Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Luận văn thạc sĩ các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế toán của các công ty niêm yết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

NGUYỄN THỊ LAN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CƠNG BỐ THƠNG TIN KẾ TỐN CỦA CÁC
CƠNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHỐN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

NGUYỄN THỊ LAN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CƠNG BỐ THƠNG TIN KẾ TỐN CỦA CÁC
CƠNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHỐN TP. HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN QUỐC THỊNH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông
tin kế tốn của các cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí
Minh” là do bản thân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Trần Quốc Thịnh.
Số liệu trong đề tài đƣợc thu thập, sử dụng một cách trung thực và kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận văn này không sao chép ở bất cứ luận văn nào và
cũng chƣa đƣợc trình bày hay cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu nào trƣớc
đây. Tất cả nội dung đƣợc kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều đƣợc
ngƣời viết trích dẫn và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.

Học viên

Nguyễn Thị Lan


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

i

MỤC LỤC

ii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu

1

3. Câu hỏi nghiên cứu

2

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2

5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

2


6. Các đóng góp của luận văn

3

7. Kết cấu luận văn

3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VỀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CƠNG BỐ THƠNG TIN

4

1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngồi

4

1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc

10

1.3. Kế thừa kết quả và khe hổng của đề tài

15

Kết luận chƣơng 1

15


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về công bố thông tin kế tốn

16
16

2.1.1. Các khái niệm

16

2.1.2. Sự cần thiết của việc cơng bố thơng tin kế tốn

18

2.1.3. Đo lƣờng mức độ cơng bố thơng tin kế tốn

18

2.1.3.1.

Phƣơng pháp phân tích nội dung ................................................... 19

2.1.3.2.

Phƣơng pháp chỉ số CBTT ............................................................ 19

2.2. Các lý thuyết nền liên quan đến mức độ công bố thông tin

20



2.2.1. Lý thuyết thơng tin hữu ích

20

2.2.2. Lý thuyết thơng tin bất cân xứng

21

2.2.3. Lý thuyết tín hiệu

22

2.2.4. Lý thuyết đại diện

23

2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ cơng bố thơng tin kế tốn

24

2.3.1. Quy mơ cơng ty

24

2.3.2. Khả năng sinh lời

24

2.3.3. Địn bẩy tài chính


25

2.3.4. Tính thanh khoản

25

2.3.5. Tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài

25

2.3.6. Tỷ lệ phân tán cổ đơng

26

2.3.7. Chủ thể kiểm tốn

26

2.3.8. Loại ngành

26

Kết luận chƣơng 2
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27
28

3.1. Quy trình nghiên cứu


28

3.2. Giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu

29

3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu

29

3.2.2. Mơ hình nghiên cứu

31

3.3. Cách thức đo lƣờng các biến

34

3.3.1. Đo lƣờng biến phụ thuộc

34

3.3.2. Đo lƣờng biến độc lập

36

3.4. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

37


3.4.1. Mẫu nghiên cứu

37

3.4.2. Dữ liệu nghiên cứu

38

3.5. Phƣơng pháp phân tích số liệu

38

Kết luận chƣơng 3

38

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

40

4.1. Thực trạng việc CBTT kế toán của các CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán
TPHCM

40


4.2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

41


4.2.1. Phân tích thống kê

41

4.2.2. Phân tích tƣơng quan

43

4.2.3. Phân tích hồi quy

45

4.2.3.1. Kiểm định hệ số hồi quy ................................................................... 45
4.2.3.2. Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình hồi quy ........................... 47
4.2.3.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể ............... 48
4.2.3.4. Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến ................................................ 48
4.2.3.5. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan ................................................ 49
4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu

49

Kết luận chƣơng 4

51

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

52


5.1. Kết luận

52

5.2. Các gợi ý về chính sách liên quan đến việc nâng cao mức độ CBTT

52

5.3. Các hạn chế của đề tài và những hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai

54

LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1:DANH SÁCH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT HOSE
PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÔNG BỐ THÔNG TIN
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

56


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu..........................................................28
Sơ đồ 3.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất...............................................................33
Sơ đồ 4.1: Mơ hình nghiên cứu chính thức..........................................................46


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Mô tả các biến.................................................................................... 32
Bảng 3.2: Đo lƣờng biến độc lập........................................................................36

Bảng 3.3: Mô tả chọn mẫu nghiên cứu ..............................................................37
Bảng 4.1: Thống kê mô tả.................................................................................. 42
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tƣơng quan ................................................................ 43
Bảng 4.3: Kiểm định hệ số hồi quy ................................................................. 45
Bảng 4.4: Kết quả mơ hình hồi quy ................................................................. 46
Bảng 4.5: Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình hồi quy ............................47
Bảng 4.6: Kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể ...................... 48
Bảng 4.7: Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến ................................................48
Bảng 4.8: Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan .................................................49
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết .......................................49


