Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu Dương Vân Nga docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.22 KB, 13 trang )

Dương Vân Nga
Dương Vân Nga (chữ Hán: 楊雲娥; ? - 1000) là vợ của vua Đinh Tiên
Hoàng, sau trở thành Hoàng hậu của vua Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong sự chuyển giao giữa nhà Đinh và nhà Tiền Lê.
Vì làm hoàng hậu, sử sách cũng nhắc tới bà với tên Dương hậu hay
Dương thái hậu.
Thân thế
Sử sách không ghi rõ Dương Vân Nga sinh năm nào. Về thân thế của bà
cũng có nhiều thuyết. Bà là con gái của ông Dương Thế Hiển quê ở vùng
Nho Quan, Ninh Bình. Tên Vân Nga là ghép từ hai chữ Vân Lung và Nga
My là tên thôn quê của cha và mẹ bà. Có tài liệu viết cha bà tên là Dương
Thái Huyền. Có tài liệu viết tên bà là Dương Ngọc Vân, con gái của Bình
vương Dương Tam Kha (Dương Thiệu Hồng). Còn theo sách "Võ tướng
Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc", dẫn gia phả họ Dương cho biết Dương
Đình Nghệ có ba con trai là Dương Nhất Kha, Dương Nhị Kha, Dương
Tam Kha. Bà là con của Dương Nhị Kha và cháu của Dương Tam Kha.
Chưa rõ nguồn tài liệu nào chính xác.
Theo một bài viết thì Dương Vân Nga vốn là mẹ sứ quân Ngô Nhật
Khánh. Đinh Tiên Hoàng dẹp xong Nhật Khánh, lấy bà làm vợ, sau đó
đưa người con gái riêng của bà - tức em Ngô Nhật Khánh - làm vợ Đinh
Liễn. Tuy nhiên, quan điểm này không vững do nhiều tình tiết không hợp
lý (xem ở dưới).
Nghi án cung đình
Theo sử sách, năm Kỷ Mão 979, Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai Đinh Liễn bị
viên hoạn quan Đỗ Thích ám sát. Trước đó Thái tử Hạng Lang bị Đinh
Liễn giết. Đinh Toàn - con Dương Vân Nga - con trai còn lại của Đinh Bộ
Lĩnh lên ngôi. Dương Vân Nga trở thành Thái hậu.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu gần đây có xu hướng bác bỏ giả thiết
cho rằng cha con Đinh Tiên Hoàng là do Đỗ Thích giết mà đặt giả thiết
thủ phạm chính là Lê Hoàn cùng với sự hậu thuẫn của Dương Vân Nga.
Họ lý giải rằng Lê Hoàn muốn toan tính lấy ngôi, còn Dương Vân Nga


trong cuộc tranh đua với các hoàng hậu khác để giành ngai vàng cho con
trai đã cấu kết với Lê Hoàn (xem bài Đinh Tiên Hoàng).
Hoàng hậu triều Lê
đền vua Lê Đại Hành, nơi thờ Dương Vân Nga
Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là nhiếp
chính. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp thấy quyền lực
rơi vào tay Lê Hoàn, lại nghi Dương Vân Nga cùng Lê Hoàn tư thông nên
cử binh đến đánh. Lê Hoàn dẹp tan, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp
đều bị giết. Phò mã nhà Đinh là Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng
vua Chăm Pa với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư
nhưng bị bão dìm chết.
Năm 980, quân Tống chuẩn bị sang đánh, Dương Vân Nga cùng triều
thân tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức vua Lê Đại Hành. Lê Hoàn sau khi
chiến thắng quân Tống lập nên nhà Tiền Lê. Dương Vân Nga trở thành
một trong năm Hoàng hậu của Lê Đại Hành
[1]
Bà mất năm 1000, cùng năm với con trưởng của Lê Hoàn là Lê Thâu.
Các sử gia phong kiến đặc biệt chỉ trích Lê Hoàn và Dương Vân Nga.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết:
"Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ
kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái
ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua,
đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn.
Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm
dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao?"
Các sử gia hiện đại có cái nhìn khác về Lê Hoàn và Dương Vân Nga.
Hoàng Xuân Hãn viết trong Hoàng Xuân Hãn tuyển tập:
"...việc này trái với khuôn phép nhà nho. Các sử gia nho xưa đã
trịnh trọng chỉ trích như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ... Các vị ấy không
hiểu rằng đời Đinh, Tiền Lê đạo Nho chưa có ảnh hưởng gì sâu vào

