Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý rừng cộng đồng và các hoạt động quản lý rừng cộng đồng tại bon choih xã đức xuyên huyện krông nô tỉnh đăk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ VĂN THỨC

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG
ĐỒNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
TẠI BON CHOIH, XÃ ĐỨC XUYÊN, HUYỆN K’RÔNG NÔ,
TỈNH ĐĂK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Đồng Nai, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ VĂN THỨC

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG
ĐỒNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG
TẠI BON CHOIH, XÃ ĐỨC XUYÊN, HUYỆN K’RÔNG NÔ,
TỈNH ĐĂK NÔNG
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC


MÃ SỐ: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VŨ NHÂM

Đồng Nai, 2013


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giao rừng và đất rừng cho cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa
vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến
việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng
đồng và các bên có liên quan, nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp
phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng dân tộc sống
trong và gần rừng. Xu hướng phát triển rừng cộng đồng là yếu tố quan trọng trong
phát triển lâm nghiệp ở nhiều quốc gia nhằm thu hút sự quan tâm của các cộng đồng
để đóng góp vào tiến trình quản lý rừng bền vững.
Quản lý rừng cộng đồng hiện đang tồn tại như một xu thế khách quan và
ngày càng có vị trí quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng. Ở Việt Nam, rừng
cộng đồng đã tồn tại từ lâu, gắn liền với sự sinh tồn và văn hoá của các cộng đồng
dân cư sống dựa vào rừng. Thực tế ở nhiều địa phương đã cho thấy có rất nhiều
cộng đồng thôn, bản đang quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả mà khơng địi hỏi nhiều
về đầu tư kinh phí của Nhà nước.
Q trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần và chuyển hướng
chiến lược lâm nghiệp, từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp nhân dân đã có
ảnh hưởng lớn khơng những tới sự duy trì và phát triển tài ngun rừng mà cịn tác
động sâu sắc tới sản xuất, đời sống của người dân và cộng đồng cư dân sống phụ

thuộc vào rừng. Đồng thời, cũng chính trong q trình chuyển đổi này đã và đang
xuất hiện nhiều nhân tố mới, đặc biệt là đa dạng hóa các phương thức quản lý tài
nguyên rừng để phù hợp với điều kiện sinh thái - nhân văn của từng địa phương và
vùng lãnh thổ.
Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi (2004) đã được Quốc hội khoá XI kỳ
họp thứ 6 ban hành, trong đó qui định cộng đồng dân cư thơn bản là một trong
những đối tượng được Nhà nước giao rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển nhằm
giúp người dân sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng được hưởng lợi thành quả từ
hoạt động bảo vệ và phát triển rừng [25].


2

Theo số liệu thống kê, đến năm 2011 diện tích rừng đã giao cho cộng đồng
và hộ gia đình là 3,809 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp (nguồn từ cục Kiểm lâm).
Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Nơng năm 2012 diện tích rừng và đất
rừng đã giao cho cộng đồng là 5.914,0 ha. Trong đó cộng đồng bon choih được Dự
án “Thí điểm lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam” hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để
phát triển quản lý rừng cộng đồng. Cộng đồng bon choih xã Đức xuyên gồm 26 hộ
người dân tộc Mơ Nông và 24 hộ người dân tộc kinh di cư từ tỉnh Quảng Nam vào
bon sinh sống trước năm 1980; diện tích rừng và đất rừng giao cho cộng đồng bon
choih là 399,7 ha; thơng qua chương trình Dự án thí điểm này cộng đồng bon Choih
đã tiếp cận được tài nguyên rừng và hưởng lợi trên chính diện tích họ đang quản lý;
từ khi rừng được giao cho cộng đồng bon Choih thì rừng được bảo vệ tôt và chất
lượng rừng được nâng lên.
Mặc dù phương thức QLRCĐ dựa nhiều vào nguyện vọng, kinh nghiệm và
năng lực quản lý của cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận và nhà nước hỗ trợ, nhưng
nó vẫn chưa được hiểu biết một cách đầy đủ và có hệ thống. Cụ thể là:
+ Chưa hệ thống hóa được cơ sở lý luận hình thành rừng cộng đồng trên thế
giới và ở Việt Nam.

+ Chưa làm rõ được các hoạt động trong QLRCĐ.
+ Chưa đánh giá đầy đủ các nguồn hưởng lợi và cơ chế quản lý các lợi ích từ
rừng cộng đồng.
Để góp phần giải quyết vấn đề trên, luận văn “Nghiên cứu cơ sơ lý luận về
QLRCĐ và các hoạt động QLRCĐ tại bon Choih, xã Đức Xuyên, Huyện K’rông
Nô, tỉnh Đăk Nơng” đã được thực hiện; nhằm đóng góp vào việc phát triển LNCĐ.
Một hình thức quản lý rừng đang tồn tại và phát triển ở Việt Nam. Phát huy vai trò
tham gia của cộng đồng người dân sống gần rừng để quản lý rừng có hiệu qủa hơn,
bền vững hơn, phù hợp với những xu hướng quản lý rừng tiến bộ của thế giới.


3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lâm nghiệp cộng đồng ở một số nước trên thế giới
LNCĐ trên thế giới đã có từ lâu đời, với nhiều hình thức và thể chế quản lý
khác nhau ở mỗi nước. Họ đã thử nghiệm khá thành công cách tiếp cận có sự tham
gia của người dân, phát huy kiến thức bản địa, nâng cao năng lực của cộng đồng
thiểu số để xây dựng các mơ hình LNCĐ. Phần này trình bày một số nét khái quát
về hình thức và cơ chế chia sẻ trong LNCĐ ở một số nước thuộc khu vực Châu Á,
nơi mà QLRCĐ đã đạt được những thành tựu khá nổi trội và có nhiều nét tương
đồng, gần gũi với LNCĐ ở Việt Nam.
1.1.1. Nepal [22]
Năm 1957, Chính phủ quốc hữu hố rừng. Hệ thống luật pháp và chính sách những
năm 60 chủ yếu nhằm bảo vệ rừng và tập trung hoá quyền quản lý rừng cho nhà
nước. QLRCĐ được thực hiện trên cơ sở các hệ thống quản lý rừng bản địa trên các
vùng đồi núi ở Nepal từ những năm 1970 và đã được coi như là biểu tượng và hình
mẫu về quản lý rừng trên thế giới. Hiện nay đã có khoảng 14.572 nhóm sử dụng
rừng (Forest User Groups - FUGs) đã được đăng ký ở Nepal chiếm 1,2 triệu ha đất

rừng (25%). Năm 1978, chính sách LNCĐ được ban hành, trong đó qui định các
cộng đồng được quyền quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vị trí lãnh
thổ của họ nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Luật pháp qui định chức năng,
nhiệm vụ cho các nhóm sử dụng như sau:
Giao hồn tồn các khu rừng có thể phân cho nhóm sử dụng khơng kể biên
giới hành chính, tăng quyền hạn và ưu tiên đào tạo để quản lý rừng nhằm phục vụ
nhu cầu từ rừng của họ.
Theo Duhugen, Shrestha, Pokharel (2010), các nhóm sử dụng rừng được bầu
chọn và thay đổi Ban điều hành bất kể thời gian nào và có quyền trừng phạt các
thành viên khơng tn thủ quy ước . Phòng lâm nghiệp huyện là cơ quan phê duyệt
kế hoạch QLRCĐ quản và có quyền thu hồi rừng nếu nhóm hoạt động sai với kế
hoạch được phê duyệt. Về mặt cơ chế chia sẻ lợi ích, các nhóm sử dụng được hưởng
tất cả các khoản thu nhập từ nguồn tài nguyên. Các nhóm sử dụng rừng có quyền


