Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện tuy đức tỉnh đăk nông giai đoạn 2013 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN ĐÌNH MẠNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH TỔNG
THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH
ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2013-2020.

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VŨ NHÂM

Hà Nội, 2013


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy hoạch vùng lãnh thổ là một biện pháp tổng hợp về phân bố và phát
triển lực lượng sản xuất trên lãnh thổ của các vùng hành chính nhằm đáp ứng
các nhu cầu về phát triển tất cả các ngành kinh tế quốc dân trong vùng. Nhiệm
vụ chủ yếu của quy hoạch vùng là căn cứ vào các điều kiện xuất phát từ lịch


sử, hiện trạng và xu thế phát triển của vùng, luận chứng rõ được phương
hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của vùng, đồng thời phải đưa ra
được những chính sách thực hiện.
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện thuộc phạm trù quy hoạch
vùng lãnh thổ, được giới hạn trong đơn vị hành chính cấp huyện nhằm phát
huy ưu thế tổng thể của vùng, đạt được sự chung sống hài hòa giữa con người
với tự nhiên, làm cho kinh tế xã hội phát triển nhanh, ổn định và bền vững; bố
trí tống thể trong phạm vi một địa vực nhất định với nhiều phương án khác
nhau nhằm cung cấp cơ sở cho việc lựa chọn phương thức sử dụng đất đai của
vùng một cách thích hợp với nhiều cảnh quan khơng gian khác nhau.
Thực trạng quy hoạch phát triển KT-XH hiện nay ở Việt Nam đang
trong trạng thái thiếu bố trí tổng thể, toàn diện, tổng hợp đối với xây dựng
kinh tế và sử dụng đất của vùng, nên nhiều cơng trình xây dựng xong hoạt
động khơng hiệu quả, có nhiều cơng trình cơng nghiệp, nơng lâm nghiệp kể cả
giao thơng vận tải và phúc lợi xã hội phải đóng cửa hoặc tháo dỡ, di chuyển
đến vùng khác, gây lãng phí về tiền của. Chính vì lẽ đó mà nhiều lần Quốc
hội đã yêu cầu phải tiến hành quy hoạch bao gồm cả dự báo dài hạn và dự báo
lãnh thổ . Trong thực tiễn người ta quen làm dự báo dài hạn theo các chỉ tiêu
chung về phát triển ngành, mà nội dung quy hoạch vốn đã phức tạp lại tiến
hành sơ sài thiếu các luận chứng kiến thiết lãnh thổ theo không gian và thời
gian. Hơn nữa lại không được gắn liền với vấn đề sử dụng đất đây là vấn đề


2

nhất thiết phải được cải thiện trong thời gian tới. Mặc dù, Tuy Đức là một
huyện có những điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để thu hút đầu
tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Đất đai mầu mỡ, điều kiện
giao thông thuận tiện, tài nguyên rừng chiếm hơn 50%, giáp với nước
Cămpuchia... Nhưng, Tuy Đức lại là huyện có quy mơ nền kinh tế còn nhỏ, cơ

sở hạ tầng chưa đồng bộ, việc quy hoạch các vùng kinh tế và đơ thị cịn nhiều
bất cập. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu về quy hoạch tổng thể mới dừng lại
ở tầng vĩ mô ở cấp tỉnh và các nghiên cứu chỉ xét về một mặt cụ thể chứ chưa
có hướng giải quyết hồn thiện mọi mặt cho sự phát triển chung. Do đó, để
góp phần vào việc phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng và đây nhanh tôc độ
phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững tác giả thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng phương án Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tếxã hội huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013-2020”. với mục tiêu
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã
hội của huyện Tuy Đức trong giai đoạn tới, nhằm từng buớc nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người dân.


3

Chương 1- TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng luận các cơng trình đã cơng bố về vấn đề nghiên cứu.
*Trên thế giới
Trong nghiên cứu lãnh thổ thường nảy sinh những khái niệm khác nhau
khi sử dụng từ “quy hoạch”, có nơi hiểu quy hoạch là kế hoạch. Trên thực tế,
quy hoạch và kế hoạch gần nghĩa như nhau, bao hàm hai tầng nghĩa: một là
suy nghĩ phác họa miêu tả tương lai - giả tưởng căn cứ vào nhận thức hiện tại
đối với mục tiêu và trạng thái phát triển trong tương lai; hai là hành vi quyết
sách về trình tự và các bước hành động thực hiện mục tiêu tương lai [6].
Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện thuộc phạm trù quy
hoạch vùng lãnh thổ. Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện là quy
hoạch vùng lãnh thổ được giới hạn trong đơn vị hành chính cấp huyện. Vì quy
hoạch vùng lãnh thổ mang tính chất hành chính kinh tế [10].
Mục đích quy hoạch vùng lãnh thổ:
Quy hoạch vùng lãnh thổ nhằm xác định các biện pháp tổ chức lãnh thổ
và kinh tế, kỹ thuật để giải phóng và phát triển sức sản xuất, sử dụng hợp lý

và hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động tăng cường cơ sở hạ
tầng, khai thác các nguồn lực trong địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất
của xã hội, đáp ứng với yêu cầu đời sống của mọi người trong xã hội, góp
phần xây dựng nơng thơn mới và xã hội mới.
Nhiệm vụ của quy hoạch vùng lãnh thổ:
Xây dựng cơ cấu kinh tế đúng đắn để chun mơn hóa sản xuất và phát
triển tổng hợp.
Bố trí cơ cấu đất đai phù họp với cơ cấu kinh tế.
Xây dựng cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thơng, cơ khí, năng lượng và
dịch vụ sản xuất và đời sống). Tố chức lao động, xây dựng và phát triển các
ngành phù hợp với lợi ích xã hội. Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường.


4

Nguyên tắc của quy hoạch vùng lãnh thổ: Xây dựng nền kinh tế hàng
hóa phù hợp với nhu cầu xã hội và cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước. Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên đất, rừng và lao động một cách
có hiệu quả nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, giải phóng và phát triển sức
sản xuất.
Trên cơ sở phát triển kinh tế, giải quyết yêu cầu nâng cao đời sống văn
hóa, vật chất và tinh thần của mọi người.
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triến sản xuất và đời sống.
Xây dựng hệ thống các điểm dân cư, tạo điều kiện cho sự phát triển
đồng bộ về sản xuất, văn hóa đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng.
Áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại các giải pháp tổ
chức lãnh thổ và kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng
hiệu quả sản xuất xã hội.
Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa khai thác và sử dụng các nguồn tài

nguyên với việc bảo vệ môi trường sống.
Nội dung quy hoạch vùng lãnh thổ:
Điều tra đánh giá điều kiện cơ bản về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện.
+ Phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng trên các
mặt khó khăn, thuận lợi, tiềm năng và thách thức liên quan đến điều kiện cơ
bản, kỹ thuật và công nghệ.
+ Xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản.
+ Bố trí cơ cấu sử dụng đất
+ Xác định phương hướng, quy mô phát triển các ngành và các lĩnh
vực.
+ Bố trí các cơ sở kết cấu hạ tầng.


5

+Tổ chức sử dụng lao động.
+ Tổ chức các khu dân cư.
+ Bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
+ Ước tính nhu cầu vốn đầu tư cho phương án.
+ Dự tính hiệu quả của phươg án quy hoạch.
Quy hoạch vùng lãnh thổ ở một số quốc gia
Một số nước Đông Ấu và Châu Ấu
Liên Xô (cũ): Ở Liên xô (cũ), nghiên cứu tổ chức lãnh thổ (Quy hoạch)
thể hiện ở tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cả nước và các
vùng vĩ mô, đây cũng là cơ sở cho nghiên cứu quy hoạch vùng (ray-on-naia
plan-nhia-rôpka). Nội dung quy hoạch vùng gắn với quy hoạch đất đai, thực
hiện trên qui mô một tỉnh, một tiểu vùng. Những tư liệu luận chứng kinh tế kỹ
thuật này được chấp nhận là cơ sở khoa học cho công tác xây dựng kế hoạch.
Sơ đồ quy hoạch vùng thể hiện cơ cấu kiến trúc - quy hoạch, bảo đảm các

điều kiện hợp lý cho sự phát triển sản xuất, dịch vụ, xây dựng đô thị, sử dụng
hợp lý điều kiện tự nhiên và bảo vệ môi trường [6]. Phương hướng phát triển
kinh tế - xã hội phải gắn được với phương hướng sử dụng đất.
Quy mơ diện tích của bản quy hoạch vùng hành chính tỉnh (Liên Xơ cũ)
giới hạn trong phạm vi 0,1 triệu km2. Các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng... được bố trí từ việc hình thành mạng lưới các
điểm dân cư đô thị và nông thôn, kéo theo là các dịch vụ đời sống, các khu
văn hóa - vui chơi giải trí, nơi an dưỡng trên cơ sở sử dụng hợp lý quỹ đất,
nguồn nước, mơi trường,... Từ đó mới tiến hành sơ đồ thiết kế mặt bằng tỷ lệ
1/100 000, bố trí các cơ sở kinh tế xã hội trên mặt bằng nhỏ hơn 0,1 triệu km2,
thể hiện việc sử dụng đất chi tiết cho khu hành chính, khu công nghiệp, nhà
hát, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, các khu dân cư, các vành đai
giao thông vận tải, cảng biển, sông, nhà ga đường sắt, hàng không, kho tàng,


