LỜI CẢM ƠN !
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo hướng dẫn: TS.
Nguyễn Quốc Hưng! Thầy đã ân cần chỉ bảo và hướng dẫn em từng bước trong suốt
quá trình làm Khóa Luận Tốt Nghiệp. Nhờ có sự chỉ bảo của thầy mà em đã học hỏi
được nhiều ý hay, ý tốt để hoàn thành bài Khóa Luận.
Trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu, và rèn luyện tại trường,
chúng em đã được các thầy giáo, cô giáo trong trường truyền đạt kiến thức, chỉ bảo,
dìu dắt và giúp đỡ. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy các cô trong trường và các
thầy, các cô trong Khoa Du Lịch: Thầy trưởng khoa – TS. Vũ Đình Thụy, cô Phùng
Thanh Hiền (trợ lý giáo vụ), cô Trần Minh Hằng (giáo viên chủ nhiệm)... Chúng em
đã được học những kiến thức, có những hướng đi đúng đắn trong học tập, nâng cao
hiểu biết của bản thân, hoàn thành tốt việc học ở trường, hoàn thành bài Khóa Luận
Tốt Nghiệp và tu trí rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội và cho đất
nước sau này. Em xin chân thành cảm ơn!
Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú ở Sở Du Lịch Tỉnh Quảng Ninh và Ban
Thông tin và Văn hóa Vịnh Hạ Long đã giúp đỡ em hoàn thiện bài Khóa Luận!
Và cuối cùng em muốn giửi lời biêt ơn đến gia đình – những người thân, các
bạn sinh viên của tập thể lớp 11QD đã chia sẻ những khó khăn trong thời gian học
tâp và động viên, giúp đỡ em hoàn thành Khóa Luận!
1
Môc lôc
NỘI DUNG Trang
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Đối tượng nghiên cứu 5
3. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Bố cục khóa luận 6
CHƯƠNG 1: TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG
7
* Khái quát Vịnh Hạ Long
1. 1. Lịch sử hình thành và xuất xứ tên gọi Vịnh Hạ Long
7
1. 2. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn của Vịnh Hạ Long
10
1. 3. Động – Thực vật ở Vịnh Hạ Long
13
1. 4. Dân cư trên Vịnh Hạ Long
14
1. 5. Vịnh Hạ Long hai lần được công nhận là Di sản thế giới
15
1. 6. Các nguồn tài nguyên của Vịnh Hạ Long
16
1. 6. 1. Tài nguyên đảo và núi đá kỳ vỹ trên Vịnh Hạ Long
16
1. 6. 2. Hệ thống hang động trên Vịnh Hạ Long
25
1. 6. 3. Những Bãi tắm trên Vịnh Hạ Long
36
1. 7. Những giá trị nổi bật của Vịnh Hạ Long
39
1.7. 1. Giá trị thẩm mỹ
39
1. 7. 2. Giá trị địa chất
40
1. 7. 3. Giá trị văn hoá – lịch sử
45
2
1.7.4. Giá trị đa dạng sinh học
48
CHƯƠNG 2: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ
LONG ĐỂ PHỤC VỤ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
53
2. 1. Hiện trạng các hoạt động du lịch ở Vịnh Hạ Long hiện nay
53
2. 1. 1. Những loại hình du lịch chính đang khai thác ở Vịnh Hạ Long
54
2. 1. 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
57
2. 1. 3. Những tuyến thăm quan chính trên Vịnh Hạ Long
62
2. 1.4. Một số chương trình du lịch thăm quan Vịnh Hạ Long
65
2. 2. Những tiềm năng của Vịnh Hạ Long để khai thác phục vụ du lịch
73
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VỊNH HẠ LONG
74
3. 1. Định hướng khai thác và phát triển du lịch Vịnh Hạ Long
74
3. 2. Một số giải pháp nhằm duy trì,bảo vệ và khai thác hợp lý trên Vịnh
Hạ Long
77
KẾT LUẬN
82
Danh sách tài liệu tham khảo
83
Phụ lục
PhÇn më ®Çu
1. Lý do chọn đề tài
Vịnh Hạ Long là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng
cho chúng ta. Do đó việc tìm hiểu và khai thác những giá trị tài nguyên thiên nhiên
và văn hóa của Vịnh Hạ Long nhằm phục vu khách du lịch cũng là một trong
những điều rất cần thiết. Khi đến với Vịnh Hạ Long du khách sẽ được cảm nhận,
hòa mình vào trong những cảnh sắc của tài nguyên thiên nhiên hùng vỹ với những
đảo đá tuyệt đẹp, hang động lộng lẫy nhiều nhũ đá, măng đá, những bãi tắm trong
xanh, …và tài nguyên văn hóa phong phú tuyệt đẹp như những dải san hô, những
3
kho tàng cổ vật của con người, những kiến tạo kỳ vỹ và rất đặc biệt của hệ thống
đảo đá…Tất cả đã tạo nên Kỳ quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long
Một trong những Di sản thế giới nổi tiếng của đất nước ta và thế giới đó là
Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh tự nhiên đẹp nổi tiếng
không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới, với những giá trị đặc trưng độc đáo của
mình, Vịnh đã được UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên và văn hóa
thế giới (tháng 12/1994 và tháng 11/2000). Việc được công nhận là Di sản thế giới,
một mặt là vinh dự và tự hào lớn của Viện Nam, mặt khác nó cũng mang lại cho
nước ta những lợi thế đáng kể về kinh tế, văn hoá và xã hội. Đồng thời điều đó
cũng đặt ra cho chúng ta những yêu cầu mới về việc bảo tồn, phát huy giá trị của
Di sản và nhất là việc khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực tài nguyên thiên
nhiên này phục vụ cho sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh
Quảng Ninh nói riêng.
Để giới thiệu, tôn vinh những giá trị đặc sắc và vẻ đẹp kỳ vỹ của khu di sản
thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp,
kiến nghị góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị, sử dụng và khai thác có hiệu
quả di sản, em quyết định lựa chọn đề tài: “Khai thác tài nguyên du lịch trên Vịnh
Hạ Long để phục vụ và phát triển du lịch ".
Từ đó xác định phạm vi, vai trò của Khu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ
Long trong công cuộc phát triển ngành du lịch của nước ta.
Xác định nguồn tài nguyên du lịch nổi trội, xác định các tuyến, điểm du lịch,
xây dựng các hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long kết hợp với các khu du lịch có
liên quan trên cùng tuyến điểm
Ngành du lịch chúng ta cần tập trung mọi nguồn lực và lợi thế để khai thác
nguồn tài nguyên của Vịnh Hạ Long phục vụ du lịch để phát triển kinh tế. Có
những vấn đề liên quan và rất cấp thiết với nền kinh tế hiện tại và đặc biệt là ngành
du lịch của chúng ta, tuy không phải là mới mẻ nhưng đây là một khu Di Sản
Thiên Nhiên Thế Giới, không những được Unesco công nhận một mà là hai lần.
