Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

đồ án công nghệ thông tin Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2000 tại công ty TNHH Hoa San

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 129 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống ngày nay, con người ngày càng đang hướng tới những gì
là hoàn hảo, từ những nhu cầu thiết yếu của bản thân đến những nhu cầu cao
hơn. Họ ngày càng đòi hỏi không chỉ là ăn no mặc ấm nữa mà phải là ăn ngon
mặc đẹp. Những doanh nghiệp sản xuất hiện nay doanh nghiệp nào thỏa mãn
được nhu cầu của con người một cách nhiều nhất thì đó là một doanh nghiệp
thành công. Công ty TNHH Hoa San đang hướng đến mục tiêu đó.
Công việc chính của doanh nghiệp hiện nay là sản xuất sản phẩm theo
những đơn đặt hàng của khách hàng. Để thỏa mãn được một cách tốt nhất
những yêu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp cần phải đặt ra rất nhiều những
công việc mà mình cần thực hiện, những chiến lược trong tương lai, những sản
phẩm có chất lượng cao. Có một hướng đi mà có nhiều doanh nghiệp đi theo và
cũng đã gặt hái được nhiều thành công đó là xây dựng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000. Đây là bộ tiêu chuẩn bao gồm
các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.
Là một doanh nghiệp thành lập được 4 năm, một khoảng thời gian không
phải là ngắn nhưng cũng không phải quá dài, công ty đang ngày càng cố gắng để
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, tạo một chỗ đứng vững
chắc, tạo được hình ảnh của công ty mình trong tâm trí người tiêu dùng. Nhưng
để đạt được những mục tiêu dài hạn đó, công ty cần phải có một kế hoạch tốt, có
tính khả thi cao. Hiện nay, bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 đã trở nên quá quen
thuộc không chỉ đối với các doanh nghiệp, và nhiều doanh nghiệp cũng nhờ áp
dụng thành công bộ tiêu chuẩn này mà đã khẳng định được vị thế của mình, được
người tiêu dùng tin tưởng. Công ty TNHH Hoa San cũng đang nỗ lực để có thể
áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn này, tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý còn
nhiều thiếu sót. Nhưng công ty cũng cần phải tạo cho mình một bản sắc riêng,
một hệ thống chất lượng phù hợp với điều kiện, môi trường của công ty, không
rập khuôn theo những mẫu sẵn có, những khuôn mẫu của các doanh nghiệp đã áp
dụng trước, như vậy thì sẽ khó mà thành công được, doanh nghiệp phải tự xây
dựng được cho mình một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp nhất. Vì vậy, là
một sinh viên năm cuối hiện đang thực tập ở công ty TNHH Hoa San, em xin


được phép lựa chọn đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:
2000 tại công ty TNHH Hoa San”. Đề tài này vừa giúp em có thêm kinh nghiệm
trong thực tiễn vừa như là một giải pháp cho công ty có thể nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của mình.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 3 phần chính:
- Phần I: Tổng quan về công ty TNHH Hoa San
- Phần II: Chất lượng và quản lý chất lượng tại công ty TNHH Hoa San
- Phần III: Các bước để xây dựng ISO 9001: 2000 trong công ty TNHH
Hoa San
Trong thời gian nghiên cứu thực tập, em đã được sự giúp đỡ rất tận tình
của các cô chú, anh chị trong công ty và của cô giáo hướng dẫn, Th.s Đỗ Thị
Đông, em đã hoàn thành bài báo cáo của mình.
Tuy nhiên, chắc chắn bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót, em mong có
sự hướng dẫn của các thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HOA SAN
1.1. Sự hình thành, phát triển và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của
công ty
1.1.1 Thông tin chung về công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa San
Tên giao dịch: Hoa San Company Limited
Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, buôn bán các sản phẩm nhựa, giầy dép
- Buôn bán nguyên vật liệu, hóa chất, phế liệu, phế phẩm ngành nhựa
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
Địa chỉ: 26 Hàng Vải - Phường Hàng Bồ - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Tài khoản ngân hàng: 4211431100300059 tại Ngân hàng Đông Á – Chi
nhánh Hồ Gươm

Điện thoại: 04. 9231304
E mail:
1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển công ty
1.1.2.1. Thời điểm thành lập công ty
Công ty TNHH Hoa San được thành lập vào ngày 21/10/2002 với tiền thân
là cơ sở sản xuất Hoa San và lúc đó chỉ có 2 thành viên góp vốn. Trong giai
đoạn này, sản phẩm sản xuất của công ty là các loại dép, ngoài ra công ty còn
có các sản phẩm thương mại đó là các loại giầy dép và các loại mặt hàng bảo hộ
lao động. Công ty được thành lập trong điều kiện đất nước đang trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa để hội nhập với các nước trong khu vực và trên
thế giới nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
1.1.2.2. Các giai đoạn phát triển chủ yếu của công ty
* Giai đoạn 1: Trước năm 2002
Trong giai đoạn này có tên là cơ sở sản xuất Hoa San với nhiệm vụ đơn
thuần là sản xuất giầy dép sau đó bán lại theo đơn đặt hàng, cơ sở chưa có bộ
máy quản lý mà đơn thuần chỉ là công việc nhập nguyên liệu đầu vào sau đó qua
quá trình sản xuất tạo thành sản phẩm đầu ra theo đúng một quy trình và một
công thức nhất định. Và trong giai đoạn này mọi công việc từ kiểm tra chất lượng
nguyên vật liệu đến lưu kho sản phẩm đều do lao động trực tiếp (công nhân) thực
hiện. Và hai người góp vốn có thể được coi như đốc công có nhiệm vụ thúc đẩy
công nhân làm việc và phụ trách các vấn đề về kinh doanh như ký hợp đồng, vấn
đề tiền công, tiền lương, giao hàng , cơ sở không sử dụng thêm một nhân viên
quản lý nào khác. Cơ sở sản xuất Hoa San được đặt tại Gia Lâm- Hà Nội.
* Giai đoạn 2: Từ năm 2002 đến nay
Công ty TNHH Hoa San chính thức được thành lập vào ngày 21/10/2002
với tiền thân là cơ sở sản xuất Hoa San. Công ty TNHH Hoa San tại 26 Hàng
Vải- Hoàn Kiếm- Hà Nội chuyên kinh doanh, buôn bán các loại giầy dép và đồ
bảo hộ lao động. Xưởng sản xuất của công ty Hoa San được chuyển về địa điểm
mới là nằm trong khu công nghiệp tại Sài Đồng- Gia Lâm- Hà Nội, đây là nơi
sản xuất ra các loại dép nhựa phục vụ cho nhu cầu theo đơn đặt hàng sẵn có. Tại

