Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đối với các dự án ngành thủy lợi trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.57 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

VŨ THỊ THỦY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN NGÀNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

VŨ THỊ THỦY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN NGÀNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUANG HÀ

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
“Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đối với các dự án
ngành thủy lợi trên địa bàn huyện Yên Khánh,tỉnh Ninh Bình" là đề tài
của luận văn Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế Nông Nghiệp. Luận văn
được tôi nghiên cứu về các dự án được đầu tư tại tỉnh Ninh Bình.
Nội dung và số liệu phân tích trong Luận văn này là hồn tồn trung
thực. Tơi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu độc lập của tôi. Những kết
quả nghiên cứu này chưa được ai công bố trong bất kỳ một cơng trình khoa
học nào.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày …. tháng ….. năm 2014
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thủy


ii


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo, Khoa Sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trường Đại
học Lâm Nghiệp đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tơi trong q trình
học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Quang Hà người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến
q báu, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT
tỉnh Ninh Bình, Cục thống kê tỉnh Ninh Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh
Bình và đặc biệt là Phịng Kế hoạch- Tài chính- Sở Nơng nghiệp & PTNT, đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là
những người thân yêu trong gia đình đã ln sát cánh, động viên, giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày …. tháng ….. năm 2014
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thủy


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ vi

Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
THỦY LỢI ........................................................................................................ 3
1.1.Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển. ................................................. 3
1.1.1.Khái niệm về hoạt động đầu tư phát triển và đặc điểm của đầu tư phát triển. .. 3
1.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế. ............................................... 4
1.1.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển. ............................................................................... 7
1.1.4. Các loại hình đầu tư:............................................................................................. 8
1.2. Đầu tư phát triển cho các dự án thủy lợi. ................................................ 10
1.2.1. Khái niệm và vai trị của thủy lợi đối với nền kinh tế nói chung và trong nơng
nghiệp nói riêng. ...........................................................................................................10
1.2.2. Nội dung của công tác thuỷ lợi..........................................................................12
1.2.3. Sự cần thiết phải đầu tư vào ngành thuỷ lợi......................................................17
1.2.4. Đặc điểm đầu tư vào ngành thuỷ lợi .................................................................19
1.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực thuỷ lợi.
........................................................................................................................................20
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 22
2.1. Đặc điểm của Huyện Yên Khánh ............................................................. 22


iv

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................22
2.1.2. Điều kiện KT – XH ............................................................................................26
2.1.3.Tình hình phát triển kinh tế của huyện...............................................................29
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32
2.2.1. Các phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu......................................32
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: ...........................................................32

2.2.3. Phương pháp chuyên gia....................................................................................33
2.2.4. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả - kết quả của hoạt động đầu tư thuỷ lợi ....34
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 36
3.1. Thực trạng của đầu tư phát triển cho các dự án ngành thủy lợi trên địa
bàn Huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình từ năm 2008-2012. .......................... 36
3.1.1. Tổng hợp tình hình thực hiện chính sách về đầu tư và xây dựng sử dụng
nguồn vốn......................................................................................................................37
3.1.2. Tình hình thực hiện các thủ tục đầu tư ..............................................................38
3.1.3. Tình hình phân bổ vốn .......................................................................................40
3.1.4. Tình hình thực hiện và giải ngân nguồn vốn ....................................................44
3.1.5. Số lượng các cơng trình, dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư ...................48
3.1.6. Số lượng và danh mục các cơng trình, dự án sử dụng vốn TPCP hoàn thành
đến năm 2012 và dự kiến hoàn thành trong năm 2013. .............................................48
3.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển thủy lợi ......... 48
3.2.1. Kết quả của hoạt động đầu tư thủy lợi ..............................................................48
3.2.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư thủy lợi ............................................................51
3.2.3. Các hạn chế, bất cập và nguyên nhân ...............................................................62
3.3. Tác động của thủy lợi đối với sự phát triển KT – XH ............................. 65
3.3.1. Đối với nông nghiệp:..........................................................................................66
3.3.2. Đối với thủy sản: ................................................................................................67
3.3.3. Đối với lâm nghiệp:............................................................................................68


v

3.3.4. Đối với dân cư: ...................................................................................................68
3.3.5. Đối với giao thông ..............................................................................................68
3.3.6. Đối với môi trường sinh thái: ............................................................................69
3.4. Phương hướng phát triển KT-XH huyện Yên Khánh giai đoạn 2013-2020.... 70
3.4.1. Phương hướng phát triển KT-XH .....................................................................70

