Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

MA THỊ THÙY

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI HUYỆN
TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. VŨ TIẾN THỊNH

Hà Nội, 2019


i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và các thơng tin số liệu tham khảo đã
đƣợc trích dẫn đầy đủ nguồn gốc.


Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2019
Ngƣời cam đoan
Tác giả

Ma Thị Thùy


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự quan
tâm và sự giúp đỡ của nhà trƣờng, sự giúp đỡ tận tình của các Thầy cô, đồng
nghiệp và bạn bè và gia đình.
Đến nay, Luận văn tốt nghiệp đã hồn thành, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến Thầy giáo, PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh – ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận
tình truyền đạt kiến thức chun mơn và những kinh nghiệm quý báu cùng những
tình cảm tốt đẹp nhất dành cho tơi trong q trình hồn thành Luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Khoa Đào tạo
sau đại học, khoa Khoa học môi trƣờng – Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã tạo
điều kiện giúp đỡ tơi đƣợc tham gia và hồn thành khóa đào tạo này.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện của
Ban lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Tràng Định đã giúp đỡ tơi trong q trình
điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu tại huyện Tràng Định;
Cảm ơn Ban lãnh đạo, đồng nghiệp phịng Tài ngun và Mơi trƣờng huyện
Tràng Định – nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện về thời gian, cơng việc để tơi
có thể hồn thành Luận văn, cảm ơn các nhà chuyên môn, bạn bè và ngƣời thân
trong gia đình đã động viêc giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.

Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và ngƣời
thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tơi trong suốt thời gian học tập và hồn
thành Luận văn.
Trong quá trình thực hiện Luận văn, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng
nhƣng chắc chắn cịn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế trong q trình thực hiện đề
tài. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp xây dựng q báu và chân tình của
các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia, bạn bè và các đồng nghiệp để
Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 10 tháng 7 năm 2019
Tác giả

Ma Thị Thùy


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................. 3
1.1. Những nghiên cứu về quản lý rừng trên thế giới ................................... 3
1.2. Những nghiên cứu quản lý rừng ở Việt Nam ........................................ 7
1.3. Các nghiên cứu về quản lý rừng ở Lạng Sơn và khu vực nghiên cứu . 13
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU............................................................................................................16

2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 16
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 16
2.1.2. Địa hình ......................................................................................... 17
2.1.3. Khí hậu – thủy văn ........................................................................ 17
2.1.4. Tài nguyên đất ............................................................................... 18
2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội....................................................... 18
2.2.1. Dân sinh ........................................................................................ 19
2.2.2. Kinh tế. .......................................................................................... 19
2.2.3. Văn hóa – xã hội ........................................................................... 20
2.2.4. Lao động........................................................................................ 21
2.2.5. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội .................................................... 21
Chƣơng 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................................23
3.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 23
3.1.1. Mục tiêu tổng quát: ....................................................................... 23


iv

3.1.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................. 23
3.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 23
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 23
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 23
3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên rừng tại huyện Tràng Định, tỉnh
Lạng Sơn.................................................................................................. 23
3.3.2. Nghiên cứu thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý
bảo vệ tài nguyên rừng tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. .............. 24
3.3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại
huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. .......................................................... 24

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu ........................................................ 24
3.4.2. Phương pháp điểu tra thực địa ..................................................... 25
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích định lượng bằng cách đánh
giá theo phương pháp SWOT .................................................................. 26
3.4.4. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia PRA .... 26
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................28
4.1. Đặc điểm tài nguyên rừng của huyện Tràng Định ............................... 28
4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại huyện Tràng Định
..................................................................................................................... 35
4.2.1. Công tác tổ chức lực lượng quản lý bảo vệ rừng ......................... 36
4.2.2. Công tác kiểm tra, kiểm sốt lâm sản ........................................... 37
4.2.3. Cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng .......................................... 44
4.2.4. Cơng tác phịng chống phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp. ... 48
4.2.5 Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục và pháp luật ................ 52
4.2.6. Sự phối hợp của chính quyền địa phương và người dân trong công
tác quản lý bảo vệ rừng. .......................................................................... 55


v

4.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng ... 58
4.3.1. Tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với
công tác quản lý bảo vệ rừng tại huyện Tràng Định .............................. 58
4.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến công tác quản lý bảo vệ rừng
................................................................................................................. 60
4.3.3. Ảnh hưởng của xã hội, phong tục tập quán, kiến thức bản địa. ... 62
Các hoạt động của con người ......................................................................................63
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng cho huyện
Tràng Định .................................................................................................. 64

4.4.1. Giải pháp về chính sách ................................................................ 66
4.4.2. Các giải pháp quản lý ................................................................... 67
4.4.3. Các giải pháp tuyên truyền ........................................................... 68
4.4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thực thi
pháp luật.................................................................................................. 69
4.4.5. Các giải pháp KHCN, khuyến lâm ................................................ 72
4.4.6. Các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ...................................... 73
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................79
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BQLRPH

Ban quản lý rừng phòng hộ

BVR

Bảo vệ rừng

ĐVHD

Động vật hoang dã


QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QLBV & PTR

Quản lý bảo vệ và phát triển rừng

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

KBTTT

Khu bảo tồn thiên nhiên

KHCN

Khoa học công nghệ

LS

Lâm sản

PTNT

Phát triển nông thôn

BNNPTNT


Bộ Nông nghiệp phát triển nơng thơn

UBND

Ủy ban nhân dân

VPHC

Vi phạm hành chính

TVVP

Tang vật vi phạm

FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

ELCDP

Chƣơng trình phát triển cơng đồng địa phƣơng

ICIMOD

International Centre for Integrated Mountain
Development
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp
Quốc


