Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phân bố và một số tính chất gỗ của loài cây mỏ chim cleidion spiciflorum burm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.79 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------

TRẦN ĐỨC VINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT GỖ
CỦA LỒI CÂY MỎ CHIM (Cleidion spiciflorum Burm)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------

TRẦN ĐỨC VINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT GỖ
CỦA LỒI CÂY MỎ CHIM (Cleidion spiciflorum Burm)

CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60 62 60



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Phạm Đức Tuấn

HÀ NỘI, 2010



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, khi chương trình trồng mới 5 triệu
hecta rừng bắt đầu triển khai, khả năng sản xuất giống về cơ bản có thể đáp
ứng được nhu cầu của các dự án trồng rừng về mặt số lượng. Tuy nhiên,
giống có chất lượng tốt chỉ đáp ứng được khoảng 20% yêu cầu trồng rừng,
còn lại 80% phải sử dụng giống từ các nguồn khác, đa số là thu hái sô bồ
không chọn lọc, khơng rõ nguồn gốc.
Để khắc phục tình trạng trên, trong những năm gần đây, cùng với việc
mở rộng qui mô trồng rừng, ngành Lâm nghiệp đã quan tâm phát triển công
tác giống nhằm sản xuất và cung cấp giống tốt cho các chương trình trồng
rừng, các dự án giống đã cung cấp được một phần các loại hạt giống, cây con
có chất lượng di truyền tốt. Nhiều kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống, công
nghệ nhân giống đã mở rộng và áp dụng vào sản xuất là những tiền đề quan
trọng cho sự phát triển công tác giống Lâm nghiệp trong thời gian tới.
Hiện nay trong số các lồi cây trồng rừng trên diện tích lớn chiếm tới
60% diện tích vẫn là các loại cây nhập nội như keo, bạch đàn. Trong khi đó ở
nước ta các lồi cây bản địa mọc nhanh vẫn chưa được khai thác sử dụng như
cây Mỏ chim. Cây Mỏ chim có tăng trưởng bình qn về đường kính từ 4-5
cm/năm, như vậy so với các loài sinh trưởng nhanh như keo, bạch đàn chúng

sinh trưởng nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, các nghiên cứu xác định điều kiện
gây trồng, phương thức trồng, chọn và cải thiện giống, kỹ thuật nhân
giống…kể cả việc khai thác sử dụng sản phẩm cịn thiếu hoặc chưa có đủ cơ
sở khoa học làm căn cứ. Bởi lẽ còn thiếu những nghiên cứu cơ bản về đặc
điểm phân bố, sinh thái, sinh lý, vật hậu, lâm học, tính chất cơ lý, vật lý của
gỗ… Vì vậy, chúng vẫn chưa có mặt trong danh sách các lồi cây trồng chính
hay cây trồng Lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh.


2
Ngày nay, công nghệ và thiết bị chế biến gỗ ngày càng hiện đại, có thể
chế biến được nhiều loại gỗ thuộc các nhóm gỗ có giá trị sử dụng thấp, không
được ưa chuộng, để tạo thành những sản phẩm có giá trị cao đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, để sử dụng chúng một cách
hợp lý nhất thiết chúng ta phải tiến hành đánh giá căn cứ vào cơ sở khoa học
và kết quả nghiên cứu thí nghiệm để xác định một số đặc tính gỗ cơ bản.
Mỏ chim là cây gỗ chưa được nghiên cứu xác định tính chất gỗ, do vậy
khó có thể đánh giá phẩm chất gỗ nhằm định hướng sử dụng.
Với các lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm phân bố và một
số tính chất gỗ của loài cây Mỏ chim (Cleidion spiciflorum Burm)” là rất
cần thiết, nhằm xác định được tính chất cơ lý gỗ và đánh giá sơ bộ khả năng
sử dụng gỗ của loài Mỏ chim cũng như đáp ứng nhu cầu trồng rừng trước mắt
và lâu dài.
Đề tài này là một phần trong kết quả điều tra khảo sát của nhóm nghiên
cứu cơng trình thuộc dự án 661 được thực hiện trong năm 2009 và được tác
giả tham gia cùng các cộng tác viên đề tài cấp Bộ điều tra bổ sung trong đợt
khảo sát thực địa đầu năm 2010.