4

tạo quỹ từ việc bán các sản rừng theo giá của thị trường tự do, tự lập tài khoản và
quản lý quỹ. Hàng năm được tiến hành khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ (theo kế
hoạch được phê duyệt).
Những nghiên cứu về chính sách LNCĐ ở Nepal gần đây đã cho thấy cần
phải hỗ trợ các cộng đồng và nhóm sử dụng rừng trở thành những đơn vị có tư cách
pháp nhân (dưới dạng hợp tác xã hoặc công ty) có thể giao dịch với các tổ chức
chính thống như ngân hàng và các đối tác trong và ngoài nước, để từ đó họ có thể
ký kết các hợp đồng kinh tế nhằm hỗ trợ sinh kế của người quản lý rừng.
1.1.2. Ấn Độ [26]
Năm 1951, Ấn Độ tiến hành quốc hữu hoá các tài nguyên rừng và thực hiện
luật cải cách ruộng đất. Vào đầu những năm 1970, chính phủ ban hành nhiều chính
sách nhằm khuyến khích phát triển trên đất lâm nghiệp. Do các chương trình lâm
nghiệp xã hội (LNXH) không mang lại kết quả như mong đợi, từ năm 1988, chính

phủ ban hành chính sách mới về đồng quản lý rừng (joint forest management- JFM)
trên đất lâm nghiệp. Mục tiêu cơ bản là lôi kéo và khuyến khích người dân và cộng
đồng tham gia vào quản lý tài nguyên rừng trên đất lâm nghiệp của Nhà nước.
Chương trình LNXH được thực hiện trên đất của làng bản và tư nhân. Mục
tiêu của chương trình nhằm giảm sức ép đối với các khu rừng công nghiệp do chính
phủ quản lý. Chính phủ huy động nơng dân, trường học và các tổ chức xã hội tham
gia vào trồng rừng gỗ nhiên liệu. Chương trình JFM do chính phủ và cộng đồng
cùng quản lý các khu rừng trên đất lâm nghiệp của nhà nước. Hiện nay đã có tới
100,000 làng bản tham gia theo chương trình JFM và hiện đang quản lý khoảng 22
triệu ha rừng (khoảng 28% tổng diện tích rừng của Ấn Độ) đối với tất cả các loại
rừng (trừ khu bảo tồn thì khơng được khai thác).
Theo các quy định pháp luật ban hành, người dân được sử dụng 100 % các
sản phẩm phụ từ rừng như gỗ củi, LSNG, gỗ nhỏ từ tỉa thưa để sửa chữa nhà cửa và
10-25% giá trị sản phẩm gỗ từ khai thác chính (tỷ lệ này khác nhau theo các bang).
1.1.3. Indonesia [21]
Năm 1991, chương trình phát triển lâm nghiệp được hình thành, năm 1995
được đổi tên thành chương trình phát triển cộng đồng làng lâm nghiệp do bộ lâm


5

nghiệp quản lý (dẫn theo Đinh Đức Thuận, 2000) chương trình này u cầu các
cơng ty khai thác gỗ phải góp phần phát triển nơng thơn và BVR với ba mục tiêu.
- Cải thiện điều kiện sống cho cho người dân sống trong và ngoài khu vực
đang khai thác gỗ.
- Nâng cao chất lượng và năng suất của rừng
- BVR và môi trường
Năm 1996 Bộ lâm nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các trường đại học
đã xây dựng một dự án điểm để người dân vào bảo vệ và phát triển rừng. Dự án này
cho phép người dân được quản lý 10.000 ha rừng có khả năng khai thác gỗ.

1.1.4. Thái Lan [27]
Từ những năm 1968, chính phủ ban hành chính sách khuyến khích người dân
định canh định cư trên các vùng đất đã bị tàn phá nặng nề do đốt nương làm rẫy và
khai thác gỗ. Chính sách lâm nghiệp năm 1985 đã chỉ rõ:
- Các cộng đồng, tổ chức và cá nhân phải cùng nhau phát triển và quản lý các
vùng lâm nghiệp.
- Nhà nước phát triển một chương trình khuyến lâm để nâng cao nhận thức
và hỗ trợ nông dân phát triển lâm nghiệp.
- Khuyến khích phát triển mọi hoạt động LNCĐ.
- Phát triển hệ thống khuyến khích trồng rừng do các hộ gia đình đảm nhận.
Năm 1989, Cục lâm nghiệp Hoàng gia đã đưa ra chính sách về phát triển
LNCĐ. Năm 1992, Cục lâm nghiệp Hoàng gia lại đưa ra chỉ thị và hướng dẫn mới
qui định phân quyền hạn nhiều hơn cho các cấp tỉnh và huyện, chức năng khuyến
lâm được nhấn mạnh hơn là chức năng bảo vệ thuần tuý.
Thời kỳ những năm 1980, chính phủ phát triển các chương trình LNCĐ và
hình thành hệ thống khuyến lâm trong tồn quốc. Trong giai đoạn 1954 - 1967, các
tổ chức công nghiệp rừng đã hình thành chương trình làng lâm nghiệp trên cơ sở
giao giao đất của Nhà nước. Các tổ chức quốc tế đầu tư vào phát triển LNCĐ qua
các dự án như: Dự án quản lý vùng đệm, dự án phát triển LNCĐ của Thụy Sỹ, dự
án bảo tồn thiên nhiên trên cơ sở cộng đồng của Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới.


