Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Luận văn thạc sĩ xây dựng hệ thống dự toán trên cơ sở hoạt động tại công ty cổ phần sản xuất kinh doanh XNK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------------

Trần Thị Thanh Huyền

XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỰ TOÁN TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH
XUẤT NHẬP KHẨU BÌNH THẠNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------------

Trần Thị Thanh Huyền

XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỰ TOÁN TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH
XUẤT NHẬP KHẨU BÌNH THẠNH

Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS ĐỒN NGỌC QUẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ Kinh Tế “Xây dựng hệ thống dự toán
trên cơ sở hoạt động tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu
Bình Thạnh” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự cố vấn
của Tiến sỹ Đoàn Ngọc Quế.
Luận văn này chưa được ai cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trong bất
kỳ cơng trình nào khác. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố
đầy đủ.

Trần Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP ................... 5
1.1. Các nội dung về dự toán ..................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về dự tốn ................................................................................... 5
1.1.2. Vai trị của dự tốn ...................................................................................... 5

1.1.3. Phân loại dự toán ......................................................................................... 8
1.1.3.1. Phân loại theo chức năng ....................................................................... 8
1.1.3.2. Phân loại theo phương pháp lập ........................................................... 12
1.1.3.3. Phân loại theo mức độ phân tích........................................................... 13
1.1.4. Quy trình lập dự tốn .............................................................................. 15
1.1.4.1. Giai đoạn chuẩn bị ............................................................................... 15
1.1.4.2. Giai đoạn soạn thảo .............................................................................. 16
1.1.4.3. Giai đoạn theo dõi và quản lý ............................................................... 16
1.2. Kỹ thuật phân tích trong lập dự tốn ................................................................. 17
1.2.1. Phân tích chí phí cố định và biến đổi.......................................................... 17
1.2.2. Kỹ thuật dự báo .......................................................................................... 21
1.2.3. Đường cong kinh nghiệm ........................................................................... 23
1.3. Kỹ thuật lập dự tốn chi phí trên cơ sở hoạt động ............................................. 24
1.3.1. Khái niệm về dự toán trên cơ sở hoạt động (Activity based Budgeting) ...... 24
1.3.2. Các nguyên tắc liên quan đến ABB............................................................. 25


1.3.3. Các ưu điểm và nhược điểm của ABB......................................................... 26
1.3.4. Các bước liên quan đến việc lập TABB ...................................................... 27
 Bước 1 – Xem xét tồn bộ chi phí như là biến phí .......................................... 27
 Bước 2 – Xác định các hoạt động tại doanh nghiệp ....................................... 28
 Bước 3 – Ước tính chi phí nguồn lực định mức theo thời gian ....................... 28
 Bước 4 – Tính tốn thời gian của từng nguồn lực – hoạt động phục vụ cho
từng sản phẩm, dịch vụ hoặc khách hàng ............................................................. 28
 Bước 5 – Tính tốn tổng chi phí dự tốn........................................................ 29
 Bước 6 – Đánh giá nhu cầu nguồn lực tại doanh nghiệp ............................... 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG DỰ TOÁN TẠI GILIMEX .............. 31
2.1. Tổng quan về GILIMEX .................................................................................. 31
2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển ........................................................................ 31

 Lịch sử ra đời ............................................................................................. 31
 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................................... 31
 Định hướng phát triển ................................................................................ 32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 32
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán quản trị tại GILIMEX ............ 33
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán .............................................................................. 33
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán quản trị ............................ 34
2.2.2.1. Chức năng ............................................................................................ 34
2.2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn........................................................................ 35
2.3. Thực trạng về việc áp dụng hệ thống dự toán tại GILIMEX ............................. 36
2.3.1. Phương pháp lập dự tốn và mơ hình dự tốn áp dụng tại GILIMEX ......... 36
2.3.2. Q trình lập dự tốn ................................................................................. 38
2.3.3. Định mức chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC ............................ 40
2.3.4. Các dự tốn đã xây dựng được tại GILIMEX ............................................. 44


2.3.4.1. Dự toán tiêu thụ ................................................................................... 45
2.3.4.2. Dự toán sản xuất .................................................................................. 47
2.3.4.3. Dự tốn chi phí NVLTT và dự tốn mua NVLTT ................................ 48
2.3.4.4. Dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp...................................................... 50
2.3.4.5. Dự tốn chi phí sản xuất chung ............................................................ 51
2.3.4.6. Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán.................... 52
2.3.4.7. Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp .............................. 55
2.3.4.8. Dự toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ................................... 55
2.3.4.9. Dự toán tiền ......................................................................................... 56
2.3.4.10. Dự toán bảng cân đối kế toán ............................................................. 58
2.4. Đánh giá về ưu, nhược điểm của hệ thống dự toán đang tồn tại ........................ 60
2.4.1. Ưu điểm ..................................................................................................... 60
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại............................................................................ 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 63