3.4.2. Đầu tư phát triển .................................................................................................72
3.4.3. Phương hướng phát triển hệ thống thủy lợi ......................................................74
3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư phát triển cho các dự
án ngành thủy lợi . ........................................................................................... 76
3.5.1. Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống thuỷ lợi ............................................76
3.5.2. Hoàn thiện dự án đầu tư. ....................................................................................76
3.5.3. Thu hút vốn đầu tư vào thuỷ lợi. .......................................................................80
3.5.4. Kết hợp đầu tư thuỷ lợi, giao thông và các ngành khác...................................80
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BQ

Bình quân

BH

Ban hành

CC

Cơ cấu


CTTL

Cơng trình thủy lợi

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CPSX

Chi phí sản xuất

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất

GTSXNN

Giá trị sản xuất nông nghiệp

HTX


Hợp tác xã

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

KBNN

Kho bạc nhà nước

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KT- XH

Kinh tế xã hội

LĐNN

Lao động nông nghiệp

LN

Lâm nghiệp

NN

Nông nghiệp


NL

Nguyên liệu

NXB

Nhà xuất bản

NSBQ

Năng suất bình qn



Quyết định

SL

Sản lượng

TPCP

Trái phiếu chính phủ

TSCĐ

Tài sản cố định



vii

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

2.1

Tình hình sử dụng đất đai ở huyện Yên Khánh

25

2.2

Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm (2010-2012)

26

2.3

Cơ sở hạ tầng của huyện Yên Khánh

28

2.4

Kết quả phát triển kinh tế của huyện Yên Khánh (2010-2012)


31

3.1

Tình hình phân bổ vốn cho các dự án thủy lợi 2008-2012

42

3.2

tình hình thực hiện và giải ngân nguốn vốn các dự án thủy lợi

45

đến 31/12/2012
3.3

diện tích, năng suất, sản lượng lúa tăng do ảnh hưởng của đầu tư

50

phát triển thuỷ lợi
3.4

Kết quả đầu tư kiên cố hóa kênh mương của 3 xã

52

3.5


Diện tích, sản lượng một số loại cây trồng chính 2000-2012

66


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuỷ lợi là ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng, đóng vai trị quyết
định đến sự phát triển nơng nghiệp nơng thơn. Đảng ta đã và đang có những
chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày
càng lớn. “Quản lý hiệu quả và sử dụng hiệu quả là 2 mục tiêu đạt khi quyết
đinh đầu tư ’’. Những năm qua, Ninh Bình nói chung và huyện Yên Khánh
nói riêng đã tập chung đầu tư nâng cấp và quản lý các cơng trình thủy lợi. Đã
có một số dự án thủy lợi thu được kết quả tốt góp phần nâng cao năng suất
cây trồng, vật nuôi, cải thiện môi trường sinh thái và điều kiện sống của người
dân. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư nâng cấp, quản lý và sử dụng các cơng trình
cịn thấp, việc phân cấp quản lý các cơng trình thủy lợi cịn chồng chéo bất
cập, hệ thống cơ chế, chính sách quản lý cơng trình thủy lợi phần lớn đã lạc
hậu, chưa phù hợp với cơ chế kinh tế mới, thiên tai bão lũ vẫn là mối đe dọa
thường xuyên và gây thiệt hại to lớn về người và của. Mặt khác chưa làm rõ
vai trò của người dân trong việc xây dựng, vận hành và quản lý cơng trình
thủy lợi. Vì vậy việc đầu tư vào thủy lợi là rất cần thiết trong tiến trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.
Nhận biết được tầm quan trọng của công tác đầu tư phát triển thuỷ lợi
ở nước ta nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng vì vậy em đã chon đề tài: “Giải
pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển đối với các dự án ngành thủy lợi
trên địa bàn Huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” để làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu của luận văn.
* Mục tiêu chung : Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển thủy lợi ở Huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình.
* Mục tiêu cụ thể :
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả đầu tư phát triển
đối với các dự án ngành thủy lợi


