên NX bài làm HS.. 3. Bài mới: Trả bài văn tả đồ vật -HĐ 1: Nhận xét kết quả bài viết của HS Ưu điểm: Đa số các em làm bài đủ 3 phần , xác định đúng yêu cầu của đề bài. Hạn chế: Trình bày chưa đẹp, còn tẩy xóa nhiều. Phần thân bài các em viết sơ sài, chưa sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa. Còn sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chưa đúng, lặp lại từ rất nhiều.Câu văn các em viết thường rườm rà, chưa gọn ý,một số bài sắp xếp ý chưa hợp lí. GV thông báo số điểm của HS: -HĐ 2: Hướng dẫn HS chữa bài GV trả bài cho từng HS. *Hướng dẫn HS chữa lỗi chung: GV đính bảng phụ có ghi một số lỗi phổ biến của HS. HS phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.GV chữa lại cho đúng. *Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện lỗi trong bài làm và sửa lỗi. GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. -HĐ 3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay của HS. HS tím ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. -HĐ 4: Hướng dẫn HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn HS chọn một đoạn chưa đạt, dùng từ chưa hay, mở bài, kết bài đơn giản để viết lại. HS đọc đoạn văn đã viết lại..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> * Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết học.. Chuẩn bị:Ôn tập tả cây cối. --------------------------------------------------Địa lí Tiết 26 : ÔN TẬP I- Mục tiêu : Học xong bài này,HS: - Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi. - Nêu tên một số loại cây công nghiệp nhiệt đới ở châu phi? - Nêu tên một số khoáng sản chủ yếu ở châu phi? *Tích hợp liên hệ:Khai thác khoáng sản ở Châu Phi trong đó có dầu khí. II- Chuẩn bị:- Bản đồ Kinh tế châu Phi . - Một số tranh ảnh về dân cư hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.SGK. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : I- Ổn định lớp : KT sự chuẩn bị đồ dùng của HS II- Kiểm tra bài cũ : “ Châu Phi “ + Tìm vị trí của châu Phi trên hình lược đồ. + Nêu đặc điểm tự nhiên của hoang mạc Xa-ha-ra và xa-van của châu Phi . - Nhận xét, ghi điểm III- Bài mới : 1 - Giới thiệu bài : “ Ôn tập : kinh tế châu Phi” 2. Hướng dẫn : Hoạt động kinh tế . * Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ bài học: - Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi. - Nêu tên một số loại cây công nghiệp nhiệt đới ở châu phi? - Nêu tên một số khoáng sản chủ yếu ở châu Phi? + Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học ? + Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì ? Vì sao ? + Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi . + GV: Ai Cập là một trong những nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi, nổi tiếng về du lịch, sản xuất bông và khai thác khoáng sản .(Tích hợp) IV - Củng cố ,dặn dò: + Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với kinh tế châu Âu và châu Á ?.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> + Em biết gì về đất nước Ai Cập ? - Nhận xét tiết học . -Bài sau : “ Châu Mĩ” -----------------------------------------------------------Toán Tiết 129: VẬN TỐC I-Mục tiêu: -Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. -Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. -Làm được BT 1, 2. - Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II- Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài toán 1,2 SGK. III- Các hoạt động dạy học: -HĐ 1: Giới thiệu khái niệm vận tốc +GV nêu bài toán 1SGK. HS suy nghĩ và tìm kết quả. HS nói cách làm và trình bày lời giải bài toán. GV nêu:Mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki-lô-mét giờ, viết tắt là 42,5km/giờ. GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc ở bài toán này là km/giờ. HS nêu cách tính vận tốc và tìm ra công thức tính vận tốc. GV cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô. GV chốt lại. GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc. +GV nêu bài toán 2SGK: Quãng đường AB dài 160 km 1ô tô chạy từ A đến B mất 4 giờ. Hỏi mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km? HS nói cách tính và trình bày bài giải. GV chốt lại. GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc ở đây là m/giây. HS nhắc lại cách tính vận tốc:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Muốn tính Vận tốc ta lấy Quãng đường chia cho Thời gian. Đơn vị đo km/giờ (m/giây) Công thức tính: V = S : T -HĐ 2:Thực hành +BT 1:HS nêu cách tính vận tốc . HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là km/giờ. HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp. Nhận xét, sửa sai trên bảng lớp, cá nhân tự sửa bài làm của mình +BT 2: HS tính vận tốc của máy bay với đơn vị đo là km/giờ. HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. Nhận xét, sửa sai trên bảng lớp, cá nhân tự sửa bài làm của mình +BT 3:(HS khá, giỏi) -GV hướng dẫn : Muốn tính vận tốc với đơn vị là m/giây thì phải đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây. ( Cho HS về nhà làm nếu không kịp thời gian) HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. Nhận xét, sửa sai trên bảng lớp, cá nhân tự sửa bài làm của mình 3.Nhận xét, dặn dò: HS nhắc lại cách tính vận tốc. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập ------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×