Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài của các trạng thái rừng giàu bắc trung bộ nhằm đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 110 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTnT

Trường đại học lâm nghiệp

Vũ thị lan

nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài CủA các
trạng thái rừng giàu Bắc trung bộ NHằM đề xuất giảI
pháp QUảN Lý rừng bền vững

Chuyên ngành: Lâm Học
MÃ số: 60.62.60

Luận Văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Nội, 2009


Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

Trường đại học lâm nghiệp

Vũ thị lan

nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài CủA các
trạng thái rừng giàu Bắc trung bộ NHằM đề xuất giảI
pháp QUảN Lý rừng bền vững



Chuyên ngành: Lâm Học
MÃ số: 60.62.60

Luận Văn thạc sỹ khoa häc l©m nghiƯp

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: GS.TS Ngun Hải Tuất

Hà Nội, 2009



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta có một tài nguyên sinh vật phong phú. Đa
dạng sinh học có tầm quan trọng về giá trị sinh thái, kinh tế, xã hội và nhân văn, đảm
bảo cho các thế hệ mai sau một tương lai tốt đẹp. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh
chóng và mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế-xã hội, cùng với nhận thức chưa đầy đủ,
cũng như sự thiếu quan tâm đến bảo vệ và phát triển của đa dạng sinh học của con
người, đã gây nên nhiều tác động to lớn và sâu sắc lên đa dạng sinh học. Bắc Trung
Bộ, một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học cao của nước ta cũng nằm trong tình
trạng đó.
Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế, chiếm 15 ,7%
tổng diện tích tự nhiên của cả nước với vùng địa hình hẹp kéo dài từ lưu vực sơng Cả
đến đèo Hải Vân lại có nhữn g dải núi chạy ngang ra sát biển như đèo Ngang, đèo Hải
Vân tạo ra sự khác biệt rõ nét về khí hậu. Phía Bắc đèo Hải Vân mang đặc trưng khí
hậu nhiệt đới, phân mùa rõ rệt, ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng
Nam nên có mùa đơng lạnh, mùa hè nóng. Ngược lại, ở phía Nam do ít chịu ảnh
hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hịa, nóng quanh năm và chỉ có

mùa khơ và mùa mưa. Nơi đây được coi là vùng duy nhất có sự giao lưu giữa các
luồng sinh vật Bắc và Nam. Bên cạnh đó, yếu tố đặc hữu hẹp và rất hẹp tiêu biểu cho
khu vực Bắc Trung Bộ cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Đây là vùng được đề xuất
ưu tiên cao nhất về bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn cầu, một trong 200 vùng sinh
thái ưu tiên bảo tồn trên thế giới. Với vị trí độc đáo của rừng núi, Bắ c Trung Bộ được
các nhà khoa học trong nước và quốc tế công nhận còn chứa đựng nguồn tài nguyên
sinh vật phong phú và đa dạng.
Tuy nhiều tiềm năng về lâm nghiệp nhưng hiện nay Bắc Trung Bộ đang phải
đối mặt với quá trình suy thối và nguy cơ tuyệt chủng một số lồi đặc hữu bởi tốc độ
mất rừng nhanh chóng trong những năm vừa qua. Do khai thác thiếu cơ sở sinh thái
và sản lượng học trong sử dụng lâm sản phục vụ cho hai cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ cùng với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ xây dựng
đất nước đã làm cho rừng ở khu vực này bị suy thoái nghiêm trọng , hạn hán, lũ lụt,


2

xói mịn,... xảy ra thường xun gây nhiều thiệt hại đến kinh tế -xã hội-môi trường
sinh thái. Việc bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực này được coi là nhiệm vụ cấp
bách hiện nay.
Bảo vệ rừng là biện pháp cơ bản quyết định đến việc bảo tồn tính đa dạng sinh
học của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Trong thời gian gần đây, quản lý rừng bền
vững đã trở thành nguyên tắc trong quản lý kinh doanh rừng. Đây cũng là nhiệm vụ
chính của các ban quản lý rừng đặc dụng tại các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên
nhiên, nơi lưu giữ nguồn gen sinh vật rừng, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng Quốc gia.
Các quy luật cấu trúc bên trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm và các mối
quan hệ qua lại giữa các thành phần bên trong và bên ngoài hệ sinh thái vốn cịn
nhiều điều bí ẩn đối với các nhà lâm sinh học. Ngày nay, các quy luật vận động này
đã dần được phát hiện và được làm sáng tỏ bằng việc ứng dụng phương pháp định
lượng trong nghiên cứu sự phong phú và đa dạ ng sinh học lồi đã hỗ trợ hữu ích

trong việc quản lý rừng bền vững, trước hết là tầng cây gỗ - một yếu tố chủ đạo của
rừng . Đây chính là cơ sở khoa học cho các giải pháp điều tiết có lợi về sinh trưởng,
phát triển của cá thể cũng như sinh thái quần xã. Do vậy, việc ứng dụng phương pháp
này là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn và nên được đánh
giá trong bối cảnh lý thuyết cũng như vấn đề ứng dụng phương pháp nghiên cứu này
còn mới mẻ.
Hiện những nghiên cứu ở khu vực Bắc Trung Bộ về cấu trúc, sự phong phú và
đa dạng sinh học loài mang tính chất định lượng cịn chưa nhiều và hầu như chưa có
đề tài nào đề cập một cách tỷ mỷ. Xuất phát từ thực tiễn đó, nên đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài của các trạng thái rừng giàu Bắc Trung Bộ nhằm
đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững” được tiến hành, nhằm góp phần cung cấp
thêm những thơng tin cần thiết phục vụ các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở khu
vực một cách hiệu quả.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm về cấu trúc quần xã thực vật rừng
Theo quan điểm của các nhà lâm sinh, cấu trúc rừng ( forest structure) là sự
sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các lồi
có đặc tính sinh thái khác nhau có thể chung sống hài hòa và đạt tới sự ổn định tương
đối trong một giai đoạn phát triển nhất định của tự nhiên [26]. Cũng theo quan điểm
này, Phùng Ngọc Lan (1986) [22] cho rằng: cấu trúc rừng là một khái niệm dùng để
chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo
không gian và thời gian. Còn trên quan điểm sản lượng, Husch, B. (1982) [12], cấu
trúc là sự phân bố kích thước của lồi và cá thể trên diện tích rừng.
Như vậy, cấu trúc lớp thảm thực vật là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên,
là sản phẩm của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực

vật với hoàn cảnh sống. Do đó, cấu trúc phản ánh mối quan hệ giữa sinh vật với nhau
và giữa sinh vật với môi trường. Trên q uan điểm sinh thái thì cấu trúc chính là hình
thức bên ngồi phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái. Trên quan điểm sản
lượng thì cấu trúc rừng phản ánh sức sản xuất của rừng theo điều kiện lập địa.
Cấu trúc quần xã thực vật rừng bao gồm cấu trúc t ổ thành, cấu trúc tầng thứ,
cấu trúc tuổi, cấu trúc mật độ, cấu trúc theo mặt phẳng nằm ngang… Nhìn chung,
nghiên cứu cấu trúc đã chuyển từ mơ tả định tính sang phân tích định lượng dưới
dạng mơ hình tốn học nhằm khái qt hố các quy luật của tự nhiên. Trong đó, các
quy luật phân bố, tương quan của một số nhân tố điều tra được quan tâm nghiên cứu.
1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Phân loại rừng phục vụ kinh doanh

Các nhà địa thực vật đã chứng minh rằng các điều kiện địa lý khác nhau có
ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân bố từng kiểu rừng, tới đặc trưng cấu trúc, sinh trưởng ,
tổ thành,… của rừng và hình thành nên các xã hợp thực vật khác nhau. Mỗi một xã
hợp thực vật là đại diện tiêu biểu phản ánh khách quan của các điều kiện địa lý.


