Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của cháy rừng đến đất và một số chỉ tiêu cấu trúc rừng thông mã vĩ pinus massoniana lamb tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN TÚC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHÁY RỪNG ĐẾN ĐẤT
VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CẤU TRÚC RỪNG THÔNG MÃ VĨ
(Pinus Massoniana Lamb.) TẠI HUYỆN TAM ĐẢO,
TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN TÚC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHÁY RỪNG ĐẾN ĐẤT
VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CẤU TRÚC RỪNG THÔNG MÃ VĨ
(Pinus Massoniana Lamb.) TẠI HUYỆN TAM ĐẢO,
TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BẾ MINH CHÂU

Hà Nội - 2011


i
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Sau đại học và
Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, tôi tiến hành thực hiện luận
văn tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của cháy rừng đến đất và
một số chỉ tiêu cấu trúc rừng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb.) tại
huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc”.
Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khóa 16
tại trường Đại học Lâm nghiệp.
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn của T.S Bế
Minh Châu, sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ cơng chức, viên chức Hạt Kiểm
lâm huyện Tam Đảo, Hạt Kiểm lâm Minh Quang – Tỉnh Vĩnh Phúc, cũng như
sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo Trường Đại học Lâm nghiệp.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới T.S Bế Minh Châu,
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn. Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa Sau
đại học, các thầy cơ giáo và nhóm sinh viên K51 Khoa Quản lý tài nguyên
rừng và môi trường - trường Đại học Lâm nghiệp.
Tơi cũng xin cảm ơn tồn thể cán bộ cơng chức, viên chức Hạt Kiểm
lâm huyện Tam Đảo, Trạm Kiểm lâm Minh Quang, cán bộ và nhân dân xã
Minh Quang, Chi cục Kiểm lâm Nam Định – nơi tôi công tác và các bạn bè
đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù tơi đã nghiêm túc và nỗ lực rất nhiều để hoàn thành luận văn,

nhưng do hạn chế về trình độ và thời gian nên luận văn không thể tránh khỏi


ii
những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
xây dựng của các nhà khoa học, các bạn học viên và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Văn Túc


iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
Danh mục các biểu đồ .................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………………………...3

1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 3
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 6
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................10

2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 10

2.1.1. Vị trí địa lý: ................................................................................... 10
2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất: ......................................................... 10
2.1.3. Khí hậu, thủy văn: ......................................................................... 11
2.1.4. Thảm thực vật ................................................................................ 13
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................... 13
2.2.1. Điều kiện kinh tế............................................................................ 13
2.2.2. Điều kiện xã hội ............................................................................ 14
- Giáo dục: ........................................................................................... 14
- Y tế: ................................................................................................... 15
-Văn hoá, thể thao, phát thanh, truyền hình: ....................................... 16
Chương 3 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................18


iv
3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 18
3.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 19
3.4.1. Điều tra ngoại nghiệp: .................................................................. 19
3.4.1.1. Thu thập số liệu về tình hình cháy rừng và đặc điểm của các
đám cháy nghiên cứu. ......................................................................... 20
3.4.1.2. Thu thập số liệu về tính chất đất rừng ở các lâm phần Thông
mã vĩ đã qua cháy và chưa qua cháy. ................................................. 20
3.4.1.3. Đặc điểm quần xã thực vật ở các lâm phần Thông mã vĩ đã
qua cháy và chưa qua cháy. ................................................................ 21
3.4.1.4. Nghiên cứu sự biến đổi về thành phần và mật độ những loài
động vật sống trong đất ở các lâm phần. ............................................ 24
3.4.2. Xử lý số liệu ................................................................................... 25
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................29


4.1. Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và tình hình cháy tại xã Minh
Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc .................................................... 29
4.1.1. Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng ............................................... 29
4.1.2. Tình hình cháy rừng tại huyện Tam Đảo ...................................... 30
4.1.3. Tình hình cháy rừng ở khu vực xã Minh Quang, huyện Tam Đảo 32
4.1.4. Đặc điểm đám cháy xảy ra ở các đối tượng nghiên cứu .............. 34
4.2. Ảnh hưởng của cháy rừng đến tính chất đất rừng ................................ 36
4.2.1. Tính chất lý học ............................................................................. 36
4.2.2. Tính chất hóa học của đất ở các lâm phần nghiên cứu ................ 41
4.2.2.1. Sự biến đổi độ pH ở các trạng thái rừng ............................... 41
4.2.2.2. Sự biến đổi hàm lượng mùn trong đất ở các trạng thái rừng 43


v
4.2.2.3. Hàm lượng Nitơ, Photpho và Kali dễ tiêu trong đất ở các đối
tượng nghiên cứu ................................................................................ 45
4.3. Ảnh hưởng của cháy rừng đến một số chỉ tiêu cấu trúc rừng Thông mã
vĩ tại khu vực nghiên cứu ............................................................................ 50
4.3.1. Ảnh hưởng của cháy rừng đến sinh trưởng và phát triển của
tầng cây cao ............................................................................................ 50
4.3.2. Ảnh hưởng của cháy rừng tới tầng cây tái sinh. ........................... 54
4.3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của tầng cây tái sinh. ........ 54
4.3.2.2. Đánh giá mức độ đa dạng sinh học của các cây tái sinh ở các
lâm phần Thông................................................................................... 56
4.3.3. Ảnh hưởng của cháy rừng đến lớp cây bụi thảm tươi ở các đối
tượng nghiên cứu..................................................................................... 60
4.4. Ảnh hưởng của cháy rừng đến thành phần và mật độ những loài động
vật sống trong đất ở các lâm phần nghiên cứu. ........................................... 63
4.5. Đề xuất một số biện pháp cho công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu

vực nghiên cứu ............................................................................................ 66
4.5.1. Một số đề xuất cho công tác PCCCR: .......................................... 67
4.5.2. Đề xuất trong vấn đề sử dụng lửa: ............................................... 67
4.5.3. Đề xuất trong vấn đề quản lý lửa rừng sau cháy: ........................ 68
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ...............................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