4
Điều đó càng cho ta thấy giá trị to lớn về vật chất và tinh thần của Vịnh Hạ Long
có được. Chúng ta đã có được nguồn tài nguyên thiên nhiên kỳ vỹ như vậy thì việc
tìm hiểu về nơi đây, để có thể biết nên sử dụng như thế nào? khai thác vào ngành
du lịch của chúng ta như thế nào? Và có những định hướng phát triển trong tương
lai ra sao? Cần có những giải pháp gì cho nơi đây?... Những câu hỏi đó đã thôi
thúc em – một sinh viên sắp ra trường, để trở thành một nhân viên hoạt động trong
ngành du lịch việt nam cần có những tìm hiểu, những câu trả lời cho những câu hỏi
đó. Em thấy mỗi chúng ta phải có trách nhiệm với những tài nguyên mà thiên
nhiên và tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta.
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
– Nghiên cứu Nguồn tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long
– Phương thức khai thác tài nguyên Vịnh Hạ Long phục vụ du lịch
– Nghiên cứu hiện trạng khai thác tài nguyên phục vụ du lịch trên Vịnh Hạ
Long
– Tìm hiểu các công tác quản lý và bảo tồn Khu Di sản thế giới Vịnh Hạ Long
– Các đề xuất và kiến nghị nhằm phục vụ khách du lịch
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
– Nghiên cứu Tài nguyên thiên nhiên – văn hóa, tiềm năng, các loại hình dịch
vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long và hiện trạng khai thác du lịch trong phạm vi
Khu vực Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và
một số khu vực phụ cận có liên quan
4. Phương pháp nghiên cứu cho đề tài
Để hoàn thành bài khóa luận của mình, em đã kết hợp dùng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau:
5
– Phương pháp thực địa
– Phương pháp phỏng vấn các nhà chuyên môn
– Phương pháp so sánh
– Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, tư liệu, thông tin…
5. Bố cục khóa luận
Bao gồm các phần:
• Phần mở đầu
• Chương 1: Tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long
• Chương 2: Khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long để phục vụ và
phát triển du lịch
• Chương 3: Định hướng và giải pháp cho Vịnh Hạ Long
• Phần Kết luận
• Tài liệu tham khảo
• Phụ Lục
6
Ch¬ng 1: tµi nguyªn du lÞch VÞnh H¹
Long
* Khái quát Vịnh Hạ Long
1.1. Lịch sử hình thành và xuất xứ tên gọi Vịnh Hạ Long
1. 1. 1. Lịch sử hình thành Vịnh Hạ Long
Hiện nay, với những máy móc hiện đại của khoa học kỹ thuật có thể giúp
chúng ta tìm ra những câu trả lời mà trước đây chưa thể có, đó là về vấn đề kiến
tạo của vỏ trái đất qua hàng triệu năm. Một phần không ít các hình ảnh kiến tạo
thăng trầm trong suốt hàng triệu năm nay vẫn còn lưu dấu tích rõ ràng trên các
vách đá núi và hang động ở Hạ Long. Các nhà khoa học đã có thể biết nhiều về
quá trình kiến tạo phức tạp và lâu dài này qua việc tìm ra các thời đại phát triển của
trái đất.
Trước tiên đó là Thời Cổ Sinh Muộn (từ 340 – 240 triệu năm trước), ở các
kỷ carbon và Permi, chế độ biển nông với khí hậu nóng ẩm kéo dài tồn tại hàng
trăm triệu năm đã hình thành lên hai hệ tầng đá vôi là Cát Bà và Quang Hanh dày
hàng nghìn mét. Đây là những chất liệu chính đầu tiên để tạo lên Vịnh Hạ Long
hiện nay.
Thời kỳ Đại Trung Sinh (từ 240 – 67 triều năm trước) lớp vỏ trái đất diễn ra
những chuyển động phức tạp: nâng, đứt, gãy, uốn nếp, nhưng rất chậm chạp. Trải
qua hàng trăm triệu năm, quá trình vận động này đã làm hai hệ tầng chính đá vôi bị
vỡ.
Ở thời kỳ Đại Tân Sinh (67 triệu năm trước đến nay) qua trình biển tiến, lùi
xuất hiện liên tục xâm lấn mạnh mẽ vào khối đá vôi, cùng với lượng nước mưa đổ
7
xuống hòa tan carbonat canxi, đã bóc mòn, mài mòn các khối đá làm tan ra và chỉ
còn sót lại các đảo trơ trọi như ngày nay. Hiện nay ở Vịnh Hạ Long các đảo đá chủ
yếu thuộc hai loại: hình chóp và hình trụ tức là địa hình Fengcong do nước biển
xâm lấn thực từ bên dưới lên.
Thời kỳ Pleistioxen (từ 2 triệu đến 11 nghìn năm trước) là thời gian chủ yếu
tạo nên hệ thống các hang động ở Hạ Long. Chúng thường tập trung ở các độ cao
10 đến 60 mét. Các hang động hình thành khi nước mưa chảy theo những khe nứt
vỡ của đá vôi do sự tác động của lớp vỏ trái đất. Quá trình ăn mòn hóa học do
nước mưa ngày càng mở rộng. Các khe nứt đó ngày càng to, rộng ra, và ăn sâu vào
lòng núi đá tạo thành các hang động.
Thời kỳ Haloxen (bắt đầu từ 11 nghìn năm trước và kéo dài tới ngày nay).
Thời gian từ 7000 đến 4000 năm trước, biển tiến Holoxen mở rộng cực đại và Vịnh
Hạ Long chính thức được hình thành. Từ 4000 – 3000 năm trước, biển lùi dần và
giữ mức ổn định như ngày nay.
Vị giáo sư: Tony Waltham – ở Viện địa chất Hoàng Gia Anh khi nghiên cứu
về địa chất của Vịnh Hạ Long đã khẳng định: Những ngọn núi đá tuyệt đẹp mọc
lên từ mặt biển yên tĩnh của vịnh đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời.
Không thể nói gì hơn, ta có thể khẳng định Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh karst
mang ý nghĩa toàn cầu với nền tảng cơ bản là khoa học địa chất. Cùng với giá trị
về mặt cảnh quan, giá trị về địa chất học của Hạ Long cần phải được bảo tồn vì lợi
ích của loài người.