4

Phân loại rừng theo điều kiện tự nhiên nhằm xác định các đơn vị kinh doanh
rừng, tạo điều kiện các hoạt động kinh doanh lợi dụng rừng đạt mục đích với hiệu quả
cao. Trên thế giới có nhiều trường phái phân loại rừng khác nhau như: Trường phái
của các nước thuộc Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu [ 50] trường phái Bắc Âu,
trường phái Mỹ và Canada. Mỗi trường phái tuỳ thuộc vào kiểu rừng và mục đích
kinh doanh mà lựa chọn các nhân tố chủ đạo phân loại khác nhau, Phùng Ngọc Lan
(1986) [22]
1.2.1.2. Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N-D1.3)


Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính là quy luật sắp xếp tổ hợp các
thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Đây là
quy luật cơ bản nhất của kết cấu lâm phần. Hầu hết các tác giả đều sử dụng hàm
toán học để mô phỏng cho quy luật phân bố này. Có thể điểm qua một số cơng trình
tiêu biểu như sau:
Meyer (1934), sử dụng phương trình tốn học có dạng đường cong giảm liên
tục để mô tả phân bố số cây theo cỡ đường kính, về sau gọi là phư ơng trình Meyer
hay hàm Meyer (dẫn theo Hồng Thị Phương Lan, 2004 [21]).
Naslund (1936-1937) đã xác lập luật phân bố Chiarlier kiểu A để nắn phân
bố số cây theo cỡ kính của các lâm phần rừng thuần lồi đều tuổi (dẫn theo Phạm
Ngọc Giao, 1995 [9]).
Balley (1973) đã sử dụng hàm Weibull để mơ hình hố cấu trúc đường kính
lồi Thơng theo mơ hình của Schumacher và Coile (dẫn theo Bùi Văn Chúc, 1995
[5]). Còn Loestchau (1973) đã dùng hàm Beta để nắn các phân bố thực nghiệm (dẫn
theo Trần Cẩm Tú, 1999 [41]).
Diatchenko, Z.N sử dụng phân bố Gamma để biểu thị phân bố số cây theo cỡ
đường kính lâm phần Thông ôn đới. J.L.F Batista và H.T.Z Docouto (1992), đã
dùng hàm Weibull để mô phỏng phân bố N/D khi nghiên cứu rừng nhiệt đới tại
Marsanhoo - Brazin (Theo Phạm Ngọ c Giao, 1995 [9]).
Ngoài ra, một số tác giả sử dụng các hàm Hyperbol, họ đường cong Poisson,
phân bố Poisson, hàm charlier A, hàm charlier B,… để mô phỏng qui luật phân bố
này.


5

1.2.1.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N- Hvn)

Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao dùng để biểu thị quy luật kết cấu lâm
phần theo chiều thẳng đứng. Phương pháp kinh điển được nhiều nhà khoa học sử dụng là

vẽ phẫu đồ đứng mà điển hình là cơng trình của Richards (1952) [35].
1.2.1.4. Quy luật tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực
(Hvn/D1.3)

Giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực của các cây trong lâm
phần ln tồn tại mối quan hệ chặt và tuân theo qui luật: khi tuổi tăng thì đường
kính và chiều cao tăng theo và giữa chúng tồn tại mối quan hệ theo dạng đường
cong. Và cùng với tuổi tăng lên thì đường cong có xu hướng dịch chuyển lên trên
(Tiurin D.V, 1927). Ngồi ra thì độ dốc của đường cong chiều cao giảm theo tuổi
(Prodan, 1965) [12].
Một số tác giả đã sử dụng các hàm toán học khá c nhau để biểu thị mối quan
hệ này. Có thể điểm qua một vài cơng trình nghiên cứu điển hình sau:
Tovstolesse, DI (1930) đã lấy cấp đất làm cơ sở để nghiên cứu quan hệ
Hvn/D1.3. Mỗi cấp đất tác giả lập một đường cong chiều cao bình qn ứng với mỗi
cỡ đường kính để có dãy tương quan cho loài và cấp chiều cao. Sau đó dùng
phương pháp biểu đồ để nắn dãy tương quan theo dạng đường thẳng của Gehrhardt
và Kopetxki (dẫn theo Phạm Ngọc Giao, 1995 [9]).
Các tác giả [11] Naslund, M (1929); Assmanm, E (1936); Hohenad l, W (1936);
Prodan, M (1944); Meyer, H.A (1952) khi nghiên cứu quan hệ H/D đã đề nghị các
dạng phương trình: Michailov, Holler woger. F (1934, 1954)
h  a  b1 .d  b2 .d 2
h  1,3 

d

(1.1)

2

a  b.d 2


(1.2)
h  a  b. log d
(1.3)
b
(1.4)
h  k .d
Krauter, G (1958) và Tiurin, A. V (1931) theo Phạm Ngọc Giao (1995) [9],
nghiên cứu tương quan Hvn/D1.3 dựa trên cơ sở cấp đất và cấp tuổi. Kết quả cho thấy:


6

Khi dãy phân hố hình thành các cấp chiều cao thì mối quan hệ này khơng cần xét
đến cấp đất hoặc cấp tuổi, cũng không cần xét đến các tác động của hoàn cảnh và
tuổi đến sinh trưởng của cây rừng và lâm ph ần, vì những nhân tố này đã được phản
ánh trong kích thước của cây, nghĩa là giữa đường kính và chiều cao trong mối quan
hệ đã bao hàm tác động của hoàn cảnh và tuổi.
Petterson, H (1955) (dẫn theo Nguyễn Trọng Bình, 1996 [15]) đề xuất sử dụng
phương trình:
1
3

h  1,3

a

b
d


(1.5)

Kennel, R (1971) (dẫn theo Phạm Ngọc Giao, 1995 [9], ứng dụng các quan hệ
này để lập biểu cấp chiều cao cho lâm phần và khuyến nghị: Để mô phỏng sự biến
đổi của quan hệ Hvn/D1.3 theo tuổi trước hết tìm phương trình thích hợp cho lầm phần,
sau đó xác lập mối quan hệ của các tham số theo tuổi.
Curtis, R.O (1967) (dẫn theo Hoàng Văn Dưỡng, 2000 [7]) đã mô phỏng quan
hệ giữa chiều cao với đường kính và tuổi theo dạng phương trình:
Log h  d  b1 .