3

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cây Mỏ chim (Cleidion spiciflorum Burm) thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Cây Mỏ chim có phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,
Campuchia, Inđônêxia, Philippin. Theo tài liệu ở nước ta có phân bố ở: Vùng
Bắc Trung Bộ, Duyên Hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Cửu
Long. Cây ưa sáng, mọc trên rừng thường xanh núi đá vôi, từ vùng thấp lên
tới độ cao 800m.
1.1. Trên thế giới
Cho đến nay các tài liệu nghiên cứu về cây Mỏ chim trên thế giới còn
rất hạn chế, các nghiên cứu của các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái
Lan…chủ yếu tập trung về điều tra phân bố, phân loại chi Cleidion và các
hoạt chất sinh học chứa trong lá và quả của cây Mỏ chim.
Đề cập đến cây Mỏ chim có các cơng trình sau:
- Cao (1996) [13] viết về Vườn thực vật nhiệt đới ở Xishuangbanna
thuộc phía Nam Vân Nam Trung Quốc;
- Cao và Zhang (1997) [14] viết về đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn
gen ở Xishuangbanna ở Vân Nam Trung Quốc;
- Wu (1987) [20] nghiên cứu về thực vật có ở Vân Nam Trung Quốc;
- Zhu, Li, Deng, Cao và Zhang (1998) [23] nghiên cứu về cấu trúc,
thành phần loài và đa dạng thực vật ở Xishuangbanna - Simon Vân Nam
Trung Quốc.
Các cơng trình trên đều tập trung nghiên cứu ở Vườn thực vật
Xishuangbanna thuộc phía Nam Vân Nam Trung Quốc có toạ độ 101 07’101015’ kinh độ Đông và 22030’-22038’ vĩ độ Bắc, độ cao so với mặt biển
980-1698 m. Qua nghiên cứu cho thấy


4
Về cấu trúc rừng có 3 tầng tán, tầng cao nhất chiếm ưu thế là
Pometia tomentosa (Sapindaceae) và Garuga floribunda var. gamblei
(Burseraceae), có chiều cao từ 25-35m; tầng thứ hai có chiều cao từ 10-25m,

lồi chiếm ưu thế là Alphonsea monogyna (Annonaceae); tầng thứ ba có chiều
cao 3-10m, lồi chiếm ưu thế là Cleidion spiciflorum (Euphorbiaceae).
Trong nghiên cứu về lâm học có lập các ơ tiêu chuẩn điển hình, kích
thước ô là 25x100m, qua nghiên cứu tác giả kết luận “Có 29 lồi cây gỗ trong
đó cây Mỏ Chim (Cleidion spiciflorum) chiếm 18,8%, cịn điều tra tái sinh với
5 ơ dạng bản nằm trong ô tiêu chuẩn 25x100m cho thấy tần số xuất hiện là
40% và có 7 cá thể tái sinh là cây non”.
Nghiên cứu của Chakrabarty và cộng sự (1998) [15] ở Ấn Độ về phân
loại chi Cleidion cho thấy
Có 03 lồi là Cleidion bishnui, Cleidion nitidum, Cleidion
spiciflorum, trong đó 02 lồi Cleidion bishnui, Cleidion nitidum là dạng cây
có chiều cao từ 3-10m có thể tìm thấy hai loài này trong rừng hỗn giao lá rộng
thường xanh ở quần đảo Andaman, Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Còn lồi
Cleidion spiciflorum dạng cây có chiều cao từ 4-25m, có thể tìm thấy trong
các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở độ cao lên đến 1.300m so với mực
nước biển, trong các khu rừng dọc bên các dòng sông, suối, đất ẩm ướt, trên
các dạng phù sa hay bồi tụ, cát hoặc đất sét, đất mùn.
Nghiên cứu về công dụng hạt cây Mỏ chim cho thấy hạt cây Mỏ chim
tác dụng điều trị chống táo bón, nước sắc vỏ cây có thể dùng trị đau dạ dày,
hạt chứa dầu có thể ăn được, cịn ở Thái Lan, quả và lá được dùng làm thuốc.


5
Các nước sử dụng gỗ nhiều trên thế giới đều có những đầu tư thích
đáng vào nghiên cứu, xác định tính chất của gỗ. Các nước có nền cơng nghiệp
phát triển sớm đã thành lập các cơ quan nghiên cứu từ rất sớm: Ở Mỹ có
Forest Products Laboratory Madison/Wisconsin (1910), Ấn Độ có Forest
Products Laboratory Research Institute Dehra Dun (1912), Canada có Forest
Products Laboratory Montreal (1913), Forest Products Laboratory Vancouver
(1918), Đức có Institut fuer Holz-und Zellstoffchemie (1913), Úc có Forest

Products Laboratory Melbuorne (1919), Anh có Forest Products Laboratory
Princes Risborough (1920), Nga có Znimod (1932), Pháp có Institut National
du Bois Paris (1933)…
Các kết quả nghiên cứu gỗ cũng được áp dụng vào nhiều lĩnh vực: Tìm
hiều về bản chất vật liệu gỗ, phân cấp, phân nhóm, phân loại gỗ sử dụng, cung
cấp các thông tin cơ bản và quan trọng cho các ngành có sử dụng gỗ như: Xây
dựng, kiến trúc, giao thơng vận tải, khai khống, đóng tàu thuyền, toa xe, máy
bay…trong định hướng sử dụng gỗ, xử lý và bảo quản, sản xuất đồ gỗ, sản
xuất ván nhân tạo…tính chất của gỗ được coi là yếu tố then chốt. Tính chất gỗ
cũng được sử dụng cho đánh giá về giống cây rừng, kỹ thuật lâm sinh, ảnh
hưởng của các yếu tố tự nhiên đến rừng… Ở các nước phát triển như Mỹ,
Đức, Pháp, Thuỵ Điển…việc xác định tính chất gỗ đã trở thành nhiệm vụ
thường xuyên và gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế
biến gỗ.
Thấy rõ tầm quan trọng to lớn của việc xác định tính chất cơ vật lý gỗ,
nhiều nước, nhiều tổ chức quốc gia và quốc tế đã tiến hành xây dựng các tiêu
chuẩn để quy định thống nhất phương pháp thí nghiệm xác định tính chất của
gỗ nhằm đảm bảo độ tin cậy, đồng thời giảm chi phí cho thí nghiệm. Ngày
nay, trong xu hướng tồn cầu hố, đa số các nước đã chấp nhận hoặc chuyển
dịch tiêu chuẩn ISO, ASTM cho nghiên cứu và sử dụng gỗ.


