Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc phân hóa và tỉa thưa tự nhiên của rừng trồng thông ba lá pinus keysia royle ex gordon trên cấp đất II và III ở khu vực tà năng tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÔ NNPT NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
******************

NGUYỄN CẢNH THÌN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, PHÂN HÓA VÀ TỈA
THƯA TỰ NHIÊN CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ
(Pinus keysia Royle ex Gordon) TRÊN CẤP ĐẤT II VÀ III
Ở KHU VỰC TÀ NĂNG TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Đồng Nai, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÔ NNPT NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
******************

NGUYỄN CẢNH THÌN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, PHÂN HÓA VÀ TỈA
THƯA TỰ NHIÊN CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ
(Pinus keysia Royle ex Gordon) TRÊN CẤP ĐẤT II VÀ III


Ở KHU VỰC TÀ NĂNG TỈNH LÂM ĐỒNG

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ

: 60. 52. 24

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÊM

Đồng Nai, năm 2013


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) phân bố tự nhiên ở những vùng
núi cao trên 500 m thuộc các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Đắk
Lắk[4], [6], [10]. Trong tự nhiên, Thông ba lá hình thành những quần thể thuần lồi
hoặc mọc hỗn giao với nhiều loài cây khác để tạo thành rừng hỗn hợp lá rộng – lá
kim. Thông ba lá tái sinh tự nhiên rất tốt. Gỗ Thông ba lá có thể được sử dụng để
làm nhà cửa, đồ mộc gia dụng, bao bì và ngun liệu bột giấy. Ngồi ra, bên cạnh ý
nghĩa về khoa học và kinh tế, rừng Thơng ba lá cịn có ý nghĩa to lớn về quốc
phịng, bảo vệ mơi trường, tạo lập cảnh quan để dùng vào mục đích nghỉ dưỡng và
du lịch[10]... Thế nhưng, do khai thác và sử dụng không hợp lý, nên rừng Thông ba
lá tự nhiên đã bị thu hẹp về diện tích. Vì thế, bên cạnh việc bảo vệ và khai thác hợp
lý rừng Thông ba lá tự nhiên, một nhiệm vụ quan trọng của ngành lâm nghiệp Lâm
Đồng là phát triển hệ thống rừng trồng Thông ba lá để đáp ứng những nhu cầu đa
dạng về gỗ và những giá trị đa dạng khác. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngay từ
những thập niên 80 của thế kỷ XX ngành lâm nghiệp Lâm Đồng đã đẩy mạnh việc

trồng rừng Thông ba lá ở nhiều địa phương khác nhau. Cho đến nay tổng diện tích
rừng trồng Thơng ba lá ở Lâm Đồng đã lên đến hàng trăm ngàn hécta.
Nhận thấy rằng, để dẫn dắt rừng trồng Thông ba lá đạt đến mục tiêu mong
muốn, nhà lâm nghiệp cần phải ni rừng với nhiều bước tác động khác nhau; trong
đó chặt tỉa thưa là một biện pháp quan trọng. Tuy vậy, để có cơ sở khoa học vững
chắc cho chặt tỉa thưa rừng Thông ba lá, nhà lâm nghiệp cần phải có những hiểu
biết đầy đủ về đặc điểm lâm học của quần thụ ở những giai đoạn tuổi và điều kiện
lập địa khác nhau. Trước đây đã có một số cơng trình nghiên cứu về rừng Thơng ba
lá; trong đó đáng kể là những nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lung (1988; 1999)[6],
[7]

, Phó Đức Đỉnh (1995)[1], Viên Ngọc Hùng (1989)[5] và Lê Hồng Phúc (1995)[9].

Dựa theo những kết quả nghiên cứu này, ngành lâm nghiệp Lâm Đồng đã xây dựng
những hướng dẫn kỹ thuật về trồng, nuôi dưỡng và khai thác rừng Thơng ba lá.
Theo đó, nếu trồng rừng Thông ba lá nhằm đáp ứng nhu cầu về gỗ bao bì, nguyên


2

liệu bột giấy và củi, thì chu kỳ kinh doanh thường kéo dài 22 – 25 năm. Trong
khoảng thời gian này, rừng trồng Thơng ba lá có thể được chặt tỉa thưa ba lần ở tuổi
6, 12 và 18. Tuy vậy, tác giả nhận thấy rằng, bên cạnh những đặc điểm chung, rừng
trồng Thông ba lá ở mỗi địa phương cũng có những đặc điểm riêng. Chính vì thế,
khi áp dụng hệ thống lâm sinh cho một đối tượng cụ thể, nhà lâm nghiệp cần phải
có những điều chỉnh thích hợp. Nhưng muốn làm được điều đó, nhà lâm nghiệp cần
phải biết rõ những đặc trưng lâm học của rừng trồng Thông ba lá ở những giai đọan
tuổi và lập địa khác nhau. Xuất phát từ đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, sự
phân hóa và tỉa thưa tự nhiên của rừng trồng Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex
Gordon) trên một số cấp đất khác nhau ở khu vực Tà Năng tỉnh Lâm Đồng” đã

được đặt ra.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài đưa lại những ý nghĩa sau đây:
(1) Về lý luận, đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu để phân tích cấu trúc, sự phân
hóa và tỉa thưa tự nhiên của rừng trồng Thông ba lá ở những giai đoạn tuổi và cấp
đất khác nhau.
(2) Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học cho
việc xây dựng những chỉ tiêu kỹ thuật của chặt nuôi dưỡng rừng trồng Thông ba lá.


3

Chương I

TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về rừng Thông ba lá
1.1.1. Đặc điểm phân loại Thông ba lá
Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) là loài cây gỗ lớn, cao 30-35m,
đường kính 50-60cm. Thân thẳng, vỏ dày và có màu nâu sẫm, nứt dọc, bong mảng,
chịu lửa tốt. Thông ba lá thường có ba lá kim màu xanh thẫm, mọc cụm trên chồi
ngắn (bẹ), dài 15-20cm. Quả nón hình trứng viên chùy, dài 5-9cm. Quả có vỏ dày
và có rốn rất rõ, có khi có gai nhọn. Hạt có cánh dài 1,5-2,5cm. Thông ba lá ra hoa
vào tháng 4-5, quả chín vào tháng 11-12 năm sau. Quả có thể tồn tại trên cây đến 910 năm. Thơng ba lá có thể ra hoa ngay từ lúc 6-7 tuổi. Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng đến
da cam; tỷ trọng 0,650-0,700[4].
1.1.2. Đặc tính sinh thái
Theo Thái Văn Trừng (1999)[10], Thông ba lá phân bố ở Ấn Độ, Miến Điện,
Thái Lan, Trung Quốc, Lào và Việt Nam… Ở Việt Nam, Thông ba lá phân bố ở khu
vực Tây Nguyên, Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai... Thơng ba lá là lồi cây tự nhiên
của khu hệ thực vật núi vừa và cao. Ở phía nam nước ta, Thông ba lá phân bố ở
những nơi có độ cao 500 đến 1.900 m so với mặt biển; lượng mưa trung bình từ
1.500 mm trở lên; nhiệt độ bình qn hàng năm từ 18-200C. Thơng ba lá loài cây ưa

sáng mạnh, tái sinh tốt trên đất trống. Nó địi hỏi đất tốt, tầng đất sâu và ẩm.
1.2. Những nghiên cứu về rừng Thông ba lá
Năm 1988, dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên và sinh trưởng của Thông ba lá,
Nguyễn Ngọc Lung[6] đã phân chia rừng Thơng ba lá thành 3 vùng - đó là phạm vi
thích hợp với độ cao từ 1.000 - 1.800 m; phạm vi mở rộng với độ cao dưới 1.000 m
và trên 1.800 m và phạm vi giới hạn với độ cao dưới 600 m. Phạm vi thích hợp là
trung tâm phân bố của rừng Thơng ba lá thuần lồi; trong đó Thơng ba lá chiếm ưu
thế ở tầng ưu thế sinh thái. Phạm vi mở rộng là vùng ngoại vi ở độ cao dưới 1.000