2

- Phân tích thực trạng đầu tư phát triển đối với các dự án ngành thủy lợi
trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển dự án thủy lợi
trên Huyện Yên Khánh.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát
triển đối với các dự án ngành thủy lợi trên địa bàn Huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển đối với
các dự án ngành thủy lợi .
Phạm vi nghiên cứu: Các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên
địa bàn Huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trong thời gian (2008 - 2012) và định
hướng đến năm 2020.
4. Nội dung nghiên cứu
- Lý luận về đầu tư phát triển thủy lợi
- Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
- Thực trạng của đầu tư phát triển đối với các dự án thủy lợi trên địa bàn
huyện Yên Khánh từ năm 2008-2012
- Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển thủy lợi
- Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư phát triển cho các dự án

nghành thủy lợi của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
THỦY LỢI
1.1. Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển.
1.1.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư phát triển và đặc điểm của đầu tư
phát triển.
Đầu tư theo nghĩa chung nhất có thể hiểu đó là sự hy sinh các nguồn lực
ở hiện tại như tiền của, sức lao động, trí tuệ nhằm đạt được một kết quả có lợi
cho người đầu tư trong tương lai.
Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn
lực vật chất, nguồn lực lao động trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu
trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng. Bồi dưỡng, đào tạo
nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của
các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm
lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho mọi
thành viên trong xã hội.
Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển.
- Hoạt động đầu tư phát triển cần một số lượng vốn lớn và để nhằm huy
động trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.
- Thời gian để tiến hành một dự án đầu tư cho đến khi các thành quả của
họ phát huy tác dụng thường đòi hỏi thời gian dài với nhiều biến động xảy ra.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài,
nhiều năm.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư là các cơng trình xây dựng sẽ hoạt
động ngay tại nơi mà nó được dựng nên.

- Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh
hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý
của không gian.


4

1.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế.
1.1.2.1. Trên giác độ nền kinh tế của đất nước.
* Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu của
nền kinh tế
Về mặt cầu : Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của
toàn bộ nền kinh tế ( từ 24 – 28% ). Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư
làm cho tổng cầu tăng, kéo theo sản lượng cân bằng tăng theo và dẫn đến giá
và các đầu vào của đầu tư cũng tăng theo.
Về mặt cung : Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng
lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng
lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó giá cả sản phẩm giảm. Sản
lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt
mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn
gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho
người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
*Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng
cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mọi sự thay đổi của đầu tư
dù tăng hay là giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định của nền
kinh tế, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia.
* Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy : muốn giữ tốc độ
tăng trưởng ở mức trung bìmh thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15 – 25% so

với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước.
*Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy. Đối với các ngành
nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh


5

học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5 – 6% là rất khó khăn. Như vậy,
chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc
gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối
về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thốt
khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế về tài ngun, địa
thế, kinh tế, chính trị,... của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn,
làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
*Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ đất nước
Công nghệ là trung tâm của cơng nghiệp hố. Đầu tư là điều kiện tiên
quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện
nay. Công nghệ về nội dung gồm 4 yếu tố : trang thiết bị, kỹ năng của con
người, thông tin, tổ chức thể chế. Do đó xét về nội dung thì để tăng cường
khả năng khoa học và công nghệ của đất nước cần phải đầu tư mua sắm
trang thiết bị, thu thập thông tin, đào tạo nguồn nhân lực...
Xét về phương thức để có cơng nghệ chúng ta cũng thấy có hai cách
đó là tự nghiên cứu triển khai hoặc đi mua, cả hai cách đều phải yêu cầu có
vốn để đầu tư.
Như vậy, đầu tư có ảnh hưởng hay làm tăng cường khả năng khoa học
và công nghệ của đất nước.
1.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp.
Đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng

trưởng của doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài
hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những
mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này được thực hiện tập trung thông qua việc
thực hiện các dự án đầu tư.
Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục
tiêu, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn.


6

Nội dung này của dự án đầu tư được thể hiện trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật,
là văn bản phản ánh trung thực, chính xác về kết quả nghiên cứu thị trường, môi
trường kinh tế - kỹ thuật và mơi trường pháp lý, về tình hình tài chính …
Để đáp ứng mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu, doanh nghiệp
cần có chiến lược trong việc tìm kiếm và lựa chọn các dự án đầu tư. Nếu
khơng có những ý tưởng mới và dự án đầu tư mới, doanh nghiệp sẽ không thể
tồn tại và phát triển được, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
hiện nay. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải
nghiên cứu kỹ thị trường và có những hoạt động đầu tư thích hợp nhằm gia
tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Tùy theo mục đích của mỗi doanh nghiệp nhằm phát triển sản phẩm mới,
kéo dài tuổi thọ sản phẩm hay làm tăng khả năng thu lợi cho sản phẩm hiện có
mà có thể phân loại đầu tư doanh nghiệp theo những tiêu thức khác nhau. Theo
cơ cấu tài sản đầu tư có thể phân loại đầu tư của doanh nghiệp thành:
Đầu tư tài sản cố định, đây là các hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải
tạo, mở rộng tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư tài sản cố định thường
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của doanh nghiêp, đặc biệt là doanh
nghiệp sản xuất. Loại đầu tư này bao gồm: đầu tư xây lắp; đầu tư mua sắm
máy móc thiết bị, đầu tư tài sản cố định khác.
Đầu tư tài sản lưu động, đây là khoản đầu tư nhằm hình thành các tài