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỰ TOÁN TRÊN
CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG TẠI GILIMEX ....................................................................... 64
3.1. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống dự toán trên cơ sở hoạt động tại công ty
GILIMEX ............................................................................................................... 64
3.1.1. Phục vụ cho chức năng hoạch định và kiểm soát của nhà quản trị ............. 64
3.1.2. Phân bổ nguồn lực hợp lý........................................................................... 65
3.1.3. Gia tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp................................................ 66
3.2. Hồn thiện Dự toán tiêu thụ và cập nhật Dự toán sản xuất ................................ 66
3.2.1. Dự toán tiêu thụ ......................................................................................... 67
3.2.1.1. Ngun nhân lựa chọn mơ hình mới..................................................... 67
3.2.1.2. Áp dụng mơ hình mới .......................................................................... 67
3.2.2. Cập nhật dự tốn sản xuất .......................................................................... 70
3.3. Xây dựng dự tốn chi phí trên cơ sở hoạt động ................................................. 71
3.3.1. Dự tốn chi phí NVLTT và dự toán mua NVLTT......................................... 71


3.3.2. Dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp ........................................................... 73
3.3.3. Dự tốn chi phí sản xuất chung .................................................................. 73
3.3.3.1. Xác định các hoạt động ........................................................................ 74
3.3.3.2. Xác định chi phí nguồn lực định mức ................................................... 75
3.3.3.3. Xác định thời gian và chi phí đơn vị từng nguồn lực – hoạt động định
mức từng sản phẩm........................................................................................... 76
3.3.3.4. Xác định chi phí sản xuất chung dự tốn .............................................. 80
3.3.3.5.Đánh giá việc sử dụng các nguồn lực .................................................... 81
3.3.4.Cập nhật Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán ........... 82
3.3.5. Dự tốn chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp .................................... 84
3.4. Cập nhật các dự toán tổng hợp ...................................................................... 85
3.4.1. Dự toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ......................................... 85
3.4.2. Dự toán tiền ............................................................................................... 85
3.4.3. Dự toán bảng cân đối kế toán..................................................................... 86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 88
KẾT LUẬN LUẬN VĂN ........................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ZBB
ABB
ABC
TABB
TABC
TPP

GILIMEX
NVLTT
NCTT
SXC
BH&QLDN
sp
s
đ

Tên đầy đủ tiếng Anh
Zero-based budgeting
Activity-based bugeting
Activity-based costing
Time-driven activity-based
budgeting

Time-driven activity based
costing
Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement

Tên đầy đủ tiếng Việt
Dự toán bắt đầu từ số 0
Dự toán trên cơ sở hoạt động
Kế toán trên cơ sở hoạt động
Dự toán trên cơ sở hoạt động thờ
gian
Kế toán trên cở hoạt động thời
gian
Hiệp định đối tác chiến lược
xun Thái Bình Dương
Cơng ty cổ phần sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh
Nguyên vật liệu trực tiếp
Nhân công trực tiếp
Sản xuất chung
Bán hàng và quản lý doanh
nghiệp
Sản phẩm
Giây
Đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Doanh số qua các năm 2008-2012 (Đvt: đồng) ............................................ 21

Bảng 2.1 Chi tiết định mức giá của nguyên vật liệu cấu thành sp Túi vải nhẹ ............. 40
Bảng 2.2 Định mức tiêu hao NVLTT của sp Túi vải nhẹ ............................................ 41
Bảng 2.3 Định mức giá một giây lao động sp Túi vải nhẹ (Đvt: đồng)........................ 42
Bảng 2.4 Thời gian cắt may sp Túi vải nhẹ (Đvt: giây) ............................................... 42
Bảng 2.5 Bảng định mức biến phí SXC sp Túi vải nhẹ ............................................... 43
Bảng 2.6 Định mức biến phí cho sp Túi vải nhẹ ......................................................... 43
Bảng 2.7 Định mức biến phí của tất cả các sản phẩm (Đvt: đồng) .............................. 44
Bảng 2.8 Dự toán số lượng tiêu thụ các mặt hàng theo từng quý 2014 (Đvt: sp) ......... 46
Bảng 2.9 Dự toán doanh thu các mặt hàng theo từng quý năm 2014 (Đvt: đồng) ........ 47
Bảng 2.10 Dự toán sản xuất từng quý 2014 (Đvt: sp) ................................................. 48
Bảng 2.11 Dự tốn chi phí NVLTT năm 2014 (Đvt: đồng) ......................................... 49
Bảng 2.12 Dự toán giá trị NVLTT mua trong năm 2014 (Đvt: đồng).......................... 50
Bảng 2.13 Dự toán chi phí nhân cơng trực tiếp 2014 (Đvt: đồng) ............................... 51
Bảng 2.14 Dự tốn chi phí sản xuất chung khả biến 2014 (Đvt: đồng) ........................ 51
Bảng 2.15 Dự tốn chi phí sản xuất chung tổng hợp ................................................... 52
Bảng 2.16 Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh (Đvt: đồng) ....................................... 52
Bảng 2.17 Giá thành định mức đơn vị từng sản phẩm ................................................. 53
Bảng 2.18 Dự toán giá vốn hàng bán 2014 (Đvt: đồng) .............................................. 53
Bảng 2.19 Dự toán thành phẩm cuối kỳ 2014 (Đvt: đồng) .......................................... 54
Bảng 2.20 Dự toán thành phẩm cuối kỳ 2014 điều chỉnh (Đvt: đồng) ......................... 54
Bảng 2.21 Dự tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (Đvt: đồng) ..... 55
Bảng 2.22 Dự toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Đvt: đồng) ...................... 56
Bảng 2.23 Dự toán thu tiền 2014 (Đvt: đồng) [1]........................................................ 57
Bảng 2.24 Dự toán tiền 2014 (Đvt: đồng) ................................................................... 58
Bảng 2.25 Dự toán bảng cân đối kế toán 2014 (Đvt: đồng) ......................................... 59


