Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch sinh thái cộng đồng người mường xã ngòi hoa huyện tân lạc tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.48 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THU TRANG

BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH
THÁI CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MƢỜNG XÃ NGỊI HOA,
HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HỊA BÌNH

CHUN NGÀNH: MỸ THUẬT ỨNG DỤNG
MÃ NGÀNH: 8210410

LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG VĂN HÀ

Hà Nội, 2020


i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.


Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày..…tháng….năm 2020
Người cam đoan

Nguyễn Thu Trang


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hồn thành luận văn này tơi xin
bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Văn Hà
Các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Lâm nghiệp đã chỉ bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình trong q trình tơi thực hiện luận văn này.
Sự giúp đỡ của Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia đình, bạn bè đã
ln quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tơi trong q trình thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày..…tháng….năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thu Trang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii

MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 2
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới ........................................... 2
1.1.1. Trung Quốc .................................................................................... 4
1.1.2. Băng-la-đét .................................................................................... 4
1.1.3. Kê-ni-a ........................................................................................... 5
1.1.4. Úc .................................................................................................. 6
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam.......................................... 6
1.2.1. Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình ...................................... 7
1.2.2. Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ............................. 10
1.2.3. Sapa-Lào Cai ............................................................................... 12
1.2.4. Các cơng trình nghiên cứu về bảo tồn và phát triển tài nguyên
DLST và văn hóa các cộng đồng dân tộc thiểu số khác .......................... 16
1.2.5. Văn hóa cộng đồng Mường ở Việt Nam trong các nghiên cứu của Pháp ...17
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG,
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 20
2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................. 20
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 20
2.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 20


iv

2.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 20
2.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 21

2.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 21
Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI XÃ
NGỊI HOA, HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HỊA BÌNH .............................. 27
3.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 27
3.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 28
3.2.1. Địa hình ....................................................................................... 28
3.2.2. Thổ nhưỡng .................................................................................. 28
3.3. Điều kiện kinh tế-xã hội ..................................................................... 29
3.3.1. Dân số .......................................................................................... 29
3.3.2. Tình hình kinh tế-xã hội................................................................ 29
3.4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ................................................................... 29
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 31
4.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên DLST khu vực nghiên cứu ................ 31
4.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .......................................................... 31
4.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ........................................................ 35
4.2. Đánh giá SWOT ................................................................................. 44
4.2.1. Điểm mạnh ................................................................................... 44
4.2.2. Điểm yếu ...................................................................................... 45
4.2.3. Cơ hội .......................................................................................... 45
4.2.4. Thách thức ................................................................................... 45
4.3. Đánh giá về phát triển du lịch tại khu DLQG hồ Hịa Bình và xã Ngịi Hoa ..46
4.3.1. Khách du lịch ............................................................................... 46
4.3.2. Lao động ngành du lịch ................................................................ 49
4.3.4. Hiện trạng thị trường du lịch........................................................ 52
4.3.5. Hiện trạng loại hình và sản phẩm du lịch ..................................... 52
4.3.6. Hiện trạng phát triển không gian du lịch ...................................... 53


v
4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác tài nguyên DLST Xã Ngòi Hoa,

huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình................................................................... 56
4.4.1. Bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên ............................... 56
4.4.2. Bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn .............................. 57
4.4.3. Các giải pháp về quản lý và khai thác .......................................... 59
4.5. Đề xuất giải pháp quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tại xã Ngịi
Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình .......................................................... 63
4.5.1. Quan điểm phát triển DLST kết hợp với bảo tồn và phát triển
VHCĐ dân tộc tại xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, Hịa Bình .......................... 63
4.5.2. Mục tiêu chiến lược đến năm 2035 ............................................... 64
4.5.3. Dự báo lượng khách của khu DLST.............................................. 65
4.5.4. Đề xuất các loại hình hoạt động du lịch sinh thái tiềm năng ........ 65
4.5.5. Quy hoạch phát triển DLST .......................................................... 68
4.5.6. Quy hoạch tuyến-điểm du lịch ...................................................... 79
4.5.7. Quy hoạch hệ thống hạ tầng du lịch ............................................. 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 84


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST

Du lịch sinh thái

DLQG

Du lịch quốc gia

TNTN


Tài nguyên thiên nhiên

VHDL

Văn hóa du lịch

VHDLCĐ

Văn hóa du lịch cộng đồng

VHCĐ

Văn hóa cộng đồng


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân khu chức năng Làng Văn hóa-du lịch các dân tộc Việt Nam 11
Bảng 2.2: Hiện trạng khách du lịch đến khu DLQG hồ Hòa Bình ................ 24
và xã Ngịi Hoa ............................................................................................ 24
Bảng 2.3: Danh mục sản phẩm du lịch định hướng phát triển DLST ............ 25
Bảng 4.1: Hiện trạng khách du lịch đến khu DLQG hồ Hịa Bình ................ 46


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bản Lác, Mai Châu, Hịa Bình ........................................................ 8