sản lưu động cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu
động phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh; vào nhu cầu
tăng trưởng của doanh nghiệp.
Đầu tư tài sản chính, các doanh nghiệp có thể mua cổ phiếu, trái phiếu,
hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác. Hoạt động tài
chính ngày càng có tỷ trọng cao và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.


7

Đầu tư theo cơ cấu tài sản đầu tư giúp cho các doanh nghiệp xây dựng
được một kết cấu tài sản thích hợp nhằm đa dạng hóa đầu tư, tận dụng được
năng lực sản xuất và năng lực hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt
động đầu tư.
Có thể căn cứ vào mục đích đầu tư phân loại ra thành : Đầu tư tăng
năng lực sản xuất , đầu tư đổi mới sản phẩm, đầu tư nâng cao chất lượng sản
phẩm, đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…Hoạt động đầu tư phân
theo mục đích đầu tư có vai trị định hướng cho các nhà quản trị doanh nghiệp
xác định hướng đầu tư và kiểm soát được tình hình đầu tư theo những mục
tiêu đã chọn.
Như vậy, có thể nói hoạt động đầu tư là một trong những quyết định có ý
nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp. Đây là quyết định tài trợ dài hạn, có tác
động lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những sai lầm
trong việc dự toán vốn đầu tư có thể dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm trí
gây hiệu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư có vai trị rất
quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp địi hỏi các
quyết định đầu tư phải được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng.
1.1.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển
Dưới dạng tiền tệ, vốn được định nghĩa là khoản tích lũy của xã hội, của

các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn đầu tư
từ các nguồn khác đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất xã hội nhằm duy
trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực sản xuất mới cho nền kinh tế .
Dưới dạng vật chất, vốn bao gồm các loại máy móc thiết bị, nhà xưởng, các
cơng trình hạ tầng, các loại ngun, nhiên liệu, các sản phẩm trung gian, thành
phẩm. Bên cạnh vốn tồn tại dưới dạng vật chất cịn có vốn vơ hình (bằng phát
minh sáng chế, quyền sở hữu công nghệ ) khơng tồn tại dưới dạng vật chất
nhưng có giá trị về mặt kinh tế và cũng là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình
phát triển. Trong hoạt động kinh tế, vốn ln vận động và chuyển hóa về hình
thái vật chất cũng như từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ .


8

Nói chung được hình thành từ hai nguồn cơ bản đó là vốn huy động từ
trong nước và vốn huy động từ nước ngoài .
- Vốn đầu tư trong nước:
Được hình thành từ các nguồn sau đây :
+ Vốn tích lũy từ ngân sách
+ Vốn tín dụng từ các ngân hàng
+ Vốn tích lũy của các doanh nghiệp
+ Vốn tiết kiệm của dân cư
- Vốn đầu tư nước ngoài :
+ Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài là vốn đầu tư của các doanh
nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang nước khác và trực tiếp
quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn.
+ Vốn đầu tư gián tiếp của nước ngồi: Nhà đầu tư nước ngồi khơng trực
tiếp quản lý, mà thực hiện đầu tư qua các kênh khác nhau của thị trường vốn,
với xu hướng tồn cầu hóa, mối liên hệ ngày càng tăng của các thị trường vốn
quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về các nguồn vốn

cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn
cầu. Nhà nước ta cũng đang phát triển nguồn vốn này để tạo điều kiện phát
triển sản xuất tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Trong đó, vốn đầu tư trong nước đã được Đảng và Nhà nước ta xác định
là đóng vai trị quyết định cịn vốn đầu tư nước ngồi chỉ đóng vai trị quan
trọng vì vốn đầu tư trong nước mang tính lâu dài và khơng bị phụ thuộc về
kinh tế và chính trị .
1.1.4. Các loại hình đầu tư
Trong quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư các nhà kinh tế đã phân
loại hoạt động đầu tư theo các tiêu thức khác nhau , mỗi tiêu thức phân loại
đáp ứng những nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau. Đó là :


