Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hợp tác xã kiểu mới trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện yên thủy tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN TRUNG KIÊN

HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI
TRONG Q TRÌNH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TẠI
HUYỆN N THỦY, TỈNH HỊA BÌNH

CHUN NGÀNH: KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
MÃM NGÀNH: 8620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ THU HÀ

Hà Nội, 2020


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các tư liệu,
số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình


khoa học nào.

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2020
Người cam đoan

Trần Trung Kiên


ii
LỜI CẢM ƠN

Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin chân thành bày tỏ
lịng biết ơn của mình tới PGS.TSTrần Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Kinh tế
và Quản trị kinh doanh và phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Lâm
nghiệp đã chỉ bảo, giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các phòng, ban chức năng của UBND
huyện Yên Thủy đã cung cấp thông tin, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ và chia sẻ trong quá trình thực
hiện đề tài.
Mặc dù luận văn đã hoàn thiện với tất cả sự cố gắng cũng như năng lực
của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong
nhận được sự góp ý, chỉ bảo của q thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp đó chính là sự
giúp đỡ quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng hồn thiện hơn trong q
trình nghiên cứu và công tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2020

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Trung Kiên


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI ................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển HTX kiểu mới ................................................. 5
1.1.1. Khái niệm và vai trò HTX kiểu mới.................................................................5
1.1.2. Nội dung phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới ..........................................14
1.1.3. Hiệu quả hoạt động của HTX kiểu mới trong xây dựng NTM ...................16
1.1.4. Sự cần thiết xây dựng và phát triển HTX kiểu mới trong xây dựng NTM.17
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX NN kiểu mới ............................18
1.2. Cơ sở thực tiễn về HTX kiểu mới trong xây dựng NTM ......................... 23
1.2.1. Kinh nghiệm của của một số địa phương về phát triển HTX kiểu mới trong
xây dựng nông thôn mới ...........................................................................................23
1.2.2. Bài học rút ra cho huyện Yên Thủy về phát triển HTX NN kiểu mới trong
xây dựng NTM ...........................................................................................................26
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 29
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện n Thủy, tỉnh Hồ Bình ............................ 29

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................29
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...............................................................................31
2.2. Những điều kiện thuận lợi cho phát triển các HTX nông nghiệp trên địa
bàn huyện Yên Thủy ........................................................................................ 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 37


iv
2.3.1. Phươngpháp thu thập số liệu .........................................................................37
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................................38
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn ........................................... 39
2.4.1. Phản ảnh về số lượng HTX NN được thể hiện bằng các chỉ tiêu sau: ......39
2.4.2. Phản ánh phát triển về chất lượng của HTX Nông nghiệp ........................39
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 41
3.1. Tình hình phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trong xây dựng NTM ở
huyện Yên Thủy ............................................................................................... 41
3.1.1. Khái quát tình hình phát triển nơng nghiệp của huyện n Thủy..............41
3.1.2. Tình hình phát triển HTX kiểu mới trong q trình xây dựng nơng thơn
mới trên địa bàn huyện Yên Thủy ............................................................................46
3.1.3. Kết quả phát triển HTX nơng nghiệp kiểu mới trong q trình xây dựng
nông thôn mới ............................................................................................................57
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển và hiệu quả
hoạt động của các HTX kiểu mới ở huyện Yên Thủy ..................................... 67
3.2.1. Các yếu tố bên trong.......................................................................................67
3.2.2. Các yếu tố bên ngoài ......................................................................................73
3.3. Đánh giá chungvề HTX kiểu mới trong quá trình xây dựng NTM của
huyện Yên Thủy ............................................................................................... 79
3.3.1. Những thành công...........................................................................................79
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ....................................................................81
3.4. Giải pháp phát triển HTX kiểu mới trong quá trình xây dựng NTM ở

huyện Yên Thủy ............................................................................................... 82
3.4.1. Định hướng phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới .....................................82
3.4.2. Giải pháp phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới ........................................83
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 92
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 94