Bảng 3.1 Số lượng túi đeo chéo qua các năm .............................................................. 68
Bảng 3.2 Kết quả dự báo số lượng tiêu thụ túi đeo chéo ............................................. 69
Bảng 3.3 Số lượng tiêu thụ các mặt hàng theo từng quý 2014 (Đvt: sp) ...................... 69

Bảng 3.4 Dự toán doanh thu từng quý năm 2014 (Đvt: đồng) ..................................... 70
Bảng 3.5 Dự toán sản xuất từng quý 2014 (Đvt: sp) ................................................... 70
Bảng 3.6 Dự toán chi phí NVLTT năm 2014 (Đvt: đồng) ........................................... 71
Bảng 3.7 Dự toán giá trị NVLTT mua trong năm 2014 (Đvt: đồng) ........................... 72
Bảng 3.8 Dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp 2014(Đvt: đồng) .................................. 73
Bảng 3.9 Chi phí cho một đơn vị nguồn lực trên một đơn vị thời gian (đ/s) ................ 76
Bảng 3.10 Thời gian tiếp nhận nguyên phụ liệu cho từng loại sản phẩm (Đvt: giây) ... 77
Bảng 3.11 Thời gian tiếp chuyển nguyên phụ liệu cho sản xuất của từng loại sản phẩm
(Đvt: giây) .................................................................................................................. 77
Bảng 3.12 Dự tốn chi phí sản xuất chung tổng hợp (Đvt: đồng) ................................ 80
Bảng 3.13 Dự tốn chi phí sản xuất chung tổng hợp (Đvt: đồng) ................................ 81
Bảng 3.14 Giá thành đơn vị định mức ........................................................................ 82
Bảng 3.15 Dự toán giá vốn hàng bán (Đvt: đồng) ....................................................... 83
Bảng 3.16 Dự toán tồn kho cuối kỳ2014(Đvt: đồng) .................................................. 83
Bảng 3.17 Dự toán tồn kho cuối kỳ điều chỉnh 2014(Đvt: đồng) ................................ 84
Bảng 3.18 Dự tốn chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp(Đvt: đồng) .................. 84
Bảng 3.19 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Đvt: đồng) ......... 85
Bảng 3.20 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Đvt: đồng) ......... 85
Bảng 3.21 Dự toán thu tiền 2014 (Đvt: đồng) ............................................................. 85
Bảng 3.22 Dự toán tiền (Đvt: đồng)............................................................................ 86
Bảng 3.23 Dự toán bảng cân đối kế toán (Đvt: đồng) ................................................. 87


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỔ THỊ
Hình 1.1 Chuỗi thời gian thể hiện số lượng khách hàng 20X0-20X3 .......................... 23
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cơng ty ................................................ 33
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tốn ...................................................................... 34
Hình 2.3 Mơ hình thơng tin từ dưới lên ...................................................................... 37
Hình 2.4 Các dự tốn mà Cơng ty đã xây dựng ........................................................... 45
Hình 3.1 Cơ chế hoạt động của dự tốn ...................................................................... 64

Hình 3.2 Số lượng túi đeo chéo quá khứ ..................................................................... 68
Hình 3.3 Ước lượng yếu tố xu thế............................................................................... 68
Hình 3.4 Dự báo số lượng tiêu thụ .............................................................................. 69
Hình 3.5 Các hoạt động liên quan đến quy trình sản xuất sp ....................................... 74


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ nhiều năm qua, ngành dệt may ln là ngành có kim ngạch xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam chủ yếu theo hình thức gia cơng cho nước ngồi hoặc sản
xuất hàng từ nguyên liệu nhập khẩu. Hiệp định đối tác chiến lược xun Thái
Bình Dương (TPP) đang trong vịng đàm phán cuối cùng, dự kiến sẽ hoàn tất
vào cuối năm 2013 đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành dệt may Việt
Nam. Chính vì vậy, hướng phát triển của ngành dệt may trong những năm sắp
tới ngoài việc tập trung vào việc giải quyết vấn đề quy mô và cơng suất cịn phải
tập trung vào việc gia tăng giá trị cho từng sản phẩm.
Trong bối cảnh cạnh đấy, việc lập dự tốn cũng trở thành một phần trong
cơng tác chuẩn bị cho TPP với vai trị dự báo tình hình hoạt động, tình hình sử
dụng nguồn lực của doanh nghiệp. Do đó, cơng tác dự tốn phải đảm bảo tính
liên tục, hợp lý, phục vụ tốt cho lên kế hoạch và kiểm sốt nguồn lực của doanh
nghiệp.
Với vai trị là trung tâm cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh
nghiệp, kế tốn quản trị tại Cơng ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu
Bình Thạnh (GILIMEX) là bộ phận kết nối dữ liệu được cung cấp từ các bộ
phận, lập dự toán tổng hợp và chuyển tải các thơng tin kế tốn quản trị liên
quan.
Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức vận dụng hệ thống dự tốn tại
GILIMEX vẫn cịn mang tính truyền thống, chưa hướng đến giá trị thực của

từng ngành hàng, từng hoạt động và từng sản phẩm. Tác giả đã tìm hiểu thực
trạng và nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa thể vận dụng được kế toán quản
trị một cách bài bản và tối ưu trong cơng tác dự tốn. Từ đó, đưa ra các giải
pháp giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống dự tốn phù hợp hơn với mơi