6
1.2. Ở Việt Nam
Theo Từ điển thông dụng thực vật của Võ Văn Chi (2003) [2] và Danh
mục các loài thực vật Việt Nam (2003) [12], “Chi Cleidion thuộc họ Thầu dầu
- Euphorbiaceae gồm 25 loài ở các vùng nhiệt đới, ở nước ta có 04 lồi mà 03
lồi đã biết công dụng là C.bracteosum, C.brevipetonlatum và C.spiciflorum
(Mỏ Chim)”.
Về vùng phân bố loài được ghi trong các sách như: Từ điển thông dụng

thực vật của Võ Văn Chi (2003) [2], tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật; Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003) [12], tập 2, Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam; Cây cỏ Miền Nam Việt Nam của Giáo sư Phạm
Hoàng Hộ (1970) [4], tập 1 và Cây cỏ Việt Nam của Giáo sư Phạm Hồng Hộ
(1999) [5], tập 1.
Các cơng trình nghiên cứu về cây Mỏ chim cho thấy
Cây Mỏ chim cao đến 25m, có các nhánh nhỏ, lá có phiến hình bầu
dục, tù hay hơi nhọn ở gốc, có mũi tù và nhọn cứng ở chóp, dạng màng cứng
hơi có răng cưa ở mép dài 10-16cm, rộng 3,5-7cm; cuống mảnh, dài 2-5cm.
Hoa đơn tính khác gốc, cụm hoa đực mọc thành bơng, các hoa hợp thành xim
hình đơn, nhỏ; hoa cái xếp thành chùm, thường mọc đơn, ở nách lá, với cuống
phình ở phía trên. Hoa đực kín, hình cầu hoặc hình gần cầu, tách ra thành 3-4
thuỳ. Khơng có cánh hoa và đĩa mật, nhị tới 80, đính trên một đế hoa lồi, bao
phấn vng có 04 ơ nhỏ, nhuỵ lép khơng có. Hoa cái có 3-5 lá đài, bằng nhau
hay khơng bằng nhau. Khơng có cánh hoa và đĩa mật, bầu có 2-3 ơ, vịi nhuỵ
dài, thường dính nhau ở gốc, chia đơi thành hai cành dạng sợi, nỗn đơn độc.
Quả nang có hai mảnh vỏ, rộng 25mm, cao 15mm, dày 13-14mm. Hạt hình
cầu, đơn độc, đường kính 10-15mm, màu nhạt, có những đường viền nâu.
Về cơng dụng: Ở Thái Lan, quả và lá được dùng làm thuốc. Còn
Philippin, cây được biết là có độc, quả cũng vậy; nước sắc lá có thể gây sảy


7
thai, hạt có hiệu quả điều trị táo bón và nước sắc vỏ cây có thể dùng trị đau dạ
dày, hạt chứa dầu có thể ăn được.
Như vậy sau hàng chục năm lồi này cịn hiện diện ở các vùng phân bố
như các sách đã ghi khơng? Vì vậy cần có sự khảo sát và ghi nhận lại trong
khn khổ đề tài này.
Việc nghiên cứu thí nghiệm các tính chất cơ bản của gỗ ở nước ta trước
năm 1955 do người Pháp tổ chức tại CTFT (Trung tâm kỹ thuật Lâm nghiệp

nhiệt đới) ở Pháp. Trong thời gian từ năm 1959-1963, những thí nghiệm về
tính chất gỗ do Học viện Nông Lâm, Viện Lâm nghiệp và Viện kỹ thuật giao
thông thực hiện. Phòng Gỗ, nay là Phòng Tài nguyên thực vật rừng thuộc
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã duy trì cơng việc nghiên cứu xác
định tính chất gỗ từ năm 1964 đến nay.
Kết quả xác định tính chất gỗ ở nước ta cũng được sử dụng cho phân
loại sử dụng gỗ, xử lý, bảo quản, làm cơ sở xây dựng một số tiêu chuẩn như:
TCVN 1072-71. Gỗ. Phân nhóm theo tính chất cơ lý, sử dụng ứng suất: Nén
dọc, uốn tĩnh, kéo dọc và cắt dọc hoặc khối lượng thể tích; Bảng phân loại
tạm thời các loại gỗ sử dụng theo 8 nhóm…
Để nghiên cứu tính chất gỗ, vào đầu thập niên 70, Nhà nước đã cho ban
hành một loạt tiêu chuẩn liên quan đến xác định tính chất gỗ. Các tiêu chuẩn
này chủ yếu tham khảo và dịch từ tiêu chuẩn của Liên Xô, Trung Quốc và các
nước Đông Âu theo phe Xã hội chủ nghĩa cũ. Về cơ bản, nhiều tiêu chuẩn đến
nay vẫn tương thích với tiêu chuẩn nhiều nước trong khu vực và quốc tế.
Nghiên cứu tính chất gỗ ở nước ta cũng mới chỉ có ít cơng trình có quy
mơ lớn.


