Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận báo chí và dư luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.68 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1.

Dư luận xã hội

1.2.

Giám sát xã hội

1.3.

Phản biện xã hội

1.4.

Mối quan hệ giữa Báo chí – Dư luận xã hội – Giám sát, phản biện
xã hội

2. VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG THỨC CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC GIÁM
SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI THƠNG QUA DƯ LUẬN
2.1.

Vai trị của báo chí trong việc giám sát và phản biện xã hội

2.2.

Báo chí giám sát và phản biện xã hội thơng qua những tính đặc
thù



2.3.

Phương thức của dư luận xã hội trong việc thực hiện giám sát,
phản biện xã hội.

3. GIẢI PHÁP ĐỂ BÁO CHÍ THỰC HIỆN TỐT CHỨC NĂNG PHẢN

BIỆN, GIÁM SÁT XÃ HỘI THÔNG QUA DƯ LUẬN XÃ HỘI
III. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. MỞ ĐẦU
Báo chí Việt Nam vừa chịu sự tác động từ các thiết chế xã hội mà nó làm
cơng cụ, vừa chịu sự tác động của công chúng báo chí. Với thơng tin nhanh
chóng, chính xác, trung thực, khách quan và đa chiều, báo chí Việt Nam đã trở
thành diễn đàn của đông đảo quần chúng nhân dân, là nơi trao đổi ý kiến, luận
bàn các vấn đề quan trọng của cuộc sống, để vừa giám sát, vừa phản biện hoạt
động của các cơ quan cơng quyền nói riêng và của tồn xã hội nói chung.
Trong suốt chiều dài lịch sử đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng dân
tộc, báo chí Việt Nam đã ln thể hiện vai trị là một lực lượng cách mạng quan
trọng, góp phần đắc lực cho mỗi bước thành công trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa. Hệ thống báo chí truyền thơng ở Việt Nam hiện nay phát
triển mạnh mẽ. Đây là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng mạng lưới thông tin
khách quan, dân chủ và rộng rãi trong toàn xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu của thực tiễn đã địi hỏi báo chí cách
mạng Việt Nam phát triển chức năng giám sát, phản biện xã hội. Thơng qua báo
chí, người dân có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề
trong đời sống xã hội, qua đó, thể hiện sự giám sát và phản biện xã hội của

mình. Bám sát sự kiện, thơng tin nhanh nhạy, phân tích trúng vấn đề trọng điểm
và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận rõ ràng, các cơ quan thơng tấn, báo
chí đã thực hiện tốt chức năng phản biện, mang lại hiệu quả xã hội rõ rệt. Bởi
thế, vai trò, chức năng phản biện của báo chí ngày càng được khẳng định và
niềm tin của công chúng đối với cơ quan truyền thông cũng được nâng lên.
Tại Đại hội Đảng XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ghi nhận,
yêu cầu nền báo chí cách mạng Việt Nam nhận thêm vai trò, nhiệm vụ phản biện
xã hội. Trong Nghị quyết Đại hội, về phát triển hệ thống thông tin đại chúng,
nêu rõ: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông
tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại
chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước...”
II. NỘI DUNG
2


1.

KHÁI NIỆM CHUNG

1.1.

Dư luận xã hội

Về mặt thuật ngữ: dư luận xã hội xuất hiện từ rất sớm, nhưng đến tận thế
kỷ thứ 12 thì mới được một nhà văn – nhà hoạt động người Anh tên là Solsbery
đưa ra thuật ngữ “dư luận xã hội”, được ghép bởi 2 từ: Opinion (ý kiến) và
Public (cộng đồng). Nhưng phải kể từ năm 1744 thuật ngữ “dư luận xã hội” mới
được sử dụng phổ biến, ở VN thường được dung là những cụm từ sau: ý kiến
công luận, ý kiến cộng đồng, ý kiến công chung, ý kiến quần chung,…
Dư luận xã hội (hay công luận) là một hiện tượng đời sống xã hội quen

thuộc mà mỗi cá nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong cuộc sống hàng
ngày, thường phải quan tâm và tính tốn đến. Phần đơng các nhà nghiên cứu dư
luận xã hội Liên-xô trước đây (cũ) định nghĩa DLXH là sự phán xét, đánh giá
của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội đối với các vấn đề mà họ quan tâm.
Ví dụ, theo B. K. Paderin: “Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ
yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc
không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự
kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ cơng khai hoặc
che đậy của các nhóm xã hội lớn, nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội
có động chạm đến các lợi ích chung của họ”.
Có nhiều ý kiến cho rằng, dư luận xã hội là 1 hiện tượng xã hội đặc biệt
biểu thị thái độ đánh giá, phán xét nhận xét của 1 số đơng người về những vấn
đề gì đó mang tính thời sự có liên quan đến họ (xã hội) và họ dành cho nó 1 sự
quan tâm nhất định. Vấn đề gì đó có thể là một hiện tượng xã hội, một q trình
xã hội, sự kiên nào đó hay là chủ trương chính sách của chính phủ, của cơ quan,
hay nhân vật nào đó. Dư luận xã hội được sử dụng lần đầu tien ở Việt Nam vào
thang 1 năm 1928 tại “Hội nghị Diên Hồng”, tổ chức hội nghị lấy ý kiến các bô
lão. Hay dư luận xã hội có thể quan tâm một vấn đề nào đó nóng bỏng, mang
tính thời sự cao như giá vàng tăng, giá xăng tang, giá điện sẽ tăng,…

