Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng và hình thái cây bản địa trồng dưới tán keo lá tràm acacia auriculiformis cunn ở bắc hải vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.18 KB, 85 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ Nông nghiệp và PTNT

trường Đại học lâm nghiệp

Phạm thanh hùng

nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh
trưởng và hình thái của cây bản địa trồng dưới tán
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis Cunn.) ở Bắc Hải Vân

chuyên ngành: lâm học
mà số: 60.62.60

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Tây - 2006


Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ Nông nghiệp và PTNT

trường Đại học lâm nghiệp

Phạm thanh hùng

nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh
trưởng và hình thái của cây bản địa trồng dưới tán
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis Cunn.) ở Bắc Hải Vân



chuyên ngành: lâm học
mà số: 60.62.60

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Người hướng dẫn khoa häc 1: GS.TS Vị TiÕn Hinh
Ng­êi h­íng dÉn khoa häc 2: TS Hoàng Văn Dưỡng

Hà Tây - 2006


số liệu gốc

đề tài: nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến
sinh trưởng và hình thái của cây bản địa trồng dưới tán
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis Cunn.) ở Bắc Hải Vân

học viên: phạm thanh hùng


1

đặt vấn đề
* Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Khu vực rừng phòng hộ Bắc Hải Vân có vị trí chiến lược rất quan trọng,
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các mặt kinh tế, xà hội, môi trường của
khu vực, đặc biệt là khu vực Phú Lộc-Thừa Thiên Huế.
Từ năm 1987, với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc, loài Keo lá
tràm đà được đưa vào trång víi diƯn tÝch rÊt lín ë khu vùc nµy. Tuy nhiên, với

đối tượng rừng trồng thuần loài đều tuổi, khả năng phòng hộ rất kém. Chính vì
vậy, từ năm 1994, nhiều loài cây bản địa đà được đưa vào trồng dưới tán rừng
Keo lá tràm theo phương thức hỗn giao loài và bước đầu đà đem lại những
hiệu quả nhất định.
Các loài cây bản địa thường sinh trưởng thích hợp trong giai đoạn chịu
bóng khi tuổi nhỏ, nhưng đến giai đoạn hiện nay nhu cầu về ánh sáng, dinh
dưỡng.... của chúng đà tăng lên. Do đó, tầng cây cao có thể đà bắt đầu có
những ảnh hưởng theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đến sinh trưởng của các
loài cây bản địa và sự tồn tại của lâm phần.
Vì vậy, hiện nay ở khu vực rừng phòng hộ Bắc Hải Vân đang tồn tại
mâu thuẫn giữa tầng cây bản địa phía dưới với tầng cây Keo lá tràm ở phía
trên về nhu cầu dinh dưỡng, ánh sáng. Cho nên, việc nghiên cứu sinh trưởng
cây bản địa cũng như những ảnh hưởng của các nhân tố như độ tàn che, chiều
cao cây tầng trên, diện tích dinh dưỡng... đến sinh trưởng cây bản địa ở tầng
dưới là hợp lý.
Hơn nữa, việc sử dụng cây bản địa làm cây mục đích trồng rừng và làm
giàu rừng là một vấn đề đang được ngành quan tâm. Trong khi đó, cây bản địa
thường là cây lâu năm, sinh trưởng chậm, đòi hỏi đất phù hợp, chu kỳ sản xuất
dài, đầu tư lớn; chúng ta lại chưa có nhiều kinh nghiệm gây trồng các loài cây
này. Cho nên việc đưa các loài cây bản địa vào gây trồng ở địa phương gặp rất
nhiều khó khăn. Hầu hết người dân trồng theo kinh nghiệm và mang tÝnh tù


2

phát mà chưa có sự nghiên cứu, hiểu biết đầy đủ, khoa học về gây trồng loài
cây này.
Nhiều cơ quan nghiên cứu trong nước đà và đang tìm hiểu về cây bản
địa và đà đề xuất được hơn 100 loài cây bản địa trồng rừng ở nước ta. Mặc dù
vậy, nghiên cứu về cây bản địa còn tản mạn nên việc đặt ra vấn đề nghiên cứu

các loài cây này là rất cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi đà thực hiện đề tài Nghiên cứu
ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng và hình thái của cây bản
địa trồng dưới tán Keo lá tràm (Acacia auriculiformis Cunn.) ở Bắc Hải
Vân. Kết quả của đề tài sẽ góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho việc đánh giá
ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và hình thái cây bản
địa dưới tán rừng thuần loài ở Bắc Hải Vân nói riêng và Việt Nam nói chung.
* Những điểm mới và những đóng góp của luận văn
ở ngoài nước, đà có nhiều công trình nghiên cứu về một số loài cây bản
địa như Tếch, Bạch đàn, Liễu Sam, Keo tai tượng, một số loài Thông tập
trung vào nhiều mảng chuyên sâu khác nhau như: Nghiên cứu khảo nghiệm
xuất xứ và chọn giống, nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái, chất lượng
cây dưới ảnh hưởng của tỉa thưa và mật độ, nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật gây trồng
ở trong nước, các công trình nghiên cứu công bố trong thời gian qua về
các loài cây bản địa hầu hết là những nghiên cứu về khả năng và kỹ thuật gây
trồng một số loài cây bản địa, những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học,
sinh lý, sinh thái học loài cây, các nghiên cứu về đánh giá sinh trưởng, khả
năng sử dụng trong trồng rừng phòng hộ, đánh giá tăng trưởng của một số loài
cây bản địa trồng dưới tán Thông đuôi ngựa, Keo lá tràm ... Riêng mảng
nghiên cứu về ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng và hình thái cây
bản địa còn ít được đề cập. Vì thế, những vấn đề mà đề tài sẽ đề cập đến và
giải quyết chính là:


3

- Về mặt lý luận:
Góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho việc đánh giá ảnh hưởng của một
số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và hình thái một số loài cây bản địa ở khu

vực nghiên cứu.
- Về mặt thực tiễn:
Cụ thể hoá ảnh hưởng của từng nhân tố đến sinh trưởng và hình thái
từng loài cây bản địa khu vực Bắc Hải Vân, làm cơ sở đề xuất biện pháp lâm
sinh thích hợp cho sinh trưởng cây bản địa trồng dưới tán Keo lá tràm nhằm
đáp ứng chức năng phòng hộ của rừng.
* Khả năng ứng dụng của đề tài.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho
việc thiết lập mô hình rừng trồng hỗn giao cây bản địa dưới tán rừng thuần
loài ở khu vực nghiên cứu nói riêng và cả nước nói chung.
Ngoài ra, kết quả của đề tài có thể là một tài liệu tham khảo khi nghiên
cứu sinh trưởng và hình thái cây bản ®Þa ë ViƯt Nam.