9

- Theo cơ cấu sản xuất có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư
chiều rộng và đầu tư chiều sâu .
- Theo phân cấp quản lý, điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành
theo Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 phân thành 3 nhóm A,B và C tùy theo
tính chất , quy mơ của từng dự án trong đó nhóm A do TTCP quyết định,
nhóm B và C do Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
- Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư, có thể phân
loại các hoạt động đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư
phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã
hội )…Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau.
- Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư, các hoạt động đầu tư
được chia thành đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định và đầu tư
vận hành nhằm tạo ra tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ mới hoàn thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có,

duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất - kỹ thuật không thuộc các doanh
nghiệp. Trong đó đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành.
- Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản
xuất xã hội chia hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành đầu tư
thương mại và đầu tư sản xuất .
- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đầu tư
đã bỏ ra của các kết quả đầu tư chia thành đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn .
- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư chia thành đầu tư trực tiếp và đầu
tư gián tiếp.
- Theo nguồn vốn chia thành các hình thức theo vốn huy động trong nước
và vốn huy động từ nước ngoài. Phân loại này cho thấy tình hình huy động


10

vốn từ mỗi nguồn và vai trò của mỗi nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế
xã hội của từng ngành, từng địa phương và đối với toàn bộ nền kinh tế.
- Theo vùng lãnh thổ: Cách phân loại này phản ánh tình hình đầu tư của
từng vùng, từng tỉnh, từng địa phương và ảnh hưởng của đầu tư đối với tình
hình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương .
1.2. Đầu tư phát triển cho các dự án thủy lợi
1.2.1. Khái niệm và vai trò của thủy lợi đối với nền kinh tế nói chung và
trong nơng nghiệp nói riêng
* Khái niệm.
Thủy lợi hóa nơng nghiệp là quá trình thực hiện tổng hợp cụ thể các
biện pháp khai thác sử dụng và bảo vệ các nguồn nước trên mặt đất và dưới
mặt đất cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, đồng thời hạn chế tác
hại của nước gây ra cho sản xuất và đời sống .
* Vai trò của thuỷ lợi đối với nền kinh tế nói chung và trong nơng nghiệp nói
riêng.

Thủy lợi là một ngành kinh tế thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản
phẩm của nó phục vụ cho nhiều ngành sản xuất, bảo vệ sản xuất và dân sinh
như phịng chống lũ lụt, điện, nơng, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải … Ở
nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới, trong cơ cấu kinh tế quốc dân,
thủy lợi là một ngành kinh tế kỹ thuật có vị trí quan trọng. Đối với các quốc
gia đang phát triển, nền kinh tế cịn phụ thuộc nhiều vào nơng nghiệp thì vai
trị của ngành thủy lợi càng được thể hiện rõ nét hơn. Vai trò của thủy lợi
trong nền kinh tế Việt Nam được thể hiện chủ yếu trong một số lĩnh vực sau :
- Đối với hệ thống phịng chống thủy tai :
Ở nước ta hiện nay có khoảng 8300 km đê sông và đê biển làm nhiệm
vụ ngăn nước lũ sông và triều biển, bảo vệ đất đai. Ngồi ra, ở các địa phương
cịn có các đê bao vùng làm nhiệm vụ ngăn nước ngoại lai đồng thời làm


11

nhiệm vụ dân sinh kinh tế, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Hồng, sông Mã,
sông Cả và đồng bằng Sông Cửu Long .
- Đối với hệ thống giao thông thủy :
Giao thông thủy đối với nước ta rất quan trọng, đặc biệt là châu thổ
đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long, tạo địa bàn quy hoạch phân bổ lại
dân cư. Nước ta đã có 11400 km giao thơng thủy trong đó trung ương quản lý
3824 km, ngồi ra nhân dân dịa phương cón quản lý 30000 km các kênh sông
nhỏ làm đường giao thông thủy nông thôn, chủ yếu là đồng bằng sông Cửu
Long và đồng bằng Bắc Bộ. Nhân dân các địa phương còn lợi dụng các bờ
kênh làm đường giao thông bộ và cơ giới .
- Đối với nguồn thủy nơng :
Thủy lợi đã góp phần tích cực vào việc phát triển thủy điện - nguồn
năng lượng sạch, khơng gây ơ nhiễm khơng khí so với nhiệt điện chạy bằng
than, dầu. Để đáp ứng nhu cầu cho phát triển nông nghiệp, nguồn năng lượng