2

trường cạnh tranh gay gắt trong giai đoạn hiện tại, cụ thể đi sâu vào vấn đề xây
dựng hệ thống dự tốn trên cơ sở hoạt động.
2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đã cơng bố
Vấn đề dự toán đã được đề cập rất nhiều trong các luận văn Thạc sỹ tại
Việt Nam. Các cơng trình nghiên cứu tập trung ở việc lập và hồn thiện dự tốn
truyền thống tại các cơng ty thơng qua việc hồn thiện quy trình và phân cơng
cơng việc hoặc các cơng trình đưa ra các giải pháp chung như hoàn thiện hệ
thống kế tốn quản trị tại một doanh nghiệp, trong đó bao gồm việc hồn thiện
hệ thống dự tốn. Cụ thể, luận văn “Hồn thiện cơng tác kế tốn quản trị tại
Cơng ty phân bón miền Nam” của tác giả Nguyễn Bích Liên (2007) cũng đã đề
cập đến dự tốn như là một thành phần của hệ thống kế toán quản trị và đưa ra
giải pháp hoàn thiện hệ thống dự tốn truyền thống bằng cách hồn thiện quy
trình và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để thực hiện dự tốn.
Luận văn “Tổ chức cơng tác kế tốn quản trị tại Công ty cổ phần sản xuất
kinh doanh dịch vụ và xuất nhập khẩu quận 1” của Đinh Thị Phương Vy (2007)
cũng đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống dự tốn như một phần trong việc
hồn thiện hệ thống kế toán quản trị tại doanh nghiệp bằng việc áp dụng các
nguyên tắc để xây dựng dự toán như: linh hoạt, liên tục và nhất quán việc tuân
thủ quy trình dự toán.
Luận văn “Vận dụng kế toán quản trị vào các trường chuyên nghiệp” của
Dương Thị Cẩm Vân (2007) đã tiếp cận dự toán như là một nội dung mới của kế
toán quản trị cần phải vận dụng tại các trường học chuyên nghiệp.

Một số ít các đề tại đề cập chi tiết hơn về cơng tác dự tốn như luận văn
thạc sỹ quản trị kinh doanh “Hồn thiện cơng tác lập dự tốn tại viễn thơng
Quảng Nam” của tác giả Nguyễn Thị Cúc (2011) đã tiếp cận việc hoàn thiện dự
tốn theo hướng hồn thiện mơ hình, quy trình và các dự tốn có liên quan,
đồng thời hồn thiện hệ thống đánh giá trách nhiệm các cấp quản lý.


3

Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu trong nước đã đề cập đến việc hồn
thiện hệ thống dự tốn truyền thống với việc thực hiện đúng và đầy đủ các
nguyên tắc lập dự toán, chưa đi sâu vào việc xây dựng một giải pháp hướng đến
việc xây dựng hệ thống dự toán trên cơ sở hoạt động.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu cốt lõi của luận văn là tập trung xây dựng hệ thống
dự toán trên cơ sở hoạt động, ứng dụng tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh
xuất nhập khẩu Bình Thạnh. Vì vậy, luận văn sẽ tập trung vào các mục tiêu
nghiên cứu như sau:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến hệ thống dự toán bao gồm: các loại
dự toán, các kỹ thuật phân tích trong dự tốn và lập dự tốn chi phí trên cơ
sở hoạt động.

-

Phân tích thực trạng của hệ thống dự toán đang áp dụng tại GILIMEX, đánh
giá ưu điểm và tồn tại của hệ thống hiện tại.

-


Đề xuất, kiến nghị giải pháp xây dựng hệ thống dự toán trên cơ sở hoạt động
tại GILIMEX.

4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến lý thuyết về dự
toán và dữ liệu về thực trạng của hệ thống dự toán tại doanh nghiệp. Trên cơ sở
đó, tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu thực tế nhằm đánh giá về mơ hình dự
tốn doanh nghiệp đang áp dụng và phương pháp cũng như kỹ thuật dự báo phù
hợp với thực trạng của doanh nghiệp. Cuối cùng, tác giả đã tổng kết dữ liệu và
mô tả dữ liệu bằng số liệu, đồ thị và bảng biểu để thiết lập hệ thống dự tốn
ngân sách tại Cơng ty, đi từ dự tốn bộ phận đến dự toán tổng hợp.