3


Dư luận xã hội là hiện tượng đời sống xã hội phức tạp, nên khó có thể lột
tả hết trong một vài dòng định nghĩa ngắn gọn. Đối với những sự vật phức tạp,
có nhiều góc nhiều cạnh, mọi định nghĩa đều phiến diện. Tuy nhiên, dù có phiến
diện đến đâu, định nghĩa cũng không mất đi mặt khẳng định, vai trị quan trọng,
sự cần thiết của nó đối với hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn
của con người: đó là những chỉ dẫn sơ bộ, những nét phác thảo ban đầu, khơng
có nó, chúng ta khơng thể tiếp tục đi sâu hơn vào bản chất của sự vật cũng như

không thể đưa ra đuợc những phương hướng hành động cụ thể nào cả. Vì lẽ đó,
chúng ta có thể định nghĩa rất ngắn gọn về dư luận xã hội như sau: Dư luận xã
hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có
tính thời sự, có liên quan đến lợi ích, các mối quan tâm của cơng chúng.
1.2.

Giám sát xã hội

Giám sát xã hội được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý
vào khách thể quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả và đạt được
mục đích đề ra. Đây là hoạt động có ý thức của con người. Mỗi hệ thống xã hội
chịu sự tác động của nhiều mặt (tiêu cực lẫn tích cực) của đời sống. Vì vậy,
thông tin phục vụ cho công tác giám sát phải là thông tin hai chiều: thuận và
nghịch. Chiều thuận từ phía đối tượng chịu giám sát, nguồn tin thể hiện rõ cách
thức, quan điểm hoạt động để đối tượng giám sát hiểu và kiểm sốt. Chiều
ngược lại từ phía đối tượng giám sát, phải là nguồn thơng tin có tính chất đánh
giá, phê bình, xây dựng, làm tiền đề cho việc điều chỉnh, sửa chữa, thay đổi tư
duy và hành động mới. Giám sát xã hội bao gồm:
- Giám sát hành chính các cơ quan chức năng thuộc hệ thống nhà nước
- Giám sát thành viên của các tổ chức chính trị
- Giám sát các phương tiện thơng tin đại chúng
- Giám sát các thiết chế công dân
- Giám sát mỗi người dân
Có hai bộ phận tham gia giám sát xã hội: bộ máy nhà nước và công dân.
Trên thực tế thì các thiết chế nhà nước vốn đãđược hình thành và hoạt động theo
4


cơ chế tự giám sát và giám sát công dân. Tuy nhiên, một xã hội dân chủ là xã hội
cần phải coi trọng sự giám sát của công dân đối với nhà 6 nước. Đồng thời điều

này cũng thể hiện trình độ phát triển, ý thức tự giác và thái độ trách nhiệm cao
của người dân. V.I Lênin đã nói : “Chính phủ cũng phải được dư luận cơng
chúng kiểm sốt” ( V.I Lênin tồn tập, tập 35, 1976.tr20). Ở Việt Nam, Hiến
pháp năm 1992 đã quy định: “ Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Các cơ
quan Nhà nước, cán bộ công chức Nhà nước chịu sự giám sát của nhân dân”.
Đây là cơ sở pháp lý cao nhất cho sự khẳng định quyền giám sát của nhân dân
đối với mọi hoạt động của xã hội. Giám sát xã hội là giám sát lẫn nhau, giám sát
từ nhiều góc độ một cách cơng bằng và có ý nghĩa xã hội. Giám sát khơng chỉ để
kiểm tra, đánh giá phân tích hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà còn
đề xuất giải pháp nhằm điều chỉnh kế hoạch, khắc phục thiếu sót, những cái lỗi
thời, khơng cịn phù hợp với định hướng và bản chất xã hội. Trên tinh thần đó,
giám sát khơng chỉ mang tính chất phê phán mà còn là sự biểu dương những cái
mới, cái tiến bộ, tích cực. Cái Đúng, cái Sai, cái Lạc hậu, cái Tiến bộ…đều được
phát hiện và soi chiếu rõ ràng.
Như vậy cần phải đặt ra một yêu cầu là cần tạo ra một cơ chế hợp lý để
đảm bảo cho giám sát xã hội trở thành hoạt động thực chất và hiệu quả.
1.3.