nước ta phát triển chủ yếu dựa vào sự phát triển của các nhà máy thủy điện.
Cấp nước đầy đủ và ổn định cho sinh hoạt và phát triển nông nghiệp
- Đối với ngư nghiệp :
Do nguồn tài nguyên nước phong phú, nguồn thủy sản nước ta giàu có
và đa dạng. Các hồ, đập, cống, kênh đã tạo môi trường nước lợ, nước ngọt để
phát triển thủy sản các loại và ngay cả các loại chim muông quý hiếm. Đặc
biệt là khoanh vùng ven biển, hồ chứa để nuôi cá lồng và cá loại thủy sản
khác rất có hiệu quả .
- Đối với nơng nghiệp và dân sinh :
Trong q trình phát triển, việc phát triển các cơng trình đã góp phần
điều tiết lại, phân phối lại nguồn tài nguyên nước theo thời gian và khơng gian
ngồi việc phục vụ cho nơng nghiệp 50 tỷ m3. Cụ thể là hàng chục cơng trình
hồ đập loại lớn và vừa được xây dựng bằng vốn của ngành thủy lợi hoặc các


12

ngành khác đã cấp nước cho các nhà máy, xí nghiệp cơng nghiệp từ miền
đơng bắc đến phía nam
Trong việc cấp nước cho dân sinh, ngành thủy lợi đã đóng vai trị quan
trọng trong việc xây dựng các cơng trình thủy lợi thích hợp để cấp nước sinh
hoạt cho hàng triệu dân sống dọc theo các tuyến kênh nhỏ. Điều này đặc biệt
có ý nghĩa đối với các vùng đơng dân cư, vùng kinh tế mới.
Ngồi ra, thủy lợi cịn đóng vai trị trong việc tiêu thốt nước thải bẩn
cho các thành phố, các khu dân cư đô thị tập chung. Tuy nhiên, hiện nay ở các
khu đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các hệ thống tiêu thoát
nước chỉ đảm bảo 60 đến 70 %, những trận mưa lớn trên 150mm/ngày còn
gây ngập úng, ngập lụt nhiều vùng.
1.2.2. Nội dung của công tác thuỷ lợi
Công trình thủy lợi là lĩnh vực kinh tế kỹ thuật quan trọng thuộc kết

cấu cơ sở hạ tầng nhằm khai thác những mặt có lợi của nguồn nước và bảo vệ
tài ngun mơi trường sống. Chính vì vậy mà cơng tác thủy lợi trải qua bốn
giai đoạn sau đây :
* Trị thuỷ dịng sơng lớn.
Trị thủy dịng sơng lớn là một nội dung quan trọng và có tính chất then
chốt của cơng tác thủy lợi nói chung và thủy lợi hóa trong nơng nghiệp nói
riêng. Để làm tốt cơng tác trị thủy cần làm tốt những biện pháp sau đây :
Điều tra khảo sát cơng trình trước khi tiến hành thi cơng xây dựng cơng
trình. Đây là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng đối với một dự
án thủy lợi, nó đảm bảo tiến trình cho những cơng đoạn tiếp theo và sự thành
công của một dự án thủy lợi. Vì vậy, trước khi đi vào xây dựng cần làm tốt
công tác quy hoạch khảo sát thiết kế cơng trình.
Cơng tác điều tra, quy hoạch khảo sát thiết kế thông thường chúng ta
hay dựa trên những yếu tố và điều kiện sau :


13

- Điều kiện khí hậu thời tiết.
- Điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất .
- Điều kiện xã hội và dân sinh kinh tế .
- Nguồn nguyên liệu là nước trong thiên nhiên, chịu ảnh hưởng của quy
luật thay đổi của nước trong thiên nhiên.
Sở dĩ cần phải dựa vào những nhân tố trên là do những nhân tố đó hoạt
động biến đổi theo những quy luật nhất định của từng vùng khác nhau. Việc
phát hiện và đánh giá đúng bản chất của sự vật, qua đó nghiên cứu các biện
pháp khai thác, chế ngự nó thật không đơn giản. Nhưng qua đây cũng đưa ra
những giải pháp hữu hiệu như xác định địa điểm xây dựng cơng trình. Có
nghiên cứu nguồn ngun liệu nước trong thiên nhiên thì việc chọn lựa địa
điểm xây dựng cơng trình đi vào hoạt động mới đạt hiệu quả tối ưu nhờ cung

