Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên thực vật tại trạm đa dạng sinh học mê linh tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.69 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐÀO VIỆT TRUNG

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC
MÊ LINH, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP



Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐÀO VIỆT TRUNG


NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC
MÊ LINH, TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.68

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN MINH HỢI


Hà Nội, 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan những số liệu trình bày trong luận văn là của
chính tác giả, không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2012

Tác giả

Đào Việt Trung


ii

LỜI CÁM ƠN
Được sự nhất trí của Khoa Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Lâm

nghiệp, tôi đã triển khai thực hiện đề tài "Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý
tài nguyên thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc”.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Trường Đại học Lâm nghiệp, q thầy giáo,
cơ giáo trong và ngồi trường đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong q trình
học tập và thực tập làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS. TS. Trần Minh Hợi Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam) đã giúp tôi định hướng đề tài nghiên cứu và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Được sự giúp đỡ của và tạo điều kiện của các thầy cơ trong phịng Tài
ngun thực vật, Phòng thực vật, các cán bộ thuộc Trạm Đa dạng sinh học Mê
Linh – Vĩnh Phúc, cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động
viên, giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn này.

Mặc dù bản thân đã có nhiều nỗ lực, cố gắng song luận văn này chắc
chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để bản
luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Đào Việt Trung


năm 2012


iii

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................i
LỜI CÁM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH......................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................3
1.1. Tình hình nghiên cứu tài nguyên thực vật trên thế giới.............................3
1.2. Tình hình nghiên cứu tài nguyên thực vật ở Việt Nam..............................6
1.3. Tình hình nghiên cứu ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh -Vĩnh Phúc......9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................11
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................11
2.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................11
2.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................11

2.2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................11
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................11
2.3.1. Tính đa dạng của tài nguyên thực vật tại Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh
Vĩnh Phúc....................................................................................................... 11


iv

2.3.2. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên
cứu...................................................................................................................12
2.3.3. Sự đa dạng về nguồn gen quý hiếm của tài nguyên thực vật tại Trạm
ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc......................................................................12

2.3.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên thực vật tại
Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc............................................................12
2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................12
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................12
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật........................................................12
2.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn người dân........................................17
2.4.4. Đánh giá mức độ đe doạ.......................................................................19
2.4.5. Phương pháp chuyên gia.......................................................................19
2.4.6. Phương pháp đánh giá mức độ đe dọa..................................................19
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............................................................................20
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.....................................................................20

3.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................20
3.1.2. Địa hình.................................................................................................20
3.1.3. Địa chất - Thổ nhưỡng..........................................................................22
3.1.4. Khí hậu - thuỷ văn ................................................................................23
3.1.5. Hiện trạng thảm thực vật ......................................................................23
3.2. Tình hình dân sinh kinh tế........................................................................28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................30
4.1. Tính đa dạng của tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu.................30


v


4.1.1. Đa dạng về các bậc taxon của tài nguyên thực vật...............................30
4.1.2. Đa dạng về dạng thân.......................................................................... 33
4.2. Tình hình khai thác và sử dụng TNTV tại khu vực..................................33
4.2.1. Tình hình khai thác tài nguyên thực vật của cộng đồng........................33
4.2.2. Giá trị sử dụng của tài nguyên thực vật................................................35
4.2.2.1. Nhóm cây làm thuốc...........................................................................37
4.2.2.2. Nhóm cây cho gỗ................................................................................40
4.2.2.3. Nhóm cây ăn được .............................................................................41
4.2.2.4. Nhóm cây làm cảnh............................................................................41
4.2.2.5. Nhóm cây cho tinh dầu.......................................................................43
4.2.2.6. Nhóm cây cho dầu béo.......................................................................47
4.2.2.7. Nhóm cây lấy sợi................................................................................49

4.2.2.8. Nhóm cây cho tanin, nhựa, thuốc nhuộm...........................................50
4.2.2.9. Nhóm cây độc.....................................................................................53
4.3. Tính đa dạng về nguồn gen quý hiếm tại khu vực nghiên cứu.................54
4.3.1. Số lượng loài quý hiếm..........................................................................54
4.3.2. Thực trạng bảo tồn các loài quý hiếm...................................................55
4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật
tại khu vực nghiên cứu....................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết vắt

Nội dung

ĐDSH

Đa dạng sinh học


TNTV

Tài nguyên Thực vật

SĐVN

Sách Đỏ Việt Nam

VQG

Vườn quốc gia



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH
TT
1

Nội dung
Hình 3.1: Bản đồ địa hình Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh

Trang
21


Phúc
2

Hình 3.2: Bản đồ đa dạng thực vật Trạm ĐDSH Mê Linh

3

Bảng 4.1: Sự đa dạng về ngành, họ, chi, loài của tài nguyên 30

28


thực vật tại Trạm ĐDSH Mê Linh
4

Bảng 4.2: Mười họ giàu loài nhất tại Trạm ĐDSH Mê Linh, 31
Vĩnh Phúc

5

Bảng 4.3: Mười chi giàu loài nhất tại khu vực nghiên cứu

6


Bảng 4.4: Giá trị sử dụng của tài nguyên thực vật tại Trạm 36
ĐDSH Mê Linh –Vĩnh Phúc
Bảng 4.5: Số lượng các họ và loài cây làm thuốc tại Trạm 38

7

32

ĐDSH Mê Linh
8

Bảng 4.6: Một số loài gỗ quý hiếm của Trạm ĐDSH Mê Linh, 40

Vĩnh Phúc

9

42

10

Bảng 4.7. Các loài cây làm cảnh thuộc Họ Lan tại khu vực
nghiên cứu
Bảng 4.8: Nhóm các lồi cho tinh dầu tại khu vực nghiên cứu


11

Bảng 4.9: Nhóm lồi cho dầu béo tại khu vực nghiên cứu

47

12

Bảng 4.10: Các loài cây cho sợi tại Trạm ĐDSH Mê Linh, 49

43


Vĩnh Phúc
13

Bảng 4.11: Các loài cây cho tanin, nhựa, nhuộm tại khu vực

51

nghiên cứu
14

Bảng 4.12: Các loài cây độc tại Trạm ĐDSH Mê Linh


53

15

Bảng 4.13: Danh sách các loài cây nằm trong Sách Đỏ Việt

54

Nam tại Trạm ĐDSH Mê Linh, Vĩnh Phúc


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng những thực vật xung quanh để đáp
ứng nhu cầu sống hàng ngày của mình về ăn, mặc, ở, đi lại, chữa bệnh, tăng
cường sức khoẻ và giải trí… Đồng thời tìm mọi cách để cải tạo và phát triển
chúng thoả mãn các nhu cầu ngày càng cao, ngày càng hồn thiện của mình.
Ngày nay, rất nhiều lồi thực vật lại là nguyên liệu không thể thiếu được cho
nhiều ngành công nghiệp (dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp dệt,
giấy sợi…). Nhiều loài thực vật cũng là nguồn thức ăn cho động vật nói
chung, đặc biệt là các gia súc (trâu, bị, lợn, ngựa…), gia cầm (gà, vịt…), cơn
trùng có ích (ong mật), chim thú…
Thảm thực vật nói chung và nhiều lồi thực vật nói riêng có tác dụng giữ

đất, chắn gió, chắn cát làm trong sạch bầu khơng khí, bảo vệ mơi trường…
hồn thành chu trình biến đổi vật chất trong thiên nhiên. Đời sống xã hội ngày
càng cao, trình độ khoa học cơng nghệ ngày càng phát triển, con người ngày
càng nhận ra vai trị vơ cùng quan trọng của thực vật trong hệ sinh thái và là
một trong những yếu tố vô cùng quyết định đối với môi trường sống (việc
trồng cây gây rừng, bảo vệ các thảm thực vật rừng có tác động quyết định đối
với điều kiện sống và sự tồn tại của giới tự nhiên cũng như xã hội lồi người).
Do đó, việc điều tra, nghiên cứu tài nguyên thực vật làm cơ sở khoa học
cho khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài
nguyên, phát hiện những cây kinh tế mới, phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, góp phần bảo vệ và phục hồi rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học là việc
làm hết sức cần thiết.

Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) được thành lập theo Quyết
định số 1063/QĐ-KHCNQG ngày 6 tháng 8 năm 1999 của Giám đốc Trung
tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, hiện nay nằm trong địa phận
của xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích là 170,3