8
Lutz Juergen Harmann (1959) [17] tiến hành nghiên cứu tính chất cơ lý
gỗ kết hợp với nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ cho 48 loài gỗ miền Bắc Việt
Nam.
Trong Tiêu chuẩn Việt Nam ban hành năm 1972: “TCVN 1072-71. Gỗ.
Phân nhóm theo tính chất cơ lý gỗ đã sử dụng 4 tính chất cơ bản làm chỉ tiêu
phân nhóm: Nén dọc, uốn tĩnh, cắt dọc và kéo dọc để phân thành 6 nhóm cho
137 lồi, trong đó có 82 lồi có đầy đủ cả 4 tính chất”.
Tiêu chuẩn Việt Nam: “TCVN 1462-74. Tà vẹt gỗ dựa vào: Nén dọc,
uốn tĩnh, cắt dọc, kéo dọc, nén ngang và nhổ đinh để phân nhóm cho 118 lồi
gỗ, trong đó có 33 lồi đầy đủ cả 6 tính chất để sử dụng làm tà vẹt”.

Nguyễn Đình Hưng (1995) [7] đề xuất “Bản dự thảo phân loại gỗ Việt
Nam, sử dụng khối lượng thể tích làm một trong các tiêu chí để phân loại và
kèm danh mục cho 314 lồi, trong đó có 230 lồi có số liệu”.
Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 66-2004. Gỗ Việt Nam: “Tên gọi và đặc
tính cơ bản - Phần 1 đã liệt kê 110 loài gỗ lá kim và lá rộng với 4 tính chất:
Độ co rút thể tích, khối lượng thể tích, giới hạn bền khi nén dọc và giới hạn
bền khi uốn tĩnh”.
Nguyễn Việt Cường (2009)[3], Khảo sát đánh giá phân bố lồi và phân
tích tính chất gỗ của hai loài bản địa mọc nhanh (Mỏ chim, Thối) nhằm đề
xuất hướng sử dụng và nghiên cứu phục vụ trồng rừng kinh tế, Viện khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
Nhận xét:
Loài cây Mỏ chim mới chỉ có nghiên cứu trồng thử nghiệm trong vườn
sưu tập các lồi cây ở Bình Phước và khu trồng thử nghiệm tại Bình Định,
hầu như chưa có nghiên cứu cơ bản về các mặt phân bố, sinh thái, lâm học và
tính chất gỗ, chọn giống, gieo tạo cây con, bảo quản hạt giống, nghiên cứu về
sinh lý hình thái, nhân giống, các biện pháp kỹ thuật gây trồng…


9
Các loài đã nghiên cứu cho đến trước năm 1995 hầu hết là những loài
chủ yếu của rừng Việt Nam, có kích thước lớn, gỗ có giá trị cao và thường
được nhân dân ta sử dụng rộng rãi. Những loài cây gỗ ở tầng dưới, có trữ
lượng thấp, kích thước cây nhỏ hơn hầu như chưa được quan tâm. Trong nội
dung thực hiện đề tài cấp Nhà nước KN03-12 (1991-1995) đã đề cập đến
nghiên cứu tính chất của những lồi cây gỗ kích thước vừa và nhỏ để đánh giá
giá trị nguồn tài nguyên gỗ một cách rộng rãi hơn, tuy nhiên số lượng mẫu
còn bị hạn chế nên độ chính xác chưa cao.
Tóm lại:
Các tài liệu nghiên cứu về cây Mỏ chim hầu như rất ít thơng tin kể cả

trong nước và ngoài nước, chủ yếu là nghiên cứu về phân loại và một số
nghiên cứu về công dụng của lá trong y dược; còn thiếu các nghiên cứu cơ
bản về đặc điểm phân bố, sinh thái, sinh lý, vật hậu, lâm học, tính chất cơ lý,
vật lý của gỗ cũng như xác định điều kiện gây trồng, phương thức trồng, chọn
và cải thiện giống, kỹ thuật nhân giống, khai thác sử dụng sản phẩm của
chúng.