4

m và trên 1.800 m. Khi phân bố ở độ cao dưới 1.000 m, Thông ba lá mọc hỗn giao
với Thông 2 lá (Pinus merkusii) và Dầu trà beng (Dipterocapus obtusiforlius). Nếu
phân bố ở độ cao trên 1.800 m, Thông ba lá mọc chung với những loài cây thuộc họ
Fagaceae và thường hỗn giao theo đám. Ở phạm vi giới hạn (dưới 600 m), Thông
ba lá sinh trưởng kém. Khi nghiên cứu cấu trúc rừng Thông ba lá, Nguyễn Ngọc
Lung (1988; 1999)[6],

[7]

đã mô tả phân bố N/D bằng hàm Normal, Weibull và

Lognormal tùy theo tuổi. Viên Ngọc Hùng (1989)[5] đã xây dựng biểu cấp đất rừng
Thông ba lá Lâm Đồng. Lê Hồng Phúc (1995)[9] cũng đã nghiên cứu về cấu trúc và
sinh khối rừng trồng Thông ba lá ở khu vực Đà Lạt tỉnh. Phó Đức Đỉnh (1995)[1] đã
nghiên cứu những phương thức khai thác - tái sinh rừng Thông ba lá ở khu vực Đà
Lạt tỉnh Lâm Đồng. Khi nghiên cứu cấu trúc rừng Thông ba lá, Nguyễn Ngọc Lung
(1988; 1992)[6],


[7]

đã mô tả phân bố N-D bằng hàm phân bố chuẩn, Weibull và

lognormal tùy theo tuổi. Lê Hồng Phúc (1995)[9] cũng sử dụng hàm Weibull và
lognormal để mô tả phân bố N-D của rừng trồng Thông ba lá ở Đà Lạt.
Những nghiên cứu về đặc tính sinh thái của rừng Thông ba lá cũng đã được
nhiều tác giả quan tâm. Phạm Trọng Nhân (2001)[8] và Nguyễn Văn Thêm (2003)[12],
[13], [14]

đã nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố khí hậu đến sinh trưởng của

Thông ba lá ở khu vực Đà Lạt. Năm 2005, Nguyễn Văn Thêm[17] đã ứng dụng hàm
lập nhóm tuyến tính Fisher để phân cấp sinh trưởng rừng Thông ba lá từ 4-20 tuổi ở
Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
1.3. Phương pháp phân cấp sinh trưởng cây rừng
1.3.1. Phân loại cấp sinh trưởng cây rừng của Kraft (1884)
Theo G. Kraft (1884) (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2004)[16], toàn bộ cây gỗ
của một quần thụ thuần loài đồng tuổi có thể được phân chia thành 5 cấp sinh
trưởng theo thứ tự giảm dần sức sống. Những cây cấp I là những cá thể tốt nhất.
Cây cấp II và III tương ứng là những cá thể khá và trung bình. Những cây cấp IV và
V tương ứng là những cá thể xấu (bị chèn ép) và sắp bị đào thải. Những chỉ tiêu sử
dụng để phân cấp sinh trưởng cây rừng bao gồm vị trí tán cây trong tán rừng, độ lớn


5

và hình dạng tán lá, khả năng ra hoa quả, tình trạng sinh lực, cây cịn sống hay đã
chết... Mỗi chỉ tiêu có một hệ thống tiêu chuẩn để nhận biết và đánh giá.
Cây cấp I là những cá thể cao nhất, đường kính thân cây to nhất, tán lá phát

triển tốt nhất. Chiều cao của chúng bằng 1,2 - 1,3 H , với H là chiều cao bình quân
lâm phần. Đây là nhóm cây sinh sản mạnh nhất, chất lượng hạt tốt nhất.
Cây cấp II bao gồm những cá thể sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng có các
tiêu chuẩn thấp hơn cây cấp I. So với H của quần thụ, chiều cao cây cấp II đạt 1,1 1,15 H . Cây cấp II cũng có khả năng sinh sản tốt, chất lượng di truyền tốt, tiả cành
tự nhiên tốt và thường chiếm số lượng cá thể khá lớn.
Cây cấp III là những cá thể trung bình, chiều cao đạt 0,95 - 1,0 H , lượng hoa
quả đạt 35 - 40% so với cây cấp I. Số lượng cây cấp III thường đạt lớn nhất.
Cây cấp IV là những cá thể bị chèn ép, nhưng chúng vẫn có thể tham gia vào
tầng thấp của tán rừng. Cây cấp IV được phân nhỏ thành hai nhóm: IVa là cây có
tán hẹp nhưng đều; IVb là cây có tán dạng cờ lệch về một phía. Nói chung, cây cấp
IV khơng ra hoa quả. Nếu loại bỏ cây cấp IVb ra khỏi tán rừng thì khơng để lại lỗ
trống trong tán rừng. Ngược lại, khi loại bỏ cây cấp IVa thì để lại lỗ trống nhỏ trong
tán rừng.
Cây cấp V bao gồm những cá thể đang chết hoặc đã chết, nhưng chúng vẫn
chưa bị đổ gẫy. Cây cấp V được chia thành hai phân cấp nhỏ - đó là cấp Va và Vb.
Cây cấp Va là những cây đang chết nhưng một vài bộ phận còn sống. Cây cấp Vb là
những cây đã chết, nhưng chúng chưa bị đổ gãy. Nhóm cây cấp V được gọi là nhóm
cây bị đào thải. Nếu loại bỏ cây cấp V thì khơng để lại lỗ trống trong tán rừng.
Phân cấp sinh trưởng cây rừng của Kraft có những ưu điểm như đơn giản, sử
dụng nhiều chỉ tiêu biểu thị vai trò của mỗi cá thể trong quần thể, có ý nghĩa trong
tuyển chọn cây giống và chặt nuôi rừng, dễ áp dụng trong phân loại cây theo cấp
sinh trưởng ở rừng thuần loại đồng tuổi... Tuy vậy, hệ thống phân loại của Kraft
cũng có một số nhược điểm. Trước hết, hệ thống phân loại này chỉ áp dụng tốt cho
rừng thuần loài đồng tuổi và rừng chưa qua tiả thưa. Hai là, sử dụng các chỉ tiêu
định tính nên khó đưa ra tiêu chuẩn định lượng. Chẳng hạn, bằng mắt thường rất