2

ha. Theo kết quả điều tra bước đầu của một số nhà thực vật học, hệ thực vật
tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh và vùng phụ cận khá phong phú, với hơn
1000 lồi thực vật [16,25]. Nhằm góp phần xây dựng và tổng hợp một cách
khoa học số liệu nguồn tài nguyên thực vật tại đây, đặc biệt là sự đa dạng các

nguồn gen quý hiếm và tình trạng bảo tồn, từ đó nghiên cứu đề xuất các giải
pháp giúp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật tại đây, chúng tôi
đã chọn đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên thực vật
tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc”.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu tài nguyên thực vật trên thế giới
Đời sống con người gắn liền với cây cỏ xung quanh. Từ tiền cổ con

người đã biết hái lượm các sản phẩm thực vật (để ăn, mặc, chữa bệnh, làm
lều, nhà, làm công cụ…). Đồng thời với q trình tiến hố và phát triển của
mình, con người cũng cải tạo những cây có ích theo những nhu cầu sống khác
nhau (gây trồng, tạo giống, chăm bón, thuần hố…) tạo nên tập đồn cây
trồng (lúa, ngơ, khoai, mì, đậu, lạc, các cây ăn quả, các cây công nghiệp…).
Nhiều tác giả đã cho rằng lịch sử nghiên cứu thực vật trên thế giới có quan hệ
chặt chẽ với lịch sử phát triển của Trung Quốc, Ai Cập, La Mã, Hy Lạp và
Đông Ả Rập cổ đại.
Đồng thời với sự phát triển của khoa học, công nghệ nói chung, các dẫn
liệu về tìm kiếm khai thác, chế biến, gây trồng … tài nguyên thực vật đã dần
được tích luỹ, khái quát…; con người đã đi tới những giả thuyết, những lý
thuyết trên cơ sở hệ thống hoá những tư liệu và cuối cùng là những quy luật.

Từ những năm cuối thế kỷ XX, nhiều tạp chí khoa học chuyên về tài
nguyên thực vật đã được xuất bản ở hầu hết các nước trên thế giới.
Ở Trung Quốc, từ những năm 50 của thế kỷ XX, các phòng nghiên cứu
về tài nguyên thực vật đã được thành lập và phát triển ở hầu hết các viện
nghiên cứu về thực vật thuộc hệ thống Viện Hàn lâm khoa học. Năm 1961,
Trung Quốc đã xuất bản bộ sách “Trung Quốc kinh tế thực vật chí” với 2 tập
gồm khoảng 3.000 loài.
Những năm gần đây, được sự tài trợ của Hà Lan, Cộng đồng Châu Âu và
một số tổ chức quốc tế, các nước Đông Nam Á đã cùng nhau thành lập một
chương trình nhằm biên soạn bộ Cẩm nang về tài nguyên thực vật trong khu



4

vực (Plant Resources of South-East Asia - viết tắt là PROSEA) trong thời
gian từ 1987 - 2000 và sẽ biên tập khoảng 5.000 lồi cây thuộc 20 nhóm.
Sự giàu có và đa dạng của giới thực vật trên trái đất là nguồn tài nguyên
quý giá của nhân loại. Các nhà thực vật học đã dự đốn số lồi thực vật bậc
cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000 lồi [30].
Năm 1965, Al. A. Phêđơrốp đã dự đốn trên thế giới có khoảng:
300.000 lồi thực vật Hạt kín
5.000 - 7.000 loài thực vật Hạt trần
6.000 - 10.000 loài Quyết thực vật
14.000 - 18.000 loài Rêu

19.000 - 40.000 loài Tảo
15.000 - 20.000 loài Địa y
85.000 - 100.000 loài Nấm và các loài thực vật bậc thấp khác
Nhiều nhà thực vật, di truyền, nông nghiệp đã đưa ra các con số thống kê
ước đốn số lồi thực vật ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Năm 1962 G.N. Slucop đã đưa ra số lượng các loài thực vật Hạt kín phân
bố ở các châu lục như sau:
Châu Mỹ: có khoảng 97.000 lồi, trong đó:
Canađa + Hoa Kỳ

25.000 lồi


Mêhicơ + Trung Mỹ

17.000 loài

Nam Mỹ

56.000 loài

Đất lửa + Nam Cực

1.000 loài


Châu Âu: có khoảng 15.000 lồi, trong đó:
Trung và Bắc Âu

5.000 lồi

Nam Âu, vùng Bancăng và Capcadơ10.000 lồi
Châu Phi: có khoảng 40.500 lồi, trong đó:
Các vùng nhiệt đới ẩm 15.500 lồi