6

các vành đai nông nghiệp, khu xanh, khu đệm, khu dự phịng, bảo vệ mơi
trường (bản đồ tỷ lệ 1/25 000 - 1/50 000). Trên cơ sở bản thiết kế quy hoạch
này tiến hành quy hoạch các cụm công nghiệp, kế hoạch xây dựng mặt bằng
thành phố, vùng cây xanh (bản đồ tỷ lệ 1/1000-1/25000) [6].
Ở các nước phương Tây, các chương trình, dự án phát triển vùng đều
tiến hành dựa trên sơ đồ cơ cấu kiến trúc - quy hoạch vùng gắn với quy hoạch
sử dụng đất, dựa trên phương hướng mục tiêu phát triển (hay chiến lược) của
vùng vĩ mô [6].
Nội dung tổ chức lãnh thổ (organisation du territoire) ở nước Pháp là
chấn chỉnh lãnh thổ, chia cả nước thành 21 vùng, sau nâng lên thành 22 vùng,
95 tỉnh. Năm 1965 thành lập cơ quan chuyên trách về tổ chức lãnh thổ, lấy
mục tiêu cân bằng để chấn chỉnh lãnh thổ, khống chế dân số và ngành nghề
quá tập trung vào vùng Thủ đô Paris; sử dụng các biện pháp kinh tế và hành

chính để phát triển các vùng núi lạc hậu; chú trọng xây dựng đô thị mới, phát
triển du lịch và bảo vệ môi trường trên cơ sở các sơ đồ kiến trúc - quy hoạch
chi tiết tỉnh, thành phố [6].
Nghiên cứu phát triển vùng ở nước Anh thể hiện chủ yếu trong công tác
Kế hoạch hóa vùng (Regional Planning), nhằm sử dụng hợp lý quỹ đất quốc
gia trong chính sách định vị cơng nghiệp, nơng nghiệp, dịch vụ và các đô thị;
giải quyết những vấn đề cơ cấu liên ngành, liên vùng, liên ngành - liên vùng,
xây dựng các phương án phân vùng vĩ mô (11 và 16 vùng); với các chính sách
can thiệp thúc đẩy các vùng mới, cải thiện các vùng đình đốn [6].
Một sổ nước Châu Á
Malaysia: Phát triển kinh tế lãnh thổ ở Malaysia được tiến hành mạnh
từ năm 1972, Quốc hội phê chuẩn thành lập 7 vùng; cùng với sự chỉ đạo của
Bộ Tài nguyên đất và Phát triển vùng ở Trung ương, mỗi vùng có cơ quan
phát triển vùng chỉ đạo trực tiếp các trọng điểm, soạn thảo chiến lược phát


7

triển kinh tế xã hội, đưa ra các quyết định ngân sách đảm bảo thực thi các dự
án như một động lực thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối
trong công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội,
gắn kết các đơ thị lớn hình thành mạng lưới các cực tăng trưởng trong phát
triển vùng và các điếm dân cư ở các vùng biên giới [6].
Nhật Bản: Chương trình phát triển vùng ở Nhật Bản là một chương
mục trong kế hoạch tồn diện quốc gia, phải mang tính tồn diện, khơng chỉ
vì kinh tế xã hội, mà phải đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng hiệu quả quỹ đất quốc
gia, tài nguyên nước, năng lượng, giao thông..sau chiến tranh phải tập trung
vào những khu vực liền kề các thành phố lớn Tokyo - Osaka - Chibu, hình
thành vành đai Thái Bình Dương. Sau đó bố trí phân tán các cơng xưởng mới
ở ngoại vi các thành phố lân cận tạo thành các trung tâm công nghiệp mới,

khống chế đô thị lớn, chấn hưng địa phương theo loại hình phân tán nhiều
cực, khai thác các vùng định cư, nhằm phát triển cân đối tồn quốc. Phát triển
mạng lưới quốc gia có vai trò chiến lược trong gia tăng nguồn lực trên các
vùng chậm phát triển, kết họp chính sách cơng nghệ với chính sách vùng.
Chiến lược được thực hiện bởi các sơ đồ kiến trúc - quy hoạch cụ thể [6].
Trung Quốc: Khoảng 300 năm trước công nguyên, nước Trung Hoa đã
mô tả đất, nước và sản vật các vùng trên bản đồ, lấy sản xuất nơng nghiệp là
chính, xoay quanh các trung tâm là thành thị, có nhiều đường nhỏ chạy ngang
dọc, xung quanh là ruộng, vườn; ở thời kỳ đó đã tính đến bao nhiêu đất có thể
ni sống bao nhiêu người, xây dựng bao nhiêu thành thị thị trấn là thích hợp.
Sản vật đã mở rộng nhiều mặt hàng nơng lâm thủy sản, khống sản, thủ cơng
nghiệp; thành phố được khảo sát tại những nút giao thông quan trọng, đi lại
thuận lợi, hàng hóa giao lưu xuất nhập phồn vinh... Những mơ tả và phân tích
bố trí sản xuất và định cư đã phản ánh tư tưởng quy hoạch vùng, tuy còn sơ
lược.