UNESCO


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lƣợng, thời gian phỏng vấn thực địa tại huyện Tràng Định ...... 25
Bảng 2.2. Số lƣợng, thời gian phỏng vấn ngƣời dân ...................................... 26
Bảng 4.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp các xã, thị trấn ........................... 30
huyện Tràng Định năm 2018........................................................................... 30
Bảng 4.2. Hiện trạng trữ lƣợng rừng huyện Tràng Định ................................ 31
Bảng 4.3. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý ............... 33
Bảng 4.4. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng 34
Bảng 4.5. Tổng hợp tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn ......................... 38
huyện Tràng Định giai đoạn 2015-2018 ......................................................... 38
Bảng 4.6. Thống kê tình hình cháy rừng trên địa bàn..................................... 45
huyện Tràng Định từ năm 2015-2018. ............................................................ 45
Bảng 4.7. Tình hình phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp ................................ 49
huyện Tràng Định từ 2015-2018 ..................................................................... 49
Bảng 4.8. Các loại đất của hộ gia đình............................................................ 60
Bảng 4.9. Các hoạt động canh tác trên đất lâm nghiệp ................................... 62
Bảng 4.10. Các hoạt động tác động vào rừng ................................................. 63


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện Tràng Định ........................................................ 16
Hình 4.1. Hiện trạng rừng huyện Tràng Định năm 2018 ................................ 28
Hình 4.2. Biểu đồ diện tích rừng qua các năm của huyện Tràng Định (ha) ... 29

Hình 4.3. Biểu đồ số tiền nộp phạt do vi phạm hành chính trên địa bàn huyện
Tràng Định. ..................................................................................................... 38
Hình 4.4. Biều đồ tỉ lệ vi phạm lâm luật tại huyện Tràng Định ..................... 39
Hình 4.5. Bắt giữ gỗ khai thác trái phép tại xã Khánh Long, huyện Tràng
Định ................................................................................................................. 40
Hình 4.6. Hiện trƣờng khai thác gỗ trái phép tại xã Tân Yên,huyện Tràng
Định ................................................................................................................. 42
Hình 4.7. Hiện trƣờng khai thác gỗ trái phép tại xã Tân Yên ......................... 43
Hình 4.8. Cháy rừng tại xã Chi Lăng .............................................................. 47
Hình 4.9. Biểu đồ diện tích phá và lấn chiếm đất lâm nghiệp huyện Tràng
Định ................................................................................................................. 50
Hình 4.10. Biểu đồ số vụ phá và lấn chiếm rừng trên địa bàn huyện Tràng Định ...50
Hình 4.11. Phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp .............................................. 51
Tại xã Kim Đồng, huyện Tràng Định. ............................................................ 51
Hình 4.12. Phối hợp diễn tập PCCCR kết hợp ............................................... 54
tuyên truyền về PCCCR tại xã Đào Viên ........................................................ 54
Hình 4.13. Phiếu điều tra hộ gia đình ............................................................. 63


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con ngƣời. Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu nhƣ gỗ, tre, nứa, các lồi
động vật, thực vật rừng… có giá trị cao thơng qua các hoạt động khai thác
đúng và hợp lý theo quy định của Pháp luật cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất
khẩu,… Bên cạnh đó, rừng cịn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng.
Rừng tham gia vào quá trình điều hịa khí hậu, đảm bảo trung chuyển oxi và
các ngun tố cơ bản khác; duy trì tính ổn định, độ màu mỡ của đất; hạn chế
lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mịn đất; làm giảm mức ơ nhiễm khơng khí; bảo

tồn đa dạng sinh học và bảo vệ mơi trƣờng sống. Bên cạnh đó rừng cịn mang
ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, tài nguyên rừng đã và đang bị khai thác một cách bừa bãi,
ngày càng suy giảm mạnh về số lƣợng, chất lƣợng nên rất khó mới có thể
phục hồi đƣợc. Việt Nam, năm 1943 tỷ lệ che phủ của rừng là 43% và đến
năm 1995 thì diện tích rừng cịn lại 25%. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp
và Phát triển nông thôn đến 31/12/2018, diện tích rừng trên tồn quốc
có 14.491.295 ha; trong đó, rừng tự nhiên có 10.255.525 ha; rừng trồng
4.235.770 ha. So với năm 2010, tổng diện tích rừng Việt Nam đã tăng lên 1,1
triệu ha. Trong đó rừng trồng tăng 1,1 triệu ha và rừng tự nhiên giảm 100
nghìn ha. Qua con số trên cho ta thấy diện tích rừng Việt Nam trong những
năm gần đây đang tăng về diện tích nhƣng chủ yếu là diện tích các loại rừng
trồng, trong khi diện tích rừng tự nhiên vẫn đang bị suy giảm một cách
nghiêm trọng.
Trƣớc tình hình đó, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, chính
sách, đặc biệt là Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thƣ Trung
ƣơng Đảng về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng cùng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm mục đích