10
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định một số đặc điểm phân bố, đặc điểm lâm học nhằm góp phần
làm cơ sở đề xuất bổ sung cơ cấu cây trồng loài cây Mỏ chim (Cleidion
spiciflorum Burm).
Xác định được một số tính chất gỗ làm cơ sở nhận định về khả năng sử
dụng gỗ của loài Mỏ chim.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành khảo sát, nghiên cứu đặc điểm phân bố và lấy mẫu gỗ loài
Mỏ chim ( Cleidion spiciflorum Burm) ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Mô tả về cây gỗ mẫu được ghi trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Bảng mô tả cây gỗ mẫu
Mô tả cây

TT

1

Địa


Số

Tên

điểm

lượng

Lồi

lấy

cây

mẫu

mẫu

Mỏ
chim

Trung bình

3

Số

Đường


Chiều

hiệu

kính

cao vút

cây

D1.3

ngọn

mẫu

(cm)

Hvn(m)

CI

25,0

14,0

CII

24,0


13,5

CIII

24,5

14,5

24,5

14,0

Chiều
cao
dưới
cành
Hdc(m)

Tuổi

Chất

cây

lượng


11
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra đặc điểm phân bố ở một số vùng chính của lồi cây Mỏ

chim
- Về Điều kiện lập địa:
+ Các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm, trung bình tối cao,
trung bình tối thấp, tối cao tuyệt đối, tối thấp tuyệt đối; lượng mưa, lượng bốc
hơi…
+ Các yếu tố địa hình: Độ cao so với mặt biển, độ dốc, hướng phơi…
+ Các yếu tố về đất, đá mẹ: Loại đất, đá mẹ, thành phần cơ gới, tỷ lệ
mùn, tỷ lệ đá lẫn, độ pH, độ chặt…
- Về đặc trưng lâm phần:
+ Trạng thái rừng.
+ Cấu trúc tổ thành, tầng thứ: Có mọc thành đám khơng, phân bố theo
tầng, ưa sáng, chịu bóng…
+ Độ tàn che.
+ Thực bì, thảm tươi.
+ Loại đất.
+ Mật độ.
+ Tình hình ra hoa kết quả.
+ Khả năng tái sinh.
+ Tình hình sâu bệnh hại.
2.3.2. Phân tích tính chất cơ lý của gỗ Mỏ chim
- Tính chất vật lý: Độ co rút xuyên tâm, tiếp tuyến, dọc thớ; độ co rút
thể tích, khối lượng thể tích.
- Tính chất cơ học: Ép ngang thớ, ứng xuất tách, độ cứng tĩnh, ứng xuất
kéo, ứng xuất trượt, ứng xuất tĩnh, nén dọc thớ.


12
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra phân bố loài cây Mỏ chim
2.4.1.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

Phương pháp chung được sử dụng trong điều tra phân bố loài là kế
thừa, phỏng vấn và điều tra khảo sát thực địa.
- Trong điều tra đánh giá phân bố loài tham khảo ý kiến của cán bộ
Lâm nghiệp các tỉnh, Kiểm lâm, đoàn đội điều tra và người dân để biết các
khu vực phân bố loài. Trên cơ sở đó tiến hành khảo sát theo tuyến để xác
minh.
+ Tuyến điều tra là tuyến điển hình, đi qua các sinh cảnh đại diện. Độ
dài tuyến điều tra phụ thuộc vào các dạng sinh cảnh.
- Đối với nghiên cứu đặc điểm lâm học: Mỗi tỉnh chọn 1-2 điểm đại
diện để điều tra, tiến hành lập ơ tiêu chuẩn như sau:
+ Ơ tiêu chuẩn là ơ điển hình, diện tích 2.500 m2, trong ơ điển hình cần
đo đếm định lượng các nhân tố điều tra chính: Các cây có D1.3>6 cm bằng
thước kẹp kính và mục trắc mơ tả định tính các nhân tố khác ghi chép vào
phiếu điều tra. Trong ô tiêu chuẩn điển hình lập 05 ơ dạng bản, diện tích mỗi
ơ dạng bản là 16m2, vị trí các ơ ở 04 góc và tâm của ơ điển hình để đo đếm tái
sinh, các chỉ tiêu đo đếm xác định D, H, nguồn gốc cây tái sinh của cây Mỏ
chim, kết quả ghi vào phiếu điều tra cây tái sinh.
- Điều tra thời gian ra hoa kết quả, quả chín: Chủ yếu phỏng vấn cán bộ
và người dân địa phương.
- Phương pháp lấy mẫu, phân tích tính chất cơ lý, vật lý gỗ theo phương
pháp hiện hành đang được sử dụng tại Phòng tài nguyên thực vật - Viện khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam.
+ Chọn và lấy cây để nghiên cứu:


13
Theo TCVN 355-70. Gỗ - Phương pháp chọn rừng, chọn cây và cưa
khúc để nghiên cứu tính chất cơ lý.
+ Lấy mẫu thử:
Theo TCVN 356-70. Gỗ - Phương pháp xác định độ ẩm khi thử cơ lý.