cấp đủ nguồn ngun liệu cho cơng trình. Hay trong việc xác địng thời gian
tiến hành xây dựng công trình thì cần căn cứ vào điều kiện khí hậu của thời
tiết, của địa điểm định khởi công xây dựng, nhằm hồn thiện cơng trình trước
mùa mưa lũ, tránh tình trạng cơng trình đang xây dựng dở dang và những
tháng mưa lũ dẫn tới khơng những cơng trình khơng kịp phát huy tác dụng mà
có thể gây ra thất thốt về nguyên liệu, lãng phí vốn .
Sau khi điều tra khảo sát tình hình tự nhiên thì tiến hành lập dự án khả
thi và thiết kế kỹ thuật cơng trình. Khi dự án có thể sử dụng thiết kế định hình
để tính tốn sơ bộ giá thành các phương án, nhưng cần thiết phải chú ý đến
tình hình địa chất, vật liệu tại địa phương để chọn hình thức kết cấu hợp lý .
Ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khơ nắng gây hạn
hán, mùa mưa, luợng mưa rất lớn gây ngập úng khó khăn lớn đến tình hình
sản xuất nơng nghiệp. Chính vì vậy, khi tiến hành xây dựng hệ thống cơng
trình thủy lợi cần xem xét kỹ tình hình tự nhiên của từng vùng để từ đó đưa ra
các giải pháp xây dựng cho thích hợp.


14

Xây dựng các hồ chứa nước, các đập dâng và kênh lái dịng. Xây các
hồ chứa nước có tác dụng rất cơ bản là điều hòa tài nguyên nước và lợi dụng
tổng hợp như phát triển ngành nuôi cá, khai thác và sản xuất nguồn năng
lượng điện. Các đập dâng và kênh lái dịng tuy có tác dụng ít với điều hịa
nguồn nước, nhưng có thể đảm bảo ổn định sản xuất lúa và hoa màu.
Nạo vét các dịng sơng ở hạ lưu và khai thơng dịng chảy để giải phóng
lịng sơng khi mùa nước lũ.
Trồng rừng đầu nguồn vừa có tác dụng điều hịa khí hậu, vừa giảm tốc
độ lũ, ngăn chặn hiện tượng xói mịn và rửa trơi làm hỏng đất ở miền núi và
làm cạn cửa sông. Trồng rừng bảo vệ rừng ngập mặn để bảo vệ bờ biển và
phát triển nguồn lợi nông nghiệp.

Củng cố và xây dựng thêm ở những nơi cần thiết hệ thống đê sông, đê
biền. Tác dụng của đê sông là ngăn lũ lụt, bảo vệ mùa màng và đời sống của
con người. Đê biển có nhiệm vụ ngăn nước mặn, giữ nước ngọt phục vụ cho
nơng nghiệp chống gió bão, triều dâng, bảo vệ tính mạng và tài sản của nơng
dân. Có kế hoạch phân lũ, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh thích hợp với
những vùng phân lũ .
 Tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình
Khi tiến hành cơng trình phải tiến hành theo trình tự dựa trên bản thiết kế
kỹ thuật. Trong q trình thi cơng cũng phải ứng phó kịp thời với điều kiện tự
nhiên ( nếu khơng thuận lợi cho cơng tác xây dựng ). Ví dụ khi thi công kè
bảo vệ bờ biển cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: thi công cuốn chiếu, thấp
trước cao sau, từ ngồi vào trong. Hướng thi cơng nên chặn ngược chiều di
chuyển của bùn cát theo dòng ven bờ để phát huy tác dụng gây bồi lắng ngay
trong thời gian thi công. Dựa vào thủy triều lên xuống để xác định khối lượng
cơng trình có thể hồn thành mà phân đoạn cho hợp lý tránh dở dang. Trường
hợp thi công phần đất thân kè mà chưa đặt kịp lớp bọc ngược và xếp đá khan,
cần phải che chắn phần nối tiếp để khi nước dâng cao lên không gây sụt lở và


15

khi nước rút được dễ dàng. Phần nối tiếp các lớp rải lọc và chèn chặt các lớp
đá xếp khan, nếu có chỗ bị lún sụt phải xử lý ngay, khơng để thủng lớp vải.
Qua ví dụ về tiến trình thi công xây dựng kè bảo vệ bờ biển ta có thể rút ra
rằng ngồi việc căn cứ dụa vào thiết kế kỹ thuật thì người làm cơng tác xây
dựng cịn phải kịp thời xử lý các tình huống bất trắc mà trong thiết kế chưa
đưa ra nhằm mục đích chung là hồn thành cơng trình đúng tiến độ, cơng
trình đi vào hoạt động đem lại hiệu quả phục vụ tốt sản xuất và đời sống.
Từng bước xây dựng hệ thống cơng trình tưới tiêu hồn chỉnh đồng bộ,
hợp lý và sử dụng tối đa cơng suất thiết kế có kế hoạch tiết kiệm nước.