6

khó so sánh những cây ra hoa quả nhiều với cây ra hoa quả ít, cây sinh trưởng tốt

với cây sinh trưởng kém... Ba là, cách phân loại này không phản ánh rõ động thái
biến đổi của cây rừng theo thời gian. Thật vậy, cây ưu thế và cây bị chèn ép khơng
phải lúc nào cũng giữ vị trí ổn định đến tuổi trưởng thành. Do tương tác qua lại giữa
các cá thể cây rừng với nhau và giữa cây rừng với môi trường, nên một bộ phận cây
cấp I và II có thể chuyển xuống nhóm cây cấp III và cấp IV, còn một bộ phận cây
cấp III và IV lại chuyển lên nhóm cây thuộc cấp cao hơn. Bốn là, phương pháp này
chưa cho biết rõ chất lượng cây rừng về mặt kỹ thuật. Chẳng hạn, hai cây có vị trí
tán trong tán rừng như nhau, nhưng chất lượng thân cây có thể khác nhau. Mặc dù
cịn một vài nhược điểm, nhưng hệ thống phân loại của Kraft rất thông dụng và
được áp dụng nhiều trong nghiên cứu và sản xuất.
1.3.2. Phương pháp phân cấp sinh trưởng cây rừng ở Pháp
Cuối thế kỷ XIX, các nhà lâm học Pháp đã đưa ra hệ thống phân loại cấp
sinh trưởng của những cây gỗ hình thành rừng Giẻ. Hệ thống này bao gồm 3 cấp.
Cấp cây tốt là những cây to lớn nhất, hình dạng thân đẹp, tán cân đối. Cấp cây cần
chặt bỏ là những cây bé nhỏ, sinh trưởng kém, thậm chí cả cây to lớn nhưng chất
lượng kỹ thuật kém, cây cản trở cây tương lai cần giữ lại. Cây phụ trợ là những cây
có lợi cho cây cần giữ lại, nằm ở tầng thấp, có ý nghĩa trợ giúp cho cây cần giữ lại
tỉa cành tốt và chống được yếu tố bất lợi (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2004)[16].
1.3.3. Phân loại cấp năng suất cây rừng của W. Shadelin và Leibundgyt
Nhà lâm học Thụy sỹ W. Shadelin (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2004)[16]
đã đề xuất hệ thống phân cấp sinh trưởng cây rừng dựa trên 3 dấu hiệu – đó là vị trí
tán cây trong lâm phần, chất lượng thân cây và chất lượng tán lá. Vị trí tán cây trong
lâm phần được chia ra 4 cấp; trong đó mỗi cấp được mã hố bằng các số hàng trăm.
Số 100 biểu thị những cây nằm ở tầng ưu thế sinh thái, số 200 - tầng bán ưu thế, số
300 và 400 - tương ứng tầng phụ thuộc và bị chèn ép. Chất lượng thân cây được
chia ra 3 cấp; trong đó mỗi cấp được mã hố bằng các số hàng chục. Cây có thân
đẹp (tốt), trung bình và xấu biểu thị tương ứng bằng số 10, 20 và 30. Chất lượng tán


7


lá được chia thành 3 cấp và tương ứng mỗi cấp được mã hoá bằng các số hàng đơn
vị. Số 1 chỉ cây có tán lá tốt, số 2 – cây có tán lá trung bình, số 3 - cây có tán lá xấu.
Để khắc phục những thiếu sót và mở rộng khả năng áp dụng hệ thống phân
cấp cây rừng của Shadelin, Leibundgyt (học trò của Shadelin) đã cải tiến hệ thống
phân loại của Shadelin bằng việc xây dựng một hệ thống phân cấp sinh trưởng cây
rừng chi tiết hơn. Phân cấp sinh trưởng cây rừng của Leibundgyt được Liên hiệp các
viện nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (IUFRO) đánh giá rất cao và gọi là “Phân loại
cây IUFRO”. Hệ thống phân cấp sinh trưởng cây rừng của Leibundgyt bao gồm 6
chỉ tiêu – đó là cấp chiều cao, cấp sức sống, khuynh hướng biến đổi vị trí cây trong
quần thụ, giá trị về kinh tế, chất lượng thân cây và chất lượng tán lá.
Những chỉ tiêu biểu thị vị trí cây trong quần thụ bao gồm chiều cao, sức sống
và khuynh hướng biến đổi vị trí trong quần thụ. Ba chỉ tiêu còn lại (giá trị kinh tế
của cây, chất lượng thân cây và tán lá) biểu thị cho ý nghĩa kinh tế của mỗi cá thể.
Mỗi chỉ tiêu bao gồm một số tiêu chuẩn để phân biệt. Nguyên tắc mã hoá các tiêu
chuẩn ở đây cũng tương tự như cách mã hoá của Shadelin. Sự tổ hợp của 6 chỉ tiêu
biểu thị cho vị trí và giá trị kinh tế của mỗi cá thể cho phép nhà lâm học phân loại
tất cả những cây hình thành quần thụ. Do tính đến nhiều chỉ tiêu biểu thị cả ý nghĩa
sinh học lẫn kinh tế của cây rừng, nên hệ thống phân cấp sinh trưởng cây rừng của
Shadelin và Leibundgyt được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu và sản xuất. Tuy
nhiên, người ta cũng thấy hệ thống phân cấp này sẽ có ý nghĩa lớn hơn, nếu chúng
được bổ sung thêm chỉ tiêu về chất lượng gỗ và nhịp điệu tăng trưởng đường kính
và chiều cao theo tuổi. Nhược điểm của phương pháp này là tính phức tạp của việc
nhận biết các biến phân loại cây và tốn thời gian đo đạc.
1.3.4. Phân cấp năng suất cây rừng của Zưnkin
Để đơn giản cho việc nhận biết các cấp sinh trưởng của những cây gỗ ở rừng
thuần loài đồng tuổi, Zưnkin (1972) đã cải tiến hệ thống phân cấp sinh trưởng cây
rừng của Kraft bằng cách chỉ sử dụng đường kính thân cây. Những cây có đường
kính thân cây bằng đường kính bình qn lâm phần ( D ) được quy ước hệ số bằng
1,0 và xếp vào những cây thuộc cấp sinh trưởng III. Khoảng cách hệ số đường kính



8

giữa 5 cấp có thể thay đổi tùy theo lịai cây. Vì chỉ dựa vào một chỉ tiêu là đường
kính thân cây, nên hệ thống phân cấp sinh trưởng cây rừng của Zưnkin là hệ thống
phân cấp rất đơn giản, dễ ứng dụng và tính tốn. Tuy vậy, kích thước đường kính
thân cây khơng thể phản ánh đầy đủ tình trạng sinh trưởng và năng suất của cây
rừng. Chẳng hạn, hai cây có đường kính bằng nhau nhưng chiều cao, hình dạng thân
cây và những đặc trưng về tán lá, về khả năng sinh sản có thể khác nhau. Một cây
có thân thẳng đẹp, tán lá cân đối, ra hoa quả nhiều, cịn cây kia có thân cong, cụt
ngọn, tán lệch, hoa quả ít. Vì thế, nhiều nhà lâm học cho rằng, nếu ứng dụng cách
phân cấp của Zưnkin thì cần phải phối hợp với phân cấp của Kraft (Dẫn theo
Nguyễn Văn Thêm, 2004)[16].
1.4. Thảo luận chung
Sau khi tổng quan một số tài liệu có liên quan đến những nghiên cứu về rừng
Thông ba lá, nhận thấy cần thảo luận thêm một số vấn đề sau đây:
(1) Mặc dù đã có biểu cấp đất và biểu q trình sinh trưởng cho rừng Thông
ba lá, nhưng khi áp dụng những loại biểu này cho một khu vực nhất định thì ít nhiều
cũng có những sai khác. Vì thế, nghiên cứu đặc điểm của rừng trồng Thông ba lá ở
những khu vực khác nhau để làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống lâm sinh vẫn
cần phải được đặt ra.
(2) Cho đến nay nhiều nhà lâm học nước ta đã vận dụng những mơ hình tốn
để mơ tả và phân tích quy luật cấu trúc đường kính, chiều cao và phân hóa cấp sinh
trưởng của những cá thể hình thành rừng Thông ba lá. Tuy vậy, việc kế thừa và tiếp
tục nghiên cứu những đặc trưng cấu trúc rừng trồng Thông ba lá ở những khu vực
khác nhau vẫn cần phải được đặt ra.
(3) Trên thế giới có nhiều phương pháp phân loại cấp sinh trưởng cây rừng;
trong đó đáng kể là phương pháp của Kraft, Zưnkin, Shadelin và Leibundgyt. Nói
chung, những hệ thống phân cấp sinh trưởng cây rừng trên thế giới đã được xây