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

STT

Nghĩa

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

CP

Cổ phần

3


CSVC-KT

Cơ sở vật chất – kĩ thuật

4

DVNN

Dịch vụ nông nghiệp

5

HTX

Hợp tác xã

6

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

7

QLNN

Quản lý nhà nước

8


UBND

Uỷ ban nhân dân

9

NTM

Nông thôn mới

10

HTX

Hợp tác xã

11

HTX NN

Hợp tác xã nông nghiệp

12

THT

Tổ hợp tác

13


SX-KD

Sản xuất kinh doanh

14

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

15

BQL

Ban quản lý

16

NN

Nông nghiệp

17

KT - XH

Kinh tế - xã hội



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. So sánh HTX trước đổi mới và HTX kiểu mới .................................... 9
Bảng 2.1. Dân số huyện Yên Thủy năm 2019 .................................................... 32
Bảng 2.2. Kết quả phát triển các ngành kinh tế huyện Yên Thủy ...................... 35
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Yên
Thủy giai đoạn 2017 - 2019 ................................................................................ 45
Bảng 3.2. Tình hình số lượng các loại hình HTX NN kiểu mới (năm 2019) ..... 48
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp quy mô vốn của các HTX NN kiểu mới .................... 59
Bảng 3.4. Doanh thu và lợi nhuận các HTX NN huyện Yên Thủy .................... 60
Bảng 3.5. Doanh thu và lợi nhuận của các HTX kiểu mới theo loại hình .......... 61
Bảng 3.6. Tình hình chia lãi theo vốn góp bình qn trong HTX NN ............... 62
Bảng 3.7. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX NN................................ 63
Bảng 3.8. Tổng hợp cơ cấu trình độ cán bộ quản lý HTXNN ............................ 63
Bảng 3.9. Mức độ đáp ứng nhu cầu xã viên của các dịch vụ trong năm 2019 ... 64
Bảng 3.10. Xuất phát điểm hình thành HTX kiểu mới của huyện Yên Thủy
(N=90) ................................................................................................................. 68
Bảng 3.11. Đánh giá năng lực nội tại của HTX ảnh hưởng tới hiệu quả của HTX
kiểu mới (N=90) .................................................................................................. 71
Bảng 3.12. Đánh giá về mức độ tiếp cận chính sách ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của HTX nông nghiệpkiểu mới (N=90) ............................................. 74
Bảng 3.13. Đánh giá về khả năng liên kết thị trường của các HTX nông nghiệp
kiểu mới (N=90) .................................................................................................. 76
Bảng 3.14. Đánh giá về hoạt động xúc tiến thương mại của các HTX nông
nghiệp kiểu mới (N=90) ...................................................................................... 77


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hịa Bình ....................................................... 29
Hình 3.1. Sơ đồ loại hình HTX NN kiểu mới ở huyện Yên Thủy ...................... 47
Hình 3.2. Lô gô sản phẩm của một số HTX của huyện Yên Thủy ..................... 78


1
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong q trình phát triển kinh tế tập thể mà nịng cốt là các hợp tác xã
(HTX) có vai trị quan trọng, cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền
tảng của nền kinh tế quốc dân. Cần khẳng định, hoạt động của HTX phát triển sẽ
đóng góp thành công cho mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp. Trong đó có
một yếu tố đặc biệt quan trọng là cá nhân, hộ gia đình trong xã hội cần được tổ
chức trong các Hợp tác xã, tổ chức kinh tế tự giác, tự quản, bình đẳng, dân chủ
cùng giúp đỡ nhau cải thiện mọi đời sống vật chất, tinh thần của từng thành viên
nói riêng và cả cộng đồng nói chung, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Thực tế đã cho ta thấy rất rõ kinh tế hợp tác ở nước ta trải qua nhiều bước
thăng trầm. Tuy vậy, sau một thời gian hoạt động đặc biệt là giai đoạn xây dựng
đất nước thời bình mơ hình HTX kiểu cũ đã ngày càng tỏ ra không phù hợp với
yêu cầu lịch sử phát triển kinh tế trong điêù kiện mới. Số HTX làm ăn có hiệu
quả chiếm tỷ lệ thấp, đa số khơng thích ứng được với nền kinh tế thị trường sôi
động, nhạy bén.
Từ khi thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nơng thơn mới giai đoại 2010 – 2020; Đồng thời triển khai thực hiện Luật
HTX năm 2012, HTX kiểu mới nói chung và HTX Nông nghiệp kiểu mới
trên địa bàn huyện Yên Thủy, huyện Yên Thủy có bước phát triển mới, đã
đáp ứng được một phần nhu cầu của những người lao động, hộ sản xuất - kinh

doanh nơng nghiệp, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của huyện. Tuy nhiên, HTX Nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện
hiện nay còn yếu kém nhiều mặt, một số HTX chuyển đổi cịn mang tính hình
thức, năng lực nội tại hạn chế, số HTX làm ăn hiệu quả cịn ít, lợi ích đem lại
cho các thành viên chưa nhiều, HTX Nông nghiệp kiểu mới phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng và vai trò kinh tế - xã hội vốn có của nó.


2
Những hạn chế, yếu kém của HTX Nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn
huyện có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cả về khách quan, chủ
quan; cả về kinh tế, chính trị, xã hội; địi hỏi phải được nghiên cứu, giải quyết.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới HTX Nông nghiệp cả về nội dung và
phương thức hoạt động theo Luật HTX năm 2012 cho phù hợp với yêu cầu
thực tiễn của huyện.
Huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình là huyện nơng nghiệp ở vùng Trung du
miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho việc phát
triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Từ khi Luật Hợp tác xã đi vào
thực tiễn cùng với cả nước, HTX kiểu mới trên địa bàn huyện Yên Thủy đã có
những bước phát triển đáng ghi nhận, đáp ứng được một phần nhu cầu của
những người lao động, hộ sản xuất kinh doanh nơng nghiệp, đóng góp quan
trọng vào q trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tuy nhiên trong
quá trình hoạt động, HTX kiểu mới ở huyện Yên Thủy còn bộc lộ nhiều hạn
chế và yếu kém. Thực tế, việc chuyển đổi của nhiều HTX cịn mang nặng tính
hình thức, phát triển chậm chạp, lợi ích đem lại cho các thành viên chưa nhiều,
số người lao động thực sự tham gia cịn ít…
Có nhiều ngun nhân để lí giải cho thực trạng đó của HTX kiểu mới ở Yên
Thủy và khắc phục được những khó khăn này sẽ giúp HTX phát triển có hiệu quả,
phát huy vai trị hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ và trang trại, gắn với q trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn. Với lí do đó, tơi chọn đề tài:

“Hợp tác xã kiểu mới trong quá trình xây dựng nơng thơn mới ở huyện n Thủy,
tỉnh Hịa Bình” làm luận văn thạc sĩ kinh tế, nhằm góp phần giải quyết những vấn
đề đang đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức
và quản lý HTX kiểu mới; đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển HTX
kiểu mới trong q trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện n Thủy,
tỉnh Hồ Bình.


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về HTX kiểu mới trong xây
dựng nơng thơn mới;
- Phân tích q trình hình thành và phát triển HTX kiểu mới trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện n Thủy, tỉnh Hồ Bình;
- Xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt
động của các HTX kiểu mới ở huyện n Thủy, tỉnh Hồ Bình;
- Đề xuất những giải pháp để phát triển HTX kiểu mới trong quá trình xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thủy trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quá trình tổ chức và quản lý HTX nơng nghiệp
kiểu mới tại huyện n Thủy, tỉnh Hồ Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Do loại hình HTX có thể hình thành trong nhiều
lĩnh vực, nhưng với nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung vào HTX kiểu mới
trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Yên Thủy, huyện

Yên Thủy.
Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng các HTX kiểu mới của giai
đoạn 2017-2019. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2020.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác và mơ hình HTX nơng
nghiệp kiểu mới trong xây dựng nơng thơn mới;
- Q trình hình thành và phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện n Thủy, tỉnh Hồ Bình những năm vừa qua;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động của các mơ
hình HTX nơng nghiệp kiểu mới ở huyện n Thủy, tỉnh Hồ Bình;


4
- Đề xuất những giải pháp để phát triển HTX nơng nghiệp kiểu mới trong
q trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện n Thủy, tỉnh Hồ Bình
trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác và phát triển HTX
kiểu mới;
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển HTX kiểu mới

1.1.1. Khái niệm và vai trò HTX kiểu mới
1.1.1.1. Khái niệm

Hợp tác xã xuất hiện trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (giữa
thế kỉ XIX), bởi trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, để có thể tồn tại và phát
triển, những người sản xuất nhỏ cần phải hợp sức, hợp vốn với nhau chống lại
sự chèn ép, khống chế và bần cùng hoá của tư bản lớn. Từ đây đã tạo cơ sở cho
sự liên kết, hợp tác giữa những người lao động tự nguyện, dân chủ, bình đẳng.
Trên thực tế, ở mỗi nước có những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên sự
ra đời và phát triển của các hợp tác xã có những đặc điểm khác nhau nhưng nói
chung, hợp tác xã là động lực kinh tế - xã hội quan trọng, có nhiều đóng góp vào
phúc lợi của dân chúng ở nhiều quốc gia.
Được thành lập từ tháng 8/1895 tại Luân Đôn (Anh), liên minh Hợp tác xã
quốc tế (International Cooperative Alliance - ICA) đã định nghĩa hợp tác xã như
sau: “Hợp tác xã là một hình thức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại
để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn
hố thơng qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ” [15]. Nước ta, khi
bắt đầu công cuộc xây dựng CNXH, chúng ta thường dùng các khái niệm: tổ đổi
cơng, tập đồn sản xuất, HTX bậc thấp, bậc cao...Vào thời kỳ này, kinh tế HTX
phát triển mạnh và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong xây dựng nông thôn và
phát triển cộng đồng. Sau khốn 10, các HTX và tập đồn sản xuất bắt đầu tan rã,
trên diễn đàn khoa học và đời sống hàng ngày, khái niệm "hợp tác xã" ít được đề
cập đến. Nhiều nhận thức không đúng về kinh tế hợp tác cùng với những lúng
túng trong việc tìm tịi, thử nghiệm mơ hình HTX kiểu mới đã đặt ra yêu cầu phải
đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động của HTX cho phù hợp với cơ
chế kinh tế mới khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới.


6
Trước yêu cầu đó của thực tiễn, nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII (1996) đã đề ra nhiệm vụ phải xây dựng HTX kiểu mới. Tháng 3/1996,
tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá IX đã ban hành Luật HTX để tạo cơ sở pháp lý
cho việc tổ chức và hoạt động của HTX trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà vước theo định
hướng XHCN.
Theo Luật này, HTX được định nghĩa: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự
chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp
vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập
thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước [13].
Luật HTX năm 2012 (khoản 1, điều 3) định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức
kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự
nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự
chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.
Hợp tác xã nơng nghiệp kiểu mới có thể được hiểu: “Hợp tác xã nơng
nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp,
là tổ chức kinh tế của những người nơng dân có cùng nhu cầu và nguyện vọng,
tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt
hơn nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các
nguyên tắc luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân” [5].
Các HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012 được gọi chung là HTX
kiểu mới (để phân biệt với mơ hình HTX trước đổi mới), tuỳ từng ngành nghề,
lĩnh vực kinh tế mà hình thành các mơ hình có tính đặc trưng, đặc thù riêng biệt.
1.1.1.2. Đặc điểm của HTX nông nghiệp kiểu mới