5


Madagasca

7.000 loài

Nam Phi

6.500 loài

Bắc Phi + Angieri, Marốc và vùng phụ cận khác: 4.500 loài
Abit xini

4.000 loài


Tuynidi và Ai Cập

2.000 lồi

Xomali và Eritrea

1.000 lồi

Châu Á: có khoảng 125.000 lồi, trong đó:
Đơng Nam Á


80.000 lồi

Các khu vực nhiệt đới Ấn Độ

26.000 lồi

Tiểu Á

8.000 lồi

Viễn Đơng thuộc Liên bang Nga,
Triều Tiên, Đơng Bắc Trung Quốc


6000 lồi

Xibêria thuộc liên bang Nga,
Mơng Cổ và Trung Á

5.000 lồi

Châu Úc: có khoảng 21.000 lồi, trong đó:
Đơng Bắc Úc

6.000 loài


Tây Nam Úc

5.500 loài

Lục địa Úc

5.000 loài

Taxman và Tân Tây Lan

4.500 loài


Tuy số loài thực vật rất lớn, song đến nay số loài đã được sử dụng, được
nghiên cứu hoặc trồng trọt lại rất nhỏ, chúng chỉ chiếm trên dưới 10% (từ
25.000 - 30.000 lồi). Trong đó số loài được sử dụng nhiều và tương đối
thường gặp vào khoảng 12.000 loài [30].
Hầu hết các loài thực vật bậc cao đang được gây trồng và khai thác cho
các nhu cầu khác nhau phổ biến hiện nay là có nguồn gốc từ châu Á (chủ yếu
là Nam và Đông Nam Á) - chiếm 65 - 70%; tiếp đến là từ châu Mỹ 18 - 20%,
ở châu Âu vào khoảng 11 - 12%, còn ở châu Phi và châu Úc chỉ độ 4 - 5%.


6


Như vậy tiềm năng về nguồn tài nguyên thực vật ở từng khu vực nói chung và
ở Đơng Nam Á nói riêng vơ cùng lớn nếu rừng cịn được bảo vệ và hạn chế
khai thác.
1.2. Tình hình nghiên cứu tài nguyên thực vật ở Việt Nam
Kinh nghiệm khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật đã được tổ tiên
ta tích luỹ từ xa xưa. Những phát hiện ở nhiều nơi trên đất nước ta về khảo cổ
đã khẳng định từ khoảng trên 5.000 năm trước đây (3.000 năm trước Công
nguyên) cha ông ta đã biết trồng lúa, dùng tre, song mây làm công cụ. Nền
công nghiệp lúa nước cũng đã được hình thành và phát triển từ khoảng 2.500
- 3.000 năm trước đây. Nền nông nghiệp lâu đời ở nước ta đã lại ngày càng
phát triển, nguồn tài nguyên càng đa dạng, càng phong phú do những yếu tố

sau: Đất nước ta nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu gió mùa, ẩm; điều kiện
địa hình đa dạng nên hệ thực vật càng phong phú và đa dạng; nước ta có
nhiều dân tộc khác nhau. Ngồi các dân tộc sống định cư tại chỗ (Việt,
Mường, Tày…) thì cịn có nhiều dân tộc có tập quán du canh du cư hoặc được
di cư từ nhiều vùng khác nhau đến (dân tộc Thái từ khoảng thế kỷ IV trước
Công nguyên, dân tộc Mông từ khoảng thế kỷ XI - XVI…), mỗi dân tộc đều
chọn lọc, gieo trồng những giống cây phù hợp với nhu cầu sống của mình và
có bản sắc sử dụng thực vật khác nhau; nền kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp,
hái lượm tự cấp tự túc bắt buộc con người phải tìm kiếm, chọn lựa các lồi
thực vật có giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng các nhu cầu sống của mình;
sự giao lưu với các nước, các dân tộc và sự xâm lược của thực dân cũng đã
làm phong phú thêm nguồn tài nguyên thực vật hiện có ở nước ta.

Đến nay một số lồi cây trồng vẫn chưa có đủ căn cứ để khẳng định là
cây nhập nội hay là cây bản địa. Ví dụ cây Bơng có nguồn gốc từ Ấn Độ,
nhưng đã lại có mặt ở nước ta từ đầu Cơng ngun, cây Khoai lang được ghi


7

nhận có ở nước ta từ thế kỷ XIII (trước khi Cristop Cơlơng phát hiện ra châu
Mỹ).
Có thể nói dân tộc Việt Nam đã có kinh nghiệm, có truyền thống lâu đời
về khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thực vật. Như vậy có thể tạm phân
chia thành 3 thời kỳ lớn:

Thời kỳ từ ngày dựng nước đến trước khi bị thực dân Pháp xâm lược.
Tiêu biểu nhất trong giai đoạn lâu dài này là các cơng trình về cây thuốc của
Tuệ Tĩnh (Thế kỷ XV) và Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ XVIII).
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta. Để khai thác thuộc địa, thực
dân Pháp đã cho điều tra các cây cung cấp nguyên liệu (cây làm thuốc, cây có
sợi, cây có dầu béo, cây có tinh dầu, cây lấy gỗ…). Đồng thời với việc biên
soạn và xuất bản bộ Thực vật chí đại cương Đơng Dương (Flore générale de
L’Indochine) thì các tập sách khác về tài nguyên thực vật cũng được công bố
(Danh mục các sản phẩm thực vật ở Đông Dương (Catalogue des produits de
l’Indochine) được xuất bản liên tục 6 tập từ 1917 đến 1941, rồi các tập Cây gỗ
ở Đông Dương…). Cũng trong thời gian này, nhiều trại thí nghiệm được
thành lập, nhiều loại cây trồng mới (Cao su, Cà phê, Cọ dầu, Ca cao, Cơla,

Canh ký na, Ĩc chó…) được nhập nội và phát triển thành những đồn điền.
Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay, nhất là sau năm 1954 và đặc
biệt sau khi thống nhất đất nước, công tác điều tra nghiên cứu nhập nội và
thuần hoá tài nguyên thực vật được đẩy mạnh và mở rộng. Nhiều Viện nghiên
cứu, nhiều trường Đại học, nhiều ngành sản xuất cùng tiến hành nghiên cứu,
khai thác, sử dụng tài nguyên thực vật để phục vụ cho quốc kế dân sinh.
Nhiều cơng trình nghiên cứu được cơng bố. Song bên cạnh những thành cơng
cịn bộc lộ nhiều nhược điểm, đó là: Phạm vi nghiên cứu rộng, nhưng chưa
sâu và thiếu hệ thống nên chưa đề ra được các biện pháp khai thác, sử dụng,


8


phát triển toàn diện đạt hiệu quả cao đối với từng đối tượng, từng cây tài
nguyên; chưa nghiên cứu đầy đủ tính đa dạng của từng lồi (về sinh học, sinh
thái, chất lượng sản phẩm…) cũng như các biện pháp bảo vệ; ít quan tâm đến
nguồn tài nguyên thực vật bậc thấp (tảo, ..) và nấm; chưa kết hợp chặt chẽ
việc khai thác, sử dụng với tái sinh, bảo vệ, phát triển; chưa quan tâm đầy đủ
đến việc sử dụng hợp lý, toàn diện và tổng hợp với từng loại tài ngun; ít
quan tâm tới nghiên cứu thuần hố và tuyển chọn giống; chưa quan tâm đến
công tác tổng kết, phân tích và hệ thống hố các dẫn liệu đã có; các phương
pháp nghiên cứu cịn thiếu đồng bộ, sự phối hợp giữa các cơ sở, các lĩnh vực
nghiên cứu còn thiếu chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao.
Ở nước ta, trong “Thực vật chí đại cương Đơng Dương” (Flore Générale

de l’Indochine) và các tập bổ sung tiếp theo đã mơ tả và ghi nhận có khoảng
trên 240 họ với khoảng trên 7.000 lồi thực vật bậc cao có mạch [29]. Những
năm gần đây, nhiều nhà thực vật đã dự đốn con số đó có thể lên tới 10.000
đến 12.000 lồi. Trên cơ sở những thơng tin mới nhất và những căn cứ chắc
chắn, năm 1997, Nguyễn Tiến Bân đã giới thiệu khái quát những đặc điểm cơ
bản của 265 họ và khoảng 2.300 chi thuộc ngành Hạt kín ở nước ta [1,2]. Sau
đó, Phan Kế Lộc (1998) đã kiểm kê và ghi nhận trong Hệ thực vật Việt Nam
đã biết được 9.653 lồi thực vật bậc cao có mạch mọc tự nhiên. Chúng thuộc
về 2.011 chi và 290 họ. Nếu kể cả khoảng 733 loài cây trồng đã được nhập
nội thì tổng số lồi thực vật bậc cao có mạch biết được ở Việt Nam hiện đã
lên tới 10.386 loài, thuộc 2.257 chi và 305 họ, chiếm khoảng 7% tổng số loài,
15% tổng số chi và 57% tổng số họ của tồn thế giới. Cũng do điều kiện khí

hậu và địa hình đa dạng, đặc thù; nên hệ thực vật nước ta có thành phần lồi
khá phong phú mang cả yếu tố của thực vật nhiệt đới ẩm Inđônêxia Malaysia, yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới nam Trung Hoa
và yếu tố của thực vật Ấn Độ - Trung Quốc và Nam Tiểu Á.