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thƣờng niên

CBTT

Cơng bố thơng tin

CTNY


Cơng ty niêm yết

DN

Doanh nghiệp

IAS (International Accounting Standards) Chuẩn mực kế toán quốc tế
IFRS (International Financial Reporting Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc
Standard)
ROE

tế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSCĐ

Tài sản cố định

TTCK

Thị trƣờng chứng khốn

UBCK


Ủy ban chứng khoán

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thông tin kế tốn có vai trị và ý nghĩa quan trọng trong việc ra quyết định của
những đối tƣợng có liên quan. Trên thị trƣờng chứng khốn, thơng tin kế tốn của
một công ty là cơ sở để các nhà đầu tƣ đƣa ra quyết định kinh doanh. Vì vậy, việc
cơng bố thơng tin kế tốn một cách đầy đủ, cơng khai và hợp lý góp phần hình
thành một thị trƣờng vốn lành mạnh, phát triển bền vững. Khi đó, các cơng ty niêm
yết có thể huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế
trên thị trƣờng, các nhà đầu tƣ sẽ có đầy đủ thông tin để đƣa ra quyết định đầu tƣ
đúng đắn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế của
các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm phát huy thị trƣờng vốn, tận
dụng cơ hội để thu hút vốn cho đầu tƣ phát triển.
Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của thông tin kế toán, các cơ quan quản lý Nhà
nƣớc Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc chỉnh sửa, bổ sung nhằm hoàn thiện
hành lang pháp lý trong việc lập và cơng bố thơng tin kế tốn. Tuy nhiên thực
trạng việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam chƣa đƣợc tuân thủ, việc vi phạm về công bố thông tin xảy ra thƣờng
xuyên và phổ biến ở các công ty niêm yết (Lê Thị Thảo, 2015). Theo số liệu đƣợc
công bố trên website của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, trong năm 2016 có
72 trƣờng hợp vi phạm về CBTT và trong năm 2017 số trƣờng hợp vi phạm đã
tăng lên 104 trƣờng hợp. Trong đó, phần lớn các vi phạm là các công ty niêm yết

không công bố đầy đủ thơng tin.
Do đó, ngƣời viết quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thơng tin kế tốn của các cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khốn TP. Hồ Chí Minh” nhằm đƣa ra những giải pháp nâng cao mức độ
CBTT của các công ty niêm yết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát


2

Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT kế toán của các CTNY trên
Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM. Từ đó gợi ý những chính sách thiết thực
nhằm góp phần nâng cao mức độ CBTT kế tốn của các công ty niêm yết.
Mục tiêu cụ thể
Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT kế tốn của các cơng ty
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh.
Gợi ý các chính sách liên quan góp phần nâng cao mức độ CBTT kế toán của
các CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh .
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau:
Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến mức độ CBTT kế toán của các CTNY trên
Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh?
Những chính sách nào phù hợp cho các CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán
TP.HCM để nâng cao mức độ CBTT kế toán?
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu tập trung phƣơng pháp định lƣợng bao gồm thống kê
mơ tả, phân tích tƣơng quan, hồi quy tuyến tính nhằm xác định các nhân tố tác
động đến mức độ cơng bố thơng tin kế tốn của các cơng ty niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khốn TP. HCM.

5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng ngiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT kế tốn của
các cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện đối với các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khốn TP.HCM nhằm đảm bảo thống nhất trong việc đo lƣờng mức độ
CBTT
Nghiên cứu chỉ tập trung vào các yếu tố thuộc đặc điểm về tài chính của cơng
ty, khơng đề cập đến các yếu tố quản trị công ty và các yếu tố bên ngoài.


3

Trong phạm vi đề tài này, ngƣời viết chỉ nghiên cứu mức độ CBTT trong năm
2016 của các CTNY, vì tại thời điểm thực hiện bài nghiên cứu, thông tin năm 2017
chƣa đƣợc cơng bố đầy đủ.
6. Các đóng góp của luận văn
Hệ thống hóa những nội dung liên quan đến việc CBTT kế toán, đồng thời bổ
sung thêm những kết quả nghiên cứu gần đây nhất về mức độ CBTT kế tốn.
Xác định mơ hình các nhân tố tác động đến mức độ CBTT của các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong khoảng thời gian
gần đây.
Đề tài cũng sẽ đóng góp một số chính sách để nhằm nâng cao mức độ CBTT kế
toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM.
7. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, các bảng, biểu, phụ lục, đề tài bao gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc về các nhân tố ảnh hƣởng đến mức
độ công bố thông tin
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết

Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chƣơng 5: Kết luận nghiên cứu và gợi ý chính sách


4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VỀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN

1.1.

Các nghiên cứu nƣớc ngồi

Trên thế giới, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về mức độ CBTT và các
nhân tố tác động đến mức độ CBTT.
Nghiên cứu của Stephen Owusu-Ansah (1998): “The impact of corporate
attributes on the extent of mandatory disclosure and reporting by listed companies
in Zimbabwe”
Nghiên cứu tìm hiểu về mức độ ảnh hƣởng của các thuộc tính cơng ty đến mức
độ công bố thông tin bắt buộc của các công ty niêm yết tại Zimbabwe. Tác giả sử
dụng mơ hình hồi quy, phân tích tác động của 8 nhân tố bao gồm: quy mô công ty,
chất lƣợng của kiểm tốn bên ngồi, cấu trúc chủ sở hữu, loại hình ngành nghề, độ
tuổi cơng ty, liên kết đa quốc gia, khả năng sinh lời và tính thanh khoản đến mức
độ CBTT bắt buộc. Tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu là các cơng ty phi tài chính
có cổ phiếu đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Zimbabwe (ZSE) ít nhất
một năm. Theo điều kiện này, có 49 công ty đƣợc lựa chọn, đại diện cho khoảng
86% các cơng ty phi tài chính niêm yết trên ZSE. Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu
thập trên BCTN năm 1994. Chỉ số CBTT đƣợc tính theo phƣơng pháp chỉ số

khơng trọng số dựa trên một danh mục công bố đƣợc tác giả xây dựng gồm 214
mục thông tin. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy quy mơ cơng ty, cấu trúc chủ sở
hữu, độ tuổi công ty, liên kết đa quốc gia và khả năng sinh lời có ảnh hƣởng tích
cực đến mức độ CBTT bắt buộc. Chất lƣợng của kiểm tốn bên ngồi, loại hình
ngành nghề và tính thanh khoản khơng có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của Street & Gray (2002): “Factors influencing the extent of
corporate compliance with International Accounting Standards: summary of a
research monograph”