2.4.1.2. Phương pháp sử lý số liệu
Theo TCVN 356-70. Các công thức để xác định các chỉ tiêu như sau:
i 1

Trị số trung bình cộng:

x

i

x=

n

 

Trị số sai quân phương:

(2.1)

n

( x

Sai số của trung bình cộng: m  



 x)
n 1

i


n



Hệ số biến động, %: v   .100

(2.2)
(2.3)
(2.4)

x
m

Chỉ số chính xác, %: p   .100

(2.5)

x

2.4.2. Phương pháp xác định tính chất vật lý của gỗ Mỏ chim
2.4.2.1. Phương pháp xác định khối lượng thể tích
Xác định khối lượng thể tích theo TCVN 362-70. Gỗ - Phương pháp
xác định khối lượng thể tích.
Cách tiến hành:
- Đo mẫu xác định kích thước mỗi mẫu theo phương xuyên tâm (a),
tiếp tuyến (b) và dọc thớ (l) trước khi sấy.
- Cân mẫu xác định trọng lượng (mw ) từng mẫu trước khi sấy.

- Sấy mẫu đến khi khô kiệt.
- Cân mẫu xác định trọng lượng từng mẫu (m0) sau khi sấy.


14
- Đo mẫu xác định kích thước theo hướng xuyên tâm (a 1), tiếp tuyến
(b1) và dọc thới (l1) sau khi sấy từng mẫu.
- Tính tốn kết quả:
+ Tính thể tích, tính theo cm3, trước khi sấy (Vw) và sau khi sấy (V0)
của từng mẫu.
+ Tính độ co rút thể tích (K0), tính theo %, theo cơng thức:
K0 

Vw  V0
100
V0

(2.6)

+ Xác định khối lượng thể tích, tính theo kg/m3, ở độ ẩm khi thí nghiệm
(  w ):
w =

1000mw
Vw

(2.7)

+ Xác định khối lượng thể tích, tính theo kg/m3, ở độ ẩm 12% ( 12 ) và
khô kiệt 0% (  0 ) theo công thức sau:

12 = w 1  0,01(1  K0 )(12  w

0 =

1000m0
V0

(2.8)
(2.8.1)

2.4.2.2. Phương pháp xác định độ co rút và hệ số co rút
Xác định độ co rút của gỗ theo TCVN 361-70. Gỗ - Phương pháp xác
định độ co rút. Kích thước của mẫu theo các hướng xuyên tâm, tuyếp tuyến và
dọc thớ: 20x20x30mm, sai số cho phép là ± 0,5mm.
Cách tiến hành:
- Đo mẫu xác định kích thước theo hướng xuyên tâm, tiếp tuyến và dọc
thớ.
- Cân xác định trọng lượng trước khi sấy.
- Sấy mẫu đến khi khô kiệt.
- Cân xác định trọng lượng sau khi sấy.


15
- Đo mẫu theo hướng xuyên tâm, tiếp tuyến và dọc thớ sau khi sấy.
- Tính tốn kết quả.
+ Xác định thể tích của mỗi mẫu trước khi sấy Vw tính theo cm3 theo
cơng thức:
Vw 

abl

1000

(2.9)

Trong đó:
a, b, l là kích thước mẫu theo hướng xuyên tâm, tiếp tuyến và dọc thớ
trước khi sấy, mm.
+ Xác định thể tích của mỗi mẫu sau khi sấy V0, tính theo cm3, theo
cơng thức:
V0 

a1b1l1
1000

(2.10)

Trong đó:
a1, b1, l1 là kích thước mẫu, theo hướng xuyên tâm, tiếp tuyến và dọc
thớ sau khi sấy, mm.
+ Độ co rút theo phương pháp xuyên tâm (Yr), theo phương tiếp tuyến
(Yt) và thể tích (Y0) của mỗi mẫu tính theo %, chính xác đến 0,1%, được xác
định theo công thức sau:
Yr 

b  b1
100
b1

(2.11)


Yt 

a  a1
100
a1

(2.11.1)

Y0 

V  V0
100
V0

(2.11.2)

+ Xác định hệ số co rút theo phương xuyên tâm (Kr), theo phương tiếp
tuyến (Kt) và thể tích (K0) của mỗi mẫu tính theo %, chính xác đến 0,01%
theo các công thức sau:


16
Kr 

Yr
W

(2.12)

Kt 


Yt
W

(2.12.1)

K0 

Y0
W

(2.12.2)

2.4.2.3. Phương pháp xác định độ hút ẩm và xác định điểm bão hoà thớ
gỗ
Xác định độ hút ẩm của gỗ theo TCVN 359-70. Gỗ - Phương pháp xác
định độ hút ẩm. Kích thước của mẫu theo các hướng xuyên tâm, tiếp tuyến và
dọc thớ: 30x30x10mm, sai số cho phép là ± 0,5mm.
Cách tiến hành:
- Sấy mẫu đến khi khô kiệt.
- Cân mẫu sau khi sấy.
- Giữ mẫu trên dung dịch Na2CO3.10H2O.
- Cân mẫu định kỳ sau 2, 3, 5, 8, 13, 20, và 30 ngày đêm.
- Tính tốn kết quả.
+ Độ hút ẩm của mỗi mẫu, W, tính theo %, chính xác đến 0,1%, theo
cơng thức sau:
W

m2  m1
100

m1

(2.13)