đây máy móc, thiết bị được mua mới để phục vụ cho yêu cầu sản xuất ngày
càng cao của doanh nghiệp.
Đến ngày 09/06/2004 doanh nghiệp đăng ký thay đổi lần thứ nhất và có
thêm một thành viên tham gia góp vốn. Đến thời kỳ này, doanh nghiệp đã dần
dần đi vào ổn định về sản xuất cũng như về bộ máy quản lý, đã có những người
phụ trách từng công việc khác nhau, không có sự chồng chéo về quản lý.
Ngày 16/06/2005 đăng ký thay đổi lần 2 và có thêm một thành viên nữa
góp vốn. Thời gian này doanh nghiệp tiếp tục nhập thêm máy móc thiết bị để
hoàn thiện và mở rộng sản xuất cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của thị
trường. Doanh nghiệp đang dần dần tự hoàn thiện mình để có thể theo kịp với
xu thế phát triển như hiện nay.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chủ yếu của công ty
1.1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm
- Hiện nay, công ty TNHH Hoa San có một loại sản phẩm chủ yếu đó là
dép nhựa được sản xuất tại xưởng của công ty. Ngoài ra, công ty còn nhập các
loại giầy và các mặt hàng bảo hộ lao động để buôn bán ra thị trường. Do công
ty mới tách ra thành lập trong một thời gian ngắn nên chưa mở rộng sản xuất ra
nhiều loại sản phẩm mới, chủng loại ít, chủ yếu là sản xuất các loại dép nhựa
vào mùa đông và dép xỏ ngón vào mùa hè với đủ các cỡ. Mẫu mã cũng không
nhiều, chỉ sản xuất theo mẫu sẵn có chứ chưa có một bộ phận chuyên trách về
mẫu mã của sản phẩm.
- Sản phẩm của doanh nghiệp đã là một sản phẩm hoàn thiện nên hầu hết là
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng không phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Các loại
dép của doanh nghiệp được sản xuất ra là đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng,
sản phẩm đã được gắn mác Hoa San và đã được người tiêu dùng chấp nhận từ
rất lâu và hiện nay công ty đang ngày càng có nhiều đơn đặt hàng mới, điều đó
đã khẳng định được chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường cũng như được
người tiêu dùng chấp nhận về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên doanh nghiệp
nhìn chung chưa có hoạt động quản lý chất lượng một cách chuyên nghiệp, hiện
nay doanh nghiệp đang từng bước xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng để

đáp ứng ngày càng tốt hơn khách hàng của mình.
- Sản phẩm chính của doanh nghiệp là các loại dép, thành phần chủ yếu là
các loại phế liệu được tái sử dụng lại và các loại nhựa để tạo nên những sản
phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm này chính là mặt hàng chủ lực của công ty và
chiếm 60 – 70% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp. Tên gọi các loại sản
phẩm của doanh nghiệp được cho trong bảng dưới đây:
Bảng 1: Danh mục các loại sản phẩm của công ty TNHH Hoa San
Đơn vị tính: đồng
STT Tên sản phẩm Giá thành đơn vị
1 Trai nhựa các loại 4.059,5
2 Trai dán các loại 4.622,4
3 234 nike 5.510,9
4 Đại nike các loại 6.316,3
5 Zapan trung 5.871,5
6 Zapan đủ số 5.443,8
7 Zapan 37- 38 6.148,3
8 Đại kẻ 6.171,5
9 Kẻ 5 5.950,1
10 Kẻ 4 5.188,3
11 234 kẻ 4.930,6
12 Siêu nhân trung 8.462,1
13 Siêu nhân tiểu 7.422,1
14 Sport trung 8.370,2
15 Sport tiểu 7.124,7
16 Baby 6.590,9
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
1.1.3.2. Đặc điểm về thị trường
Công ty chủ yếu sử dụng hình thức bán hàng gián tiếp, không sử dụng hình
thức bán hàng trực tiếp, chủ yếu là bán qua trung gian, qua các nhà bán buôn,
bán lẻ. Chính sách bán hàng này có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt được chi