Phản biện xã hội

Phản biện là một hành vi xác định tính khoa học của hành động của con
người, xuất hiện khi con người chuẩn bị hành động. Phản biện làm cho mỗi một
hành vi được tiến hành trên cơ sở có một sự xác nhận có chất lượng khoa học
đối với nó. Phản biện xã hội là một khái niệm chính trị, là biểu hiện đặc trưng
chuyên nghiệp nhất của cái gọi là đời sống dân chủ.7 Phản biện trong một xã hội
dân chủ là một loại "phản hành động" ("phản hành động" chứ không phải là
"phản động"). Nó xuất hiện song song cùng với các hành động, nó xuất hiện đối
lập với tất cả các hành động. Trong mỗi một xã hội bao giờ cũng có nhiều nhóm
lợi ích khác nhau. Các nhóm lợi ích bao giờ cũng có nhu cầu tiến hành hành

5


động vì một mục tiêu nào đó. Nhưng trên mỗi khía cạnh hay mỗi lĩnh vực của
đời sống con người bao giờ cũng có những cách lý giải khác nhau và do đó có
những cách hành động khác nhau để đạt được mục tiêu như vậy. Phản biện tạo
ra một giai đoạn đệm cho quá trình hành động tự nhiên của các nhóm lợi ích, đó
là giai đoạn thảo luận và thỏa thuận.
Trong tác phẩm Triết học Pháp quyền, Hêghen đã chỉ ra rằng: Bằng con
đường tranh luận và trao đổi, cho phép tách ra những cái chung có tỷ trọng hợp
lý các ý kiến đã được thảo luận. Phản biện làm cho các hành vi chính trị, kinh tế
và xã hội trở nên ít chủ quan hơn, tức là sự xung đột của các nhóm lợi ích đã
được điều chỉnh thơng qua thảo luận và thoả thuận. Nói cách khác, phản biện
làm cho những cuộc xung đột trên thực tế trở thành cuộc xung đột của thảo luận,
tức là biến sự xung đột lợi ích trong hành động thành các xung đột lợi ích trong
thảo luận. Nếu một xã hội khơng có phản biện và mỗi hành động đều được
đương nhiên tiến hành thì đấy là cách thể hiện rõ rệt nhất tính chất phi dân chủ
của xã hội. Bởi vì mỗi một hành động chính trị bao giờ cũng là kết quả thỏa
thuận của các khuynh hướng chính trị, một hành động chính trị chỉ có thể được
tiến hành khi nó là sự thúc bách của nhu cầu đời sống và để cân đối các nguyện
vọng khác nhau của đời sống. Phản biện là một đòi hỏi khách quan của đời sống.
Nói một cách khái quát, phản biện là một thể hiện của các phản hành động xuất
hiện một cách tự nhiên trong một xã hội mà ở đó mỗi con người đều tự do bày tỏ
các nguyện vọng của 8 mình. Phản biện góp phần điều chỉnh các khuynh hướng
kinh tế, văn hố, chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hơn,
đúng đắn hơn và gần với đời sống con người hơn. Giám sát và phản biện xã hội
khác với việc hỏi ý kiến nhân dân. Hỏi ý kiến nhân dân là việc trưng cầu dân ý
một cách khơng chun nghiệp và hồn tồn khơng phải là phản biện. Phản biện
là một hoạt động khoa học, phản biện là tranh luận một cách khoa học chứ
khơng phải là tìm câu trả lời có đồng ý hay không. So với trưng cầu dân ý, phản

biện hoàn toàn khác về chất. Trưng cầu dân ý là hỏi dân. Phản biện không phải
là hỏi dân. Phản biện không phải là nhân dân trả lời mà là nhân dân nói tiếng nói
của mình.
6


Năm 1984, Ban Bí thư TW Đảng ra chỉ thị về cơng tác dân vận, trong đó
có đề ra phương châm: “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đấy là một
hoạt động của xã hội dân sự, nhưng không phải là hoạt động nhân dân đơn giản
mà là hoạt động thông qua một hệ thống tranh luận chuyên nghiệp. Cơ sở để
người dân nói lên ý kiến của mình là lợi ích xã hội. Dư luận xã hội được hình
thành thơng qua con đường thảo luận, bàn bạc về những ý kiến mà người dân
tiếp thu được. Báo chíchính là diễn đàn của cuộc thảo luận, bàn bạc xã hội đó.
Bằng hoạt động truyền thơng của mình, báo chí vừa là nơi nhân dân thể hiện vai
trị giám sát, phản biện xã hội, mà bản thân báo chí cũng đang thực hiện chức
năng giám sát và phản biện xã hội của mình.
1.4.