5

Nội dung của bài nghiên cứu là xem xét báo cáo tài chính của một mẫu các
cơng ty trên thế giới để đánh giá mức độ tuân thủ Chuẩn mực kế tốn quốc tế
(IAS) và tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ tuân thủ IAS. Mẫu nghiên
cứu là 279 cơng ty có đề cập đến việc sử dụng IAS của họ, các công ty này thuộc
nhiều quốc gia khác nhau. Tác giả đƣa ra mơ hình nghiên cứu gồm 11 biến độc lập
và 2 biến phụ thuộc. Các biến độc lập gồm: tình trạng niêm yết, quy mơ cơng ty,
khả năng sinh lời, loại hình ngành nghề, cách thức mà cơng ty tham khảo IAS
trong chú thích về chính sách kế tốn, chủ thể kiểm tốn, loại chuẩn mực kế tốn
mà cơng ty sử dụng đƣợc nêu trong báo cáo kiểm toán, loại chuẩn mực kiểm toán
đƣợc trình bày trong báo cáo kiểm tốn, quốc tịch, mức độ đa quốc gia, quy mơ
của thị trƣờng chứng khốn. Biến phụ thuộc là chỉ số CBTT theo IAS, chỉ số này
đƣợc đo lƣờng theo 2 cách. Cách thứ nhất (biến phụ thuộc thứ nhất- DIS 1), đo
lƣờng chỉ số CBTT theo từng IAS, sau đó tính chỉ số CBTT tổng thể bằng cách
cho mỗi IAS có trọng số bằng nhau. Cách thứ 2 (biến phụ thuộc thứ hai- DIS 2),
đo lƣờng chỉ số CBTT tổng thể theo danh mục CBTT của tất cả các IAS, mỗi mục
có trọng số bằng nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng niêm yết, chủ thể kiểm
tốn, cách thức mà cơng ty tham khảo IAS trong chú thích về chính sách kế tốn
và quốc tịch có tác động đáng kể đến mức độ CBTT theo IAS. Bài nghiên cứu

đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp định lƣợng: thống kê mô tả, hồi quy từng bƣớc,
phân tích tƣơng quan.
Nghiên cứu của Jeffrey J. Archambault và Marie E. Archambault (2003): “A
multinational test of determinants of corporate disclosure”
Trong bài nghiên cứu này, vấn đề mức độ CBTT đã đƣợc hai tác giả Jeffrey J.
Archambault và Marie E. Archambault nghiên cứu ở một phạm vi rộng hơn và
xem xét nhiều yếu tố hơn. Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ báo cáo thƣờng
niên của 1.000 công ty cơng nghiệp hàng đầu ở 41 quốc gia. Nhóm tác giả đã đƣa
ra mơ hình gồm 5 giả thuyết: Văn hóa quốc gia, hệ thống chính trị quốc gia, hệ
thống kinh tế quốc gia, hệ thống tài chính doanh nghiệp, hệ thống hoạt động doanh
nghiệp có ảnh hƣởng đến mức độ CBTT. Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp


6

phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi hệ thống đều có tác động đáng
kể đến mức độ CBTT. Xét riêng các yếu tố thuộc doanh nghiệp, có 3 yếu tố thuộc
hệ thống tài chính đó là: Sàn giao dịch niêm yết, cổ tức, chủ thể kiểm toán và 2 yếu
tố thuộc hệ thống hoạt động bao gồm ngành nghề kinh doanh và doanh thu xuất
khẩu tác động cùng chiều đến mức độ CBTT của doanh nghiệp.Từ đó, nhóm tác
giả đã kết luận rằng việc CBTT là một quá trình phức tạp ảnh hƣởng bởi tập hợp
nhiều nhân tố.
Nghiên cứu của Cheung và cộng sự (2005): “Determinants of Corporate
Disclosure and Transparency: Evidence from Hong Kong and Thailand”
Nhóm tác giả thực hiện bài nghiên cứu với mục tiêu là tìm hiểu các nhân tố ảnh
hƣởng đến mức độ CBTT ở 2 quốc gia châu Á là Hồng Kông và Thái Lan. Bài
nghiên cứu chia các yếu tố thành 2 nhóm, nhóm thuộc đặc điểm tài chính và nhóm
thuộc đặc điểm quản trị cơng ty. Nhóm thuộc đặc điểm tài chính bao gồm 5 yếu tố:
quy mơ cơng ty, địn bẩy tài chính, kết quả tài chính, tài sản đảm bảo và hiệu quả
sử dụng tài sản. Nhóm thuộc đặc điểm quản trị gồm: mức độ tập trung quyền sở

