Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của người sản xuất sản phẩm nước cốt bần ở huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN HÒA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA
NGƯỜI SẢN XUẤT SẢN PHẨM NƯỚC CỐT BẦN Ở HUYỆN
CÙ LAO DUNG – TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Đồng Nai, 2014


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp có vai trị quan trọng ở đa số các nước, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển. Ở Việt Nam, nơng nghiệp góp phần quan trọng đối với sự tăng
trưởng kinh tế và cuộc sống của người dân. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện
nay, việc xây dựng nền sản xuất nơng nghiệp phát triển tồn diện, bền vững trên cơ
sở phát huy lợi thế, bảo vệ môi trường, phù hợp thực tế và xu hướng phát triển; từng
bước hiện đại hóa nơng nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn là yêu cầu cấp bách,
Michael Dower (bản dịch, 2001).
Nhà kinh tế học cổ điển William Petty đã từng nói: “Lao động là cha của của
cải, cịn đất là mẹ của nó”, (trích từ Karl Marx, 1993). Đất là cơ sở của sản xuất


nơng nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông
nghiệp, đồng thời cũng là môi trường chủ yếu để sản xuất ra lương thực thực phẩm
nuôi sống con người. Tuy nhiên, theo con số thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nơng thơn, năm năm qua, diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi trên toàn quốc
lên tới hơn 154.000ha, trong khi đó hàng năm dân số nước ta tăng bình quân 01
triệu người, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về chỗ ở,
việc làm, lương thực, thực phẩm....Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai
nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Chính vì vậy việc sử dụng đất có
hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, Vũ Trọng
Hồng (2010).
David Ricardo D (1817) lại cho rằng, đất đai là nguồn gốc của sự tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do dân số
ngày càng tăng. Điều đó chứng minh rằng việc tìm kiếm, thay đổi sản phẩm từ cây
trồng tự nhiên có chất lượng, có lợi nhuận kinh tế cao là nhu cầu tất yếu của nông
dân hiện nay.
Huyện Cù Lao Dung thuộc tỉnh Sóc Trăng là một huyện thuần nơng, có diện
tích cây Bần tự nhiên trên 1.600 héc-ta, nguồn nguyên liệu trái Bần chín có thể khai
thác, thu hoạch hàng trăm tấn Bần chín mỗi năm. Thơng thường đến mùa Bần chín,


2

người dân chỉ lượm về nấu ăn trong gia đình, hoặc dùng làm “mồi” câu cá Bông
Lao, cá Ngác, cá Tra Bần; số Bần chín cịn lại trơi sơng, trơi biển bỏ đi, nếu có kế
hoạch thu mua để chế biến, mỗi hộ gia đình ở ven bãi bồi có cây Bần sinh sống, sẽ
thu nhập cho hộ gia đình hàng trăm ngàn mỗi ngày.
Cây Bần là loài thực vật sống ven bãi bồi, ngày xưa vua Nguyễn Ánh đặt tên
“Thủy Liễu”, Bần mọc rất nhiều trên vùng đất Cù Lao Dung. Đến mùa mưa
(khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 8 đến tháng 10 âm lịch) là mùa Bần chín.
Bần chín có vị chua, mùi thơm, hậu ngịn ngọt đặc trưng. Người dân nơi đây có thói

quen lượm về, đem nấu hoặc nướng sau đó lượt (lọc) hạt; dùng làm nước chấm,
nước nấu canh chua… họ chế biến để dùng ngay không dự trữ lâu được do sự lên
men chua của Bần.
Hiện nay người dân sống ven theo bãi bồi huyện Cù Lao Dung, tranh thủ
thời gian rãnh đi thu lượm Bần chín mang về chế biến tạo ra sản phẩm gọi là “nước
cốt Bần” đem bán các đại lý, các nhà hàng, các công ty mang lại thu nhập rất cao.
Đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của người sản xuất sản
phẩm nước cốt Bần ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng” sẽ phân tích hiệu quả
kinh tế mang lại lợi ích cho lao động thu nhập thấp của người dân nơng thơn và lợi
ích cộng đồng; từ đó nêu lên những giải pháp quản lý, khai thác, sản xuất và mở
rộng trồng rừng Bần phát triển bền vững.
2- Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Dựa vào các lý thuyết về kinh tế, tìm hiểu các yếu tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận của người sản xuất ra sản phẩm nước cốt Bần, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của người dân sống ven bãi bồi huyện
Cù Lao Dung.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa lý luận cơ bản về lợi nhuận, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của người sản xuất nước cốt Bần.
+ Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế và lợi nhuận của người sản xuất nước
cốt Bần thông qua các nhân tố ảnh hưởng như: Tổng số lao động, kiến thức công