1
1
1
 b2 .  b3 .
d
A
d .A

(1.6)

Như vậy, để biểu thị quan hệ tương quan giữa đường kính và chiều cao có thể
sử dụng nhiều dạng phương trình. Nhìn chung, để biểu thị đường cong chiều cao thì
phương trình Parabol và phương trình Logarit được dùng nhiều nhất.
1.2.1.5. Tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực (Dt/D1.3)

Tán cây là chỉ tiêu biểu thị không gian dinh dưỡng của cây và là chỉ tiêu quan
trọng để xây dựng mơ hình mật độ tối ưu cho lâm phần. Giữa tán cây và đường kính
ln tồn tại mối quan hệ. Qua nghiên cứu, các tác giả Erich (1928), Ahken.J.D
(1948), Miller.J (1953), Holler woger.F (1954),…(dẫn theo Hoàng Văn Dưỡng, 2000
[7]) đều cho rằng, phương trình thể hiện tốt nhất mối qua n hệ này là phương trình

đường thẳng:


7

Dt  a  b.D1.3

(1.7)

1.2.2.6. Hình thái phân bố cây trên mặt đất

Đây là vấn đề rất được nhiều nhà sinh thái và lâm học quan tâm trong nghiên
cứu sinh thái quần thể, cụ thể là một số cơng trình sau:
Các phương pháp được tiến hành với mẫu là những ô vuông có độ lớn xác
định. Nói chung, đây là những phương pháp đơn giản nhưng độ chính xác lại phụ
thuộc vào độ lớn của các ô vuông. Mức độ phù hợp theo tiêu chuẩn  2 thường phụ
thuộc vào hệ số gộp tổ đối của các tổ có tần số lý thuyết nh ỏ hơn 5. Như trong cơng
trình Greig-Smith (1957) đã đề cập đến một s ố phương pháp hình vng và khoảng
cách. Blackman (1935) và một số tác giả khác thì sử dụng phân bố  2 để so sánh phân
bố thực nghiệm. Clapham (1936) và Blackman (1942) đã vận dụng phương sai tương
đối (dẫn theo Nguyễn Hải Tuất, 2007 [ 46]).
Moore (1953) sử dụng tiêu chuẩn I -Test. Tiêu chuẩn này dựa vào tần số của tổ
thứ nhất và thứ 3 trong bảng phân bố thực nghiệm. David và Moore (1954) đề nghị
sử dụng chỉ số nhóm (Idex of Clumping). Tiêu chuẩn này chủ yếu phụ thuộc vào hệ
số biến động (dẫn theo Nguyễn Hải Tuất, 2007 [46]).
Mc Ginneig (1936) sử dụng tỷ số bình phương chênh lệch giữ a mật độ lý
thuyết và thực tế với bình phương của mật độ lý thuyết . Whitford (1949) đề xuất ứng
dụng tỷ số phong phú về tần số (dẫn theo Nguyễn Hải Tuất, 2007 [46]).
Clack và Evans (1954) vận dụng phương pháp khoảng cách thứ nhất đến các
cây làm chuẩn để kiểm tra hình thái phân bố thực vật trên diện tích sống của chúng.

Phương pháp này được Morisita (1957) và Thompson (1956) phát triển cho trường
hợp khoảng cách thứ i từ cây chuẩn. Sau đó là phương pháp của Mawson (1968) áp
dụng cho trường hợp khoảng cách thứ i từ các điểm chuẩn. Ông đã chỉ ra rằng
phương sai của trung bình mẫu là đặc trưng cho kiểu phân bố, trung bình cộng
khoảng cách là tham số mật độ tổng thể (dẫn theo Nguyễn Hải Tuất, 2007 [46]).
Hopkin (1854) sử dụng quan hệ giữa bình phương trung bìn h khoảng cách từ
những điểm chọn xác định đến cây bên cạnh và trung bình bình phương khoảng cách


8

từ cây chọn ngẫu nhiên đến cây bên lân cận. Pielou (1959) đã phát triển một chỉ số
không ngẫu nhiên dựa vào phương pháp khoảng cách của Skellam (1952). Prodan
(1962) thì lại quan tâm đến quan hệ giữa những khoảng cách có thứ bậc khác nhau từ
một điểm chọn xác định ngẫu nhiên và từ cây chọn ngẫu nhiê n (dẫn theo Nguyễn Hải
Tuất, 2007 [46]).
Holgate (1965) đề nghị sử dụng hai phương pháp kiểm tra dựa vào quan hệ
giữa khoảng cách thứ s và khoảng cách thứ t từ một điểm chọn ngẫu nhiên (dẫn theo
Nguyễn Hải Tuất, 2007 [46]).
Những phương pháp này tương đối đơn giản và chủ yếu là dựa vào mẫu các ô
quan sát ngẫu nhiên hoặc khoảng cách giữa các cây trong quần thể, một số nhà lâm
học nước ta đã vận dụng phương pháp này để kiểm tra hình thái phân bố nhiều loại
rừng khác nhau (dẫn theo Nguyễn Hải Tuất, 2007 [46]).
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Phân loại rừng

Năm 1960, Loestchau đã đưa hệ thống phân loại rừng theo trạng thái hiện tại
để đáp ứng các khâu điều tra rừng gỗ nhỏ ở Quảng Ninh. Năm 1966 cơng trình đã
được chính tác giả bổ sung mang tên: Phân chia kiểu trạng thái và phương hướng
kinh doanh rừng hỗn giao thường xanh lá rộng nhiệt đới. Sau khi được s ử dụng phổ

biến, Viện Điều Tra quy hoạch rừng đã có những cải tiến hệ thống phân loại phù hợp
hơn với đặc điểm rừng nước ta.
Thái Văn Trừng (1978) [38] đưa ra hệ thống phân loại sinh thái phát sinh, tác
giả chia rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật, nhưng các đơn vị cấp t hấp phục
vụ cho kinh doanh lợi dụng rừng chưa được nghiên cứu đầy đủ.
H.Thomoius (1978) đã căn cứ vào chỉ số khô hạn của M.I Buduko (1956) để
sắp xếp rừng Việt Nam thành 16 dạng thực bì trong đó có 12 dạng thực bì khí hậu, 4
dạng thực bì thổ nhưỡng.
Nguyễn Hồng Quân, Trương Hồ Tố, Hồ Viết Sắc (1981) [49] đã dựa vào các
chỉ tiêu chính: Trạng thái hiện tại, mức độ bị tác động, cấp sản xuất của lâm phần và
các chỉ tiêu phụ: Khả năng tái sinh tự nhiên, tình trạng đất đai (độ dốc và độ dày tầng