hữu, cơ cấu của HĐQT và quy mô của HĐQT. Dữ liệu đƣợc thu thập từ báo cáo
tài chính năm 2002 của 265 công ty Thái Lan và 148 công ty Hồng Kơng niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khốn của mỗi quốc gia tƣơng ứng. Chỉ số CBTT đƣợc
xây dựng từ một công cụ điều tra đƣợc thiết kế để đánh giá mức độ CBTT của các
công ty niêm yết bằng cách sử dụng Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Mức độ CBTT đƣợc nhóm tác giả xem
xét cả mặt số lƣợng và chất lƣợng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính minh bạch và
mức độ CBTT của các cơng ty Thái Lan thì cao hơn so với các công ty ở Hồng
Kông. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một vài biến thuộc đặc điểm tài chính nhƣ: quy
mơ công ty, tài sản đảm bảo, hiệu quả sử dụng tài sản có ảnh hƣởng đáng kể đến
tính minh bạch và mức độ CBTT của các CTNY ở Hồng Kông. Trong khi đó, ở
Thái Lan các yếu tố này dƣờng nhƣ khơng có tác động. Đối với nhóm các yếu tố
thuộc đặc điểm quản trị cơng ty, chỉ có biến tỷ lệ các giám đốc điều hành không
phải là thành viên của HĐQT (trong biến cơ cấu của HĐQT) là có tác động đến


7

tính minh bạch và mức độ CBTT của các CTNY ở Hồng Kông. Tuy nhiên, tại Thái
Lan, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô HĐQT và cơ cấu HĐQT có ảnh hƣởng
đáng kể đến mức độ CBTT của các CTNY tại quốc gia này. Tóm lại, sự minh bạch
thông tin và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự minh bạch thơng tin ở 2 quốc gia này có
sự khác biệt khá rõ rệt. Trong khi ở Hồng Kông, các nhân tố ảnh hƣởng đến sự
minh bạch thông tin chủ yếu là các nhân tố thuộc đặc điểm tài chính thì ở Thái Lan
các nhân tố này chủ yếu thuộc về đặc điểm quản trị.
Nghiên cứu của Huang và cộng sự (2011): “Impact of Information Disclosure
and Transparency Rankings System (IDTRS) on Investors in Taiwan”
Nghiên cứu này tập trung vào 2 mục tiêu. Thứ nhất, đánh giá tác động của Hệ
thống xếp hạng minh bạch thông tin (IDTRS) đến mức độ CBTT trên thị trƣờng
chứng khoán Đài Loan. Để thực hiện mục tiêu này nhóm tác giả sử dụng phƣơng

pháp phân tích sự kiện, phân tích hồi quy tuyến tính với mẫu là 611 CTNY đƣợc
xếp hạng minh bạch thông tin năm 2003. Nghiên cứu cho thấy kết quả xếp hạng
của IDTRS có ảnh hƣởng đến thị trƣờng chứng khốn khi có một sự kiện quan
trọng xảy ra. Mục tiêu thứ hai là xác định mối quan hệ giữa thuộc tính cơng ty và
mức độ CBTT. Nhóm tác giả đã sử dụng mơ hình Logit nhị phân, kiểm định T-test
dựa trên 1028 quan sát các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn Đài Loan
đƣợc xếp hạng trong vịng 2 năm 2003-2004. Kết quả chỉ ra rằng chi phí sử dụng
vốn, quản trị doanh nghiệp và quy mô công ty có tác động cùng chiều với mức độ
CBTT nhƣng tỷ suất sinh lợi (ROE) và rủi ro tín dụng có mối quan hệ nghịch chiều
với mức độ CBTT.
Nghiên cứu của Popova và cộng sự (2013): “Mandatory Disclosure and Its
Impact on the Company Value”
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa mức
độ CBTT bắt buộc và giá trị của công ty thể hiện bằng mức giá cổ phiếu đƣợc đo
lƣờng dựa trên thu nhập dự kiến. Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm hiểu về tác động
của một số đặc điểm công ty nhƣ khả năng sinh lời, địn bẩy tài chính, độ tuổi cơng
ty, quy mơ cơng ty, tình trạng niêm yết đến mức độ CBTT bắt buộc. Mức độ


8

CBTT đƣợc tính theo phƣơng pháp chỉ số CBTT khơng trọng lƣợng, danh mục
công bố đƣợc xây dựng theo IFRS. Mẫu nghiên cứu là 20 công ty đƣợc lựa chọn
ngẫu nhiên từ 350 cơng ty có chỉ số vốn hóa lớn nhất trên thị trƣờng chứng khốn
London có BCTC từ năm 2006 đến năm 2010. Nhóm tác giả sử dụng phƣơng pháp
định lƣợng. Kết quả nghiên cứu cho rằng giá trị của cơng ty, địn bẩy và độ tuổi có
ảnh hƣởng tích cực đến mức độ CBTT bắt buộc. Các yếu tố khả năng sinh lời, quy
mơ cơng ty, tình trạng niêm yết khơng có ảnh hƣởng.
Nghiên cứu của Yang Lan và cộng sự (2013): “Determinants and features of
voluntary disclosure in the Chinese stock market”

Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung tìm hiểu về các yếu tố ảnh
hƣởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các công ty tại Trung Quốc. Nghiên cứu
sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để phân tích BCTC cuối năm 2006 của 653 cơng
ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thƣợng Hải và 422 công ty niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến. Mẫu nghiên cứu này chiếm hơn 80%
tất cả các công ty đại chúng ở Trung Quốc vào năm 2006. Nhóm tác giả đƣa ra 11
nhân tố để xem xét tác động của chúng đối với mức độ CBTT tự nguyện. Các nhân
tố này bao gồm: đòn bẩy tài chính, TSCĐ, tính thanh khoản, lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu, chủ thể kiểm toán, độ phân tán quyền sở hữu, tỷ lệ thành viên không
điều hành trong HĐQT, sở hữu Nhà nƣớc, môi trƣờng trung gian và luật pháp, quy
mơ cơng ty, chi phí sử dụng vốn. Mức độ CBTT đƣợc đo lƣờng bằng phƣơng pháp
chỉ số công bố. Dựa vào những nghiên cứu trƣớc và chuẩn mực kế tốn Trung
Quốc, nhóm tác giả đã xây dựng danh mục công bố tự nguyện bao gồm 119 mục.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT tự nguyện ở Trung Quốc có quan hệ
tích cực với quy mơ cơng ty, địn bẩy tài chính, TSCĐ, lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu và có quan hệ tiêu cực với các yếu tố chủ thể kiểm toán, mức độ phát triển của
môi trƣờng trung gian và luật pháp.
Nghiên cứu của Aljifri và cộng sự (2013): “ The association between firm
characteristics and corporate financial disclosures: Evidence from UAE
companies”


9

Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mơ
tả và phân tích hồi quy để kiểm tra mối quan hệ giữa các thuộc tính của các cơng
ty tại UAE và mức độ cơng khai tài chính. Nghiên cứu đƣa ra mơ hình gồm 8 biến
độc lập: loại hình ngành nghề, tình trạng niêm yết, khả năng sinh lời, tính thanh
khoản, quy mơ cơng ty, tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài, thành phần của HĐQT, ủy ban
kiểm toán và 1 biến phụ thuộc là mức độ CBTT. Dữ liệu đƣợc thu thập dựa trên

báo cáo thƣờng niên năm 2005 của 113 công ty cả niêm yết và chƣa niêm yết. Kết
quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT của các công ty hoạt động trong lĩnh vực
ngân hàng cao hơn so với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, bảo
hiểm, dịch vụ. Ngồi ra, tình trạng niêm yết cũng ảnh hƣởng tích cực đến mức độ
CBTT. Ngƣợc lại, quy mơ cơng ty lại có ảnh hƣởng tiêu cực đến mức độ CBTT.
Các yếu tố cịn lại khơng ảnh hƣởng.
Nghiên cứu của Anna Bialek-Jaworska & Anna Matusiewicz (2015)
“Determinants of the level of information disclosure in financial statements
prepared in accordance with IFRS”
Mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm hiểu về các nhân tố tác động đến mức độ
công bố thông tin trên báo cáo tài chính theo quy định của chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế (IFRS). Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 36 cơng ty phi tài chính
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Warsaw (Ba Lan) có BCTC từ năm 2005
đến năm 2007. Các công ty này đều có BCTC hợp nhất đƣợc lập và trình bày theo
quy định của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, cụ thể mẫu nghiên cứu gồm 13
cơng ty hóa chất, 7 công ty truyền thông, 12 công ty về lĩnh vực thức ăn và đồ
uống, 4 công ty thuộc lĩnh vực viễn thơng. Nhóm tác giả đƣa ra mơ hình gồm 1
biến phụ thuộc và 5 biến độc lập. Biến phụ thuộc là mức độ CBTT, mức độ CBTT
đƣợc đo lƣờng theo chỉ số công bố thông tin của các doanh nghiệp ở Ba Lan
(PCDI), đƣợc công bố bởi nhà nghiên cứu Swiderska vào năm 2010. Các biến độc
lập của mơ hình lần lƣợt là: Khả năng sinh lời (ROE), quy mô công ty, tỉ lệ nợ phải
trả trên tổng tài sản, tính phân tán của cổ đơng, chủ thể kiểm tốn. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, biến quy mơ cơng ty và biến chủ thể kiểm tốn có mối quan hệ cùng


10

chiều với mức độ cơng bố thơng tin kế tốn, trong khi đó, biến ROE lại có mối
quan hệ nghịch chiều.
1.2.