HTX là tổ chức kinh tế tập thể. Các xã viên là chủ của HTX, có tồn
quyền quyết định những vấn đề tổ chức, hoạt động và phân phối lợi ích trong



7
HTX trên cơ sở những quy định của Luật HTX và những văn bản có liên quan;
HTX có thể được thành lập khi có số lượng thành viên từ 7 trở lên, được đăng
ký và hoạt động tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Khác với HTX kiểu cũ, thành viên HTX chỉ gồm các cá nhân, HTX kiểu
mới là một tổ chức kinh tế do các thành viên, bao gồm cả cá nhân, hộ gia đình
và pháp nhân (người lao động, cán bộ, công chức, các hộ sản xuất, kinh doanh,
trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế...), cả người có
ít vốn và người có nhiều vốn có nhu cầu tự nguyện cùng nhau góp vốn hoặc có
thể góp sức lập ra và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình theo quy
định của pháp luật về HTX, HTX khơng thủ tiêu tính tự chủ SX - KD của các
thành viên, mà chỉ làm những gì mỗi thành viên riêng lẻ khơng làm được hoặc
làm khơng có hiệu quả để hỗ trợ cho các thành viên phát triển. Thành viên tham
gia HTX vẫn là những “đơn vị kinh tế tự chủ”.
HTX có tư cách pháp nhân, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp,
bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn
khác của HTX theo quy định của pháp luật; HTX là tổ chức mang tính xã hội,
rộng mở cho tất cả những ai có nguyện vọng trở thành thành viên HTX. HTX ra
đời dựa trên ngun tắc dân chủ, bình đẳng, cơng khai và đồn kết. mỗi xã viên
có 1 phiếu bầu; Mục tiêu hoạt động của HTX là mang lại lợi ích vật chất và tinh
thần cho tất cả các xã viên, tập thể và cộng đồng; Thành viên có trách nhiệm và
nghĩa vụ tuân thủ, thực hiện tốt những quy định trong Điều lệ của HTX, hợp tác,
xây dựng và phát triển HTX.
Khi tham gia HTX, xã viên hợp tác xã bắt buộc phải góp vốn, cịn việc
góp sức là tuỳ thuộc vào từng loại hình HTX, vào yêu cầu của HTX và nguyện
vọng của thành viên, không bắt buộc thành viên phải góp sức. Việc thành lập
HTX dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. xuất phát từ nhu cầu, lợi ích chung,
các thành viên liên kết lại với nhau để phát huy sức mạnh tập thể của từng thành

viên, cùng giúp đỡ lẫn nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh
doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của từng thành viên.


8
HTX có tư cách pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm trả nợ trong giới hạn
vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX tại thời điểm tuyên bố
phá sản. Thành viên cũng chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi
vốn góp của mình. Được thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ nông nghiệp; Là một tổ chức kinh tế của nơng dân, có đặc
trưng gắn với hộ nông dân. HTX NN trước hết là để đáp ứng các nhu cầu và
nguyện vọng của nông dân về sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp;
Nông dân gia nhập hợp tác xã vì họ cần được HTX phục vụ, cần HTX trợ giúp
những việc mà họ khơng thể tự làm hoặc làm một mình khơng có hiệu quả, khắc
phục được những nhược điểm và hạn chế khi sản xuất kinh doanh đơn lẻ; Hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp của HTX chỉ là cơng cụ nhằm
làm tăng thêm lợi ích, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân; Mục tiêu
của HTX là phục vụ nhu cầu, lợi ích chung của thành viên, khơng phải vì lợi
nhuận. Như vậy, HTX là một tổ chức kinh tế mang tính hợp tác có tính xã hội
sâu sắc, hỗ trợ các hộ nông dân tăng cạnh tranh trong kinh tế thị trường;
HTX là một tổ chức dân chủ, xã hội cao của nông dân, trong đó các
thành viên được bình đẳng, phát huy vai trị của cộng đồng dân cư nơng nghiệp
trong quản lí xã hội, kinh doanh. Đối tượng tham gia HTX bao gồm tất cả
những người nông dân, hộ nông dân và pháp nhân. Đối tượng sản xuất của nông
nghiệp là cây trồng, vật ni cho nên q trình hoạt động khơng những HTX
NN bị chi phối bởi các quy luật kinh tế mà lại còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự
nhiên. Đây là những đặc điểm có ảnh hưởng nhất định đến kết quả hoạt động
của HTX NN mà cán bộ lãnh đạo, quản lý phải quan tâm để có biện pháp giúp
đỡ, hỗ trợ HTX NN phát triển. [25]



9
Bảng 1.1. So sánh HTX trước đổi mới và HTX kiểu mới

Nội dung

HTX trước đổi mới

HTX kiểu mới

Cách thức thành lập Áp đặt, “Từ trên xuống”

Tự nguyện, “Từ dưới lên”

Tự nguyện, “Từ
dưới lên”

Vừa là tổ chức kinh tế, vừa là tổ chức xã hội ở địa
phương.