Về giá trị địa chất Vịnh Hạ Long, cơ quan tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế
giới (IUCN) đã đánh giá như sau: “ Vịnh Hạ Long là một điển hình về biển gắn với
cảnh quan tháp karst và là một trong những khu vực quan trọng nhất thế giới về
karst. Mặc dù Di sản có những nét đặc trưng địa mạo giống với nhiều vùng khác
nhưng rõ ràng, nó vẫn hơn hẳn so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Hơn thế nữa,
khu Di sản Hạ Long thể hiện đầy đủ tính nguyên vẹn về các quá trình địa chất ở quy
mô lớn. Mặc dù loài người đã cư trú ở khu vực này rất lâu, những điều này không
8
làm mất đi mà vẫn lưu giữ được tính nguyên vẹn vốn có. Vịnh Hạ Long có thể được
coi là một trong các Di sản tháp karst đá vôi rộng lớn nhất và phát triển mạnh nhất
thế giới”.
Giá trị cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời dễ thấy đã tôn vinh khu di sản, phản
ánh hình thể và màu sắc của một viên ngọc quý, thì giá trị địa chất cần được xem
như là cấu trúc và chất liệu tạo nên viên ngọc ấy.
Vịnh Hạ Long ngày nay mới chỉ được hoàn toàn định hình trong 7 – 8 nghìn
năm qua. Nhưng để có Vịnh, đã phải trải qua những biến cố tích tụ tầng đá vôi dày
trên nghìn mét trong khoảng 340 – 240 triệu năm trước, một thời kỳ xâm thực karst
kéo dài trên 20 triệu năm trong môi trường lục địa kỷ Neogen và Nhân sinh và phải
có một quá trình biển tiến liên quan tới các chu kỳ trái đất ấm lên làm băng tan
trong hơn một vạn năm qua. Do vậy, Vịnh Hạ Long còn lưu lại nhiều giá trị quý
cho khoa học địa chất Kỷ Nhân Sinh và địa chất biển. Các bậc thềm biển nâng cao,
các bề mặt đồng bằng phân bậc nằm chìm dưới đáy vịnh, các dòng sông cổ ngập
chìm, hang động, trầm tích hang động, các ngấn biển cổ và bệ hàu hà nằm cao trên
vách đá là kho tư liệu quý giá nghiên cứu biến động nước biến động mực nước
biển cổ và hiện tại, cũng như ảnh hưởng của nó tới con người từ các nền văn hóa
khảo cổ xa xưa như Soi Nhụ, Tiền Hạ Long, Hạ Long và rồi cho đến ngày nay.
Vịnh Hạ Long là mẫu hình tiêu biểu về một vịnh biển tạo nên không phải từ các
mũi nhô, mà là từ hệ thống đảo chắn. Đó là vịnh thủy triều, nhật triều đều có biên
độ lớn điển hình nhất thế giới. Một kiểu bờ văn hóa học tiêu biểu và đặc sắc.
Vì mang trong mình những giá trị địa chất địa mạo quý giá như vậy cho nên
Vịnh Hạ Long đã lại được ghi vào danh mục Di sản Thế giới một lần nữa với tiêu
chuẩn ngoại hạng về địa chất, địa mạo.
1. 1. 2. Xuất xứ tên gọi
Vịnh Hạ Long có nghĩa là “ rồng xuống”. Từ trước thế kỷ 19,tên Vịnh Hạ
Long chưa được ghi chép trong những thư tịch cổ nước ta, mà vùng biển này được
9
biết đến với tên như: An Bang, Lục Thủy, Vân Đồn... Cuối thế kỷ 19, tên Vịnh Hạ
Long mới xuất hiện trên các bản đồ hàng hải của Pháp.
Theo huyền thoại xưa, tên gọi Hạ Long gắn liền với câu chuyện về đàn rồng
xuống giúp dân Việt đánh giặc ngoại xâm. Chuyện kể rằng:
“Ngày xưa, khi người Việt mới dựng nước, nhân dân đang sống yên ổn thì bị giặc
ngoại bang xâm lấn bờ cõi nước ta. Trước thế giặc mạnh, trời sai rồng mẹ mang
theo một đàn rồng con xuống giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc từ biển
cả ào ạt tấn công vào bờ thì đàn rồng cũng lập tức hạ giới phun ra vô số châu ngọc.
Những châu ngọc ấy thoắt biến thành muôn vàn đảo đá sừng sững, liên kết lại như
bức tường thành vững chãi. Thuyền giặc đang lao nhanh bất ngờ bị chặn lại liền
đâm vào các đảo đá, xô vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc tan, thấy cảnh hạ giới
thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp
đỡ nhau. Rồng mẹ và rồng con không trở về trời, mà ở lại hạ giới. Chỗ rồng mẹ
xuống là Hạ Long, nơi rồng con xuống chầu bên rồng mẹ là Bãi Tử Long. Đuôi
của đàn rồng quẫy lên trắng xóa là Long Vỹ (tức bán đảo Trà Cổ ngày nay)." Và từ
đó cái tên Vịnh Hạ Long được đặt cho nơi đây.
1. 2. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn Vịnh Hạ Long
1. 2. 1. Vị trí địa lý Vịnh Hạ long
Vịnh Hạ Long nằm ở Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.
Đây là vùng biển đảo được xác định trong tọa độ …106 … Phía Tây và Tây Bắc
Vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm
Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp bờ
Tây Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam và phía Tây giáp đảo Cát Bà (Hải Phòng).
Du lịch thành phố Hạ Long nằm gần kề thành phố cảng Hải Phòng, đô thị
lớn thứ 2 ở Miền Bắc, nằm giữa thủ đô Hà Nội và cửa khẩu quốc tế Móng Cái, có
vị trí giao lưu vô cùng thuận lợi với các điểm du lịch hấp dẫn trong vùng, có điều
10
kiện tiếp cận các nguồn khách lớn ở trong nước và ngoài nước qua đường bộ và
đặc biệt qua đường biển. Hạ Long cũng là điểm tập kết và trung chuyển cho các
khách đi du lịch trong tỉnh tới Trà Cổ – Móng Cái, tới Vân Đồn – Cô Tô, tới Yên
Hưng – Uông Bí – Đông Triều, tới các điểm lưu trú trên Vịnh Hạ Long và vịnh Bái
Tử Long, tới các vùng du lịch ở Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả
nước.
Năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn Hoá Thông tin xếp hạng là di tích
danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km
2
bao gồm 1969 hòn đảo, trong đó
889 hòn đảo đã được đặt tên, có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 – 280 triệu năm.
Khu di sản thế giới được UNESCO công nhận là nơi tập trung nhiều đảo đá,
hang động, bãi tắm nổi tiếng và tiêu biểu, được giới hạn bởi 3 điểm: đảo Đầu Gỗ
(phía Tây), Hồ Ba Bầm (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông) với diện tích
434km
2
gồm 775 hòn đảo, trong đó có 411 đảo đã được đặt tên.