Các nghiên cứu trong nƣớc

Tại Việt Nam, vấn đề các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT cũng thu hút
nhiều tác giả tham gia nghiên cứu, điển hình nhƣ:
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2013): “ Nghiên cứu mức độ cơng bố thơng
tin kế tốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng yết giá tại Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội”
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đo lƣờng mức độ CBTT dựa theo Thông tƣ
số 52/2012/TT-BTC hƣớng dẫn về việc cơng bố thơng tin trên thị trƣờng chứng
khốn. Mơ hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc là mức độ CBTT và 6 biến độc
lập là: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, đòn bẩy nợ, khả năng thanh toán,
chủ thể kiểm toán, tốc độ tăng trƣởng doanh thu. Bằng phƣơng pháp định lƣợng
bao gồm: phân tích mơ tả, phân tích tƣơng quan, phân tích hồi quy, phân tích
ANOVA tác giả đã xác định đƣợc biến quy mơ doanh nghiệp có tác động cùng
chiều đến mức độ CBTT, các biến cịn lại khơng ảnh hƣởng. Nghiên cứu này đƣợc
thực hiện trên mẫu là 51 doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội có BCTC năm 2011 đã đƣợc kiểm tốn.
Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013): “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”.
Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp định lƣợng với mẫu khảo sát gồm 80 doanh
nghiệp thuộc loại hình sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ đã công bố BCTC năm 2012.
Trong nghiên cứu này, mức độ CBTT đƣợc tính bằng phƣơng pháp chỉ số cơng bố
không trọng số. Danh mục công bố đƣợc tác giả xây dựng dựa trên Luật Kế toán;
Chuẩn mực kế toán Việt Nam; Quyết định 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế
độ kế tốn doanh nghiệp; Luật chứng khốn và Thơng tƣ 09/2010/TT-BTC hƣớng
dẫn về việc CBTT trên thị trƣờng chứng khoán. Nghiên cứu đƣa ra 7 nhân tố, đó
là: quy mơ doanh nghiệp, khả năng sinh lời, đòn bẩy nợ, chủ thể kiểm toán, TSCĐ,



11

thời gian hoạt động của doanh nghiệp và khả năng thanh tốn. Tuy nhiên kết quả
cho thấy, chỉ có biến khả năng sinh lời và TSCĐ là có tác động cùng chiều đến
mức độ cơng bố thơng tin kế tốn, 5 biến cịn lại khơng có tác động. Đề tài đã sử
dụng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính bội để xác định các nhân tố trên.
Nghiên cứu của Ngô Thu Giang (2014): “ Tác động của các yếu tố thuộc đặc
điểm của công ty niêm yết tới mức độ công bố thơng tin và hệ quả của nó”
Nghiên cứu này hƣớng đến mục tiêu đánh giá tác động của các yếu tố thuộc
đặc điểm CTNY tới mức độ CBTT trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam và hệ
quả của hoạt động CBTT tới biến động của thị trƣờng chứng khoán và CTNY. Tác
giả phân chia đặc điểm của CTNY thành 5 nhóm yếu tố bao gồm: đặc điểm về
ngành nghề kinh doanh, đặc điểm về nguồn vốn chủ sở hữu, đặc điểm về quản trị
công ty, đặc điểm về kết quả kinh doanh và đặc điểm niêm yết. Mức độ CBTT
đƣợc tác giả đo lƣờng thông qua 3 chỉ tiêu là: tính thơng tin, tính rõ ràng- dễ hiểu
và tính cập nhật của thông tin đƣợc CTNY công bố từ ngày 1 tháng 1 năm 2011
đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013. Nghiên cứu định lƣợng bằng phƣơng pháp
thực nghiệm đƣợc sử dụng với số lƣợng mẫu thu thập là 30 doanh nghiệp niêm yết
tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội. Mẫu nghiên cứu đƣợc lựa chọn
theo phƣơng pháp ngẫu nhiên từ 453 công ty đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán trƣớc ngày 1 tháng 1 năm 2010. Kết quả kiểm định cho thấy đặc điểm
nguồn vốn chủ sở hữu, đặc điểm về quản trị cơng ty, đặc điểm niêm yết có tác
động đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết.
Nghiên cứu của Nguyễn Công Phương & Nguyễn Thị Thanh Phương (2014)
“Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin tài chính của cơng ty niêm
yết”
Tác giả đo lƣờng mức độ CBTT theo phƣơng pháp chỉ số và sử dụng mơ hình
hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT trong báo cáo tài
chính của các CTNY. Mẫu nghiên cứu gồm 99 cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch

chứng khốn TP.HCM (HOSE) có BCTC đã kiểm tốn năm 2011. Kết quả phân
tích tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa các yếu tố: quy mô doanh nghiệp, công


12

ty kiểm toán, thời gian niêm yết với mức độ CBTT. Đồng thời, nghiên cứu cũng
tìm thấy tác động nghịch chiều của yếu tố tỉ lệ sở hữu của cổ đơng nƣớc ngồi và
yếu tố khả năng sinh lời đến mức độ CBTT. Ngồi ra, một số yếu tố có ý nghĩa
trong các nghiên cứu trƣớc đây nhƣ các yếu tố thuộc về quản trị công ty, tỉ lệ sở
hữu của nhà nƣớc, địn bẩy tài chính, khả năng thanh tốn, thời gian hoạt động,
lĩnh vực hoạt động, số cơng ty con không ảnh hƣởng đến mức độ CBTT của các
cơng ty nghiên cứu.
Nghiên cứu của Hồng Thị Thu Hồi (2014): “Mối quan hệ giữa đặc điểm
doanh nghiệp niêm yết và mức độ CBTT trên báo cáo thường niên tại Sàn giao
dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh”
Trong bài nghiên cứu này, tác giả tìm hiểu tác động của 9 yếu tố thuộc các
nhóm đặc điểm cấu trúc doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, hiệu suất hoạt động
đến mức độ CBTT. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng là thống kê mơ tả,
phân tích tƣơng quan, kiểm định T- test và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu
cho thấy các biến thành phần HĐQT, tỷ lệ sở hữu nƣớc ngồi, địn bẩy tài chính có
mối quan hệ cùng chiều và các biến tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT, tính thanh khoản
có mối quan hệ nghịch chiều với mức độ CBTT. Bài nghiên cứu khơng tìm thấy
tác động của các nhân tố loại ngành, cơng ty kiểm tốn, lợi nhuận, quy mô doanh
nghiệp đến mức độ CBTT của các CTNY. Mẫu nghiên cứu đƣợc lựa chọn theo
phƣơng pháp xác suất trong danh sách các CTNY trên Sàn giao dịch chứng khốn
TP.HCM. Theo đó, tác giả chọn đƣợc 100 cơng ty có BCTC năm 2013 đã đƣợc
kiểm tốn.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Em (2015): “Các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin tự nguyện của các cơng ty niêm yết trên thị trường