- Về thiết kế phải đảm bảo tính hồn chỉnh, đồng bộ và hợp lý
Tính hồn chỉnh và đồng bộ trong hệ thống cơng trình thủy lợi nhằm
tạo ra một chu trình khép kín cho cơng tác thủy lợi hóa với mục tiêu đạt được
hiệu quả kinh tế tối ưu. Hệ thống cơng trình đồng bộ, hồn chỉnh là một mạng
lưới bao gồm các cơng trình đầu mối, hệ thống mương máng gắn liền hữu cơ
với nhau, có đầy đủ trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc tưới tiêu thông
suốt, dễ dàng. Hệ thống cơng trình hợp lý là hệ thống kết hợp đa phương với
toàn cục, kết hợp tưới tiêu với phát điện, ni cá, giao thơng, cơ giới hóa và
sát với phương hướng sản xuất của từng vùng, từng địa phương .
- Trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình, cần đảm bảo chất
lượng cơng trình vừa tiết kiệm vật tư và lao động theo đúng thời hạn quy định
và phấn đấu rút ngắn thời hạn, sớm đưa cơng trình vào sử dụng. Trước hết
chú ý các hình thức tổ chức lao động theo dây chuyền kết hợp với lao động
thủ cơng với cơ giới, thực hiện hạch tốn kinh tế theo định mức chi phí tiến
lên hạch tốn hiệu quả cơng trình.
* Tổ chức, quản lý và khai thác hiệu quả cơng trình thuỷ lợi.
Sau khi cơng trình thuỷ lợi hồn thành thì tiến hành bàn giao, nghiệm thu
và đưa cơng trình vào sử dụng. Trong giai đoạn này cần có kế hoạch quản lý,
khai thác cơng trình một cách khoa học nhất nhằm khai thác hết những hữu


16

ích của cơng trình. Muốn vậy, trong cơng đoạn này công ty quản lý cần chú ý
những điểm sau:
- Tuỳ theo chất lượng, quy mô, điều kiện, giai đoạn của từng cơng trình
cụ thể mà có nhiệm vụ cấp bách chính yếu khác nhau nhưng điểm mấu chốt là
cần hiểu được:
+ Đặc điểm, tính năng, tác dụng của từng cơng trình.
+ Điều kiện mức độ sử dụng của cơng trình.

+ Các tác nhân gây bất lợi và phá hoại công trình.
Ngồi những hướng dẫn ban đầu của người thiết kế, mà chế tạo trong
việc sử dụng cơng trình, người làm cơng tác quản lý phải:
+ Lập thao tác, quy trình vận hành cơng trình, hệ thống cơng trình trong
các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhất là trong điều kiện mưa bão.
+ Thường xuyên kiểm tra mức độ an toàn của hệ thống cơng trình, nhất
là trước mỗi vụ, mỗi đợt hoạt động. Cần kiểm tra toàn bộ hệ thống cơng trình,
nhưng phải đặc biệt chú trọng đến các cơng trình trọng yếu như cơng trình
đầu mối, đê điều, đập, cơng trình tiêu năng, hệ thống điện, các trạm bơm.
+ Nắm bắt, hạn chế những tác động bất lợi đối với cơng trình. Lập cơng
trình, nội quy, quy chế bảo vệ cơng trình. Cần làm tốt cơng tác tun truyền,
động viên, giác ngộ nhân dân để tăng cường sự hiểu biết và tham gia vào
cơng tác bảo vệ cơng trình.
+ Thường xuyên đánh giá chất lượng, tình trạng kỹ thuật để từ đó xây
dựng các phương án quản lý cơng trình.
- Bảo dưỡng, tu sửa, chống xuống cấp các cơng trình.
Trong quá trình hoạt động, vận hành do tác động của các yếu tố cơ học,
hoá học của điều kiện tự nhiên mơi trường, của con người tính năng kỹ thật,
độ bền của cơng trình bị giảm sút. Vì vậy, sự tu sửa, bảo dưỡng, nâng cấp
cơng trình là điều kiện cần thiết nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng
cơng trình.


×