Mối quan hệ giữa Báo chí – Dư luận xã hội – Giám sát, phản

biện xã hội
Báo chí là trung tâm của phương tiện truyền thơng đại chúng. Báo chí thể
hiện rõ nhất tính chất của q trình truyền thơng: tính đại chúng, tính cơng khai,
phương tiện cung cấp thông tin phong phú, về cơ bản là có 9 tính định kì. Báo
chí hoạt động theo ngun tắc mơ hình truyền thơng của Laswell gồm: Nguồn
(nhà báo, cơ quan báo chí), thơng điệp (từ bài báo, chương trình), kênh truyền
(các phương tiện kĩ thuật chuyên biệt ), đích (cơng chúng báo chí), phản hồi
(thơng tin đi ngược từ công chúng trở lại nguồn) và nhiễu (những yếu tố ảnh
hưởng đến q trình truyền thơng và thơng điệp). Dư luận xã hội là sự phản ánh
tâm trạng xã hội của nhân dân nói chung về những vấn đề liên quan đến lợi ích

xã hội, những lợi ích thường có tính cấp bách, nó là sự quan tâm của nhân dân
nói chung, được phản ánh trong sự đánh giá của họ, dư luận xã hội dựa trên các
quan hệ xã hội đang tồn tại. Con đường hình thành dư luận xã hội bao gồm:
- Báo chí / các phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp thông tin cho
cơng chúng
- Các nhóm xã hội thảo luận về thơng tin, tạo nên sự tương tác ý kiến
- Tạo nên sự đánh giá chung
- Dẫn đến hành động chung
7


Mối quan hệ giữa báo chí với việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội
có tính chất biện chứng. Một mặt báo chí thoả mãn những nhu cầu ngày càng
tăng của công chúng, mặt khác, bản thân công chúng lại đặt ra các yêu cầu mới
đối với hoạt động của hệ thống báo chí. Sự trưởng thành trong mối quan hệ ấy
thể hiện tính tích cực chính trị - xã hội của bản thân hệ thống báo chí và của
cơng chúng báo chí. Báo chí vừa thể hiện dư luận xã hội, định hướng dư luận xã
hội, vừa chịu sự tác động mạnh của dư luận xã hội Kết cấu lợi ích là hạt nhân
của dư luận xã hội. Đó cũng là nguyên nhân sâu xa của chức năng giám sát-phản
biện xã hội. Không phải mọi sự kiện, vấn đề xã hội đều được dư luận xã hội
phản ánh. Chủ đề của dư luận xã hội chỉ có thể là những vấn đề lợi ích có tính
cấp bách. Khi lợi ích bị ảnh hưởng thì dư luận xã hội sẽ lên tiếng phản biện.
Như vậy, có thể kết luận rằng giữa báo chí – dư luận xã hội - chức năng
Giám sát, Phản biện có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế,
trong tập hợp các vấn đề báo chí theo dõi và phản ánh, có những vấn đề tạo nên
dư luận xã hội, có những vấn đề thì khơng. Trong số các vấn đề tạo dư luận đó,
khơng phải trường hợp nào cũng đưa ra tiếng nói phản biện. Suy ra, khơng phải
mọi vấn đề báo chí nêu cũng có tính chất phản biện. Điều cần phải rút kinh
nghiệm là báo chí cần làm sao để phần mang chức năng Giám sát - Phản biện ấy
ngày càng mở rộng.

2. VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG THỨC CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC GIÁM
SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI THƠNG QUA DƯ LUẬN
2.1. Vai trị của báo chí trong việc giám sát và phản biện xã hội
Giám sát xã hội và phản biện xã hội là hai khái niệm chức năng gắn bó
mật thiết vì chỉ giám sát một cách nghiêm túc mới có thơng tin đầy đủ và thấu
đáo làm tiền đề cho phản biện. Giám sát xã hội của báo chí thực chất là giám sát
bằng dư luận xã hội. Qua giám sát, theo dõi một cách khách quan và có định
hướng mà báo chí thể hiện vai trị phản biện xã hội của mình. Nếu phản biện
khoa học là một trong những cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu tiệm cận

8


tới các chân lý khoa học, thì trong đời sống xã hội, phản biện xã hội là một công
cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ.
Báo chí truyền thơng tin đến cơng chúng một cách đều đặn và gián tiếp.
Nó vừa phải hướng đến các đối tượng cơng chúng nói chung, vừa phải quan tâm
tới nhu cầu thơng tin của các nhóm cơng chúng cụ thể. Hoạt động của báo chí
ln chịu sự tác động từ hai phía: phía các thiết chế xã hội mà nó làm cơng cụ
(báo chí là cơng cụ tun truyền của bộ máy chính quyền), phía thứ hai là từ
cơng chúng báo chí. Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội
trước hết ở việc cung cấp thông tin chân thực, khách quan theo cả hai chiều.
Tính chân thực khách quan chính là điểm mấu chốt trong việc đưa ra những
đánh giá đúng đắn dư luận xã hội. Một mặt, với khả năng thông tin nhanh nhạy,
chính xác, báo chí là phương tiện tối ưu để truyền tải đến cơng chúng đường lối,
chính sách, hướng dẫn về phương thức, tính chất hoạt động của
Nhà nước và các tổ chức xã hội. Mặt khác, báo chí phản ánh đời sống
hiện thực với những “phản ứng” của xã hội một cách kịp thời và chân thực. Sự
định hướng dư luận của báo chí thể hiện qua việc đăng tải các bài bình luận,
phân tích và giải thích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để

