Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề chạm khắc gỗ la xuyên nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN MẠNH

THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHẠM
KHẮC GỖ LA XUYÊN NAM ĐỊNH

CHUYÊN NGÀNH: MỸ THUẬT ỨNG DỤNG
MÃ NGÀNH: 8210410

LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

Hà Nội, 2020


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng bản
thân tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là quá trình điều tra, nghiên cứu hoàn toàn trung thực, khách quan. Nội
dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải


trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của luận văn.
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2020
Người cam đoan

Nguyễn Văn Mạnh


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong q trình nghiên cứu, thực hiện, hồn thành khóa luận của mình,
tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, đồn thể
trong và ngồi trường.
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn
Thị Hương Giang đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian làm
luận văn. Nhờ đó mà tơi mới có cơ sở nghiên cứu đề tài, hồn thành khóa luận
của mình. Và tơi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn, các thầy cô giáo
trong Viện Công nghiệp gỗ & Nội Thất cùng tồn thể thầy cơ đã giảng dạy
kiến thức cho tôi trong thời gian là sinh viên.
Nhờ các kiến thức đó tơi mới có khả năng tư duy phân tích, giải thích
vấn đề trong đề tài của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 6 năm 2020
Học viên

Nguyễn Văn Mạnh



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................... 3
1.2. Nghiên cứu ngồi nước .......................................................................... 5
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 7
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 7
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................... 7
2.2. Mục tiêu Nghiên cứu.............................................................................. 7
2.2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 7
2.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 7
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 7
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 8
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ
TẠI LÀNG NGHỀ LA XUYÊN NAM ĐỊNH ............................................ 10
3.1. Đặc điểm của làng nghề ....................................................................... 10
3.1.1. Lịch sử ........................................................................................... 10
3.1.2. Đặc điểm cơ bản của làng nghề ................................................... 11
3.1.3. Sinh kế và thực trạng kinh doanh của hộ...................................... 12



iv

3.2. Quy mô sản xuất của làng nghề ........................................................... 12
3.2.1. Diện tích sản xuất ......................................................................... 12
3.2.2. Hình thức kinh doanh.................................................................... 13
3.2.3. Thiết bị sản xuất ............................................................................ 14
3.3. Vốn đầu tư cho sản xuất ....................................................................... 14
3.4. Môi trường trong làng nghề ................................................................. 15
3.5. Tiếp cận thơng tin................................................................................. 16
3.6. Loại hình sản phẩm chạm khắc gỗ làng nghề La Xuyên ..................... 16
3.6.1. Đồ gia dụng ................................................................................... 17
3.6.2. Đồ mỹ nghệ ................................................................................... 17
3.6.3. Đồ thờ cúng ................................................................................... 20
3.7. Loại hình hoa văn ................................................................................. 21
3.7.1. Hồi văn .......................................................................................... 21
3.7.2. Hoa văn theo chủ đề thực - động vật, con người .......................... 21
3.7.3. Cuốn thư ........................................................................................ 23
3.8. Môi trường và PCCC ........................................................................... 25
Chương 4. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGHỀ
CHẠM KHẮC GỖ TẠI LÀNG NGHỀ LA XUYÊN NAM ĐỊNH .......... 26
4.1. Yếu tố về địa lý .................................................................................... 26
4.2. Khí hậu ................................................................................................. 27
4.3. Yếu tố truyền thống - văn hóa.............................................................. 27
4.4. Nguồn nhân lực .................................................................................... 30
4.5. Nguyên liệu .......................................................................................... 31
4.6. Thị trường............................................................................................. 33
4.7. Công nghệ sản xuất sản phẩm chạm khắc gỗ ...................................... 34
4.7.1. Quy trình và dụng cụ sản xuất thủ cơng ....................................... 34
4.7.2. Quy trình cơng nghệ, thiết bị chạm khắc gỗ hiện đại ................... 42

4.7.3. So sánh công nghệ sản xuất thủ công và sản xuất hiện đại.......... 47


v

4.8. Marketing sản phẩm chạm khắc gỗ ..................................................... 49
4.8.1. Cửa hàng, đại lý ............................................................................ 49
4.8.2. Bán hàng online ............................................................................ 50
4.9. Rào cản pháp lý, chính sách hỗ trợ cho làng nghề............................... 50
4.9.1. Địa vị kinh tế và pháp lý của làng nghề hiện nay ......................... 50
4.9.2. Tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu và các thay đổi nguồn
cung gỗ tại làng nghề .............................................................................. 52
4.9.3. Sử dụng lao động và tuân thủ các quy định về môi trường
trong làng nghề ..................................................................................... 53
4.9.4. Các khó khăn trong sản xuất kinh doanh và cơ chế hỗ trợ .......... 55
4.9.5. Các yêu cầu đối với hộ tại làng nghề trong khuôn khổ VPA ........ 56
4.9.6. Các lựa chọn chính sách cho các hộ làng nghề trong bối
cảnh hiện nay ............................................................................... 60
Chương 5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ LA
XUYÊN NAM ĐỊNH..................................................................................... 64
5.1. Giải pháp vĩ mô .................................................................................... 64
5.1.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nghề............................ 65
5.1.2. Tăng cường vốn đầu tư ................................................................. 65
5.1.3. Chính sách hỗ trợ .......................................................................... 66
5.2. Giải pháp vi mô .................................................................................... 67
5.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực........................................... 67
5.2.2.Giải pháp về tạo hình………………………………………………….67
5.2.3. Giải pháp về công nghệ ................................................................ 67
5.2.4. Giải pháp về thương hiệu ………………………………………… 69
5.2.5. Giải pháp về nguyên vật liệu ........................................................ 71