8

Sau cách mạng công nghiệp, quy hoạch vùng là vấn đề kinh tế xã hội
đặt ra nhằm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và mở rộng
thành thị. Chủ xí nghiệp tự lựa chọn vị trí vùng cơng nghiệp, tuyến đường
giao thơng, vị trí vùng cảng.., gây nhiều lộn xộn và xung đột giữa sản xuất.
Dân số thành thị tăng nhanh, hình thành nhiều điểm dân cư, nẩy sinh mối
quan hệ giữa nội thị và ngoại ô, gắn với cơng trình giao thơng, cấp nước, xử
lý nước thải, giáo dục, bệnh viện, khu nghỉ ngơi, khu bảo vệ tự nhiên, đòi hỏi
phải tiến hành điều hòa xây dựng và quản lý đất đai. Ngày nay những nội
dung này được hoàn thiện với tên gọi là Quy hoạch vùng với sơ đồ “kiến trúc
- quy hoạch”.
Năm 1956, Ủy ban Xây dựng Quốc gia Trung Quốc thành lập Cục

Quản lý quy hoạch vùng và quy hoạch thành thị, đến 1958 - 1960 nhiều tỉnh
đã xây dựng Tổng sơ đồ và sơ đồ Phát triển và Phân bố lực lượng sản xuất và
Sơ đồ Quy hoạch vùng với sự giúp đỡ của đồn cố vấn Liên xơ.
Sau năm 1985, do sự thúc đẩy của công tác quy hoạch lãnh thổ quốc
gia, lấy chấn chỉnh khai thác tổng họp làm quy hoạch phát triển vùng các cấp,
triển khai toàn diện trong phạm vi cả nước. Theo nhận xét của các nhà khoa
học Trung Quốc thì hiện nay quy hoạch vùng của nước này cịn chưa hồn
tồn thốt khỏi sự trói buộc bởi tư tưởng của thể chế kinh tế cũ, còn mang
màu sắc kế hoạch và mệnh lệnh, phương án quy hoạch, chiến lược vĩ mơ q
nhiều mà tính hiện thực khả thi kém, do sự kết hợp phân tích định tính và
nghiên cứu định lượng chưa đầy đủ, đề xuất các chính sách cịn ít. Để khắc
phục những yếu kém, Trung Quốc đã đưa quy hoạch vào quỹ đạo lập pháp
pháp chế thay cho kế hoạch [6].
* Ở Việt Nam
Quy hoạch vùng lãnh thổ
Từ “quy hoạch” được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc khi giúp ta


9

xây dựng khu cơng nghiệp Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên trong những
năm 50 - 60 của thế kỷ trước; sau đó quy hoạch vùng lúa Đồng Bằng sơng
Hồng, vùng bị sữa Ba Vì... Trong khi đó, ở miền Nam sử dụng từ hoạch định
từ khi có khu cơng nghiệp Biên Hịa [6].
Về góc độ lãnh thổ, trong những năm 70, được sự giúp đỡ của Liên Xô,
để phân biệt với nội dung quy hoạch vùng thuộc phạm vi xây dựng cơ bản
như đã nêu ở trên, Nhà nước đã triển khai lập Tổng sơ đồ phát triển và phân
bố lực lượng sản xuất cho cả nước, sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản
xuất cho các ngành, các vùng vĩ mô và các tỉnh... Nhưng sau khi Liên Xơ tan
rã, đến năm 2000 chương trình này kết thúc. Từ đó đến nay cơng tác nghiên

cứu lãnh thổ được gọi là quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội vùng và tỉnh, làm
cở sở khoa học cho việc soạn thảo kế hoạch thuộc sự chỉ đạo của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, còn nhiệm vụ quy hoạch vùng như cơ cấu kiến trúc - quy
hoạch trước đây thuộc sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng thì nay chuyển đổi với tên
gọi là quy hoạch đô thị và nông thôn; đương nhiên vẫn phải dựa vào bản cơ
cấu kiến trúc - quy hoạch và phương hướng mục tiêu của quy hoạch tổng thể
kinh tế xã hội vùng [6].
Cho đến nay, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị hành chính:
Từ tồn quốc tới Tỉnh (Thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành phố
thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển, mỗi đơn vị đều phải
xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, quy hoạch phát
triển các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển văn hóa, xã
hội...[11].
Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH tỉnh thể hiện chiến lược phát
triển kinh tế xã hội tĩnh và những căn cứ xác định.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một khâu quan trọng
trong tồn bộ quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch phải


10

gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và làm căn cứ cho việc xây dựng
kế hoạch thực hiện.
Quy hoạch ngành và quy hoạch huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương phải căn cứ vào Chiến lược và định hướng quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội phải
được làm trước, tất cả các quy hoạch chi tiết như quy hoạch xây dựng hay quy
hoạch mặt bằng, quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, quy hoạch
khu công nghiệp ... phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội [3].
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh dựa trên chiến lược

phát triến của tỉnh và của Trung ương. Từ quy hoạch chiến lược phát triển của
tỉnh, vùng, Trung ương mới tiến hành nghiên cứu và xây dựng quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Như vậy, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội chính là sự cụ thể hoá của chiến lược phát triển [11].
Quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế tỉnh như là kim chỉ nam cho
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, để từ đó tỉnh đề xuất và
xây dựng các phương án quy hoạch cho các ngành nghề và các lĩnh vực. Như
vậy, mục tiêu tổng quát của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
một phần thể hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh [3].
Những căn cứ xác định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Quy hoạch tống thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước.
Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội
của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và các chủ trương phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng bộ tỉnh.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng.