4

Chương 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Trên thế giới:
1.1.1. Nghiên cứu về cây bản địa:
Trong những năm gần đây, rất nhiều nơi trên thế giới đà và đang nghiên
cứu, thử nghiệm và trồng rừng thành công bằng những loài cây bản địa. Trong
nhiều loại cây trồng, các cây thuộc chi Paulownia đang được sự quan tâm của
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Theo Trần Quang Việt (2001), từ
những năm 1960, cùng với phong trào lục hoá và xây dựng các đai rừng phòng
hộ bảo vệ đồng ruộng, chi Paulownia được tiếp tục nghiên cứu và phát triển ở
Trung Quốc. Viện hàn lâm Lâm nghiệp Trung Quốc (CAF) đà tiến hành
nghiên cứu một cách có hệ thống từ phân loại, đặc tính sinh thái, phân bố đến
kỹ thuật gây trồng và sử dụng các loài cây trong chi Paulownia 26.
ở các nước ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan và Lào, Tếch là loài cây phân

bố tự nhiên. Riêng Thái Lan, ở Huay Sompoi đà khảo nghiệm 8 xuất xứ của
Tếch và lựa chọn được 2 xuất xứ sinh tr­ëng tèt nhÊt lµ: XuÊt xø Huay
Sompoi vµ xuÊt xứ Phayao 29.
Bạch đàn là loài cây bản địa ở ôxtrâylia. Bạch đàn E.Regnans của bang
Victoria và Tasmania là loài cây gỗ lớn, chiều cao đạt tới trên 100m, là cây
cao nhất ôxtrâylia.
Liễu sam (Crytomeria japonica) là một trong những loài cây bản địa
của Nhật Bản, nó được trồng bằng cây hom từ thế kỷ XV. Vào năm 1987,
Nhật Bản đà sản xuất được 49 triệu cây hom loài này phục vụ trồng rừng.
Bằng các vòng chọn lọc liên tục lặp lại từ khâu khảo nghiệm, chọn lọc, kết
quả gây trồng và tiếp tục chọn lọc, cho đến nay Nhật Bản đà chọn được 32
dòng vô tính khác nhau phù hợp với yêu cầu cơ bản là: khả năng ra rễ cao của
hom, phạm vi gây trồng rộng, khả năng thÝch nghi cao... 28.


5

Tại Malaysia, năm 1999, trong dự án xây dựng rừng nhiều tầng đà giới
thiệu cách thiết lập mô hình trồng rừng hỗn loại trên 3 đối tượng: Rừng tự
nhiên, rừng Acacia mangium 10-15 tuổi và 2-3 tuổi. Dự án đà sử dụng 23 loài
cây bản địa có giá trị, trồng theo băng 30m mở ra trong rừng tự nhiên, trồng 6
hàng cây. Trong rừng Acacia mangium mở băng 10m trồng 3 hàng cây, băng
20m trồng 7 hàng cây, mở 40m trồng 15 hàng cây với 14 loài. Khối B chặt 1
hàng Keo trồng 1 hàng, chặt 2 hàng trồng 2 hàng, chặt 4 hàng trồng 4 hàng...
Trồng 3 loài sau khi chặt 5 năm, trồng 7 loài sau khi chặt 7 năm. Trong 14
loài cây trồng trong khối A, có 3 loµi S. roxburrghii; S. ovalis; S. leprosula
sinh tr­ëng chiỊu cao và đường kính tốt nhất. Tỷ lệ sống không khác biệt, sinh
trưởng chiều cao cây trồng tốt ở băng 10m và băng 40m. Băng 20m không
thỏa mÃn điều kiện sinh tr­ëng chiỊu cao. Khèi B cã tû lƯ sèng, sinh tr­ëng
chiỊu cao tèt khi trång 1 hµng; sinh tr­ëng đường kính tốt cho công thức trồng

6 và 16 hàng 31.
1.1.2. Nghiên cứu về sinh trưởng và hình thái:
Để kinh doanh rừng có hiệu quả thì với mỗi loài cây cần thiết phải nắm
được ảnh hưởng của mật độ và tỉa thưa đến sinh trưởng và phát triển lâm
phần20. Từ kết quả nghiên cứu về loài Pinus patula, Alder (1980) kết luận,
khi mật độ giảm, tăng trưởng về đường kính cây rừng sẽ tăng trong khi trữ
lượng và tổng diện ngang của lâm phần lại giảm, Wenk (1990) cũng có kết
luận tương tự khi nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ tỉa thưa đến tăng trưởng
đường kính cá thể cây rõng xÐt theo quan hƯ Zd/D (Vị TiÕn Hinh 1998).
Tỉng kết 9 mô hình tỉa thưa với 4 loài cây, E.Assmann (1961) đà chỉ ra
rằng, tỉa thưa không thể làm tăng tổng sản lượng gỗ một cách đáng kể, thậm
chí tỉa thưa với cường độ lớn còn làm giảm tổng sản lượng gỗ lâm phần. Tuy
nhiên với lâm phần Vân sam (Picea abies) tỉa thưa mạnh sẽ làm cho tăng
trưởng thể tích của cây cá lẻ tăng lên 15-20% so với lâm phần không tỉa thưa.
So sánh sinh trưởng đường kính cây thuộc lâm phần Tếch ở tuổi 26 đà ®­ỵc tØa