5.2.6. Giải pháp về Marketing .............................................................. 775
5.2.7. Giải pháp về chất lượng................................................................ 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 79


vi

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 809

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

EU

Các nước khối liên minh Châu Âu

VPA

Thỏa thuận đối tác tự nguyện về cam kết hành động của
hai bên đấu tranh với khai thác gỗ bất hợp pháp

HTX


Hợp tác xã

LD

Định nghĩa gỗ hợp pháp

TLAS

Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp

FLEGT

Tăng cường luật pháp quản lý và thương mại lâm sản

BNNPTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn
ILO

Tổ chức lao động quốc tế

PCCC

Phịng cháy chữa cháy


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một số thông tin và đặc điểm của của làng nghề La Xuyên .......... 11
Bảng 3.2. Thực trạng đăng kí kinh doanh của các hộ trong làng nghề........... 12
Bảng 3.3. Khảo sát tình trạng nhà xưởng của một số hộ tại làng nghề La

Xuyên, Nam Định ........................................................................................... 13
Bảng 4.1. Lao động tại làng nghề gỗ La Xuyên ............................................. 30
Bảng 4.2. Nguyên liệu gỗ, sản phẩm và thị trường của La Xuyên ................. 33
Bảng 4.3. Hệ thống máy cầm tay nghề điêu khắc gỗ...................................... 44
Bảng 4.4. Hệ thống máy tự động CNC ........................................................... 47


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Bàn ghế nội thất .............................................................................. 17
Hình 3.2. Sản phẩm chạm khắc gỗ dạng phù điêu (Phù điêu Tứ quý), phù điêu
Tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng) ................................................................... 18
Hình 3.3. Sản phẩm chạm khắc gỗ dạng tượng con giống ............................. 19
Hình 3.4. Sản phẩm chạm khắc gỗ dạng tượng người (Tượng Di Lặc) ......... 19
Hình 3.5. Tượng Tam Đa (Phúc, Lộc, Thọ).................................................... 20
Hình 3.6. Hồi văn (riềm trang trí sập thờ)....................................................... 21
Hình 3.7. Tứ q (hoa Mai, chim Điểu) ......................................................... 22
Hình 3.8. Bệ cây Trúc (Trúc, chim Sẻ, chùm Nho) ........................................ 23
Hình 3.9. Bệ Mai Điểu (hoa Mai, chim Điểu) ................................................ 23
Hình 3.10. Sập thờ Tứ linh .............................................................................. 24
Hình 3.11. Cuốn thư Tứ linh ........................................................................... 24
Hình 3.12. Cuốn thư Tứ quý ........................................................................... 25
Hình 4.1. Bộ dụng cụ thủ cơng trong nghề điêu khắc gỗ ............................... 41
Hình 5.2.2A. bộ ghế theo mẫu tân cổ điển …………………………………68
Hình 5.2.2.B. Bộ ghế theo phong cách hiện đại……………………….…….69


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồ gỗ là một loại sản phẩm phổ biến được sử dụng trong tất cả các
phương diện của đời sống con người: trong sinh hoạt, trong lao động, trong
giải trí… Trong các cơng trình dân dụng cũng như các cơng trình cơng cộng
ta đều có thể dễ dàng bắt gặp các loại đồ gỗ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng,
từ xa xưa con người đã chế tạo ra các loại đồ gỗ để phục vụ đời sống, cho đến
nay đồ gỗ đã trở thành một loại sản phẩm không thể thiếu không những chỉ
đem lại công năng vật chất thơng thường mà nó cịn được coi như một món
đồ nghệ thuật.
Đóng góp khơng nhỏ cho nền kinh tế quốc dân, đáp ứng cho các nhưu
cầu nghệ thuật đó ta phải kể đến là các làng nghề chạm khắc gỗ truyền thống.
Nghề chạm khắc gỗ là nghề truyền thống của dân tộc có từ lâu đời trải qua
năm tháng và sự thăng trầm của lịch sử dân tộc cho đến nay nghề chạm khắc
gỗ không chỉ vẫn giữ được nét văn hóa cổ truyền dân tộc mà cịn phát triển áp
dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tạo ra những sản phẩm đẹp về thẩm mỹ,
bền bỉ với thời gian cung cấp không chỉ cho thị trường nội địa mà còn vươn
xa đến thị trường quốc tế nâng cao thu nhập cũng như tạo công ăn việc làm
cho lực lượng lao động nông thôn tại các làng nghề.
Kinh tế nơng thơn có phát triển hay khơng dựa chủ yếu vào thu nhập từ
các ngành, nghề sản suất trong lúc nông nhàn. Nghề chạm khắc gỗ truyền
thống được phát triển mạnh mẽ tại các làng quê nông thôn như thế, hiện nay
các làng nghề đã hình thành các cụm cơng nghiệp, các doanh nghiệp, các hộ
gia đình sản xuất chuyên sâu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của làng nghề hiện đang gặp phải
nhiều khó khăn và thử thách như: Phát triển mang tính tự phát, khơng đủ vốn
đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng qui mô sản xuất; chất lượng sản phẩm chưa
đồng bộ, việc đăng ký thương hiệu vẫn cịn nhiều khó khăn; khâu tổ chức
quảng cáo, tiếp thị chưa tốt nên hàng hóa được bán chủ yếu trong nước.