11

Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp quốc gia).
Quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia liên
quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất của tỉnh giai
đoạn trước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu liên
quan [5].
Những căn cứ xác định quy hoạch tổng thể phát triển kỉnh tế - xã hội

của huyện.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Quy hoạch phát triển nông thôn mới.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện và các chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ huyện.
Quy hoạch tống thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp tỉnh).
Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh liên quan đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn trước
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài
liệu liên quan và dự báo trong tỉnh, huyện và các huyện lân cận [5].
Quy hoạch vùng chuyên canh.
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên
canh lúa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các vùng rau
thực phẩm cho các thành phố lớn, các vùng cây công nghiệp ngắn ngày (hàng
năm): Vùng bông Thuận Hải, vùng đay Hưng Yên, vùng thuốc lá Quảng An Cao Bằng, Ba vì - Hà Tây, Hữu Lũng - Lạng Sơn, Nho Quan - Ninh Bình,


12

vùng mía Vạn Điểm, Việt Trì, Sơng Lam, Quảng Ngãi... Các vùng cây công
nghiệp dài ngày (lâu năm): Vùng cao su Sông Bé, Đồng Nai, Buôn Hồ - Đắc
Lắc, Chư Pả - Gia Lai Kon Tum, vùng caphe Krông Búc, Krông Bách - Đắc
Lắk, Chư Pả, Ninh Đức - Gia Lai, Kon Tum (hợp tác với Liên Xô trước đây,
Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Bungari), vùng chè ở Lai Châu, Lào cai,
Sơn La, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Gia Lai
Kom Tum, vùng dâu tằm Bảo Lộc - Lâm Đồng...[10]
Quy hoạch vùng chuyên canh đã có tác dụng:
Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chun mơn hố

và những vùng có khả năng hợp tác kinh tế.
Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp Nhà nước tập trung đầu
tư vốn đúng đắn.
Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phấm và sản
phẩm hàng hoá của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ
sản xuất, nhu cầu lao động.
Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển nghiên cứu tổ chức quản lý kinh
doanh theo ngành và theo lãnh thổ.
Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí
cơ cấu cây trồng được chọn với quy mơ và chế độ canh tác hợp lý, theo
hướng tập trung để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng xuất, sản
lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm
vụ cụ thể cho từng cơ sở sản xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế
hoạch của các cơ sở sản xuất.
Quy hoạch vùng chuyên canh có các nội dung chủ yếu sau:
Xác định quy mô, ranh giới vùng.
Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất.
Bố trí sử dụng đất đai.


13

Xác định quy mô, ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong
vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp.
Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống.Tổ
chức và sử dụng lao động, ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế.
Dự kiến tiến độ thực hiện quy hoạch [2].
Quy hoạch nông nghiệp huyện
Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện, là
một quy hoạch ngành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ

công nghiệp và công nghiệp chế biến. Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch nông
nghiệp huyện là:
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện căn cứ vào dự
án phát triển, phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp tỉnh hoặc
thành phố đã được phê duyệt, xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu
phát triển nông nghiệp và xây dựng các biện pháp nhằm thực hiện được các
mục tiêu đó theo hướng chun mơn hoá, tập trung hoá kết họp phát triển
tổng hợp nhằm thực hiện 3 mục tiêu nông nghiệp là giải quyết lương thực,
thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu ổn định [2].
Hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối tượng sử dụng đất
nhằm sử dụng đất đai được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và nâng cao được
độ phì nhiêu của đất.
Tạo điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nơng
nghiệp.
Tính vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo quy
hoạch.
Nội dung chủ yếu của Quy hoạch nông nghiệp huyện là:
Xác định phương hướng và mục tiêu phát triển nơng nghiệp.
Bố trí sử dụng đất đai.


14

Xác định cơ cấu và quy mô sản xuất nông nghiệp (phân chia và tính
tốn quy mơ các vùng sản xuất chun mơn hố, xác định vùng sản xuất thâm
canh cao sản, các tổ chức liên kết nông - công nghiệp, các cở sở dịch vụ nơng
nghiệp, bố trí trồng trọt, bố trí chăn ni).
Tổ chức các cơ sở sản xuất nông nghiệp.
Tổ chức công nghiệp chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp trong
nông nghiệp.