9

Theo thống kê bước đầu của một số nhà khoa học thì có khoảng 1.800 2.000 lồi cây mọc tự nhiên trong rừng đã được khai thác để lấy gỗ, để đan
lát, để làm thuốc, để trồng làm cây bóng mát hoặc làm cảnh, lấy lá lợp nhà,
làm bánh... [7,8,11,13,21]. Rất nhiều cây trồng từ lâu đời (khoảng 250 loài) là
có nguồn gốc tại chỗ, song cũng có một số lượng lớn loài (khoảng trên 700
loài) được nhập từ những khu vực khác nhau trên thế giới. Các cây trồng

được nhập từ các vùng khác nhau trên thế giới thì chủ yếu lại là những lồi có
nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Trung và Nam châu Mỹ (Ngô, Khoai tây, Sắn,
Khoai giềng, Cà chua, Su su, Dứa tây, Ổi, Na, Vú sữa, Hồng xiêm, Cao su…);
sau đó là từ cận nhiệt đới, ôn đới ẩm Trung Hoa - Nhật Bản (Cam, Qt, Vải,
Hồng, Quất, Đỗ tương, Ĩc chó, Dẻ trùng khánh, Rau cải, Tam thất, Xuyên
khung, Đỗ trọng…), từ vùng nhiệt đới châu Phi có Vừng, Thầu dầu, Cà phê,
Xà cừ, Cọ dầu…; từ vùng bán đảo Indostan có Xồi, Me, Cam, Chanh, Mía,
Đay xanh, Bơng, Cà, Mướp, nhiều loại đậu, rau thơm…; từ vùng ơn đới lạnh
châu Âu có rau mùa đông, hoa Cẩm chướng, hoa Lay ơn, Dâu tây…; từ Địa
Trung Hải có đậu Hà lan, Bắp cải, Xu hào, Thìa là…; từ Inđơnêxia và vùng
phụ cận có Hồ tiêu, Ngọc lan trắng, Hồng lan…; cịn từ châu Úc thì có Phi
lao, Bạch đàn các loại…

Nói tóm lại, nguồn tài nguyên thực vật ở nước ta khá phong phú, đa dạng
và đang được các nhà khoa học giả quan tâm và nghiên cứu.
1.3. Tình hình nghiên cứu ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh -Vĩnh Phúc
Đa dạng thảm thực vật: các quần xã thực vật và cấu trúc
Các quần xã thực vật ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh thuộc nhóm
quần hệ rừng thường xanh nhiệt đới gió mùa, bao gồm các cây gỗ thường
xanh chiếm ưu thế, phát triển tốt dưới chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa trên
các loại hình thổ nhưỡng khác nhau. Lớp phủ thực vật tự nhiên được chia
thành 4 trạng thái đặc trưng sau: trảng cỏ, trảng cây bụi, rừng thứ sinh kín và


10


rừng thứ sinh thưa. Ngoài thảm thực vật tự nhiên cịn có một số quần xã rừng
trồng.
Đa dạng lồi thực vật
Kết quả nghiên cứu của đề tài (2001-2005) cho thấy, hệ thực vật Trạm
ĐDSH Mê Linh gồm 172 họ, 669 chi với 1230 loài thuộc 5 ngành Thực vật
bậc cao có mạch.
Điều tra, nghiên cứu Lâm sản ngồi gỗ
Nguồn tài nguyên thực vật ngoài gỗ (cây làm thuốc nhuộm màu, cây có
tinh dầu,…) tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc.



11

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhóm tài nguyên thực vật tại Trạm Đa
dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
2.2.1. Mục tiêu chung
Góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải
pháp tổ chức quản lý bền vững tài nguyên thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học

(ĐDSH) Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được sự đa dạng nguồn tài nguyên thực vật tại Trạm ĐDSH
Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đánh giá được thực trạng và tiềm năng nguồn TNTV cũng như ảnh
hưởng của nguồn tài nguyên này đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng
dân cư tại khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đánh giá được sự đa dạng về nguồn gen quý hiếm của tài nguyên thực
vật tại đây, cũng như tình trạng bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát triển
nguồn tài nguyên thực vật tại đây.
2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Tính đa dạng của tài nguyên thực vật tại Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Đa dạng về các bậc taxon của tài nguyên thực vật.