6

thưa với cường độ lớn ở tuổi 14, Iyppu và Chandrasekharan (1961) nhận thấy
ở lâm phần tỉa thưa mạnh đường kính cây là 39,9cm trong khi ở lâm phần
không tỉa thưa chỉ là 29,5cm 35.
Nhìn chung các tác giả đều nhận định rằng, khi mật độ lâm phần giảm,
sinh trưởng của cá thể cây rừng, đặc biệt là sinh trưởng đường kính sẽ tăng
mạnh trong khi đó tổng sinh trưởng của lâm phần lại giảm, không tăng hoặc
tăng rất ít. Sự tăng lên về tổng sản lượng do tỉa thưa có chăng chỉ là từ lượng
sản phẩm được lấy ra từ các lần tỉa thưa 35.
Như vậy có thể thấy, sự mở rộng không gian dinh dưỡng làm cho các
cây rừng tăng trưởng nhanh hơn, đặc biệt về đường kính, do đó cơ cấu sản
phẩm sẽ thay đổi đáng kể, tỷ lệ gỗ có kích thước lớn đáp ứng được yêu cầu

cho công nghiệp gỗ xẻ nhiều hơn. Cùng với nó, các chỉ tiêu có ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng gỗ như đường kính tán, độ dài tán, độ thon, đường
kính cành... và các chỉ tiêu về tính chất hoá, lý của gỗ cũng thay đổi 35. Các
nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu hình thái cây với mật độ rất
phong phú. Chẳng hạn, tỉa thưa có thể làm tăng chất lượng gỗ của một số loài
cây lá rộng như Quercus sp, Esche... nhưng lại có tác động ngược lại đối với
các loài Pinus silvetris, Larix sp... Tăng trưởng đường kính nhanh do tỉa thưa
làm lượng gỗ giác nhẹ tăng, trong khi lượng gỗ lõi lại giảm, do đó chất lượng
gỗ xẻ lại giảm đi 35.
ảnh hưởng của mật độ đến sự phát triển của tán lá khá rõ nét. Nghiên
cứu đối tượng rừng trồng loài Pinus patula, Julians Evan (1982) cho thÊy ë
rõng 19 tuæi chưa qua tỉa thưa độ dài tán lá chỉ là 29% tổng chiều dài thân,
trong khi cũng ở tuổi này rừng đà tỉa thưa một lần vào tuổi 9 chiều dài tán lên
tới 40% chiều dài thân cây 27. Đối với diện tích tán, Hunt (1969) đà so sánh
ảnh hưởng của tỉa thưa đến lâm phần 22 tuổi loài Pinus strobus vµ kÕt luËn:


7

Sau 5 năm tính từ thời điểm tỉa thưa, tổng trọng lượng lá cây của lâm phần qua
tỉa thưa gấp 3 lần tổng trọng lượng lá cây của lâm phần chưa tỉa thưa 35.
Nghiên cứu sự khác biệt về độ thon của cây ở các lâm phần có mật độ
khác nhau, Vanlaar (1976) đà chỉ ra rằng, với loài Pinus trồng tại Nam Phi, ở
lâm phần có mật độ cao (3000 cây/ha), hình số của cây là 0,565; trong khi đó
ở lâm phần mật độ thấp (125 cây/ha) giá trị hình số tương ứng chỉ là 0,495
35.
Qua những nghiên cứu ë trªn cho thÊy, thùc sù cã mèi quan hƯ giữa các
chỉ tiêu hình thái và chất lượng cây rừng với mật độ lâm phần. Đây là những
kết luận quan trọng không những có ý nghĩa lý luận trong nghiên cứu quy luật
sinh trưởng và phát triển lâm phần mà còn có ý nghĩa thực tiễn về mặt lâm

sinh. Tuy nhiên, các kết quả nêu trên chỉ mang tính định tính hoặc so sánh
định lượng đơn giản. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những mối quan hệ
được mô hình hoá bằng toán học giữa các nhân tố sinh thái, chất lượng cây và
mật độ là rất cần thiết, trong đó mật độ có thể được biểu thị dưới nhiều cách
khác nhau.
1.2. ở Việt Nam:
1.2.1.Nghiên cứu về cây bản địa:
Trong thực trạng lâm nghiệp nước ta hiện nay, việc tuyển chọn các loài
cây bản địa có những ưu thế sinh trưởng nhanh, khả năng phòng hộ tốt là việc
làm mang ý nghĩa thực tiễn và có cơ sở khoa học. Trong những năm gần đây,
đà có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài cây bản
địa ở Việt Nam.
Năm 1960, Lưu Phạm Hoành, Lê Cảnh Nhuệ, Trần Nguyên Giảng... đÃ
tiến hành nghiên cứu thử nghiệm cải tạo và làm giàu rừng bằng những loài cây
bản địa như Lim xanh, Chò nâu, Ràng ràng mít, Vạng trứng... theo phương
thức cải tạo chặt trắng, cải tạo theo băng, trồng dưới tán 22.


8

Chương trình 327 với định hướng trồng rừng phòng hộ theo hướng hỗn
loài 500 cây bản địa+1100 cây phụ trợ. Khi thực thi, có hơn 60 tỉnh thành phố
có dự án đà trồng rất nhiều mô hình rừng trồng hỗn loài khác nhau với hơn
70 loài cây 19.
Triệu Văn Hùng (1993), đà nghiên cứu về Đặc tính sinh vật học của
một số loài cây làm giàu rừng (Trám trắng, Lim xẹt) có nhận xét: Trong tổ
thành rừng tự nhiên, Trám trắng chỉ đạt trung bình 3.87% về số cây và 6.84%
về trữ lượng ô tiêu chuẩn. Xét ở trạng thái rừng IIIA1, Trám trắng chiếm tỷ lệ
cao hơn so với IIIA2. Trong rừng rất hay gặp Trám trắng với một số loài cây
bạn như Kháo vàng, Giẻ, Lim xẹt, Hu ®ay, Sau sau, Xoan nhõ, Xoan ta, Vèi