Giải quyết mối quan hệ giữa các ngành sản xuất có liên quan trong và
ngồi nơng nghiệp. Bố trí cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nơng nghiệp, (thuỷ
lợi, giao thơng, cơ khí điện, cơ sở dịch vụ thương nghiệp).
Tổ chức sử dụng lao động nông nghiệp, phân bố các điểm dân cư nơng
thơn.
Những cân đối chính trong sản xuất nơng nghiệp (lương thực, thực
phẩm), thức ăn gia súc, phân bón, vật tư kỹ thuật nơng nghiệp, ngun liệu
cho các xí nghiệp chế biến.
Tổ chức các cụm kinh tế xã hội.
Bảo vệ môi trường.
Vốn đầu tư cơ bản.
Hiệu quả sản xuất và tiến độ thực hiện quy hoạch. Đối tượng của quy
hoạch nông nghiệp huyện là toàn bộ đất đai, ranh giới hành chính huyện [10]
Quy hoạch lâm nghiệp:
Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển của
kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển nên
khối lượng gỗ ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa
phương của phong kiến và bước vào thời đại kinh tế tư bản chủ nghĩa. Thực
tế sản xuất lâm nghiệp đã khơng cịn bó hẹp trong sản xuất gỗ đơn thuần mà
cần phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm bảo đảm thu hoạch lợi


15

nhuận lâu dài của các chủ rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy
hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng đã được hình thành trong hồn cảnh như
vậy [9].
Đến thế kỷ 18, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết việc
“Khoanh ni chặt ln chuyển” có nghĩa là đem trữ lượng hoặc diện tích tài
nguyên chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành khoanh khu

chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc theo diện tích. Phương thức này phục vụ
cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn.
Sau cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ 19 phương thức kinh doanh
rừng hạt ra đời với chu kỳ khai thác dài. Và phương thức “Khoanh nuôi chặt
luân chuyển” nhường chỗ cho phương thức “Chia đều” của Hartig. Phương
thức của Hartig đã chia chu kỳ khai thác thành nhiều thời kỳ lợi dụng và trên
cơ sở khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm 1816 xuất hiện phương pháp
phân kỳ lợi dụng của H.Cotta. Cotta chia chu kỳ khai thác thành 20 thời kỳ lợi
dụng và cũng lấy đó đế khống chế lượng khai thác hàng năm.
Sau đó phương pháp “Bình qn thu hoạch” ra đời. Quan điểm của
phương pháp này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại,
đồng thời vẫn đảm bảo thu hoạch được liên tục trong chu kỳ sau. Và đến cuối
thế kỷ 19 xuất hiện phương pháp “lâm phần kinh tế” của Judeich, phương
pháp này khác với phương pháp “bình quân thu hoạch” về căn bản. Judeich
cho rằng những lâm phần nào thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ được đưa vào
diện khai thác. Hai phương pháp “bình quân thu hoạch” và “lâm phần kinh tế”
chính là tiền đề của hai phương pháp tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng khác
nhau.
Phương pháp “Bình quân thu hoạch” và sau này là phương pháp “cấp
tuổi” chịu ảnh hưởng của “lý thuyết tiêu chuẩn”, có nghĩa là yêu cầu của rừng
phải có kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích và trữ lượng khai


16

thác. Hiện nay phương pháp kinh doanh rừng này được phổ biến ở những
nước có tài ngun phong phú. Cịn phương pháp “lâm phần kinh tế” hiện nay
là phương pháp “Lâm phần” không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc
điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành phân tích xác định sản lượng và
phương thức kinh doanh, phương thức điều chế rừng. Cũng từ phương pháp

này còn phát triển thành “Phương pháp kinh doanh lô” và “Phương pháp kiểm
tra” .


17

Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Xây dựng được phương án Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH
huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông.
- Mục tiêu cụ thể
+ Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn Quy hoạch tổng thể phát triển
KT-XH cấp huyện.
+ Đề xuất phương án Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện
Tuy Đức đến năm 2020.
+ Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án Quy hoạch tổng thể phát
triển KT - XH huyện Tuy Đức.
2.2. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
1) Đổi tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Tuy Đức.
- Các cơ chế và chính sách có ảnh hưởng đến phát triển KT - XH huyện
Tuy Đức.
2) Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông.
3) Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ tập trung vào việc điều tra đánh giá các thơng tin hiện
trạng, các cơ chế chính sách để làm cơ sở đưa ra phương án quy hoạch tổng
thế phát triển KT - XH giai đoạn 2013 - 2020 của huyện Tuy Đức. Đồng thời

dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh và các ban ngành có
liên quan.
2.3. Nội dung nghiên cứu
1) Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch tổng thể


18

phát triển kinh tế-xã hội cấp huyện
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH cấp huyện nằm trong hệ thống
quy hoạch vùng lãnh thổ.
- Quan điểm phát triển bền vững sẽ đảm bảo tính hiệu quả và khả thi
của phương án quy hoạch.
- Những đặc trưng và nguyên tắc cơ bản của quy hoạch tổng thể phát
triển KT- XH.
- Tác động của yếu tố chính sách đến quy hoạch tổng thể phát triển KT
- XH của các huyện trong tỉnh.
2) Phân tích đánh giá các nguồn lực và xác định phương hướng, mục
tiêu cơ bản phát triển KT - XH huyện Tuy Đức
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện Tuy
Đức.
- Dân số và nguồn nhân lực
- Hiện trạng phát triển KT - XH huyện Tuy Đức .
- Các lợi thế so sánh và hạn chế của huyện Tuy Đức.
- Những căn cứ xác định phương án.
- Phương hướng phát triển KT - XH huyện Tuy Đức đến năm 2020.
- Mục tiêu phát triển KT - XH huyện Tuy Đức.
3) Đề xuất và lựa chọn phương án quy hoạch tổng thể phát triển KTXH và xác định phương hướng và quy mô phát triến các ngành, lĩnh vực
- Ngành Công Nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Ngành Dịch vụ.