Hình 1.2: Mai Chau friendly homestay ........................................................... 8
Hình 1.3: Lu‟s homestay ................................................................................ 8
Hình 1.4: Thị trấn Sa Pa ............................................................................... 13
Hình 1.5: Ruộng bậc thang ở Sa Pa .............................................................. 13
Hình 3.1: Vị trí, ranh giới khu vực nghiên cứu ............................................. 27
Hình 4.1: Mặt nước hồ Hịa Bình ................................................................. 32
Hình 4.2: Động Hoa Tiên ............................................................................. 34
Hình 4.3: Động Thác Bờ .............................................................................. 34
Hình 4 4: Lễ hội ở xã Ngịi Hoa ................................................................... 36
Hình 4.5: Mặt bằng vị trí Gian Banh trong nhà sàn người Mường ................ 38
Hình 4.6: Mặt bằng vị trí Khưa nhà (gian giữa) trong nhà sàn người Mường 39
Hình 4.7: Mặt bằng vị trí Gian buồng trong nhà sàn người Mường .............. 40
Hình 4.8: Kết cấu bộ khung nhà ................................................................... 41
Hình 4.9: Chi tiết Độ Thai Kim (Cột Tai Sim)- Độ Đi Én (Cột Đi Én) . 42
Hình 4.10: Hiện trạng nhà sàn tại xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình 43
Hình 4.11: Hiện trạng khách du lịch đến khu DLQG hồ Hịa Bình ............... 47
Hình 4.12: Hiện trạng lao động du lịch của Khu DLQG hồ Hịa Bình .......... 49
Hình 4.13: Hiện trạng số cơ sở lưu trú tại Khu DLQG hồ Hịa Bình............. 51
Hình 4.14: Sơ đồ một số tuyến đi bộ (trekking) ưa thích của khách quốc tế . 54
Hình 4.15: Sơ đồ phân khu chức năng .......................................................... 69
Hình 4.16: Minh họa bungalow nổi, khu hồ Tiên trên núi ............................ 70
Hình 4.17: Minh họa điểm VHDLCĐ xóm Ngịi .......................................... 71
Hình 4.18: Cảnh quan làng du lịch VHCĐ ................................................... 71
Hình 4.19: Minh họa cảnh quan khu suối ..................................................... 72
Hình 4.20: Minh họa cảnh quan khu ruộng hoa, rau ..................................... 72


ix
Hình 4.21: Hiện trạng cơng viên nước Hịa Bình do cơng ty ........................ 74
CPDL Hịa Bình đầu tư xây dựng tháng 5, 2017 .......................................... 74

Là khu vực đón tiếp chính trước khi đến xóm Ngịi, vì vậy tại đây xây dựng
các điểm đón tiếp khách, các cơng trình như: lễ tân, bar cà phê, nhà hàng,
…sử dụng kiến trúc nhà sàn của người dân tộc Mường làm chủ đề chính. ... 74
Hình 4.22: Minh họa khu lễ tân

Hình 4.23: Minh họa khu nhà hàng ........ 74

Hình 4.24: Khu nhà hàng dịch vụ ................................................................. 75
Hình 4.25: Minh họa khu nhà hàng, dịch vụ ................................................. 75
Hình 4.26: Homestay Lâm Đậu .................................................................... 76
Hình 4.27: Homestay Bùi Mạnh ................................................................... 76
Hình 4.28: Minh họa khu nghỉ dưỡng sinh thái ............................................ 77
Hình 4.29: Minh họa cảnh quan nơng nghiệp sinh thái ................................. 77
Hình 4.30: Tuyến du lịch các hang động tại xóm Ngịi ................................. 78
Hình 4.31: Minh họa đường dạo trong rừng ................................................. 79
Hình 4. 32: Đề xuất các tuyến du lịch kết nối với Ngòi Hoa ......................... 79


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
DLST (du lịch sinh thái) là một trong những cách tiếp cận hiện đại, vừa
hỗ trợ hoạt động bảo tồn đồng thời phát triển kinh tế xã hội một cách bền
vững. DLST đã và đang đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng
cuộc sống cho cộng đồng bản địa.
Hịa Bình là một trong số những địa phương có nhiều danh lam thắng
cảnh, đời sống văn hóa, phong tục tập quán phong phú, giàu bản sắc của đồng
bào các dân tộc bản địa, thuận lợi phát triển loại hình DLST, nghỉ dưỡng kết
hợp với trải nghiệm bản sắc văn hóa.
Xã Ngịi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình là địa bàn cư trú rất lâu
đời của người Mường, nơi đây có nhiều giá trị địa chất thiên nhiên đặc biệt

như: hệ thống núi đá vôi và rừng nguyên sinh cùng hệ thống hang động Karst
còn nguyên sơ được phân bổ dày đặc.
Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhưng du lịch sinh
thái gắn với du lịch tâm linh, trải nghiệm, tìm hiểu bản sắc văn hóa cộng đồng
khu vực lịng hồ Hịa Bình nói chung và xã Ngịi Hoa nói riêng cịn tồn tại rất
nhiều thách thức. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát triển văn hóa cộng đồng
dân tộc Mường theo hướng du lịch sinh thái bền vững là vô cùng cần thiết
giúp thu hút khách du lịch và gìn giữ bảo tồn giá trị văn hóa lâu đời. Nhận
thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, đóng góp vào mục tiêu giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng của cả nước nói chung và văn hóa dân
tộc Mường của tỉnh Hịa Bình nói riêng, đặc biệt tại xã Ngịi Hoa-Huyện Tân
Lạc, vì vậy đề tài “Bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch sinh thái cộng
đồng người Mường xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình” là cần
thiết.