9

đất ) tiến hành phân loại rừng Khộp (Rừng thưa lá rộng rụng lá) nhằm phục vụ cho
công tác điều chế rừng Khộp.
Vũ Đình Huề (1984) [15] đã đề nghị lấy kiểu rừng (Forest type) làm đơn vị
phân loại trên chỉ tiêu phụ: Khả năng tái sinh tự nhiên, tình hình đất đai (độ dốc và đ ộ
dày tầng đất) cơ sở hai chỉ tiêu là trạng thái rừng loại hình xã hợp thực vật.
Vũ Biệt Linh (1984) [48] khi bàn về vấn đề phân chia rừng theo hệ thống phân
loại kinh doanh đã được xác định cho rằng cần phân chia rừng và đất rừng theo mục
đích, nội dung, phương thức, biện pháp kinh doanh, tạo điều kiện kinh doanh có hiệu
quả.
Vũ Đình Phương (1985 -1988) [28], [29], [30] dựa vào 5 nhân tố là nhóm sinh
thái tự nhiên, các giai đoạn phát triển và sinh thái của rừng, khả năng tái sinh bằng
con đường tái sinh t ự nhiên, đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng để phân chia rừng thành
các lô rừng khác nhau phục vụ thiết thực cho công tác điều chế rừng ở các khu rừng
Tây Nguyên và Quảng Ninh, rất hiệu quả khi cường độ kinh doanh cao.
Bảo Huy (1993) [17] đã xác định trạng thá i rừng hiện tại của các lâm phần

rừng Băng Lăng (Largerstroe miacaliculata Krus) ở Tây Nguyên theo hệ thống phân
loại của Loschau, tác giả cũng xác định các loại hình xã hợp thực vật với các ưu hợp
khác nhau thơng qua trị số IV%.
Như vậy, có nhiều tác giả trong và ngoài nước đều cho rằng việc phân chia
loại hình rừng tự nhiên ở nước ta là tối cần thiết đối với nghiên cứu cũng như trong
sản xuất, đặc biệt là bảo tồn sinh học. Nhưng tuỳ từng mục tiêu đề ra mà xây dựng
các phương pháp khác nhau nhưng đề u nhằm mục đích làm rõ thêm các đặc điểm của
đối tượng nghiên cứu. Cấu trúc của thảm thực vật rừng đã đặt nền móng cho việc
phân chia rừng tự nhiên nước ta một cách tổng quát. Phương pháp phân chia loại hình
rừng của Loetschau đơn giản, dễ sử dụng và khơng địi hỏi người thực hiện phải có
trình độ cao, rất hữu hiệu trong thống kê tài nguyên rừng nhưng lại không định hướng
được cho các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác độn g vào đối tượng . Phương pháp của
Vũ Đình Phương tỷ mỉ hơn và cho ta những thông số về thực trạng rừng hiện tại
khơng chỉ ở góc độ về trữ lượng vì vậy người quản lý dễ phác hoạ được các biện


10

pháp quản lý lâm sinh tác động vào rừng. Ph ương pháp này tỏ ra hữu hiệu ở nơi có
trình độ kinh doanh cao và tương đối ổn định [34].
1.2.2.2. Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N-D1.3)

Ở nước ta, trong những năm qua nhiều nhà Lâm học nước ta đã có những
đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu cấu trúc nhất là rừng tự nhiên. Cụ thể:
Đồng Sỹ Hiền (1974) [10] dùng hàm Meyer và họ đường cong P oisson để
nắn phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính làm cơ sở cho việc lập biểu thể
tích và độ thon cây đứng rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam.
Nguyễn Hải Tuất (1975,1982, 1990) [42], [43], [44] đã sử dụng hàm phân bố
giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và vận dụng quá
trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể.

Nguyễn Văn Trương (1983) [39] đã thử nghiệm dùng các hàm mũ, Logarit
và phân bố Poisson để biểu thị cấu trúc số cây theo cấp kính của rừng tự nhiên hỗn
lồi, kết quả cho thấy chỉ có riêng phân bố P oisson không đem lại hiệu quả cao.
Bảo Huy (1988,1993) [16], [17] thử nghiệm 5 dạng phân bố lý thuyết là
Poisson, Khoảng cách, Hình học, Meyer và Weibull để mơ phỏng cấu trúc rừng
Bằng Lăng ở Tây Nguyên.
Trần Văn Con (1991), Lê Minh Trung (1991) [39] đã thử nghiệm một số
phân bố xác suất mô tả phân bố N-D1.3 đều cho nhận xét là phân bố Weibull thích
hợp nhất cho rừng tự nhiên ở Đắc Lắc.
Nguyễn Ngọc Lung (1991) [24] khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở
Hương Sơn, Kon Hà Nừng và một số địa phương khác thấy rằng: phân bố số cây
theo cỡ đường kính tuân theo phân bố giảm kiểu Meyer ở rừng nguyên sinh và
thường xuất hiện một đỉnh ngay sau cỡ đường kính nhỏ nhất và có thể có một đỉnh
quá thành thục ở cỡ đường kính lớn.
Lê Sáu (1996) [34] sử dụng hàm Weibull mơ phỏng phân bố đường kính và
chiều cao cho rừng tự nhiên ở Kon Hà Nừng, Tây Nguyên.


11

Trần Cẩm Tú (1999) [41] sử dụng hàm Weibull và hàm Khoảng cách để mô
phỏng quy luật phân bố N-D1.3 cho tổng thể rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác đã
khẳng định: cả hai hàm đều mô phỏng tốt quy luật phân bố N -D1.3, tuy nhiên với việc
xuất hiện phổ biến đỉnh đường cong ở cỡ kính 12cm thì hàm Khoảng cách đã thể
hiện tính phù hợp hơn.
Phạm Ngọc Giao (1995) khi nghiên cứu quy luật phân bố N-D1.3 cho rừng
thông đuôi ngựa vùng Đông Bắc đã chứng minh tính thích ứng của hàm Weibull và
xây dựng mơ hình cấu trúc đường kính cho lâm phần thơng đi ngựa.
Vũ Tiến Hinh (1985, 1986, 1990) đã thử nghiệm một số phân bố lý thuyết để
nắn phân bố N -D1.3 một số loài cây trồ ng và đi đến kết luận: Phân bố Weibull là

phân bố thích hợp nhất.
Lê Hồng Phúc (1996) đã vận dụng quy luật phân bố Weibull để nắn phân bố
N-D1.3 rừng Thông ba lá Đà Lạt, Lâm Đồng.
Nhìn chung, khi xây dựng mơ hình cấu trúc N -D1.3, với rừng trồng thuần loài
đều tuổi, các tác giả thường sử dụng hàm Weibull còn với rừng tự nhiên hỗn giao
khác tuổi thì sử dụng phân bố khoảng cách, phân bố giảm là phù hợp hơn.
1.2.2.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N-Hvn)