3

nghiệp chế biến, kinh nghiệm, chi phí hàng tháng, chủ tham gia, trình độ kỹ thuật
chun mơn, vốn vay ngân hàng, tuổi người trồng, giới tính để xác định những
điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn và làm căn cứ đề xuất một số giải pháp
nâng cao lợi nhuận của người sản xuất nước cốt Bần.
+ Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu để nâng cao lợi nhuận cho

người của người sản xuất nước cốt Bần tại địa bàn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc
Trăng.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Mức lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận của sản xuất sản phẩm nước cốt Bần.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của sản xuất sản phẩm nước cốt Bần trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn của sản
phẩm trái Bần chín, để từ đó có giải pháp nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Cù Lao
Dung, tỉnh Sóc Trăng. Do thời gian có hạn và quy mơ, mơ hình hoạt động chưa đa
dạng, nên đề tài chỉ chọn một xã An Thạnh 3 thuộc huyện Cù Lao Dung để thực
hiện việc khảo sát nghiên cứu.
+ Phạm vi về thời gian:
o Số liệu sơ cấp sử dụng trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài được thu
thập trong khoảng thời gian tháng 3 năm 2014.
o Số liệu thứ cấp là những số liệu như: Số liệu thống kê, tài liệu có liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu trong 3 năm gần nhất từ năm 2011 đến
tháng 3 năm 2014.
4- Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các khái niệm: Nông nghiệp, kiến thức nông
nghiệp (Agricultural knowledge), lợi nhuận, khuyến nông (Agricultural extension
approaches), công nghiệp chế biến...
- Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:


4

+ Kết quả đạt được (sau khi điều tra / phân tích)
+ Tồn tại (hạn chế liên quan đến lợi nhuận...)

+ Nguyên nhân (khách quan/chủ quan; bên trong/ bên ngoài...)
- Một số giải pháp đề xuất nâng cao lợi nhuận của người sản xuất nước cốt
Bần tại địa bàn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các khái niệm
- Nông nghiệp: Theo Đinh Phi Hổ (2008), nông nghiệp là một trong những
ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông
nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội, mà còn gắn với các yếu
tố tự nhiên. Nơng nghiệp theo nghĩa rộng, gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp
và thủy sản.
- Kiến thức nông nghiệp (Agricultural knowledge) là tổng thể các kiến thức
về kỹ thuật, kinh tế và cộng đồng mà người nông dân có được và ứng dụng được
vào hoạt động sản xuất của mình (Đinh Phi Hổ, 2003).
- Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi
phí trong một khoảng thời gian xác định. Lợi nhuận được phân loại dưới 2 dạng:
lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.
 Lợi nhuận kinh tế là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau
khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội.
 Lợi nhuận kế toán là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự
khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế
tốn, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà khơng kể đến chi
phí cơ hội như trong kinh tế.
Chi phí cơ hội được xem là cái giá cho sự lựa chọn hay sự đánh đổi, tức là để
nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí

nhất định cho nó. Như vậy, chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá
trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện một sự lựa chọn về kinh tế, David
Begg và các tác giả (bản dịch, 2009).
- Sản xuất là việc sử dụng các hàng hóa và dịch vụ khác nhau, gọi là các đầu
vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra sản phẩm, gọi là đầu ra.
- Lao động: Theo Nguyễn Thị Kim Dung và Phạm Ngọc Linh (2008), lao
động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh


6

tế. Lao động luôn được xem xét ở cả 2 khía cạnh, đó là chi phí và lợi ích. Lao động
là yếu tố đầu vào, có ảnh hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng những yếu tố
sản xuất khác, nguồn lao động được thể hiện qua 2 mặt:
 Số lượng: Lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động (từ 15
đến 55 đối với nữ và từ 15 đến 60 đối với nam), có khả năng lao động (có
hoặc chưa có việc làm).
 Chất lượng: Thể hiện ở khả năng làm việc của người lao động, thông qua số
sản phẩm đạt được trong một đơn vị thời gian lao động nhất định (tức năng
suất lao động).
- Vốn sản xuất chính là bộ phận tài sản quốc gia trực tiếp dùng vào sản xuất.
Vốn trong nơng nghiệp là tồn bộ tiền đầu tư, mua, th các yếu tố đầu vào trong
sản xuất nơng nghiệp. Đó là số tiền dùng để thuê hoặc mua ruộng đất, đầu tư hệ
thống thủy lợi, máy móc thiết bị, nơng cụ, vật tư, cây giống và tiền thuê lao động
phục vụ cho quá trình sản xuất.... Vốn trong đầu tư và sản xuất nơng nghiệp chứa
đựng nhiều rủi ro vì sản xuất nơng nghiệp có thời gian dài, mang tính thời vụ và phụ
thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên cũng như giá cả đầu ra, Nguyễn Thế Nhã và Vũ
Đình Thắng (2002).
- Khoa học và cơng nghệ: Theo Trần Văn Chử và các tác giả (2005), khoa
học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư

duy. Khoa học có thể được phân chia theo 2 cách, cách tiếp cận theo đối tượng, gồm
có: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; cách tiếp cận theo tổ chức, gồm có: khoa
học cơ bản và khoa học ứng dụng. Cơng nghệ là tập hợp các phương pháp, quy
trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ, phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các
sản phẩm và dịch vụ mong muốn. Công nghệ bao gồm 4 yếu tố: Công cụ, con
người, thông tin, tổ chức, bốn yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và cùng thực
hiện quá trình sản xuất
Công nghệ là cơ sở để khái quát thành những ngun lý khoa học. Cơng
nghệ cịn tạo ra phương tiện làm cho khoa học phát triển. Khoa học không chỉ mơ tả
khái qt cơng nghệ mà cịn tác động trở lại, mở đường cho sự phát triển của công
nghệ. Khoa học tạo cơ sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng, triển khai công


7

nghệ mới vào sản xuất và đời sống. Khoa học càng gần với hoạt động sản xuất và
đời sống thì việc ứng dụng, triển khai cơng nghệ càng mang tính trực tiếp nhiều
hơn.
Khoa học ↔ Công nghệ ↔ Sản xuất
- Khuyến nông (Agricultural extension approaches): Theo Nguyễn Duy Hoan
và các tác giả (2007), khuyến nông là từ tổng quát để chỉ tất cả các cơng việc có liên
quan đến sự nghiệp phát triển nơng thơn, đó là hệ thống giáo dục ngồi nhà trường,
trong đó có người già, người trẻ học bằng cách thực hành. Có thể hiểu khuyến nơng
theo 2 nghĩa:
 Khuyến nông theo nghĩa rộng là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt
động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nơng thơn. Ngồi việc hướng
dẫn cho nơng dân tiến bộ kỹ thuật mới cịn phải giúp họ liên kết với nhau để
chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ nhà
nước, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành các tổ chức
hoạt động xã hội ngày càng tốt hơn.

 Khuyến nông theo nghĩa hẹp là một tiến trình giáo dục khơng chính thức mà
đối tượng của nó là nơng dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân những
thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc
những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hổ trợ phát triển các hoạt
động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất
lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ. Khuyến nơng là sử dụng các
cơ quan nông lâm ngư để phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu tới nông
dân bằng các phương pháp thích hợp để họ có thể áp dụng nhằm thu được
nhiều sản phẩm hơn.
- Công nghiệp chế biến là hoạt động của Nhà nước khuyến khích, hướng dẫn,
hỗ trợ và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công
nghiệp nông thôn nhằm mục tiêu: Động viên và huy động các nguồn lực trong nước
và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công
nghiệp nông thôn và các dịch vụ công nghiệp chế biến theo quy hoạch phát triển
công nghiệp của cả nước và từng địa phương. Góp phần vào việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố, trước hết là cơng nghiệp hố