2
Trước những thuận lợi và khó khăn đó địi hỏi phải có những giải pháp
thích hợp để phát triển cho chạm khắc làng nghề trước hết về kinh tế, giải
quyết việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần thúc đẩy cho làng
nghề phát triển một cách ổn định và bền vững.
Nhằm đánh giá thực trạng và tìm giải pháp phát triển kinh tế làng nghề,
tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nghề
chạm khắc gỗ La Xuyên Nam Định” là đề tài nghiên cứu của mình.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất của làng nghề chạm
khắc gỗ La Xuyên như tạo dáng, cấu trúc, sử dụng nguyên vật liệu…, các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gỗ chạm khắc, từ đó đề xuất giải pháp
nhằm phát triển nghề chạm khắc gỗ tại làng nghề La Xuyên.


3
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cơng nghệ mộc nói chung và cơng nghệ sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ truyền
thống nói riêng ở Việt Nam chưa có sự quan tâm nghiên cứu thích đáng, các
nghiên cứu về chế biến đồ gỗ truyền thống còn nhiều hạn chế. Trong khi đó
sản xuất đồ mộc theo hướng xuất khẩu rất cần sự hỗ trợ về khoa học và công
nghệ. Mặc dù sản phẩm gỗ mỹ nghệ đã được xuất khẩu nhiều, song hiệu quả
còn là một vấn đề. Thực tế sản xuất ln ln địi hỏi chúng ta cần có những
nỗ lực thích đáng về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực đồ mộc nói chung và
đặc biệt để phát huy vai trị tích cực của đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống. Nhược
điểm cơ bản của đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống là khi sản xuất lớn sẽ khơng ổn
định về mặt chất lượng vì các chỉ tiêu chất lượng chưa được quy chuẩn, thống
nhất theo một chuẩn mực chung. Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống phụ
thuộc vào đôi bàn tay người thợ với nền sản xuất thủ công đơn chiếc. Hơn

nữa người thợ họ biết về sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ chủ yếu về mặt kinh
nghiệm. Đề tài này là cơ hội để bước đầu chúng ta chú ý đến những điều vừa
nêu trên.
Để thực sự phát huy được những giá trị văn hóa và kinh tế đối với sản
phẩm gỗ mỹ nghệ truyền thống việc nghiên cứu về chất lượng và các biện
pháp cơng nghệ nâng cao chất lượng nói riêng là điều chủ yếu và hết sức quan
trọng, trong đó quan tâm đến việc xây dựng các chỉ tiêu chất lượng cho các
loại sản phẩm này. Hơn thế để sản xuất với số lượng lớn mà vẫn đảm bảo về
chất lượng thì cần sử dụng cơng nghệ sản xuất cơ giới hóa và tự động hóa,
nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế và phát huy các
giá trị truyền thống dân tộc.


4
Đỗ Thị Hồng Linh (2015) đã nghiên cứu phát triển làng nghề mộc
truyền thống theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh
Phúc. Kết quả nghiên cứu đã khảo sát được tình hình sản xuất thực tiễn của
làng nghề, từ đó đưa ra định hướng và một số giải pháp phát triển chủ yếu
làng nghề theo hướng bền vững, tuy nhiên các giải pháp phát triển còn chung
chung, chưa cụ thể.
Trần Thị Kim Cúc (2010), đã nghiên cứu về làng nghề truyền thống và
ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu đã
khảo sát chung về các làng nghề truyền thống và thực trạng phát triển làng
nghề và du lịch làng nghề truyền thống Ninh Bình, từ đó đưa ra định hướng,
mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể để phát triển làng nghề truyền thống. Tuy nhiên
nghiên cứu này là chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho
phát triển du lịch của làng nghề mang tầm vĩ mô và chung chung.
Trương Minh Hằng (2011) đã xuất bản cuốn sách “Tổng tập nghề và
làng nghề truyền thống Việt Nam” (tập 3: Nghề Mỗ, Chạm). Cuốn sách đã
trình bày sự xuất hiện của các làng nghề, đặc điểm và sản phẩm sản xuất