2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Du lịch sinh thái được coi là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảo
tồn đồng thời phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Du lịch sinh thái
cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng bản địa.
Định nghĩa DLST xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1987 do tác giả Hector
Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về DLST, tác giả định
nghĩa: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm
hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và
thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những
biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực
này" [3].

Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên
nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên
được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những
khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây
ra ít tác hại và với quy mơ nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo
vệ mơi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho
người dân địa phương, nó khuyến khích tơn trọng các giá trị về văn hóa và
quyền con người”.
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): “DLST là loại hình
du lịch và tham quan có trách nhiệm với mơi trường tại những vùng còn
tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các
đặc trưng văn hố - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn,
giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhân dân địa phương” [10].


3
Còn du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan,
nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ
được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới góp phần thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương có dự án [10].
Việc phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn văn hóa cộng đồng được
hình thành vào thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước tại các nước trong khu vực
Châu Phi, Châu Úc, Châu Mỹ Latinh. Hình thức du lịch này được khởi phát
thông qua các tổ chức phi chính phủ, Hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới. Hiện
nay, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ngày càng lan rộng và có sức hấp dẫn
ở các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực Châu Á như Inđơnêxia, Philipin,
Thái Lan, Ấn Độ, Nepal, Đài Loan... Đó là những nơi có nền văn hóa độc
đáo, đa dạng và vẫn giữ nguyên bản sắc văn hóa bản địa [13].
Mục tiêu chính của các tổ chức phi chính phủ, Hội Bảo tồn thiên nhiên

thế giới khi đề xuất mơ hình du lịch sinh thái là góp phần bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và văn hóa, bao gồm cả bảo vệ sự đa dạng về sinh học, tài nguyên
nước, rừng, bản sắc văn hóa, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương
thông qua việc tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng
địa phương.*
Du lịch cộng đồng được hình thành xuất phát từ nhu cầu của du khách
muốn đến khám phá những vùng đất xa xơi, dân cư thưa thớt. Nhưng ở đó
giao thơng đi lại khó khăn, các dịch vụ phục vụ ăn nghỉ cho du khách cịn hạn
chế... Do đó, họ cần sự giúp đỡ về thức ăn, nơi ngủ, đi lại. Du khách thường
gọi những chuyến đi như vậy là du lịch có sự hỗ trợ của người bản xứ. Đây là
tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng. Hiện nay, du
lịch cộng đồng đã được phát triển ở khắp các châu lục và trở thành loại hình
du lịch hấp dẫn trong ngành cơng nghiệp du lịch. Loại hình du lịch này ngày
càng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ trong việc
bảo tồn, phát triển văn hóa bản địa; tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần


4
thiết cho người dân bản địa... Do đó, các vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị và
sinh thái trong phạm vi cộng đồng trở thành những tác nhân tham gia cung
cấp dịch vụ cho du khách và thu hút được nhiều khách du lịch tới tham quan.
Người dân bản xứ cũng có thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ và phục vụ
khách tham quan. Vì thế cho nên loại hình du lịch cộng đồng ngày càng được
phổ biến và có ý nghĩa khơng chỉ đối với khách du lịch, chính quyền sở tại,
mà cịn với cả cộng đồng dân cư tại chỗ
1.1.1. Trung Quốc
Du lịch sinh thái ở vùng đồng bào dân tộc được chính phủ Trung Quốc
khuyến khích để tạo điều kiện phát triển và bảo tồn di sản. Trong tạp chí Annals
of Tourrism Research tác giả Yang có đề cập xem xét mối quan hệ giữa chính
phủ và du lịch ở Xishuangbanna, Trung Quốc. Các cấp chính phủ khác nhau