phí đối với các nhân viên bán hàng và doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian hơn
tập trung vào việc chuẩn bị hàng hóa. Tuy nhiên , doanh nghiệp sẽ gặp khó
khăn trong việc nắm bắt yêu cầu của khách hàng. Mạng lưới tiêu thụ hàng hóa
của công ty có thể được mô tả như sau:
Sơ đồ 1: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Quy mô thị trường của doanh nghiệp là tương đối rộng bởi vì sản phẩm
của doanh nghiệp là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng và là mặt hàng thiết yếu
trong đời sống xã hội hiện nay, là mặt hàng cần thiết phục vụ cho nhu cầu của
mỗi con người.
Sản phẩm của công ty chỉ được tiêu thụ ở thị trường trong nước, chủ yếu là
ở các tỉnh như: Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Đaklak, Nghệ An, Đà Nẵng,
Nam Định Sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ ở hầu hết ở các chợ như
chợ Đồng Xuân và các cửa hàng nhỏ lẻ ở các tỉnh. Do tiêu thụ ở nhiều nơi như
vậy nhưng số sản phẩm sản xuất ra mỗi năm không nhiều nên mỗi nơi chỉ có
một số lượng nhỏ sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp đang từng bước
mở rộng sản xuất để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Nhìn chung, thị trường của doanh nghiệp là tương đối rộng và doanh
nghiệp đang cố gắng để ngày càng mở rộng thị trường của mình ra thêm nhiều
tỉnh khác trong nước như các tỉnh ở phía nam nước ta và đáp ứng ngày càng tốt
hơn những khách hàng hiện tại của mình. Hiện nay doanh nghiệp đang
từngbước tạo dựng được uy tín của mình trên thị trường, nâng cao khả năng
cạnh tranh để có thể vươn ra đuợc các thị trường khác ngoài thị trường của
mình.
Doanh nghiệp
sản xuất
Bán lẻ
Người tiêu dùng
cuối cùng
Bán buôn Bán lẻ

1.1.3.3. Đặc điểm về công nghệ, cơ sở vật chất và trang thiết bị
Máy móc thiết bị của doanh nghiệp hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài
(Đài Loan), chỉ có các thiết bị như: máy tính, máy in, xe ô tô là được mua ở thị
trường nội địa, còn các máy móc dùng để phục vụ cho sản xuất thì hầu hết là
được đặt mua ở thị trường nước ngoài. Bởi vì công ty Hoa San là một doanh nghiệp
sản xuất vì thế trang thiết bị máy móc của công ty là một phần tài sản rất có giá trị.
Dưới đây là danh mục các loại công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp.
Bảng 2: Bảng phân bố khấu hao tài sản cố định
Đơn vị tính: đồng
TT Chỉ tiêu
Tháng/năm
sử dụng
Số năm
sử dụng
Mức khấu
hao 1 năm
Nguyên giá
TSCĐ
Số khấu
hao
1 Xe ô tô tải suzuki 01/ 01/ 03 03 26.700.700 80.000.000 2.225.000
2 Bộ máy tính, máy in 01/ 01/ 03 03 7.060.000 21.182.000 588.333
3 Xe ô tô 19/ 02/ 05 07 83.888.376 587.218.000 6.990.698
4 Máy ép nhựa 01/ 02/ 04 08 30.000.000 240.000.000 2.500.000
5 Máy xào cao tốc 01/ 04/ 04 05 3.000.000 15.000.000 250.000
6 Máy nén khí 15/ 07/ 04 05 2.476.190 12.380.952 206.349
7 Máy ép dép thủy lực 04/ 08/ 04 05 6.000.000 30.000.000 500.000
8 Máy sấy nhựa 04/ 08/ 04 05 2.500.000 12.500.000 208.333
9 Máy băm nhựa 04/ 08/ 04 05 3.000.000 15.000.000 250.000
10 Máy rửa nhựa 04/ 08/ 04 05 2.400.000 12.000.000 200.000

11 Dây chuyền dán sấy nhựa 04/ 08/ 04 05 4.000.000 20.000.000 333.333
12 Máy bóp quai thủy lực 04/ 08/ 04 05 5.600.000 28.000.000 466.667
13 Máy ép cao tần 10/ 08/ 04 08 5.699.950 45.599.600 474.996
14 Máy băm nhựa 2 bánh đà 14/ 10/ 04 05 5.000.000 25.000.000 416.667
15 Máy ép đế thủy lực 28/ 04/ 05 05 5.600.000 28.000.000 466.667
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Nhìn vào bảng trên ta thấy máy móc thiết bị hầu như là mới được đưa vào
sử dụng nên máy móc vẫn còn mới, có đủ điều kiện để tạo ra những sản phẩm
phù hợp với yêu cầu, không chậm trễ trong việc sản xuất ra hàng hóa. Nhờ thế
nó có tác dụng thúc đẩy tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường. Hơn nữa, số năm sử dụng của các loại máy móc này là ngắn, chỉ từ 3 –
5 năm, có một số ít máy là 7 – 8 năm nên máy móc ở công ty hoạt động khá tốt,
không có nhiều vấn đề trục trặc xảy ra trong quá trình vận hành sản xuất ra sản
phẩm đảm bảo việc sản xuất sản phẩm luôn được thông suốt.
Ta thấy máy móc thiết bị của công ty có một giá trị khá lớn khi nhìn vào
nguyên giá tài sản cố định, điều này cũng dễ hiểu bởi công ty là một doanh nghiệp
sản xuất nên phần tài sản cố định chiếm một vị trí đáng kể trong tổng tài sản.
Vì cơ chế sản xuất của doanh nghiệp là một dây chuyền khép kín nên máy
móc thiết bị cũng được sắp xếp theo một trật tự nhất định dẫn đến sự kết hợp
khá ăn ý giữa các loại máy móc do mỗi loại máy chỉ làm một nhiệm vụ nhất
định, không có sự chồng chéo bởi vì quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ, mỗi
loại máy thường chỉ nhập một chiếc. Tuy nhiên, dây chuyền sản xuất của doanh
nghiệp vẫn còn thủ công, tức là doanh nghiệp vẫn sử dụng nhiều lao động thay
cho máy móc trang thiết bị.
1.1.3.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu để sản xuất của doanh nghiệp chủ yếu là các loại phế liệu và
các loại mực in. Danh mục các loại nguyên vật liệu được cho trong bảng dưới đây:
Bảng 3: Bảng tổng hợp các loại nguyên liệu
STT