chính của làng nghề, gồm nghề chạm khắc gỗ, nghề tạc tượng, nghề khảm
chai, nghề mộc, tiện và đóng thuyền.
Nguyễn Khắc Hồn (2017) đã đánh giá những thuận lợi và khó khăn,
cơ hội và thách thức đối với các làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh hiện
nay, từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển làng nghề. Các giải pháp tập
trung vào việc xây dựng quy hoạch, huy động vốn, đầu tư xây dựng thương
hiệu cho làng nghề.
Tô Xuân Phúc (2018) đã có báo cáo về làng nghề gỗ trong bối cảnh hội
nhập (thực trạng và lựa chọn về chính sách để phát triển bền vững). Báo cáo
đã trình bày đặc điểm cơ bản của 5 làng nghề gỗ truyền thống, trong đó có
nghề gỗ, về việc thay đổi nguyên vật liệu, vai trò của cơ quan quản lý đối với
hoạt động của làng nghề gỗ, khó khăn và rủi ro mà các hộ tại làng nghề đang


5
phải đối mặt, từ đó đưa ra giải pháp phát triển làng nghề. Tuy nhiên giải pháp
lại chủ yếu tập chung về chính sách của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề
về an sinh xã hội.
Các nghiên cứu trên đều tập trung vào thực trạng sản xuất của làng
nghề và đưa ra giải pháp phát triển, tuy nhiên các giải pháp phần lớn lại tập
chung vào giải quyết và đưa ra các chính sách phát triển mang tính rộng và
thụ động cho sự phát triển của các làng nghề.
1.2. Nghiên cứu ngồi nước
Từ trước tới nay nói chung đã có nhiều sự tham gia nghiên cứu để đóng
góp cho lĩnh vực này. Đó là những nghiên cứu thuộc nhiều phạm vi chuyên
môn khác nhau trong chế biến như: Nghiên cứu về cắt gọt gỗ; Nghiên cứu về
công cụ và thiết bị; Nghiên cứu về xử lý và biến tính gỗ; Nghiên cứu về công
nghệ gia công chi tiết; Nghiên cứu về trang sức bề mặt; Nghiên cứu về liên
kết của sản phẩm mộc; Nghiên cứu về lịch sử đồ mộc… Việc nghiên cứu về
cắt gọt gỗ có ý nghĩa rất lớn đối với chế biến gỗ nói chung với mọi loại hình

cơng nghệ mộc nói riêng. Lịch sử nghiên cứu về cắt gọt gỗ thực sự chỉ mới
phát triển sau đại chiến thế giới lần thứ hai, song đã đóng góp tích cực cho
việc phát triển cơng nghiệp chế biến gỗ nói chung và đặc biệt cho lĩnh vực sản
xuất đồ mộc. Các nhà nghiên cứu về cắt gọt gỗ đã để lại tên tuổi đáng ghi nhớ
như: I. Tume, A. E. Grube, G. E. Pahlitzsch, B. Thunell, E. Kivima, A. C.
Vơckpecencki, A. A. Beersaqski, A. H. Ivanobski… Trong lĩnh vực cơng
nghệ mộc, các nghiên cứu về độ chính xác gia công, nghiên cứu về dung sai
lắp ghép, chất lượng bề mặt, công nghệ trang sức, độ bền liên kết… Các kết
quả nghiên cứu này nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc sản xuất đồ mộc lắp lẫn.
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này phải kể đến như: B. M. Buglai, U. B.
Kulycốp, K. Roland, W. Siebert, I. A. Nagoskaia, W. Merge…
Cling et al. (2011, 2014) đã có những nghiên cứu về kinh tế và sự phân
khúc kinh tế chính thức tại Việt Nam, trong đó có để cập đến thực trạng kinh


6
doanh và đưa ra những quan điểm để phát triển nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt
là phát triển kinh tế làng nghề. Nghiên cứu cho thấy, để chính thức hóa các
cơ sở phi chính thức cần phải có cả các biện pháp mạnh và các biện pháp
khuyến khích. Các biện pháp mạnh bao gồm tăng cường điều tra, xác định
và xử phạt các cơ sở vi phạm. Các biện pháp khuyến khích có thể bao gồm
các hình thức miễn, giảm thuế, nâng cao năng lực, tư vấn miễn phí… Đối
với các hộ tại làng nghề gỗ, chính thức hóa là giải pháp chính sách tốt nhất
trong thời gian tới.
Các nghiên cứu từ trước tới nay của các tác giả nước ngồi là những
vấn đề chung của cơng nghệ mộc gắn liền với sản phẩm mộc đương đại chưa
đi sâu cho một loại sản phẩm cụ thể. Đối với sản phẩm gỗ mỹ nghệ truyền
thống của chúng ta, ngoài việc có thể áp dụng những thành tựu chung, cần
phải có những nghiên cứu gắn liền với đặc thù riêng của chúng ta. Vì vậy
khảo sát các loại hình sản phẩm cũng như các đặc trưng cơ bản của nó là rất

cần thiết cho việc nghiên cứu áp dụng công nghệ mới.
Tuy có những nghiên cứu về sản phẩm chạm khắc gỗ, nhưng những
nghiên cứu chưa sâu về một khía cạnh nào như nguồn nhân lực, vốn đầu tư,
công nghệ… đặc biệt là nghiên cứu sâu về làng nghề chạm khắc gỗ La Xun
thì gần như khơng có.