dựng trên cơ sở những chỉ tiêu sinh học và kinh tế. Tuy vậy, khi việc đánh giá chất
lượng cây mà chỉ dựa vào những dấu hiệu định tính, thì việc đo đạc là rất khó
khăn và kết quả nhận được là kém chính xác. Ngồi ra, những hệ thống phân cấp


9

sinh trưởng cây rừng dựa trên những chỉ tiêu định tính khơng thể dễ dàng dự đốn
được tiềm năng sinh trưởng của cây rừng đến kỳ khai thác chính. Muốn đáp ứng
được những yêu cầu ấy, rõ ràng cần phải có những mơ hình tốn học được xây
dựng trên những biến định lượng như đường kính và chiều cao thân cây, thể tích
thân cây và nhiều chỉ tiêu khác. Vì thế, việc tìm kiếm những phương pháp định
lượng để phân cấp sinh trưởng của những cây hình thành rừng trồng Thông ba lá
một việc làm cần thiết.
(4) Rừng trồng Thông ba lá đã được phân chia thành 5 cấp đất. Tuy vậy, do
những những giới hạn về thời gian và điều kiện nghiên cứu, đề tài này chỉ tập trung
nghiên cứu cấu trúc, sự phân hóa và tỉa thưa tự nhiên của rừng trồng Thông ba lá
trên 2 cấp đất II và III. Ngoài ra, tác giả cũng nhận thấy rằng, mặc dù hệ thống chặt
tỉa thưa rừng được xây dựng dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, nhưng những đặc
trưng cấu trúc đường kính và chiều cao, sự phân hóa và tỉa thưa tự nhiên của quần
thụ ở giai đoạn ngay trước lúc tỉa thưa là những căn cứ quan trọng. Tầm quan trọng
của việc nghiên cứu cấu trúc đường kính và chiều cao quần thụ biểu hiện ở chỗ,
những chỉ tiêu này là cơ sở để xác định tình trạng quần thụ Thơng ba lá trước và sau
khi tỉa thưa, tính tốn kết cấu trữ lượng gỗ theo cấp đường kính. Tương tự, khi biết
tình trạng phân hóa và tỉa thưa tự nhiên của quần thụ ở giai đoạn ngay trước lúc tỉa
thưa, nhà lâm nghiệp có thể áp dụng những phương pháp chặt tỉa thưa thích hợp.
Mặt khác, theo quy định của ngành lâm nghiệp Lâm Đồng, với mục tiêu cung cấp
gỗ nhỏ, gỗ bao bì, nguyên liệu bột giấy và củi, chu kỳ kinh doanh rừng trồng Thông
ba lá thường kéo dài từ 22 đến 25 năm. Với chu kỳ kinh doanh như vậy, rừng trồng
Thông ba lá có thể được tỉa thưa 2-3 lần ở tuổi 6, 12 và 18. Vì thế, đề tài này chỉ tập

trung nghiên cứu đặc trưng cấu trúc, sự phân hóa và tỉa thưa tự nhiên của rừng
Thơng ba lá ở tuổi 6, 12 và 18 trên cấp đất II và III.


10

Chương II
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý
Lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Năng quản lý nằm trên địa bàn 02
xã Tà Năng và xã Đa Quyn- huyện Đức Trọng, cách thị trấn liên nghĩa, huyện Đức
trọng khoảng 30 km về hướn Đông Nam.
Tọa độ địa lý theo kinh tuyến trục 107045’. Hệ quy chiếu VN 2000 như sau:
Vĩ độ băc:

1.272.500m -1.291.900m.

Kinh độ Đơng: 570.200m - 590.600m.
Ranh giới hành chính:
Bắc giáp:

huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Nam giáp:

tỉnh Bình Thuận

Đơng giáp:

tỉnh Bình Thuận và tỉnh Ninh Thuận.


Tây giáp:

xã Phú hội và xã Đà Loan, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

2.2. Khí hậu - thủy văn
Tà Năng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa mưa
nắng rõ rệt.
- Mùa mưa: Từ tháng 04 đến tháng 10 dương lịch
- Mùa khô: Từ tháng 11 đến đầu tháng 04 năm sau.
- Nhiệt độ bình quân năm: 21oC.
- Độ ẩm bình quân tương đối 80%.
- Lượng mưa bình quân năm: 1.550 mm (thường tập trung vào các tháng 5,
6, 7, 8, 9, 10 dương lịch).
- Chế độ gió: Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đơng Bắc và gió mùa
Tây Nam, tốc độ gió bình qn khoảng 2m/s - 3 m/s.
Nhìn chung những đặc trưng của khí hậu trên là rất thuận lợi cho sự phát sinh
phát triển đất đai và bố trí cây trồng. Nhiệt độ trung bình khơng cao, chế độ mưa và
độ khơ ẩm xen kẽ trong năm, là động lực cho quá trình phân hủy và biến đổi trạng
thái vật chất trong đất, mặt khác là nguồn năng lượng dồi dào cho sự tăng trưởng


11

của thực vật. Mùa mưa kéo dài, lượng mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho việc sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm cho khí hậu ở đây mát mẽ hơn.
Ngoài ra do lượng mưa ở đây tương đối cao, nên tình hình xói mịn và rửa trơi
mạnh, bởi vì địa hình là đồi núi dốc nên làm cho đất bị bạc màu, do đó cần phải
tăng độ che phủ mặt đất, để hạn chế xói mịn và rửa trôi, nhằm tạo cho đất giàu
chất dinh dưỡng bởi những vật rụng của thực vật và làm cho đất có độ ẩm cao.

2.3. Địa hình - đất đai
a Địa hình
Rừng và đất lâm nghiệp ở khu vực nghiên cứu có hệ thống dãy núi cao bao
quanh trải dài theo hướng đông bắc sang hướng tây nam, đỉnh dông núi là ranh giới
giữa các huỵên Đức trọng và huyện Đơn Dương; huyện Đức Trọng và tỉnh Bình
Thuận. Địa hình là đồi núi chia cắt mạnh, có độ dốc từ 100 đến 450, sườn dốc nghiên
về phía tây và tây nam. Độ cao tuyệt đối của đỉnh cao nhất là 1.398m, độ cao tuyệt
đối của đỉnh thấp nhất là 850m.
b Đất đai
Trong khu vực có các nhóm đất đai sau:
- Nhóm đất phù sa: đươc hình thành trên mẫu chất được bồi đắp của các con
sông Đạ Queyon và các con suối xung quanh khu vực, thành phần cơ giới thịt trung
bình có màu xám đen, nhóm đất này thích hợp nhiều loại cây trồng như: bắp, rau,
đậu đỗ, mía, dâu, cây ăn trái…..
- Nhóm đất xám bạc màu: Được hình thành trên đá granite, tầng đất mỏng, tỷ
lệ sét thấp, độ dốc trên 200 thốt nước nhanh, loại đất này thích hợp cho các loại
rau màu.
- Nhóm đất đen: Được hình thành trên đá bazan và những sản phẩm bồi tụ
của đá bazan, thành phần cơ giới thịt từ trung bình đến nặng, tầng đất dày, độ phì
cao. Chúng phân bố ở địa hình thấp trũng loại đất này phù hợp với các loại cây
trồng như rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.