chứng khốn Việt Nam- Nghiên cứu ở ba nhóm ngành: cơng nghiệp, xây dựng và
tài chính”
Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định tính kết hợp với định lƣợng. Đầu
tiên, tác giả tiến hành phƣơng pháp tiếp cận tổng quát, phân tích các nghiên cứu
trƣớc để nhận diện đƣợc 8 nhân tố tác động bao gồm: quy mơ cơng ty, địn bẩy nợ,


13

lợi nhuận, tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, tỷ lệ sở hữu của Nhà nƣớc, tỷ lệ sở hữu
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tách biệt vai trò chủ tịch
HĐQT và Giám đốc. Biến phụ thuộc là chỉ số CBTT tự nguyện đƣợc tác giả xây
dựng dựa vào 2 nghiên cứu của Meek và cộng sự (1995), Chau và Gray (2002),
sau đó loại trừ các thông tin theo Thông tƣ số 52/2012/TT-BTC hƣớng dẫn về việc
công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán. Tiếp theo, tác giả sử dụng phƣơng
pháp hồi quy bội để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin
tự nguyện và so sánh kết quả ở 3 nhóm ngành: cơng nghiệp, xây dựng và tài chính.
Kết quả cho thấy quy mơ cơng ty có ảnh hƣởng cùng chiều đến mức độ CBTT tự
nguyện ở 2 nhóm ngành cơng nghiệp, xây dựng nhƣng khơng có ảnh hƣởng ở
nhóm ngành tài chính. Ngƣợc lại, địn bẩy tài chính thì có ảnh hƣởng cùng chiều
đến mức độ CBTT tự nguyện ở nhóm ngành tài chính nhƣng khơng ảnh hƣởng ở 2
nhóm ngành cịn lại. Nhân tố tỷ lệ sở hữu nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có ảnh hƣởng
cùng chiều đến mức độ CBTT tự nguyện ở nhóm ngành cơng nghiệp nhƣng khơng
có ảnh hƣởng với 2 nhóm ngành xây dựng và tài chính. Năm nhân tố cịn lại khơng
có ảnh hƣởng đến mức độ CBTT ở cả 3 nhóm ngành. Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu
thập từ báo cáo thƣờng niên năm 2014 của các CTNY trên thị trƣờng chứng khoán
TP.HCM và Hà Nội.
Nghiên cứu của Phạm Đàm Bảo Thăng (2015): “ Nâng cao minh bạch thơng
tin tài chính thơng qua sự tự nguyện cơng bố thông tin trên Bản thuyết minh BCTC
của các công ty niêm yết Việt Nam”

Đề tài này tập trung vào nghiên cứu mức độ CBTT tự nguyện của doanh nghiệp
trên Bản thuyết minh BCTC năm 2012 và năm 2013. Mẫu nghiên cứu là 200 công
ty đƣợc chọn từ danh sách các CTNY ở cả 2 sàn TP.HCM và Hà Nội. Đầu tiên, tác
giả lƣợc khảo các nghiên cứu trong và ngồi nƣớc, tìm hiểu về cơ sở lý thuyết liên
quan đến CBTT và lựa chọn mơ hình nghiên cứu của Cheung và cộng sự (2005) để
tiến hành nghiên cứu tại Việt Nam. Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố tài
chính, đồng thời loại bỏ biến tài sản đảm bảo, vì vậy mơ hình nghiên cứu gồm có 4
nhân tố: quy mơ cơng ty, tình hình sử dụng tài sản, địn bẩy tài chính, lợi nhuận


14

công ty. Tiếp theo, tác giả tiến hành khảo sát tình trạng minh bạch thơng tin tài
chính của các CTNY trên TTCK Việt Nam, thống kê số lƣợng thuyết minh tự
nguyện của mỗi công ty. Biến phụ thuộc là chỉ số thuyết minh đƣợc tác giả tính
bằng phƣơng pháp chỉ số không trọng lƣợng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ
CBTT tự nguyện của các CTNY trên TTCK Việt Nam không cao. Các nhân tố quy
mô công ty, lợi nhuận cơng ty và địn bẩy tài chính có mối quan hệ tích cực với
mức độ CBTT tự nguyện. Nhân tố tình hình sử dụng tài sản khơng có tác động.
Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) “Minh bạch thơng tin tài chính của
các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Nghiên cứu này tập trung vào mức độ minh bạch thơng tin tài chính, các nhân
tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến tính minh bạch thơng tin
tài chính của các cơng ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam. Tác giả
đã sử dụng phƣơng pháp định tính để tìm hiểu và khám phá thang đo các nhân tố
ảnh hƣởng đến tính minh bạch thơng tin tài chính của các CTNY, sau đó sử dụng
phƣơng pháp định lƣợng, phân tích hồi quy để kiểm định mối tƣơng quan giữa các
nhân tố với mức độ minh bạch. Sau khi tổng quan các nghiên cứu có liên quan tại
Việt Nam và Thế giới, dựa vào các lý thuyết nền tác giả đề xuất mơ hình nghiên
cứu ban đầu gồm 9 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Qua quá trình thảo luận sâu