- Ngành Nông, Lâm, Thuỷ sản.
- Dân số và nguồn nhân lực.
- Giáo dục đào tạo
- Y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.


19

- An ninh, quốc phịng.
- Tài ngun mơi trường.
- Cơ sở hạ tầng.
4) Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án Quy hoạch và đề xuất
một số chương trình, dự án đầu tư ưu tiên
- Giải pháp về đầu tư.
- Giải pháp về nguồn nhân lực.
- Giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường.
- Giải pháp về hợp tác với các địa phương trong tỉnh và vùng.
- Giải pháp về tổ chức và điều hành thực hiện quy hoạch.
- Đề xuất một số chương trình, dự án đầu tư ưu tiên.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
- Quy hoach tổng thể phát triển KT-XH huyện Tuy Đức phải tuân thủ
nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Đăk Nông.
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Tuy Đức phải giải quyết
được sự phát triển cân đối giữa các ngành.
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Tuy Đức phải đảm bảo
duy trì và phát triển hài hịa giữa phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ
môi trường.
- Quy hoach tổng thể phát triển KT-XH phải sắp xếp phát triển ưu tiên
các ngành có lợi thế về nguồn lực trên địa bàn huyện.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
1) Kế thừa tài liệu
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, diện tích đất đai, tài nguyên thiên
nhiên, dân số lao động, cơ sở hạ tầng, hệ thống bản đồ...
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện trong những năm


20

gần đây.
- Các báo cáo quy hoạch có liên quan: báo cáo quy hoạch sử dụng đất,
báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh Đăk Nông, các báo
cáo quy hoạch chuyên ngành vùng, tỉnh, huyện...
- Những chủ trương và chính sách phát triển kinh tế ,xã hội có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu do Nhà nước và địa phương ban hành.
NHững số liệu, tài liệu kế thừa phải bảo đảm được tính cập nhật, chính
thống và đáp ứng độ chính xác theo yêu cầu của đề tài.
2.4.3. Điểu tra thu thập thông tin
1) Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA): tiến hành
phỏng vấn, sử dụng các bảng câu hỏi và tiếp xúc với lãnh đạo và các ban
ngành liên quan tại tỉnh, huyện, xã, thơn và hộ gia đình đế thu thập thông tin
cơ bản của địa phương nghiên cứu. Cụ thể là sử dụng 50 bảng câu hỏi chia
đều cho các cấp, trong đó chú trọng ở các mảng sau: KT - XH, quản lý sử
dụng đất, tài nguyên môi trường, các cơ chế chính sách và ý kiến của bản
thân.Từ đó tiến hành tổng hợp số liệu để xử lý.
2) Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân
(PRA).
- Phỏng vấn bán định hướng 30 hộ gia đình làm cơ sở nghiên cứu điều
kiện cơ bản và chỉnh lý các tài liệu kế thừa.
- Điều tra thu thập thơng tin về tình hình giá cả thị trường trong và

ngoài nước.
3) Phương pháp xử lý số liệu và xây dựng bản đồ.
- Xử lý và phân tích thơng tin.
+ Phân tích định tính: Các tài liệu và thông tin được chỉnh lý, sắp xếp
theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vấn đề, phân tích các ý kiến, quan
điểm lựa chọn và tìm giải pháp thích hợp cho quy hoạch tổng thể phát triến


21

KT - XH huyện.
+ Phân tích định lượng: Từ các thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên
như: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn, tài nguyên thiên nhiên.. .điều
kiện kinh tế xã hội: dân cư, lao động, cơ cấu xã hội, việc làm, cơ sở hạ tầng,
ngành nghề, dự báo và đánh giá thị trường…tất cả được tổng hợp, chỉnh lý,
phân tích và so sánh cụ thể để thấy được điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng
phát triển của vùng từ đó là cơ sở cho quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH
huyện.
- Xây dựng bản đồ.
Từ các loại bản đồ thu thập được, bằng phần mềm Mapinfo 7.5 tiến
hành phân tích, số hóa và xử lý kết quả thu được của cơng tác khảo sát thực
địa từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ. Các bản đồ dự kiến là: bản đồ
Hành chính huyện Tuy Đức; bản đồ Đất; bản đồ Hiện trạng sử dụng đất, bản
đồ Quy hoạch sử dụng đất và bản đồ Quy hoạch cơ sở hạ tầng. .
2.4.4. Phương pháp quy hoạch
- Áp dụng phương pháp luận chứng quy hoạch có tham gia (PPA). Các
đối tượng tham gia, gồm:
+ Đại diện các ban ngành trong huyện Tuy Đức.
+ Đại diện các chủ doanh nghiệp, tổ chức ngành nghề.
+ Đại diện các Hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

- Đưa ra các phương án quy hoạch khác nhau và phân tích lựa chọn
phương án tối ưu.