7

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng và một số giải pháp giải pháp phát triển nghề chạm khắc gỗ
truyền thống La xuyên Nam Định.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm kháo sát: Khu vực phía Bắc (Làng nghề La xuyên Nam Định).
- Đối tượng khảo sát: Sản phẩm chạm khắc gỗ (đặc trưng hoa văn,
loại hình).
2.2. Mục tiêu Nghiên cứu
2.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được hiện trạng sản xuất, từ đó đưa ra được giải pháp phát
triển nghề chạm khắc gỗ tại làng nghề La Xuyên Nam Định.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu và đánh giá được thực trạng sản xuất nghề chạm khắc gỗ tại
La Xuyên Nam Định (quy mơ, vốn đầu tư, chính sách).
- Tìm hiểu được các ảnh hưởng đến sản phẩm chạm khắc gỗ tại làng
nghề La Xuyên Nam Định (văn hóa, tập quán, năng lực và trình độ lao động,
cơng nghệ).

- Đưa ra được các giải pháp phát triển nghề chạm khắc gỗ tại làng nghề
La Xuyên Nam Định.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng sản xuất nghề chạm khắc gỗ tại La
Xuyên Nam Định (quy mô, vốn đầu tư, chính sách).


8
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm chạm khắc gỗ tại làng nghề
La Xuyên Nam Định (văn hóa, tập qn, năng lực và trình độ lao động,
cơng nghệ).
- Giải pháp phát triển nghề chạm khắc gỗ tại làng nghề La Xuyên
Nam Định.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những nội dung và mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử
dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
TT

1

Nội dung nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu và đánh giá thực - Phương pháp kế thừa: Tìm hiểu tài
trạng sản xuất nghề chạm liệu có sẵn qua sách, báo, website về
khắc gỗ tại La Xuyên Nam
thực trạng phát triển nghề chạm khắc
Định (quy mô, vốn đầu tư,
gỗ tại làng La Xuyên Nam Định.

chính sách)
- Phương pháp điều tra khảo sát: Điều
tra khảo sát về thực trạng sản xuất sản
phẩm chạm khắc gỗ (hoa văn, loại
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hình, công nghệ, hiệu xuất...) tại làng
hưởng đến chất lượng nghề La Xuyên Nam Định.

2

sản phẩm chạm khắc gỗ - Phương pháp phân tích, đánh giá:
tại làng nghề La Xuyên Phân tích, đánh giá yếu tố: văn hóa,
Nam Định

cơng nghệ, kỹ thuật, nhân công, vật
liệu, marketing...) ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm chạm khắc gỗ tại làng
nghề La Xuyên Nam Định.

Giải pháp phát triển nghề - Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến
3

chạm khắc gỗ tại làng nghề chuyên gia, người có chun mơn về
La Xun Nam Định

lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng


9

TT


Nội dung nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu
chạm khắc gỗ, các ý kiến này có thể
lấy trong các hội thảo có liên quan,
việc lấy ý kiến này nhằm đưa ra các
giải pháp nâng cao hiệu quả cho sản
xuất hàng chạm khắc gỗ.
- Phương pháp đánh giá, phân tích:
Phân tích thực trạng phát triển của
nghề chạm khắc gỗ tại làng nghề La
Xuyên, Nam Định.
- Phương pháp nội suy: Từ thực trạng
nghiên cứu, sản xuất, và các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng, từ đó đưa ra giải
pháp phát triển nghề chạm khắc gỗ tại
làng nghề La Xuyên Nam Định.


10

Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ
TẠI LÀNG NGHỀ LA XUYÊN NAM ĐỊNH
Chạm khắc gỗ là một nghề mang tính cổ truyền của nhân dân ta. Nó
được hình thành và phát triển qua nhiều thời đại và kinh nghiệm được truyền
từ đời này sang đời khác để chế tác các sản phẩm từ gỗ mang những nét đặc
trưng về văn hóa dân tộc, với việc sử dụng nguyên liệu, thủ pháp chạm khắc
có tính truyền thống riêng. Trong nghề chạm khắc gỗ, phấn lớn dùng công