dân Việt cho đến nửa đời Trần còn thế. Dân chúng đã lập đền thờ
các vua Đinh Lê trên nền tảng cung điện Hoa Lư mà không quên bà
Dương hậu, không những thế mà còn tự hợp hai vua tô tượng hai
vua ngồi chung một toà với Dương hậu ở giữa. Nhưng đến đầu đời
Lê Thái Tổ cho là trái đạo mà bỏ đi! Tuy vậy các nho gia phê bình
cũng không ai trách bà mà chỉ trách Lê Hoàn".
Dương Vân Nga và Lê Hoàn được thờ ở đền vua Lê tại huyện Hoa Lư,
Ninh Bình.
Hoàng hậu mấy triều?
Từ trước tới nay, Dương Vân Nga thường được nhắc tới như là hoàng hậu
hai triều, Đinh và Lê, nhưng gần đây có ý kiến cho rằng bà là hoàng hậu
ba triều.
Theo giả thiết trong cuốn Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Gia phả họ Đinh
Danh ở Thái Bình và được một số nhà nghiên cứu chấp nhận, thì bà
Dương thị không chỉ là hoàng hậu hai triều mà còn là hoàng hậu ba triều.
Trước khi lấy Đinh Tiên Hoàng, bà đã lấy Hậu Ngô vương Ngô Xương
Văn và sinh ra Ngô Nhật Khánh. Điển hình trong số những người ủng hộ
giả thiết này là ba tác giả: Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ
trong tác phẩm Nhìn lại lịch sử do NXB Văn hoá thông tin ấn hành năm
2003.
Tuy nhiên, giả thiết bà là hoàng hậu ba triều có những chỗ không ổn, nếu
đi sâu tìm hiểu những tình tiết từ các nguồn sử sách và tài liệu những năm
gần đây. Những căn cứ chủ yếu là:
Sử sách
Hoàng hậu là một nhân vật quan trọng trong cung đình, trong đời sống đế
vương. Hoàng hậu là "mẫu nghi thiên hạ". Phàm sách sử khi chép tới vua
và hoàng tử đều nói đến vợ vua và mẹ hoàng tử, không thể bỏ qua. Vậy
mà tất cả các sách sử, từ sách cổ xưa nhất như Việt sử lược đến những
sách sử sau này như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông
giám Cương mục, Việt sử Tiêu án..., đều không thấy chép Dương hậu

từng là vợ của Hậu Ngô vương Xương Văn và mẹ của Nhật Khánh, tất
phải có lý do, vì đây không phải là sự thực. Hơn nữa, nếu quả thực
Dương hậu là vợ Hậu Ngô vương nghĩa là bà là hoàng hậu của ba triều,
Ngô, Đinh và Lê, một trường hợp hy hữu trong lịch sử. Sự hy hữu đó
càng khiến các sử gia không thể "lờ đi", "bỏ qua", mà không nhắc đến.
Hơn nữa, có một tình tiết ghi trong sử: Ngô Xương Ngập và Ngô Xương
Văn đều làm vua, thậm chí Xương Văn dù là em còn được mọi người
kính trọng hơn vì công trạng khôi phục ngôi vua cũng như tính nhún
nhường, khiêm cung của ông. Trong khi gia quyến Xương Ngập được kể
rõ (vợ là Phạm thị con Lệnh công Phạm Chiêm và con là Ngô Xương Xí)
thì những người gia quyến của Xương Văn, như giả thuyết của sách Phả
hệ họ Ngô Việt Nam, là Dương thị và Nhật Khánh, lại không được sử sách
"nối kết" với ông vua em. Và Nhật Khánh, là cháu nội Tiền Ngô vương,
cháu ngoại Dương Bình vương, nhưng sử sách lại không hề nhắc tới thân
thế. Đại Việt sử ký toàn thư cũng chỉ ghi chung chung: "Nhật Khánh là
con cháu Tiền Ngô vương..."
Khi Lê Hoàn lập Dương Vân Nga làm hoàng hậu, chính sử ghi rõ: "Vua
lập Đại Thắng Minh hoàng hậu triều Đinh làm hoàng hậu" và các sử gia
rất nặng lời với Lê Hoàn trong việc này. Vậy mà đối với việc Đinh Bộ
Lĩnh lấy mẹ Ngô Nhật Khánh, ta chỉ thấy sử chép: "lấy mẹ Nhật Khánh"
mà không hề thấy ghi "lấy hoàng hậu cũ của Nam Tấn vương". Hơn nữa,
không ai chê cười vua Đinh lấy mẹ Nhật Khánh cả. Các sử gia thông cảm
cho mục đích chính trị của việc này (ràng buộc họ Ngô cho thân để thu
phục Ngô Nhật Khánh). Nếu mẹ Khánh là vợ Nam Tấn vương Ngô
Xương Văn, hẳn các sử gia (như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên...) sẽ kết tội
vua Đinh làm "đầu têu" cho Lê Hoàn trong việc lấy vợ vua trước, và
những dòng viết "nặng lời" dành cho Lê Hoàn, trước hết đã dành cho vua
Đinh rồi.
Giai thoại
Có lẽ nhắc đến Dương hậu, không ít người biết giai thoại khi bà mới sinh

thường hay khóc dạ đề. Một hôm có người đạo sĩ đi qua, ông lấy bút viết
vào lòng bàn tay Vân Nga hai câu thơ và cô bé nín bặt: "Nín đi thôi, nín
đi thôi! Một vai gánh vác cả đôi sơn hà". Lời tiên tri của ông đạo sĩ ứng
nghiệm vào việc bà lấy Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.
Đời sau có thể ước đoán rằng, cũng như những câu sấm như: "Đỗ Thích
giết Đinh Đinh, Nhà Lê khởi thánh minh", câu sấm này là do người ta đặt
ra sau khi sự việc đã diễn ra. Như vậy, khi sự việc đã diễn ra, sau khi
Dương hậu đã mất (năm 1000), bà đã chỉ lấy 2 vua, Đinh và Lê, nên
người đời mới đặt ra câu sấm, mượn lời ông đạo sĩ, để bà gánh vác "đôi
sơn hà" mà không gánh vác "ba sơn hà".
Mặt khác, còn một giai thoại nữa ở Ninh Bình kể về mối tình thời trẻ giữa
Lê Hoàn và Dương thị. Dân gian cảm thông, biện minh cho quan hệ của
hai người sau này trong cung đình nên đã hợp pháp hoá cho mối tình của
họ từ tuổi thanh xuân, để đến khi vào cung, việc họ làm chỉ là "nối lại tình
xưa", làm giảm nhẹ tình tiết mà các nhà nho gọi là Lê Hoàn đã "lấy mẹ
goá, hiếp con côi".

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×