2.1

Số liệu khí tượng của các trạm trong khu vực Tam Đảo

11

4.1

Diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn xã Minh Quang

19

4.2


Tình hình cháy rừng ở huyện Tam Đảo (2004-2010)

30

4.3

Thống kê số vụ và diện tích rừng bị cháy tại xã Minh Quang

33

(2004 – 2010)
4.4

Kết quả phân tích một số tính chất vật lý của đất ở các lâm

37

phần nghiên cứu
4.5

Kết quả phân tích độ pH ở các lâm phần nghiên cứu

41

4.6

Kết quả phân tích hàm lượng mùn theo độ sâu lớp đất ở các

44


lâm phần nghiên cứu
4.7

Kết quả phân tích hàm lượng các chất N, P, K dễ tiêu theo

46

độ sâu lớp đất ở các lâm phần nghiên cứu
4.8

Sinh trưởng của Thông mã vĩ trên các lâm phần nghiên cứu

51

4.9

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của tầng cây tái sinh ở

54

lâm phần nghiên cứu
4.10 Tổ thành loài cây tái sinh ở các lâm phần nghiên cứu

55

4.11 Kết quả đánh giá mức độ đa dạng loài ở tầng cây tái sinh

57


theo phương pháp Chỉ số đa dạng loài
4.12 Kết quả đánh giá mức độ đa dạng loài ở tầng cây tái sinh

59

theo phương pháp chỉ số đa dạng Simpson
4.13 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lớp cây bụi thảm tươi

61

trên các trạng thái nghiên cứu
4.14 Thành phần và mật độ các loài động vật sống trong đất ở độ
sâu 0 – 15 cm tại các lâm phần nghiên cứu.

65


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

3.1

Bố trí các ơ dạng bản điều tra lớp thảm thực vật tại các lâm

23


phần nghiên cứu
3.2

Bố trí các ơ dạng bản điều tra động vật trong đất tại các lâm

24

phần nghiên cứu
4.1

Trạng thái rừng Thông 3 tuổi bị cháy ngày 26/12/2009

35

4.2

Trạng thái rừng Thông 9 tuổi bị cháy ngày 12/01/2010

36


viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

TT

Trang


4.1

Biến đổi độ ẩm và độ xốp của đất ở rừng Thông 9 tuổi

39

4.2

Biến đổi độ ẩm và độ xốp của đất ở rừng Thông 3 tuổi

39

4.3

Biến đổi pH theo độ sâu lớp đất ở các lâm phần nghiên cứu

42

4.4

Hàm lượng mùn theo độ sâu lớp đất

44

ở các lâm phần

nghiên cứu
4.5

Hàm lượng NH4+ theo độ sâu lớp đất ở các lâm phần NC


47

4.6

Biến đổi P2O5 theo độ sâu lớp đất ở các lâm phần nghiên cứu

48

4.7

Biến đổi K2O theo độ sâu lớp đất ở các lâm phần nghiên cứu

49


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên quý báu của nước ta. Rừng có giá trị to lớn
đối với nền kinh tế quốc dân, văn hóa cộng đồng, phục vụ du lịch sinh thái,
nghiên cứu khoa học, an ninh quốc gia và chất lượng cuộc sống của người
dân. Tuy nhiên hiện nay tài nguyên rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích vì
bị tàn phá nặng nề, kéo theo những hiểm họa mang tính chất tồn cầu như làm
biển dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, biến đổi khí hậu và gia
tăng các tai họa thiên nhiên cực đoan như El Nino, La Nina,…[4]
Một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm cho rừng bị
giảm sút cả về diện tích và chất lượng là cháy rừng. Mặc dù trong những năm
gần đây, công tác bảo vệ rừng nói chung và phịng cháy chữa cháy rừng
(PCCCR) nói riêng ở nước ta ln được quan tâm. Bộ Nông nghiệp và PTNT
thường xuyên chỉ đạo các địa phương thực hiện nhiều biện pháp PCCCR tổng

hợp và đã thu được kết quả rõ rệt nhưng cháy rừng vẫn xảy ra ở nhiều địa
phương. Theo thống kê của Cục Kiểm lâm [5], từ năm 2005 đến năm 2010
trên cả nước có 22.903,8ha rừng bị cháy, chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ninh,
Quảng Trị, Lạng Sơn, Lai Châu, Kon Tum, Yên Bái, Lào Cai. Đặc biệt, năm
2010 cả nước đã xảy ra 897 vụ cháy rừng, tăng 555 vụ, gấp gần 3 lần so với
năm 2009, gây thiệt hại 5.668,6ha rừng. Diện tích rừng bị thiệt hại do cháy
tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Đơng nam bộ. Trong
đó, những địa phương chịu thiệt hại lớn bao gồm: Lào Cai - 802ha, Cao Bằng
- 495ha, Sơn La - 443ha, Kiên Giang - 336ha, Lai Châu - 330ha. Trong 8
tháng đầu năm 2011, cháy rừng đã làm thiệt hại 921ha rừng, chủ yếu ở các
tỉnh miền Trung.
Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo được thành lập năm 1996, thuộc địa
giới 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Tổng diện tích của
Vườn là 34.995 ha, với diện tích có rừng 14.822 ha (chiếm trên 49% diện tích