12

- Nhóm đất đỏ: Được hình thành trên các loại đá bazan, granite và phiến sét,
tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, loại đất này thích hợp cho
rau màu và cây cơng nghiệp lâu năm.
- Nhóm đất thung lũng do dốc tụ: Được hình thành và phát triển do q trình
tích đọng các sản phẩm cuốn trôi từ các vùng đồi núi xung quanh xuống, được phân

bố dưới các thung lũng hẹp và bằng phẳng ven chân đồi núi, loại đất này thích hợp
cho trồng lú nước, rau màu và dâu tầm.
- Nhóm đất mùn đỏ vàng: Được hình thành trên đá mẹ: andezit granit và
phiến sét, phân bố ở độ cao từ 1.000m trở lên, thành phần cơ giới thịt trung bình.
2.4. Hiện trạng tài nguyên rừng
Khu vực địa bàn Ban QLRPH Tà Năng có tổng diện tích tự nhiên: 18.206 ha
( Quyết định số 344/QĐ-UBND, ngày 14/2/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v
Phê duyệt kết quả điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Đức Trọng giai đoạn
2008 – 2020) trong đó:
- Đất có rừng : 15.892 ha chiếm 87% tổng diện tích.
- Đất khơng có rừng: 2.314 ha (Đất trống, đất quy hoạch cho nông nghiệp và
đất khác) chiếm 13% tổng diện tích.
Tổng trữ lượng rừng là 1.634.993 m3.
a Đất rừng sản xuất: Diện tích 10.334 ha trong đó:
a Đất rừng sản xuất: Diện tích 10.334 ha trong đó:
* Đất có rừng: 8.638 ha ( chiếm 83,51% diện tích rừng sản xuất).
* Đất khơng có rừng: 1.475ha (chiếm 16,49% diện tích rừng sản xuất) gồm
đất trống Ia, Ib, Ic; đất quy hoạch cho nơng nghiệp và đất khác.
b Đất rừng phịng hộ: Diện tích 7.872 ha, trong đó:
* Đất có rừng: 7.241 ha (chiếm 92 % diện tích rừng phịng hộ.
* Đất khơng có rừng: 631ha (chiếm 8% diện tích rừng phòng hộ) gồm đất
trống Ia, Ib, Ic; đất quy hoạch cho nông nghiệp và đất khác.


13

2.5. Hiện trạng sử dụng đất rừng
Theo số liệu khu vực Ban QLRPH Tà Năng quản lý, diện tích rừng và đất
lâm nghiệp được quy hoạch theo chức năng của rừng như: rừng phịng hộ, rừng sản
xuất. Từ đó đơn vị còn tổ chức quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp một cách

hợp lý theo kế hoạch hàng năm đến từng hộ dân, để mỗi người dân là một chủ rừng
thực thụ, nhằm dần dần tiến tới xã hội hoá nghề rừng như: giao khoán QLBVR,
giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/1995 của Chính phủ, khốn rừng và đất rừng
theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ tự đầu tư hưởng lợi,
phát triển rừng (gây trồng rừng ở những nơi đất trống) cụ thể sau:
a Giao khốn QLBVR
Tổng diện tích giao khốn trên 14.000 ha, khốn cho 600 hộ đồng bào dân
tộc tại chỗ và một đơn vị tập thể.
b Giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/1995/NĐ-CP
Khoán cho 6 tổ chức để đầu tư trồng rừng và QLBVR với diện tích là
1.549,86 ha;
c Khốn đất lâm nghiệp (đất khơng có rừng) theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg
Khốn đất lâm nghiệp cho cho 15 hộ cá nhân và gia đình, tự đầu tư hưởng lợi
theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ với diện tích là 104,4
ha ( số liệu đến 31/12/2012).
d Phát triển rừng ( Gây trồng rừng)
Từ năm 1993 đến 2012 Ban QLRPH Tà Năng đã trồng được 2.935 ha rừng
thông 3 lá ở các chương trình dự án như dự án 5 triệu ha rừng, kế hoạch tỉnh (
nguồn vốn cây đứng), dự án Thủy Điện Đại Ninh, nguyên liệu giấy. Trồng và chăm
sóc trong 4 năm.
Mặc dù, Ban QLRPH Tà Năng có diện tích khốn cho các hộ nhận khốn rất
lớn, nhưng Ban QLRPH Tà Năng là một chủ rừng phải chịu trách nhiệm với các
ngành chức năng cấp trên và thường xuyên tuần tra, kiểm tra với các hộ nhận
khoán. Đồng thời hàng quý có biên bản kiểm tra và nghiệm thu với các hộ nhận
khoán, để làm cơ sở thanh lý hợp đồng của từng năm (đối với giao khoán QLBVR


14

và trồng rừng) và hàng tháng đơn vị có báo cáo tình hình thực hiện và diễn biến về

rừng cho cấp trên. Việc giao khoán QLBVR nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm với
người dân và cũng là tạo thêm cơng ăn việc làm cho người dân nghèo có lao đđộng
mà thiếu việc làm ( chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số), để góp phần ổn định đời
sống của người dân tại chỗ.
2.6. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội
Khu vực Ban QLRPH Tà Năng nằm trên địa bàn hành chính 2 xã theo số
liệu thống kê năm 2012 của phòng thống kê huyện Đức Trọng khu vực này có tổng
số 1.876 hộ với 9.084 khẩu, tổng số lao động là 6.636.
Trong 2 xã nói trên có đồng bào dân tộc thiểu số sống tại chỗ chiếm trên
80%. Tại trung tâm các xã có đường nhựa đi qua, đường cấp phối liên thôn, điện
đường, trường học cấp 1, 2, có trạm xá, bưu điện, truyền thơng, viễn thơng.
Do tình hình phát triển kinh tế của đất nước, thời gian qua Nhà nước có
những quan tâm cho những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số về
các Chính sách kinh tế - xã hội, nên đời sống của người dân ở khu vực này có thay
đổi và phát triển rõ rệt.
Đa số dân cư trên khu vực sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, trình dộ
dân trí cịn thấp ( chủ yếu là dân tộc thiểu số) nên việc áp dụng kỹ thuật vào sản
xuất cịn rất hạn chế, do đó hiệu quả kinh tế chưa cao. Riêng người kinh có trình độ
văn hố tương đối, nên họ đã có tiến bộ trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào
vào sản xuất và kinh doanh. Trong sản xuất người dân còn gặp nhiều khó khăn về
mặt kỹ thuật, vốn và nguồn tiêu thụ sả phẩm, giá cả đầu ra, nên nguồn thu nhập của
họ cịn rất bắp bênh và khó khăn; mặc dù sản phẩm hàng hoá họ tạo ra đạt chất
lượng và giá trị cao. Ngồi ra người dân cịn tham gia sản xuất lâm nghiệp, mặc dù
đây không phải là nguồn thu nhập chính, nhưng cũng góp phần đáng kể trong việc
ổn định cuộc sống người dân trong vùng qua các cơng trình giao khốn như: nhận
khốn trồng rừng, chăm sóc rừng, nuôi dưỡng rừng và QLBVR – PCCCR.