thc...6.
TrÇn Quang ViƯt, Nguyễn Bá Chất khi nghiên cứu đề tài: Xác định cơ
cấu cây trồng và xây dựng quy trình hướng dẫn kỹ thuật trồng cho một số loài
cây chủ yếu phục vụ chương trình 327 trong 2 năm 1997-1998 đà chọn được
tập đoàn cây trồng gồm 70 loài và xây dựng được quy trình, hướng dẫn kỹ
thuật cho 20 loài cây như Lát hoa, Muồng đen, Trám trắng, Tếch, Dầu
rái...15.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) đà đưa ra các nghịch lý cơ bản về cây bản
địa trong đó có nêu rõ những khó khăn khi đưa cây bản địa vào trồng rừng ở
nước ta 17.
Trong báo cáo chuyên đề về cây Huỷnh (Tarrietia javannica Kost), Bùi
Đoàn đà có nhận xét: Huỷnh được coi là một trong những cây bản địa chủ
yếu trong công tác trồng rừng ở Nam Trung bộ, đặc biệt là ở Quảng Bình 25.
Phùng Ngọc Lan (1994), nghiên cứu một số đặc tính sinh thái loài Lim
xanh đà xác nhận: Vùng phân bố của loài Lim xanh rất rộng và có mặt ở hầu
hết các tỉnh phía bắc nước ta (từ đèo Hải Vân trở ra) với độ cao phân bè tõ
900m trë xuèng ë phÝa nam vµ 500m trë xuèng ë phÝa b¾c. Sinh tr­ëng thÝch


9

hợp ở vùng núi bát úp thấp, độ dốc nhỏ hơn 200 hoặc ở chân đồi, chân núi nơi
dốc tụ 12.
Viện Khoa học Lâm nghiệp khi nghiên cứu về hai loài cây dùng để cải
tạo rừng nghèo kiệt tại Vũ Mễ (Bắc Sơn) và Đồng Hỷ (Thái Nguyên) là Giẻ đỏ
và Kháo vàng từ những năm 1972, đến những năm sau 1975 một số lâm
trường như Bắc Sơn, Võ Nhai, Đồng Hỷ đà nhân rộng hoặc cải tạo theo băng
(15-30m) hoặc theo đám. Cho đến nay việc đánh giá các mô hình này rất khó
khăn vì đà bị tàn phá 25.
Từ kết quả nghiên cứu Đặc điểm một số nhân tố tiểu hoàn cảnh của

rừng trồng thử nghiệm hỗn giao cây lá rộng nhiệt đới tại phân khu phục hồi
sinh thái vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) và Nghiên cứu thực nghiệm
trồng cây bản địa dưới tán rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massonianna) và Keo
lá tràm (Acacia auriculiformis) tại khu rừng thực nghiệm trường đại học Lâm
nghiệp, tác giả Phạm Xuân Hoàn (2002) đà rút ra một số kết quả, như tăng
trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng trồng là rất tốt, đặc biệt
là dưới tán rừng trồng Keo lá tràm và Thông đuôi ngựa, đồng thời cũng đÃ
định lượng được một số nhân tố ảnh hưởng chính đến sinh trưởng cây bản địa,
như độ tàn che của tầng cây cao, cường độ ánh sáng, đất 9.
Hoàng Vũ Thơ (1998) khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố
sinh thái đến sinh trưởng của Lim xanh trồng 5 tuổi dưới tán rừng đà cho thấy
sinh trưởng Lim xanh tốt nhất ở độ tàn che tầng cây cao từ 10-40% 21.
Khi nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái học của một số loài cây bản
địa trồng dưới tán rừng Thông đuôi ngựa và Keo lá tràm tại núi Luốt-trường
đại học Lâm nghiệp, Đỗ Thị Quế Lâm (2003) khi nghiên cứu độ tàn che,
cường độ ánh sáng thích hợp nhất cho sinh trưởng của loài Lim xanh, Đinh
Thối, Re hương cho thấy các loài cây này có khả năng sinh trưởng khá ở giai
đoạn chÞu bãng 14.


10

Vi Hồng Khánh (2003) khi đánh giá sinh trưởng của một số loài cây
bản địa phục vụ công tác bảo tồn và phát triển rừng ở Cầu Hai-Phú Thọ đà kết
luận: Phần lớn các xuất xứ Lim xanh đều có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt,
đồng thời trong 34 loài cây bản địa nơi nghiên cứu đà chọn các loài sau đây để
đánh giá sinh trưởng là Re gừng, Giổi xanh, Xoan đào, Lim xanh, Lim xẹt,
Trám trắng, Giẻ cau, Giẻ đỏ, Chiêu liêu, Sồi phảng; kết quả cho thấy phần lớn
các loài đều có khả năng tồn tại và sinh trưởng khá trong đó các loài Lim
xanh, Re gừng, Xoan đào, Sồi phảng, Chiêu liêu, Giổi xanh là những loài cây

mọc nhanh, thích ứng nhanh, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh có khả năng nhân
rộng và phát triển cho các điều kiện lập địa tương tự 10.
Năm 1994, trong hội thảo về tăng cường các chương trình trồng rừng ở
Việt Nam với sự phối hợp giữa Bộ lâm nghiệp, dự án tăng cường các chương
trình trồng rừng ở Việt Nam (STRAP) và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản
(JICA) đà đưa ra khuyến nghị quan trọng là cần có nhiều thông tin hơn về loài
cây bản địa để giúp cho các địa phương tham khảo và tìm chọn loài cây phục
vụ cho trồng rừng. Nhằm đáp ứng được phần nào yêu cầu trên, dự án STRAP
đà cùng với Viện khoa học Lâm nghiệp thực hiện một dự án Xác định các
loài cây bản địa chất lượng cao để trồng rừng ở Việt Nam. Kết quả đà đưa ra
những thông tin có hệ thống và tổng hợp về 210 loài cây cho gỗ chất lượng
cao dùng ®Ĩ lµm nhµ ë vµ ®å méc cao cÊp. Qua đó cũng cho thấy tiềm năng
của cây bản địa ở tõng vïng cịng nh­ trong c¶ n­íc rÊt phong phó nhưng số
cây đà có kỹ thuật, có mô hình, có khả năng để trồng rừng còn quá ít. Do vậy
cần phải đẩy mạnh nghiên cứu thử nghiệm những cây còn lại mới có thể biến
tiềm năng thành hiện thực. Ngoài ra cần tập trung nghiên cứu và phát triển
những cây có giá trị cao để tạo nguồn cây chủ lực cho từng vùng và cho cả
nước 18.
Qua nhiều năm nghiên cứu, viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đà đề
xuất trên 100 loài cây bản địa cho các chương trình trång rõng phơc vơ cho c¶