6

Xét về mặt cơ chế hưởng lợi, về các lợi ích trực tiếp trong QLRCĐ, cộng
đồng được hưởng các loại LSNG như củi, rau, nấm, cây dược liệu, hoa quả v.v...
Không được khai thác gỗ theo quy định cấm khai thác gỗ ban hành năm 1989. Các
lợi ích gián tiếp mà cộng đồng có thể được hưởng từ du lịch sinh thái
(Jantarasantool, 2010).
1.1.5. Phillippin

Tại Phillippin có những cơ chế cơng nhận quyền sử dụng đất rừng lâu dài
cho cộng đồng. Đến thời kỳ những năm 1980, Chính phủ phát triển 3 chương trình,
trong đó liên kết lâm nghiệp với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Các chương
trình và dự án phát triển lâm nghiệp dựa trên cộng đồng đã qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn từ 1971- 1980: Hình thành 3 chương trình lâm nghiệp hướng tới
người dân là quản lý nghề rừng, tiếp cận hộ gia đình trồng rừng.
- Giai đoạn từ 1981- 1989: Đây là gia đoạn liên kết và tổng hợp phát triển
hướng tới con người là chương trình LNXH tổng hợp và chương trình LNCĐ.
- Giai đoạn 1990 đến nay: Là giai đoạn mở rộng và phối hợp hoá.
Đặc điểm của giai đoạn này là sự phát triển và gia tăng của LNCĐ đối với
nhiều loại đất khác nhau không chỉ dừng lại như ở 2 giai đoạn đầu. Các chương
trình và dự án LNCĐ phát triển đã chỉ ra xu hướng sau:
+ Dân chủ hoá phi tập trung việc quản lý tài nguyên rừng qua việc phát triển
nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau.
+ Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vùng núi qua việc tự quản lý các
nguồn tài nguyên của họ và phát triển kỹ thuật khi tham gia của người dân quản lý.
+ Bình đẳng xã hội, giảm nghèo, phát triển bền vững được thực hiện ngay từ
giai đoạn thiết kế và thực hiện của các dự án lâm nghiệp cộng đồng.
+ Mở rộng sự tham gia của nhiều tổ chức khác nhau
+ Các tổ chức tài trợ gia tăng sự ủng hộ với các chương trình
+ Hình thành các vùng đệm cho vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Tất cả các dự án phát triển LNCĐ đều được yêu cầu chuyển giao đến các
tổ chức chính quyền địa phương.


7

1.1.6. Nhật Bản [32]
Nhật bản hiện có 25,21 triệu ha rừng, trong đó: rừng cơng đồng chiếm 10%;
rừng tư nhân chiếm 60% rừng quốc gia chiếm 30%. Từ đam mê và quan tâm đến

văn hóa, người nhật đã học được cách cải tiến việc sử dụng bền vững và bảo tồn
nguồn tài nguyên rừng rất lớn. Vì vậy thực tế các mục tiêu chính trong luật pháp
rừng và quản lý tài nguyên rừng ở Nhật Bản đều được công bố rõ ràng để đẩy mạnh
và phát triển bền vững, dựa trên cơ sở lợi ích cộng đồng ngay từ những năm 1800.
Tóm lại: QLRCĐ trên thế giới đa dạng về hình thức quản lý, từ việc phân
quyền khá cao như ở Nepal, đến hình thức đồng quản lý như ở Ấn Độ. Cơ chế
hưởng lợi cũng khá đa dạng, từ việc khá mở như ở Nepal đến dựa trên cơ sở liên
doanh giữa cộng đồng và các công ty lâm nghiệp như ở Thái Lan. Vai trò của các
cơ quan lâm nghiệp cấp huyện là khá lớn vừa mang tính chất hỗ trợ (lập kế hoạch,
khuyến lâm,...) đến phê duyệt và giám sát. Ở hầu hết các nước để phát triển LNCĐ,
các chính phủ đều có chính sách hỗ trợ về miễn/giảm thuế khai thác tài nguyên
và/hoặc hỗ trợ tài chính, tuy có mức độ khác nhau ở mỗi nước. Hơn thế nữa các
quốc gia này đều nhấn mạnh rằng ngồi các lợi ích trực tiếp từ khai thác các sản
phẩm rừng, cộng đồng địa phương cần được chia trả cho các lợi ích gián tiếp về mơi
trường rừng do người dân tạo ra.
1.2. Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam
1.2.1. Các hoạt động nghiên cứu và hội thảo liên quan đến LNCĐ
1.2.1.1. Các hoạt động nghiên cứu
Vũ Hoài Minh và Haws Warfvinge (2002) đã tiến hành đánh giá về thực
trạng QLRCĐ của các hộ gia đình và cộng đồng địa phương tại 3 tỉnh: Hịa Bình,
Nghệ An và Thừa Thiên Huế, các tác giả đã tìm hiểu được về sự hình thành, các lợi
ích đạt được và những vấn đề về hưởng lợi, quyền sử dụng và các chính sách liên
quan đến hình thức QLRCĐ; Trong 5 mơ hình QLRCĐ có 4 hình thức là tự phát
của cộng đồng địa phương và được chính quyền địa phương chấp thuận. Họ tự đề ra
các qui định về quản lý, sử dụng lâm sản cũng như các hoạt động BV&PTR.
Một loạt các nghiên cứu điểm về thực trạng QLRCĐ cũng đã được tiến hành
trên các vùng sinh thái nhân văn ở các tỉnh miền núi phía bắc và tây nguyên (An


8


Văn Bảy, Bảo Huy, Nguyễn Huy Dũng, Vũ Long, Bùi Đình Tối, Trần Văn Con,
2000 ), qua phân tích, đánh giá kết quả các nghiên cứu này đã rút ra một kết luận
quan trọng là: trong số các hệ thống quản lý rừng khác thì hình thức QLRCĐ là một
phương án thích hợp cho quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.
1.2.1.2. Các hội thảo quốc gia
Đến nay đã có nhiều cuộc hội thảo quốc gia về LNCĐ được tổ chức:
- Hội thảo quốc gia về LNCĐ (2000) lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội
trong hai ngày 01 và 02 tháng 6 năm 2000. Hội thảo đã thống nhất một số điểm có
hai hình thức cộng đồng quản lý rừng ở Việt Nam: Cộng đồng trực tiếp quản lý
rừng và đất rừng thuộc quyền sở hữu chung của thôn bản (như rừng thiêng, rừng do
lâm trường giao cho thôn bản, rừng đầu nguồn ở địa phương, đồng cỏ chăn nuôi,
đất trống được quy hoạch để trồng rừng hoặc tái sinh tự nhiên, ...)[24].
- Hội thảo về LNCĐ (2001) tổ chức lần 2 trong 2 ngày 14 và 15 tháng 11
năm 2001 tại Hà Nội là bước tiếp theo nhằm làm rõ các yếu tố khuôn khổ pháp lý
của rừng cộng đồng, việc thực thi các chính sách hỗ trợ cho QLRCĐ tại Việt Nam.
- Hội thảo quốc gia về LNCĐ (2004) được tổ chức tháng 11 năm 2004 tại Hà
Nội với nội dung về khuôn khổ và thể chế QLRCĐ, chính sách hưởng lợi trong
QLRCĐ, đánh giá tài nguyên rừng và khai thác rừng cộng đồng. Hội thảo kết luận,
QLRCĐ hiện đang tồn tại như một xu thế khách quan và ngày càng có vị trí quan
trọng trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng, nhiều diện tích đất lâm nghiệp có thể
giao cho cộng đồng quản lý.
Qua hội thảo, các báo cáo và cơng trình nghiên cứu của các tác giả cho thấy
tuy nhà nước chưa quy định quyền hưởng lợi của cộng đồng với những diện tích
rừng cộng đồng hiện đang quản lý, song trên thực tế cộng đồng đang tổ chức quản
lý và có quyền hưởng lợi, phân chia lợi ích từ rừng.
- Hội thảo quốc gia về Chính sách và thực tiễn QLRCĐ ở Việt Nam được
Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - NN&PTNT) và Tổ
chức IUCN Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội vào ngày 5 / 6 / 2009. Hội thảo nhằm
hướng tới mục tiêu học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm QLRCĐ để nâng cao