12

- Đa dạng về dạng thân.
2.3.2.Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật tại khu vực
nghiên cứu
- Tình hình khai thác TNTV.
- Phân loại giá trị sử dụng của tài nguyên thực vật.

2.3.3. Tính đa dạng về nguồn gen quý hiếm của tài nguyên thực vật tại
Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số lượng loài quý hiếm.
- Tình trạng bảo tồn.
2.3.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên thực vật tại
Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa có chọn lọc các số liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan
tới vấn đề nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, tài nguyên thực vật của khu vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã
có, các báo cáo khoa học (Các nghiên cứu về đa dạng sinh học tại Trạm Đa

dạng sinh học Mê Linh của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật - Viện khoa
học và công nghệ Việt Nam, Danh lục thực vật Mê Linh; các đề tài, luận văn
nghiên cứu về Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc.)
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật
2.4.2.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Các bước điều tra cụ thể như sau:
a. Sơ thám khu vực điều tra:
Trước khi quyết định các tuyến điều tra, dựa vào bản đồ, chúng tôi tiến
hành khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu, đánh giá nhanh hiện trạng rừng, hiện


13


trạng tài nguyên đất đai trong khu vực, xác định các tuyến điều tra trên bản đồ
và lập kế hoạch điều tra. Cụ thể, đề tài đã phân chia được 9 dạng sinh cảnh
chính để điều tra, các dạng sinh cảnh này phản ánh những đặc trưng riêng biệt
của hệ thống sinh thái, cảnh quan của khu vực nghiên cứu như: rừng tự nhiên,
sông suối, nương rẫy, đồng ruồng, khu canh tác...
b. Điều tra tuyến
Trong khu vực điều tra, dựa vào đặc điểm địa hình cụ thể để xác định
các tuyến điều tra và số lượng tuyến điều tra. Trong đó các tuyến điều tra phải
đại diện cho các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu. Cụ thể trên mỗi sinh cảnh
đại diện thiết lập 3 tuyến điều tra, chiều dài tuyến 1-1,5 km, trên các tuyến
chính mở thêm 1-2 tuyến phụ rồi tiến hành điều tra trong phạm vi 10m dọc

hai bên tuyến.
Trên các tuyến điều tra, tiến hành ghi chép đặc điểm các tác động tự
nhiên hay do con người tác động lên hệ thực vật, quan sát sự thay đổi của sinh
cảnh trên tuyến điều tra, thống kê các loài cây bắt gặp trên tuyến và khu vực
lân cận tuyến. Kết quả điều tra trên tuyến được ghi theo mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 2.1 : Điều tra thực vật theo tuyến
Số hiệu tuyến………………..

Người điều tra……………

Bắt đầu………. Kết thúc………


Ngày điều tra…………….

TT

Tên địa

Tên phổ

phương

thông


Dạng sống

Công dụng

Kiểu thảm
thực vật

01
...
Tất cả các thơng tin khác có liên quan đến các lồi cây khi bắt gặp
chúng như: tình trạng sống, vị trí mọc, mật độ, sinh trưởng…đều được ghi lại
bên cạnh phiếu điều tra để phục vụ công tác nghiên cứu chi tiết. Ngoài ra, sử



14

dụng máy ảnh để ghi lại những thông tin cần thiết.
c. Điều tra các loài cây quý hiếm:
Điều tra các loài cây quý hiếm là một nội dung quan trọng trong quá trình
điều tra theo tuyến, là cơ sở để đánh giá về tình hình sinh trưởng và tình trạng
bảo tồn các loài cây quý hiếm tại đây.
Mẫu phiếu điều tra cây quý hiếm như sau:
Mẫu biểu 2.2: Phiếu điều tra cây quý hiếm
1. Số


………….. ………

hiệu:

………...... ………

Ngày:

……………….....

Địa điểm:Tỉnh:………Huyện:………Xã:…………Xóm, bản:……………

Cơ quan quản lý:………………………………………………
2. Tên loài (Việt Nam):……………………Tên loài (Khoa học):……………
Họ: ………………………………………..………………………………
3. Đặc điểm hình thái:
- Dạng sống: ……………………………………..……………………………
- Chiều cao thân: ………………………………Đường kính thân: …………
- Vỏ thân: ……………………………………..………………………………
- Rễ, thân ngầm: ……………………………..………………………………
- Lá (màu sắc): ………………………………..………………………………
- Hoa (màu sắc, cấu tạo): ……………………………………………………
- Quả (màu sắc, cấu tạo): ……………………………………………………
- Hạt (màu sắc, cấu tạo): ………………………………………………………