Loại nguyên vật
liệu
ĐVT
Đơn giá
(đồng)
STT
Loại nguyên
vật liệu
ĐVT
Đơn giá
(đồng)
1 Phế liệu đen kg 3.500 17 TiO
2
K100
kg
22.000
2 Phế liệu vàng kg 5.000 18 TiO
2
A100
kg
21.000
3 Phế liệu ong I kg 10.000 19 Sản phẩm PVC
kg
21.000
4 Phế liệu trắng cứng kg 15.000 20 Mực in SS- 102
kg
51.000
5 Dầu DOP kg 19.047 21 Mực in SS- 200
kg
65.000

6 Bột PVC- SK- 66 kg 11.730 22 Mực in SS- 404
kg
62.000
7 AC 133 kg 32.000 23 Mực in SB- 159
kg
80.000
8 Bột AC kg 7.300 24 Mực in SS- 209
kg
64.000
9 Xyclo kg 26.364 25 Mực in SS- 601
kg
63.000
10 Xylen kg 11.429 26 Mực in SS- 302
kg
60.000
11 Bao nilon kg 12.000 27 Mực in SS- 801
kg
82.000
12 Utramaneblue G58 kg 77.00 28 Mực in DEP- 102
kg
37.000
13 Hạt nhựa màu đen kg 17.700 29 Mực in DEP- 302
kg
48.000
14 Hạt nhựa màu xanh
6020
kg 57.000 30 Mực in DEP- 408
kg
52.000
15 Hạt nhựa màu xanh

dương M501H
kg 55.000 31 Dây treo mác
kg
25.000
16 Hạt nhựa vàng kg 26.000 32 Mác Hoa San cái 55
(Nguồn: Phòng vật tư)
Các loại nguyên vật liệu của doanh nghiệp tất cả đều được nhập từ thị
trường trong nước. Ví dụ như doanh nghiệp thu mua dép cũ từ những người
đồng nát sau đó tái tạo chúng để phục vụ cho việc sản xuất; hoặc mực in, hạt
nhựa doanh nghiệp mua từ những người sản xuất ở trong nước; còn dây treo và
mác doanh nghiệp đặt hàng ở một cơ sở sản xuất khác. Quan hệ của doanh
nghiệp đối với những nhà cung ứng này là những mối quan hệ lâu dài, mang
tính ổn định. Vì là sản xuất nhỏ nên hầu như mỗi loại nguyên liệu doanh nghiệp
chỉ mua của một nhà cung cấp nhất định nên có thuận lợi về giá cả và ổn định
về chất lượng nguyên vật liệu. Nhìn chung nguyên liệu của doanh nghiệp là
những thứ có sẵn trên thị trường, rất dễ mua, dễ kiếm nên đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc sản xuất được liên tục, không gây gián đoạn, đáp ứng kịp thời nhu
cầu khách hàng.
1.1.3.5. Đặc điểm về lao động và điều kiện lao động
Sử dụng hợp lý lao động và sử dụng một cách có hiệu quả là một nhân tố
giúp cho công ty đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Sau đây là bảng số
liệu về cơ cấu lao động của công ty:
Bảng 4: Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Tổng số lao động 57 100
Phân theo trình độ
Đại học và trên đại học 3 5.3
Trung cấp và cao đẳng 4 7
Thợ bậc 6 + 7 3 5.3
Thợ bậc 5 5 8.7

Công nhân 42 73.7
2
Phân theo đối tượng
Lao động quản lý 7 12.3
Lao động kỹ thuật 4 7
Lao động sản xuất phục vụ 46 80.7
3
Phân theo giới tính
Lao động nam 23 40.4
Lao động nữ 34 59.6
(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp)
Có thể thấy rõ hơn cơ cấu lao động của công ty qua những biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ
Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động phân theo đối tượng
Biểu đồ 3: Cơ cấu lao động phân theo giới tính
Qua bảng và các biểu đồ ở trên ta thấy cơ cấu lao động về chuyên môn là
chưa có sự cân đối vì số lao động có trình độ từ trung cấp và cao đẳng trở lên
chiếm tỷ trọng thấp, chỉ dưới 15% tổng lao động toàn công ty, chủ yếu là công
nhân chiếm tỷ trọng lớn, chiếm đến hơn 80% tổng số lao động toàn công ty.
Qua bảng trên ta còn thấy số lao động nữ và lao động nam là xấp xỉ bằng
nhau, tỷ lệ này là phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty bởi vì những công
việc nhẹ nhàng như cho dép vào nilon, dán dép, in thì chỉ cần lao động nữ.
Nhưng cũng có những công việc đòi hỏi phải cần đến lao động nam như việc
đứng máy, khuân vác
Hiện nay, trong điều kiện sản xuất bình thường, công ty bố trí lao động 2
ca 1 ngày. Khi yêu cầu của từng lô hàng phải giao nhanh, đúng tiến độ của
khách hàng đề ra thì phải tăng ca, làm thêm giờ cho kịp thời hạn. Nhìn chung,
công nhân sản xuất hoạt động trong môi trường có mùi nhựa là không tốt cho
sức khỏe nhưng công ty đã trang bị những đồ dùng bảo hộ lao động cần thiết