8

nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao
động xã hội. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh
tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng
lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Kinh nghiệm là những khái niệm hình thành tự phát và gắn liền trực tiếp
với kinh nghiệm sống của mọi người, không cần qua học tập - nghiên cứu. Do đó,
khái niệm kinh nghiệm mang nặng tính chất cảm tính, chưa đi sâu phản ánh bản
chất và các mối liên hệ tất yếu bên trong của các đối tượng, Lưu Hà Vĩ (2006).
- Giới là thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ
vọng liên quan đến nam và nữ. Nó được coi là phạm trù xã hội có vai trị quyết định

chủ yếu đến cơ hội cuộc sống của con người, xác định vai trò của họ trong xã hội và
trong nền kinh tế, Vũ Thị Ngọc Phùng (2005).
1.1.2 Cơ sở lý thuyết
1) Lý thuyết về vai trị của nơng nghiệp
Theo Kuznets (1964), nền kinh tế được chia làm 2 khu vực nông nghiệp và
phi nơng nghiệp, trong đó nơng nghiệp giữ vai trị quyết định đối với tốc độ tăng
trưởng GDP của nền kinh tế trong giai đoạn đầu, nhưng giảm dần trong dài hạn.
Tuy nhiên, Hwa Erh-Cheng (1983), Ghatak và Insergent (1982), lại cho rằng
tăng trưởng nông nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng công nghiệp trong
thời kỳ đầu của quá trình cơng nghiệp hóa mà cịn cả các giai đoạn sau.
Theo Trần Văn Chử và các tác giả (2005), nông nghiệp có vai trị đặc biệt
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau:
 Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm – nhu cầu tối cơ bản
của con người.
 Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
của cả nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ.
 Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và tạo thêm việc làm cho dân cư.
 Nông nghiệp cung cấp một khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu.


9

 Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh
vực hoạt động khác của xã hội.
 Nơng nghiệp là ngành có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và mơi trường.
2) Lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế hàng đầu và tối đa hóa lợi nhuận là mục đích
cuối cùng của người sản xuất, thể hiện qua công thức:

П (Q) = TR (Q) – TC (Q)
Với các ký hiệu: П là Lợi nhuận, TR là tổng doanh thu, TC là tổng chi phí
tương ứng với sản lượng Q nhất định
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí, tuy nhiên,
dưới góc độ phân tích kinh tế, lợi nhuận kinh tế phản ánh chính xác hiệu quả sản
xuất hơn lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận kinh tế (economic profit) được định nghĩa
như sau:
Lợi nhuận kinh tế = tổng doanh thu - tồn bộ chi phí kinh tế (cơ hội)
Theo thuyết cận biên, khi sản xuất ra thêm một đơn vị sản lượng, tổng doanh
thu của nó tăng lên (trong mọi tình huống thực tế) và chi phí của nó cũng tăng lên.
Lợi nhuận tăng nếu doanh thu tăng một lượng lớn hơn lượng mà chi phí tăng và
giảm nếu chi phí tăng nhiều hơn khoản tăng của doanh thu. Doanh thu tăng thêm
thu được từ kết quả quy mô của một đơn vị sản lượng tăng thêm được gọi là doanh

thu cận biên (Marginal Revenue = MR) , chi phí tăng thêm khi sản xuất tăng
thêm 1 đơn vị sản lượng được gọi là chi phí cận biên (Marginal Cost = MC),
nguồn: saga.vn

Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, người sản xuất sẽ đạt mức lợi

nhuận tối đa khi sản xuất ở mức sản lượng Q*, tại đó chi phí cận biên bằng
doanh thu cận biên (MC = MR). Nếu MR > MC thì tăng Q sẽ làm tăng lợi nhuận,
nếu MR < MC thì việc giảm Q sẽ làm tăng lợi nhuận, Vũ Kim Dũng (2007).
3) Lý thuyết về tăng trưởng trong nông nghiệp