quần chúng hiểu, động viên và tổ chức họ áp dụng các chính sách đó vào thực tế
đời sống. Báo chí tham gia vào việc kiểm tra các cơ quan TW, địa phương, các
tổ chức, cá nhân trong xã hội trong việc thực hiện các quy định của luật pháp và
các quy ước văn hoá xã hội của đời sống nhân dân. Hoạt động này địi hỏi báo
chí phải phát hiện kịp thời những sai lầm, khuyết điểm, những khó khăn, cản trở
trong việc tổ chức và thực hiện các quy tắc xã hội. Kết qủa hoạt động kiểm tra,
giám sát của báo chí là nguồn thơng tin quan trọng để giúp các cơ quan có thẩm
quyền kịp thời uốn nắn và có những biện pháp điều chỉnh thích hợp. Vấn đề
quan trọng đặt ra cho báo chí cách mạng trong kiểm tra, giám sát là chỉ ra các sai
lầm, khuyết điểm trên cơ sở xây dựng theo chiều hướng tốt đẹp, tích cực, chứ
khơng phải là phủ nhận hoặc đánh đổ.
Báo chí là diễn đàn của nhân dân và sự giám sát, phản biện của dư luận xã
hội được thể hiện ngày càng sâu sắc trên báo chí. Nhân dân có thể phát biểu ý
9


kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội. Sự dân chủ
trong hoạt động báo chí một phần là do sự dân chủ trong trình bày ý kiến của
cơng chúng. Thơng qua báo chí, quần chúng thể hiện sự giám sát và phản biện
xã hội của mình. Trên cơ sở ý kiến nhân dân, lập trường chính trị và sự am hiểu
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của nhà báo, tờ báo, tính giám sát
và phản biện của báo chí cao hơn, sâu sắc, hiệu quả và có tác động mạnh mẽ
hơn. Vì vậy, điều quan trọng là báo chí phải tạo được niềm tin đối với cơng
chúng, niềm tin đối với sự trung thực, khách quan, dũng cảm và tiến bộ. Để làm
được điều này, báo chí cần phải góp phần tăng cường dân chủ hố các mặt đời
sống xã hội, tổ chức và động viên nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý xã
hội, mà trước hết là tham gia vào các diễn đàn, đóng góp ý kiến trên báo chí.
Báo chí cần thơng tin cho nhân dân về tình trạng của dư luận xã hội trên các vấn
đề đang tạo nên mối quan tâm chung của tồn thể xã hội, nhất là những vấn đề
có tính cấp bách. Hình thành dư luận xã hội về một vấn đề nhằm thúc đẩy hoặc

hạn chế sự phát triển của thực tế đó. Góp phần điều chỉnh hành vi của các cá
nhân trong xã hội, làm tăng cường tính tích cực chính trị của quần chúng. Tích
cực chính trị thể hiện ở việc quần chúng quan tâm, thảo luận, góp ý kiến xây
dựng và phản biện cho các vấn đề xã hội .
Tại Đại hội Đảng XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ghi nhận,
yêu cầu nền báo chí cách mạng Việt Nam nhận thêm vai trò, nhiệm vụ phản biện
xã hội. Trong Nghị quyết Đại hội, về phát triển hệ thống thông tin đại chúng,
nêu rõ: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông
tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại
chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nướcVề vai trò giám sát xã hội và phản
biện xã hội của báo chí Việt Nam.
Nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng lớn bị truy tố xét xử trong những năm
qua được bắt nguồn từ thơng tin trên báo chí. Điển hình như vụ tham nhũng của
Lã Thị Kim Oanh và đồng phạm tại Công ty Tiếp thị thương mại nông nghiệp cơng nghiệp thực phẩm, vụ băng nhóm tội phạm Năm Cam, hay vụ PMU18
phanh phui một loạt các vụ việc phạm pháp của một số cán bộ lãnh đạo, quản lý
10