đóng vai trị quan trọng nhưng có vai trị khác nhau trong việc phát triển thơng
qua các quy định về sản xuất, tiêu dùng và đầu tư. Các chính sách và quyết định
của chính phủ thường tạo ra những áp lực khi họ thúc đẩy du lịch như một chiến
lược phát triển khu vực, dẫn tới những mâu thuẫn trong các quy định, quyền dân
tộc và mối quan hệ với các doanh nhân. Bài viết cũng đưa ra việc quy hoạch du
lịch sinh thái tại các vùng đồng bào thiểu số trong tương lai nên cung cấp sự
kiểm soát du lịch tốt hơn cho người dân địa phương, bảo tồn văn hóa và tham
gia của cộng đồng vào các quá trình ra quyết định [17].
1.1.2. Băng-la-đét
Nghiên cứu về tác động của du lịch sinh thái đến cộng đồng đồng bào dân
tộc thiểu số tác giả Muzib cùng các cộng sự đã có bài viết đăng trên tạp chí
Journal of Global Economy. Trong bài viết tác giả đã tổng kết du lịch sinh thái
giúp tăng cường phát triển bền vững môi trường và kinh tế, xã hội và văn hóa
của đời sống con người. Trước khi thành lập công viên sinh thái ở Lawachara,
đời sống của người dân tộc thiểu số khơng có các hoạt động cơng nghệ, kiến
thức và thông tin hiện đại. Tuy nhiên, sau khi thành lập khu sinh thái trong khu


5
rừng này, văn hóa truyền thống của họ bị mai một và bị một số nền văn hóa khác
lai tạp vào. Khu du lịch sinh thái cũng mang lại lợi ích về mặt tăng thu nhập của
hộ gia đình. Bằng cách kinh doanh trang phục truyền thống và hàng thủ cơng
bản địa. Các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã đầu tư phát triển du lịch sinh thái ở
các vùng đồng bào dân tộc. Họ cung cấp tín dụng, dịch vụ y tế và giáo dục trẻ
em để phát triển lối sống của người dân bản địa. Các chương trình giáo dục giúp
cộng đồng có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học. Mặc dù,
đây là một khu vực đồi núi nhưng chính quyền địa phương đã xây dựng đường
giao thông thuận lợi giúp người dân tộc tham gia vào thị trường cạnh tranh của
các thành phố khác nhau. Khơng chỉ mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội mà còn
tham gia vào việc bảo tồn môi trường. Người dân hiện đại am hiểu về sự cần

thiết bảo tồn môi trường và tham gia vào việc giữ gìn rừng, bảo tồn đa dạng sinh
học và bảo tồn sinh thái. Du lịch sinh thái cũng đã thay đổi tích cực đời sống
đồng bào dân tộc. Khía cạnh có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống đồng bào dân
tộc do du lịch sinh thái là thu nhập của họ. Mức thu nhập tăng dần. Đồng thời,
gia tăng số người dân ở đồng bào dân tộc được tham gia bảo tồn môi trường, phù
hợp với việc sử dụng rừng bền vững [15].
1.1.3. Kê-ni-a
Trong bài viết trên tạp chí nghiên cứu du lịch Châu Á Thái Bình Dương,
tác giả Irandu cùng các công sự đã đánh giá vai trò của du lịch sinh thái trong
bảo tồn di sản văn hóa. Bài viết đã nêu sự đóng góp của du lịch quốc tế trong
việc bảo tồn di sản văn hóa ở Kenya. Du lịch quốc tế đã tác động đến văn hóa cả
tích cực và tiêu cực.
Doxey đã nêu ra rằng trong giai đoạn cuối của phát triển du lịch, các cộng
đồng địa phương có khả năng đối kháng với khách du lịch, trong trường hợp của
Maasai, mối quan hệ giữa họ và khách du lịch khá hài hịa. Điều này có thể là do
cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào phát triển du lịch và có được lợi ích
từ ngành này. Tác giả cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải quản lý khách truy cập
thích hợp thông qua việc lập kế hoạch để giảm thiểu các tác động văn hóa tiêu
cực đến cộng đồng địa phương.


6

1.1.4. Úc
Du lịch dựa vào tự nhiên và du lịch sinh thái ở Úc đã trở thành một hoạt
động giải trí phổ biến. Ví dụ như Tasmania lượng khách tham gia vào loại hình
du lịch dựa vào thiên nhiên và DLST gấp đơi số lượng khách trung bình của hoạt
động du lịch (khoảng 30%) [14].
Sự phát triển của hoạt động du lịch này ln đi kèm nó là các biện pháp
quản lý chặt để đảm bảo rằng các hoạt động trải nghiệm có chất lượng cao và

các tránh các tác động môi trường. ISO 14000 là một hệ thống quản lý và chứng
nhận môi trường thường được sử dụng như một tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi
trường trong các ngành công nghiệp khác nhau, nhưng chưa được áp dụng rộng
rãi cho ngành du lịch Úc. Chương trình cấp phép công nhận du lịch thiên nhiên
và du lịch sinh thái (NEAP) là một cơ quan cấp phép quan trọng nhất tại Úc hiện
nay. NEAP của Tasmania thông qua các cuộc phỏng vấn sâu một nhóm cung
cấp thơng tin quan trọng và phân tích so sánh dữ liệu phỏng vấn. NEAP có liên
quan đến ngành du lịch và du lịch sinh thái thiên nhiên của Tasmania, nơi mà
chất lượng của môi trường tự nhiên tạo nên bằng cách tập trung trọng tâm cho
những hoạt động trải nghiệm. Hơn nữa, NEAP có thể hỗ trợ ngành du lịch sinh
thái thông qua các phương tiện như xây dựng thương hiệu và quảng bá.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái được manh nha vào
cuối những năm 80 của thế kỷ trước với những du khách đầu tiên đến từ khối
các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ. Vào đầu những năm 90, với chính
sách “mở cửa” của Đảng và Nhà nước, thị trường du lịch được mở cửa để đón
khách du lịch từ phương Tây và dần dần là khách nội địa. Bản Lác ở Mai
Châu (Hịa Bình) là nơi đầu tiên ở khu vực miền Bắc xây dựng mô hình du
lịch cộng đồng. Tương tự, ở miền Nam, đảo Thoi Son ở Tiền Giang; tiếp đến
là Vĩnh Long. Cuối những năm 90, theo hướng khám phá của khách du lịch
quốc tế đến từ Tây Âu và Bắc Mỹ, du lịch cộng đồng tiếp tục được mở rộng ở
Sa Pa (Lào Cai), Hội An, Huế và vùng đồng bằng sông Cửu Long như Long
Xuyên, Châu Đốc, An Giang... [13].