Vùng đệm là dải bao quanh khu vực bảo vệ tuyệt đối, theo hướng Tây – Tây
Bắc và Bắc – Đông Bắc, xác định bởi phía bờ vịnh dọc theo quốc lộ 18A, kể từ
kho xăng dầu B12 (Cái Dăm) đến cây số 11 (xã Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả).
Chiều rộng khu đệm từ 5 – 7km tính từ đường bảo vệ tuyệt đối ra biển, phạm vi xê
dịch từ 1 – 2km. Vùng phụ cận là vùng biển hoặc đất liền bao quanh khu đệm, kể
cả vùng biên giáp ranh với Vườn quốc gia Cát Bà.
1. 2. 2. Địa Hình
Địa hình Hạ Long với hệ thống hang động là một kiểu đặc sắc của địa hình
karst với những đảo đá núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng bằng cát mặn có Sú,
Vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng trông rất tương phản. Chúng ta hoàn toàn
có thể tìm thấy ở Hạ Long những dạng địa hình rất độc đáo và có vai trò lớn trong
hoạt động Hạ Long.
Dạng địa hình đá vôi được hình thành cách đây 250 – 280 triệu năm, qua
quá trình vận động tạo sơn vỏ của trái đất là phần rìa của đại lục Châu Á bị chìm
11
xuống mặt vịnh rộng khoảng 1500km
2
, có hàng ngàn đảo đá và hang động kỳ diệu
được thiên nhiên ban tặng, một phần diện tích đáng kể của đảo là núi. Các đảo nhỏ
ngoài khơi có ngọn cao tới 150 – 200m, chủ yếu là các đảo cấu tạo bằng đá phiến
tựa những chiếc mộc bản chạy song song với các rặng núi trong đất liền.
Địa hình bờ bãi biển là đặc trưng của dạng địa hình sườn thoải, cát trắng,
nước biển trong xanh. Trong đó có những biển đẹp đã được đưa vào khai thác phục
vụ cho hoạt động du lịch như: Bãi cháy, Ti Tốp, Quan Lạn, Ba trái Đào... với nhiệt
độ trung bình của nước biển là 25
o
C C rất lý tưởng.
1. 2. 3. Khí hậu
Khí hậu của Vịnh Hạ Long và Quảng Ninh nói chung có khí hậu tiêu biểu
của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Một năm có
bốn mùa: Mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu, mùa Đông. Đây là vùng biển nhiệt đới gió
mùa. Mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, gió chủ yếu là gió nam. Mùa đông lạnh, khô
hanh và ít mưa, gió chủ yếu mùa này là gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình từ 15
o
C
– 25
o
C, độ ẩm trung bình hàng năm là 84%, lượng mưa hàng năm lên tới 2000 –
2200 mm/ năm. Số ngày mưa trung bình là 90 – 170 ngày. Vịnh Hạ Long có chế độ
Nhật triều thuần nhất điển hình, biên độ từ 3,5 – 4,0m. Độ mặn của nước biển từ
31 – 34,5
MT
, mùa mưa thấp hơn.
Bảng nhiệt độ trung bình ở Hạ Long
Tháng 3 – 4 5 – 8 9 – 10 11 – 12
Nhiệt độ TB 14
o
C – 22
o
C 25
o
C – 30
o
C 20
o
C – 25
o
C 12
o
C – 19
o
C
Vịnh Hạ Long được che chắn bởi ba phía cùng với địa hình đáy biển tương
đối bằng phẳng nên đây là vùng vịnh khá tĩnh, tần xuất lặng sóng chiếm khoảng
80% – 84%. Nhìn chung khí hậu Hạ Long khá thuận lợi cho hàng loạt hoạt động
du lịch đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 11, đây là thời kỳ gió mùa nồm nam rất thuận
lợi cho loại hình du lịch biển.
12
1. 2. 4. Thủy văn
Trong khu vực của Vịnh Hạ long, lượng nước sông với phù sa đổ vào biển
hầu như không có nên nước biển thường trong, có độ mặn cao, đáy cát mịn, có thể
nói hiếm có nơi nào mặt nước lại trong xanh và đẹp, tĩnh lặng như ở Hạ Long.
Thủy triều Hạ Long có chế độ nhật triều đối với biên độ lớn từ 4 – 4,5m là
hiện tượng hiếm thấy trên thế giới, tạo ra những thay đổi lớn trong ngày về diện
mạo và cảnh quan quanh bờ, đảo. Việc lợi dụng con nước triều có thể đưa khách đi
thăm quan những nơi đẹp, huyền bí nhưng khó đến. Do đó cần phải nắm vững quy
luật thủy triều để có thể tạo ra những cơ hội cho hoạt động du lịch biển như: Du
thuyền, lướt ván, chèo thuyền kayak, lặn biển, tham quan cảnh đánh bắt cá của các
làng chài và vãn cảnh biển…
1. 3. Động – Thực vật ở Vịnh Hạ Long
Hệ sinh thái động – thực vật ở Vịnh Hạ Long rất đa dạng và phong phú, có
nhiều loài còn nằm trong sách đỏ của nước ta và thế giới. Vịnh Hạ Long chịu ảnh
hưởng chung của cả chế độ khí hậu lục địa Đông bắc Việt Nam và chế độ khí hậu
biển Bắc bộ ảnh hưởng của yếu tố địa chất, địa hình, thủy văn, đã cấu tạo nên hệ
sinh thái đa dạng và hấp dẫn của vùng.
Hạ Long tập trung hầu hết các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như: Hệ
sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái
rừng thường xanh nhiệt đới… Ngoài ra Vịnh Hạ Long còn có hệ sinh thái Tùng
Áng đặc thù không nơi nào có được. Trong vùng biển Hạ Long, san hô mọc rải rác
ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở phía Đông và Nam xa bờ lục địa, san hô ở
Vịnh Hạ Long có khoảng 170 loài thuộc 44 chi 12 họ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
của Vịnh Hạ Long rất phong phú với các loài cây tiêu biểu như quần xã của Vẹt,
Sú, mắm, quăn,... Đây cũng la nơi cư trú của vô số loài động vật như Chim di cư,
bán di cư(37 loài), động vật đáy có 81 loài, cá 90 loài, thuộc 55 họ. Ngoài ra Vịnh
Hạ Long còn có hệ sinh thái Tùng Áng() đặc thù
13
Hệ sinh thái Rừng thường xanh nhiệt đới
Chủ yếu ở khu vực lục địa ven biển và các đảo ven bờ gồm cả đảo núi đá lục
nguyên (Đảo Tuần Châu, Hòn kều, hòn gạc…) và các đảo đá với tính đa dạng sinh
học cao. Tổng số 1224 loài thực vật, trong đó có 27 loài quý hiếm: Chò đãi, Kim
giao, Lát khói, Lát Hoa, Dẻ hương... đặc biệt các nhà nghiên cứu của văn phòng tổ
chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) tại Hà Nội đã phát hiện ra 7 loài đặc hữu,
chỉ có ở Vịnh Hạ Long là: Thiên Tuế Hạ Long, Khổ Cử Đại Tím, Cọ Hạ Long,
Móng tai Hạ Long, Ngũ Gia bì Hạ Long và Hài vệ nữ hoa vàng.