11

3 loại rừng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Qua khảo sát, dựa
vào các tài liệu ®· cã vµ sè liƯu míi thu thËp, 31 loµi cây bản địa đà được chọn
và có báo cáo chuyên đề cho từng loài. Các loài cây bản địa đó được đánh giá
theo 3 mức độ:
- Các loài đà được đưa vào sản xuất lớn, diện tích lên tới hàng nghìn ha,
tối thiểu cũng vài trăm ha, có đủ quy trình quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật như:

Mỡ, Quế, Sa mu, Trẩu, Sở, Thông đuôi ngựa, Muồng đen, Dầu nước...
- Các loài cây đà đưa vào sản xuất, quy mô còn nhỏ song các mô hình
rừng trồng đủ lớn để ®¸nh gi¸ nh­: L¸t hoa, Lim xĐt, Giỉi xanh, Dã giấy...
- Các loài đà và đang được nghiên cứu, mô hình thực nghiệm nhỏ như:
Lim xanh, Kháo vàng, Re gừng, Trám, Vên vên, Giẻ đỏ...25.
1.2.2. Nghiên cứu về sinh trưởng và hình thái:
Nguyễn Thị Bảo Lâm (1996) trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của mật
độ đến sinh trưởng đường kính cây cá lẻ và tổng diện ngang (G), trữ lượng
(M), tổng diện tích tán (St) lâm phần xét theo quan hệ với chiều cao bình quân
tầng trội, tác giả đà rút ra kết luận: Khi mật độ giảm thì tăng trưởng đường
kính bình quân tăng, còn các chỉ tiêu như G, M, St của lâm phần lại giảm. Kết
luận này cũng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Alder (1980) 13.
Hoàng Văn Dưỡng (2001), đà nghiên cứu sinh trưởng loài Keo lá tràm
tại khu vực miền trung và đà đưa ra mô hình dự đoán một số đại lượng sinh
trưởng cũng như lập được biểu thể tích, biểu cấp đất cho Keo lá tràm ở khu
vực này [3].
Bùi Việt Hải (1998) khi nghiên cứu sinh trưởng loài Keo lá tràm trồng
theo các mật độ khác nhau ở Đông Nam bộ đà kết luận: ở mật độ trồng
3300cây/ha và 2660cây/ha chưa thể khẳng định mật độ có ảnh hưởng đến sinh
trưởng đường kính tán hay không; còn ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng
đường kính tán càng rõ nét khi tuổi cây càng tăng 5.


12

Khi nghiên cứu động thái hình dạng của cây sau tỉa thưa loài Keo lá
tràm, Bùi Việt Hải (1998) đưa ra kết luận: Hình số của cây phụ thuộc rõ nét
vào tuổi lâm phần, ở rừng đà qua tỉa thưa hình số có xu hướng nhỏ hơn rừng
chưa qua tỉa thưa, song sự khác biệt này là chưa rõ nét về mặt thống kê. So
sánh sự khác biệt về tỷ lệ Hdc/Hvn giữa các lâm phần có mật độ khác nhau, tác

giả nhận thấy tỷ lệ Hdc/Hvn ở lâm phần trồng với mật độ 3300cây/ha lớn hơn
lâm phần trồng mật độ 2660cây/ha, nhưng sự khác biệt này là chưa có ý nghĩa
về mặt thống kê. Tỷ lệ Hdc/Hvn và Dt/Hvn tăng theo tuổi nhưng đến tuổi 7 thì tỷ
lệ Dt/Hvn ổn định. Xét ảnh hưởng của tỉa thưa đến khả năng phân cành của cây
tác giả kết luận, tỉa thưa không làm thay đổi tỷ lệ Hdc/Hvn, vì vậy đặc tính và
khả năng phân cành của cây phụ thuộc vào cự ly trồng ban đầu chứ không phụ
thuộc vào tỉa thưa 5. Những kết luận của tác giả về không cã sù sai kh¸c râ
nÐt vỊ tû lƯ Hdc/Hvn, Dt/Hvn ở các mật độ khác nhau chưa có cơ sở chắc chắn vì
sự khác biệt về mật độ của các lâm phần nghiên cứu có thể là chưa đủ lớn; về
ảnh hưởng của tỉa thưa đến các chỉ tiêu hình thái cây là không rõ nét cũng
chưa đủ sức thuyết phục vì nghiên cứu mới chỉ tiến hành ở những lâm phần
không tỉa thưa và lâm phần mới tỉa thưa được hai năm, một thời gian chưa đủ
dài cho các loài cây định hình về hình thái.
Nguyễn Ngọc Lung (1999) đà thăm dò quan hệ giữa tỷ số Dt/D1.3 với
D1.3 và nhận định, tỷ số Dt/ D1.3 (là chỉ tiêu phản ánh mức độ lợi dụng không
gian dinh dưỡng của cây rừng) giảm khi D1.3 tăng lên, tức là cây càng lớn thì
sử dụng không gian dinh dưỡng càng tốt. Cũng từ nghiên cứu này, tác giả đÃ
đề xuất sử dụng các hệ số KD=Dt/ D1.3, KS=St/g1.3 và Ke=(ZM/St)*100 làm chỉ
tiêu đánh giá mức độ lợi dụng không gian dinh dưỡng của cây rừng làm cơ sở
xây dựng các biện pháp tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng và chọn lọc cây trội
16.
Phan Minh Sáng (2000) đà nghiên cứu về quan hệ giữa một số nhân tố
điều tra với diện tích dinh dưỡng của cây rừng trồng Keo tai tượng đà rót ra


13

một số kết luận, quan hệ giữa dt/d1.3 và St/g1.3 với diện tích dinh dưỡng cây cá
lẻ loài Keo tai tượng là thực sự tồn tại ở mức độ vừa phải; quan hệ giữa St/a với
a, giữa dt/h với a, giữa hdc/h và hdc với a ở mức độ tương đối chặt đến chặt; giữa

gc và vc có quan hệ chặt chẽ với diện tích dinh dưỡng điều đó cho thấy diện
tích dinh dưỡng ảnh hưởng rõ đến hình thái của cây, qua đó có thể mở ra
hướng nghiên cứu về các quan hệ này đối với loài cây bản địa trồng dưới tán
rừng Keo lá tràm [20].
Các nghiên cứu về quan hệ giữa các nhân tố điều tra với diện tích dinh
dưỡng và mô phỏng chúng bằng những mô hình toán học là hết sức cần thiết,
vì chỉ có định lượng hoá như vậy mới xây dựng được hệ thống các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh hiệu quả, có cơ sở khoa học vững chắc phục vụ cho công t¸c
kinh doanh rõng.