với 20 chuyên gia trong lĩnh vực chứng khốn- tài chính- kế tốn, tác giả đã điều
chỉnh mơ hình nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu chính thức gồm 8 biến độc lập và
1 biến phụ thuộc. Tám biến độc lập trong đó có 5 biến thuộc nhân tố tài chính: quy
mơ cơng ty, lợi nhuận, địn bẩy tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản, cơng ty kiểm
tốn và 3 biến thuộc nhân tố quản trị cơng ty: cơ cấu HĐQT, quy mô HĐQT, sự
kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc. Biến phụ thuộc là minh bạch
thơng tin tài chính. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện với mẫu là 178 công ty
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM. Kết quả cho thấy các nhân tố
địn bẩy tài chính, lợi nhuận, cơng ty kiểm tốn có ảnh hƣởng tích cực đến mức độ
minh bạch thơng tin tài chính. Ngồi ra, tỷ lệ giám đốc điều hành khơng có trong


15

HĐQT ( thuộc biến cơ cấu HĐQT) càng thấp thì mức độ minh bạch thơng tin tài
chính càng cao.
1.3.

Kế thừa kết quả và khe hổng của đề tài

Nhƣ vậy, cho đến nay, đã có khá nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng
đến mức độ CBTT của các công ty niêm yết bởi đây là vấn đề quan trọng, ảnh
hƣởng trực tiếp đến quyết định của nhà đầu tƣ và sự phát triển của nền kinh tế.
Trên cơ sở lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc, luận văn có kế thừa một số đặc
điểm nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT và phân tích tác động của các
nhân tố thông qua phƣơng pháp định lƣợng. Bài nghiên cứu sẽ xây dựng mơ hình
gồm tám nhân tố để xác định những nhân tố có ảnh hƣởng đến mức độ cơng bố
thơng tin kế tốn của các cơng ty niêm yết trong giai đoạn gần đây.
Kết luận chƣơng 1
Nhƣ vậy, trong chƣơng 1 ngƣời viết đã trình bày tổng quan những nghiên cứu

trƣớc đây trên thế giới và tại Việt Nam có liên quan đến mức độ CBTT kế tốn.
Thơng qua việc xem xét và đánh giá các nghiên cứu trƣớc, ngƣời viết xác định khe
hổng của các nghiên cứu để từ đó xác định hƣớng nghiên cứu riêng cho chủ đề
nghiên cứu.


16

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về công bố thơng tin kế tốn
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm thơng tin kế tốn
Josepa Alemany Costa (2012) cho rằng thơng tin kế tốn là hệ thống quy trình
xử lý từ những dữ liệu kế toán ban đầu để cho ra kết quả là những thơng tin hữu
ích cho ngƣời sử dụng. Theo Libby và các cộng sự (2003), thông tin kế tốn là
những thơng tin mang bản chất tài chính thƣờng đƣợc số hố dƣới hình thức giá trị
về các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp và các tổ chức. Những thông tin
này đƣợc cung cấp nhằm giúp những ngƣời quan tâm trong quá trình ra các quyết
định kinh tế mà chủ yếu các quyết định này liên quan đến việc phân bổ nguồn lực.
Theo Luật kế toán Việt Nam (2015), thơng tin kế tốn đƣợc hiểu là những thơng
tin kinh tế, tài chính đƣợc kế tốn thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
cho các đối tƣợng bên trong và bên ngoài đơn vị kế tốn dƣới hình thức giá trị,
hiện vật và thời gian lao động. Thơng tin kế tốn đƣợc chia thành 2 loại là thơng
tin kế tốn tài chính (KTTC) và thơng tin kế tốn quản trị (KTQT).
Thơng tin KTTC gồm những thơng tin kinh tế, tài chính đƣợc kế tốn thu thập,
xử lý, kiểm tra, phân tích và trình bày trên các BCTC nhằm cung cấp cho các đối
tƣợng có nhu cầu sử dụng thông tin bên trong và bên ngồi đơn vị kế tốn (Luật kế
tốn Việt Nam, 2015). Thông tin KTTC là thông tin về những nghiệp vụ kinh tế,
tài chính đã xảy ra trong quá khứ, là thông tin hiện thực. Tất cả mọi số liệu kế tốn
tài chính đều cần phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ, vì vậy thơng tin KTTC là thơng

tin có độ tin cậy cao và có giá trị pháp lý. Thơng tin KTTC thƣờng đƣợc biểu hiện
chủ yếu dƣới hình thức giá trị.
Thông tin KTQT gồm những thông tin kinh tế, tài chính đƣợc thu thập, xử lý,
phân tích theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị
kế tốn (Luật kế tốn Việt Nam, 2015). Thơng tin KTQT có thể là thơng tin hiện
thực, đã xảy ra hoặc có thể là thơng tin dự báo nhằm phục vụ cho việc lập kế
hoạch. Thơng tin KTQT khơng chú trọng đến tính chính xác, số liệu thích hợp và


×