Theo thống kê hệ sinh thái Rừng Thường Xanh Nhiệt Đới ở Hạ Long và Bái
tử long có khoảng 447 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ, 20 loài thực vật ngập mặn.
Hệ động vật thống kê được có 4 loài lưỡng cư, 10 loài bò sát, 40 loài chim, và 14
loài thú.
Hệ sinh thái biển – San hô: theo thống kê có khoảng 20 loài thực vật ngập
mặn, đây là môi trường sống cho 169 loài giun nhiều tơ, 91 loài rong biển, 400 loài
cá, 200 loài chim, 10 loài bò sát, và 6 loài khác. Hệ sinh thái san hô là đặc thù của
vùng biển nhiệt đới. Trong vùng biển Hạ Long san hô mọc rải rác ở nhiều nơi tập
trung chủ yếu ở phía đông và phía nam xa bờ lục địa, san hô ở Vịnh Hạ Long có
khoảng 170 loài thuộc 12 chi, họ, các rạn san hô ở đây thường có kiểu riềm bờ.
Các rạn san hô trong vùng kín cũng phát triển nhiều ở Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.
Hạ Long cũng là nơi sinh cư của nhiều loại chân bùng, loài hai mai, vỏ, loài giun
nhiều tơ, cua và cỏ biển. Là nơi cư trú của nhiều loài có tác dụng chắn sóng, tham
gia hấp thụ nhiều chất hữu cơ, làm sạch nước biển.
1. 4. Dân cư trên Vịnh Hạ Long
Đặc điểm riêng của vịnh Hạ Long là sự tồn tại của cư dân làng chài trên
biển. Chỉ tính riêng kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng, tập tục của người dân
Cửa Vạn cũng rất phong phú.
14
Ở trên Vịnh Hạ Long – Khu vực Di sản thế giới hiện nay vẫn có một bộ
phận dân cư sinh sống, chủ yếu tập trung ở làng chài: Cửa Vạn, Ba hang, Cống
Tàu, Vông viêng với số nhân khẩu trên 1600 người trực thuộc phường Hùng Thắng
(TP Hạ Long). Họ sống trên các nhà bè, thuyền chủ yếu bằng nghề đánh bắt và
nuôi trồng thủy, hải sản.
Còn ở khu vực ven bờ là nơi cư trú, sinh sống của một bộ phận cư dân tp Hạ
Long, thị xã Cẩm Phả, huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cát Bà.
1. 5. Vịnh Hạ Long hai lần được công nhận là Di sản thế giới
Lần thứ nhất:
Ngày 21/ 12/ 1994 Chính phủ Việt Nam đã cho phép xây dựng hồ sơ
về Vịnh Hạ Long để trình Hội đồng Di sản thế giới xét duyệt. Năm 1993, hồ sơ
khoa học về Vịnh Hạ Long được hoàn tất và chuyển đến UNESCO để xem xét.
Trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ Vịnh Hạ Long, Unesco lần lượt cử các đoàn
chuyên gia đến Quảng Ninh để khảo sát, hướng dẫn, nghiên cứu, thẩm định hồ sơ
tại chỗ. Hồ sơ Vịnh Hạ Long được chấp nhận đưa vào xem xét tại hội nghị lần thứ
18 của Hội đồng di sản thế giới.
Ngày 17 tháng 12 năm 1994 trong kỳ họp 18 tại Phu Kẹt – Thái Lan,
ủy ban Di sản thế giới đã công nhận Vịnh Hạ Long vào danh mục Di sản
thiên nhiên thế giới vớigiá trị ngoại hạng về mặt thẩm mỹ theo tiểu chuẩn thứ
3 của công ước quốc tế về Di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới.
Lần thứ hai:
Ngày 29/11/2000, việc công nhận giá trị toàn cầu nổi bật của Vịnh Hạ Long
đã được Uỷ ban di sản thế giới thông qua với số phiếu thuận tuyệt đối.
15
Ngày 2/ 12/ 2000 tại hội nghị lần thứ 24 của hội đồng Di sản thế giới tại
thành phố Caims Bang Queesland, Australia, Hội đồng Di sản thế giới đã công
nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn về giá trị Địa chất –
địa mạo của công ước quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
1. 6. Các nguồn tài nguyên của Vịnh Hạ Long
Điểm du lịch Vịnh Hạ Long – khu Di sản thiên nhiên thế giới thuộc tỉnh
Quảng Ninh với Thành phố Hạ Long, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá, có vị
trí thuận lợi trong việc thu hút thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế đến
với du lịch Vịnh Hạ Long.
Là một điểm nhấn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội – Hải Phòng
– Quảng Ninh), với những thuận lợi hiếm có về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
là điều kiện rất tốt để phát triển các hoạt động du lịch, được ưu tiên đầu tư về cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất, các lợi thế và tiềm năng đang được khai thác và phát huy
đúng hướng đã góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố Hạ
Long và tỉnh Quảng Ninh, có nhiều cơ hội phát triển để trở thành một trong những
đô thị sầm uất của Việt Nam. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành
phố Hạ Long, du lịch đã được xây dựng là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực để
thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế khác.
1. 6. 1. Tài nguyên đảo và núi đá kỳ vỹ trên Vịnh Hạ Long
● Núi Bài Thơ
Cao 106 m, nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, dưới các triều đại phong
kiến, núi Bài Thơ là trạm cảnh phòng của vùng biển Đông Bắc. Chân núi có chùa
Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn. Trên vách núi phía Đông Nam
còn có di bút của vua Lê Thánh Tông và 6 bài thơ chữ Hán khác của các danh nhân
từ thế kỷ XV – XX ca ngợi cuộc sống thái bình và cảnh đẹp của Vịnh Hạ Long.
Núi Bài Thơ còn là nơi ngọn cờ búa liềm tung bay nhân ngày 1/5/1930 trong
16
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân mỏ chống thực dân Pháp.