Trước hết là tổ chức kinh tế vì sự phát triển của kinh tế
hộ thành viên HTX.

Cơ chế hoạt động
của HTX

HTX hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh, hành chính,
tập trung bao cấp. Các quan hệ giải quyết đầu vào,
đầu ra trong hoạt động kinh tế của HTX chủ yếu
thông qua các tổ chức kinh tế nhà nước (công ty vật tư

nông nghiệp, công ty lương thực, cơng ty giống…)
tức là được độc quyền hố và hành chính hố.

Mơi trường hoạt động đã khác hẳn, quan hệ hành chính,
độc quyền được thay bằng quan hệ kinh tế đa phương,
tự nguyện. HTX phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự bù
đắp, bảo toàn và phát triển vốn, phải hoạt động trong
môi trường cạnh tranh của nền kinh tế nhiều thành
phần, giao lưu kinh tế, từng bước phát triển trên cơ sở
luật pháp của Nhà nước.

Thành viên tham gia Chỉ gồm các cá nhân

Sở hữu

Sở hữu tập thể tư liệu sản xuất trên cơ sở tập thể hố

Thành viên gồm cả cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân
(người lao động, cán bộ, công chức, các hộ sản xuất
kinh doanh, trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc
các thành phần kinh tế…); cả người có ít vốn và người
có nhiều vốn nếu có nhu cầu tự nguyện cùng nhau lập
ra và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình theo
quy định của pháp luật về HTX
Sở hữu chung trên cơ sở góp vốn, đan xen giữa sở hữu
tập thể và sở hữu cá thể của thành viên.


10


Nội dung

Tổ chức bộ máy
quản lý HTX

Phân phối

HTX trước đổi mới

HTX kiểu mới

Chức năng quản lý và điều hành trong HTX được lồng
ghép. Bộ máy quản lý của HTX bao gồm: Ban quản
trị, Ban kiểm soát, Trưởng ban quản trị kiêm chủ
nhiệm HTX. Công tác cán bộ HTX được đặt dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ và chính quyền địa
phương, các chức danh chủ chốt của HTX do Đảng uỷ
chỉ định và người trong nội bộ HTX nắm giữ

Chức năng quản lý và điều hành được tách biệt, rõ
ràng. Bộ máy quản lý của HTX bao gồm Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc. Giám đốc HTX
có thể do Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm hoặc
là người do HTX thuê. HTX được quyền tự chủ trong
cơng tác cán bộ của mình, các chức danh chủ chốt
không nhất thiết phải do đảng viên hay người trong nội
bộ HTX nắm giữ.

Bình quân, bao cấp


Theo vốn, lao động và mức độ sử dụng dịch vụ của
HTX

Trực tiếp tổ chức sản xuất, lao động tập trung, thủ tiêu Nội dung hoạt động đa dạng có thể làm dịch vụ, hoặc
sự độc lập của kinh tế hộ
vừa làm dịch vụ vừa sản xuất kinh doanh đa ngành
Nội dung hoạt động
nghề, song đều hướng vào hỗ trợ kinh tế hộ tự chủ phát
triển.
Phạm vi hoạt động

Theo địa giới hành chính

Khơng bị giới hạn bởi địa giới hành chính

Thực hiện các
nguyên tắc HTX

Các nguyên tắc HTX bị vi phạm

Các nguyên tắc HTX được tôn trọng

(Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu tham khảo)


11
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, HTX kiểu mới không đơn giản là sự
thay đổi “từ chức danh ông chủ nhiệm HTX thành Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc HTX, mà là sự thay đổi từ bản chất"; khẳng định kinh tế hộ gia đình
khơng bị “thui chột, mất động lực” khi tham gia HTX mà HTX kiểu mới còn làm

gia tăng giá trị kinh tế của hộ gia đình. Vậy HTX kiểu cũ và HTX kiểu mới có điểm
gì khác nhau? [5]
Về đối tượng tham gia, trong HTX nông nghiệp kiểu cũ, thành viên chỉ gồm
các cá nhân. Trong HTX nông nghiệp kiểu mới, thành viên gồm cả cá nhân, hộ gia
đình và pháp nhân (người lao động, cán bộ, công chức, các hộ sản xuất kinh doanh,
trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế…); cả người có ít
vốn và người có nhiều vốn nếu có nhu cầu tự nguyện cùng nhau lập ra và tự chịu
trách nhiệm về hoạt động của mình theo quy định của pháp luật về HTX.
Về sở hữu, trong HTX nông nghiệp kiểu cũ, sở hữu cá nhân của người nông
dân không được thừa nhận, sở hữu của các hộ gia đình bị xóa bỏ, chỉ thừa nhận chế
độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất; người nơng dân vào HTX phải góp ruộng đất
trâu bị, cơng cụ sản xuất chủ yếu. 5
Trong HTX kiểu mới, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân của thành viên được
phân định rõ. Sở hữu tập thể (sở hữu của HTX) bao gồm các nguồn vốn tích lũy tái
đầu tư, các tài sản do tập thể mua sắm để dùng cho hoạt động của HTX, tài sản trước
đây được giao lại cho tập thể sử dụng và tài sản do nhà nước hoặc các tổ chức, các
nhân trong và ngoài nước tài trợ làm tài sản không chia và các quỹ không chia.
Thành viên khi tham gia HTX nơng nghiệp kiểu mới khơng phải góp ruộng
đất và các công cụ sản xuất mà điều kiện tiên quyết là phải góp vốn theo quy định
của Điều lệ Hợp tác xã. Suất vốn góp khơng hạn chế, song khơng được vượt q
20% so với tổng số vốn góp của thành viên (Vốn Điều lệ của Hợp tác xã). Vốn góp
của thành viên được chia lãi hàng năm theo quy định của Điều lệ và được rút khi
thành viên ra khỏi HTX. [5]
Về quan hệ giữa xã viên với HTX, trong các HTX nông nghiệp kiểu cũ,
quan hệ giữa xã viên với HTX là quan hệ phụ thuộc. Xã viên bị tách khỏi tư liệu
sản xuất, trở thành người lao động làm công theo sự điều hành của HTX, tính chất
hợp tác đích thực khơng cịn.