2
đất rừng tỉnh Vĩnh Phúc), trong đó có 12.421ha rừng đặc dụng. Rừng Tam
Đảo là kho tài nguyên quý giá, là nơi lưu trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn
gen phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, học tập cho các nhà khoa học
và sinh viên trong nước cũng như quốc tế; và cịn có nhiều cây thuốc quý
hiếm....
Khu vực huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc được xác định là một trong
những khu vực trọng điểm cháy của cả nước [24]. Cháy rừng thường xảy ra
hàng năm tại khu vực này gây tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải, môi
trường, đa dạng sinh học ....Minh Quang là một xã miền núi của huyện Tam
Đảo, thuộc vùng đệm của VQG Tam Đảo và cũng là xã xảy ra nhiều vụ cháy
rừng nhất trên địa bàn huyện (chiếm 91,3% tổng số vụ cháy rừng của huyện).
Diện tích rừng bị cháy chủ yếu ở rừng trồng (đặc biệt là rừng Thông, chiếm
47%). Tuy nhiên hiện chủ yếu mới có những kết quả điều tra về diện tích

rừng bị cháy và những thiệt hại về mặt kinh tế của các vụ cháy xảy ra mà
chưa có những nghiên cứu tồn diện để có thể đề xuất những biện pháp PCCCR
và phục hồi rừng sau cháy có cơ sở và thực tiễn ở khu vực huyện Tam Đảo cũng
như một số vùng đệm khác thuộc VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Việc đánh giá hiện trạng đất, sinh vật đất và khả năng tái sinh rừng sau
cháy là việc làm hết sức có ý nghĩa đối với việc phục hồi tài nguyên rừng tại
khu vực nghiên cứu. Với những lý do nêu trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của cháy rừng đến đất và một số chỉ tiêu cấu trúc
rừng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb.) tại huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc”.
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở khoa học quan trọng cho việc định
hướng và đưa ra các giải pháp quản lý lửa, phục hồi rừng sau cháy cũng như
các giải pháp liên quan tới công tác quản lý bảo vệ rừng của huyện Tam Đảo
nói riêng cũng như một số vùng đệm thuộc VQG Tam Đảo nói chung. Những
kết quả nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm thông tin về Sinh thái lửa rừng, là
lĩnh vực hiện còn nhiều khoảng trống ở Việt Nam.


3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Cháy rừng là những đám cháy xuất hiện và lan tràn trong rừng mà
khơng nằm trong sự kiểm sốt của con người, gây nên những thiệt hại nhiều
mặt về tài nguyên rừng, môi trường sinh thái [2]. Trong những năm gần đây,
sự biến đổi khí hậu với những đợt nắng nóng, khô hạn kéo dài bất thường đã
làm cho cháy rừng trở thành thảm họa nghiêm trọng ở nhiều quốc gia, trong
đó có Việt Nam.
Từ hàng trăm năm về trước, con người đã biết tới những tác hại của lửa
đối với tài nguyên rừng, thậm chí cả tính mạng con người. Nhưng cho đến

những năm đầu của thế kỷ thứ XX, do nạn cháy rừng tăng lên không chỉ gây
tổn thất về tài nguyên rừng, uy hiếp cuộc sống của con người và tài sản của
họ mà còn mang lại hàng loạt các hậu quả suy thối mơi trường, con người đã
có nhận thức đúng hơn về tầm quan trọng của cơng tác quản lý bảo vệ rừng
nói chung và PCCCR. Cùng những nghiên cứu về các biện pháp PCCCR,
khống chế sự phát sinh của lửa rừng, đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu
một cách định lượng ảnh hưởng của lửa đến hệ sinh thái rừng. Các nhà khoa
học nhận định rằng lửa là một nhân tố sinh thái đặc biệt [2]. Nó có thể gây ra
những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các thành phần thực vật, động
vật, vi sinh vật, đất và tiểu khí hậu rừng. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy
những đám cháy có cường độ nhỏ sự ảnh hưởng của lửa tới hệ sinh thái là
khơng lớn, thậm chí cịn có lợi, từ đó nhiều tác giả cho rằng phịng chống
cháy rừng hiện đại không chỉ ngăn chặn cháy rừng, nâng cao kỹ thuật PCCCR
mà cịn phải lợi dụng mặt có ích của lửa đối với rừng, dùng lửa an toàn làm
biện pháp hữu hiệu trong kinh doanh và phòng chống cháy rừng.


4
Nghiên cứu ảnh hưởng của lửa tới sự biến đổi tính chất đất đã sớm
được quan tâm ở những nước có nền kinh tế phát triển và cũng thường xảy ra
nhiều vụ cháy rừng như Mỹ, Nga, Australia, Canada…. Nhìn chung các kết
quả nghiên cứu cho thấy, cháy rừng làm tăng nhiệt độ đất nhanh chóng, làm
biến đổi tính chất vật lý và hóa học của đất. Với những đám cháy có cường độ
cao, nếu khơng có biện pháp phục hồi nhanh lớp thảm thực vật sau cháy sẽ
gây xói mịn, rửa trơi và dẫn tới đất bị thối hóa. Theo các tác giả: Isaac và
Hopkins (1937), St.John và Rundel (1976), Tarrant (1956), những đám cháy
trong rừng lá kim ở vùng Bắc mỹ làm độ pH trong đất tăng từ 1 đến 2 đơn vị
[26]. Ở Anh, Ailen (1964) đã nghiên cứu và đưa ra nhận định rằng có khoảng
70% lượng nitơ bị bay hơi ở nhiệt độ 500 – 8000C. Nghiên cứu của Orin
(1975) ở Mỹ cho biết nếu cháy với cường độ lớn, lượng nitơ bị mất là 95%.