cụ thủ công như chàng tách, các loại đục... Tạo ra các bức văn hoa, phù điêu,
lèo, bệ tủ chè, bệ sập, tượng người, con giống... Nghề chạm khắc gỗ là nghề
dân giã nhưng cũng là nghề mỹ thuật tạo ra những sản phẩm vừa có giá trị
sử dụng hàng ngày, vừa có giá trị thẩm mỹ góp phần nâng cao giá trị sử
dụng của gỗ trong nền kinh tế quốc dân và nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân.
Ngoài những sản phẩm chạm khắc gỗ thuần túy bằng đục, chạm nhiều
loại sản phẩm mộc chạm khắc được kết hợp với khảm xà cừ hay công nghệ
trang sức bằng sơn mài rất đặc sắc.
Hiện nay, nghề chạm khắc gỗ kết hợp với nghề mộc truyền thống tạo ra
những sản phẩm thông dụng phục vụ công năng người dùng là các vật dụng
như giường, tủ, bàn ghế cũng như các mặt hàng khác có giá trị văn hóa đang
có xu hướng phát triển tương đối mạnh tại một số làng nghề và nhiều cơ sở
sản xuất trên cả nước.
3.1. Đặc điểm của làng nghề
3.1.1. Lịch sử
La Xuyên là một làng cổ, thuộc xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, có bề dày
về truyền thống lịch sử - văn hóa trong vùng Sơn Nam Hạ. Ngồi canh tác
nơng nghiệp, La Xun cịn có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng. Cộng đồng cư
dân nơi đây đã bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa vật thể, bao
gồm những cơng trình gắn với tơn giáo, tín ngưỡng, như đình, đền, chùa,
miếu, nhà thờ họ, cùng những nghi thức nghi lễ gắn liền các di tích…


11
Theo điều tra các nghệ nhân lâu năm trong làng cho biết, hầu hết kiến
trúc tơn giáo, tín ngưỡng ở La Xuyên hiện nay đều do dân làm thợ trong làng
trực tiếp xây dựng. Những di tích này đã tạo ra bức tranh hài hịa, sinh động
trong tổng thể khơng gian văn hóa của làng. Đó là những minh chứng sống
động về tài nghệ của làng nghề này. Nằm trong vùng văn hóa cổ, người La

Xun ln mang trong mình dòng máu nghề nghiệp cha truyền con nối, từ
thơ ấu, họ đã được làm quen với tiếng bào, tiếng đục, tiếng chàng... góp phần
tạo nên những tác phẩm đẹp lưu giữ các giá trị truyền thống phát triển làng
nghề ngày nay.
3.1.2. Đặc điểm cơ bản của làng nghề
Qua kết quả khảo sát cho thấy, 100% số hộ thuộc làng nghề đều tham
gia vào chế biến gỗ, tỉ lệ thu nhập của các hộ từ các hoạt động sản xuất, chế
biến và thương mại gỗ chiếm 100% trong tổng thu nhập của hộ (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Một số thông tin và đặc điểm của của làng nghề La Xuyên
Đặc điểm cơ bản

Thơng tin chính
Tổng số hộ (số hộ tham gia
chế biến gỗ)

2.000 (chiếm 100%)

Thu nhập từ ngành gỗ/tổng
thu nhập của các hộ của 100%
làng (%)
Tổng lượng gỗ sử dụng 45.000 - 54.000 m3 (90% từ Châu Phu, 10%
trong năm

từ Lào, Campuchia)

Loại gỗ chính

Hương, Gõ đỏ, các loại gỗ Châu Phi

Nguồn gỗ nguyên liệu


Châu Phi (chủ yếu), Lào, Campuchia

Sản phẩm chính

Bàn, ghế, giường, tủ… theo kiểu dáng truyền
thống
Nội địa (100%), yêu cầu về mẫu mã và chất

Thị trường đầu ra

lượng sản phẩm thấp hơn so với nhóm khách
hàng của làng nghề Đồng Kỵ


12

3.1.3. Sinh kế và thực trạng kinh doanh của hộ
Theo kết quả khảo sát tại làng nghề, số hộ có đăng ký kinh doanh
chiếm 30%, số hộ không đăng ký kinh doanh chiếm 70%, 100% là những hộ
tham gia thị trường buôn bán sản phẩm gỗ, vừa chế biến, sản xuất vừa bán sản
phẩm tại gia đình hoặc cửa hàng (bảng 3.2).
Bảng 3.2. Thực trạng đăng kí kinh doanh của các hộ trong làng nghề
Số hộ đăng ký

Số hộ không đăng

kinh doanh

ký kinh doanh


Số lượng

600

1400

2.000

Tỷ lệ (%)

30

70

100

Tổng

Tại làng nghề, các hộ được chia thành nhiều nhóm với mỗi nhóm đảm
nhận một cơng đoạn khác nhau trong chuỗi cung. Các nhóm chính bao gồm:
- Nhóm hộ chun kinh doanh gỗ ngun liệu;
- Nhóm hộ gia đình vừa kinh doanh sản phẩm gỗ vừa chế biến sản xuất;
- Nhóm hộ gia đình xưởng xẻ;
- Nhóm hộ gia đình đục gia cơng;
- Nhóm hộ gia đình hồn thiện lắp ghép sản phẩm;
- Nhóm hộ gia đình phun sơn;
- Nhóm hộ chun kinh doanh sản phẩm gỗ.
3.2. Quy mô sản xuất của làng nghề
3.2.1. Diện tích sản xuất

Hầu hết các hộ tại làng nghề La Xun khơng có khu sản xuất riêng rẽ
mà thường nằm trong khu dân cư, là các diện tích vườn, đất ở của các hộ.
Nhiều hộ sử dụng nhà của mình trực tiếp làm nơi sản xuất.
Tại làng nghề La Xuyên có trên dưới 2.000 (hai ngàn) hộ dân sinh
sống, trong đó phần lớn các hộ chiếm 100% là làm nghề chạm khắc gỗ.