Trong đó:
m1

Khối lượng của mẫu sau khi sấy khô kiệt, g.

m2

Khối lượng của mẫu sau khi để trên dung dịch Na2CO3.10H2O

đến khi bão hoà ẩm, g.
2.4.2.4. Phương pháp xác định độ hút nước và dãn dài
Xác định độ hút nước và dãn dài của gỗ được thực hiện theo TCVN
360-70. Gỗ - Phương pháp xác định độ hút nước và độ dãn dài. Kích thước


17
của mẫu theo các hướng xuyên tâm, tuyếp tuyến và dọc thớ: 30x30x10mm,
sai số cho phép là ± 0,5mm.
Cách tiến hành:
- Đo mẫu xác định kích thước theo hướng xuyên tâm, tiếp tuyến và dọc
thớ.
- Sấy mẫu đến khi khô kiệt.
- Cân xác định trọng lượng và đo kích thước mẫu sau khi sấy.
- Giữ mẫu ngâm trong nước lọc.
- Cân mẫu sau 2 giờ, 1, 2, 4, 12, 20 và 30 ngày.
- Đo kích thước mẫu sau khi kết thúc ngâm trong nước.

- Tính tốn kết quả:
+ Độ hút nước Whn của mỗi mẫu tính bằng %, chính xác đến 1% xác
định bằng công thức sau:
Whn 

m2  m1
100
m1

(2.14)

Trong đó:
m1

Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khơ kiệt, g

m2

Trọng lượng của mẫu sau khi ngâm nước, g

+ Độ dãn dài theo các hướng xuyên tâm (ε1) và tiếp tuyến (εt) của mỗi
mẫu tính theo %, chính xác đến 0,1 %, được tính theo cơng thức sau:
r 

a  a1
100
a1

(2.15)


t 

b  b1
100
b1

(2.15.1)

Trong đó:
a1, b1 Kích thước mẫu theo phương xuyên tâm và tiếp tuyến sau khi
sấy khô kiệt, mm.


18
a, b

Kích thước mẫu theo phương xuyên tâm và tiếp tuyến sau khi

ngâm trong nước, mm.
+ Hệ số dãn dài theo các hướng xuyên tâm (Kr) và tiếp tuyến (Kt) của
mỗi mẫu, chính xác đến 0,01 được xác định theo cơng thức sau:
Kr 
Kt 

r
30

t
W


(2.16)
(2.16.1)

Trong đó: 30 độ ẩm bão hồ thớ gỗ trung bình cho các loại gỗ (%)
2.4.3. Phương pháp xác định tính chất cơ học của gỗ Mỏ chim
2.4.3.1. Giới hạn bền khi nén dọc
Xác định giới hạn bền khi nén dọc thớ theo TCVN 363-70. Kích thước
mẫu theo hướng xuyên tâm và tiếp tuyến và dọc thớ: 20x20x30mm. Độ sai
lệch kích thước cho phép: ± 0,5mm.
Cách tiến hành:
- Đo mẫu xác định kích thước mặt cắt ngang (a và b) của mỗi mẫu tại vị
trí chính giữa chiều cao mẫu.
- Thử mẫu trên máy thử vạn năng với vận tốc tăng tải 4000±kG/phút
hoặc 4 mm/phút.
- Xác định độ ẩm mẫu thử.
- Tính tốn kết quả:
+ Giới hạn bền khi nén dọc thớ của mỗi mẫu, tính theo kG/cm2, được
tính theo cơng thức sau:
w 

Pmax
ab

Trong đó:
Pmax Tải trọng cực đại, kG
a, b

Kích thước mặt cắt ngang của mẫu, cm

(2.17)



19
+ Giới hạn bền khi nén dọc thớ ở độ ẩm 12% được tính theo cơng thức
sau:
12   w 1  w 12

(2.18)

Trong đó:
w

Độ ẩm của gỗ lúc thử, %



Hệ số hiệu chỉnh tạm thời lấy bằng 0,04

2.4.3.2. Phương pháp xác định giới hạn bền khi kéo dọc
Xác định giới hạn bền khi kéo dọc theo TCVN 364-70.
Cách tiến hành:
- Đo mẫu xác định tiết diện ngang tại vị trí giữa mẫu rồi thử trên máy.
- Xác định độ ẩm mẫu thử.
- Tính tốn kết quả:
+ Giới hạn bền khi kéo dọc thớ:
w 

Pmax
kG / cm2
ab


(2.19)

Trong đó:
Pmax Tải trọng cực đại, kG
a,b

Kích thước mặt cắt ngang tại phần làm việc, cm

+ Giới hạn bền khi kéo dọc thớ ở độ ẩm 18%:
18   w 1  w 18

(2.20)

Trong đó:
w

Độ ẩm của mẫu, %

α

Hệ số hiệu chỉnh tạm thời lấy bằng 0,015

2.4.3.3. Phương pháp xác định giới hạn bền khi uốn tĩnh
Xác định giới hạn bền khi uốn tĩnh được thực hiện theo TCVN 365-70.
Kích thước mẫu theo hướng xuyên tâm, tiếp tuyến và dọc thớ: 20x20x30mm.