nhận thức, tăng cường kỹ năng quản lý rừng, góp phần phát triển thể chế, chính


9

sách LNCĐ của Việt Nam. Hội thảo tập trung vào các nội dung liên quan tới kinh
nghiệm và thực tiễn QLRCĐ của các chương trình dự án và ở một số địa phương
của Việt Nam, những kiến nghị và đề xuất hồn thiện chính sách cho QLRCĐ ở
Việt Nam. Các nội dung này xoay quanh bốn vấn đề trọng tâm sau: thứ nhất, xác
lập quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng; thứ hai, kế hoạch QLRCĐ; thứ
ba, quyền hưởng lợi và nghĩa vụ; thứ tư, tổ chức QLRCĐ [37].
- Hội thảo: QLRCĐ: Chính sách và Thực tiễn. Được Viện SPERI phối kết
hợp Sở NN&PTNT Nghệ An tổ chức tại Nghệ An vào ngày 9 tháng 10 năm 2012.
Hội thảo nhằm mục tiêu chia sẻ và học hỏi những vấn đề thực tiễn và kinh nghiệm
trong QLRCĐ; trình tự và thủ tục giao rừng gắn với đất lâm nghiệp cho cộng đồng;
các vấn đề nảy sinh về chính sách và thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức, tăng
cường kỹ năng quản lý rừng, góp phần phát triển thể chế, chính sách liên quan đến
rừng cộng đồng. Nội dung của Hội thảo tập trung vào các vấn đề thực tiễn và kinh
nghiệm trong QLRCĐ bởi các cộng đồng dân tộc thiểu số; những kiến nghị và đề
xuất hoàn thiện chính sách cho QLRCĐ ở Việt Nam.
- Hội thảo Quốc tế “Lâm nghiệp cộng đồng Việt nam: Thực trạng và định
hướng phát triển chính sách” được Dự án “Tăng cường Lâm nghiệp cộng đồng ở
Việt Nam” cùng với tổ chức RECOFTC và Mạng lưới lâm nghiệp xã hội châu Á
(ASFN) tổ chức tại Huế ngày 3/4//2013.
Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm về LNCĐ ở Việt Nam và các nước trong
khu vực, xác định rào cản, thách thức đối với quá trình phát triển LNCĐ ở Việt
Nam, định hướng phát triển chính sách làm cơ sở nhân rộng các mơ hình LNCĐ.
Hội thảo đã thảo luận theo các nhóm chủ đề: (1) các vấn đề kỹ thuật trong LNCĐ;
(2) các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến QLRCĐ; (3) LNCĐ trong bối cảnh biến đổi
khí hậu và hịa nhập quốc tế; (4) tài chính và xây dựng năng lực cho LNCĐ. Kết

quả Hội thảo đã xác định được một số giải pháp mang tính định hướng chính sách
cho phát triển LNCĐ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và biến đổi khí hậu [38].
1.2.1.3. Những tài liệu, chương trình, dự án chính về lâm nghiệp cộng đồng
1) Tài liệu: - Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT) năm 1998 đã cho biên
dịch tài liệu về Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) và Sổ tay cẩm nang của LNCĐ do


10

tổ chức Nông lương liên hiệp quốc (FAO-UNDP) xuất bản về các vấn đề cơ bản có
liên quan đến LNCĐ , như: “Khái niệm, phương pháp, công cụ phục vụ luận chứng,
kiểm tra, đánh giá có sự tham gia của người dân trong LNCĐ”; “Thẩm định nhanh
quyền hưởng dụng đất và cây rừng của cộng đồng…” rất hữu ích cho việc nghiên
cứu phát triển LNCĐ ở Việt Nam trong giai đoạn tiền phát triển. Theo các tài liệu
này thì LNCĐ là mọi hoạt động lâm nghiệp được những cá nhân trong cộng đồng
thực hiện nhằm tăng các lợi ích mà họ cho là có giá trị.
- Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển đã cho xuất bản
các tài liệu rất hữu ích cho QLRCĐ như: “ Điều tra đánh giá nơng thơn có sự tham
gia của nông dân, xây dựng kế hoạch ở thôn bản”, “ Phát triển Quỹ thôn bản”.
- Dự án Lâm nghiệp xã hội sơng Đà, chương trình hợp tác với Cộng hịa liên
bang Đức trong tài liệu giới thiệu về “Lâm nghiệp cộng đồng” có đề cập đến
hưởng dụng đất và cây rừng ở cấp cộng đồng xác định rằng “Trong quản lý LNCĐ,
hưởng dụng là một nhân tố quan trọng vì nó điều tiết sự kiểm sốt và sự tiếp cận với
tài nguyên rừng”
- Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác xuất bản tài liệu “Cẩm
nang ngành Lâm nghiệp - Chương Lâm nghiệp cộng đồng” năm 2006 .
- Dự án Chương trình thí điểm LNCĐ năm 2008 đã xuất bản 2 tài liệu:
Hướng dẫn kỹ thuật QLRCĐ và Hướng dẫn tập huấn tiểu giáo viên (ToT) về LNCĐ
. Các tài liệu này đã giúp cho các dự án khác có liên quan đến hỗ trợ QLRCĐ xây
dựng được các nội dung hướng dẫn và tập huấn cho cộng đồng.

2) Các chương trình, dự án về LNCĐ.
- Trong những năm 2004-2005, một số địa phương ở Sơn La và Lai Châu
thuộc vùng hoạt động của dự án LNXH Sông Đà (thuộc chương trình hợp tác kỷ
thuật Việt Nam, Cộng hòa Liên Bang Đức) đã nghiên cứu và xây dựng các mơ hình
quản lý, BVR cộng đồng. Dự án đã cùng phối hợp với các cấp, các ngành (Chi cục
Kiểm lâm, các huyện, xã) tiến hành giao rừng, đất rừng cho hộ gia đình, cá nhân,
đồn thể, cộng đồng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, hỗ trợ cộng đồng xây dựng
quy ước BVR thơn, bản. Tiếp đó là tiến hành xây dựng, tổ chức thực hiện “phương