12

Trong các HTX kiểu mới, quan hệ giữa HTX và thành viên là quan hệ bình
đẳng, thỏa thuận, tự nguyện, cùng có lợi và cùng chịu rủi ro trong sản xuất, kinh
doanh. Hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, tự điều hành lao động của gia đình, tự
quyết định bố trí sản xuất cây trồng, vật ni phù hợp với thế mạnh của từng hộ, tự
mua vật tư để đầu tư vào sản xuất, thuê dịch vụ, bán sản phẩm làm ra theo cơ chế
thuận mua vừa bán. Ban quản trị HTX không can thiệp trực tiếp vào quyền chủ động
sản xuất, kinh doanh của hộ xã viên, không điều hành, chỉ huy từng khâu, từng việc
hàng ngày như trước, mà chuyển sang làm dịch vụ theo yêu cầu của hộ gia đình.
Về quan hệ giữa Nhà nước với HTX, trong các HTX kiểu cũ, mọi hoạt động
sản xuất, kinh doanh, hạch toán lỗ lãi, phân phối, giá cả… đều theo sự chỉ huy của
cơ quan quản lý cấp trên và theo kế hoạch của nhà nước. [5]
Trong các HTX kiểu mới, mọi trói buộc cứng nhắc của cơ chế kế hoạch hóa
tập trung quan liêu bao cấp đã được tháo bỏ. Các HTX kiểu mới đã thực sự là một
tổ chức kinh tế độc lập, tự chủ có đầy đủ tư cách pháp nhân trong cơ chế thị trường,
bình đẳng trước pháp luật như các doanh nghiệp, tự quyết định và tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đảm bảo hoàn thành
nghĩa vụ đối với nhà nước và trách nhiệm đối với thành viên. Nhà nước tôn trọng
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
không can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của HTX. Nhà nước quản lý thông qua
việc ban hành pháp luật và các chính sách khuyến khích phát triển HTX.
Về phân phối thu nhập, trong các HTX kiểu cũ, chế độ phân phối mang nặng
tính bình quân, bao cấp, chủ yếu phân phối theo công lao động, việc phân phối theo
vốn góp gần như khơng được thực hiện (vì việc góp vốn chỉ mang tính hình thức).
Vì vậy, khơng khuyến khích được người lao động hăng hái, tích cực làm việc, xã
viên thiếu gắn bó với HTX, dành cơng sức làm kinh tế gia đình.
Trong các HTX kiểu mới, hình thức phân phối được thể hiện trên ngun tắc
cơng bằng, cùng có lợi, vừa theo vốn góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ. Đây là
động lực khuyến khích thành viên gắn bó với HTX. Trong q trình phân phối, các
HTX cịn tạo ra được các quỹ không chia. Một mặt, để mở rộng sản xuất, kinh
doanh; mặt khác, tạo nên phúc lợi công cộng để mọi thành viên trong HTX được



13
hưởng chung, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, giữa lợi ích
trước mắt và lợi ích lâu dài.
Về phạm vi hoạt động, trong các HTX nông nghiệp kiểu cũ, hoạt động
thường bị giới hạn trong địa giới thôn hoặc liên thôn, xã hoặc liên xã và chủ yếu là
canh tác nông nghiệp theo mơ hình sản xuất tập trung.
Trong các HTX nơng nghiệp kiểu mới, quy mô và phạm vi hoạt động đã
không cịn bị giới hạn như trước. Mỗi HTX có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực,
ngành khác nhau, không giới hạn địa giới hành chính. Mơ hình HTX linh hoạt, đa
dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng ngành; với nhiều
trình độ phát triển, từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của các thành viên, mở mang ngành nghề, vươn lên kinh
doanh tổng hợp và hình thành các doanh nghiệp trực thuộc; từ HTX phát triển
thành các liên hiệp HTX.
Về nghĩa vụ xã hội, vì nhiều lý do, các HTX kiểu cũ trước đây phải gánh vác
nghĩa vụ xã hội rất nặng. Hợp tác xã đăng ký hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012
tuy vẫn mang tính xã hội, nhưng trước hết là một tổ chức kinh tế. HTX chỉ thực
hiện nghĩa vụ xã hội trên cơ sở hoạt động kinh tế có hiệu quả; những chăm lo về
mặt xã hội trước hết cũng dành cho các thành viên của HTX. Đây cũng là đặc điểm
mới mà chính quyền các cấp phải lưu ý trong khi thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước đối với HTX.
Có thể thấy, Luật Hợp tác xã năm 2012 đã thể hiện tư duy mới về mơ hình
HTX kiểu mới với hạt nhân là “hợp tác”, góp phần hồn thiện quan hệ sản xuất,
phù hợp với cơ chế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh
ngày càng gay gắt như hiện nay. [5]
1.1.1.3. Các loại hình HTX nơng nghiệp kiểu mới