20
Để tiết kiệm thời gian và mẫu thử thì thử uốn tĩnh được tiến hành sau khi thử

xác định mô đun đàn hồi khi uốn tĩnh.
Cách tiến hành:
- Đo mẫu tại điểm giữa chiều dài mẫu. Đo chiều rộng mẫu (b) theo
phương xuyên tâm và chiều cao (h) theo phương tiếp tuyến đối với phép thử
theo hướng tiếp tuyến và đo chiều rộng mẫu (b) theo phương tiếp tuyến và
chiều cao (h) theo phương xuyên tâm đối với phép thử theo hướng xuyên tâm.
- Tiến hành thử trên máy thử vạn năng, khoảng cách giữa hai gối đỡ
bằng 15 lần chiều cao mẫu; có một dao truyền lực ở giữa, mẫu chịu tải đến
khi bị gãy; tốc độ tăng tải 500±100kG/phút hoặc 10 mm/phút.
- Xác định độ ẩm mẫu thử.
- Tính tốn kết quả thử:
+ Giới hạn bền khi uốn tĩnh, tính theo kG/cm2, được tính theo cơng
thức sau:
w 

Pmaxl
bh2

2

(2.21)

Trong đó:
Pmax Tải trọng tối đa, kG
l

Khoảng cách giữa hai gối tựa, cm

b


Chiều rộng của mẫu, cm

h

Chiều cao của mẫu, cm

+ Giới hạn bền khi uốn tĩnh ở độ ẩm gỗ 12%, được tính theo cơng thức
sau:
12   w 1  w  12

Trong đó:
w

Độ ẩm của mẫu khi thử, %

α

Hệ số hiệu chỉnh bằng 0,04 kG/cm2.

(2.22)


21
2.4.3.4. Phương pháp xác định mô đun đàn hồi khi uốn tĩnh
Mô đun đàn hồi khi uốn tĩnh được xác định theo TCVN 370-70 Gỗ Phương pháp xác định các chỉ tiêu biến dạng đàn hồi.
Cách tiến hành:
- Đo kích thước mẫu theo quy định: Đo chiều rộng mẫu (b) theo
phương xuyên tâm và chiều cao (h) theo phương tiếp tuyến đối với phép thử
theo hướng tiếp tuyến và đo chiều rộng mẫu (b) theo phương tiếp tuyến và
chiều cao (h) theo phương xuyên tâm đối với phép thử theo hướng xuyên tâm.

- Sử dụng đinh để gim vào mẫu theo quy định.
- Tiến hành thử trên máy thử vạn năng có gắn đồng hồ đo độ võng,
khoảng cách giữa hai gối đỡ bằng 15 lần chiều cao mẫu; có một dao truyền
lực ở giữa, mẫu chịu tải trong phạm vi 20 kG đến 80 kG, lặp lại 6 lần, xác
định độ võng của mỗi lần lặp; tốc độ tăng tải 500±100kG/phút hoặc 10
mm/phút.
- Xác định độ ẩm mẫu thử.
- Tính tốn kết quả thử:
+ Mơ đun đàn hồi khi uốn tĩnh, tính theo kG/cm2, được tính theo cơng
thức sau:
Pl
Ew 
4bh3 f

3

(2.23)

Trong đó:
Pmax Tải trọng tối đa, kG
l

Khoảng cách giữa hai gối tựa, cm

b

Chiều rộng của mẫu, cm

h


Chiều cao của mẫu, cm

+ Giới hạn bền khi uốn tĩnh ở độ ẩm gỗ 12% được tính theo cơng thức
sau:


22
E12  Ew 1   w  12

(2.24)

Trong đó:
w

Độ ẩm của mẫu khi thử, %

α

Hệ số điều chỉnh bằng 0,01x103kG/cm2

2.4.3.5. Phương pháp xác định công riêng khi uốn va đập
Xác định công riêng khi uốn va đập theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Cách tiến hành:
- Đo chiều rộng a và chiều cao h tại điểm giữa chiều dài mẫu rồi tiến
hành thử trên máy.
- Xác định độ ẩm của mẫu thử.
- Công làm gẫy mẫu được xác định theo công thức:
Aw 

Q

bh2

(2.25)

Trong đó:
b

Chiều rộng mẫu, cm

h

Chiều cao của mẫu, cm

2.4.3.6. Phương pháp xác định giới hạn bền khi trượt dọc thớ
Xác định giới hạn bền khi trượt theo TCVN 367-70.
Cách tiến hành:
- Đo mẫu xác định kích thước bề rộng mặt trượt (b) và chiều dài mặt
trượt (l).
- Thử trên máy thử vạn năng, tốc độ truyền tải 1250±250kG/phút hoặc
4mm/phút.
- Xác định độ ẩm mẫu thử.
- Tính tốn kết quả:
+ Xác định giới hạn bền khi trượt dọc tính theo kG/cm2 theo công thức:
w 

Pmax
bl

(2.26)



×