Các nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) [1 0] cho thấy, phân bố số cây theo
cỡ chiều cao ở các lâm phần rừng tự nhiên hay trong từng loài cây thường có nhiều
đỉnh, phản ánh kết cấu tầng phức tạp của rừng chặt chọn.
Thái Văn Trừng (1978) [38] trong cơng trình nghiên cứu của mình đã đưa ra
kết quả nghiên cứu cấu trúc tầng cây gỗ rừng loại IV.
Gần đây, một số tác giả như Bảo Huy (1993) [17], Đào Công Khanh (1996)
[19] đã nghiên cứu phân bố N -Hvn để tìm tầng tích tụ tán cây. Các tác giả đều đi đến
nhận xét chung là phân bố N -Hvn có dạng một đỉnh, nhiều đỉnh phụ hình răng cưa
và mơ tả thích hợp bằng hàm Weibull.
Lê Sáu (1996) [34] cũng đã sử dụng hàm Weibull để mô phỏng quy luật
phân bố N-Hvn ở rừng tự nhiên Kon Hà Nừng – Tây Nguyên và đi đến kết luận:
Hàm Weibull rất phù hợp để mô phỏng phân bố N-Hvn thực nghiệm.


12

Trần Cẩm Tú (1999) [41] khi nghiên cứu quy luật phân bố N-Hvn đã sử dụng
phương pháp vẽ phẫu diện đồ đứng của rừng kết hợp với việc sử dụng hàm Weibull
để nắn phân bố N -Hvn, kết quả cho thấy hàm Weibull mô phỏng tốt cho quy luật cấu
trúc N-Hvn ở đây.
Nguyễn Thành Mến (2005) [25] sử dụng các hàm Weibull, Meyer và hàm
Khoảng cách để mô phỏng quy luật phân bố N-Hvn thực nghiệm ở các khu rừng tự

nhiên lá rộng thường xanh sau khai thác ở Phú Yên, kết quả cho thấy hàm Meyer và
hàm Khoảng cách tỏ ra không phù hợp, riêng hàm Weibull với độ mềm dẻo hơn đã
mô phỏng tốt cho quy luật phân bố N-Hvn.
1.2.2.4. Quy luật tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực
(Hvn/D1.3)

Quy luật tương quan giữa H/D là quy luật cơ bản và quan trọng trong hệ
thống các quy luật cấu trúc lâm phần. Việc nghiên cứu mối quan hệ này có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng và được nhiều tác giả quan tâm. Có thể kể đến một số cơng trình
nghiên cứu sau:
Đồng Sỹ Hiền (1974) [10] khi nghiên cứu rừng tự nhiên nước ta đã thử
nghiệm 5 dạng phương như sau:
h  a 0  a1 .d  a 2 .d 2

(1.8)

Logh  a  b. log d

(1.9)

h  a  b. log d

(1.10)

h  a0  a1.d  a2 . log d

(1.11)

h  a 0  a1 .d  a 2 .d 2  a3 .d 3


(1.12)

Kết quả cho thấy, cả 5 dạng phương trình trên đều phù hợp, trong đó 2 phương
trình (1.9) và (1.11) được chọn làm phương trình lập biểu cấp chiều cao.
Vũ Văn Nhâm (1988) [27] sử dụng phương trình (1.1 0) để xác lập quan hệ
Hvn/D1.3 cho lâm phần Thông đuôi ngựa làm cơ sở lập biểu thương phẩm.


13

Tương tự, Phạm Ngọc Giao (1995) [9], cũng sử dụng phương trình logarit
một chiều (1.10) để mơ tả mối quan hệ giữa chiều cao vút ngọn và đường kính
ngang ngực của các lâm phần Thông đuôi ngựa.
Bảo Huy (1993) [17] khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nửa rựng lá Bằng
lăng, rụng lá ưu thế Bằng lăng, Cẩm xe, Kháo và Chiêu liêu đã thử nghiệm 4 dạng
phương trình:
h  a  b.d

(1.13)

h  a  b. log d

(1.14)

log h  a  b. log d

(1.15)

log h  a  b.d


(1.16)

Kết quả lựa chọn được hàm (1.15) là phù hợp nhất.
Đào Công Khanh (1996) [19], Trần Cẩm Tú (1999) [41] đã chọn phương
trình LogHvn = a + b.logD1.3 để biểu diễn quan hệ H vn/D1.3 cho rừng tự nhiên hỗn
loài ở Hương Sơn - Hà Tĩnh.
Hoàng Văn Dưỡng (2000) [7] đã sử dụng các dạng hàm (1.14), (1.15), (1.16)
để nghiên cứu quan hệ H vn/D1.3 cho các lâm phần Keo lá tràm ở một số tỉnh khu vực
Miền Trung. Kết quả, tác giả đã lựa chọn quan hệ dạng hàm (1.14) để biểu thị mối
quan hệ Hvn/D1.3.
Nguyễn Thành Mến (2005) [25] khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh sau khai thác ở tỉnh Phú Yên đã sử dụng các hàm:
h  a 0  a1 .d  a 2 .d 2

(1.17)

log h  a  b. log d

(1.18)

h  a  b. log d

(1.19)

h  a.D b

(1.20)

Kết quả cho thấy cả bốn hàm đều biểu thị tốt mối quan hệ này.



14

1.2.2.5. Tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực (Dt/D1.3)

Vũ Đình Phương (1985) [28] đã thiết lập quan hệ D t/D1.3 cho một số loài cây
lá rộng, như Ràng ràng, Lim xanh, Vạn trứng, Chò chỉ ở lâm phần hỗn giao khác
tuổi, qua đó tác giả khẳng định, quan hệ giữa D t với D1.3 tuân theo dạng phương
trình đường thẳng: D t=a + b.D1.3
Nguyễn Ngọc Lung và các cộng sự (1985) [23] đã xây dựng biểu tỉa thưa
tạm thời và biểu thể tích cây đứng tạm thời cho Keo lá tràm trên cơ sở xác lập mối
quan hệ Dt/D1.3 và mối quan hệ giữa các nhân tố điều tra với thể tích thân cây.
Phạm Ngọc Giao (1995) [9] khi nghiên cứu mơ hình động thái các lâm phần
Thông đuôi ngựa khu vực Đông Bắc đã xây dựng mơ hình động thái tương quan
Dt/D1.3 và cho thấy chúng tồn tại dưới dạng đường thẳng.
Trần Cẩm Tú (1999) [41] cũng sử dụng phương trình đường thẳng để nghiên
cứu cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác ở Hương Sơn, Hà Tĩnh .
Ngồi ra cịn kể đến các cơng trì nh nghiên cứu của các tác giả Vũ Tiến Hinh,
Ngô Kim Khôi, Lê Sáu cũng đề cập tới việc nghiên cứu quy luật này.
Các tác giả đều có cùng quan điểm, tương quan D t/D1.3 sử dụng phương trình
đường thẳng là thích hợp nhất. Trên cơ sở đó, dự đốn diện tích tán b ình qn và
xác định mật độ tối ưu cho từng lâm phần.
Nhìn chung, có nhiều dạng hàm tốn học khác nhau, việc sử dụng hàm nào
cần căn cứ vào dãy tần số phân bố thực nghiệm, cũng tức là phải dựa vào qui luật
vận động vốn có của rừng (đối tượng nghiên cứu c ụ thể) và kinh nghiệm của từng
tác giả).
1.2.2.6. Hình thái phân bố cây trên mặt đất

Nghiên cứu hình thái phân bố số cây trên mặt đất đã được một số chuyên gia
lâm học nước ta quan tâm nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm.