● Đảo Ti Tốp:
Năm 1962 Bác Hồ cùng anh hùng lao động Việt Nam, nhà du hành vũ trụ Liên
Xô Giéc Man Ti Tốp tới thăm Hạ Long và nghỉ tại đảo. Để kỉ niệm chuyến đi này, Bác
Hồ đã lấy tên Ti Tốp đặt cho hòn đảo. Đảo có bãi tắm tuyệt đẹp, phong cảnh sơn thuỷ
hữu tình, cách bến tàu du lịch 7 – 8 km.
● Hòn Chó Đá
Theo tour du lịch đi Thiên Cung – Đầu Gỗ – Ti Tốp, sau khi rời Thiên Cung,
Đầu Gỗ, tàu đưa bạn đi tiếp khoảng 10 phút.
Tới đoạn vòng quanh đảo đá, nhìn lên sườn độ cao khoảng 8 m, bạn sẽ thấy
đang ngự trị một con chó tư thế ngồi quay lưng ra biển, nó đã ngồi đó hàng triệu
năm canh chừng cho những chuyến ra khơi của du khách luôn được bình an.
● Hòn Đầu Mối
Thuộc khu vực Bái Tử Long, nằm giữa chặng đường từ Hòn ấm đến Hòn
Đũa, một hòn đảo có hình đầu một con mối – một loài côn trùng thường thấy trước
những cơn mưa rào đầu mùa.
Hòn Đầu Mối đã được liệt kê trong bộ "sưu tập động vật" đa dạng và phong
phú của biển đảo Hạ Long.
● Hòn Gà Chọi
Gồm 2 hòn đảo nhỏ cao 12m giống hệt một đôi gà đứng đối diện nhau đang
tung cánh. Hình ảnh hòn Gà Chọi được chọn làm biểu tượng của Quảng Ninh và
biểu tượng du lịch Việt Nam năm 2000. Hòn Gà Chọi ở phía Đông Nam đảo Đầu
Gỗ, cách bến tàu du lịch 5km, Đảo còn có tên là hòn Trống Mái hay là hòn Cặp
Gà.
17
● Hòn Đỉnh Hương
Nằm ở phía Tây Nam đảo Đầu Gỗ, giống hệt như một lư hương bằng đá
khổng lồ mọc lên giữa biển khơi.
● Hòn Xếp
Nằm ở Vịnh Bái Tử Long, Cẩm Phả. Hòn Xếp gồm các khối đá to, vuông
đều đặn được xếp chồng lên nhau giống như một Kim tự tháp Ai Cập được dựng
lên giữa biển khơi.
● Hòn Thiên Nga
Một hòn đảo nhỏ đứng bồng bềnh trên vịnh biển, có hình thù going như một
đôi Thiên Nga đang tình tự. Hòn Thiên Nga là một địa chỉ tham quan, chụp ảnh lý
tưởng trên Vịnh Bái Tử Long.
● Hòn Con Cóc
Là một trong những tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hoá ban tặng cho Hạ Long,
hòn Con Cóc cao 8m, giống hệt một chú Cóc đang ngồi chờ mưa rơi giữa mênh
mông sóng nước. Hòn Con Cóc là một trong những địa chỉ du lịch nổi tiếng, nằm ở
phía Đông Nam Vịnh Ha Long, cách bến tàu du lịch 17km.
● Hòn Đầu Người
Cao 25m, từ xa nhìn giống như đầu người Ai Cập với chiếc mũi to, gồ ghề,
nhô ra xa, cằm tỳ trên mặt nước. Một số người còn liên tưởng tới hình ảnh Nhân sư
Ai Cập nhưng hòn Đầu Người đẹp và thơ mộng hơn nhiều vì có thêm yếu tố biển.
Hòn Đầu Người nằm ở gần Hang Luồn, cách bến tàu du lịch 13km.
● Hòn Đũa
Nằm trong khu vực Vịnh Bái Tử Long, cách núi Bài Thơ về phía Đông 7km,
18
Hòn Đũa giống như một chiếc đũa thần khổng lồ trong chuyện cổ tích của An –
Đéc – Xen được cắm xuống biển khơi. Đây cũng là bằng chứng sinh động về giá
trị địa chất địa mạo đặc sắc của Vịnh Hạ Long. Hòn Đũa là một trong những điểm
tham quan lý tưởng cho du khách và cũng là mốc giới quan trọng cho các tàu
thuyền khi ra khơi.
● Ba Trái Đào
Gồm 3 hòn núi nhỏ, cao 23m trông giống hệt 3 trái đoà. Ba Trái Đào là một
địa danh nổi tiếng với bãi tắm tiên tuyệt đẹp, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, cách
bến tàu du lịch 22kmvề phía Đông Nam.
● Hòn Mặt Quỷ
Qua Hòn ấm khoảng 20 phút là đến hòn Mặt Quỉ. Độ cao chừng 30 – 35 m,
thế "mọc" thẳng giữa sóng nước của vịnh Bái Tử Long, đã được thiên nhiên gọt
giũa thành mặt một con quỉ với sống mũi to, thô, gồ ghề, khuôn mặt biến dạng.
Dưới góc độ nào nhìn hòn Mặt Quỉ cũng đều thấy khủng khiếp
● Hòn Ngón Tay
Tiếp tục cuộc hành trình tới đảo Ti Tốp, du khách sẽ thấy một đảo đá "mọc"
trên mặt nước có hình một ngón tay cái khổng lồ. Tạo hoá đặt hòn Ngón Tay ở đây
dường như muốn nhắn gửi cho du khách muôn nơi về những điều tốt đẹp trong
hành trình khám phá Hạ Long.
● Hòn Oản
Cách núi Bài Thơ khoảng 300 m, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 5
km về phía đông. Một hòn đảo cao 22 m, nằm ở khu vực Bái Tử Long, nhìn xa
trông giống như một phẩm oản trong lễ vật dâng cúng Phật Tổ.
Hòn Oản được khách du lịch Pháp rất ưa thích tới thăm vì năm 1992, một
diễn viên nổi tiếng của Pháp đã tới đây để quay một số cảnh trong phim "Đông
19
Dương". Trên đảo hiện vẫn lưu giữ một số bối cảnh quay trong phim này: con
đường lát đá chạy thẳng ra biển (gọi là cầu tàu nô lệ), khu nhà được xây làm khu
trại giam...
● Hòn Sư Tử Biển
Hòn Sư Tử Biển (hòn Hải Cẩu), nằm trên đường canô đưa khách đi động
Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 10 phút chạy
tàu.
Giữa sóng nước mênh mông của biển Hạ Long, bạn sẽ nhận thấy một hòn
đảo đá cao sừng sững mang dáng dấp một con sư tử đang vươn mình.