Còn nghiên cứu của Debano và Conrad (1978) cho thấy có khoảng 10% nitơ
tổng số trong thực vật, vật rơi rụng và ở lớp đất bề mặt bị mất trong một đám
cháy có điều khiển. Trong một nghiên cứu sau đó vào năm 1979 chỉ với lớp
thảm khơ thảm mục, Debano kết luận có 67% lượng nitơ tổng số bị mất với
điều kiện đất khơ, nhưng chỉ có 25% nitơ bị mất khi đám cháy xảy ra ở nền
rừng ẩm…Phần lớn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, ngay
sau khi cháy các chất dinh dưỡng khoáng như photpho, kali, canxi, magie có
trong đất đều tăng (Wagle and Kitchen 1972; Viro 1974; Lewis 1974; Stark
1977; Trabaud.L 1980…..) [19], [26].
Từ những nghiên cứu này, người ta cho rằng lửa khơng chỉ hồn tồn
có hại, nếu biết sử dụng hợp lý (có kiểm sốt), lửa có thể mang lại những hiệu
ích lớn đối với hệ sinh thái rừng.Tác giả H.Stoddarat và R.Komareck (Mỹ)
được coi là những người là đi đầu trong nghiên cứu ảnh hưởng của cháy đến
hệ sinh thái rừng [22]. Năm 1936, các ông đã đề xuất ý kiến thực hiện biện
pháp đốt có kế hoạch nhằm tăng sản lượng gỗ và chim thú, đồng thời giảm


5
nguy cơ cháy rừng. Những nghiên cứu của Morris (1968) cho thấy việc đốt cỏ
Cynodon dalylon vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân có tác dụng như bón
phân làm tăng sinh khối. Theo Cooper (1971) và Stone (1971) [2], khi đốt có
điều khiển theo chu kỳ đã làm giảm các chất hữu cơ nhưng lại làm tăng hàm
lượng tổng số của các chất: Ca, Mg, K, P ở lớp đất bề mặt.
Tuy nhiên qua các tài liệu liên quan cho thấy hiện nay có rất ít cơng
trình đi sâu nghiên cứu đến khả năng phục hồi của thực vật rừng sau cháy.
Các nghiên cứu chỉ mới đề cập đến khả năng tái sinh của cây rừng và khả
năng chống chịu lửa của thực vật. Những nghiên cứu về tái sinh rừng được
thực hiện bởi các tác giả như: Richards.P.W (1952, Bernard Rollet (1974),
Van Steenis (1956), P.E. Odum (1975), Taylor (1954), Bernard (1955),
M.Loechau (1997),…[13], [15]. Những vấn đề về tái sinh rừng được các tác

giả tập trung giải quyết gồm: đặc điểm phân bố của cây tái sinh, đặc điểm tái
sinh của rừng mưa nhiệt đới, các vấn đề cân bằng sinh thái, khả năng tự duy
trì và tự điều chỉnh, có khả năng tự chống chịu sự biến đổi và duy trì trạng
thái cân bằng,…
Khi nghiên cứu về thảm thực vật sau cháy, các tác giả Lloret & Vila
(2003); Pausas và cộng sự (2004); Arnan và cộng sự (2007) cho rằng khả
năng tái sinh sau cháy là rất cao và phụ thuộc nhiều vào các thảm thực vật
trước khi cháy. Theo Science Daily [27], nhóm Catalan đã thực hiện nghiên
cứu về sự thay đổi tập tính của quần thể động vật sau vụ cháy rừng. Nghiên
cứu đã lấy mẫu từ các khu vực bị ảnh hưởng bởi một đám cháy rừng diễn ra
hồi tháng 8/2003 ở vùng ngoại ô Sant Llorenỗ del Munti L'Obac Natural Park,
Catalonia (Tõy Ban Nha). Sau khi phân tích mẫu đã có kết luận rằng: sự xuất
hiện của các loài nhuyễn thể là một dấu hiệu cho thấy rừng đang phục hồi và
quá trình phục hồi sau cháy rừng khơng gây hại đến lồi động vật vốn nhạy
cảm với các môi trường đất và cấu trúc thảm thực vật; cháy rừng làm thay đổi


6
tồn bộ điều kiện mơi trường sống, chẳng hạn như thay đổi cấu trúc thảm thực
vật, đất nhiều xác lá nhưng thiếu mùn, gây ảnh hưởng lớn đến cấu trúc loài
của ngành thân mềm.
Science Direct khi nghiên cứu với rừng thông ở Địa Trung Hải cho
thấy sự phục hồi, tái sinh rừng cũng bị ảnh hưởng bởi tần số các đám cháy ở
khu vực nghiên cứu [25]. Nghiên cứu chỉ ra rằng cháy rừng là một trong
những tác nhân chọn lọc đối với các loài cây chống chịu lửa tốt, tái sinh
mạnh. Ở khu vực có tần số xảy ra cháy rừng lớn sẽ chọn lọc được các lồi cây
có khả năng tái sinh mạnh mẽ. Tạp chí Thực vật học của Tây Ban Nha (2008)
cũng giới thiệu một nghiên cứu về khả năng tái sinh của các khu vực canh tác
bị tác động bởi cháy rừng. Các tác giả Duguy, Beatriz và Vallejo, V. Ramón
đã nghiên cứu bản đồ sử dụng đất và lịch sử cháy kết hợp lấy mẫu cấu trúc