11

pháp đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia và lập kế hoạch quản lý, BVR cộng
đồng” cho các thôn, bản thuộc vùng Dự án [13].
Đây là một phương pháp được các nhà khoa học đánh giá cao trong công tác
quản lý, bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng.
- Dự án hợp tác cộng đồng địa phương xây dựng các mơ hình quản lý Khu
bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (2003-2006) do J.Mac Arthur Foundation tài trợ.
Trong quá trình thực hiện, Dự án đã xây dựng và tổ chức thực hiện các mơ hình:
Xây dựng mạng lưới truyền thông cộng đồng; Tổ tuần tra cộng đồng; Nâng cao
năng lực QLRCĐ; Du lịch cộng đồng. Đây là những mô hình điểm về quản lý, bảo
vệ tài nguyên rừng trên cơ sở cộng đồng địa phương với mục tiêu thiết kế một quy
trình thực hiện các bước cơng việc và xác lập khung hợp tác giữa các bên cùng
tham gia vào cơng tác quản lý, BVR. Những mơ hình này đáp ứng nhu cầu của công
tác Quản lý BVR đối với một khu bảo tồn mới thành lập, trong đó, cộng đồng thơn,
bản có đủ năng lực tổ chức, thực hiện các hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn các
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn, nâng cao nhận
thức của cộng đồng, hướng đến những thay đổi về thái độ, hành vi theo hướng có
lợi trong cơng tác BVR cũng như bảo tồn đa dạng sinh học [8].
- Bộ NN &PTNT giao cho Cục Lâm nghiệp tiến hành Dự án “Chương trình

thí điểm cộng đồng 2006-2007” theo Quyết định số 164/2006/QĐ-BNN-HTQT
ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ NN &PTNT, nhằm: Hỗ trợ cho cộng đồng dân cư
thôn bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả. Dự án đã tiến hành trên 40 xã thuộc 10
tỉnh phân bố trên cả ba miền : Bắc, Trung, Nam. Nội dung của Dự án là hỗ trợ cộng
đồng thực hiện các mặt:
+ Điều tra rừng cộng đồng;
+ Lập kế hoạch quản lý, BVR thôn (bon);
+ Xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng thôn;
+ Lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Dự án đã tập trung được nhiều tổ chức và các nhà khoa học tham gia biên
soạn tài liệu hướng dẩn, đào tạo, chuyển giao và xây dựng các mơ hình bảo vệ, phát
triển rừng cộng đồng bền vững.


12

- Bộ NN &PTNT tiếp tục giao cho Cục Lâm nghiệp tiến hành Dự án “Tăng
cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam” (Pha 2) theo Quyết định số
171/2006/QĐ-BNN-HTQT ngày 03/4/2012 của Bộ trưởng Bộ NN &PTNT mục tiêu
của dự án là tạo điều kiện thúc đẩy sự tham gia tích cực của các cộng đồng địa
phương ở Việt Nam vào việc quản lý tài nguyên rừng tự nhiên một cách cơng bằng
và bền vững về mặt sinh thái; góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo đối với
những cộng đồng sống dựa vào rừng. Nội dung của dự án là:
+ Tổng kết đánh giá, các mơ hình LNCĐ ở Pha 1 để tài liệu hóa, phổ biến và
nhân rộng.
+ Hỗ trợ phát triển QLRCĐ một cách bền vững. Tiếp tục củng cố các hoạt
động đã thành công của Pha 1 và lồng ghép vào các chương trình, dự án khác trên
địa bàn cấp tỉnh.
+ Hoàn thiện và thể chế hóa các chính sách và văn bản pháp lý hỗ trợ cho
thực hiện mơ hình QLRCĐ ở phạm vi quốc gia.

+ Nâng cao năng lực cho các bên liên quan.
+ Xây dựng hệ thống quản lý tri thức về LNCĐ phục vụ nghiện cứu và đào
tạo, học tập ứng dụng vào thực tiễn.
+ Các Hoạt động hỗ trợ.
- Dự án KFW pha 3 QUICK WIN, trong học phần “Nâng cao năng lực hỗ
trợ kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng cho cán bộ quản lý dự án cấp cơ sở và cán bộ
cộng đồng dân cư thôn” trong khuôn khổ của Dự án đã rất chú ý đến các nội dung
hưởng lợi và cơ chế hưởng lợi cũng từ hỗ trợ của dự án và từ rừng.
- Dự án “Chương trình tài trợ các dự án nhỏ Quản lý bền vững rừng nhiệt
đới (EC/UNDP/SGP/PTF) đã hỗ trợ kinh phí cho 23 cộng đồng thôn bản tại các địa
phương trong cả nước thực thi các mơ hình về QLRCĐ.
1.3. Thảo luận
Qua tổng quan về LNCĐ một số nước trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy:
- Cần có khái niệm đồng nhất về LNCĐ, để làm nền tảng cho việc định
hướng và phát triển chính sách hỗ trợ LNCĐ; QLRCĐ chỉ là một phương thức quản
lý rừng trong đó cộng đồng với tư cách là chủ rừng và thuộc phạm trù của LNCĐ.


13

- Việc phát triển LNCĐ nên theo hướng trao quyền quyết định về hoạt động
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho cho cộng đồng, nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ
trợ cho các hoạt động của LNCĐ;
- Quyền hưởng dụng đối với đất và rừng cũng cần xem xét kinh nghiệm từ
các quốc gia khác nhau như ở Nepal, cộng đồng có tồn quyền hưởng dụng từ rừng,
nhưng ở Myanma người dân chỉ được thuê trong một thời gian nhất định;
- Cần nâng cao năng lực cho các bên liên quan đến LNCĐ để đảm bảo thành
công trong giai đoạn tới là cần thiết. Sự tham gia trong LNCĐ cần từ nhiều phía,
- Cần phát triển mạng lưới LNCĐ của các quốc gia trong khu vực sẽ giúp
chia sẻ kinh nghiệm từ các nước khác nhau;

- Việc phát triển khung chính sách cần phù hợp hơn với thực tiễn để hỗ trợ
tích cực các hoạt động LNCĐ.
- Cần có cơ chế giám sát các hoạt động LNCĐ từ cơ chế tài chính;
- Cần làm rõ mục tiêu của các hoạt động LNCĐ khác nhau như hoạt động
LNCĐ để bảo tồn hay để phục hồi rừng, hay để phát triển kinh tế rừng là nền tảng
cho các bước tiếp theo;
- Khơng nên có q nhiều các quy định, các quy định nên ít và rõ ràng,
nhưng cần nhiều hướng dẫn để biết cách thực hiện.