15


Chương III
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cấu trúc đường kính và chiều cao, kết cấu trữ lượng
gỗ theo cấp đường kính, sự phân hóa và tỉa thưa tự nhiên của rừng trồng Thông ba
lá ở tuổi 6, 12 và 18 trên cấp đất II và III. Rừng Thông ba lá được trồng với mật độ
1.600 cây/ha và chưa qua tỉa thưa. Địa hình gợn sóng nhẹ; độ cao 700 – 800 m so
với mặt biển; độ dốc trung bình 150. Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan. Địa
điểm nghiên cứu tại Ban quản lý rừng Tà Năng tỉnh Lâm Đồng. Thời gian nghiên
cứu từ tháng 11/2012 đến tháng 03 năm 2013.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.1. Mục tiêu chung
Mơ tả và phân tích cấu trúc, sự phân hóa và tỉa thưa tự nhiên của rừng trồng
Thơng ba lá ở những giai đoạn tuổi và cấp đất khác nhau để làm căn cứ khoa học
cho chặt tỉa thưa rừng.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát, đề tài xác định 2 mục tiêu cụ thể sau đây:
(1) Mơ tả cấu trúc đường kính, chiều cao và kết cấu trữ lượng gỗ theo cấp
đường kính của rừng trồng Thông ba lá ở những giai đoạn tuổi trước khi chặt tỉa
thưa.
(2) Phân cấp sinh trưởng của những cây hình thành rừng trồng Thơng ba lá ở
những giai đoạn tuổi trước khi chặt tỉa thưa.
3.3. Nội dung nghiên cứu
(1) Đặc điểm chung của rừng trồng Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18
(2) Cấu trúc của rừng trồng Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18
2.1. Phân bố đường kính thân cây
2.2. Phân bố chiều cao thân cây



16

2.3. Phân bố trữ lượng gỗ theo cấp đường kính
(3) Quan hệ giữa một số nhân tố điều tra trên cây cá thể
3.1. Quan hệ giữa chiều cao với đường kính thân cây
3.2. Quan hệ giữa đường kính tán với đường kính thân cây
(4) Phân cấp sinh trưởng rừng trồng Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18
4.1. Hàm phân cấp sinh trưởng rừng trồng Thông ba lá 6 tuổi
4.2. Hàm phân cấp sinh trưởng rừng trồng Thông ba lá 12 tuổi
4.3. Hàm phân cấp sinh trưởng rừng trồng Thông ba lá 18 tuổi
4.4. Phân cấp sinh trưởng rừng trồng Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18
(5) Một số đề xuất
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên những quan niệm sau đây:
(1) Rừng Thông ba lá thay đổi theo khơng gian và thời gian. Vì thế, những
đặc trưng về cấu trúc, sự phân hóa và tỉa thưa của rừng Thông ba lá cần phải được
xem xét theo không gian và thời gian hay tuổi quần thụ.
(2) Cấu trúc quần thụ và tình trạng phân hóa của những cá thể hình thành
quần thụ thay đổi tùy theo tuổi và cấp đất. Vì thế, để điều chỉnh kết cấu và cấu
trúc quần thụ theo mục tiêu mong muốn, cần phải nghiên cứu động thái cấu trúc
và tình trạng phân hóa của những cá thể hình thành quần thụ ở những tuổi và cấp
đất khác nhau.
(3) Cấu trúc quần thụ có thể được mơ tả và phân tích bằng phương pháp định
tính và định lượng. Phương pháp định tính có ưu điểm là dễ thực hiện, nhưng nhược
điểm là không thể chỉ rõ những đặc trưng cấu trúc quần thụ. Phương pháp định
lượng có ưu điểm là chỉ rõ những đặc trưng cấu trúc quần thụ; đồng thời có thể dự
đốn động thái quần thụ theo thời gian. Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp định
lượng là dung lượng mẫu phải đủ lớn và được đo đạc theo một hệ thống thống nhất.
Nói chung, mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Để mô tả

và phân tích cấu trúc rừng trồng Thơng ba lá, đề tài này áp dụng phương pháp định


17

lượng để phân tích và mơ hình hóa quy luật biến đổi cấu trúc quần thụ; so sánh sự
khác biệt về cấu trúc của quần thụ tùy theo giai đoạn tuổi. Số liệu dùng trong phân
tích thống kê được thu thập từ những ô mẫu di động. Chúng được thu thập theo
phương pháp điển hình theo tuổi và cấp đất.
Tóm lại, để giải quyết những nội dung của đề tài, cách tiếp cận của đề tài bắt
đầu từ việc phân chia rừng trồng Thông ba lá theo những giai đoạn tuổi và cấp đất
khác nhau. Kế đến, mô tả cấu trúc và sự phân hóa cấp sinh trưởng của những cá thể
hình thành rừng trồng Thơng ba lá tương ứng với những giai đoạn tuổi và cấp đất
khác nhau. Sau cùng, so sánh cấu trúc và sự phân hóa cấp sinh trưởng của những cá
thể hình thành rừng trồng Thơng ba lá ở những giai đoạn tuổi và cấp đất khác nhau.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.1. Những chỉ tiêu nghiên cứu
+ Đối với quần thụ Thông ba lá, đề tài nghiên cứu 7 chỉ tiêu sau đây: (1) mật
độ lâm phần (N, cây/ha), (2) đường kính thân cây ngang ngực (D, cm), (3) chiều
cao toàn thân cây (H, m), (4) đường kính tán lá (Dt, m), (5) tiết diện ngang thân lâm
phần (G, m2/ha), (6) trữ lượng lâm phần (M, m3/ha), (7) phân hóa và tỉa thưa tự
nhiên của quần thụ.
+ Đối với đất và khí hậu – thủy văn, số liệu thu thập bao gồm loại đất và đặc
trưng khí hậu (nhiệt độ khơng khí, lượng mưa, độ ẩm khơng khí, gió...) của khu vực
Tà Năng tỉnh Lâm Đồng.
3.4.2.2. Phân chia đối tượng nghiên cứu
Trước hết, dựa vào hồ sơ thiết kế trồng rừng, biểu cấp đất[19],[20] và điều tra
thực địa, phân chia rừng trồng Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18 theo 2 cấp đất II và
III. Kế đến, trên mỗi cấp đất chọn những quần thụ Thơng ba lá điển hình ở tuổi 6,
12 và 18 để thu thập số liệu về cấu trúc, sự phân hóa và tỉa thưa.