thảm thực vật trên một tập hợp các ô tiêu chuẩn cho đất canh tác thường
xuyên và khu vực xảy ra cháy 6 năm trước khi lấy mẫu [27]. Họ phân tích
những tác động của lịch sử cháy và so sánh các ô tiêu chuẩn khác nhau về lịch
sử cháy, được canh tác thường xuyên hoặc bỏ hoang. Nghiên cứu cho thấy
các lô đất bị bỏ hoang, không được canh tác thường xuyên và ít bị tác động
bởi các đám cháy có khả năng phục hồi thấp hơn.
Có thể thấy những cơng trình nghiên cứu về tái sinh rừng được đề cập ở
trên đã làm sáng tỏ hơn về những phương pháp nghiên cứu, quy luật tái sinh
tự nhiên ở một số vùng, các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh và những nguyên
lý chung để xây dựng phương thức xúc tiến tái sinh rừng, những biến đổi của
rừng sau khi bị cháy. Từ những hiểu biết đó giúp chúng ta xây dựng, đề xuất
các biện pháp lâm sinh hợp lý nhằm quản lý rừng bền vững.
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ năm 2000 trở về trước, mỗi năm trung bình mất khoảng
gần 100.000 ha rừng với nhiều nguyên nhân, trong số đó có khoảng 10% là do


7
hậu quả của cháy rừng [4][5]. Từ năm 2000 trở lại đây, cả số vụ cháy và diện
tích rừng bị cháy ở Việt nam có giảm hơn so với thời kỳ trước đó nhưng nhìn
chung ở các địa phương cháy rừng vẫn xảy ra thường xuyên. Trong những
năm gần đây, trung bình mỗi năm nước ta xảy ra xấp xỉ 650 vụ cháy, thiệt hại
khoảng 4.500 ha rừng. So với các lĩnh vực khác trong Lâm nghiệp, việc
nghiên cứu về ảnh hưởng của cháy rừng đến đất và khả năng phục hồi của
rừng sau cháy ở nước ta còn khá mới mẻ. Hầu như chưa có nghiên cứu tồn
diện nào về vấn đề này. Các nghiên cứu cũng chỉ mới chủ yếu đề cập đến khả
năng tái sinh của rừng và các vấn đề chung về tái sinh rừng.
Dựa vào mật độ cây tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) đã phân chia khả
năng tái sinh rừng thành 5 cấp [13]. Trong đó cấp rất tốt có mật độ cây tái
sinh trên 12000 cây/ha, cấp trung bình từ 4000 – 8000 cây/ha, cấp xấu có mật

độ từ 2000 – 4000 cây/ha. Nhìn chung đây mới chỉ là nghiên cứu về số lượng
cây tái sinh.
Nguyễn Thế Hưng (2003) [9] đã nhận xét trong lớp cây tái sinh tự
nhiên ở rừng non phục hồi thành phần loại cây ưa sáng sống định cư và có
đời sống lâu dài chiếm tỉ lệ lớn, thậm chí trong tổ thành cây tái sinh đã xuất
hiện các lồi cây chịu bóng sống dưới tán rừng như Bứa, Ngát…Sự có mặt
với tần số khá cao của một số loài cây ưa sáng mọc nhanh định cư và một số
lồi cây chịu bóng là dấu hiệu chuyển biến tích cực của diễn thế rừng. Tác
giả kết luận, khả năng tái sinh của rừng tự nhiên của các trạng thái thực vật
có liên quan nhiều đến độ che phủ, mức độ thối hóa của thảm thực vật,
phương thức tác động của con người và tổ thành loài trong quần xã.
Nguyễn Duy Chuyên (1985) [3] đã nghiên cứu quy luật phân bố cây tái
sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu, Nghệ An.
Kết quả nghiên cứu về phân bố cây tái sinh theo chiều cao, nguồn gốc và chất
lượng như sau: trong tổng số 13657 ô đo đếm có 8444 ơ có ít nhất 1 cây tái


8
sinh. Thống kê tập hợp số lượng ô này theo chiều cao, nguồn gốc và chất
lượng tác giả cho thấy 35% cây tái sinh có chiều cao từ 2m trở lên, 80% cây
tái sinh có nguồn gốc hạt, 20% cây chồi, 47% cây tái sinh chất lượng tốt, 37%
cây tái sinh có chất lượng trung bình, và 16% cây có chất lượng xấu. Tổ thành
cây tái sinh tự nhiên trong khu vực gồm 46 lồi thuộc 22 họ, trong đó có 24
lồi cây có giá trị kinh tế cao và 22 lồi cây có giá trị kinh tế thấp. Ràng ràng
và Máu chó là hai lồi cây có tần số xuất hiện thực tế lớn nhất (>20%). Về
phân bố số lượng cây tái sinh, tác giả cho thấy ở rừng giàu, có chất lượng tốt
(rừng loại IV và IIIB) có số cây tái sinh lớn nhất (3200 – 4000 cây/ha) ở rừng
nghèo có số cây tái sinh chỉ có 1500 cây/ha (rừng IIIA1), trong rừng thuần tre
nứa số cây lá rộng tái sinh tự nhiên thấp nhất: 527 cây/ha. Trong toàn lâm
phần phân bố lý thuyết của cây tái sinh ở rừng trung bình (IIIA2) cây tái sinh