2

quản lý, bảo vệ và khôi phục lại tài nguyên rừng, nâng cao tỷ lệ che phủ của
rừng. Tuy vậy, công tác bảo vệ và phát triển bền vững tài ngun rừng ở nƣớc
ta cịn gặp nhiều khó khăn nhƣ: Áp lực dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh,
đời sống khó khăn, ngƣời dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài ngun
rừng, trình độ dân trí ở vùng sâu vùng xa cịn thấp, cơng tác quản lý bảo vệ
rừng ở tại địa phƣơng đang bị xem nhẹ, trình độ chun mơn nghiệp vụ của
cán bộ lâm nghiệp cịn hạn chế, hệ thống chủ trƣơng, chính sách, các quy định
của pháp luật còn chƣa thống nhất, còn nhiều bất cập và chƣa đƣợc phát huy

tối đa hiệu quả của nó…
Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Đơng Bắc Việt Nam là Vị trí 20°27'22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đơng. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng:
55 km, Phía đơng bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây,Trung Quốc): 253 km, Phía
nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đơng nam giáp tỉnh Quảng Ninh:
49 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái
Nguyên: 60 km. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng tồn tỉnh là 680.000 ha,
chiếm 61,6% diện tích đất tự nhiên.
Tràng Định là huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Lạng Sơn và cách
trung tâm TP Lạng sơn hơn 60 km dọc theo Quốc lộ 4A, với diện tích đất lâm
nghiệp là 88.941,55 ha chiếm 87,48 % diện tích đất tự nhiên. Là một trong
những địa phƣơng còn giàu tài nguyên, nhiều giá trị về sinh thái lẫn kinh tế.
Mặc dù công tác quản lý bảo vệ rừng tại tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện
Tràng Định nói riêng ngày càng đƣợc quan tâm nhƣng tình hình vi phạm lâm
luật ngày càng phức tạp những cánh rừng nơi đây đã và đang phải chịu áp lực
vô cùng lớn. Do vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng
Sơn”. Kết quả của đề tài là cơ sở để đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng,
thực trạng quản lý tài nguyên rừng, các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác
QLBVR và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng cho
huyện Tràng Định.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về quản lý rừng trên thế giới
Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của hầu hết
ngƣời dân vùng núi. Ở đây, rừng mang lại cho họ nhiều loại sản phẩm khác
nhau nhƣ: gỗ, củi, lƣơng thực, thực phẩm, dƣợc liệu… quan trọng hơn nữa là

rừng đảm bảo những điều kiện sinh thái cần thiết để duy trì các hoạt động sản
xuất và đời sống của nhân dân. Những cố gắng trong việc quản lý bảo vệ khu
rừng cấm quốc gia thƣờng gây nên những mâu thuẫn lợi ích giữa cá nhân,
cộng đồng dân cƣ địa phƣơng với quốc gia. Từ đây, ngƣời ta nhận thức đƣợc
rằng công tác quản lý rừng bền vững phải hƣớng đến phục vụ các nhu cầu xã
hội. Việc đáp ứng các nhu cầu đó phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục
và ổn định lâu dài. Theo tài liệu của FAO, cơng cụ để QLBVR phải bao gồm
các quy trình cơng nghệ, cả các chính sách kinh tế, xã hội. Nó đảm bảo các
hoạt động quản lý rừng thỏa mãn đồng thời những nguyên lý về kinh tế, xã
hội và môi trƣờng. Có thể nói quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững là
phƣơng thức quản lý đƣợc xã hội chấp nhận, có cơ sở về mặt khoa học, có
tính khả thi về mặt kỹ thuật và hiệu quả về mặt kinh tế [23]
Trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, hệ thống quản lý tài nguyên rừng
tập trung đã thực hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở nhiều quốc gia, đặc biệt
là ở những quốc gia phát triển. Trong giai đoạn này, vai trò của cộng đồng
trong quản lý rừng ít đƣợc quan tâm. Vì vậy, họ chỉ biết khai thác tài nguyên
rừng lấy lâm sản và đất đai để canh tác nông nghiệp, nhu cầu lâm sản ngày
càng tăng đã dẫn đến tình trạng khai thác quá mức tài nguyên rừng và làm cho
tài nguyên rừng ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng [32]
Nhằm khắc phục tình trạng khai thác rừng quá mức, các nhà khoa học
cũng đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng


4

nhƣ: Nhà lâm học Đức (G.L.Hartag – 1840, Heyer -1883; Hundeshagen 1926) đã đề xuất nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loại đều tuổi;
Các nhà lâm học Pháp (Gournand -1992) và Thụy Sỹ (H.Biolley – 1992) đã
đề ra phƣơng pháp kiểm tra điều chỉnh sản lƣợng với rừng khai thác chọn
khác tuổi, vv... [25, 41]…
Vào cuối thế kỷ 20, khi tài nguyên rừng đã bị suy thối nghiêm trọng