4

5. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu hệ thống dự tốn tại cơng ty cổ phần sản xuất
kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh, tập trung vào các bước lập dự toán,
phương pháp lập dự toán, các dự toán đã lập, và tập trung nghiên cứu ở nhà máy
chuyên may các sản phẩm hàng gia dụng để ứng dụng phương pháp lập dự toán
trên cơ sở hoạt động vào thực tiễn doanh nghiệp.
Về thời gian: Dữ liệu dùng để thực hiện luận văn được thu thập từ dữ liệu
năm 2013 và các số liệu dự báo ước tính trong năm 2014.
6. Bố cục luận văn:
Luận văn bao gồm 84 trang, với các chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống dự toán trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về hệ thống dự toán tại GILIMEX
Chương 3: Các giải pháp nhằm xây dựng hệ thống dự toán trên cơ sở
hoạt động tại GILIMEX



5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Các nội dung về dự toán
1.1.1. Khái niệm về dự toán
Nhiều học giả trên thế giới định nghĩa về hệ thống dự toán như sau:
Hệ thống dự toán được xem là hệ thống lập kế hoạch, sử dụng, phân bổ và kiểm
soát nguồn lực của doanh nghiệp hiệu quả. Hệ thống này đảm bảo việc thông tin, kết
hợp và kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình thực hiện
mục tiêu của doanh nghiệp. (BPP, 2011)
Theo Maher, Stickney và Weil, có thể nói, hệ thống dự toán cũng giống như
một “bản vẽ”1 các hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạch định các hoạt
động, phối hợp các hoạt động với nhau, đảm bảo các phương tiện đạt được mục tiêu
của doanh nghiệp và thiết lập các tiêu chuẩn để đo lường kết quả thực hiện. (Maher,
Stickney & Weil, 2012, tr.300).
Dự toán là kế hoạch tài chính cho tương lai và là thành tố quan trọng trong q
trình lập kế hoạch. Nó giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu và kế hoạch hành động để
đạt được mục tiêu. (Moven, Hansen, Height, Gekas, Mcconomy, 2011)
Như vậy, có thể nói dự tốn là hệ thống được duy trì nhằm cân đối nguồn lực
trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu, kiểm soát và đánh giá được
hoạt động trong doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trị của dự tốn
Dự tốn là công cụ hữu hiệu của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lập kế
hoạch và kiểm soát, cung cấp thông tin để cải thiện việc ra quyết định, cung cấp tiêu
chuẩn để đánh giá và cải thiện thông tin cũng như gia tăng sự phối hợp giữa các bộ

1


“blueprint”


6

phận trong doanh nghiệp (Moven, Hansen, Height, Gekas, Mcconomy, 2011). Nói một
cách cụ thể nhất, dự tốn có các vai trị như sau:
 Đảm bảo đạt được mục tiêu cơng ty
Mục tiêu của cơng ty có thể được thiết kế cho cả một doanh nghiệp, cho từng
phòng ban hay từng hoạt động trong doanh nghiệp. Mục tiêu được thể hiện trong ngân
sách và cần phải đạt được nó sau một khoản thời gian dự toán.
 Đảm bảo kế hoạch được triển khai
Đây được xem là đặc tính quan trọng nhất của hệ thống dự tốn. Bởi vì, q
trình lập kế hoạch tổng quát đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp phải ln có cái nhìn
hướng về phía trước, từ đó lên được kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu cho từng
phòng ban, từng hoạt động, từng nhà quản lý cấp trung và dự báo các vấn đề có thể xảy
ra.
Vì vậy, hệ thống cũng đồng thời giúp ngăn ngừa được việc nhà quản lý phụ
thuộc quá nhiều vào các kế hoạch khơng phù hợp có khả năng ảnh hưởng bất lợi đến
hoạt động của doanh nghiệp.
 Đảm bảo tính thơng suốt từ ý tưởng đến kế hoạch
Cần thiết phải thiết lập một hệ thống dự tốn chính thống để đảm bảo rằng mỗi
thành phần trong kế hoạch nhận biết được họ cần làm gì, trong đó thơng tin có thể là
một chiều, từ nhà quản lý xuống nhân viên hoặc cũng có thể là hai chiều.
 Gắn kết các hoạt động trong doanh nghiệp lại với nhau đi từ kinh
doanh – kế hoạch – sản xuất – giao hàng
Hoạt động của các phòng ban hay cơ sở khác nhau của một tổ chức cần phải
được kết hợp lại để phát huy tối đa hiệu quả cơng việc vì mục tiêu chung.



7

Ví dụ về sự gắn kết này như sau: để lên dự tốn về lượng ngun vật liệu cần
mua, phịng mua hàng phải dựa vào dự toán sản xuất và dự toán sản xuất này lại được
xây dựng trên cơ sở dự toán số liệu doanh thu.
Đây là nguyên lý tương đối đơn giản, dễ hiểu, tuy nhiên trong quá trình tác
nghiệp rất khó để đạt được sự kết hợp tốt nhất. Các phịng ban vẫn vì mục tiêu của
phịng ban mình hoặc bản thân các mục tiêu này mâu thuẫn với dự tốn chung, chính vì
vậy, các mục tiêu không được kết hợp một cách tối ưu nhất trong việc đạt mục tiêu
chung của doanh nghiệp.
 Cung cấp khung chuẩn để hoạt động cho các trung tâm trách nhiệm
Hệ thống dự toán và kiểm soát yêu cầu trưởng các trung tâm dự toán phải chịu
trách nhiệm trong việc đảm bảo đạt được mục tiêu dự tốn trong q trình hoạt động
dưới sự kiểm tra giám sát của cá nhân người quản lý.
 Thiết lập được hệ thống kiểm sốt
Có thể nói, dự tốn giống như “một cây thước” dùng để “căn ke” những gì mà
doanh nghiệp đã đạt được. Kiểm soát hiệu suất hoạt động bằng cách so sánh giữa dự
tốn và kết quả thực tế. Từ đó, tìm ra được nguyên nhân và tiến hành phân tích để tìm
ra các yếu tố có thể kiểm sốt và các yếu tố khơng thể kiểm sốt được.
 Động viên, khích lệ nhân viên nâng cao hiệu quả hoạt động
Lợi ích và cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên phụ thuộc rất nhiều vào hệ
thống đánh giá kết quả, cung cấp cho người lao động biết được họ đã làm tốt hay
không tốt như thế nào. Việc xác định các yếu tố có thể kiểm sốt được ngay từ đầu của
dự toán cùng quy chế thưởng phạt phân minh sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc cải
thiện hiệu quả hoạt động.