Hiện nay có 3 loại hình HTX NN kiểu mới

HTX dịch vụ đơn thuần: Là HTX chỉ làm được 2 - 3 khâu dịch vụ thiết
yếu mang tính phục vụ cộng đồng trên địa bàn thôn như: Dịch vụ thủy nông,
dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ bảo vệ đồng ruộng. Các khâu dịch vụ của HTX
hoạt động không có lãi chỉ phục vụ sản xuất của hộ thành viên là chính.


14
HTX dịch vụ kinh doanh tổng hợp: Ngoài việc bảo đảm từ 3 - 4 khâu dịch
vụ thiết yếu cho hộ thành viên, các HTX còn huy động vốn để tổ chức sản xuất
kinh doanh tổng hợp tạo ra lợi nhuận cao hơn. Qua đó các HTX có điều kiện
cung cấp dịch vụ cho thành viên tốt hơn. HTX có xu hướng mở rộng hoạt động
sang lĩnh vực khác như kinh doanh thương mại, dịch vụ tín dụng nội bộ, kinh
doanh khai thác và quản lý chợ…
HTX chuyên ngành: Là HTX tổ chức sản xuất kinh doanh và phục vụ sản
xuất kinh doanh cho các hộ thành viên thuộc các ngành như trồng trọt, chăn nuôi
và thủy sản. Các HTX này đã đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị
trường hiện nay.
Căn cứ vào những hình thức HTXNN nêu trên, cần lựa chọn mơ hình
HTX phù hợp với đặc điểm của từng ngành, trình độ sản xuất của các hộ nông
dân và đặc thù từng địa phương - mơ hình đó hoạt động sẽ có hiệu quả.
1.1.2. Nội dung phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới
1.1.2.1. Phát triển HTX NN theo số lượng và các loại hình HTX

Phát triển HTX NN kiểu mới theo số lượng được đánh giá thông qua các
chỉ tiêu: Số HTX NN biến động qua các năm; Số HTX theo các hình thức tổ
chức biến động qua các năm; Nguyên nhân biến động các HTX theo từng loại
hình tổ chức.
1.1.2.2. Phát triển HTX theo chất lượng

Phản ánh phát triển về chất lượng của HTX NN kiểu mới được thể hiện

bằng các chỉ tiêu sau:
Mức độ đáp ứng của bộ máy quản lý HTX NN kiểu mới: Đánh giá vềmơ
hình tổ chức HTX và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý HTX. Qua đó đề xuất
biện pháp củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý HTX.
Quy mô thành viên và sự biến động về quy mô thành viên: Đánh giá về
sốlượng thành viên trong khu vực HTX NN kiểu mới và số thành viên bình quân
trên một HTX. Thể hiện vai trò của HTX NN kiểu mới ở khu vực nông thôn.


15
Quy mô nguồn vốn và sự biến động nguồn vốn theo từng loại hình HTX:
đánh giá nguồn vốn sở hữu của HTX và nguồn vốn vay. Đồng thờiphân ra theo
từng loại hình HTX là: HTX DVNN và HTX chuyên ngành, số vốn bình
qn/HTX. Qua đó đề xuất giải pháp tạo nguồn vốn cho HTX hoạt động và mở
rộng dịch vụ sản xuất kinh doanh.
Doanh thu và lãi hàng năm của HTX NN kiểu mới: phản ánh kết quảdịch
vụ, kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của HTX. Trong đó phân ra theo từng
loại hình HTX là HTX DVNN và HTX chuyên ngành. Qua đó rút ra hiệu quả
của từng loại hình HTX, từ đó đề xuất giải pháp củng cố, phát triển cho từng
loại hình HTX.
Thu nhập bình quân hàng năm của lao động trong HTX NN kiểu mới:
Phản ánh về việc làm và thu nhập được mang lại từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ của HTX.
Số lãi được phân phối hàng năm: Phản ánh hình thức phân phối lãi củaHTX,
khả năng tăng tích lũy tái đầu tư cơ sở hạ tầng của HTX, mức độ phân phối lãi cho
thành viên HTX thơng qua vốn góp và sử dụng dịch vụ của HTX. Đây là chỉ tiêu
phản ánh quan hệ giữa lợi ích của HTX với lợi ích của thành viên.
Số lượng dịch vụ trực tiếp mà mỗi HTX thực hiện được: Chỉ tiêu này thểhiện
mỗi một HTX đã thực hiện được bao nhiêu dịch vụ nông ngiệp cho kinh tế hộ.
Mức độ đáp ứng nhu cầu của thành viên: Thể hiện bằng số % giữamức