14

Chương 2
đặc điểm đối tượng nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi và giới hạn đề tàI
2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm chung về loài cây nghiên cứu
Từ năm 1987-1988, ở khu vực Bắc Hải Vân đà tiến hành trồng rừng
Keo lá tràm thuần loài với mục tiêu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Tuy
nhiên, để phát triển rừng một cách bền vững, ổn định lâu dài thì cần thiết phải
tiến hành trồng rừng bổ sung dưới tán Keo lá tràm bằng những loài cây bản
địa có giá trị để dần thay thế Keo lá tràm góp phần tạo cảnh quan môi trường,
giá trị phòng hộ. Chính vì vậy, từ năm 1994 một số loài cây bản địa đà được
đưa vào trồng thử nghiệm và cho đến nay đà có gần 40 loài được gây trồng ở
khu vực này.
Rừng trồng cây bản địa đà tiến hành tỉa thưa Keo lá tràm ở tầng trên 3
lần với mật độ còn khoảng 300-400cây/ha để điều chỉnh không gian dinh
dưỡng. Cây bản địa trồng với mật độ 400cây/ha, cây cách cây 5m, hàng cách
hàng 5m theo phương thức trồng cây con có bầu với tiêu chuẩn chiều cao bình

quân > 60cm, đường kính bình quân > 6mm. Rừng cây bản địa trồng dưới tán
Keo lá tràm được chăm sóc liên tục trong 3 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2
lần.
Qua đánh giá năm 1996, các loài cây bản địa Huỷnh, Dầu rái, Chò chỉ,
Sao đen sinh trưởng tốt nhất trong các loài được trồng nên từ năm 1998 chủ
yếu gây trồng các loài cây này. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu bốn loài cây
này là phù hợp. Sau đây xin giới thiệu khái quát một số đặc điểm về các loài
cây bản địa nghiên cứu.
2.1.1.1. Huỷnh (Tarrietia cochinchinensis Pierre):


15

Là cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới 100cm. Thân thẳng,
gốc có bạnh vè lớn, vỏ màu xám trắng nhiều nhựa.
Cây mọc nhanh. Mùa ra hoa tháng 1-2, mùa quả chín tháng 6-7.
Cây tiên phong ưa sáng, mọc tự nhiên ở vùng có khí hậu ẩm nhiệt đới,
không chịu được sương muối và giá rét, thường sống nơi đất sâu ẩm ít dốc.
Huỷnh phân bố trong các rừng nguyên sinh và thứ sinh từ Quảng Bình
trở vào.
Gỗ màu nâu đỏ, khá nặng, thớ thẳng mịn, dễ gia công có thể dùng để
đóng tầu thuyền và xây dựng.
Huỷnh là một trong những loài cây bản địa có giá trị, hiện đà được chọn
gây trồng rừng chủ yếu ở Quảng Bình.
2.1.1.2. Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb)
Dầu rái còn gọi là Dầu con gái, là cây gỗ lớn, tán rộng nhưng thưa, thân
hình trụ thẳng, cao 30-40m, chiều cao dưới cành 20-25m, đường kính 7090cm hay hơn. Vỏ xám nâu, bong thành những mảnh nhỏ. Cành non, cuống
và mặt dưới lá có lông hình sao dầy.
Cây mọc rải rác hay tập trung thành quần tụ ưu thế trong các rừng
thường xanh hoặc mọc đơn độc ven bờ sông suối, bờ ruộng quanh làng. Ưa

đất bằng phẳng ven chân đồi và các thung lũng ở độ cao dưới 700m. Thường
mọc cùng với Dầu lá bóng, Vên vên, Sao đen, Huỷnh Cây mọc tốt trên đất
có phủ lớp phù sa. Nơi đất khô sinh trưởng kém, tăng trưởng đường kính trung
bình 0,6-0,7cm/năm, tái sinh tự nhiên rất tốt.
Mùa ra quả tháng 3-4, mỗi kilogam có khoảng 300 quả.
Dầu rái phân bố từ Quảng Nam, Đà Nẵng trở vào tới Côn Đảo. Tập
trung nhất ở Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ.
Cây được trồng làm cây bóng mát ë nhiỊu thµnh phè lín nh­ thµnh phè
Hå ChÝ Minh, Hµ Néi…


16

Gỗ màu đỏ nhạt, thớ thô, cứng, tỷ trọng 0,7-0,9, kém bền khi để ngoài
trời. Dễ chế biến, dễ đánh bóng hay sơn. Dùng xẻ ván, đóng đồ mộc, gỗ dán
Có thể khai thác nhựa dầu dùng để pha sơn, xảm thuyền
Hiện nay Dầu rái là một trong những loài cây gỗ lớn phổ biến, đà được
trồng và khai thác nhiều ở các tỉnh phía Nam. Có thể lợi dụng tái sinh tự nhiên
để làm giàu rừng. Cây cho nhiều hạt, dễ nẩy mầm, kỹ thuật trồng đơn giản; là
một trong những loài cây trồng triển vọng nhất ở các tØnh phÝa Nam.
2.1.1.3. Chß chØ (Parashorea chinensis Wang Hsie)
Chß chØ còn gọi là Mạy kho, là cây gỗ lớn, thân hình trụ thẳng, cao 3040m, đường kính 60-80cm hay hơn. Tán thưa hình trứng hay hình cầu. Gốc có
bạnh nhỏ. Vỏ ngoài xám hay nâu nhạt, hơi nứt dọc, khi già bong từng mảng,
thịt vỏ vàng hoặc hơi hồng, có mùi thơm nhẹ và có nhựa màu vàng. Cành lớn
thường bị cong vặn.
Cây mọc trong rừng nhiệt đới thường xanh, ở độ cao 100-900m, thường
cùng mọc với Táu muối, Sâng, Sấu nhưng Chò chỉ luôn là loài cây thuộc
tầng vượt tán của rừng.
Tăng trưởng trung bình, cây 100 tuổi cao 45m, đường kính 60cm. Cây
cho nhiều hạt, tỷ lệ nẩy mầm cao nhưng chu kỳ ra quả 4-5 năm 1 lần. Cây ưa