● Hòn Yên Ngựa
Hòn Yên Ngựa nằm trong vịnh Hạ Long, ở trung tâm của khu Di sản thế
giới. Tạo hoá thật khéo đẽo gọt tạo hình hài từ hai mố đá, một mố cao một mố
thấp. Hai mố đá được liên kết thành một khối đồ sộ, nhưng phía trên võng xuống
hình yên ngựa, phía dưới trống không để thuyền qua lại, hình dạng của đầu một
chiếc máy khâu.
Một cái yên ngựa bằng đá bề thế nhưng rất mềm mại và duyên dáng, độ cao
ước chừng hơn chục mét.
● Đảo Tuần Châu
Cách bến tàu du lịch 4km vè phía Tây Nam, đảo Tuần Châu rộng khoảng
2,8km
2
, trên đảo có di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hoá du lịch. Đảo còn là một trung
tâm du lịch với bãi biển đẹp, nhiều nhà hang, khách sạn, khu vui chơi giải trí,…
giữa một cộng đồng dân cư với những truyền thống, phong tục tập quán lâu đời.
Tuần Châu là hòn đảo đất duy nhất nằm trong vùng Di sản ngoài những vẻ
đẹp thiên nhiên như rừng thông, hồ nước, bãi biễn đảo còn mang trên mình những
20
dấu tích lịch sử của đất nước Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của dân
tộc Việt Nam đã chọn đảo Tuần Châu làm nơi nghỉ ngơi của Người và các vị lãnh
đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước khi Người về thăm đảo năm 1959.
Đảo Tuần Châu hiện tại có diện tích khoảng 400ha, có vị trí rất thuận lợi cả
về đường thuỷ và đường bộ. Đảo cách quốc lộ 18A khoảng 2km. Đây là tuyến
đường huyết mạch quan trọng kết nối tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải
Phòng – Quảng Ninh. Hiện nay các phương tiện giao thông đến Tuần Châu mất
khoảng 2 giờ và đi từ Móng Cái về cũng chỉ mất 3 giờ. Về đường thuỷ thì có tuyến
tàu cánh ngầm đi từ Móng Cái đến Hạ Long mất 2 giờ và từ Hải Phòng sang mất 1
giờ. Theo quy hoạch được duyệt, diện tích đảo Tuần Châu sẽ mở rộng lên tới 675 ha.
Tên đảo Tuần Châu được ghép từ hai chữ “lính tuần” và “tri châu” vì xưa
kia, thời phong kiến, trên đảo đặt một trạm lính canh phòng có nhiệm vụ tuần tra,
bảo vệ vùng biên ải do viên tri châu quản lý. Từ năm 1999 trở về trước, cơ sở vật
chất trên đảo rất nghèo nàn và lạc hậu: không có điện lưới, không có nước sạch,
đường xá chỉ là đường mòn và không có các phương tiện giao thông cơ giới. Tuần
Châu lúc đó chỉ là một xã đảo nghèo trực thuộc thành phố Hạ Long, nhân dân chủ
yếu sống bằng nghề chài lưới sử dụng các phương tiện đánh bắt rất thô sơ. Đời
sống văn hoá tinh thần của người dân vì thế rất thiếu thốn.
Dự án đầu tiên mang tầm chiến lược quan trọng của Công ty Âu Lạc là lấp
biển, đắp con đường nối liền Tuần Châu với quốc lộ 18A. Được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, và sự đồng ý phê chuẩn của Chính phủ, ngày 28 – 02 – 1998
con đường chính thức được khởi công xây dựng. Trải qua muôn vàn khó khăn gian
khổ nhưng với ý chí quyết tâm và lòng đoàn kết của ban lãnh đạo cũng như toàn
thể cán bộ công nhân viên Công ty Âu Lạc, ngày 08 – 02 – 1999 con đường đã
chính thức nối đảo với đất liền và biến ước mơ của dân trên đảo thành hiện thực.
Đảo Tuần Châu đã nổi tiếng trong và ngoài nước và được coi là điểm đến
không thể thiếu của các tour du lịch với các công trình như:
21
• Nhà mái vòm - Câu lạc bộ cá heo, hải cẩu sư tử biển
Một sân khấu rất lớn và hoành tráng, một bể nước mặn theo tiêu chuẩn quốc
tế với một khán đài sang trọng có 2.500 ghế. Tất cả nằm dưới một vòm mái cong
với hệ thống khung inox hiện đại nhất Đông Nam Á, làm cho du khách liên tưởng
đến hình ảnh của Nhà hát Sidney nước Úc.Tại đó liên tục trong ngày từ thứ 3 đến
chủ nhật có các show biểu diễn kỳ thú. Mỗi ngày 3 xuất : 9h30 -11h ; 15h30 - 17h ;
20h30-22h.
Chương trình biểu diễn lần đấu tiên xuất hiện tại Việt Nam trên sân khấu
hoành tráng, hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Quý khách sẽ được thưởng thức
các màn trình diễn đặc sắc của các diễn viên động vật biển như hải cẩu lắc vòng,
khiêu vũ vùng huấn luyện viên, cá heo thi lấy bóng, vẽ tranh, hát, phá kỷ lục nhảy
cao của thế giới, sư tử biển thi kéo co, giao lưu cùng khán giả dưới sự điều khiển
của các huấn luyện viên người Nga trẻ đẹp và tài ba.
Hoà tấu, hợp xướng ca nhạc dân tộc - hiện đại với một dàn diễn viên điêu
luyện và tươi trẻ, cùng các tiết mục xiếc ngoạn mục trên cao, ca múa tạp kỹ.. . trên
một sân khấu hiện đại trình diễn dưới dàn ánh sáng kỹ thuật cao. Ngoài ra quý
khách còn được thưởng thức màn đấu giá bức tranh do các heo vẽ rất hấp dẫn và
lôi cuốn.
• Rạp xiếc
• Câu lạc bộ biểu diễn cá sấu
• Bãi tắm nhân tạo dài hơn 4 km với cát trắng và làn nước trong xanh
• Khu ẩm thực Việt Nam
Trên một sườn đồi rộng, có rất nhiều các toà lầu theo kiểu kiến trúc truyền
thống cung đình vừa sang trọng vừa ấm cúng và các cung Thuỷ Đình, lầu bát giác,
nằm dưới những rặng thông xanh ngát, bên cạnh thác và suối nước nhân tạo rất trữ
tình. Các con đường đi dạo tuyệt đẹp nối liền các tòa lầu tạo thành một tổng thể hài
hòa, rộng lớn và đẹp như trong các bộ phim võ hiệp lịch sử. Tại đây, du khách sẽ
được thưởng thức hàng trăm món ăn kiểu cung đình đậm bản sắc dân tộc với sự
22
phục vụ rất chu đáo của các nhân viên trong trang phục cổ xưa. Du khách còn được
xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc theo yêu cầu trong khi ăn. Với sức chứa hơn
1000 thực khách, khu phố ẩm thực Tuần Châu có nhận cả việc tổ chức các hội
nghị, hội thảo, tiệc cưới, sinh nhật...