15

Lê Sáu (1996) sử dụng phương pháp ô ngẫu nhiên hệ thống đã phát hiện
nhiều kiểu phân bố khác nhau ở Kon Hà Nừng nhưng chủ yếu là dạng phân bố ngẫu
nhiên và cách đều kể cả trường hợp có ưu hợp thực vật. [46]
Bằng phương pháp kiểm tra mức độ sai khác giữa số trung bình khoảng cách
từ một cây chọn ngẫu nhiên đến cây gần nhất đến số trung bình lý thuyết dễ dàng
xác định sự thành thục của rừng tự nhiên. Kết quả nghiên cứu ở một số trạng thái
rừng ở Hoành Bồ Quảng Ninh cho thấy phần lớn trạng thái rừng loại IV, IIIA3,... có
kiểu phân bố cách đều . Trái lại một số loại rừng non IIA, IIB đang phân hoá mạnh
về chiều cao và đường kính cũng như về khoảng cách sống hoặc những nơi khai
thác mạnh thì có phân bố cụm [46]
1.3. Nhận thức về đa dạng sinh học
Khái niệm ĐDSH thực sự là một khái niệm rất mới mẻ, nó chỉ mới xuất hiện
trên thế giới cách đây vài chục năm. Ở Việt Nam khái niệm ĐDSH bắt đầu xuất
hiện vào những năm đầu của thập kỷ 90.
Thuậ t ngữ Đ DSH (Biodiversity) xuấ t hiệ n đầ u tiên trong bài viế t của
Lovejoy (1980), Norse và Mcmanus (1980), lúc này ĐDSH được hiểu là tổng số
các loài sinh vậ t đang tồn tạ i. Sau đó, thuật ngữ nà y còn tiế p tụ c đượ c nhắc đến và
bàn luận nhiều trên các diễn đàn khoa học, như trong cơng trình của Wilson (1982),
chương trình mơi trường của Liên Hợp Quốc (1987),… cho tới khi Hội nghị thượng
đỉ nh thế giới về môi trườ ng và phát triển bền vững ở Rio De Janero Brazil diễn ra thì
khái niệm hoàn chỉnh về ĐDSH mới được đưa ra.
Theo khái niệm này, ĐDSH được hiểu là “Sự phong phú của mọi cơ thể sống
có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước, ở biển và mọi tổ
hợp sinh thái mà chúng tạo nên” [32].
Theo Công ước đa dạng mà Việt Nam trở thành thành viên từ năm 1992 thì
ĐDSH có nghĩa là sự phong phú của các sinh vật sống của tất cả các nguồn sống

gồm các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh vật biển và các hệ sinh thái khác dưới nước,
và tập hợp các hệ sinh thái mà các sinh vật chỉ là một phần: ĐDSH bao gồm sự đa


16

dạng trong một loài, sự đa dạng giữa các loài và sự đa dạng hệ sinh thái. Nói cách
khác ĐDSH là dự đa dạng của sự sống ở các cấp độ và các tổ hợp. Với 3 cấp độ chủ
yếu là đa dạng hệ sinh thái, đa dạng về loài và đa dạng di truyền.
+ Đa dạng di truyền (Genetic diversity): là sự phong phú những biến dị trong
cấu trúc di truyền của các cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài, những biến dị di
truyền bên trong hoặc giữa các quần thể.
+ Đa dạng loài (Species diversity): là sự phong phú của các lồi được tìm
thấy trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ nhất định thông qua việc điều tra,
kiểm kê.
+ Đa dạng hệ sinh thái (Ecosystem diversity): là sự phong phú của các kiểu hệ
sinh thái khác nhau ở cạn cũng như dưới nước tại một vùng nào đó. Trong đó, hệ sinh
thái là hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện
vịng tuần hồn vật chất , năng lượng và trao đổi thông tin .
Sự phân bố đa dạng và phong phú về loà i chịu ảnh hưởng bởi những điều kiện
địa hình, khí hậu và môi trường (Diamond, 1988; Currie, 1991). ĐDSH vùng nhiệt
đớ i sẽ cao hơn vùng ôn đớ i, nơi có bức xạ mặ t trờ i cao, địa hình phức tạ p sẽ cao hơn
nơi có bức xạ mặt trời thấp, địa hình đồng nhất. Theo vĩ độ, đối với tất cả các nhóm
lồi, đa dạ ng hệ sinh thái trên cạ n cũ ng như dướ i nước, tính đa dạng lồi tăng từ hai
cực trái đất về xích đạo, nhưng số lượng cá thể trong cùng mộ t loài lại giảm đi (R.B.
Primach, 1993) [26].
Khi đề cập đến giá trị của đa dạng sinh học, McNeely và đồng nghiệp đã chia
thành hai loại giá trị: Đó là giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị trực tiếp là
những giá trị thu được từ các sản phẩm sinh vật được con người trực tiếp khai thác và
sử dụng. Giá trị sử dụng cho tiêu thụ bao gồm lương thực, thực phẩm, thuốc men,

năng lượng và những loại sản phẩm tiêu dùng cho gia đình mà người dân sống gần
thiên nhiên khai thác hàng ngày. Giá trị gián tiếp là những lợi ích do đa dạng sinh
học mang lại cho cả cộng đồng . Như vậy, giá trị gián tiếp của đa dạng sinh học bao
gồm cả chất lượng nước, bảo vệ đất, dịch vụ nghỉ mát, thẩm mỹ, phục vụ giáo dục,