sáng, ưa đất đá vôi và đất cát ven sông suối.
Mùa ra hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7-8.
Chò chỉ phân bố ở Nam Trung quốc (Vân Nam) và Bắc Việt Nam. ở
Việt Nam gặp từ Quảng Bình trở ra. Tập trung nhiều nhất ở các tỉnh: Hà
Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Hà
Tĩnh.
Cây cho gỗ lớn. Gỗ có giác lõi phân biệt, giác màu trắng xám, lõi đỏ
hồng hay xám hồng. Gỗ khá nặng, rất cứng, tỷ trọng 0,65-0,8, dùng trong xây
dựng các công trình lớn, nhà cửa, đóng tầu thuyền, Có thể trồng Chò chỉ
làm cây cho bóng mát.


17

Chò chỉ là loài cây có khả năng kinh doanh gỗ lớn ở các tỉnh phía Bắc
Việt Nam.
2.1.1.4. Sao đen (Hopea odorata Roxb)
Cây gỗ lớn, thường xanh, thân hình trụ, thẳng cao 30-40m, đường kính
60-80cm hay hơn, chiều cao dưới cành 15-25m.
Vỏ ngoài màu nâu đen, nứt dọc, sâu thành mảnh sù xì, thịt vỏ màu nâu
đỏ, nhiều sợi, có nhiều dầu màu vàng, thơm.
Cây mọc trong các rừng ẩm thường xanh, rừng ven sông suối ở độ cao
dưới 800m. Thường mọc rải rác hay thành đám nhỏ, thường cùng mọc với Dầu
rái, Vên vên. Cây khi nhỏ ưa bóng, sau chuyển dần sang ưa sáng. Hàng năm
cây ra lá non vào tháng 10-12. Lượng quả nhiều nhưng thường 2 năm mới ra
quả một lần.
Mùa ra hoa tháng 2, ra quả tháng 3 và kết thúc tháng 5.
Sao đen phân bố từ Quảng Nam, Đà Nẵng trở vào, tập trung nhiều ở
Nam Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Là cây gỗ lớn, gỗ màu nâu nhạt hay vàng nhạt, thuộc loại gỗ tốt, chống

được mối mọt, nhưng không chống được hà. Gỗ dễ chế biến, dễ sơn, nặng
trung bình, tỷ trọng 0,75, ít co, dễ uốn, chịu va chạm. Gỗ Sao có rất nhiều
công dụng, như: làm sườn nhà, đồ mộc, xe cộ, tà vẹt, đồ tiện, đóng tầu thuyền.
Sao đen cho nhựa cứng màu vàng.
Loài cây có khả năng kinh doanh rừng gỗ tốt, cho nhiều hạt, hạt dễ nẩy
mầm, tăng trưởng trung bình.
Hiện nay ở nhiều tỉnh miền Đông Nam bộ đà trồng Sao thành rừng.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu.
Khu vực rừng Bắc Hải Vân n»m ë cùc Nam hun Phó Léc, tØnh Thõa
Thiªn H, gåm 12 tiĨu khu víi diƯn tÝch 11.495ha rõng vµ đất rừng. Đây là
khu rừng văn hóa, lịch sử, môi trường nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của


18

Việt Nam. Riêng ở đèo Bắc Hải Vân có 4 tiểu khu với 4.547ha rừng và đất
rừng, là khu vực phòng hộ cực xung yếu.
Vị trí địa lí: Tọa độ:

16010' vĩ độ Bắc
180010' kinh độ Đông

Đây là vùng tiếp giáp với dÃy Bạch MÃ, có hướng nhô ra biển, địa hình
bị chia cắt bởi nhiều dông phụ, tạo ra nhiều suối, độ cao tuyệt đối là 1.192m.
Địa thế dạng sườn dốc, rất dốc, suối ngắn. Rừng tự nhiên ở nơi cao, rất dốc,
hiểm trở. ở vùng rừng trồng cây bản địa dưới tán Keo lá tràm cũng khá dốc và
chia cắt, độ cao bình quân tuyệt đối là 400m, độ dốc bình quân là 200-300, có
rất nhiều đá lộ đầu. Đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá granit, có thành
phần cơ giới thịt pha cát.
Vùng Bắc Hải Vân chịu ¶nh h­ëng chung cđa khÝ hËu Thõa Thiªn H,

cã 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng 02 năm sau, tập
trung vào tháng 10, 11. Lượng mưa bình quân là 3.000mm/năm. Số ngày mưa
bình quân là 112 ngày/năm, mùa mưa kèm theo bÃo và gió mùa Đông Bắc ảnh
hưởng khá mạnh. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, khô hạn nhất là tháng 6, 7.
Riêng vùng đèo Bắc Hải Vân bắt đầu từ tháng 12 khi có gió mùa Đông Bắc thì
ít có mưa, do ảnh hưởng của khí hậu Đà Nẵng. Mùa mưa vùng đèo Bắc Hải
Vân thường có mây mù phủ từ độ cao 200m lên đến đỉnh đèo, có khi dày đặc.
Qua tháng 1 thường có những đợt gió Tây Nam khô và nóng.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
2.2.1. Mục tiêu chung:
Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá ảnh hưởng của một số nhân
tố sinh thái đến sinh trưởng và hình thái cây bản địa tại khu vực Bắc Hải Vân
nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh
trưởng cây bản ®Þa.