7
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi
về tài nguyên thiên nhiên (núi, rừng, biển, sông nước), hệ thực vật, động vật
phong phú là điều kiện thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch cộng đồng
sinh thái. Mặt khác, Việt Nam cũng là nơi hội tụ những giá trị văn hóa đặc

sắc, độc đáo của 54 dân tộc cùng sinh sống, nên càng có điều kiện phát triển
du lịch cộng đồng hướng đến mục tiêu bảo tồn bản sắc văn hóa bản địa, phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Sau đây tác giả xin trình bày vấn
đề du lịch cộng đồng tại một số vùng trọng điểm như sau:
1.2.1. Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình
Hịa Bình là nơi đầu tiên trên cả nước hình thành mơ hình “Du lịch cộng
đồng” tại Mai Châu vào những năm 80, 90 xuất phát từ nhiệm vụ tiếp đón các
chuyên gia Liên Xơ sang hỗ trợ xây dựng cơng trình Thủy điện. Mai Châu
được xem là “nhận diện quốc tế” của Hịa Bình trong lĩnh vực du lịch. Năm
2013, cùng với các điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới như: Santiago – Chile;
Rio de Janeiro – Brazil; Thượng Hải – Trung Quốc; Budapest – Hungary;
Trani – Ý; Lisbon – Bồ Đào Nha; Bordeaux – Pháp; Old Delhi - Ấn Độ thì
Mai Châu – Hịa Bình đã được Tạp chí uy tín của Mỹ - Business Insider bình
chọn và đưa vào danh sách 10 điểm đến thú vị mang đến cho du khách những
trải nghiệm khó quên.
Bản Lác nằm trên địa phận xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hồ
Bình. Bản Lác có địa hình thuận lợi cho đi lại khi ở sát hai tuyến đường lớn là
quốc lộ 6 và quốc lộ 15. Địa phận Bản Lác được chia thành 2 bản nhỏ là Bản
Lác 1 và Lác 2, trong đó Lác 1 là trung tâm du lịch của bản, địa điểm nổi
tiếng thu hút khách du lịch.
Bản là nơi sinh sống của người dân tộc Thái trắng, một tỷ lệ rất nhỏ
người trong bản thuộc dân tộc Mông, Mường và Kinh. Theo tiếng của địa
phương, Bản Lác được gọi là Bản Lạc, nghĩa là nơi hội tụ của những người
Thái làm nghề buôn bán, hoặc đi tha phương cầu thực, gặp miền đất lành nên
ở lại sinh sống và làm ăn. Bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm.


8

Hình 1.1: Bản Lác, Mai Châu, Hịa Bình

(Nguồn: )
Hình thức du lịch cộng đồng
Mơ hình kinh tế ở bản Lác là hợp tác nông-lâm nghiệp chăn nuôi và
dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó vận hành theo phương thức khốn gọn đến từng
hộ gia đình, điều tiết sản xuất, phân phối nhằm mục đích nâng cao mức sống
của nhân dân, đảm bảo cân đối giữa lợi ích của người lao động và lợi ích tập
thể. Đặc biệt từ nhiều năm nay, học tập các hộ đi đầu làm du lịch hiện nay số
đơng các hộ gia đình đã đăng ký kinh doanh du lịch dịch vụ homestay, làm
thêm nhà nghỉ, mua sắm thêm các tiện nghi tốt hơn để phục vụ khách du lịch
nghỉ ngơi, ăn uống, bán quà lưu niệm, hàng thổ cẩm, mỹ nghệ... tạo nguồn thu
đáng kể, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân.

Hình 1.2: Mai Chau friendly

Hình 1.3: Lu’s homestay

homestay
(Nguồn: )

(Nguồn: )


9
Bản Lác trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn du khách
bởi nơi đây hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, mang lại cảm giác dân dã,
tự nhiên, gần gũi thân thiện khiến du khách một lần tới đây sẽ nhớ mãi không
quên như Bản Poom Cọong, đèo Thung Khe, Hang Mỏ Luông, Hang Chiều,
Bản Văn, Bảo tang Thái, thác Gò Lao, Ba Khan. Các hoạt động chính của du
khách là dựa vào cảnh quan thiên nhiên như: đi bộ dạo phố, ngắm đồi núi,
tham quan gian hàng, và tìm hiểu các nét văn hóa dân tộc.