17

nghiên cứu khoa học, điều hồ khí hậu và tích luỹ cho xã hội tương lai. Gía trị gián
tiếp cũng bao gồm các q trình xảy ra trong mơi trường và các chức năng bảo vệ
của hệ cinh thái. Đó là những lợi ích khơng đo đếm được nhiều khi là vô giá (dẫn
theo Phạm Nhật, 2001) [54]. Ở Việt Nam, năm 1995 thu nhập từ ĐDSH ước tính đạt
2 tỷ USD và cho đến cuố i năm 2004 con số nà y đã lên tớ i gần 7 tỷ USD [34]. ĐDSH
đem lại ngày càng tăng, nhất là tại các nước đang phát triển - nơi có các cảnh quan
đẹp và hệ sinh học phong phú.
1.4. Nghiên cứu Đa dạng sinh học khu hệ thực vật
Từ hai thế kỷ qua, các tác giả trong và ngồi nước đã cơng bố nhiều cơng trình
nghiên cứu về ĐDSH. Dưới đây, đề tài chỉ điểm qua một số cơng trình nghiên cứu hệ
thực vật và thảm thực vật tiêu biểu liên quan đến nội dung nghiên cứu.
1.4.1. Trên thế giới
Các cơng trình nghiên cứu về hệ thực vật đầu tiên trên thế giới bắt đầu xuất
hiện vào thế kỷ 19 - 20, điển hình nh ư: Thực vật chí Hồng Kơng (1861), Thực vật chí
Australia (1866), Thực vật chí vùng Tây Bắc và Trung tâm Ấn Độ (1874), Thực vật
chí Ấn Độ, gồm 7 tập (1872), Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia
(1922 - 1925), Thực vật chí Hải Nam (1972 - 1977), Thực vật chí Đơng Nam (1977).
Ở Nga, A.I Tolmachop (1928 - 1932) khi nghiên cứu hệ thực vật rừng nhiệt đới đưa
ra nhận định, số loài trong một hệ thực vật th ường là 1500 - 2000 loài (dẫn theo
Nguyễn Bá Thụ, 1995 [36]).
1.4.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các cơng trình chủ yếu là của các tác giả ng ười nước ngoài và

được nghiên cứu theo h ướng kiểm kê thành phần loài trên phạm vi không gian rộng
lớn.
Trước hết, cần phải kể đến bộ Thực vật chí đại cương Đơng Dương, gồm 7 tập
của tác giả người Pháp Lecomte et al (1905 - 1952). Trong cơng trình này, tác giả đã
kiểm kê được 7004 lồi thực vật bậc cao có mạch, thuộc 1850 chi, 290 họ, trong đó
có 64 chi đặc hữu chiếm 3% tổng số chi và 2084 loài đặc hữu, chiếm 17,5% tổng số


18

lồi (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1990). Sau đó, dựa vào bộ sách này, n ăm 1965, T. Pocs đã
thống kê hệ thực vật miền Bắc Việt Nam có 5190 lồi với tỷ lệ các loài đặc hữu cao,
đồng thời, tác giả đi sâu phân tích cấu trúc hệ thống cũng nh ư dạng sống và các yếu
tố địa lý của hệ thực vật này [33]. Cũng trong cùng năm đó, trong cơng trình nghiên
cứu ngành rêu (Bryophyta), T. Pocs đã cơng bố có 556 lồi rêu ở Việt Nam.
Cơng trình đầu tiên, hoàn chỉnh nhất trong nghiên cứu thực vật ở Việt Nam là
cơng trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của cố GS.TS Thái Văn Trừng (19631978) [38]. Dựa trên các cơng trình đã có trước đây kết hợp với nghiên cứu riêng của
mình, tác giả đã thống kê được ở Việt Nam có 7004 lồi thực vật bậc cao có mạch
thuộc 1850 chi và 290 họ. Đồng thời, tác giả cũng đã khẳng định ưu thế ngành hạt kín
trong hệ thực vật Việt Nam với 6336 loài (90,9%), 1727 chi (93,4%), và 239 họ
(82,7%) trong tổng số các taxon mỗi bậc.
Cũng theo hướng kiểm kê thành phần loài, sau này một số tác giả Việt Nam
như Phan Kế Lộc trong cơng trình “Bước đầu thống kê số lồi đã biết ở miền Bắc
Việt Nam” đã thống kê được hệ thực vật miền Bắc Việt Nam có 5609 lồi, thuộc
1660 chi và 240 họ. Cịn ở miền Nam, Phạm Hồnh Hộ (199 1 - 1993) [14] có cơng
trình “Cây cỏ Việt Nam”, trong cơng trình này, tác giả đã thống kê được hệ thực vật
miền Nam có 5609 lồi .
Theo hướng nghiên cứu thực vật từng vùng, tập thể cán bộ phân viện nghiên
cứu lâm nghiệp (1970) có cơng trình “Danh lục thực vật Cúc Phương”, trên diện tích
250 km2, đã thống kê được 1674 loài thực vật bậc cao có mạch. Đến năm 1984,

Nguyễn Tiến Bân và tập thể tác giả đã công bố kết quả nghiên cứu hệ thực vật Tây
Ngun trong cơng trình “Danh lục thực vật Tây Nguyên” với số loài đã kiểm kê
được là 3201 lồi. Tiếp đến là cơng trình “Danh lục thực vật đảo Phú Quốc” của
Phạm Hoành Hộ (1985) đã thống kê được 793 lồi thực vật bậc cao có mạch trên
diện tích 562 km2. Năm 1990, Lê Trần Chấn với cơng trình “Góp phần nghiên cứu
một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn”, tác giả đã thống kê được có 1261
lồi trên diện tích 15 km2 (dẫn theo Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002 [33])
Phạm Đình Đại (1995) [38, tr53 -55] khi nghiên cứu hệ thực vật khu rừng
Bạch Mã - Thừa Thiên Huế đã thống kê được 83 họ, 140 chi, 226 lồi. Trong đó


19

ngành hạt kín (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 65 họ, 113 chi và 179 lồi. Cịn
vào năm 2000, tập thể tác giả trong và ngoài ngành lâm nghiệp [45] đã biên soạn
cuốn sách “Tên cây rừng Việt Nam” nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu
cây rừng n ước ta.
Như vậy, điểm qua những nghiên cứu, chúng ta thấy rằng đã có thể thấy các
cơng trình nghiên cứu về hệ thực vật và thảm thực vật ở Việt Nam giai đoạn nửa đầu
và cuối thế kỷ 20 chỉ dừng lại ở việc thống kê thành phần loài trên phạm vi một vùng,
khu vực nào đó. Việc nghiên cứu ĐDSH, nhất là đa dạng thực vật bằng phương pháp
định lượng còn là vấn đề rất mới mẻ ở nước ta. Một phần bởi đây là vấn đề phức tạp,
hơn nữa lại chưa có hệ thống lý luận hồn chỉnh được đưa ra. Do vậy mà các cơng
trình nghiên cứu chỉ mang tính lý luận, khả năng ứng dụng cịn rất hạn chế. Gần đây
nhất, các tác gỉa Ân Văn Thanh (Luận văn thạc sỹ 2000), Phùng Đình Trung (Luận
văn thạc sỹ, 2007), Phạm Thanh Loan (Luận văn thạc sỹ, 2008) đã ứng dụng phương
pháp định lượng khi nghiên cứu về: tái sinh rừng tự nhiên ở Lâm trường Định Hố,
nghiên cứu đa dạng lồi của các trạng thái rừng giàu ở Bắc , Nam đèo Hải Vân và
rừng trên núi đá vơi tại Vườn quốc gia Xn Sơn. Ngồi ra còn một số đề tài nghiên
cứu của sinh viên như cơng trình của Phạm Đức Hạ (1998), Đỗ Văn Cường (2005).