8

1.1.3. Phân loại dự tốn

Hiện tại, có nhiều cách phân loại dự toán như: phân loại dự toán ngân sách theo
chức năng (dự toán hoạt động và dự toán tài chính), phân loại dự tốn theo phương
pháp lập (dự tốn linh hoạt và dự toán cố định), phân loại theo mức độ phân tích (dự
tốn ngân sách từ gốc và dự toán ngân sách cuốn chiếu).
1.1.3.1. Phân loại theo chức năng
Theo Hermanson, Ewards và Ivancevich, hệ thống dự toán tổng (master budget)
bao gồm 2 thành phần: dự toán hoạt động (operating budget) và dự tốn tài chính
(financial budget) (Hermanson, Edwards, Ivancevich, 2006).
Dự tốn hoạt động (operating budget) thơng thường bao gồm 8 dự tốn thành
phần có mối liên hệ với nhau để tạo thành kết quả cuối cùng là dự toán kết quả sản
xuất kinh doanh. 8 dự toán thành phần có thể kể ra như sau: dự tốn tiêu thụ, dự tốn
sản xuất, dự tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp, dự tốn chi phí nhân cơng trực tiếp,
dự tốn chi phí sản xuất chung, dự tốn chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, dự
tốn kết quả sản xuất kinh doanh.
Dự tốn tài chính (financial budget) bao gồm 3 dự tốn thành phần: dự tốn
dịng tiền, dự toán bảng cân đối kế toán và dự toán vốn của doanh nghiệp.
 Dự toán tiêu thụ
Dự toán tiêu thụ là dự toán quan trọng đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải lập
trong hệ thống dự tốn vì đa phần các dự tốn cịn lại đều phụ thuộc vào dự toán tiêu
thụ này. Số lượng hàng tiêu thụ dự báo trong năm sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất,
kế hoạch mua và tồn trữ nguyên vật liệu, kế hoạch sử dụng lao động, kế hoạch sử dụng
các chi phí chung. (Grossman & Livingstone, 2009).
Dự tốn tiêu thụ bắt đầu từ việc dự toán số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
Tại bước đầu tiên của dự toán, số lượng tiêu thụ của năm ngoái được sử dụng và điều


9

chỉnh các yếu tố thị trường, sử dụng mơ hình dự báo thích hợp để ước tính sản lượng
bán năm dự toán. Sau khi dự toán phần số lượng, doanh thu dự báo sẽ được tính tốn

bằng cách nhân sản lượng với giá bán ước tính.
 Dự tốn sản xuất
Dự toán sản xuất được lập trên cơ sở xem xét số lượng sản phẩm tiêu thụ và
chính sách hàng tồn kho của doanh nghiệp. Dự toán sản xuất cần phải được thực hiện
một cách kỹ lưỡng, giúp doanh nghiệp chủ động được kế hoạch tồn kho sản phẩm,
tránh tình trạng tồn kho quá nhiều, ứ đọng vốn và phát sinh những chi phí khơng cần
thiết. Mặt khác, cũng để tránh tình trạng thiếu sản phẩm dẫn đến nhu cầu sản phẩm cần
sản xuất vào năm sau quá lớn, có thể vượt quá năng lực sản xuất của doanh nghiệp
(Hermanson, Ewards & Ivancevich, 2006).
 Dự tốn chi phí NVLTT
Dự tốn chi phí NVLTT bao gồm 2 dự tốn con: dự tốn nhu cầu NVLTT phục
vụ sản xuất và dự toán mua NVLTT. Trong đó, dự tốn được thể hiện vừa bằng số
lượng vừa bằng giá trị.
Dự toán nhu cầu NVLTT phục vụ sản xuất có mối liên hệ với dự tốn sản xuất
để đảm bảo q trình sản xuất khơng bị gián đoạn trong suốt kỳ hoạt động. Trong khi
đó, dự tốn mua NVLTT ước tính số lượng NVLTT mua trong kỳ phục vụ cho nhu cầu
NVLTT cần cho sản xuất và mức tồn trữ hàng tồn kho cho phép. (Warren, Reeve,
Ducha, 2012)
Các thông tin về mức dự trữ hàng tồn kho cho phép sẽ thường căn cứ vào kinh
nghiệm, năng lực tồn trữ của kho và các tính tốn về dịng tiền.
 Dự tốn chi phí NCTT
Dự tốn chi phí NCTT phản ánh số giờ lao động cần thiết phục vụ cho việc sản
xuất, đồng thời tính tốn giá trị bằng tiền của những tiêu hao này. Dự toán chi phí


10

NCTT cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp thông tin về tình hình sử dụng nguồn
lực lao động trong doanh nghiệp và chi phí tương ứng mà doanh nghiệp phải chuẩn bị
trong giai đoạn sắp tới.