thì con ngƣời mới nhận thức đƣợc rằng tài nguyên rừng là có hạn và đang bị
suy giảm nhanh chóng, nhất là tài nguyên rừng nhiệt đới. Nếu theo đà mất
rừng mỗi năm khoảng 15 triệu ha nhƣ số liệu thống kê của FAO thì chỉ hơn
100 năm nữa thì rừng nhiệt đới hồn tồn biến mất, lồi ngƣời sẽ chịu những
thảm họa khôn lƣờng về kinh tế, xã hội và mơi trƣờng [23].
Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo
tồn ĐDSH trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ
chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ƣớc về bảo vệ
và phát triển rừng trong đó có chiến lƣợc bảo tồn (năm 1980 và điều chỉnh
năm 1981), tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Hội nghị quốc tế
về môi trƣờng và phát triển (UNCED tại Rio de Janerio năm 1992), công ƣớc
quốc tế về buôn bán các lồi động thực vật q hiếm (CITES), Cơng ƣớc về
đa dạng sinh học (CBD, 1992), công ƣớc về thay đổi khí hậu tồn cầu (CGCC
1994), Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTO 1997). Những năm gần đây,
nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và quốc gia về QLBVR đã liên tục đƣợc tổ
chức. Phân tích khái niệm về quản lý rừng bền vững của ITTO thì QLBVR là
cách thức quản lý vừa đảm bảo đƣợc các mục tiêu sản xuất vừa đảm bảo giữ
đƣợc các giá trị kinh tế, môi trƣờng và xã hội của tài nguyên rừng
[55,29,14,15,27]
Là tổ chức đầu tiên áp dụng về vấn đề quản lý rừng bền vững ở nhiệt
đới, ITTO đã biên soạn một số tài liệu quan trọng nhƣ “Hƣớng dẫn quản lý


5

rừng tự nhiên nhiệt đới” (ITTO 1990), “Tiêu chí đánh giá quản lý bền vững
rừng tự nhiên nhiệt đới” (IITO 1992), “Hƣớng dẫn thiết lập hệ thống quản lý
bền vững các khu rừng trồng trong rừng nhiệt đới” (ITTO 1993) và “Hƣớng
dẫn bảo tồn ĐDSH của rừng sản xuất trong vùng nhiệt đới” (ITTO, 1993).
ITTO cũng đã xây dựng chiến lƣợc quản lý bền vững rừng nhiệt đới, buôn

bán lâm sản nhiệt đới cho năm 2000[55].
Hai động lực thúc đẩy sự hình thành hệ thống QLBVR là xuất phát từ
các nƣớc sản xuất các sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn tái lập một lâm phận
sản xuất ổn định và khách hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn
điều tiết việc khai thác rừng để đáp ứng các chức năng sinh thái toàn cầu. Vấn
đề đặt ra là phải xây dựng những tổ chức đánh giá QLBVR. Trên quy mô
quốc tế, hội đồng quản trị rừng đã đƣợc thành lập để xét công nhận tƣ cách
của các tổ chức xét và cấp chứng chỉ rừng. Với sự phát triển của QLBVR,
Canada đã đề nghị đặt vấn đề QLBVR trong hệ thống quản lý môi trƣờng
theo tiêu chuẩn ISO 4001.[55]
Hiện nay, trên thế giới đã có bộ tiêu chuẩn quản lý bền vững cấp quốc
gia nhƣ: Canada, Thụy Điển, Malaysia, Indonesia,… và cấp quốc tế nhƣ tiến
trình Helsinki, tiến trình Montreal. Hội đồng quản trị rừng (FSC) và tổ chức
gỗ nhiệt đới đa có bộ tiêu chuẩn “những tiêu chí và chỉ báo quản lý rừng
(P&C)” đã đƣợc cơng nhận và đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Các
tổ chức cấp chứng chỉ rừng đều dùng bộ tiêu chí này để đánh giá tình trạng
quản lý rừng và xét cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng
[24,25, 55].
Tháng 8/2018, các nƣớc trong khu vực Đông nam Á đã họp hội nghị
lần thứ 18 tại Hà Nội để thỏa thuận về đề nghị của Malaysia xây dựng bộ tiêu
chí và chỉ số về QLBVR ở vùng ASEAN (viết tắt là C&I ASEAN). Thực chất
C&I của ITTO, bao gồm 7 tiêu chí và cũng chia làm 2 cấp quản lý là cấp quốc


6

gia và cấp đơn vị quản lý. Hiện nay, ở các nƣớc đang phát triển, khi sản xuất
nông lâm nghiệp cịn chiếm vị trí quan trọng đối với ngƣời dân nơng thơn,
miền núi, thì quản lý rừng theo hình thức phát triển lâm nghiệp xã hội đang là
một trong những mơ hình đƣợc đánh giá cao trên các phƣơng diện kinh tế, xã

hội và mơi trƣờng sinh thái[55].
Với mục đích quản lý bền vững, các khu bảo vệ (protected areas) đƣợc
thành lập ngày càng nhiều, nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc
quản lý bền vững các khu bảo vệ. Nhiều chính sách và giải pháp đƣợc đƣa ra
để áp dụng quản lý rừng bền vững. Năm 1996, tại Vƣờn quốc gia Bwindi
Impenetrable và Mgahinga Gorilla thuộc Uganda. Wild và Mutebi đã nghiên
cứu giải pháp quản lý, khai thác bền vững một số lâm sản và quản lý bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên giữa ban quản lý vƣờn và cộng đồng dân cƣ[55]
Trong báo cáo “Hợp tác quản lý với ngƣời dân ở Nam Phi – phạm vi
vận động” của Moenieba Isaacs và Najma Mohamed (2000) đã nghiên cứu và
đƣa ra giải pháp quản lý tài nguyên thiên bền vững tại vƣờn quốc gia
Tichtersveld chủ yếu dựa trên hƣơng ƣớc (Contractual Agrement) quản lý bảo
vệ tài nguyên, trong đó ngƣời dân cam kết bảo vệ ĐDSH trên địa phận của
mình cịn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ ngƣời dân xây dựng hạ tầng và
cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội khác [55]
Tại vƣờn quốc gia Kruger của Nam Phi (2000), nhằm bảo vệ tài nguyên
bền vững, Chính phủ đã trao quyền sử dụng đất đai, chia sẻ lợi ích du lịch cho
ngƣời dân, ngƣợc lại ngƣời dân phải tham gia quản lý và bảo vệ tài nguyên tại
Vƣờn quốc gia [55]
Theo Shuchenman (1999), tại Vƣờn quốc gia Andringitra của
Madagascar, để thực hiện quản lý rừng bền vững, chính phủ đảm bảo cho
ngƣời dân đƣợc quyền chăn thả gia súc và khai thác tài nguyên rừng phục hồi
để đƣợc sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quán truyền thống khác