Ngày nay, ứng dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu sinh thái học đã
hỗ trợ việc nghiên cứu các quy luật vận động của tự nhiên như nghiên cứu quy luật
cấu trúc rừng, nghiên cứu định lượng đa dạng sinh học,… bằng cách thiết lập các mơ
hình tốn học. Đó là căn cứ giúp cho các nhà Lâm học phát hiện nhanh chóng và hiển
thị một cách tường minh các quy luật vận động của sinh vật rừng, mối quan hệ qua lại
giữa chúng và giữa chúng với sinh cảnh để nghiên cứu và điều tiết có lợi về mặt sinh
trưởng, phát triển cá thể cũng như quần xã một cách bền vững.


20

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU, MỤC TIÊU,
PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu ở khu vực Bắc Trung B ộ (đại diện là tỉnh Nghệ An
và tỉnh Hà Tĩnh).
2.1.1. Nghệ An
2.1.1.1. Vị trí địa lý

Nghệ An toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19 o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103 o52'53"
đến 105 o45'50" kinh độ Đơng. Tổng diện tích tự nhiên là 16.498,5km2 chiếm 5,01%
diện tích tự nhiên cả nước, bao gồm 17 huyện và Thành phố Vinh . Các đường giao
thông quan trọng trên địa bàn là quốc lộ 7, 46, 48, 15; có đường sắt dài 124 km; có 1
sân bay và một cảng biển và 2 cửa khẩu quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh
+ Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hố
+ Phía Tây giáp nước Lào
+ Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh
+ Phía Đơng giáp Biển Đơng

2.1.1.2. Địa hình, địa thế

Nghệ An nằm ở Đơng Bắc dãy Trường Sơn có địa hình đa dạng và phức tạp,
bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi và sơng suối. Vùng miền núi chiếm 3/4 diện tích
tồn tỉnh, còn lại vùng đồng bằng trung du. Ðiểm cao nhất cao 2.711 m so với mặt
nước biển ở huyện Kỳ Sơn . Điểm thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu,
Diễn Châu, Yên Thành cao khoảng 0,2 m so với mặt nước biển.
2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

- Khí hậu:
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa , có 4 mùa rõ rệt: xn,
hạ, thu, đơng, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khơ và nóng (từ


21

tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đơng Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau). Mưa bão thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11 trong năm. Tần suất lũ
quét 0,6% đến 2,6%, 100 năm xảy từ 1-3 lần. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường
xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm. Tuần suất sương muối thường xảy ra vào
mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
+ Chế độ nhiệt: s ố giờ nắng trong năm: 1.420 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 25,2°C, nhiệt độ cao nhất 42,7°C xảy ra năm 1996, tháng lạnh nhất là tháng 2
đến tháng 4 hàng năm.
+ Chế độ ẩm: độ ẩm trung bình hàng năm là: 84%, độ ẩm thấp nhất là 42%
vào tháng 7.
+ Chế độ mưa: tổng lượng mưa trong năm là 1.610 ,9mm phân bố không đều ở
các vùng, lượng mưa trung bình hàng năm 1.670 mm.
- Thuỷ văn:
+ Sơng suối: Hệ thống sơng ngịi chính gồm sông Cả, sông Hiếu và sông Con

với tổng chiều dài 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km 2. Sông lớn nhất là sông
Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều
dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực
27.200 km2 (riêng ở Nghệ An là 17.730 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng
28.109 m3 trong đó 14,4 m3 là nước mặt.
Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ
cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
+ Biển, bờ biển: Hải phận rộng 4.230 hải lý vng, từ độ sâu 40m trở vào nói
chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn
cát. Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch.
2.1.1.4. Điều kiện đấ t đai

Các loại đá mẹ chính gồm: đá trầm tích, đá biến chất, đá mác ma. Đặc điểm
chính các loại đất phong hoá từ đá mẹ này là thành phần cơ giới trung bình, tính liên
kết các hạt đất kém, dễ bị xói mịn, rửa trơi trong trường hợp khơng có lớp thực bì


22

che phủ. Qúa trình Fralit hố xảy ra mạnh, hiện tượng kết von và đá ong hố tương
đối điển hình.
- Đất Feralit mùn phát triển trên đá phiến thạch sét hoặc trên đá granit, phân bố
chủ yếu từ độ cao 700m trở lên. Tất cả đều đang được che phủ bởi rừng tự nhiên.
- Đất Ferallit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét và đất Fralit vàng đỏ
phát triển trên đá granit phân bố ch ủ yếu ở độ cao < 700m, đây là những loại đất bị
ảnh hưởng mạnh bởi các hoạt động sản xuất lâm nghiệp (khai thác, trồng rừng,...),
trạng thái thực bì gồm rừng thứ sinh, rừng trồng hoặc đất trống cây bụi trảng cỏ.
- Đất thuỷ thành: gồm đất phù sa sông suối và đất dốc tụ, phân bố ven sông,
khe và rải rác ở các thung lũng nhỏ. Các loại đất này được sử dụng chủ yếu vào sản
xuất nơng nghiệp.

Nhìn chung, các loại đất nghèo NPK, thành phần cơ giới thịt trung bình. Đồi
trọc có hiện tượng xói mịn, rửa trơi mạnh, nhiều nơi trơ sỏi đá, nên việc trồng rừng
phủ xanh đất trống đồi núi trọc để giữ đất, điều tiết nước chống xói mịn, đảm bảo
chức năng phịng hộ mơi trường sinh thái.
2.1.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng

Tỉnh Nghệ An có 1.648.728 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất
lâm nghiệp có rừng là 775.291 ha, chiếm 41,57%. Diện tích đất trống đồi núi trọc
cần phủ xanh là 511.456 ha, chiếm 43,5% diện tích đất tự nhiên.
Số liệu về hịên trạng tài nguyên rừng được thu th ập trên cơ sở kế thừa kết
quả điều tra của Viện điều tra Quy hoạch (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005) [4].
Bảng 2. 1. Diện tích đất tự nhiên và đất rừng tỉnh Nghệ An
Đơn vị tính: ha
Diện tích
Diện tích tự nhiên

Tổng

Đặc dụng

Phịng hộ

Sản xuất

1.648.728

Đất có rừng

775.291


Rừng tự nhiên

683.965

184.517

325.830

173.618

- Rừng LRTX giầu

54.065

43.542

15.569

3.863

Rừng trồng

91.326

402

36.320

54.603


184.919

228.221


×