cho công nhân như khẩu trang bịt mặt, găng tay lao động
Dưới đây là bảng tiền lương đối với người lao động trong công ty Hoa San:
Bảng 5: Bảng tiền lương đối với nhân viên công ty Hoa San
Đơn vị tính: đồng
STT Bộ phận công tác
Lương chính/1
người/ 1 tháng
Ăn ca/ 1người/
1 tháng
Số được lĩnh/1
người/1 tháng
1 Bộ phận quản lý 997.282 180.000 1.177.282
2 Kế toán 800.000 130.000 930.000
3 Bảo vệ 600.000 180.000 780.000
4 Bộ phận dán, quét đế 2 màu, trộn 480.000 120.000 600.000
5 Bộ phận cao tần, cắt quai 460.000 115.000 575.000
6 Bộ phận in quai, lót vải mặt đế 420.000 105.000 525.000
7 Bộ phận xi 528.000 120.000 648.000
8 Bộ phận cắt viền quai 540.000 135.000 675.000
9 Bộ phận cắt vải 500.000 125.000 625.000
10 Bộ phận đóng gói gắn đề can 520.000 130.000 650.000
11 Bộ phận ép 600.000 120.000 720.000
12 Bộ phận ép quai, ép phom 440.000 110.000 550.000
13 Bộ phận dán, xỏ quai 560.000 140.000 700.000
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bảng trên cho thấy thu nhập hàng tháng của cán bộ công nhân viên trong
công ty, các cán bộ công nhân viên đều được đóng bảo hiểm theo quy định của
nhà nước và được hưởng lương theo đúng chế độ mà nhà nước đã ban hành. Do
xưởng sản xuất nằm tại khu công nghiệp, xung quanh rất ít nhà dân nên công ty
có đầy đủ chỗ ăn và chỗ ở cho các cán bộ công nhân viên, hầu hết những công

nhân ở ngoại tỉnh đều ăn và ngủ tại công ty. Đây chính là một điều kiện thuận
lợi không tạo ra sự gián đoạn trong sản xuất, luôn luôn có công nhân làm việc
trong những điều kiện cấp bách nhất.
1.1.3.6. Đặc điểm về tài chính
Đặc điểm về vốn và tài sản của công ty thể hiện tình hình tài chính của
công ty hay nói một cách khác nó phản ánh sức mạnh thực sự của công ty
Bảng 6: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của công ty
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
1. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn
Tài sản cố định/ tổng tài sản 68.7
Tài sản lưu động/ tổng tài sản 31.3
Nợ phải trả/ tổng tài sản 50.5
Nguồn vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn 49.5
2. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hàng hóa 111
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 120
Khả năng thanh toán nhanh 77
Khả năng thanh toán nợ dài hạn 166
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng trên ta thấy công ty TNHH Hoa San là một doanh nghiệp sản xuất
vì trong cơ cấu tài sản thì tài sản cố định chiếm một tỷ trọng cao trên 60%. Nhìn
vào cơ cấu nguồn vốn cho thấy công ty có nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn
đi vay là tương đương nhau, điều này cũng là hợp lý đối với một doanh nghiệp tư
nhân nhằm tạo ra sự chủ động về vốn, tạo ra sự chủ động trong nền kinh tế nhưng
cũng tránh để không xảy ra sự rủi ro đối với doanh nghiệp mình.
Cũng nhìn vào bảng trên ta thấy khả năng thanh toán của công ty là tương
đối đảm bảo, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, dài hạn > 1, tuy nhiên khả năng
thanh toán nhanh thì chưa được hợp lý lắm, lý do có thể là do công ty là một
doanh nghiệp sản xuất nên đã đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị mới nên

tài sản lưu động, tiền chiếm một tỷ trọng nhỏ trong doanh nghiệp.
1.1.3.7. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty nằm ngay tại trung tâm của thủ đô Hà Nội nên chịu ảnh hưởng
trực tiếp các chính sách vĩ mô của nhà nước ta. Công ty thành lập trong điều
kiện đất nước ta đang trên đà hội nhập với khu vực và quốc tế nên gặp rất nhiều
điều kiện thuận lợi. Trong những năm gần đây, nhà nước ta đang ngày càng
khuyến khích tư nhân xây dựng kinh tế để làm giàu cho đất nước, đó cũng là
một điều kiện thuận lợi. Còn riêng đối với mặt hàng tiêu dùng của công ty thì
đó là mặt hàng thiết yếu nên nhà nước hoàn toàn khuyến khích, do hàng hóa của
công ty không xuất ra nước ngoài nên không phải chịu những rào cản thương
mại, việc buôn bán là tương đối dễ dàng do doanh nghiệp luôn thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ thuế và các chính sách, pháp luật của nhà nước.
Nhìn chung trên thị trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất
những loại mặt hàng giống nhau, đặc biệt như là mặt hàng của công ty. Nhưng
công ty không phải chịu áp lực cạnh tranh ở trong ngành nhiều lắm do công ty
có những đơn đặt hàng thường xuyên và dài hạn, doanh nghiệp ít đưa ra mẫu
mã sản phẩm mới nên ít khi phải quảng cáo cho mặt hàng mới của mình,
thường chỉ là sản xuất theo những đơn đặt hàng sẵn có.
Cơ hội mở ra đối với doanh nghiệp đó là doanh nghiệp đang nằm trong một
nền kinh tế, chính trị tương đối ổn định, doanh nghiệp đang sản xuất một loại mặt
hàng thiết yếu rất cần thiết cho đời sống xã hội, vì vậy nhu cầu của thị trường là
rất lớn, nó luôn luôn mở ra đối với doanh nghiệp nhưng điều quan trọng là doanh
nghiệp phải biết nắm bắt lấy thời cơ, tận dụng mọi cơ hội để có thể đưa ra những
sản phẩm mới phù hợp với người tiêu dùng khi mà có rất nhiều các doanh nghiệp
cùng tham gia sản xuất một loại mặt hàng giống với doanh nghiệp.
1.1.3.8. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới
- Công ty đang tiếp tục hoàn thiện nhà xưởng sản xuất nằm trong khu công
nghiệp và sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mua sắm thêm máy móc
trang thiết bị, tuyển thêm lao động sản xuất.
- Khai thác tối đa năng lực sản xuất, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu

của khách hàng hiện tại và sẽ mở rộng phát triển thị trường đối với các khách
hàng khác.
- Tạo thêm mẫu mã cho sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng phong phú
và đa dạng hơn
- Xây dựng một hệ thống chất lượng trong toàn công ty
Để đạt được những mục tiêu này, doanh nghiệp cần phải tập trung điều tra
nhu cầu của khách hàng, tức là sản xuất những gì khách hàng cần chứ không
phải những gì mà doanh nghiệp có, tăng cường công tác Marketing, mở rộng thị
trường nâng cao thị phần, tìm nguồn nguyên liệu tốt, giá thành hạ , tạo ra một
đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để có thể tạo ra những mẫu mã phù hợp
nhất với nhu cầu của thị trường. Có nghĩa doanh nghiệp không chỉ đơn thuần
chỉ sản xuất rồi bán sản phẩm nữa mà phải làm tất cả các khâu từ nghiên cứu thị
trường cho đến việc quảng cáo để bán được sản phẩm, để thu hút những hợp
đồng, những khách hàng mới đến với công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải
sắp xếp lại lao động, xây dựng bộ máy quản lý quy củ hơn, tạo lập tác phong
công nghiệp cho người lao động, đổi mới các biện pháp quản lý
1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua
1.2.1. Bảng đánh giá tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ một công ty nào đều được thể
hiện qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh, nó cho thấy doanh nghiệp hoạt động
trong các năm ra sao, năm sau so với năm trước như thế nào. Sau đây là bảng
báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của công ty TNHH Hoa San:
Bảng 7: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp các năm 2001; 2002; 2003
Đơn vị tính: đồng
STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003
1 Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
3.102.300.181 3.350.484.195 3.652.027.773
2 Doanh thu thuần về

bán hàng và cung cấp
dịch vụ
3.102.300.181 3.350.484.195 3.652.027.773
3 Giá vốn hàng bán 2.950.224.608 3.195.093.251 3.460.285.991
4 Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
152.075.573 155.390.944 191.741.782
5 Doanh thu hoạt động tài
chính
0 0 1.094.718
6 Chi phí tài chính 0 0 0
7 Chi phí bán hàng 104.591.808 135.965.350 176.760.155
8 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
47.483.765 19.425.594 14.981.627
9 Lợi nhuận khác 0 0 0
10 Tổng lợi nhuận trước
thuế
47.483.765 19.425.594 16.076.345
11 Thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp
13.295.454 5.439.166 4.501.376
12 Lợi nhuận sau thuế 34.188.311 13.986.428 11.574.968
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bảng 8: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp các năm 2004; 2005
Đơn vị tính: đồng
STT Chỉ tiêu 2004 2005
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ

4.017.230.550 4.459.671.600
2 Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
4.017.230.550 4.459.671.600
3 Giá vốn hàng bán 3.754.410.300 4.087.576.509
4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
262.820.250 372.095.091
5 Doanh thu hoạt động tài chính 0 1.247.500
6 Chi phí tài chính 0 0
7 Chi phí bán hàng 233.323.405 325.638.103
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
29.496.845 47.731.488
9 Lợi nhuận khác 0 0
10 Tổng lợi nhuận trước thuế 9.496.845 47.731.488
11 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 8.259.117 13.364.817
12 Lợi nhuận sau thuế 21.237.728 34.366.671
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua 2 bảng trên ta thấy doanh thu của công ty năm sau cao hơn năm trước,
cụ thể là năm 2002 tăng 1,08 lần so với năm 2001, năm 2003 tăng 1,09 lần so
với năm 2002, năm 2004 tăng 1,1 lần so với năm 2003, năm 2005 tăng 1,11 lần
so với năm 2004. Ta thấy doanh thu qua mỗi năm đều tăng hơn so với năm
trước và càng về sau thì càng tăng nhiều hơn, nó cho thấy doanh nghiệp hoạt
động ngày càng hiệu quả hơn, sản xuất dần dần đi vào ổn định.
Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng được thể hiện một cách chi tiết ở 2
bảng trên, cụ thể là: năm 2002 lợi nhuận giảm xuống, chỉ đạt 60% so với năm
2001, năm 2003 lợi nhuận so với năm 2002 vẫn giảm chỉ đạt 83,3%, từ năm
2004 tăng 1,82 lần so với năm 2003, năm 2005 tăng 1,62 lần so với năm 2004.
Có năm lợi nhuận tăng nhưng cũng có năm giảm xuống, điều này có thể được lý

giải như sau: Năm 2002 lợi nhuận giảm so với năm 2001 là do đến tháng 10/
2002 doanh nghiệp mới được tách ra thành lập riêng, nhân công đang làm việc
ổn định ở bên xưởng Gia Lâm thì đến gần cuối năm lại chuyển địa điểm sản
xuất nên phát sinh rất nhiều chi phí như chi phí đi lại, những hao phí về thời
gian dẫn đến lợi nhuận giảm sút. Sang đến năm 2003 thì công ty phải đầu tư cho
tài sản cố định là rất lớn để phục vụ cho việc sản xuất, doanh nghiệp gần như
phải đầu tư lại nhà xưởng, máy móc thiết bị, tuyển thêm nhân công nên lợi
nhuận giảm xuống là điều có thể hiểu được. Nhưng bắt đầu từ năm 2004 trở đi,
lợi nhuận của doanh nghiệp bắt đầu tăng cho thấy doanh nghiệp đang dần dần đi
vào ổn định sản xuất, và ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn. Vì công ty hoạt
động có hiệu quả hơn sẽ dẫn đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong
công ty ngày càng khá hơn, từ đó thúc đẩy mọi người làm việc tốt hơn thì lại
dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng thu được nhiều
thành quả.
Ta có thể thấy rõ hơn sự thay đổi của doanh thu và lợi nhuận qua các biểu
đồ sau:

( Nguồn: tác giả tự xây dựng)

