Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giới thiệu và đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.77 KB, 7 trang )

TÀI NGUYÊN DU LỊCH- BÙI THỊ TIẾN
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế đất nước không ngừng phát triển bắt nhịp với nền kinh tế toàn
cầu. Trong đó ngành du lịch chiếm một tỉ trọng khá cao và đóng góp không
nhỏ cho nguồn thu nhập chung của nước ta. Đồng thời, cuộc sống của người
dân được cải thiện về nhiều mặt, đặc biệt trong đó mức thu nhập bình quân
đầu người tăng giúp người dân cải thiện cuộc sống mà còn đảm bảo cho họ
có được một cuộc sống tốt hơn và một khi họ đã đáp ứng được nhu cầu thiết
yếu trong cuộc sống hàng ngày thì họ nghĩ đến việc đi du lịch để thỏa mãn
nhu cầu nhằm mục đích nghĩ ngơi chữa bệnh phát triển thể chất và tinh
thần. Chính vì vậy, ngày nay du lịch nước ta được quan tâm và đầu tư phát
triển một cách thỏa đáng xứng tầm quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nước ta vẫn có nhiều tỉnh thành có tiềm năng du lịch lớn
nhưng chưa được đầu tư và khai thác tốt phục vụ cho hoạt động kinh doanh
du lịch. Và Huế là một trong số đó. Chính lí do đó tôi đã chọn đề tài “ Giới
thiệu và đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch Huế” cho bài tiểu
luận của mình.
Bài tiểu luận gồm 3 phần :
+ Phần I : Giới thiệu khái quát nguồn tài nguyên du lịch Huế
+ Phần II : Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tại Huế
+ Phần III : Đánh giá vai trò và ý nghĩa của nguồn tài nguyên du
lịch đối với phát triển du lịch, xã hội tại Huế
NGUYỄN THỊ XUÂN HẠNH-B15DLK
1
TÀI NGUYÊN DU LỊCH- BÙI THỊ TIẾN
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NGUỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH HUẾ
Không cần liệt kê thì ai cũng biết Huế có thừa tiềm năng về du lịch. Kho
tàng di sản của Thừa Thiên Huế là đồ sộ và vô giá. Hiện theo thống kê chưa
đầy đủ, ở Thừa Thiên Huế có 902 di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, với
hình hài còn khá nguyên vẹn, nằm hầu hết khắp cả tỉnh, nhưng nhiều nhất là
ở thành phố Huế (373 di tích); Trong số đó đã có 84 di tích cấp quốc gia; 34


di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, quần thể kiến trúc Cung đình Huế bao gồm 51 di
tích lớn đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới và Nhã nhạc cung
đình Huế là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Thừa Thiên
Huế đã từng là trung tâm của tiểu quốc Indrapura ở cực bắc vương quốc
Chămpa trong nhiều thế kỷ. Nên tại đây tập trung một số lượng đồ sộ các di
chỉ và di vật về nền văn hóa Chămpa. Cũng chưa có một vùng đất nào trên
đất nước Việt nam lại có mật độ chùa chiền cao như Huế với nét riêng của
nó. Cũng chỉ ở Huế mới có hệ thồng vườn xưa, nhà cổ, điển hình cho mô
hình cư trú của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ. Thừa Thiên Huế cũng là
nơi “sở hữu” một kho tàng khá đa dạng các chứng tích vật chất xác thực,
phản ánh sinh động về lịch sử lâu đời và truyền thống cách mạng của nhân
dân Việt nam.
Thừa Thiên Huế còn có hơn 100 lễ hội dân gian, truyền thống và hiện
đại đã được khôi phục và phát huy, bao gồm: lễ hội cung đình Huế; lễ hội
văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo; lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh, thành
hoàng, tưởng niệm các vị tổ sư làng nghề. Nhiều lễ hội khác cũng được tổ
chức như lễ hội Đền Huyền Trân, Ngày hội Văn hóa Thể thao đồng bào các
dân tộc miền núi, Lễ hội Lăng Cô huyền thoại biển, Lễ hội Thuận An biển
gọi. Đặc biệt, quy mô và ấn tượng nhất là lễ hội Festival Huế được tổ chức
định kỳ hai năm một lần vào các năm chẵn, Festival Nghề truyền thống hai
NGUYỄN THỊ XUÂN HẠNH-B15DLK
2
TÀI NGUYÊN DU LỊCH- BÙI THỊ TIẾN
năm một lần vào các năm lẻ với một chuỗi những hoạt động văn hóa, lễ hội
ấn tượng, đặc sắc gắn kết với nhau. Lễ hội của Thừa Thiên Huế là niềm tự
hào, đồng thời cũng là tài nguyên vô giá của du lịch Thừa Thiên Huế.
Thừa Thiên Huế còn có một kho tàng tài nguyên thiên nhiên rất phong phú
và hấp dẫn. Với bờ biển dài 130 km có rất nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng. Đặc
biệt hơn cả là Lăng Cô, từ lâu đã nổi bật lên là một bãi biển có các điều kiện
tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt nam. Chính vì vẻ đẹp mộc