Chi phí NCTT có liên quan mật thiết đến việc cải tiến các quy trình sản xuất vì
nó phản ảnh các định mức về thời gian của lao động trực tiếp, và định mức này phải
liên tục được điều chỉnh và cải tiến trong suốt q trình sản xuất.
 Dự tốn chi phí sản xuất chung
Dự tốn chi phí sản xuất chung tập trung vào ước tính chi phí cho từng khoản
mục chi phí sản xuất chung phục vụ cho kế hoạch sản xuất dự tốn. Chi phí sản xuất
chung có thể sẽ khác nhau theo các phương pháp dự toán khác nhau (dự toán truyền
thống và dự toán trên cơ sở hoạt động).
 Dự tốn chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Dự tốn chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với
dự tốn tiêu thụ. Thơng thường, ở mức doanh thu cao thì chi phí bán hàng tương ứng
cũng sẽ cao. Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp và các thành phần khác lại ít phụ
thuộc vào doanh số vì phần lớn các thành phần chi phí trong chi phí này là chi phí cố
định.
 Dự tốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán
Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán được lập dựa vào các
dự tốn như sau: Dự tốn chi phí NVLTT, dự tốn chi phí NCTT và dự tốn chi phí
SXC.
Từ 3 dự tốn thành phần, ta có được tổng chi phí phát sinh trong kỳ. Tổng chi
phí phát sinh trong kỳ và số liệu hàng tồn kho đầu kỳ (bao gồm thành phẩm và chi phí
sản xuất dở dang đầu kỳ) chính là nguồn tạo ra hàng tồn kho cuối kỳ (bao gồm thành
phẩm và chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ) và giá vốn hàng bán. Vì vậy, tổng chi phí


11

phát sinh cộng số dư đầu kỳ sẽ được phân bổ cho thành phẩm tồn kho cuối kỳ và giá
vốn hàng bán. (Warren, Reeve, Ducha, 2012)
 Dự toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Dự toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính là kết quả cuối cùng của

các dự tốn hoạt động. Tổng hợp các thơng tin về doanh số, thông tin về giá vốn hàng
bán và các chi phí hoạt động dự tốn, ta sẽ tính tốn được lãi lỗ từ hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Ngồi ra, doanh nghiệp cịn phải dự báo được doanh thu tài chính, chi phí tài
chính, doanh thu khác và chi phí khác, chi phí thuế TNDN (nếu có) có liên quan đến
doanh nghiệp. Từ đó, tổng hợp ra thành kết quả lợi nhuận ròng trên báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
 Dự toán tiền
Dự toán thu chi tiền thể hiện dự toán các dòng tiền thu và chi chủ yếu tại doanh
nghiệp, giúp nhà quản trị doanh nghiệp điều tiết mức tiền tồn quỹ hợp lý, tránh tiền
nhàn rỗi hoặc thiếu hụt tiền. Dự tốn tiền bao gồm 4 phần chính như sau:
-

Phần dòng tiền thu: bao gồm số dư tiền đầu kỳ, tiền thu từ doanh thu bán
hàng và các khoản tiền thu khác.

-

Phần dòng tiền chi: bao gồm tất cả các khoản chi tiền có mục đích.

-

Phần thặng dư hay thiếu hụt tiền: thể hiện sự khác biệt giữa tiền thu và tiền
chi.

-

Phần tài chính: cung cấp thơng tin chi tiết về các khoản vay và trả trong kỳ.

Trong đó, ngồi các thơng tin về các dự tốn có liên quan, doanh nghiệp khi lập

dự toán thu chi tiền cần chú ý đến các thơng tin như sau:
-

Chính sách tín dụng áp dụng đối với khách hàng và nhà cung cấp

-

Việc tài trợ dịng tiền tài chính bằng các khoản vay


12

-

Các kế hoạch đầu tư có liên quan như đầu tư tài sản cố định, đầu tư tài chính.
 Dự toán bảng cân đối kế toán

Đây là dự toán được lập từ số dư các tài khoản trong quá khứ sau đó điều chỉnh
các ảnh hưởng của các hoạt động hoạch định đến từng tài khoản. Nhiều tài khoản sẽ bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh dự toán và nhiều tài
khoản sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong bảng dự toán tiền.
Sự phức tạp của việc lập dự toán bảng cân đối kế tốn thể hiện ở việc phải có
những kế hoạch chi tiết, chẳng hạn như kế hoạch thu tiền và số dư tài khoản phải thu,
kế hoạch mua NVLTT, chi tiền và dự báo số dư tài khoản phải trả, số dư tài khoản
hàng tồn kho, những ảnh hưởng chi tiết của chi phí hoạt động lên từng số dư tài khoản
trên bảng cân đối kế toán. (Hermanson, Edwards, Ivancevich, 2006).
1.1.3.2. Phân loại theo phương pháp lập
Dự toán cố định là dự tốn khơng quan tâm đến mức độ hoạt động trong khi đó
dự tốn linh hoạt lại được thiết kế linh động đối với từng mức độ hoạt động.
 Dự toán cố định (Fixed Budgeting2)

Dự toán cố định là dự tốn được thiết kế khơng phụ thuộc vào số lượng đầu ra
hay doanh số đạt được. Mục đích của dự tốn cố định trong giai đoạn lập kế hoạch
chính là thiết lập một mục tiêu tương đối rộng cho cơng ty. (Warren, Reeve, Ducha,
2012)
Dự tốn tổng thể được chuẩn bị ở kỳ dự toán bắt đầu được gọi là dự toán cố
định. Thuật ngữ “cố định” được hiểu là:
-

Ngân sách được lập trên cơ sở số lượng sản phẩm sản xuất và số lượng sản
phẩm bán ra dự tính, mà khơng có bất kỳ kế hoạch nào dự phịng trong
trường hợp có sự khác biệt giữa số lượng thực tế và số lượng dự toán.