3.4.2.3. Phương pháp thu mẫu, số lượng và kích thước ơ mẫu
Phương pháp bố trí ơ tiêu chuẩn là phương pháp rút mẫu điển hình theo cấp
tuổi và cấp đất. Quần thụ điển hình phải thỏa mãn những tiêu chuẩn cơ bản như
phân bố trong cùng cấp tuổi và cấp đất; sinh trưởng và phát triển bình thường; mật


18

độ và kết cấu bình thường… Mỗi cấp tuổi tương ứng với một cấp đất được thu thập
3 ô tiêu chuẩn điển hình. Với 2 cấp đất, mỗi cấp đất có 3 cấp tuổi, tổng số là 18 ơ
tiêu chuẩn. Kích thước ơ tiêu chuẩn là 500 m2 và 2000 m2. Mật độ, tiết diện ngang
và trữ lượng rừng Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18 được xác định từ 2 ô tiêu chuẩn
500 m2 và 1 ô tiêu chuẩn 2000 m2. Những ơ tiêu chuẩn có kích thước 2000 m2 được
dùng để phân tích chi tiết cấu trúc và sự phân hóa cấp sinh trưởng của những cây
hình thành rừng Thơng ba lá ở tuổi 6, 12 và 18.
3.4.2.4. Thu thập những đặc trưng của quần thụ Thông ba lá
Đối với những ô tiêu chuẩn 500 m2 đại diện cho rừng trồng Thông ba lá ở
tuổi 6, 12 và 18, chỉ tiêu đo đếm chỉ bao gồm mật độ (N, cây), D (cm) và H (m) của
những cây hình thành rừng. Đối với những ơ tiêu chuẩn 2000 m2 đại diện cho rừng
trồng Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18, chỉ tiêu đo đếm bao gồm mật độ (N, cây), D
(cm), H (m) và Dt (m) của những cây hình thành rừng. Đường kính thân cây được
đo đạc bằng thước dây với độ chính xác 0,01 m. Chiều cao thân cây được đo đạc
bằng thước Blume - Leiss với độ chính xác 0,5 m. Đường kính tán cây được đo đạc
bằng thước dây và cây sào với độ chính xác 0,10 m.
3.4.2.5. Thu thập số liệu về hoạt động kinh doanh rừng
Những số liệu về hoạt động kinh doanh được thu thập bao gồm diện tích
rừng, phương thức xử lý đất, cây con đem trồng, thời vụ trồng rừng, mật độ trồng
rừng và những biện pháp xử lý rừng sau khi trồng rừng. Những tài liệu này là cơ sở
để chọn đối tượng nghiên cứu và bố trí những ơ tiêu chuẩn.
3.4.2.6. Thu thập số liệu về đất và khí hậu

Để thuyết minh điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu, đã thu thập
những tài liệu về loại đất và tình hình khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm khơng
khí và gió của các tháng trong năm) của khu vực nghiên cứu. Nguồn thu thập chủ
yếu từ những tài liệu của Ban quản lý rừng Tà Năng tỉnh Lâm Đồng.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
3.4.3.1. Xác định những đặc trưng thống kê mơ tả rừng Thơng ba lá
Để đạt mục đích này, trước hết tập hợp và phân chia những ô tiêu chuẩn đại
diện cho những quần thụ Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18 tương ứng với 2 cấp đất. Kế


19

đến, tính những đặc trưng thống kê mơ tả N (cây/ha), D (cm), H (m), G (m2/ha) và
M (m3/ha) trên từng ô tiêu chuẩn tương ứng với mỗi cấp tuổi. Thể tích thân cây
được xác định theo “Biểu thể tích rừng Thơng ba lá”[19], [20]. Sau đó tính những giá
trị bình qn từ các ơ tiêu chuẩn và quy đổi ra đơn vị 1 ha rừng.
3.4.3.2. Mô tả và phân tích đặc trưng cấu trúc rừng trồng Thơng ba lá
Nội dung nghiên cứu cấu trúc rừng trồng Thông ba lá bao gồm phân bố số
cây theo cấp đường kính (N/D), phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) và kết cấu
trữ lượng gỗ theo cấp đường kính (M/D). Để đạt được mục đích này, trình tự xử lý
số liệu như sau:
(a) Mơ tả và phân tích đặc trưng phân bố N/D
Trước hết, tập hợp số liệu D (cm) của những cây trong các ô tiêu chuẩn 2000 m2
đại diện cho rừng trồng Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18 tương ứng với cấp đất II và III.
Kế đến, tính những đặc trưng thống kê mơ tả đường kính thân cây. Chỉ tiêu
tính tốn bao gồm giá trị trung bình ( X ) và khoảng tin cậy 95%, mốt (M0), trung vị
(Me), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min), phương sai (S2), sai tiêu chuẩn
(S), sai số chuẩn của số trung bình (Se), hệ số biến động (V%), độ lệch (Sk), độ nhọn
(Ku) và các bách phân vị (Q).
Tiếp theo, kiểm định những mơ hình lý thuyết phù hợp với phân bố N/D thực

nghiệm. Những mơ hình lý thuyết được sử dụng để kiểm định bao gồm phân bố
chuẩn (normal), lognormal, Weibull và Gamma. Để làm phù hợp những phân bố lý
thuyết với số liệu thực nghiệm, chỉ tiêu D (cm) được phân chia theo cấp với mỗi cấp
1,0 cm ở tuổi 6 và 2,0 cm ở tuổi 12 và 18. Số cấp D nằm trong giới hạn từ 6 – 12.
Việc kiểm định tính phù hợp của những phân bố lý thuyết với phân bố thực nghiệm
được thực hiện theo tiêu chuẩn 2. Mô hình lý thuyết phù hợp nhất với phân bố N/D
nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn xác suất chấp nhận lớn nhất (Pmax).
Sau đó, những phân bố phù hợp nhất được sử dụng để ước lượng số cây và tỷ
lệ phần trăm số cây phân bố theo cấp D. Cuối cùng, tập hợp những kết quả tính tốn
thành bảng và biểu đồ để phân tích và so sánh các đặc trưng phân bố N-D tương
ứng với tuổi khác nhau.


20

(b) Mơ tả và phân tích đặc trưng phân bố N/H
Trước hết, tập hợp số liệu H (m) của những cây trong các ô tiêu chuẩn 2000
m2 đại diện cho những lâm phần ở tuổi 6, 12 và 18 tương ứng với cấp đất II và III.
Kế đến, tính những đặc trưng thống kê mô tả phân bố N/H. Chỉ tiêu tính tốn bao
gồm giá trị trung bình ( X ) và khoảng tin cậy 95%, mốt (M0), trung vị (Me), giá trị
lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min), phương sai (S2), sai tiêu chuẩn (S), sai số
chuẩn của số trung bình (Se), hệ số biến động (V%), độ lệch (Sk), độ nhọn (Ku) và
các bách phân vị (Q). Tiếp theo, lập bảng phân bố N/H; trong đó H được chia ra 2
m một cấp, còn số cấp thay đổi từ 6 - 12. Cuối cùng vẽ biểu đồ, mơ tả và phân tích
so sánh phân bố N/H của rừng trồng Thông ba lá ở những tuổi khác nhau.
(c) Mô tả phân bố trữ lượng gỗ theo cấp D
Để xác định kết cấu trữ lượng gỗ (M, m3/ha) của rừng trồng Thông ba lá ở
tuổi 6, 12 và 18 theo cấp D (M/D), trước hết tập hợp những ô tiêu chuẩn đại diện
cho rừng trồng Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18 tương ứng với cấp đất II và III. Kế
đến, phân chia và tính tỷ lệ phần trăm M và tỷ lệ dồn M theo cấp D. Cuối cùng phân

tích trữ lượng và tỷ lệ phần trăm M của rừng trồng Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18
theo cấp D khác nhau.
3.4.3.3. Xác định tương quan giữa H – D và Dt - D
Để dễ dàng xác định hai chỉ tiêu H và Dt của những cây hình thành rừng
Thơng ba lá ở tuổi 6, 12 và 18 tương ứng với cấp đất II và III, đề tài đã xây dựng
những mơ hình dự đốn H và Dt theo D. Trình tự phân tích mối quan hệ giữa H – D
và Dt – D được thực hiện theo chỉ dẫn chung của thống kê tốn học. Theo đó, trước
hết mơ tả mối quan hệ H – D và Dt – D ở từng tuổi tương ứng với từng cấp đất bằng
một số mơ hình thống kê. Kế đến, chọn mơ hình phù hợp nhất theo tiêu chuẩn r2 lớn
nhất. Sau cùng, từ những mô hình H – D và D – Dt phù hợp nhất ở từng tuổi và cấp
đất, xác định H và Dt của từng cây tương úng với D khác nhau.
3.4.3.4. Xác định sự phân hóa và tỉa thưa của rừng trồng Thơng ba lá
Để xác định sự phân hóa và tỉa thưa tự nhiên của rừng trồng Thông ba lá ở tuổi
6, 12 và 18 tương ứng với những cấp đất khác nhau, đề tài sử dụng phương pháp hàm