(Nguồn: tác giả tự xây dựng)
1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp hiện nay
Bất kỳ một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đang hoạt động sản xuất kinh
doanh trên một thị trường ngày càng có xu thế cạnh tranh khốc liệt hiện nay đều
có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Công ty TNHH Hoa San cũng không
nằm ngoài quy luật đó. Sau đây là một số thuận lợi và khó khăn đang xảy ra đối
với công ty:
* Những thuận lợi:
- Doanh nghiệp đang hoạt động trong một môi trường kinh doanh có nhiều
thuận lợi: nền chính trị, kinh tế ổn định có sự điều tiết của nhà nước. Đặc biệt,

trụ sở chính của doanh nghiệp đặt tại Hà Nội – là trung tâm của cả nước nên rất
thuận tiện cho việc giao dịch với các đối tác, mở rộng quan hệ làm ăn, dễ nắm
bắt được những xu hướng mới. Cũng nhờ những thuận lợi đó mà doanh nghiệp
có thể dễ dàng thực hiện những mục tiêu của mình.
- Sản phẩm của công ty là sản phẩm thiết yếu rất cần thiết cho đời sống xã
hội bởi vì nó là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày vì thế những thị trường tiềm
năng luôn luôn mở rộng đối với công ty giúp công ty có thể tăng được thị phần
của mình nhưng vấn đề chính là công ty phải biết nắm bắt lấy cơ hội, vấn đề
này đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ biết sản xuất theo những đơn đặt hàng sẵn
có mà cần phải biết sáng tạo ra những mẫu mã mới để tạo ra được thương hiệu
của riêng mình để có thể đứng vững trên thị trường trước hết là ở trong nước.
- Bởi vì xưởng sản xuất của công ty nằm trong khu công nghiệp nó đòi hỏi
công ty phải làm ăn một cách chuyên nghiệp hơn, không đơn thuần chỉ sản xuất
ra rồi bán.
- Hiện nay, xưởng sản xuất của doanh nghiệp đã tương đối đầy đủ về các
thiết bị lao động và nhân công nên quy trình sản xuất diễn ra thường ít khi bị
gián đoạn. Hơn nữa, máy móc thiết bị mà công ty nhập về đều là trang thiết bị
có chất lượng nên luôn đảm bảo những yêu cầu đặt ra. Hiện công ty vẫn đang
tiếp tục nhập những trang thiết bị mới để chuẩn bị cho mục tiêu mở rộng thị
trường của mình.
* Những khó khăn:
- Do mới thành lập cách đây không lâu và hiện nay xưởng sản xuất của
công ty vẫn còn đang tiếp tục được hoàn thiện nên sản xuất dường như vẫn
chưa được ổn định, điều đáng nói nhất là bộ máy quản lý của công ty vẫn còn
đang trong quá trình hoàn thiện nên việc phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của
từng người chưa được rõ ràng, còn có sự chồng chéo trong bộ máy quản lý.
- Mặt hàng của doanh nghiệp: hiện có rất nhiều công ty cùng sản xuất cùng
loại mặt hàng này và trong tương lai sẽ có các công ty khác được thành lập tạo
nên một xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nếu doanh nghiệp không đầu tư
đổi mới kịp thời cho phù hợp, tạo chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trường

thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dần dần lạc hậu dẫn đến việc mất khách hàng
do họ sẽ đi tìm những doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn.
- Hiện tại doanh nghiệp chưa có một bộ phận chuyên trách để tạo ra những
kiểu dáng, mẫu mã mới cho sản phẩm của mình nên doanh nghiệp vẫn chỉ chủ
yếu sản xuất sản phẩm theo những đơn đặt hàng sẵn có, tạo nên tình trạng rất
lãng phí tức là không sử dụng được hết những chức năng của trang thiết bị máy
móc hiện đại mà công ty đã và đang mua về, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn
đến chi phí tăng cao do phải bảo quản máy móc thiết bị mà giá của sản phẩm
bán ra vẫn không thay đổi làm giảm sút lợi nhuận.
1.2.3. Các kết quả hoạt động khác của doanh nghiệp
* Về lĩnh vực Marketing: Nhìn chung công ty chưa chú trọng đến vấn đề
marketing theo một cách đúng nghĩa, công ty có trụ sở giao dịch nằm ở 26 Hàng
Vải cũng là phòng kinh doanh của công ty. Đây chính là nơi diễn ra các hoạt
động marketing của công ty. Tại đây có bầy bán những sản phẩm của công ty
sản xuất và cả những mặt hàng mà công ty nhập về để giới thiệu và bán, đây
cũng là nơi để công ty có thể thu thập ý kiến khách hàng một cách trực tiếp.
Chính vì hoạt động marketing không chuyên nghiệp như vậy mà doanh nghiệp
chưa sản xuất ra những mặt hàng theo yêu cầu của khách hàng mà chỉ sản xuất
những mặt hàng theo những hợp đồng sẵn có từ trước.
* Về hoạt động quản trị vật tư: Vì là doanh nghiệp sản xuất nên doanh
nghiệp đặc biệt chú ý đến hoạt động này. Doanh nghiệp có phòng vật tư riêng
với một trưởng phòng và một nhân viên có nhiệm vụ nhập nguyên vật liệu, giải
quyết những vấn đề phát sinh có liên quan đến nguyên vật liệu, bảo quản
nguyên vật liệu và sản phẩm Để tiện cho công việc sản xuất, kho của công ty
nằm ngay trong xưởng nên rất thuận lợi cho việc sản xuất sản phẩm. Từ đó tạo
điều kiện cho việc sản xuất được tiến hành một cách trôi chảy.
* Về lĩnh vực tài chính kế toán: Đây là lĩnh vực mà bất kỳ một công ty nào
cũng cần phải quan tâm đến. Riêng về lĩnh vực này thì công ty cũng có một
phòng riêng để làm các nhiệm vụ liên quan đến tài chính như vấn đề về lương
bổng, hạch toán các chi phí phát sinh Doanh nghiệp có hồ sơ lưu trữ nên việc