dịch vụ thực hiện được của HTX với tổng nhu cầu thành viên tương ứng theo
từng hoạt động dịch vụ. Chỉ tiêu này thể hiện trình độ phục vụ đối với nhu cầu
thành viên.
Mức độ tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Đánh giá mức
độhưởng lợi của HTX từ các chính sách như: chính sách tín dụng, đất đai, thuế,
chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn
nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng.
Mức độ hài lòng của thành viên HTX: Tỷ lệ thành viên hài lòng vớiHTX,
tỷ lệ thành viên gắn bó với HTX, tỷ lệ thành viên có ý định giới thiệu người


16
thân, bạn bè gia nhập HTX. Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ HTX đáp ứng
được các mong đợi của thành viên, mặt khác cũng phản ánh yêu cầu khách quan
về phát triển HTX NN kiểu mới trong thời gian tới.
Mỗi một chỉ tiêu nói trên có tính độc lập tương đối và phản ánh hiệu quả
hoạt động của HTX trên những khía cạnh khác nhau. Ngồi ra cũng có thể sử
dụng một số chỉ tiêu khác để phản ánh hiệu quả của HTX NN kiểu mới như: chỉ
tiêu tăng trưởng thu nhập kinh tế hộ, chỉ tiêu lãi được chia cho 1000 đồng sử
dụng dịch vụ, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn của HTX.Tuy nhiên, các
chỉ tiêu này đều có những mặt hạn chế và khó khăn nhất định trong cơng việc
tính tốn hoặc phản ánh hiệu quả hoạt động của HTX NN.
1.1.3. Hiệu quả hoạt động của HTX kiểu mới trong xây dựng NTM

Thực tiễn xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua cho thấy, các
hợp tác xã (HTX) nơng nghiệp đã có những đóng góp hết sức quan trọng, khơng
chỉ nâng cao thu nhập cho nơng dân và cịn là một yếu tố và động lực cơ bản
góp phần tạo nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng NTM.
Trong những năm gần đây, với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp,
kinh tế HTX đã có bước phát triển mới về số lượng, hiệu quả; hoạt động được

nâng cao, với đủ các loại hình dịch vụ thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở khu vực
nông thôn phát triển.
Kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX, nếu phát triển đúng hướng, sẽ là một yếu
tố và động lực cơ bản góp phần tạo nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng NTM.
Các HTX nơng nghiệp đã phát huy được vai trị tập hợp, vận động, thay
đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con nông dân, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất và nhất là đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên
kết, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông sản.
Trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, tiêu chí số 13 về
hình thức tổ chức sản xuất liên quan mật thiết đến các tiêu chí cịn lại. Thực tế
cho thấy, phát triển HTX không chỉ nâng cao thu nhập, tạo đầu ra sản phẩm ổn
định cho nông dân mà cịn góp phần chuyển dịch lao động, chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp, nông thôn.


17
Mặc dù vai trị của HTX trong xây dựng nơng thơn mới đã được khẳng
định, nhưng trong q trình phát triển, các HTX vẫn gặp khơng ít khó khăn về
cơ sở vật chất, phương tiện sản xuất, nguồn vốn, khoa học cơng nghệ, trình độ
quản lý và đầu ra sản phẩm…
Vai trị của HTX trong xây dựng nơng thơn mới đã được khẳng định,
giúp cho các hộ dân ổn định hơn trong quá trình sản xuất, mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn.
Các HTX kiểu mới đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất về đường giao
thông, hệ thống điện… đã giúp thúc đẩy nhanh q trình hồn thành tiêu chí
nơng thơn mới tại các địa phương.
1.1.4. Sự cần thiết xây dựng và phát triển HTX kiểu mới trong xây dựng NTM

Trong q trình xây dựng nơng thơn mới (NTM), các hợp tác xã (HTX)
có vai trị hết sức quan trọng, không chỉ nâng cao thu nhập cho nông dân mà cịn

góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn thời kỳ hội nhập.
Thực tiễn xây dựng NTM thời gian qua cho thấy, kinh tế tập thể mà nòng
cốt là HTX, nếu phát triển đúng hướng, sẽ là một yếu tố và động lực cơ bản góp
phần tạo nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng NTM.
Ðặc biệt, trong những năm gần đây, với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nơng
nghiệp, kinh tế HTX đã có bước phát triển mới về số lượng, hiệu quả; hoạt động
được nâng cao, với đủ các loại hình dịch vụ thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở khu
vực nông thôn phát triển.
Các HTX nông nghiệp đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay
đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con nông dân, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất và nhất là đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên
kết, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông sản.
Trên một số lĩnh vực, HTX đã mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều ngành
nghề, phát triển kinh doanh tổng hợp, đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực
sản xuất kinh doanh, đóng góp một phần khơng nhỏ cho ngân sách nhà nước;
đồng thời tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn dân cư, xóa đói, giảm


×