Phương tiện
Phương tiện vận chuyển, đưa đón khách: Ở bản có trên 20 xe điện từ 710 chỗ chở du khách đi vòng quanh các bản trong khu vực để tham quan.
Ngồi ra cịn có dịch vụ cho th xe đạp với khoảng 200 chiếc.
Kinh doanh lữ hành
Người dân hầu như chịu trách nhiệm chính về các hoạt động trong bản
Lác, các công ty du lịch ở Hà Nội chỉ đảm nhiệm việc vận chuyển khách đến
và đi từ bản. Đối với khách nước ngồi các cơng ty sẽ cùng chia sẻ việc cung
cấp hướng dẫn viên nói tiếng Anh. Trong bản cử ra một người chịu trách
nhiệm kiểm tra số khách đến và đi. Cộng đồng sẽ chịu trách nhiệm trả lương
cho nhân viên này.
Văn hóa người Thái ở Bản Lác
Về đời sống văn hóa, người Thái vẫn duy trì cuộc sống gắn với nhà sàn,
có xây dựng nhà bê tông nhưng xây thấp và nằm sâu bên trong nhà để ít ảnh
hưởng đến cảnh quan truyền thống. Trang phục của phụ nữ Thái trắng gồm áo
sửa cỏm và váy đen bó sát người cùng với chiếc khăn piêu tạo nên vẻ thanh
nhã, duyên dáng của người phụ nữ Thái. Ở bản có thể dễ dàng nhìn thấy hình
ảnh những người phụ nữ ngồi bên khung cửi lớn dệt vải, người Thái coi thổ
cẩm là đời sống vật chất và tinh thần của mình.
Về ẩm thực, người Thái có nhiều kỹ thuật chế biến món ăn độc đáo hấp
dẫn du khách, có thể kể đến như: cơm lam, xôi nếp Mai Châu, nhộng ong
rừng rang măng chua, rượu cần, thịt ướp chua, cá suối nướng…


10
Các lễ hội lớn của người Thái tại Bản Lác là Xên Bản Xên Mường, Chả
Chiêng tết Cơm Mới vẫn được tổ chức hàng năm và thu hút lượng lớn khách
du lịch khi tổ chức. Trong các lễ hội người dân các dân tộc không chỉ người
Thái biểu diễn các bài hát, điệu múa truyền thống của dân tộc mình, các trò
chơi được tổ chức cho cả người dân và khách du lịch cũng có thể tham gia.
1.2.2. Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có tổng diện tích
1.544ha, thuộc ranh giới hành chính của các huyện Thạch Thất, Ba Vì và thị
xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Ngày 15/09/2010 Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 1689/QĐ-TTg, về việc phê duyệt điều chỉnh Quy
hoạch chung xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Đến
ngày 11/01/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 52/QĐTTg về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Làng
Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Theo 2 Quyết định xây dựng Làng
Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam với nội dung cơ bản sau:
Mục tiêu:
“- Cụ thể hóa mục tiêu xây dựng và phát triển Làng Văn hóa - Du lịch
các dân tộc Việt Nam. Góp phần xây dựng trung tâm hoạt động văn hóa, thể
thao, du lịch mang tính quốc gia; nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và
khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam; tăng
cường tình đồn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, giáo dục lòng tự hào dân tộc và
tình u q hương đất nước của cơng dân Việt Nam; tăng cường tình hữu
nghị, hợp tác và trao đổi văn hóa với các dân tộc trên thế giới; phục vụ nhu
cầu thăm quan, du lịch và nghiên cứu của nhân dân trong nước và khách quốc tế;
- Xây dựng một trung tâm du lịch, dịch vụ, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí
có quy mơ lớn, đồng bộ tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khai thác các lợi thế
sẵn có về tài nguyên văn hóa, thiên nhiên tạo động lực phát triển bền vững;
- Làm cơ sở pháp lý để tiếp tục triển khai quy hoạch chi tiết các khu chức


11
năng, thu hút đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch” [7], [11], [12].
Định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan
“Bảo tồn, giữ gìn mặt nước, địa hình tự nhiên của khu đất, hạn chế tối
đa việc san lấp làm thay đổi địa hình, đồng thời trồng cây tạo cảnh để phát
triển cảnh quan thiên nhiên hiện có. Tạo mối liên hệ hài hịa gắn bó hữu cơ
giữa mặt nước, đất, cây xanh và cơng trình;