2

Static Budget


13

-

Khi số lượng sản xuất và số lượng bán thực tế trong giai đoạn dự toán đã đạt
được, dự toán cố định không được điều chỉnh về mức độ hoạt động mới.
 Dự toán linh hoạt

Dự toán linh hoạt là dự tốn mà có rất nhiều mẫu ứng xử chi phí thiết kế cho
từng sự thay đổi số lượng bán ra. (Grossman & Livingstone, 2009).
Dự tốn linh hoạt có được sử dụng theo một trong 2 cách sau:
-


Ở giai đoạn lập kế hoạch: Ví dụ, cơng ty dự tính sẽ bán được 10.000 sản
phẩm trong năm kế tiếp. Dự toán tổng thể (dự toán cố định) sẽ được xây
dựng dựa trên số liệu này. Tuy nhiên, công ty cho rằng doanh số thực tế có
thể cao hơn 12.000 sản phẩm hoặc thấp hơn 8.000 sản phẩm, và vì thế cần
phải lập dự toán linh hoạt, tại các mức doanh số: 8.000, 9.000, 11.000 và
12.000 và đánh giá tất cả các tình huống có thể xảy ra.

-

Ở giai đoạn xem xét lại: Vào cuối mỗi tháng hoặc cuối giai đoạn kiểm sốt,
kết quả đạt được chính là tình huống thực tế mà dự tốn linh hoạt trước đó
đã xây dựng. Vì vậy, có thể nói dự tốn linh hoạt là nhân tố quan trong trong
hệ thống dự toán.
1.1.3.3. Phân loại theo mức độ phân tích
 Dự tốn từ gốc (Dự tốn bắt đầu từ số 0: Zero-based Budgeting)

Đây là phương pháp lập dự toán cho từng trung tâm dự toán bắt đầu đi từ con số
0, có nghĩa là từng khoản mục chi phí sau đó sẽ được điều chỉnh tồn diện trong dự
toán của năm sau.
Dự toán từ gốc từ chối việc kế thừa luận điểm của dự toán truyền thống rằng
hoạt động của năm nay sẽ tiếp tục cùng mức độ hoặc cùng số lượng với năm sau, và vì
thế dự tốn năm sau có thể được xây dựng dựa trên cơ sở cộng thêm chi phí, chi phí
mở rộng hoặc lạm phát.


14

Trong thực tế, nhà quản lý khơng lập dự tốn bắt đầu từ số 0, mà họ có thể bắt
đầu từ mức độ chi tiêu hiện tại và bắt đầu làm ngược, bằng cách giả sử tình huống loại
bỏ bớt hoạt động hoặc chi phí nào đó của doanh nghiệp. Bằng cách này, tồn bộ các

mục trên dự tốn sẽ được xem xét chi phí và lợi ích nhằm lựa chọn những cách thay
thế tốt hơn.
Việc áp dụng ZBB bao gồm 3 bước:
-

Bước 1: Xác định các hoạt động tạo ra doanh thu và chi phí

-

Bước 2: Đánh giá và xếp hạng từng hoạt động

-

Bước 3: Phân bổ nguồn lực

Trong đó, điều quan trọng hơn cả vẫn là việc chúng ta cần phải xây dựng một
thái độ hoài nghi đối với tất cả các khoản mục trong dự toán. Các câu hỏi thường phải
tự đặt ra là: “Hoạt động này có cần thiết hay khơng? Kết quả là gì nếu hoạt động đó
khơng được thực hiện? Các chi phí hiện tại đã hợp lý hay chưa? Có phương án nào
thay thế để vẫn đảm bảo chức năng hoạt động của bộ phận? Chi phí hoạt động tốt nhất
nên là bao nhiêu? Chi phí bỏ ra có xứng đáng với lợi ích thu về?” (BPP, 2011, trang
220)
 Dự toán cuốn chiếu (Dự toán liên tục: Rolling Budgeting)
Dự toán liên tục là dự toán được cập nhật liên tục bằng cách tiếp tục dự toán cho
các kỳ kế toán tiếp theo sau kỳ kế tốn trước đó.
Dự tốn liên tục nỗ lực để làm cho các mục tiêu và kế hoạch mang tính thực tế
và chắc chắn hơn, cụ thể là các yếu tố liên quan đến giá, bằng cách rút ngắn thời gian
lập dự tốn.
Thay vì lập dự tốn tổng hàng năm, doanh nghiệp có thể lập dự tốn cho từng
tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 4 tháng (tổng cộng 3 đến 6 hoặc thậm chí là 12 dự tốn mỗi

năm). Mỗi dự toán sẽ lên kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo, do đó, dự tốn hiện tại sẽ


×