14

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Về lý luận: Góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả QLRCĐ ở Việt Nam.
2.1.2. Thực tiễn:
- Hệ thống được các cơ sở lý luận QLRCĐ trong nước và ở nước ngoài.
- Đề xuất được những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả
QLRCĐ bon Choih nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các văn bản tài liệu có liên quan đến quản lý rừng cộng đồng
- Các hoạt động và nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý rừng của các cộng
đồng được Nhà nước giao quản lý và sử dụng rừng lâu dài, gồm rừng tự nhiên
phòng hộ hoặc sản xuất.
2.2.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
- Luận văn tiến hành hệ thống và nhận xét tổng qt có tính lý luận, bài học

kinh nghiệm về QLRCĐ một số nước, vùng trên thế giới và Việt Nam mà khơng đi
sâu vào đánh giá, phân tích sâu để xây dựng cơ sở lý luận.
- Nghiên cứu điểm (case study): Luận văn chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu
điểm một cộng đồng đại diện tham gia quản lý rừng ở tỉnh Đăk Nông thông qua
điều tra, đánh giá cộng đồng đang tham gia quản lý rừng có dự án hỗ trợ, cụ thể là
tại bon Choih, xã Đức Xuyên, huyện K’rông Nô, tỉnh Đăk Nông.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành các nội dung nghiên cứu sau:
2.3.1. Hệ thống và phân tích khái quát cơ sở lý luận về QLRCĐ
- Trên thế giới
- Ở Việt Nam


15

2.3.2. Xác định các hoạt động QLRCĐ tại bon Choih, xã Đức Xuyên, Huyện
K’rông Nô, tỉnh Đăk Nông
- Lập Kế hoạch QLRCĐ.
- Xây dựng Quy ước Bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.
- Xây dựng Quỹ và cơ chế quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững rừng cộng đồng
2.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu
Hệ thống và
Phân tích
những lý luận
về QLRCĐ
trên thế giới.

Hệ thống và
Phân tích những

lý luận về
QLRCĐ ở Việt
Nam.

Nghiên cứu lập
Kế hoạch
QLRCĐ tại
bon Choih.

Nghiên cứu xây
dựng Quy ước, xây
dựng Quỹ và cơ chế
quản lý Quỹ tại bon
Choih.

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLRCĐ
Đề xuất khung

Thành lập Ban QLRCĐ: Có uy

Nâng cao

Đề xuất vận dụng tiêu

Chính sách

tín; Có năng lực tổ chức xây

năng lực quản


chuẩn, tiêu chí quản

hưởng lợi trong

dựng kế hoạch quản lý và điều

lý rừng cho

lý rừng bền vững vào

QLRCĐ.

hành các hoạt động quản lý.

cộng đồng.

QLRCĐ.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận
2.4.1.1. Quan điểm:
- Khi nghiên cứu cần phải quan tâm nhiều đến các quy định của pháp luật.
Đó cũng chính là các vấn đề về chính sách tổng hợp bao gồm cả lâm nghiệp và các
vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan.
- Nghiên cứu các hoạt động LNCĐ của một số nước trên thế giới, các vùng
miền ở Việt nam để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp QLRCĐ.
2.4.1.2. Cách tiếp cận
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận về lý thuyết hệ
thống, lý luận về phát triển bền vững và tiếp cận có sự tham gia.



16

a) Vận dụng lý thuyết hệ thống: Hệ thống được hiểu là một cấu trúc hoàn
chỉnh của tự nhiên, bao gồm nhiều bộ phận liên kết với nhau một cách có tổ chức và
trật tự, tồn tại và vận động theo những quy luật thống nhất (Hà Quang Khải 2001):
+ Khi cộng đồng dân cư thôn tham gia vào các hoạt động quản lý rừng là
hoạt động trong hệ thống kinh tế - xã hội tác động tới hệ thống sinh thái tự nhiên.
+ Sự tác động của cộng đồng dân cư thôn đến tài nguyên rừng là hoạt động
trong hệ thống kinh tế. Các hoạt động kinh tế của cộng đồng dân cư thôn như sử
dụng đất rừng để canh tác, khai thác gỗ, tre, nứa, LSNG, chăn thả gia súc …
+ Tài nguyên rừng là một hệ thống tự nhiên, nó khơng chỉ là nguồn sinh kế,
mà cịn là mơi trường sống của nhân loại nói chung và người dân gần rừng nói
riêng. Nó cung cấp nước, khơng khí, bảo vệ đất, nước…, tuy nhiên đó cũng là một
hệ thống rất nhạy cảm chỉ cần có một tác động từ bên ngoài tới tài nguyên rừng
cũng dẫn đến sự thay đổi các thành phần và chức năng trong hệ thống tự nhiên.
b) Lý luận về phát triển bền vững: Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện
sống về vật chất và tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất, cải thiện quan
hệ xã hội, nâng cao nhận thức và chất lượng cuộc sống. Quản lý rừng bền vững là
tiêu chí phấn đấu khơng mệt mỏi của tất cả chúng ta. Những giải pháp kinh tế - xã
hội để QLR bền vững sẽ thất bại nếu không tuân thủ nguyên tắc của tự nhiên.
c) Tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu: Sự tham gia được định nghĩa
như là một q trình thơng qua đó các chủ thể cùng tác động và chia sẻ ý kiến và
cùng quyết định. Điều quan trọng là người dân có thể trao đổi nguyện vọng của họ
về tài nguyên rừng với nhà kỹ thuật, cơ quan quản lý và ngược lại, các cơ quan này
có thể hiểu và đáp ứng các nguyện vọng trên và tạo ra mối quan hệ hài hoà.
2.4.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
- Chọn địa điểm nghiên cứu là công việc được thực hiện trước khi điều tra
thu thập số liệu.
Nguyên tắc của chọn điểm nghiên cứu là đại diện cho khu vực nghiên cứu.

Vì vậy, các tài liệu thứ cấp liên quan đến khu vực được nghiên cứu nhằm tìm hiểu
chung về điều kiện dân sinh kinh tế xã hội khu vực và một đợt khảo sát nhanh được


17

tiến hành tại các điểm nghiên cứu nhằm tìm hiểu những đặc trưng về địa hình, thành
phần dân tộc, điều kiện kinh tế xã hội, tình hình giao đất, giao rừng của thôn.
- Theo Donova (1997) tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu là: Thành phần dân
tộc, khả năng tiếp cận và địa hình.
+ Trong vùng nghiên cứu tất cả các thôn, bon… đều phân bố bám rừng, gần
rừng vậy các yếu tố về địa hình, khả năng tiếp cận với rừng tương đối đồng nhất. Vì
vậy, thành phần dân tộc là yếu tố lựa chọn làm tiêu chí chọn nghiên cứu của đề tài.
+ Thành phần dân tộc là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến thói quen sử
dụng tài nguyên rừng, đến sinh kế, hình thức tác động của cộng đồng, khả năng tiếp
thu thơng tin bên ngồi và tập tục văn hố có thể ảnh hưởng đến quá trình đổi mới
chấp nhận các kỹ thuật mới và sự tham gia vào các hoạt động phát triển rừng.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.3.1. Phương pháp chủ đạo
Để phù hợp với chủ đề và đối tượng nghiên cứu, phương pháp chủ đạo được
xây dựng như sau:
- Kết hợp giữa kinh tế - xã hội với chính sách;
- Kết hợp giữa luật pháp với luật tục;
- Kết hợp giữa kỹ thuật với kiến thức bản địa;
- Triệt để sử dụng phương pháp có tham gia;
- Chú ý đến tính đặc thù của các vùng miền.
2.4.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
a) Kế thừa tài liệu:
- Thông tin từ các ấn phẩm đăng các kết quả của các cơng trình nghiên cứu,
chương trình, dự án trong và ngồi nước, như:

+ Cẩm nang LNCĐ (Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và các đối tác);
+ Ấn phẩm Quản lý tài nguyên rừng công cộng (FAO) ;
+ Tài liệu hướng dẫn QLRCĐ (Chương trình thí điểm LNCĐ 2006-2007);
+ Tài liệu hội thảo quốc gia về LNCĐ, 2001, 2006, 2007…;
+ Tài liệu hội thảo quốc tế về LNCĐ tổ chức tại Thái lan (FAO);


18

+ Các tài liệu về điều kiện cơ bản của mơ hình LNCĐ nghiên cứu:
+ Các chính sách, quy định của Nhà nước và địa phương liên quan đến
QLRCĐ đã ban hành, như:
* Luật Đất đai (2003) .
* Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004).
* Quyết định Ban hành Quy chế quản lý rừng (2006) .
* Quyết định của Cục lâm nghiệp ban hành các văn bản hướng dẫn QLRCĐ
cho Chương trình thí điểm LNCĐ ở Việt Nam.
b) Thu thập số liệu ngoài hiện trường:
+ Phương pháp đánh giá nhanh hay đánh giá nơng thơn có sự tham gia của
cộng đồng (RRA/PRA), phương pháp học hỏi và hoạt động có tham gia
(Participatory Learning and Action). Đây là các phương pháp nghiên cứu mang
tính định tính, đánh giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần
có liên quan. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thơng tin tại
cộng đồng về những hoạt động của người dân đối với rừng cộng đồng trên cơ sở
người dân vừa là cung cấp thông tin đồng thời cũng là người chia sẻ kiến thức bản
địa cho người nhận thông tin thông qua các bảng câu hỏi bán định hướng.
+ Phương pháp điều tra xã hội học truyền thống.
- Phỏng vấn sâu.
- Thảo luận nhóm chuyên đề.
+ Sự phối hợp với Ban quản lý dự án địa phương và các cơ quan liên quan.

c) Phương pháp chọn mẫu, dung lượng mẫu phỏng vấn:
- Dung lượng mẫu.
+ Việc xác định dung lượng mẫu được áp dụng theo ngun tắc là khơng làm
mất đi các đặc tính của mẫu, đồng thời đảm bảo độ tin cậy của số liệu.
+ Việc xác định số mẫu phỏng vấn sẽ được tính tốn dựa trên những ngun
tắc nhất định.
Dung lượng mẫu phỏng vấn HGĐ trong cộng đồng: Áp dụng công thức xác
định dung lượng mẫu không lặp lại (Đặng Nguyên Anh, 2003),


19

Theo công thức: n 

N.t 2 .S 2
N.2  t 2 .S 2

Trong đó: n: Dung lượng mẫu (số hộ) cần điều tra; N: Tổng số hộ của bon
điều tra; t: Là hệ số ứng với mức tin cậy của kết quả (95%); : Sai số mẫu (cho
trước  = 5%); S2: Phương sai của tổng thể (cho trước S2 = 0,25).
Kết quả tính tốn số hộ gia đình trong bon Choih cần điều tra phỏng vấn và
tham gia vào lập Kế hoạch; xây dựng Quy ước và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
bon Choih là 35 hộ.
- Chọn mẫu: Quy mô của đề tài không thể tiến hành phỏng vấn và lấy ý kiến
của tất cả các cá nhân có liên quan đến QLRCĐ, do vậy việc lựa chọn mẫu điều tra,
khảo sát sẽ dựa trên những nguyên tắc nhất định của xã hội học sao cho số mẫu
được lựa chọn là đủ đại diện cho các chủ thể và đại diện tồn bộ số đơng; việc thơng
tin từ người dân sẽ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, tức là những người được
phỏng vấn và tham gia vào lập Kế hoạch, xây dựng Quỹ và Quy chế quản lý Quỹ
được lựa chọn một cách bất kì trong số những người dân sống trong cộng đồng,

khơng có sự ưu tiên hay phân biệt đối với bất cứ đối tượng nào.
d) Đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng:
- Phương pháp đánh giá: Thực hiện theo Sổ tay hướng dẫn đánh giá tài nguyên
rừng cộng đồng do Cục lâm nghiệp ban hành năm 2008 (nay là Tổng cục Lâm nghiệp).
Các bước tiến hành:
Bước 1: Nhận biết lơ rừng ngồi hiện trường rừng, làm mốc lô và mô tả lô;
Bước 2: Xác định các lô rừng gỗ đạt tiêu chuẩn khai thác;
Bước 3: Điều tra rừng đối với các lô rừng gỗ đạt tiêu chuẩn khai thác và điều
tra tre nứa .
- Các bảng, biểu đã sử dụng:
Bảng thống kê các mơ hình rừng mong muốn của tỉnh Đắk Nơng, do Cục
Lâm nghiệp ban hành 2008; Biểu tra thể tích cây rừng một nhân tố.
đ) Lập kế hoạch QLRCĐ: Thực hiện theo Sổ tay hướng dẫn lập Kế hoạch
QLRCĐ do Cục lâm nghiệp ban hành năm 2008 theo các bước:


20

- Lập Kế hoạch QLRCĐ;
- Điều chỉnh Kế hoạch QLRCĐ;
- Phân cơng thực hiện Kế hoạch QLRCĐ;
- Trình và ra quyết định phê duyệt Kế hoạch QLRCĐ.
e) Xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thơn:
- Sử dụng phương pháp có tham gia của người dân, cán bộ lâm nghiệp địa
phương là người hỗ trợ, thúc đẩy và cộng đồng là người xây dựng Quy ước.
- Trình tự các bước xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát
triển rừng cộng đồng dân cư được thể hiện như sau:
Bước 1- Chuẩn bị: Tổ chức họp xã =>Họp cán bộ chủ chốt (cuộc họp 1) =>
Thu thập và nghiên cứu tài liệu liên quan => Kết quả họp;
Bước 2-Họp thôn (cuộc họp 2): Tập trung họp tồn thơn =>Thảo luận nhóm

=>Tập trung họp tồn thơn => Thơng qua kết quả thảo luận;
Bước 3: Dự thảo, hoàn chỉnh và phê duyệt Quy ước;
Bước 4: Phổ biến, giám sát, đánh giá thực hiện Quy ước.
g) Phương pháp thành lập; Quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
cộng đồng dân cư thôn (bon) (Quỹ bon):
- Quỹ bảo vệ và phát triển rừng do cộng đồng tự thành lập nhằm mục đích là
cho các hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng như: bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm
sóc khoanh ni tái sinh rừng, làm giàu rừng, khai thác lâm sản, quản lý rừng...
- Cộng đồng dân cư thôn bản sẽ tự bầu ra một Ban quản lý để quản lý Quỹ.
Ban QLRCĐ có thể làm cả nhiệm vụ của Ban quản lý Quỹ; trường hợp nguồn vốn
trong quỹ lớn có thể thành lập Ban quản lý Qũy riêng.
- Trình tự các bước thành lập Quỹ thôn:
+ Bầu Ban quản lý Quỹ thơn và tổ kiểm sốt Quỹ => Dự thảo Quy chế quản
lý Quỹ => Tổ chức họp thôn thông qua quy chế quản lý Quỹ => công khai quy chế.
+ Xây dựng kế hoạch thu chi quỹ thôn hàng năm.
+ Cơng tác kế tốn tại Ban quản lý Quỹ thôn.
+ Giám sát và Báo cáo.