• Quần thể các cụm biệt thự, khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao 200 phòng
• Khu vui chơi giải trí dưới nước gồm hoạt động như cano kéo dù, môtô trượt
nước tốc độ cao v. v...
• Dịch vụ tham quan Vịnh Hạ Long bằng tàu du lịch, bằng cano.
• Dịch vụ tham quan Vịnh Hạ Long bằng máy bay trực thăng
• Công viên trình diễn nhạc nước, laser, chiếu phim trên màn nước lần đầu
tiên có mặt tại Việt Nam.
• Tiềm năng hợp tác đầu tư
Khu du lịch quốc tế Tuần Châu đang phát triển rất nhanh, làm cho đảo Tuần
Châu từ một đảo nghèo hoang vắng trở thành một vùng du lịch hiện đại và đã góp
phần đưa Hạ Long rạng rỡ bước vào Năm Du lịch 2003. Hiện nay tại Tuần Châu
vẫn còn rất nhiều dự án đầy triển vọng, nhiều tiềm năng hứa hẹn đang mong chờ
sự hợp tác đầu tư lâu dài, ổn định và bền vững của các doanh nghiệp, của các cá
nhân trong và ngoài nước.
Để có thể tận mắt nhìn thấy tất cả những sự thành công hiện nay và các tiềm
năng tương lai, công ty Âu Lạc trân trọng mời quý khách đến thăm khu du lịch
quốc tế Tuần Châu.
• Những dự án trong tương lai
- Đường thuỷ cung nối liền đảo Tuần Châu với động Thiên Cung.
- Hệ thống cáp treo nối Tuần Châu với đảo Cát Bà.
- Sân golf 18 lỗ
- Sân bay trực thăng
23
- Khách sạn, nhà hàng nổi
- Casino, làng du lịch sinh thái.
● Đảo Rều
Đảo Rều là một hòn đảo nhỏ cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng hơn
500 m. Công ty du lịch quốc tế Hoàng Gia đang xây dựng thành khu vui chơi giải
trí với nhiều loại hình dịch vụ.
Hiện nay trên đảo nuôi rất nhiều loại chim thú, trong đó có nhiều loài quí
hiếm. Đảo Rều đang hiện lên những công trình của một khu du lịch lịch hoàn chỉnh
và hẫp dẫn.
●Đảo Ngọc Vừng
Là đảo đất, rộng 12km
2
, cách bến tàu du lịch 34km. Xung quanh đảo có
nhiều bãi biển đẹp. Đảo co núi Vạn Xuân cao 182m, có di chỉ khảo cổ thuộc văn
hoá Hạ Long rộng 4500m
2
, có bến cảng Cống Yên thuộc hệ thống thương cảng cổ
Vân Đồn từ thế kỷ XI, có di tích thành cổ nhà Mạc và nhà Nguyễn.
Đảo Ngọc Vừng (ngọc phát sáng) hay còn gọi là đảo Ngọc. Hòn đảo xinh
đẹp nằm giữa hai đảo đá nhỏ là Hòn Nét và đảo Phượng Hoàng thuộc huyện Vân
Đồn. Trên cao nhìn xuống, đảo Ngọc đẹp như một tấm khăn choàng nhung, có
nhiều đường diềm sáng trắng như đang trôi nổi bồng bềnh trên mặt nước.
Phía đông của đảo có bãi cát dài tới hàng cây số, cát trắng tinh khiết trải dài
ra tận bến. Từ mỏm Mắt Rồng có thể bao quát hết cả vùng đảo Cô Tô. Trung tâm
đảo Ngọc có một cây si um tùm, dưới cây si này năm 1962, Hồ Chủ Tịch đã ra
thăm đảo và đứng ở đây nói chuyện cùng nhân dân.
24
Sở dĩ có tên là đảo Ngọc vì xưa kia, vùng đảo này có vô số các loài trai ngọc
quý hiếm, đêm đêm ngọc phát sáng cả một vùng trời, vì vậy nơi đây còn có nhiều
đảo mang tên Ngọc như Ngọc Vừng (ngọc phát sáng), Minh Châu (Ngọc Châu)...
Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đảo Ngọc Vừng thuộc
tuyến đảo tiền tiêu bảo vệ vùng trời phía đông của Tổ quốc, đã anh dũng chiến đấu
và được phong tặng danh hiệu đảo anh hùng. Cũng tại bãi cát trắng mịn phía đông
của đảo, năm 1937 lần đầu tiên những công cụ bằng đá thuộc thời kỳ Văn hoá Hạ
Long, hậu kỳ đồ đá mới được phát hiện, mở đầu cho công cuộc khai quật, nghiên
cứu khảo cổ tìm hiểu những bí mật về Hạ Long cổ đại. Trên đảo còn có di tích cổ
là bến Cống Yên thuộc thương cảng cổ Vân Đồn.
● Đảo Quan Lạn
Cách thị xã Cẩm Phả 35km về phía Đông Nam. Thế kỷ XI, đảo là trung tâm
thương mại quốc tế sầm uất và quan trọng nhất Việt Nam. Trên đảo hiện còn rất
nhiều di tích lịch sử và kiến trúc giá trị như: Đình, miếu, chùa, bến cảng cổ,… Đặc
biệt, hội làng Quan lạn diễn ra từ ngày 11 – 26 tháng 6 âm lịch hang năm với các
tục đua thuyền rất vui.
● Khu du lịch Đảo Thẻ Vàng
Đảo Thẻ Vàng nằm ở khu vực vịnh Bái Tử Long, cách Cẩm Phả khoảng 13
km. Đây là khu du lịch sinh thái đang được đầu tư, xây dựng.
Bãi tắm ở trên đảo tuy nhỏ nhưng sạch và đẹp. Trong tương lai, một hệ
thống nhà nghỉ với các dịch vụ du lịch khép kín sẽ được xây dựng để phục vụ du
khách có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần.
● Đảo Khỉ
Đảo ở cách thị xã Cẩm Phả 4km về phía Đông Nam, còn có tên gọi là đảo
Rũ. Từ năm 1962, đảo đã trở thành trại chăn nuôi khỉ. Khỉ ở đây là loại khỉ mũi đỏ.
Đây là điểm tham quan của Hạ Long, đến đây du khách như được hoà mình với
25