tự nhiên có dạng phân bố Poisson, các loại rừng khác có dạng phân bố cụm.
Năm 2000, Lê Đình Thuận đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng
phục hồi của rừng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) sau cháy tại VQG
Ba Vì – Hà Tây” [20] và đã đưa ra kết quả tỉ lệ cây tốt giảm 16,1%, tỉ lệ cây
xấu tăng 8,2%. Sau khi cháy lớp cây bụi, thảm tươi phục hồi rất nhanh, trong
khi đó lớp cây tái sinh dưới tán phục hồi chậm hơn. Mật độ và chiều cao trung
bình của cây thấp hơn so với lâm phần chưa qua cháy. Tìm ra 3 lồi cây ưa
sáng là Dâu da đất, Thành ngạnh, Thẩu tấu phát triển mạnh và dần chiếm ưu
thế, từ đó có thêm cơ sở trong việc tìm ra lồi cây trồng trên băng cản lửa. Đề tài
này mới chỉ nghiên cứu đám cháy ở lâm phần Keo tai tượng thuần loài 9 tuổi.
Tác giả Nguyễn Văn Thêm (2002) [19], khi nghiên cứu đặc điểm tái
sinh rừng khộp sau khi cháy ở vùng Tây Nguyên nhận thấy rằng một số loài
cây họ dầu (Dipterocarpaceae) ở khu vực này chỉ có thể sinh trưởng và phát
triển ‘bình thường” khi có lửa tràn qua. Năm 2005, Vương Văn Quỳnh và các
cộng sự đã thực hiện đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng các giải


9
pháp phòng chống và khắc phục hậu quả cháy rừng cho vùng U Minh và Tây
Nguyên” [17]. Trong đó các tác giả đã nghiên cứu về đặc điểm tái sinh rừng
tràm (Vùng UMinh), tái sinh ở một số trạng thái rừng tự nhiên (vùng Tây
nguyên) sau khi cháy, từ đó đề xuất giải pháp phục hồi các trạng thái rừng này.
Năm 2010, Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Đình Thành về đề tài
“Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ
cháy rừng trồng ở Bình Định” [18], mơ hình áp dụng biện pháp đốt trước có
hiệu quả tổng hợp cao hơn mơ hình áp dụng biện pháp vệ sinh rừng, tuy nhiên
mức độ cao khơng đáng kể. Vì vậy, khi áp dụng cần phải xem xét cụ thể chức
năng và mục đích sử dụng rừng để chọn biện pháp thích hợp.
Như vậy có thể thấy những cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của
cháy rừng tới môi trường sinh thái cũng như khả năng phục hồi rừng sau cháy

ở nước ta còn rất hạn chế. Trong các nghiên cứu trên, hầu hết đều đề cập đến
tái sinh rừng tự nhiên từ các lâm phần bị tác động bởi các hoạt động khai thác
hoặc tái sinh nhân tạo để nâng cao hiệu quả kinh tế, còn vấn đề nghiên cứu ở
rừng tự nhiên sau khi cháy mới chỉ có một vài tác giả thực hiện.
Ở khu vực huyện Tam Đảo, mặc dù cháy rừng thường xuyên xảy ra
nhưng những nghiên cứu về vấn đề này chưa thật sự được quan tâm. Cho đến
nay nghiên cứu ảnh hưởng của cháy rừng chủ yếu hướng tới đánh giá những
mất mát về trữ lượng rừng còn những vấn đề liên quan tới Sinh thái lửa hầu
như chưa có tác giả nào thực hiện.
Việc nghiên cứu điều kiện đất và đặc điểm tái sinh rừng sau cháy có thể
giúp tăng cường sự phục hồi tài nguyên rừng tự nhiên, cũng góp phần đánh
giá được lồi cây nào có sức chống chịu tốt đối với lửa và khả năng tái sinh
mạnh để đề xuất các loài cây trồng trên băng xanh cản lửa.


10
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý:
Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo, có toạ độ
địa lý 21o21’- 21o42’ độ vĩ Bắc và 105o23’ - 105o44’ độ kinh Đông, trải dài
trên địa bàn các huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
và Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là một dãy núi lớn dài 80 km, chạy
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, từ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đến
huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc).
Nằm trong vùng đệm của VQG Tam Đảo, xã Minh Quang, huyện Tam
Đảo có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế của xã. Phía Đơng giáp dãy Tam
Đảo, phía Tây Nam giáp xã Gia Khánh, phía Tây Bắc giáp xã Hợp Châu và
cách trung tâm VQG Tam Đảo 4 km, cách Thành phố Vĩnh Yên 8 km.Trong

đó, diện tích tự nhiên của xã Minh Quang là 4.975,6 ha, chiếm 32,07 % diện
tích vùng đệm.
2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất:
a. Địa hình: Vùng đệm VQG Tam Đảo chủ yếu là dạng địa hình thấp
và trung bình xen kẽ với vùng bình địa của các nhánh sơng. Độ cao trung bình
tồn vùng dưới 100 m. Độ dốc chủ yếu tập trung ở cấp I (< 70) và II (80 - 150).
b. Địa chất, thổ nhưỡng:
Vùng đệm VQG Tam Đảo có 2 loại đất chính:
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên các loại đá mẹ: Phiến thạch sét,
phiến mica, philip và đá cát.
- Đất dốc tụ chân đồi và phù sa ven sông. Thành phần cơ giới thịt trung
bình đến thịt nặng. Độ dày tầng đất thường trên 100 cm. Đây là diện tích canh
tác nơng nghiệp (trồng lúa, hoa màu và nương rẫy cố định).