ở Bộ Giao thông - Vận tải, và gần đây nhất là những sai phạm nghiêm trọng
trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất của huyện Tiên Lãng (Hải
Phòng), giải tỏa ở Văn Giang (Hưng Yên)...
2.2. Báo chí giám sát và phản biện xã hội thơng qua những tính đặc
thù
Trong vai trị giám sát và phản biện của mình, báo chí khơng chỉ thơng tin
mà cịn phải thể hiện chính kiến, quan điểm của mình đối với các vấn đề trong
cuộc sống xuất phát từ phía các cơ quan chức năng và cả từ phía quần chúng.
Tính chân thật là nguyên tắc quan trọng hang đầu của báo chí. Trong điều kiện
của một Đảng cầm quyền, báo chí trở thành báo chí xã hội chủ nghĩa, nhìn thẳng
vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật là quan điểm của Đảng, đồng
thời là sự cụ thể hố tính chân thật của báo chí trong tình hình mới. Sự thật có

mặt tốt, mặt chưa tốt, thậm chí có mặt xấu. Sự thật hay bị che dậy bởi thói khoa
trương, thổi phồng thành tích. Nhìn thẳng vào sự thật để giám sát và phản biện
xã hội có nghĩa là phải nói đầy đủ cả những điểm tốt, thành cơng và những
khuyết điểm, khó khăn, thất bại. Đánh giá đúng sự thật đặt ra yêu cầu ở mức độ
cao hơn, gắn liền với nhìn thẳng vào sự thật. Nhìn thẳng vào sự thật cho chúng
ta thấy những dữ kiện đầy đủ, tình hình thực tế đang diễn ra. Đánh giá đúng sự
thật lại cần đòi hỏi người viết có phương hướng và năng lực tư duy, để có thể
trình bày một cách chân thực và đi đế bản chất của thơng tin sự việc. Có thể nói,
nhìn thẳng vào sự thật và đánh giá đúng sự thật là sự cụ thể hoá của chức năng
giám sát và phản biện xã hội của báo chí. Tính cơng khai là một trong những
tính chất của báo chí. Tính cơng khai ngày càng rộng rãi là một xu thế tất yếu, là
biểu hiện quan trọng của nền dân chủ, với quyền làm chủ của quần chúng, trong
đó có quyền được thơng tin. Nói rõ sự thật một cách cơng khai là phầnđảm bảo
để “dân biết”, rồi mới làm và kiểm tra được. Tính cơng khai khơng chỉ áp dụng
cho cấp dưới mà cả đối với việc làm của cấp trên, cho nên lại cần có sự dân chủ
trong viêc cơng khai hoá. Các cơ quan truyền thong đại chúng là cơ quan công
khai rộng rãi nhất. Một tin phát trên truyền hình, phát thanh, đăng trên báo, cập
11


nhật trên mạng internet…sau một thời gian rất ngắn đã có thể tới được hang
triệu người khơng kể tuổi tác, nghề nghiệp, khơng gian, thái độ chính trị. Cho
nên, tính cơng khai cần được tính tốn trên hai mặt: một là nói rõ sự thật sau khi
đã được đánh giá đúng bản chất; hai là, nói rõ sự thật trên các phương tiện thông
tin đại chúng, tác động mạnh mẽ vào dư luận xã hội thì phải góp phần “ xây
dựng dư luận xã hội lành mạnh”.
Khơng thể đồng tình với việc nói cơng khai dẫn tới lộ bí mật quốc gia,
khơng có định hướng, tạo nên mối hồi nghi của công chúng và tạo kẽ hở cho
các lực lượng phản động lợi dụng. Nhưng cũng không thể chấp nhận việc vin
vào lí do “muốn dư luận xã hội lành mạnh, n ổn” để hạn chế tính cơng khai

của báo chí. Vì vậy, u cầu đặt ra là bên cạnh sự thay đổi quan điểm và cơ chế
tổ chức quản lí của Nhà nước, thì báo chí cũng cần phải nắm rõ bản chất của vấn
đề, nhất là những vấn đề mang tính nhạy cảm, phức tạp, để có thể thơng tin
chính xác và phản biện hiệu quả. Bên cạnh đó, báo chí cần chú ý đến cách viết
phải phù hợp với trình độ của nhân dân. Cơng chúng hiện nay ngày càng đa
dạng, tìm đến báo chí khơng chỉ nhằm mục đích thơng tin. Cơng chúng báo chí
với trình độ cao hơn trước, mức độ quan tâm đến các vấn đề xã hội sâu sắc hơn.
Công chúng không chỉ tiếp nhận thong tin mà xu hướng tương tác, phản hồi
thôn tin mạnh mẽ hơn. Chức năng giáo dục của báo chí càng được đề cao. Giáo
dục để góp phần nâng cao dân trí; nâng cao trình độ tương tác và tính chính xác
của thơng tin phản hồi; mơi trường của sự giám sát, phản biện xã hội trong báo
chí và dư luận xã hội lành mạnh và hiệu quả hơn. Tính chiến đấu là một tính
chất cơ bản của báo chí cách mạng. Tính chiến đấu của báo chí được thể hiện
trên cả hai mặt biểu dương và phê bình. Báo chí ủng hộ chủ trương xố bỏ quan
liêu bao cấp, cải cách hành chính. Vừa biểu dương vừa phê bình, báo chí đấu
tranh cho sự đổi mới tư duy đúng đắn, chống lại cách làm thụ động, trì trệ hình
thức chủ nghĩa, hiệu quả thấp; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và các tệ
nạn xã hội; ủng hộ lối sống có lý tưởng lành mạnh, sáng tạo, năng động, có ý
thức xây dựng tập thể và đất nước.