21

lập nhóm (hay hàm phân loại) với ba biến phân loại khác nhau – đó là D, H và Dt. Ở
đây hai chỉ tiêu H và Dt của những cây hình thành rừng trồng Thơng ba lá ở tuổi 6, 12
và 18 tương ứng với cấp đất II và III được xác định theo quan hệ H – D và Dt - D. Để
đạt được mục đích này, trình tự tính tốn bao gồm bốn bước sau đây:
Bước 1. Phân chia sơ bộ những cá thể hình thành rừng trồng Thông ba lá ở
tuổi 6, 12 và 18 trên 2 cấp đất II và III thành 5 cấp sinh trưởng từ tốt nhất (cấp I)
đến xấu nhất (cấp V). Để đạt mục đích này, đề tài áp dụng phương pháp hệ số
đường kính thân cây (Kd) của Zưkin (1972). Theo đó, những cây thuộc 5 cấp sinh
trưởng có hệ số Kd như sau: Cấp I - Kd > 1,3; Cấp II – Kd = 1,1-1,3; Cấp III – 0,9 1,1; Cấp IV – Kd = 0,7 – 0,9 và cấp V – Kd < 0,7.
Bước 2. Từ 3 biến D, H và Dt của những cây hình thành rừng trồng Thông ba
lá ở tuổi 6, 12 và 18, xây dựng những hàm lập nhóm tuyến tính Fisher có dạng: Y =
a0 + a(k) + b*D(k) + c*H(k) + d*Dt(k); trong đó k là số cấp sinh trưởng từ I - V, còn a0,

a, b, c và d là những hệ số của hàm lập nhóm. Các hệ số của hàm lập nhóm được
xác định theo phương pháp khoảng cách của Mahalanobis. Ở đây ý nghĩa phân loại
của 3 biến (D, H và Dt) được kiểm định theo tiêu chuẩn F. Những biến có ý nghĩa
phân loại phải đảm bảo tiêu chuẩn F > 3,74.
Bước 3. Ứng dụng những hàm phân loại cấp sinh trưởng để phân chia những
cá thể hình thành rừng trồng Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18 vào 5 cấp sinh trưởng từ
I – V tương ứng với hai cấp đất. Để đạt mục đích này, trước hết, ở mỗi tuổi (6, 12
và 18) tương ứng với một cấp đất, thay thế ba biến D, H và Dt của từng cây vào 5
hàm phân cấp sinh trưởng tương ứng. Kế đến, tính khoảng cách khác nhau cực đại
giữa 5 hàm. Sau cùng, xác định cấp sinh trưởng cho từng cây hình thành rừng trồng
Thơng ba lá tương ứng với hàm có khoảng cách lớn nhất.
Bước 4. Phân tích so sánh tình trạng phân hóa cấp sinh trưởng của rừng trồng
Thông ba lá ở những cấp tuổi và cấp đất khác nhau. Để đạt được mục đích này,
trước hết thống kê D, H, G và M của 5 cấp sinh trưởng (I – V) tương ứng với tuổi
và cấp đất. Kế đến, lập bảng và vẽ biểu đồ phân hóa cấp sinh trưởng của rùng trồng
Thơng ba lá ở những cấp tuổi và cấp đất khác nhau. Sau đó thuyết minh và phân


22

tích so sánh sự phân hóa và tỉa thưa của rùng trồng Thông ba lá ở ba cấp tuổi 6, 12
và 18 trên cấp đất II và III. Việc phân tích hướng đến làm rõ: (a) Tỷ lệ số cây, tiết
diện ngang và trữ lượng thân cây tương ứng với 5 cấp sinh trưởng; (b) Số cây, tiết
diện ngang và trữ lượng thân cây của những cấp sinh trưởng tốt đến trung bình (I –
III); (c) Mức độ phân hóa và tỉa thưa của rừng trồng Thông ba lá ở những tuổi và
cấp đất khác nhau.
3.4.3.5. Cơng cụ tính tốn
Cơng cụ tính tốn là bảng tính Excel, phần mềm thống kê Statgraphics Plus
Version 3.0 và SPSS 10.0. Bảng tính Excel được sử dụng để tập hợp số liệu, lập
bảng và vẽ biểu đồ phân bố N/D, N/H và M/D. Phần mềm thống kê Statgraphics

Plus Version 3.0 được sử dụng để kiểm định phân bố đường kính và chiều cao.
Phần mềm thống kê SPSS 10.0 được sử dụng để tập hợp số liệu và xây dựng hàm
phân cấp sinh trưởng đối với rừng trồng Thông ba lá.


23

Chương IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của rừng trồng Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18
Đặc trưng của rừng trồng Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18 trên cấp đất II và III
tại khu vực Tà Năng tỉnh Lâm Đồng được ghi lại ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Đặc điểm rừng trồng Thông ba lá ở tuổi 6, 12 và 18
Cấp đất

A (năm)

N (cây/ha)

D (cm)

H (m)

G (m2/ha)

M (m3/ha)

(1)

(2)


(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

6

1.110

8,2

7,3

5,95

22,17

12

910

16,5

12,7


20,78

139,26

18

890

21,4

18,7

32,76

311,93

6

1.060

7,9

6,8

5,39

18,56

12


900

14,4

11,2

15,40

88,63

18

850

18,8

14,6

24,79

185,24

II

III

Phân tích số liệu ở Bảng 4.1 cho thấy, mật độ hiện còn của rừng trồng Thông
ba lá ở tuổi 6, 12 và 18 trên cấp đất II tương ứng là 1.110, 910 và 890 cây/ha.
Tương tự, chỉ tiêu tương ứng đối với cấp đất III là 1.060, 900 và 850 cây/ha. Những

tính tốn cũng cho thấy, diện tích sống trung bình của một cây Thông ba lá (St,
m2/cây) gia tăng dần cùng với sự suy giảm mật độ theo tuổi. Đối với cấp đất II, diện
tích sống trung bình của một cá thể ở tuổi 6, 12 và 18 tương ứng là 9,0; 11,0 và 11,2
(m2/cây). Đối với cấp đất III, diện tích sống trung bình của một cá thể ở tuổi 6, 12
và 18 tương ứng là 9,4; 11,1 và 11,8 (m2/cây). Nguyên nhân rừng trồng Thông ba lá
suy giảm dần mật độ và gia tăng dần diện tích sống của mỗi cá thể là do kích thước
thân cây tăng dần theo tuổi. Điều đó dẫn đến khơng gian sống của mỗi cây cũng
phải thay đổi. Kết quả những cây thuộc cấp sinh trưởng kém bị đào thải dần theo
thời gian.


×