11
2.1.3. Khí hậu, thủy văn:
a. Khí hậu: Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đới mưa mùa
vùng núi. Do điều kiện khí hậu thủy văn ở mỗi vùng khác nhau nên số liệu
quan trắc được thu thập tại 4 trạm là khác nhau. Số liệu quan trắc qua nhiều
năm của các trạm khí tượng trong vùng được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Số liệu khí tượng của các trạm trong khu vực Tam Đảo
Trạm
Yếu tố khí tượng

Tuyên
Quang

Trạm
Đại Từ


Trạm

Trạm

Vĩnh

Tam

Yên

Đảo

Nhiệt độ bình quân năm (0C)

22,9

22,9

23,7

18,0

Nhiệt độ tối cao tương đối

41,4

41,3

41,5


33,1

Nhiệt độ tối thấp tương đối

0,4

3,0

3,2

- 0,2

1.641,4

1.906,2

1.603,5

2.630,3

Số ngày mưa/năm

143,5

193,4

142,5

193,7


Lượng mưa cực đại trong

150,0

352,9

284,0

299,54

Độ ẩm trung bình (%)

84,0

82,0

81,0

87,0

Độ ẩm cực tiểu

15,0

16,0

14,0

6,0


Lượng bốc hơi (mm)

760,3

985,5

1.040,1

561,5

Lượng mưa bình qn năm
(mm)

ngày (mm)

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tam Đảo)
Xã Minh Quang nằm ở sườn Tây của dãy Tam Đảo nên cũng có những
đặc điểm khí hậu chung của 2 trạm Tuyên Quang và Vĩnh Yên.
Mùa mưa tại khu vực nghiên cứu chủ yếu từ tháng 4 đến cuối tháng 10,
chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8 và 9.
Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 dương lịch, thường gây xói mịn và lũ lớn.


12
Số ngày mưa khá nhiều, ở sườn Tây > 140 ngày/năm, sườn Đông và đỉnh >
190 ngày/năm.
Do ảnh hưởng của điều kiện địa hình nên nhiệt độ trong vùng tương đối
thấp, biến động từ 22,90C đến 23,70C, tháng lạnh nhất >150C (tháng 1), tháng
nóng nhất> 280C (tháng 7). Độ ẩm bình qn phía dưới thấp hơn, vào khoảng

80%, cịn ở trên cao vào khoảng 87%. Mùa mưa, nhất là khi có mưa phùn độ
ẩm lên đến >90%; nhưng mùa khơ hanh độ ẩm chỉ còn 70 – 75%, cá biệt có
ngày chỉ cịn 60%.
Khí hậu khơng thuận lợi như vậy đã là nhân tố thúc đẩy thêm nguy cơ
cháy rừng cho xã Minh Quang. Do vậy, trong công tác quản lý bảo vệ rừng
nói chung và cơng tác PCCCR nói riêng cần phải chú ý hơn nữa trong những
tháng cao điểm mùa khô.
b. Thủy văn: Mạng lưới sông suối hai sườn núi Tam Đảo dồn xuống
hai sơng chính như chân rết khá dày và ngắn, có cấu trúc dốc và hẹp lòng từ
đỉnh xuống chân núi, lưu lượng nước lớn. Khi xuống tới các chân núi, suối
thường chảy dọc theo các thung lũng dài hẹp trước khi đổ ra vùng đồi và vùng
đồng bằng. Đặc điểm này rất thích hợp cho việc xây dựng các đập chắn nước
tạo hồ phục vụ cho đồng ruộng và xây dựng hồ thủy điện nhỏ.
Chế độ thủy văn được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Lũ
lớn thường xảy ra vào tháng 8. Lũ thường tập trung nhanh và rút cũng nhanh.
Sự phân phối dòng chảy khác biệt giữa hai mùa. Sơng suối trong vùng khơng
có khả năng vận chuyển thủy, chỉ có khả năng làm thủy điện nhỏ. Việc đắp
đập tạo hồ có thể thực hiện được nhiều địa điểm dưới chân núi để phục vụ
nhu cầu tưới tiêu, cải thiện môi trường du lịch sinh thái cũng như trữ nước
phục vụ cơng tác PCCCR.
Ở xã Minh Quang có 2 đập lớn là đập Xạ Hương và đập Bản Long.
Đây là nguồn nước tưới khá tốt, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu tưới tiêu và
sinh hoạt của nhân dân trong vùng xũng như yêu cầu cung cấp nước phục vụ
cho cơng tác phịng cháy chữa cháy tại địa phương.


13
2.1.4. Thảm thực vật
Theo số liệu kiểm kê đất đai của các xã vùng đệm của VQG Tam Đảo
(01/01/2000) [24], diện tích có rừng che phủ ở 23 xã chiếm 35,24%; trong đó