12


2.3. Phương thức của dư luận xã hội trong việc thực hiện giám sát,
phản biện xã hội.
Báo chí là phương thức hữu hiệu nhất trong việc khơi nguồn, truyền dẫn
và điiều hòa dư luận xã hội. Cho nên việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội
của dư luận xã hội thơng qua báo chí. Để làm tốt được điều này báo chí cần tuân
theo những nguyên tắc sau:
- Tính chân thực, khánh quan

- Tính nhanh chóng và chính xác
- Tính cơng khai
- Tính đại chúng
- Tính đại chúng
- Tính chống tiêu cực
3. GIẢI PHÁP ĐỂ BÁO CHÍ THỰC HIỆN TỐT CHỨC NĂNG
PHẢN BIỆN, GIÁM SÁT XÃ HỘI THÔNG QUA DƯ LUẬN XÃ HỘI
Thứ nhất, tăng cường hiệu lực thi hành của pháp luật, tạo điều kiện
cho báo chí thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội của mình. Trong
những năm qua, Đảng và Nhà nước ln quan tâm và ban hành nhiều văn bản
quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm
Luật Báo chí vẫn có xu hướng gia tăng, gây khó khăn cho q trình tác nghiệp
của các nhà báo, nhất là khi thực hiện những tác phẩm báo chí đấu tranh chống
tiêu cực. Năm 2012, Dự án “Nghiên cứu truyền thông: các hành vi cản trở báo
chí tác nghiệp” do Trung tâm Nghiên cứu truyền thơng phát triển thực hiện, đã
đưa ra kết quả 87,9% trong tổng số hơn 400 nhà báo tham gia điều tra xã hội học
cho biết đã từng bị cản trở dưới nhiều hình thức, đa phần trong số họ là các nhà
báo viết về lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đấu tranh chống tham nhũng. Theo
thống kê của Hội Nhà báo Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, đã có khoảng 40
vụ nhà báo bị hành hung. Do vậy, các cấp lãnh đạo cần thường xuyên kiểm tra,
đôn đốc, xử lý nghiêm những hiện tượng vi phạm Luật Báo chí, cản trở nhà báo
13


hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí
phát huy hiệu quả giám sát, phản biện xã hội.
Thứ hai, coi trọng việc nâng cao dân trí và thúc đẩy mọi hình thức phát
huy quyền dân chủ của nhân dân một cách công khai, minh bạch. Để nhận thức
đúng đắn, đầy đủ vai trò của phản biện xã hội trên báo chí, những người tham
gia ý kiến phản biện cần có trí tuệ khoa học, tinh thần thiện chí, thái độ xây

dựng, nhận định và đánh giá sự kiện, vấn đề vì lợi ích chung của tồn xã hội.
Nâng cao dân trí, do đó, trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Nâng cao dân trí là nâng tầm tri thức, để
cơng chúng có khả năng hiểu và tham gia sâu rộng hơn đến các vấn đề xã hội,
tạo dựng bầu khơng khí dân chủ, công khai, xây dựng tiền đề hiệu quả cao cho
giám sát và phản biện xã hội. Bên cạnh đó, người làm báo nâng tầm tri thức để
nhìn nhận, đánh giá sự việc thấu đáo, tổ chức thơng tin chính xác và định hướng
dư luận đúng đắn, phù hợp.
Thứ ba, nâng cao chất lượng hoạt động báo chí. Báo chí thực hiện chức
năng giám sát xã hội thông qua các kênh thơng tin và bằng chun mơn nghiệp
vụ. Báo chí là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc
định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội. Báo chí là một lực lượng rất
quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xã hội trong tiến trình xây
dựng một xã hội thực sự dân chủ. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế
sâu rộng hiện nay, mỗi thông tin trên báo chí đều có thể ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến vị thế, diện mạo của quốc gia, dân tộc. Do đó, mọi sự phản
biện xã hội trên báo chí, phải xuất phát từ cái tâm trong sáng của nhà báo Việt
Nam vì lợi ích của quốc gia dân tộc, vì quyền lợi chính đáng của nhân dân và
phải nhằm tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội. Báo chí cần thực hiện nhiệm
vụ là kênh thơng tin hữu ích giúp Đảng, Chính phủ lãnh đạo, điều hành và quản
lý tốt hơn mọi lĩnh vực trong cuộc sống, lấy mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội và xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh” làm phương châm hành động và điều này cần thể hiện ở
mọi nội dung đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
14