22

Chương 3: ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN HUYỆN TUY ĐỨC
3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tuy Đức nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đắk Nơng với tổng diện
tích tự nhiên của huyện 112.219 ha, dân số 43.165 người (NGTK 2012), phân
bố theo địa bàn 06 xã. Địa giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia;
- Phía Nam giáp huyện Đắk R’lấp;
- Phía Đơng giáp huyện Đắk Song;
- Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước.
Bảng 3.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Tuy Đức
Diện tích
Dân số
Mật độ dân số
(ha)
(người)
(người/km2)
Tổng số
112.219
43.165
38
1
Xã Quảng Trực

56.302
4345
8
2
Xã Đắk Buk So
8.310
8924
119
3
Xã Quảng Tâm
6.999
2829
38
4
Xã Đắk R'Tih
11.249
6467
61
5
Xã Đắk Ngo
16.624
9175
55
6
Xã Quảng Tân
12.735
11416
97
(Nguồn: Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, NGTK Tuy Đức năm 2012)
STT


Đơn vị hành chính

Là huyện biên giới, cách trung tâm tỉnh lỵ Đắk Nông khoảng 50 km, có
QL 14C, Tỉnh lộ 686 chạy qua, lại có cửa khẩu Bu P’Răng tiếp giáp với đất
nước CamPuChia,… là những điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế,
nhất là thương mại và du lịch phát triển nhanh, bền vững theo hướng sản xuất
hàng hóa, phong phú và đa dạng theo thế mạnh đặc thù của địa phương.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Nằ m ở cao nguyên bazan cổ Đắk Nông - Đắk Mil, đô ̣ cao trung bình so
với mă ̣t nước biể n khoảng 400 m tại khu vực phía Tây Nam và đế n trên 900
m tại khu vực Đông Bắc; núi cao nhấ t ở huyê ̣n là đỉnh Yor Goun Glaita (trên
950 m) thuộc xã Đắk Buk So. Địa hình của Tuy Đức nhìn chung khá phức tạp
và bị chia cắ t mạnh, thấ p dầ n theo hướng Đông Bắ c - Tây Nam và chia thành


23

Hình 3.1: Bản đồ Hành chính huyện Tuy Đức


24

3 da ̣ng điạ hình chính như sau:
- Dạng địa hình cao ngun Bazan: Phân bớ ở khu vực phía Bắc và Tây
Bắc của huyê ̣n, có độ cao dao động từ 700 m - 900 m thuộc điạ bàn các xã
Quảng Trực, Quảng Tân, Đắk Buk So, Quảng Tâm và Đắk R’tih. Phần đỉnh
cao nguyên tương đố i ít dố c, song phần sườn rấ t dố c và chia cắ t ma ̣nh. Thảm
thực vâ ̣t chủ yế u là thảm cỏ, cây bu ̣i, rừng lồ ô, tre nứa,...
- Dạng địa hình gị, đồi núi thấp: Phân bố ở phía Nam và Tây Nam của

huyện, thuộc phần cịn lại của xã Quảng Trực và tồn bộ xã Đắk Ngo. Đô ̣ cao
trung bình dao động từ 400 m - 700 m, độ dốc dưới 1500. Thảm thực vật chủ
yếu là cây lâu năm, lúa nước, rừng trồng xen lẫn các trảng cỏ.
- Dạng địa hình thung lũng bồi tụ: Phân bố ven các dịng sơng suối nhỏ
hẹp, với độ dốc dao động từ 00 - 80, được hình thành chủ yếu do quá trình bồi
tụ mẫu chất phù sa, dốc tụ. Thảm thực vật chủ yếu cây nơng nghiệp ngắn
ngày.
3.1.3. Khí hậu
Nằ m trong vùng ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và mang tính chấ t
khí hâ ̣u cao nguyên nhiêṭ đới ẩ m với 2 mùa rõ rê ̣t trong năm là mùa mưa và
mùa khô; mùa mưa bắ t đầ u từ tháng 4 đế n tháng 10, tâ ̣p trung tới 90% lượng
mưa hàng năm, mùa khô từ tháng 11 đế n cuối tháng 3 năm sau, có lươ ̣ng mưa
khơng đáng kể .
- Nhiệt độ: Do Tuy Đức nằm trong vùng có địa hình cao, nhiệt độ trong
năm và trong ngày biến động khá lớn, trung bình trong năm là 22,30C, tháng
cao nhất 35,50C (tháng 4), tháng thấp nhất 14,00C (tháng 2); tổng tích ơn
tương đối lớn (khoảng 7.2000C/năm), thuận lợi cho phát triển các loại cây
trồng nhiệt đới.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 2.300
mm/năm, tập trung vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 (chủ yếu vào các


×