7

nhƣ có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng. Ngƣợc lại, ngƣời dân phải
đảm bảo tham gia về sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực[55].
Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad (1999), tại Khu bảo tồn Hoàng

gia Chitwan ở Nepan, để quản lý rừng bền vững, cộng đồng dân cƣ vùng đệm
đƣợc tham gia hợp tác với một số bên liên quan trong việc quản lý tài nguyên
vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài
nguyên là khoảng 30-50% thu đƣợc từ du lịch hàng năm sẽ đƣợc đầu tƣ trở lại
cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng[55]
Các mơ hình quản lý bền vững các khu bảo vệ đƣợc nêu trên đã góp
phần quản lý tài nguyên thiên nhiên. Chúng đã đƣa ra đƣợc một số chính sách
nhƣ chia sẻ lợi ích, hỗ trợ đầu tƣ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội vv… và
một số giải pháp nhƣ đồng quản lý, quản lý có sự tham gia của ngƣời dân,
vv… Tuy nhiên, các mơ hình trên chỉ phù hợp với một số quốc gia và một số
khu bảo vệ có tiềm năng du lịch, tài nguyên, đất đai phù hợp[48].
1.2. Những nghiên cứu quản lý rừng ở Việt Nam
Là một nguồn tài nguyên quan trọng, rừng ảnh hƣởng trực tiếp đến thu
nhập và đời sống kinh tế nói chung của khoảng một 1/3 dân số của cả nƣớc.
Nó khơng chỉ cung cấp những sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày nhƣ gỗ,
củi, thực phẩm, dƣợc liệu vv… mà còn cung cấp những sản phẩm phục vụ
nhu cầu công nghiệp, thủ công nghiệp và xuất khẩu. Ngoài ra, do phân bố ở
những vùng sinh thái nhạy cảm nhƣ các vùng đầu nguồn rộng lớn, các vùng
ngập mặn, các vùng sình lầy,… rừng cịn là một trong những yếu tố có ảnh
hƣởng mạnh mẽ nhất đến mơi trƣờng của đất nƣớc. Nó góp phần quan trọng
vào việc chống lại sự biến đổi của khí hậu, điều tiết nguồn nƣớc, giảm tần
suất và cƣờng độ phá hoại của các thiên tai nhƣ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng…
Sự thất bại của công tác quản lý rừng và tài nguyên đất đai vùng đầu
nguồn trong những thập kỷ qua đã làm Việt Nam mất đi hàng triệu hecta rừng


8

và là nguyên nhân chủ yếu gây ra những biến đổi khí hậu, gia tăng tần suất,
mức độ thiệt hại của hạn hán, lũ lụt. Hàng năm, nhà nƣớc phải đầu tƣ hàng

nghìn tỷ đồng để củng cố đê điều chống lũ. Mất rừng là nguyên nhân chính
gây nên sự xói mịn mạnh và sự hoang hóa diện tích đất đồi núi. Quản lý
rừng không hiệu quả và thiếu quy hoạch cũng làm cho nhiều vùng đất trũng,
đất ngập mặn trù phú bởi các thảm rừng tràm, rừng đƣớc với hàng trăm lồi
động vật hoang dã có giá trị cao đã và đang bị thay thế bởi các vùng nuôi
tôm, các rừng trồng cây công nghiệp với mức độ mặn hóa, phèn hóa ngày
càng nghiêm trọng.
Ngồi các ngun nhân mất rừng do sự gia tăng dân số, thiếu thốn về
lƣơng thực, phá rừng lấy đất canh tác, khai thác lâm sản quá mức, rừng Việt
Nam còn bị ảnh hƣởng bởi sự hủy diệt trầm trọng của hai cuộc chiến tranh
kéo dài đã làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút vì bom đạn, chất độc hóa học
tàn phá nặng nề. Nếu nhƣ tỷ lệ che phủ của rừng nƣớc ta năm 1945 là 43% thì
đến năm 1976 chỉ cịn 33,8%. Tỷ lệ che phủ thấp nhất là vào năm 1995 với
28,2%. Trong những năm gần đây, sự nỗ lực của nhà nƣớc với những chính
sách đổi mới, những chƣơng trình trọng điểm quốc gia nhƣ Dự án 327, 661 đã
làm cho diện tích rừng tăng lên một cách rõ rệt. Đến năm 2000, tỷ lệ che phủ
rừng của cả nƣớc đã nâng lên 33,2% và đến cuối năm 2018 là 41,65% [12]
Trƣớc những biến đổi mạnh mẽ của môi trƣờng và hiểm họa sinh thái
có thể xảy ra thì việc quản lý rừng bền vững ngày càng trở nên quan trọng.
Phần lớn các chƣơng trình, dự án quốc tế hỗ trợ ngành lâm nghiệp hiện nay
đều hƣớng vào QLBVR. Những chƣơng trình phát triển lâm nghiệp lớn của
Nhà nƣớc nhƣ chƣơng trình 327, 661, … đều xem QLBVR là một trong
những mục tiêu quan trọng. Lâm nghiệp đang trở thành ngày ngành kinh tế
phát triển không chỉ nhờ vào khả năng cung cấp hàng hóa lâm sản mà cịn nhờ