Báo chí đảm bảo định hướng tư tưởng, góp phần giữ vững ổn định chính
trị xã hội. Báo chí là một nhân tố, phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong
việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội tích cực. Và dư luận xã

hội tích cực là tiền đề của trạng thái chính trị - xã hội ổn định. Tuy nhiên, khi
báo chí tự 21 đánh mất niềm tin, đánh mất tính định hướng chính trị sẽ gây hậu
quả không nhỏ tới dư luận và an ninh quốc gia. Trong bối cảnh tồn cầu hố
thơng tin, nguồn tin của từng quốc gia trở thành đối tượng của báo chí tồn cầu.
Cơng chúng đứng trước nhiều luồng thông tin, nhiều luồng tư tưởng ngoại lai.
Giữ vững định hướng chính trị giúp báo chí có tâm thế vững vàng trong giám sát
và phản biện xã hội.
- Tăng cường vai trị cầu nối của báo chí giữa Đảng và Nhà nước với nhân
dân; là phương tiện đảm bảo dịng thơng tin hai chiều để tạo sự hài hồ giữa ý
Đảng – lịng dân. Báo chí cần phát huy hơn nữa vai trị tham mưu, tính xác đáng
của kiến nghị, tư vấn lên các cơ quan Nhà nước trong việc sửa chữa những chính
sách khơng cịn phù hợp, hình thành những chính sách mới đúng đắn, kịp thời.
Có thể nói, báo chí thực hiện chức năng giám sát xã hội thông qua các kênh
thông tin và bằng chuyên môn nghiệp vụ. Người làm báo và cơng tác báo chí
đứng giữa trung tâm của mơi trường thơng tin mang tính chính trị xã hội. Chính
vì vậy, địi hỏi báo chí phải thực sự trở thành lực lượng bảo vệ, xây dựng văn
hố bằng thơng tin. Tính chất của thơng tin và truyền thông đại chúng vừa là
điều kiện thuận lợi vừa chứa đựng yếu tố gây hạn chế trong quá trình hoạt động
báo chí. Sự đổi mới tư duy, nhận thức của công tác quản lý và hoạt động báo chí
là điều kiện tiên qut trong mỗi thời kì phát triển xã hội.

15


III. KẾT LUẬN
Lịch sử đã chứng minh rằng xã hội càng phát triển thì vai trị thơng tin báo chí
càng tăng lên. Cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo định hướng xã hội chủ
nghĩa sẽ thúc đẩy đất nước phát triển phù hợp quy luật, hướng tới một xã hội cơng
bằng dân chủ, văn minh, vì con người và sự tiến bộ. Một mặt, đó là điều kiện giúp cho
báo chí phát triển, mặt khác, bản thân báo chí cũng có trách nhiệm nặng nề, quan

trọng, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp ấy. Vai trò Giám sát và Phản biện xã hội
của báo chí càng cần được phát huy hơn nữa. Nhà báo cần rèn luyện, trau dồi kiến
thức, đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh chính trị. Mắt sáng, bút sắc, long trong sẽ vẫn là
tiêu chí phẩm chất, năng lực của nhà báo có thẩm quyền, nhà báo của nhân dân.
Báo chí là nhân tố quan trọng trong việc định hướng nhận thức, hình thành dư
luận xã hội. Báo chí góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xã hội trong tiến trình
xây dựng xã hội dân chủ. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay báo chí có ảnh hưởng
khơng nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy, giám sát và phản
biện trên báo chí phải xuất phát từ đạo đức nhà báo, của các cơ quan báo chí, các đơn
vị liên quan đến báo chí… phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, vì quyền lợi
chính đáng của nhân dân, phải tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội. Báo chí phát
huy vai trị là kênh thơng tin hữu ích giúp Đảng và Nhà nước điều hành tốt hơn nữa
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, lấy mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, góp phần xây dựng xã hội Việt Nam thật sự công bằng, dân chủ, văn minh.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dư luận xã hội trong sự nghiệp đồi mới, PGS.TS Lương Khắc Hiếu (chủ
biên), NXB Chính trị quốc gia, 1999
2. TS. Đỗ Chí Nghĩa, Vai trị của báo chí trong định hướng dư luận xã hội, NXB
Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2012
3. PGT.TS. Nguyễn Văn Dững, Báo chí và Dư luận xã hội, NXB Lao động,
2011
4. Truyền thông đại chúng và dư luận xa hội, Mai Quỳnh Nam, Tạp chí Xã hội
học số 1 (53), 1996.
5. Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng, Mai Quỳnh Nam, tạp
chí Xã hội học, số 4 (76), 2001.
6. Xã hội học về dư luận xã hội, Nguyễn Quý Thanh, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2006.
7. Công việc của người viết báo, Hữu Thọ, Nxb Giáo dục,1998
8. Tuyển tập các bài báo khoa học 10 năm (1991 -2000), Nxb Chính trị Quốc
gia, 2001.

17



×