mạc, giản dị mà không kém phần kiêu sa, quyến rũ của Vịnh Lăng Cô, cũng
như những nổ lực thúc đẩy du lịch không nhỏ của Thừa Thiên Huế và Việt
nam, , nên vịnh Lăng Cô vừa được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế
giới (Worldbays), chính thức công nhận là một trong 30 vịnh biển đẹp nhất
thế giới...
Hệ thống đầm phá, rừng ngập mặn, trằm bàu, hồ và hồ chứa nước nhân
tạo với nhiều thắng cảnh nổi tiếng. Vườn quốc gia Bạch Mã trong tương lai
gần sẽ được xếp vào hàng Khu dự trữ sinh quyển thế giới.v.v..Tất cả tạo nên
nét khác biệt cho các kỳ quan thiên nhiên ở đây mang đặc điểm nguyên sơ,
nhưng rất hửu tình và thi vị. .
Vùng tam giác Lăng Cô - Cảnh Dương - Bạch Mã đã được Chính phủ xác
định là một trong bốn vùng du lịch trọng điểm của quốc gia Huế ngoài là
thành phố di sản còn được Chính phủ cho phép xây dựng là “Thành phố
festival đặc trưng của VN” với hai năm một lần diễn ra festival (vào năm
chẵn) và festival chuyên đề về ngành nghề (năm lẻ). Hằng năm Huế còn tổ
chức hàng trăm lễ hội truyền thống lẫn lễ hội mới được dựng nên như Lăng
Cô huyền thoại biển, Thuận An biển gọi, rồi sắp tới đây còn có sóng nước
Tam Giang...
NGUYỄN THỊ XUÂN HẠNH-B15DLK
3
TÀI NGUYÊN DU LỊCH- BÙI THỊ TIẾN
II.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN
DU LỊCH HUẾ
Tiềm năng là thế, tuy nhiên bao nhiêu năm nay, ngành du lịch dịch vụ Huế
vẫn phát triển trong tình trạng “còi cọc” với bình quân lưu trú chỉ khoảng 2
đêm/khách. Doanh thu du lịch bình quân hằng năm chỉ đạt từ 700 - 800 tỉ
đồng, đóng góp cho ngân sách địa phương hằng năm cũng chỉ xấp xỉ 30 tỉ
đồng.
Theo phân tích của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh trong kỳ họp cuối
năm 2009, mũi nhọn kinh tế du lịch của Thừa Thiên-Huế trong năm chỉ

đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của địa phương chỉ 0,37% trong mức tăng
trưởng chung 11,2% GDP của tỉnh. Sự yếu kém của ngành kinh tế mũi nhọn
này là do đầu tư du lịch chủ yếu chỉ tập trung vào diện rộng, chạy đua xây
dựng quá nhiều cơ sở lưu trú, trong khi sản phẩm du lịch thì quá nghèo nàn.
Ví dụ như với sông Hương nổi tiếng là vậy, nhưng đến nay ngoài dịch vụ
thuyền rồng và ca Huế, vài ba chục chiếc thuyền thiên nga du ngoạn sông
Hương vào mùa hè..., đến nay Huế chưa hề có bất kỳ dịch vụ hấp dẫn gì trên
dòng sông thơ mộng này.
Năm 2008, trong khuôn khổ Festival Huế 2008, Trung tâm Bảo tồn di tích
cố đô Huế đã nỗ lực “đánh thức” sông Hương bằng chương trình lễ hội
Huyền thoại sông Hương hoành tráng. Trung tâm cũng đầu tư đến hơn 4 tỉ
đồng phục chế một chiếc thuyền cung đình để phục vụ lễ hội và du khách.
Song đến nay đã gần 2 năm trôi qua, chương trình sau bao lần thử nghiệm
vẫn chưa thể trở thành điểm nhấn cho du lịch Huế, chiếc thuyền trị giá hơn 4
tỉ đồng vẫn đang cắm neo ở bến Phu Văn Lâu, dãi dầu cùng mưa nắng.
NGUYỄN THỊ XUÂN HẠNH-B15DLK
4
TÀI NGUYÊN DU LỊCH- BÙI THỊ TIẾN
Mới đây vào tháng 5.2009, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đồng ý chủ
trương cho phép Công ty TNHH du lịch Hội Á Châu đầu tư du thuyền tham
quan và lưu trú “Cảm xúc sông Hương”, với mục tiêu khai thác, phục vụ du
khách tham quan sông Hương và các điểm du lịch lân cận. Tuy nhiên, đến
nay dự án vẫn chưa được chính thức khởi động.
Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất là hệ thống hoàng cung triều Nguyễn trong
kinh thành Huế, thế nhưng đến nay ngoài việc tham quan di tích hầu như
không có dịch vụ gì hấp dẫn du khách. Từ năm 2006 đến nay, Trung tâm
Bảo tồn di tích cố đô Huế đã nỗ lực tổ chức Đêm hoàng cung tái hiện nhiều
sinh hoạt và tổ chức các chương trình nghệ thuật, trò chơi cung đình... để thu
hút khách vào ban đêm. Thế nhưng, chương trình vẫn không thể đủ nguồn
thu để duy trì. Nguyên nhân có lẽ do chương trình chưa được quảng bá đủ

mạnh hoặc các dịch vụ chưa thu hút được du khách.
Sự yếu kém của ngành du lịch Huế, theo ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở
Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Thừa Thiên-Huế, là do: “Các
hoạt động xúc tiến quá yếu, lại phân tán cả về nội dung lẫn thị trường; lạc
hậu về công nghệ, kỹ năng và thiếu chuyên nghiệp... do chưa có một cơ
quan chuyên trách về thông tin và xúc tiến. Năng lực cạnh tranh điểm đến và
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp còn thấp... Các doanh nghiệp lữ hành
Thừa Thiên-Huế nhìn chung chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng và phát
triển sản phẩm, thụ động, thiếu chắc chắn về thị trường nên thường phụ
thuộc vào nguồn khách chính của các hãng lớn ở TP.HCM và Hà Nội. Sản
phẩm du lịch quá đơn điệu, mới dựa chủ yếu vào các yếu tố tự nhiên, khai
thác những cái có sẵn, không thể hiện ưu thế trên thị trường. Giá trị gia tăng
trong sản phẩm thấp so với mức trung bình của thế giới...”.
NGUYỄN THỊ XUÂN HẠNH-B15DLK
5

×