10

Hàm sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật biểu hiện lượng hàng hóa tối đa có thể
thu được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn,...) với

một trình độ cơng nghệ nhất định. Hàm sản xuất tổng quát có dạng:
Q = f(x1, x2...xn)
Trong đó, Q là sản lượng (đầu ra), x1, x2...xn là các yếu tố sản xuất (đầu vào).
Lao động và đất nông nghiệp là 2 nguồn lực chủ yếu thường được xem là
khan hiếm trong q trình phát triển nơng nghiệp.
Theo Mơ hình Todaro (1969) và Harry T. Oshima (1993) đều cho rằng phát
triển nông nghiệp hay tăng trưởng và phát triển kinh tế trãi qua 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Phát triển nông nghiệp theo hướng tự cung tự cấp, nghĩa là
phát triển theo chiều rộng nhằm đa dạng hóa sản xuất nơng nghiệp, thu
hút tồn bộ lao động vào khu vực nông nghiệp mà không cần dịch chuyển
qua khu vực khác
 Giai đoạn 2: Phát triển kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (kể cả cơ
cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp), đồng thời đầu tư phát triển tất cả
các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
 Giai đoạn 3: Phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm nhu
cầu về lao động, đây là giai đoạn nông nghiêp hiện đại (giai đoạn phát
triển cao nhất), đẩy nhanh cơ giới hóa và ứng dụng cơng nghệ sinh học để
tăng năng suất lao động.
Bên cạnh đó, Kaldor (1957) cho rằng tăng trưởng nông nghiệp không chỉ phụ
thuộc vào sự gia tăng vốn sản xuất mà còn phụ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật hoặc trình
độ cơng nghệ (trích từ Đinh Phi Hổ, 2008).
4) Lý thuyết về chuyển giao công nghệ
Sự cần thiết của chuyển giao công nghệ: Công nghệ trong nông nghiệp cho
phép sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích hoặc làm cho chi phí
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thấp hơn. Tuy nhiên có cơng nghệ mới chưa hẳn
làm gia tăng năng suất nếu khơng biết cách vận dụng nó, do đó vai trị của cơng tác
khuyến nơng là kết nối các cơng nghệ mới với người nơng dân nhằm mục đích giúp


11


nông dân biết cách vận dụng tất cả các tiến bộ kỹ thuật nơng nghiệp vào trong q
trình sản xuất, Nguyễn Duy Hoan và các tác giả (2007).
Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2006), lại cho rằng yếu tố
công nghệ được xem là năng suất tổng nhân tố (total factor productivity), dưới dạng
hệ số của hàm mũ Cobb – Douglas:
Y = AKα L1-α

Trong đó:
Y: Tổng sản phẩm quốc nội;
K: Vốn;
L: Lao động;
A: Năng suất tổng nhân tố, bao gồm tiến bộ công nghệ.
5) Lý thuyết về năng suất lao động trong nông nghiệp
Đất đai ngày càng khan hiếm trong khi lao động ngày càng tăng, gây nên
tình trạng dư thừa trong lao động nông nghiệp, dư thừa đến mức mà năng suất biên
hoặc sản lượng biên trong nơng nghiệp bằng 0. Đó là ngun nhân gây nên sự dịch
chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực khác nhưng không làm thay
đổi tổng sản lượng trong khu vực nơng nghiệp, điều đó làm tổng sản lượng quốc gia
tăng và năng suất lao động nông nghiệp cũng tăng.
Phương trình năng suất lao động nơng nghiệp Randy Barker có dạng:

Y



Ya
A

A

La

Trong đó:
Y: Năng suất lao động nơng nghiệp
Ya
: Năng suất đất nông nghiệp (giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp
A

trên 1ha đất nông nghiệp).


12

A
: Quy mơ đất nơng nghiệp (diện tích đất nơng nghiệp trên một lao
La

động).
Điều đó cho thấy năng suất lao động phụ thuộc vào 2 nhóm yếu tố: Qui mơ
đất và năng suất đất.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng
1.1.3.1. Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (2008) về “Tương quan giữa kiến thức nơng
nghiệp và thu nhập gia đình”
Mơ hình lượng hóa về mối tương quan giữa kiến thức nơng nghiệp và thu
nhập nơng dân có dạng:
LnY = Lna + b1LnX1 + b2LnX2 + b3LnX3 +b4LnX4
Với định nghĩa các biến:
Y: (biến phụ thuộc), Thu nhập lao động gia đình, hay tổng thu nhập
gộp trong năm
X1: Diện tích đất canh tác trong năm (m2)