13
Tiến hành khảo sát với 28 hộ sản xuất về tình trạng xưởng sản xuất của
các hộ cho thấy, số hộ có xưởng sản xuất tách biệt khỏi nhà của mình là 3 hộ,
chiếm sấp sỉ 10,71% trong tổng số hộ điều tra. Phần còn lại là 25 hộ, chiếm
89,29% (bảng 3.3). Điều này cho thấy trình trạng thiếu nghiêm trọng địa điểm
sản xuất, nhà xưởng sản xuất tại làng nghề La Xuyên hiện nay.
Bảng 3.3. Khảo sát tình trạng nhà xưởng của một số hộ
tại làng nghề La Xuyên, Nam Định
Số hộ sản xuất tại nhà

Số hộ có xưởng riêng

Tổng

Số hộ khảo sát

25

3

28

Tỷ lệ (%)


89,29

10,71

100

Qua điều tra cho thấy, diện tích xưởng sản xuất của các hộ gia đình tại
La Xun cũng khơng rộng, trung bình 205 m2/hộ gia đình. Do vậy, khó khăn
lớn nhất của các hộ gia đình chế biến sản xuất hiện nay là thiếu mặt bằng để
mở xưởng sản xuất chế biến tách biệt ra khỏi nơi cư trú.
3.2.2. Hình thức kinh doanh
Điều tra khảo sát thực tế tại làng nghề cho thấy, mặc dù làng nghề được
hình thành và phát triển qua nhiều năm. Tuy nhiên cho đến nay, các hoạt động
sản xuất kinh doanh của làng nghề vẫn mang tính tự phát, với các sản phẩm
đầu ra chủ yếu chạy theo nhu cầu thị hiếu của thị trường. Tính tự phát trong
các hoạt động của làng nghề là một trong những đặc điểm quan trọng của
ngành kinh tế phi chính thức. Hiểu theo cách đơn giản, kinh tế hộ gia đình là
ngành kinh tế phi chính thức, là ngành chưa được hệ thống luật pháp của quốc
gia thừa nhận, bởi các hoạt động của ngành chưa được thừa nhận (qua đăng kí
chính thức) bởi bất cứ một hệ thống quản lý nào. Ngành kinh tế phi chính
thức cũng khơng đóng góp bất cứ nguồn thu nào cho ngân sách của nhà nước.
Hoạt động của hầu hết các hộ tại làng nghề hiện nay đều có các đặc
điểm là hoạt động phi chính thức. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa rằng


14
các hoạt động của các hộ không quan trọng. Ngược lại, với quy mơ về lao
động và vai trị đối với sinh kế địa phương, làng nghề gỗ đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm phục vụ người tiêu dùng về đồ gỗ.

3.2.3. Thiết bị sản xuất
Về thiết bị công nghệ, đa phần các loại máy sử dụng để sản xuất và
chế biến sản phẩm gỗ tại La Xuyên có nguồn gốc từ Việt Nam và Trung
Quốc, chiếm 83%. Một số máy có nguồn gốc từ Đài Loan và Malaysia
chiếm 12,5%.
Một số ít máy cũ được nhập khẩu từ Nhật về như xe nâng, một số máy
cầm tay cũng có nguồn gốc của Nhật bản như máy bào, máy phay cầm tay.
Lượng máy móc có nguồn gốc Nhật bản chiếm khoảng 4%. Về trang thiết bị
máy móc, tại La Xuyên, trong những năm gần đây, các hộ gia đình trang bị
nhiều máy CNC hơn. Máy CNC vừa sử dụng để sản xuất và chế biến cho hộ
gia đình, vừa có thể sử dụng để gia cơng th cho các hộ gia đình khác.
Nhiều xưởng xẻ đã trang bị máy xẻ vi tính và hệ thống cẩu dàn, hệ
thống đẩy máy CD tự động. Do vậy, năng suất lao động trong các xưởng chế
biến được nâng cao.
Lượng sản phẩm gỗ tiêu thụ tại thị trường nội địa tăng mạnh vào cuối
năm, do nhu cầu mua sắm phục vụ Tết của người tiêu dùng. Hoạt động sản
xuất của hộ trải dài trong các tháng của năm, với các sản phẩm được dự trữ
phục vụ bán Tết. Thiếu khơng gian sản xuất làm hộ gặp khó khăn về mặt bằng
làm kho chứa hàng phục vụ Tết. Căng thẳng về không gian sản xuất đặc biệt
lớn đối với các hộ gia đình bn bán gỗ, cần mặt bằng để làm kho chứa gỗ
nguyên liệu.
3.3. Vốn đầu tư cho sản xuất
Bình quân vốn đầu tư cho sản xuất của các hộ tại làng nghề khoảng 1 2 tỉ đồng/hộ, với tỉ trọng giữa phần vốn cố định và vốn lưu động tương đối
cân bằng với nhau. Con số này mặc dù là nhỏ, với quy mô hàng ngàn hộ tham