9

vào khả năng các hàng hóa và dịch vụ về môi trƣờng đáp ứng yêu cầu trong
nƣớc và quốc tế [17]

Theo tài liệu trong chiến lƣợc phát triển ngành lâm nghiệp, trƣớc năm
1945 quản lý lâm nghiệp đƣợc tổ chức theo Hạt. Ranh giới Hạt lâm nghiệp
không phụ thuộc nhiều vào ranh giới hành chính tỉnh, huyện mà cịn là đơn vị
quản lý nhà nƣớc trong một lãnh thổ có rừng, có chức năng thừa hành pháp
luật. Trong thời kỳ này, toàn bộ rừng nƣớc ta là rừng tự nhiên đã đƣợc chia
theo các chức năng để quản lý, sử dụng nhƣ sau:
- Rừng chƣa quản lý: Là những diện tích rừng ở những vùng núi hiểm
trở, dân cƣ thƣa thớt, nhà nƣớc thực chất chƣa có khả năng quản lý, ngƣời dân
đƣợc tự do sử dụng lâm sản đang ở mức tự cung cấp, lâm sản chƣa trở thành
hàng hóa.
- Rừng mở để kinh doanh: Là những diện tích rừng ở những vùng có
dân cƣ và đƣờng giao thơng thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản. Những
diện tích rừng này đƣợc chia thành các đơn vị nhƣ khu, từ khu đƣợc chia
thành các lô khai thác và theo chu kỳ, sản lƣợng do hạt trƣởng quản lý, đấu
thầu khai thác.
- Rừng cấm: Là những diện tích rừng sau khai thác cần đƣợc bảo để tái
sinh trong cả chu kỳ theo vịng quay điều chế, cũng có thể là khu rừng có tác
dụng đặc biệt cần đƣợc bảo vệ[31]
Nhìn chung, trong thời kỳ trƣớc năm 1945 tài nguyên rừng Việt Nam
khá phong phú, nhu cầu lâm sản của con ngƣời thấp, mức độ tác động của con
ngƣời vào tài nguyên rừng chƣa cao, vấn đề QLBVR chƣa đƣợc đặt ra. Theo
số liệu thống kê tài nguyên rừng khu vực Đơng Dƣơng, diện tích rừng nƣớc ta
vào năm 1986 cịn khoảng 14,3 triệu hecta, tƣơng đƣơng tỷ lệ che phủ 43%.
Từ sau khi hịa bình lập lại rừng đƣợc quy hoạch thành 3 chức năng để
quản lý sử dụng đó là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Tổ


10

chức quản lý sử dụng của 3 loại rừng đƣợc hình thành và phát triển từ năm

1986.
Trong giai đoạn này, hoạt động của ngành lâm nghiệp đã trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau. Ngay sau khi hịa bình lập lại, tồn bộ diện tích rừng và
đất rừng ở miền bắc đƣợc quy hoạch vào các lâm trƣờng quốc doanh. Nhiệm
vụ chủ yếu khai thác lâm sản để phục vụ cho nhu cầu phát triển của các ngành
kinh tế và của nhân dân, việc xây dựng và phát triển vốn rừng tuy có đặt ra
nhƣng chƣa đƣợc các đơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp quan tâm đúng
mức. Cùng với mức độ tăng nhanh về dân số, tình trạng chặt phá rừng tự
nhiên lấy đất sử dụng canh tác nông nghiệp, lấy các sản phẩm gỗ, củi và các
lâm sản khác diễn ra nghiêm trọng hơn. Những hình thức quản lý và sử dụng
tài nguyên rừng nƣớc ta bị tàn phá một cách nặng nề. Diện tích rừng đã bị thu
hẹp thử 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 10 triệu ha năm 1985. Giai đoạn từ
năm 1946-1960, công tác bảo vệ rừng chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ, hƣớng
dẫn nông dân miền núi sản xuất trên nƣơng rẫy, ổn định công tác định canh,
định cƣ khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Giai đoạn 1961-1975 QLBVR
đƣợc đẩy mạnh. Khoanh nuôi tái sinh rừng gắn chặt với định canh, định cƣ.
Công tác khai thác rừng đã chú ý đến thực hiện theo các quy trình, quy phạm,
đảm bảo xúc tiến tái sinh tự nhiên. Nhìn chung cơng tác, QLBVR đƣợc thống
nhất quản lý từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Sau ngày thống nhất đất nƣớc,
nhà nƣớc quản lý toàn bộ tài nguyên rừng thông qua các lâm trƣờng quốc
doanh, ngƣời dân và cộng đồng đã bị tách rời, nguyên nhân cơ bản gây nên
tình trạng suy thối tài ngun rừng một cách nhanh chóng ở nƣớc ta [38]
Trong nhiều năm qua, nền kinh tế nƣớc ta đã có nhiều khởi sắc, lƣơng
thực đã đủ ăn và phục vụ xuất khẩu, nhiều loại chất đốt đã thay thế một phần
gỗ củi nhƣ than, ga,… Vì vậy, cơng tác quản lý rừng đã có nhiều tiến bộ. Nhà
nƣớc có nhiều điều kiện thuận lợi để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, xây