- Xây dựng và phát triển các cơng trình kiến trúc tại các khu chức năng
phải phù hợp với cảnh quan chung của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc
Việt Nam, quy hoạch chi tiết và các dự án thành phần đảm bảo sự gắn kết hài
hòa giữa các cơng trình, tạo thành tổng thể hữu cơ; trong đó cảnh quan, văn
hóa làm nền tảng, đảm bảo gìn giữ môi trường, sinh thái và cảnh quan khu
vực, phát triển ổn định, bền vững;
- Việc thiết kế xây dựng các cơng trình kiến trúc tại các khu chức năng
u cầu có chất lượng cao và nội dung văn hóa sâu sắc” [7], [11], [12].
Phân khu chức năng:
Quy hoạch không gian phát triển Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc
Việt Nam được tổ chức thành 07 khu chức năng, cụ thể như sau: [7], [11], [12]
Bảng 1.1: Phân khu chức năng Làng Văn hóa-du lịch các dân tộc Việt
Nam
Tên khu chức năng

TT

Diện tích (ha)

1 Khu trung tâm văn hóa và khu vui chơi giải trí

125,22

2 Khu các làng dân tộc Việt Nam

198,61

3 Khu di sản văn hóa thế giới

46,50


4 Khu dịch vụ tổng hợp

138,89

5 Khu công viên bến thuyền

341,53

6 Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô

600,90

7 Khu quản lý điều hành văn phòng

78,50

Tổng cộng

1,544,00
(Nguồn: )


12
Theo Quyết định số 52/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ
Quy hoạch chung xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, có
bổ sung chức năng giáo dục, đào tạo tại Khu Dịch vụ du lịch tổng hợp nhằm
tăng hiệu quả sử dụng của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và
làm cơ sở để thực hiện việc đầu tư xây dựng Học viện Dân tộc thuộc Ủy ban
Dân tộc.

Khi đi vào hoạt động Làng văn hóa 54 dân tộc được kỳ vọng là nơi hội
tụ tập trung các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch có quy mô quốc gia.
Nơi đây được xây dựng tập trung là một quần thể để tái hiện những nét đẹp
văn hóa, lối sống đặc trưng của các dân tộc Việt Nam nhằm mục đích giữ gìn,
phát triển và giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt
Nam tới du khách thập phương ngay tại Hà Nội.
Nhưng đến nay sau 8 năm hoạt động nhiều cơng trình tại dự án Làng
Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng đã bị xuống cấp trầm
trọng, những ngôi nhà bằng tranh, tre, gỗ nứa… biểu trưng của các dân tộc
đang trong tình trạng bị mục nát, xuống cấp nghiêm trọng, cỏ dại mọc um
tùm. Bên cạnh đó, đến với Làng văn hóa 54 dân tộc Việt Nam hiện tại chỉ có
8 dân tộc anh em sinh sống tại đây cịn lại là những ngơi nhà sàn bị bỏ hoang
trong khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ khơng người sinh sống, là chưa có sự phù
hợp về chính sách, cũng như duy trì được lối sống, văn hóa của người dân tộc
thiểu số. Hiện nay cơ quan quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt
Nam đã và đang xây dựng các mơ hình mới để kêu gọi thu hút các nhà đầu tư
tư nhân, đẩy mạnh hợp tác công-tư, với mong muốn tạo ra những bước ngoặt
mới cho khu vực này cũng như giảm triệt để bao cấp nhà nước.
1.2.3. Sapa-Lào Cai
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề rất quan trọng trong
chiến lược phát triển văn hóa càng quan trọng hơn khi Lào Cai là tỉnh có đông
đồng bào các dân tộc, ở vùng trọng điểm giao lưu kinh tế, văn hóa với Vân


13
Nam (Trung Quốc). Nhận thức rõ vấn đề này, ngay từ năm 2001, Đảng bộ
tỉnh đã xây dựng Đề án "Phát triển văn hóa, gìn giữ và phát huy bản sắc văn
hóa các dân tộc Lào Cai", cùng với nhiều đề án, cuộc họp, thảo luận về việc
bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa, du lịch cộng đồng các dân tộc Lào Cai.
Nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng

Đề án Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai đã góp
phần nghiên cứu các di sản về kiến trúc, trang phục, nghề thủ công, lễ hội,
đặc điểm sinh hoạt văn hóa, để xây dựng thành các sản phẩm du lịch. Kết quả,
huyện Sa Pa đã xây dựng thành cơng mơ hình du lịch cộng đồng với các điểm
du lịch văn hóa cộng đồng như: Bản Dền, Tả Van, Thanh Kim, Tả Phìn. Đồng
thời, đã tạo ra sức hấp dẫn cho các tuyến du lịch từ huyện đến bản, làng. Một
số mơ hình du lịch cộng đồng ở Sa Pa đã góp phần đẩy nhanh cơng cuộc xóa
đói, giảm nghèo [5], [6]..