lỗ lãi hoặc những vấn đề khúc mắc về lương bổng thì sẽ được giải quyết ổn thỏa.
* Ngoài ra doanh ngiệp luôn luôn thực hiện theo đúng các yêu cầu, chính
sách mà nhà nước đã ban hành đối với những vấn đề liên quan đến doanh
nghiệp, chấp hành và tuân thủ những quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, tham gia các hoạt động tình nguyện, thực hiện
chế độ khen thưởng và phê bình đối với những cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp
1.3. Các mặt hoạt động quản trị doanh nghiệp chủ yếu
1.3.1. Cơ cấu sản xuất của công ty
Công ty TNHH Hoa San là một doanh nghiệp sản xuất nhỏ, số lượng công
nhân ít và cả công ty chỉ có một dây chuyền sản xuất dép nhất định theo một
quy trình khép kín nên cả công ty chỉ có một phân xưởng và trong phân xưởng
đó chia ra nhiều bộ phận. Phân xưởng của công ty bao gồm các bộ phận sau: Bộ
phận dán, quét đế 2 màu, trộn; Bộ phận cao tần, cắt quai; Bộ phận in quai, lót
vải mặt đế; Bộ phận xi; Bộ phận cắt viền quai; Bộ phận cắt vải; Bộ phận đóng
gói gắn đề can; Bộ phận ép; Bộ phận ép quai, ép phom; Bộ phận dán, xỏ quai. Ở
mỗi bộ phận sẽ có một tổ trưởng phụ trách công việc chính ở đó và sẽ đóc thúc
công nhân ở bộ phận mình làm việc sao cho có hiệu quả.
Ở trong cả phân xưởng thì có 2 quản đốc quản lý cả phân xưởng, 2 quản
đốc này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc và có nhiệm vụ phối hợp
với các phòng ban trong công ty để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 2 quản
đốc phải quán xuyến được công việc cả phân xưởng, đôn đốc công nhân làm
việc và kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình sản xuất. 2 quản đốc này
thì 1 người là nam 1 người là nữ, quản đốc nữ có trách nhiệm quản lý công nhân
nữ và quản lý những công việc nhẹ nhàng, còn quản đốc nam có nhiệm vụ quản
lý công nhân nam và phụ trách những công việc ví dụ liên quan đến máy móc
thiết bị, những công việc nặng nhọc hơn.
Công nhân làm việc ở trong phân xưởng chủ yếu ăn và ngủ ở công ty do
họ chủ yếu là những người ở quê xa. Hơn nữa, công ty có chỗ ăn ở ngay cạnh
xưởng sản xuất cho công nhân nên rất thuận tiện cho họ.

Dưới đây là dây chuyền sản xuất sản phẩm trong phân xưởng của công ty:
* Quá trình tạo ra đế dép:
Sơ đồ 2: Quá trình tạo đế dép
Máy băm
Đập đế > Rửa đế > Dây chuyền sấy nhựa > Băm
nhựa
Máy cao
xào tốc
Máy ép đế
Đế dép xào
thủy lực
(Nguồn: Phòng vật tư)
Đầu tiên từ những nguyên liệu là các loại dép cũ, các phế liệu, các loại
nhựa, người ta đập cho sạch sau đó rửa thật sạch những nguyên liệu đó, cho
chúng vào máy băm nhựa để băm nhỏ. Sau khi băm, những nguyên liệu này có
kích thước nhỏ khoảng bằng hạt đỗ xanh. Sau đó chúng được xào lên bằng cách
cho vào máy xào cao tốc, và rồi được qua một dây chuyền để tạo thành một đế
dép hoàn chỉnh (qua máy ép đế thủy lực).
* Quá trình tạo ra quai dép
Có nhiều loại quai dép, đối với loại quai vải hoặc quai nhựa thì doanh
nghiệp tự sản xuất lấy, còn đối với loại quai dép làm bằng những chất liệu đặc
biệt thì doanh nghiệp phải đặt hàng từ bên ngoài.
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất quai
Máy ép quai Máy bóp quai
Cắt vải > in hình > ép nóng > bóp quai
Cao tần thủy lực
cắt quai
(Nguồn: Phòng vật tư)
Sơ đồ trên có thể được diễn tả như sau: đầu tiên cũng từ những nguyên liệu
sẵn có, đó là vải hoặc phế liệu nhựa, người ta cắt thành hình cái quai dép. Sau khi

in đưa miếng vải hoặc miếng nhựa đó qua máy ép cao tần, nó sẽ làm cho những
hình trên quai dép dính chặt xuống và không bị mờ đi, rồi đưa sản phẩm đó qua
máy bóp quai thủy lực, sau khi để nguội, công nhân bộ phận cắt quai sẽ làm nhiệm
vụ cắt lại một lần nữa những chỗ bị thừa ra cho phù hợp với đế dép đã sản xuất.
* Sau khi sản xuất xong đế dép và quai dép người ta sẽ tiến hành một quy
trình cuối cùng để hoàn tất sản phẩm, đó là quy trình dán đế dép và quai dép lại
với nhau. Quy trình đó được thực hiện như sau:
Sơ đồ 4: Quy trình dán dép
Máy ép dép Máy sấy
Quét keo dán > Dán quai > ép dép > sấy khô dép
thủy lực nhựa
buộc dép < lồng bao < xỏ mác
(Nguồn: Phòng vật tư)
Sau khi hoàn tất 2 quy trình đầu tiên là quy trình sản xuất đế dép và quai
dép, quy trình cuối cùng là dán dép. Đầu tiên người ta sẽ lấy những sản phẩm

×