11


dựng và phát triển rừng. Cụ thể năm 1992, Chính phủ đã phê duyệt chƣơng
trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc (chƣơng trình 327) giai đoạn 1993-1998;
tiếp đó là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đƣợc thực hiện từ năm 1998-2010
với mục tiêu là xây dựng, bảo vệ rừng để đảm bảo an tồn mơi trƣờng sinh
thái, đồng thời thỏa mãn nhu cầu lâm sản phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.
Kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng 2011-2015, phát triển lâm nghiệp bền
vững giai đoạn 2016-2020 [47]
Hiện nay ở Việt Nam, tiêu chuẩn quốc gia về QLBVR đƣợc tổ công tác
FSC Việt nam biên soạn trên cơ sở điều chỉnh bổ sung những tiêu chuẩn và
tiêu chí quản lý rừng của FSC quốc tế, có sử dụng những ý kiến đóng góp của
các nhà quản lý và sản xuất lâm nghiệp trong nƣớc và trên thế giới, để vừa
đảm bảo những tiêu chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt
Nam. Do những tiêu chuẩn và những tiêu chí áp dụng chung cho toàn quốc,
đồng thời phải phù hợp với tiêu chuẩn chung quốc tế nên việc áp dụng khơng
thể phù hợp hồn tồn trong mọi trƣờng hợp và mọi điều kiện ở từng địa
phƣơng. Vì vậy, khi áp dụng những tiêu chuẩn và những tiêu chí cần có sự
mềm dẻo trong một phạm vi nhất định, đƣợc các tổ chức chứng chỉ rừng quốc
tế và FSC quốc gia chấp nhận [29, 19 ,18, 25, 55]
Hiện nay Việt Nam đang tham gia vào chƣơng trình quản lý rừng bền
vững PEFC và xây dựng chƣơng trình quản lý rừng bền vững cho quốc gia
[20,21]
Chứng chỉ rừng quốc gia (NGB); Tổ chức tƣ vấn hoạt động đánh giá,
cấp chứng chỉ rừng (CB) và các chứng chỉ quản lý rừng bền vững khác do
Việt Nam, Tổ chức quốc tế và chứng chỉ do Việt Nam hợp tác với quốc tế cấp
QLBVR đang đƣợc đặt ra nhƣ một vấn đề bức xúc cả về quan điểm,
phƣơng pháp luận đến những giải pháp cụ thể. Các thể loại nghiên cứu và
kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về QLBVR thực sự là bài học quý cho


12


quản lý rừng ở mỗi địa phƣơng. Vấn đề đặt ra là quản lý rừng nhƣ thế nào
đƣợc coi là quản lý rừng bền vững? Để quản lý tài nguyên rừng bền vững cần
phải thỏa mãn những điều kiện gì? Trong các giải pháp quản lý, giải pháp nào
sẽ tác động tích cực đến quản lý tài nguyên rừng bền vững trên địa bàn nghiên
cứu? Đây chính là những câu hỏi mà nghiên cứu này cần giải quyết tại huyện
Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
Về cơ sở lý luận, ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu phân
tích những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững.
Một số đề tài nghiên cứu đã bƣớc đầu đề xuất các giải pháp cụ thể nhƣ:
Vũ Nhâm (2001 - 2004) [40] đã thực hiện đề tài nghiên cứu và xây dựng
đƣợc “Hướng dẫn tổ chức đánh giá rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền
vững quốc gia” nhằm hỗ trợ cho 10 lâm trƣờng thuộc Bộ Nông nghiệp và
PTNT ký cam kết thực hiện phƣơng án QLRBV[51]
Lại Thị Nhu (2004) khi nghiên cứu “Đánh giá tác động của dự án
trồng rừng nguyên liệu ván dăm giai đoạn 1999 - 2003 của Công ty Lâm
nghiệp Thái Nguyên”[49] đã đánh giá về các mặt kinh tế, xã hội và mơi
trƣờng, q trình đánh giá có sử dụng các chỉ tiêu chỉ báo, có sự so sánh các
lĩnh vực trƣớc và sau dự án. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở những tác
động tích cực mà chƣa đi sâu phân tích những tác động tiêu cực của dự án.
Nguyễn Văn Sản, Lê Khắc Côi (2007) [35] đã thực hiện việc đánh giá
tác động kinh tế - xã hội tại công ty lâm sản xuất khẩu (Forexco) tỉnh Quảng
Nam và chỉ ra sự phù hợp và chƣa phù hợp của từng tiêu chí, chỉ số và tiêu
chuẩn trong bộ tiêu chuẩn QLRBV của Hội đồng quản trị rừng quốc tế FSC từ
đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hồn chỉnh các tiêu chí tiến tới
QLRBV và cấp chứng chỉ rừng. Tuy nhiên, những đánh giá tác động chỉ dựa
theo các chỉ số của bộ tiêu chuẩn, những giải pháp đề xuất chỉ đặt trong tình
huống cụ thể ở hiện tại mà chƣa có những dự báo, phân tích xu hƣớng thay