Hình 1.4: Thị trấn Sa Pa

Hình 1.5: Ruộng bậc thang ở Sa Pa
(Nguồn: )

Văn hóa kiến trúc nhà
Nếu căn cứ vào sự cấu tạo của nền nhà, các tộc người Lào Cai có 3 loại
hình nhà chính: nhà nền đất (tiêu biểu là các dân tộc Việt, Hmông, Hoa...),
nhà nửa sàn nửa đất của dân tộc Dao (nhóm Dao đỏ...), nhà sàn (người Tày,
Thái...). Trong loại hình nhà nền đất có các loại nhà đất của người Việt nhưng
cũng có loại nhà nền đất trình tường của người Hmơng, nhà nền đất trình


14
tường theo kiểu pháo đài của người Hà Nhì...Trong loại hình nhà sàn có loại
nhà sàn bốn mái gần như hình vng của người Tày nhưng cũng có kiểu nhà
sàn mái tròn của người Thái đen, hoặc nhà sàn tường trình của người Tày,
Bắc Hà...
Văn hóa về trang phục
Lào Cai luôn rực rỡ sắc màu, phong phú về kiểu loại. Mỗi tộc người có
kiểu trang phục khác nhau. Nhưng trong cùng tộc người cũng có những ngành

có trang phục riêng. Trang phục người Hmông hoa, Hmông xanh, Hmông
đen, Hmông trắng cũng có kiểu cách, màu sắc khác hẳn nhau. Phụ nữ Hmông
ở các huyện khác mặc váy nhưng phụ nữ Hmông ở Sa Pa lại mặc quần cộc.
Đặc biệt cũng là người Tày nhưng người Tày ở Văn Bàn, Bảo Yên mặc áo
ngắn, váy ngắn, còn người Tày ở Bắc Hà lại mặc áo dài và quần dài. Mỗi phiên
chợ vùng cao Lào Cai đều là nơi gặp gỡ hội tụ của nhiều kiểu trang phục.
Văn hóa âm nhạc
Tính đa dạng, phong phú của văn hóa thể hiện rõ nét ở nghệ thuật dân
gian, đặc biệt là nghệ thuật âm nhạc. Chỉ tính riêng nhạc khí Lào Cai đã có đủ
10 họ với 10 chi khác nhau. Trong văn học dân gian, mỗi dân tộc có đầy đủ cả
hệ thống các loại hình văn học từ truyện thần thoại, cổ tích, ngụ ngơn đến dân
ca, truyện thơ. Mỗi một loại hình văn học dân gian lại có các tiểu loại hình
phong phú.
Đặc sản có giá trị kinh tế cao
Ở Lào Cai có nhiều tiểu vùng cảnh quan mơi trường khác nhau, cùng
với sự đa dạng về văn hóa tộc người đã tạo thành các đặc sản. Một số đặc sản
như: Rượu Bắc Hà, tương ớt, gạo Séng Cù Mường Khương, su su Sa Pa…rất
nổi tiếng. Thực hiện chương trình "mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi vùng có
một loại đặc sản trở thành hàng hóa", hiện nay, các đặc sản mang bản sắc của
văn hóa các dân tộc đã được "đánh thức" và phát triển với nhiều loại hình
khác nhau, như hệ thống các ngành, nghề thủ công (sản phẩm rèn đúc, thổ


15
cẩm, sản phẩm thêu, chạm khắc bạc, ẩm thực…). Hội Nông dân, Hội Phụ nữ
đã trở thành các cơ quan tiên phong trong việc thực hiện các dự án bảo tồn
đặc sản.
Khôi phục, bảo tồn và phát huy tri thức bản địa
Các ngành, nhóm dân tộc ở Lào Cai có kho tàng tri thức bản địa rất
phong phú. Nhiều thành tựu về tri thức bản địa đã được bảo tồn và phát huy

có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng. Đặc biệt, tri
thức phịng, chống cháy rừng của người Mơng, người Dao ở Sa Pa đã được
phát huy rất hiệu quả trong đợt chữa cháy rừng Vườn Quốc gia Hoàng Liên
đầu năm 2010. Tri thức bản địa của người dân bản địa về khai hoang, làm
ruộng bậc thang ở Sa Pa đã thực sự tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút khách du
lịch. Ruộng bậc thang Sa Pa đã được Tạp chí du lịch Travel and Leisure của
Mỹ đã bình chọn và công bố bảy thửa ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất châu Á
và thế giới, xứng đáng được tôn vinh là di sản để đời. Tri thức bản địa về làm
ruộng bậc thang đã và đang được nhân ra diện rộng.
Phương thức phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái
Với chủ trương của tỉnh Lào Cai, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch việc
bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc là vấn đề của người dân, do
cộng đồng quyết định, Nhà nước đóng vai trò quản lý và định hướng; gắn bảo
tồn di sản văn hoá với phát huy và phát triển, gắn liền với kinh tế du lịch và
xố đói giảm nghèo. Đặc biệt, vấn đề bảo tồn phải trở thành bảo tồn sống,
diễn ra thường xun ở mơi trường văn hố chứ không dừng lại ở sưu tầm,
bảo quản.
Với tiềm năng về du lịch cộng cồng cùng với sự đa dạng về nền văn
hóa, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, tuy nhiên trước làn sóng đơ thị
hóa, trong điều kiện mở cửa và giao thương phát triển mạnh Lào Cai ở gần
biên giới với Trung Quốc, di sản văn hóa các dân tộc có nguy cơ bị mai một


×