15
gia vào sản xuất tại mỗi làng nghề, vốn đầu tư của các hộ tại các làng nghề là
không hề nhỏ.
Theo các hộ, tiếp cận vốn không phải vấn đề khó khăn. Hộ có thể vay

vốn từ ngân hàng, miễn là hộ có tài sản thế chấp (ví dụ sổ đỏ). Tuy nhiên, đây
là nguồn vốn vay thương mại mà không phải là nguồn vốn ưu tiên, mức lãi
suất thương mại bình thường. Bên cạnh đó, thời hạn vay vốn thông thường
ngắn, khoảng 2 - 3 năm và không thể sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài
hạn (ví dụ mua thiết bị, máy móc, đầu tư nhà xưởng).
Kết quả là 89% số hộ được khảo sát sử dụng nguồn vốn tự có, hoặc
nguồn vốn vay của bạn bè, người thân để đầu tư cho sản xuất; 11% còn lại
vay vốn từ ngân hàng. Quy mô vốn đầu tư của các công ty tại các làng nghề
lớn hơn nhiều so với các hộ. Bình quân vốn đầu tư của mỗi cơng ty khoảng
32,5 tỉ đồng, trong đó vốn lưu động và vốn cố định gần tương đương nhau.
Mặc dù với quy mô vốn lớn, các công ty vẫn chủ yếu sử dụng vốn tự có của
doanh nghiệp, hoặc huy động từ các nguồn vốn góp của anh em, bạn bè mà
không sử dụng vốn vay (tỷ trọng vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 6% trong tổng
số vốn của doanh nghiệp).
3.4. Môi trường trong làng nghề
Do không gian sản xuất pha trộn với không gian sinh hoạt hàng ngày,
làng nghề đang trải qua những vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường.
Các vấn đề bao gồm chất thải rắn, nước thải, ơ nhiễm tiếng ồn, khói bụi, sơn
hóa chất… Ô nhiễm tiếng ồn tại làng nghề hiện nay gây ra do các loại máy
cưa và máy xẻ nằm lẫn trong các khu dân cư. nhằm giảm thiểu ô nhiễm tiếng
ồn, chính quyền địa phương yêu cầu các hộ gia đình có máy cưa, xẻ phải làm
vách ngăn để cách âm, tuy nhiên tình trạng ơ nhiễm tiếng ồn vẫn chưa giải
quyết được.
Hầu hết các hộ tại làng nghề không có điều kiện lắp đặt hệ thống xử lý
bụi. Bụi từ q trình sản xuất, chế biến bay vào khơng trung, là nguyên nhân


16
gây ra ơ nhiễm khói bụi tại làng nghề. Làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước
thải. Nước thải của các cơ sở sản xuất được đổ trực tiếp vào hệ thống nước

thải sinh hoạt và sau đó đổ vào hệ thống nước thải chung của khu vực. Tại La
Xuyên, nước thải của các xưởng chế biến đều đổ ra Sông Sắt, là nguồn cung
nước sinh hoạt cho các hộ dân trong khu vực này.
Do nguồn cung này không lọc hết chất bẩn, nguồn nước ô nhiễm làm
ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của các hộ. Phần lớn 64% các hộ
nằm trong nhóm khảo sát khơng nắm được các quy định về môi trường liên
quan đến sản xuất và chế biến trong làng nghề. Chỉ có 36% số hộ gia đình biết
được các quy định về mơi trường. Trong số này chỉ có khoảng 29% số hộ cho
biết hộ có khả năng đáp ứng với các quy định này nếu chính quyền u cầu;
1% cịn lại cho rằng hộ chỉ có khả năng đáp ứng một phần.
3.5. Tiếp cận thông tin
Các hộ tại làng nghề khảo sát có mức độ tiếp cận thơng tin về cơ chế và
chính sách liên quan đến ngành nghề sản xuất và chế biến gỗ rất hạn chế. Chỉ
khoảng 4% số hộ trong mẫu khảo sát có thơng tin về các chính sách liên quan
đến thị trường xuất khẩu và nguyên liệu gỗ đầu vào; 96% cịn lại khơng có
thơng tin. Đối với các hộ tiếp cận được thông tin, nguồn thông tin đều do đối
tác như công ty nhập khẩu gỗ nguyên liệu, công ty xuất khẩu ủy thác hay
công ty vận chuyển cung cấp. Theo kết quả khảo sát chỉ có 5% số hộ đã từng
nghe về các quy định của chính phủ về tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên
liệu đầu vào; 2% số hộ biết đến Hiệp định đối tác tự nguyện. Tuy nhiên, toàn
bộ các hộ đã từng nghe về VPA cho rằng họ không cần quan tâm nhiều đến
việc thực thi Hiệp định này vì theo họ Hiệp định sẽ không ảnh hưởng đến làng
nghề do sản phẩm của làng nghề gỗ không xuất khẩu sang thị trường EU.
3.6. Loại hình sản phẩm chạm khắc gỗ làng nghề La Xuyên
La Xuyên Nam Định là làng nghề chạm khắc gỗ truyền thống lâu đời
đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ theo suốt lịch sử thăng trầm của dân tộc luôn


×