độ che phủ rừng tự nhiên là 18,02% và rừng trồng là 17,21%. Diện tích cây ăn
quả, cây phân tán và cây trồng công nghiệp dài ngày tăng đáng kể.
Minh Quang là một xã vùng đệm của VQG Tam Đảo có diện tích rừng
là 3.423ha. Đất có rừng là 2.672ha, trong đó có 1.181ha là rừng tự nhiên và
1.492ha rừng trồng, với trên 90% là rừng Thông. Diện tích đất khơng có rừng
là 750ha. Trong thực tế cháy rừng thường là mối nguy cơ lớn với các khu
rừng Thơng và diện tích đất chưa có rừng, cịn rừng tự nhiên rất ít khi cháy,
chỉ cháy với diện tích nhỏ, thiệt hại không lớn.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1. Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh Vĩnh
Phúc, kể từ năm 2004 đến nay, sau 5 năm được thành lập và đi vào hoạt động
Tam Đảo đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng. Kết quả này đã tạo tiền đề, cơ sở vững chắc cho phát triển
du lịch Tam Đảo.
Trình độ phát triển kinh tế. Liên tục trong 5 năm từ 2004 - 2008 kinh tế
Tam Đảo luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tổng sản phẩm (GDP)
tăng bình quân 23,12%/năm; Cơ cấu kinh tế dần chuyển theo hướng tăng dần
tỷ trọng dịch vụ - du lịch, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tuy nhiên đến nay tỷ
trọng nơng nghiệp vẫn cịn cao, hết năm 2008 cơ cấu kinh tế của Tam Đảo là:
Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản 53,61%; Dịch vụ - Du lịch 29,33%; Công
nghiệp - TTCN - XDCB 17,06%.
Phát triển ngành nông nghiệp: Tam Đảo có tổng diện tích đất nơng
nghiệp là 19.569,88ha, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp là 4.695,9ha chiếm


14
24% diện tích đất nơng nghiệp. Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
những năm qua liên tục tăng: năm 2004 là 112.797 triệu đồng, năm 2007 là
138.269 triệu đồng. Một số loại cây, con đã và đang được thử nghiệm ở Tam

Đảo đem lại hiệu quả kinh tế cao như: nuôi cá Hồi, cá Tầm của Trung tâm
Lâm nghiệp Tam Đảo; ni nhím, lợn rừng, ở Đại Đình; trồng rau su su ở
Tam Đảo, Hồ Sơn, Tam Quan.
Ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Do định hướng phát triển
vùng, tỉnh Vĩnh Phúc quy hoạch Tam Đảo là huyện trọng điểm du lịch. Mặt
khác ngành công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp huyện Tam Đảo cũng nằm
trong tình trạng chung của các huyện nông thôn miền núi là hết sức nhỏ bé,
chỉ có một số ngành cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ nhu cầu trong
huyện. Tốc độ tăng trưởng khơng ổn định, phụ thuộc chính vào nhu cầu của
địa phương. Về phát triển làng nghề thủ công, tuy Tam Đảo có một số làng có
nghề truyền thống mây, tre đan, có thị trường, lợi thế nguồn lao động dồi dào
và tài nguyên thiên nhiên phong phú, song do chất lượng sản phẩm và mẫu
mã chưa cập nên sức tiêu thụ và thương hiệu còn kém. Hướng phát triển kinh
tế từ làng nghề và du lịch làng nghề là hướng đi mà huyện Tam Đảo đang
quan tâm.
Ngành Thương mại, dịch vụ và du lịch: Thương mại, dịch vụ và du lịch
chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của
toàn huyện và đang có chiều hướng phát triển tốt trong những năm gần đây.
2.2.2. Điều kiện xã hội
- Giáo dục:
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Tam Đảo được quan tâm đầu tư. Hệ
thống giáo dục được hình thành ở tất cả các cấp học bậc học, từ mầm non đến
trung học phổ thơng. Tồn huyện hiện có tổng số 35 đơn vị trường học, gồm
các bậc học: Mầm non có 12 trường; Tiểu học có 13 trường; Trung học cơ sở
có 10 trường và Trung học phổ thơng có 2 trường.


15
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được Tam Đảo coi trọng, ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của

huyện trước mắt và lâu dài. Do vậy, ngoài chương trình chung của cả nước,
huyện Tam Đảo và Tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều giải pháp quan tâm đầu tư,
lấy phát triển giáo dục làm khâu đột phá vươn lên.
- Y tế:
Sau khi huyện được thành lập, hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân
dân đã nhanh chóng được đầu tư nâng cấp. Đến nay, cơ sở vật chất của ngành
y tế Tam Đảo đã có Trung tâm y tế huyện (đảm nhiệm chức năng y tế dự
phòng và bệnh viện tuyến huyện), 01 phòng khám đa khoa khu vực và 09
trạm y tế xã, thị trấn. Tổng số 135 giường bệnh, trong đó có 70 giường tại
trung tâm y tế huyện, 10 giường tại phòng khám đa khoa khu vực, còn lại ở
các trạm y tế xã, thị trấn.
Do lợi thế, nằm trong vùng khu bảo tồn đa dạng sinh học - Vườn Quốc
gia Tam Đảo, với hệ động, thực vật vô cùng phong phú. Cho nên, bên cạnh hệ
thống y tế xã, huyện, Tam Đảo còn có một đội ngũ đơng đảo các thầy thuốc
chữa bệnh bằng thuốc Đông y gia truyền, đặc biệt là các thầy thuốc là người
dân tộc thiểu số. Theo báo cáo của chi hội Y học cổ truyền Tam Đảo, toàn
huyện hiện có 53 hội viên, hàng năm đã tìm kiếm, nghiên cứu được nhiều bài
thuốc quý, đồng thời đã khám, chữa cho hàng chục ngàn bệnh nhân ở khắp
các vùng, miền toàn Quốc. Cũng do lợi thế về tài nguyên thiên nhiên vùng
Tam Đảo, hiện nay UBND tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo đang nghiên
cứu, cấp phép cho một số dự án đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong nước và
nước ngoài muốn đầu tư các khu dưỡng lão, chữa bệnh vào địa bàn. Đây cũng
là một loại hình dịch vụ có thế mạnh của Tam Đảo.
Hết năm 2008, trên địa bàn huyện đã hoàn thành 100% chuẩn y tế quốc
gia giai đoạn I và là huyện hồn thành sớm nhất chương trình xây dựng chuẩn


×