21

Ban quản lý Quỹ thôn: định kỳ theo quý, 6 tháng và năm Ban quản lý Quỹ
thơn có báo cáo bằng văn bản gửi cho: Ban Phát triển rừng xã, cộng đồng thôn.
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng cấp xã
(Quỹ xã)
Tài khoản Quĩ
BV&PTRCĐ xã
tại Ngân hàng
NN&PTNT


Các nguồn hỗ
trợ khác từ
bên ngoài
(ngân sách, dự
án, doanh
nghiệp, nhà
tài trợ…) cho
Quỹ xã hay
cho Quỹ thôn

Bồi thường
vi phạm
Quy chế
QLRCĐ

Ban quản lý Quỹ xã
Trưởng ban
Kế toán
Thủ quỹ
Các thành viên khác

Kế hoạch và
đề xuất Quỹ
xã hỗ trợ

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
của thơn (Quỹ thơn)
Nguồn
kinh phí do
thơn thu

và quản lý

Ban quản lý Quỹ thơn (bon)
Trưởng ban
kế tốn
thủ quỹ
thành viên khác

Người dân tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng:
hưởng lợi từ rừng cộng đồng, và đóng góp xây dựng quỹ.

Ghi chú: Các khoản đóng góp

Các khoản chi hỗ trợ:

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
f) Đề xuất giải pháp quản lý bền vững rừng cộng bon Choih, căn cứ vào:
- Cơ sở lý luận về QLRCĐ;
- Kết quả lập Kế hoạch QLRCĐ, xây dựng Quy ước và Quỹ Bảo vệ và phát
triên rừng.
- Tiêu chuẩn quản lý rừng bền đang áp dụng ở Việt Nam (tiêu chuẩn 9c).


22

Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý

Xã Đức xun nằm ở phía nam huyện Krơng Nơ, tỉnh Đăk Nơng, cách trung
tâm huyện 23 Km, có vị trí địa lý tiếp giáp với các xã sau:
- Phía Bắc giáp xã Nâm N’Đir huyện Krơng Nơ - tỉnh Đăk Nơng
- Phía Nam giáp xã Đăk Nang huyện Krơng Nơ - tỉnh Đăk Nơng
- Phía Đơng giáp xã Ea Rbin huyện Lăk - tỉnh Đăk Lăk
- Phía Tây giáp xã Quảng Sơn huyện Đăk G’Long - tỉnh Đăk Nơng
3.1.2. Địa hình
Xã Đức Xun có địa hình phức tạp bị chia cắt bởi các dãy núi cao và hệ
thống sơng suối dày đặc, đặc biệt khu vực phía Tây của xã. Độ cao trung bình từ
500-700m so với mặt nước biển, địa hình có xu thế thấp dần về hai phía Nam và
Bắc theo đường phân thuỷ giữa hai sơng Krơng Nơ và sơng Đồng nai.
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn
3.1.3.1. Khí hậu
Theo số liệu quan trắc, thống kê của Trạm khí tượng Đức Xun: Nhiệt độ
trung bình năm 22,60 C; Số giờ nắng trung bình trong năm 2.317 giờ; Độ ẩm tương
đối trung bình năm 83%; Lượng mưa trung bình năm 1.800-1.900 mm; Lượng bốc
hơi trung bình năm 947 mm; Chế độ gió thịnh hành theo 2 hướng:
+ Gió Đông Bắc vào các tháng mùa khô, tốc độ trung bình 1,2m/s;
+ Gió Tây Nam vào các tháng mùa mưa, tốc độ trung bình 1,0 m/s; Sương mù
thường có vào ban đêm với tần xuất xuất hiện thấp, không ảnh hưởng nhiều đến
năng suất và sản lượng cây trồng nông lâm nghiệp.
3.1.3.2. Thuỷ văn
Xã Đức Xun có hệ thống sơng suối tương đối phong phú và được phân bố
đều khắp trên địa bàn xã, trong đó gồm sơng Krơng Nơ, suối Ea Krông Agne, suối


23

Đăk Drơng, suối Đăk N’Tao, Đăk N’Doaurr, Đăk Rí, Eabourn và một số nhánh suối
cạn khác, chế độ dòng chảy trong năm tương đối khác biệt giữa hai mùa khô và

mưa. Tuy nhiên, trong nghiều năm qua, diện tích rừng đầu nguồn ven sông suối đã
bị chặt phá nghiêm trọng, do đó ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng điều tiết nguồn nước
của rừng. Vì vậy, giao đất giao rừng cần thiết phải gắn chặt với xây dựng, thực hiện
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
3.1.4. Đất đai
3.1.4.1. Tài ngun đất
Xã Đức Xun có tổng diện tích tự nhiên là 10.112,13 ha tài nguyên đất của
xã được phân bố như sau: Đất nâu vàng trên đá bazan (Fu), diện tích 120 ha, chiếm
1,19% ; Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk) diện tích 500 ha chiếm 4,97%; Đất phù sa
bồi tụ (Py) diện tích 450 ha, chiếm 4,50%; Đất nâu đỏ trên đá cát (Hs) diện tích 600
ha, chiếm 5,95% ; Đất xám trên đá phiến sét (Fs) diện tích 8.383 ha, chiếm 83,39%.
Qua thống kê cho thấy: Đất đai xã Đức Xuyên hầu hết là đất xám tầng mỏng
phát triển trên đá mẹ phiến sét có hàm lượng đá lẫn nhiều, do vậy ít nhiều ảnh
hưởng không tốt đến việc phát triển nông lâm nhiệp của địa phương.
3.1.5. Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.
Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được ban hành tại quyết định số
497/QĐ-UBND ngày 24/4/2012 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc công bố hiện
trạng rừng của tỉnh Đăk Nơng năm 2011, tính đến 31/12/2011 như sau:
- Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Đức Xuyên là
8.762,44 ha
+ Đất có rừng là: 8.153,72 ha
Rừng tự nhiên: 7.914,19 ha
Rừng trồng

: 239,53 ha

+ Đất khơng có rừng là: 608,72 ha
Nhận xét: Khu vực nghiên cứu thuộc loại hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và
có 2 mùa rõ rệt. Đây là yếu tố thuận lợi cho thực vật phát triển và hình thành nên hệ
sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới điển hình.



×