- Các đặc điểm khác: …………………………………………………………
4. Giá trị: ………………………………………..……………………………
5. Đặc điểm sinh thái (thảm thực vật, đất đai, độ ẩm, độ cao, toạ độ,…): .....
6. Số lương tiêu bản: …………………………………………………………
Người thu thập thông tin


15

2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu đa dạng về thành phần loài
a - Thu mẫu:
Các mẫu vật được thu thập theo kinh nghiệm sử dụng của người dân

địa phương.
Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận, đặc biệt là
cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (đối với cây thảo nhỏ
hay dương xỉ). Các cây lớn thu từ 3 – 5 mẫu trên cùng một cây; các cây thảo
nhỏ và dương xỉ thì thu 3 – 5 cây (mẫu) sống gần nhau. Điều này là rất cần
thiết để bổ sung cho nhau trong quá trình định mẫu và trao đổi mẫu vật. Các
mẫu được thu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của
tiêu bản: 41 x 29 cm.
Đối với trường hợp mẫu tiêu bản không đầy đủ các tiêu chuẩn trên,
chúng tôi tiến hành thu thập các mẫu vật có thể (cành, lá, hoa, quả, hạt, rễ,
v.v.) các mẫu này không đủ cơ sở để xác định chính xác tên khoa học nhưng
có thể định hướng cho q trình thu thập thơng tin kèm theo và thu mẫu tiêu

bản bổ sung sau này. Phổ biến hơn cả là chúng tôi làm mẫu tiêu bản nhỏ.
Mẫu tiêu bản nhỏ: là mẫu tiêu bản thực vật khơng đủ tiêu chuẩn phân loại với
kích thước nhỏ, thuận tiện cho việc mang theo để so sánh, đối chiếu trong các
đợt điều tra, kích thước khoảng 20 x 30 cm, nhưng có những đặc điểm dễ
nhận biết.
Ngồi ra, chúng tôi cũng thu thập các mẫu thực vật dân tộc học – các
mẫu thực vật chứa đựng tri thức dân tộc như: Bộ phận dùng, các bộ phận có
đặc điểm để phân biệt bởi tri thức dân tộc, các sản phẩm có nguồn gốc từ thực
vật, v.v.
b - Ghi chép thông tin:
Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải được ghi chép ngay tại
hiện trường. Các thông tin về thực vật cần có như: Dạng sống, đặc điểm thân,



16

cành, lá, hoa, quả, v.v. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến các thông tin không thể
hiện được trên mẫu tiêu bản khơ như màu sắc hoa, quả khi chín, màu của
nhựa, dịch, mủ; mùi vị của hoa, quả nếu có để có thể nhận biết được. Ngồi
ra, các thơng tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh cảnh,
mật độ, người thu mẫu.
Các thông tin về thực vật dân tộc học được ghi chép thông qua tri thức
của người cung cấp thơng tin. Có thể phỏng vấn trực tiếp hay quan sát cách
thực hiện các tri thức đó để thu nhận thơng tin. Các thơng tin cần ghi là: Tên

dân tộc của cây, mục đích sử dụng, bộ phận sử dụng, cách khai thác, bảo quản
và sử dụng, nguồn gốc thông tin, v.v.
c - Xử lý mẫu:
Trong quá trình đi thực địa, các mẫu vật thu thập phải được cắt tỉa cho
phù hợp sau đó kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thước 45 x 30 cm) và được
ngâm trong dung dịch cồn 40 – 450 để mang về. Khi về, mẫu được lấy ra khỏi
cồn và được đặt giữa hai tờ báo khô, cứ như vậy thành từng tập, kẹp bằng kẹp
mắt cáo để mang đi phơi hoặc sấy khơ. Mẫu vật có thể được xử lý độc và
khâu hay không là tuỳ vào yêu cầu cụ thể.
d - Định tên:
Việc định tên được áp dụng theo phương pháp hình thái so sánh. Cơ sở
để xác định là dựa vào các đặc điểm phân tích được từ mẫu vật, các thơng tin

ghi chép ngồi thực địa, từ đó so sánh với các khố phân loại đã có hay với
các bản mơ tả, hình vẽ.
Các mẫu vật phức tạp, khơng có nhiều đặc điểm nhận biết sẽ được
chuyển cho các chuyên gia phân loại để giám định.
e - Lập danh lục:
Từ các mẫu vật đã có tiến hành lập danh lục thực vật, tên khoa học của
các loài được kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh lục các loài thực vật Việt


×