19

- Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến hình
thái cây bản địa.
2.3. Phạm vi và giới hạn của đề tài:
2.3.1. Về khu vực nghiên cứu:
Mạng lưới bố trí thí nghiệm của đề tài tập trung chủ yếu tại các lâm
phần trồng hỗn giao cây bản địa dưới tán rừng Keo lá tràm ở Bắc Hải Vân với
diện tích 158ha.
2.3.2. Về đối tượng nghiên cứu:
Hiện nay có gần 40 loài cây bản địa được trồng tại khu vực Bắc Hải
Vân. Do giới hạn về thời gian nên đề tài tiến hành nghiên cứu những lâm phần

tuổi 8 trồng hỗn giao cây bản địa dưới tán Keo lá tràm, trong đó tập trung vào
4 loài cây bản địa được trồng phổ biến nhất:
- Huỷnh (Tarrietia cochinchinensis Pierre)
- Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb)
- Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie)
- Sao ®en (Hopea odorata Roxb)
2.3.3. VỊ vÊn đề nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh
trưởng và một số chỉ tiêu hình thái cây bản địa; từ đó làm cơ sở đề xuất biện
pháp tác động phù hợp cho sinh trưởng cây bản địa.
2.3.4. Về số liệu nghiên cứu:
Số liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập trên 22 ô định vị, diện tích ô
là 1000m2 được bố trí tại khu vực Bắc Hải Vân.


20

Chương 3
nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu đặt ra, đề tài nghiên cứu một số nội dung chính
sau:
3.1.1. Sinh trưởng cây bản địa:
3.1.2. ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây bản địa.
3.1.2.1. ảnh hưởng diện tích dinh dưỡng bình quân đến sinh trưởng cây bản
địa.
3.1.2.2. ảnh hưởng độ tàn che đến sinh trưởng cây bản địa.
3.1.2.3. ảnh hưởng khoảng cách từ cây bản địa đến cây tầng trên gần nhất đến
sinh trưởng cây bản địa.
3.1.2.4. ảnh hưởng chiều cao trung bình 6 cây xung quanh gần nhất đến sinh

trưởng cây bản địa.
3.1.3. ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến một số chỉ tiêu hình thái
cây bản địa.
3.1.3.1. ảnh hưởng diện tích dinh dưỡng bình quân đến một số chỉ tiêu hình
thái cây bản địa.
3.1.3.2. ảnh hưởng độ tàn che đến một số chỉ tiêu hình thái cây bản địa.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1. Phương pháp tổng quát:
Tiến hành nghiên cứu trên ô định vị với quán triệt quan điểm đảm bảo
tổng hợp, toàn diện, áp dụng phương pháp thống kê toán học, trên cơ sở tôn
trọng các quy luật sinh vật học của cây rừng và lâm phần.
3.2.2. Ngoại nghiệp:
Số liệu tại khu vực nghiên cứu được thu thập như sau:


21

* Kế thừa các tài liệu, số liệu có liên quan như: Mạng lưới bố trí thí
nghiệm, số liệu điều tra trên các ô định vị được thiết lập từ năm 2003 tại khu
vực nghiên cứu, các bản đồ có liên quan
* Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu điều tra trên ô định vị 1000m2
(40mx25m) cho các lâm phần hỗn giao cây bản địa dưới tán rừng Keo lá tràm,
cụ thể:
- Đối với Keo lá tràm ở tầng trên:
+ Xác định tuổi và nguồn gốc lâm phần.
+ Xác định mật độ ban đầu và mật độ hiện tại.
+ Đo chu vi ngang ngực (C1.3) của tất cả các cây bằng thước dây sau đó
tính đường kính ngang ngực (D1.3) theo công thức: D1.3

C1.3

3.14

+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) của tất cả các cây bằng thước đo cao
Blumeleiss.
+ Đo đường kính hình chiếu tán (Dt) tất cả các cây bằng thước dây theo
2 chiều Đông Tây-Nam Bắc sau đó tính trung bình.
- Đối với mỗi cây bản địa:
+ Xác định tuổi và nguồn gốc lâm phần.
+ Xác định mật độ ban đầu, mật độ hiện tại, độ dốc, địa hình, hướng
phơi.
+ Đo chu vi gốc (Co) của tất cả các cây bằng thước dây sau đó tính
đường kính gốc (Do) theo công thức:

Do

Co
3.14

+ Đo chu vi ngang ngực (C1.3) của tất cả các cây bằng thước dây sau đó
tính đường kính ngang ngực (D1.3) theo công thức: D1.3 

C1.3
3.14

+ §o chiỊu cao vót ngän (Hvn) cđa tÊt cả các cây bằng sào.
+ Đo đường kính hình chiếu tán (Dt) tất cả các cây bằng thước dây theo
2 chiều Đông Tây-Nam Bắc sau đó tính trung bình.


22


+ Đo chiều cao dưới cành (Hdc), chiều dài tán (Lt) bằng sào mét.
+ Xác định 6 cây xung quanh gần nhất.
+ Xác định khoảng cách từ cây bản địa đến cây tầng trên gần nhất
(Kmin).
+ Vẽ trắc đồ ngang biểu thị mạng hình phân bố cây và hình chiếu bằng
của chúng trong ô tiêu chuẩn làm cơ sở xác định diện tích dinh dưỡng cây bản
địa.
+ Xác định độ tàn che tầng cây cao.
3.2.3. Nội nghiệp:
Sử dụng phần mềm Excel và SPSS để tính toán, xử lý số liệu nghiên
cứu.
3.2.3.1. Phương pháp tính diện tích dinh dưỡng:
Đề tài đà chọn 6 cây gần cây mẫu nhất làm những cây có ảnh hưởng
đến cây mẫu, từ đó diện tích dinh dưỡng bình quân của cây mẫu được tính
theo công thức:
Trong đó:

a

E 62
5,5

(3.1)

a: Diện tích dinh dưỡng.
E6: Khoảng cách từ cây mẫu đến cây thứ 6.

3.2.3.2. Tính chiều cao trung bình 6 cây xung quanh mỗi cây bản địa theo
công thức:

6

H tb

Trong đó:

Hi
i 1

6

(3.2)

Htb: Chiều cao trung bình 6 cây xung quanh.
Hi: Chiều cao cây thứ i.

3.2.3.3. Tính độ tàn che tầng cây cao theo công thức:
n

dtc

Si
i 1

S

(3.3)



×