13

đổi các yếu tố xã hội nhằm đề xuất các giải pháp và những cơng việc ƣu tiên
trong tiến trình QLRBV và cấp chứng chỉ rừng.
1.3. Các nghiên cứu về quản lý rừng ở Lạng Sơn và khu vực nghiên cứu
Huyện Tràng Định là một huyện miền núi có đến 22/23 xã có diện tích
đất lâm nghiệp. Trên địa bàn huyện đã có một số nghiên cứu về tài nguyên
rừng và các giải pháp tài nguyên rừng nhƣ:
Nguyễn Mạnh Tuấn (2012) [55], Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng núi đá vôi tại huyện Tràng Định,
tỉnh Lạng Sơn” điều tra sơ bộ đƣợc các loài động, thực vật đặc trƣng của
vùng núi đá vơi, phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội và thực trạng công tác quản lý rừng ảnh hƣởng trực tiếp đến việc
quản lý bảo vệ rừng núi đá vôi mà chƣa có điều kiện đi sâu phân tích tác
động qua lại giữa công tác QLBVR, công tác bảo tồn với sinh kế của ngƣời
dân địa phƣơng.
Nguyễn Ngọc Ánh (2013) “Nghiên cứu thực trạng và công tác bảo vệ
rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” nghiên cứu các
vấn để về sự ảnh hƣởng kinh tế, chính sách chƣa phù hợp và bƣớc đầu đã giải
quyết đƣợc những vấn đề thực tế đặt ra. Tuy nhiên, nghiên cứu mang tính chất
về cơ sở lý luận chƣa phân tích đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý sử
dụng tài nguyên rừng bền vững.
Nhìn chung, các nghiên cứu đã tập trung vào các vấn đề bức xúc nhất
của kinh tế - chính sách phát triển lâm nghiệp hiện nay và bƣớc đầu đã giải
quyết đƣợc những vấn đề thực tế đặt ra. Tuy nhiên, do quy mô và phạm vi
nghiên cứu nhỏ, các khía cạnh đƣợc quan tâm hẹp, vấn đề thị trƣờng ít đƣợc
chú ý nên giá trị vận dụng của các giải pháp và đề xuất thấp. Việc xây dựng


14


hệ thống chính sách phù hợp để thu hút ngƣời dân tham gia vào cơng tác phát
triển rừng, xố đói giảm nghèo bằng nghề rừng trên chính mảnh đất họ đƣợc
giao vẫn còn là những thách thức nhằm giải quyết yêu cầu của sản xuất lâm
nghiệp là hiệu quả và bền vững.
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc về các
vấn đề có liên quan tới đề tài có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
- Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới về đánh giá tác động xã hội và
QLRBV tƣơng đối phong phú và toàn diện về tất cả các mặt, những tiêu
chuẩn, tiêu chí đƣợc xây dựng và phổ biến trên toàn thế giới làm cơ sở để
QLRBV. Đây là những tài liệu tham khảo và bài học kinh nghiệm có giá trị
cho việc đánh giá những tác động kinh tế, xã hội và môi trƣờng nhằm
QLRBV và hƣớng tới cấp chứng chỉ rừng trên thế giới. Tuy nhiên, do điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở mỗi nƣớc khác nhau nên nội dung và phƣơng
pháp đánh giá ở mỗi nơi khác nhau, các tiêu chuẩn và tiêu chí trong QLRBV
phải đạt đƣợc yêu cầu vừa đảm bảo nguyên tắc quốc tế vừa phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh ở mỗi quốc gia, mỗi vùng sinh thái.
- Mặc dù QLRBV khá mới mẻ ở Việt Nam nhƣng các nghiên cứu và sự
quan tâm của chính phủ thể hiện ở nhiều các cơng trình gần đây. Đánh giá tác
động trên cả 3 phƣơng diện môi trường, kinh tế và xã hội gần đây ở nƣớc ta
đã đƣợc nhiều nghiên cứu thực hiện nhƣng cũng mới chỉ đang ở giai đoạn đầu
của sự phát triển. Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng cũng đã
đƣợc tiến hành nhƣng chƣa có hệ thống, đặc biệt là chƣa gắn việc đánh giá
với các tiêu chí QLRBV, quan điểm và cách tiếp cận trong đánh giá cũng
chƣa đƣợc toàn diện. Việc nghiên cứu đánh giá tác động xã hội của hoạt động
sản xuất kinh doanh lâm nghiệp nhằm đề xuất các giải pháp QLRBV tiến tới


15


cấp chứng chỉ rừng dựa trên cơ sở các số liệu thực tế và dự báo cũng nhƣ lộ
trình các công việc ƣu tiên cho từng giai đoạn là việc làm cần thiết và có ý
nghĩa cả về khoa học lẫn thực tiễn góp phần đẩy nhanh tiến trình QLRBV và
cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam theo Chiến lƣợc Phát triển Lâm nghiệp đến
năm 2020.
Xuất phát từ yêu cầu đó, việc thực hiện “Nghiên cứu thực trạng và đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng huyện
Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” đặt ra là cần thiết để xã hội hóa cơng tác
QLBVR, nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng và tạo những bƣớc
chuyển biến đột phá trong công tác QLBVR, lôi kéo ngƣời dân và các bên
liên quan khác cùng tham gia vào công tác QLBVR.


16

Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện Tràng Định
Huyện Tràng Định là một huyện miền núi biên giới nằm ở phía Bắc
của tỉnh Lạng Sơn, trung tâm huyện cách thành phố Lạng Sơn gần 70 km
theo quốc lộ 4A lên Cao Bằng.Vị trí địa lý huyện nhƣ sau:
- Phía bắc giáp huyện Thạch An của tỉnh Cao Bằng
- Phía Đơng – Đơng Bắc giáp Trung Quốc
- Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Văn Lãng và Bình Gia
- Phía Tây giáp huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn.



×