X2: Số lao động sử dụng trên đất canh tác trong năm (số người)
X3: Vốn lưu động sử dụng trong cả năm (nghìn đồng)
X4: Kiến thức nơng nghiệp của nông dân (điểm), gồm kiến thức chung
8đ, kiến thức kỹ thuật nơng nghiệp 12đ.
Kết quả mơ hình hồi qui về sự tương quan giữa các biến cho thấy, kiến thức
nông nghiệp của nơng dân, vốn, diện tích đất ảnh hưởng có ý nghĩa đến thu nhập
gia đình của người dân.
1.1.3.2. Nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của những nông hộ
trồng hoa Cát Tường tại Đà Lạt” của Đặng Anh Tuấn (2011)
Mơ hình nghiên cứu có dạng tổng quát:
Ln(Y) = b0 + b1lnX1 + b2LnX2 + b3LnX3 + b4LnX4 +U
Trong đó:
Y: thu nhập hộ gia đình, đo bằng thu nhập ròng từ trồng hoa Cát
Tường với chi phí lao động cơ hội của gia đình;
X1: Diện tích đất trồng hoa, đo bằng m2


13

X2: Lao động sử dụng trong sản xuất hoa (số người lao động);
X3: Vốn lưu động sử dụng trong quá trình sản xuất (triệu đồng)
X4: Kiến thức trồng hoa của hộ (điểm);
U : Sai số.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: 3 biến tác động đến thu nhập của nông hộ
trồng hoa, trong đó biến kiến thức nơng nghiệp và vốn lưu động có mối quan hệ
đồng biến với thu nhập, ngược lại biến lao động có quan hệ nghịch biến.
1.1.3.3. Nghiên cứu về: “Ảnh hưởng của kiến thức nông nghiệp đối với năng suất
lúa của hộ nông dân trồng lúa tại huyện Châu Phú tỉnh Đồng Nai” của Nguyễn Thu
Thủy (2011)
Thông qua 222 mẫu điều tra và 8 biến quan sát: diện tích đất, giống, chi phí

phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí máy móc, cơng lao động, vay ngân
hàng và biến kiến thức nông nghiệp. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, 6 biến ảnh
hưởng có ý nghĩa đối với năng suất lúa của hộ nơng dân tại huyện Châu Phú là: (1)
diện tích, (2) kiến thức nông nghiệp, (3) công lao động, (4) chi phí phân bón, (5)
giống, (6) chi phí máy, (7) vốn ngân hàng, trong đó, tương quan thuận với năng suất
lúa gồm có các biến: diện tích đất, kiến thức nơng nghiệp, chi phí phân bón và biến
chi phí máy, ngược lại các biến có tương quan nghịch là: cơng lao động, giống và
vay vốn ngân hàng, với định nghĩa các biến như sau:
Biến phụ thuộc (Y: NS) là năng suất lúa hộ gia đình nơng dân, được tính
bằng tồn bộ số lượng lúa thu hoạch bình quân trong vụ của hộ trên diện tích đất
trồng (tạ/vụ/1000m2).
Biến độc lập, gồm các biến:
(1)

Dtich: Diện tích đất canh tác, gồm tồn bộ diện tích đất trồng lúa của hộ
(diện tích đất sở hữu và diện tích đất thuê để trồng lúa), đơn vị tính
1000m2.

(2)

Cong LDV: Lao động sử dụng trên đất canh tác lúa, gồm toàn bộ lao
động tham gia vào sản xuất lúa (ngày công/vụ/1000m2).

(3)

Giong: Lượng giống sử dụng gieo sạ cho 1000m2 (kg/vụ/1000m2).

(4)

CPTHUOCV: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (1000đ/vụ/1000m2).



14

(5)

CPPHANV: Chi phí phân bón sử dụng trong sản xuất lúa
(1000đ/vụ/1000m2).

(6)

CPMAYV: Chi phí thuê máy phục vụ sản xuất lúa (1000đ/vụ/1000m2).

(7)

VayNH: Vốn vay sử dụng trong sản xuất, biến giả, có giá trị là 1 nếu hộ
có vay vốn, có giá trị là 0 nếu hộ không vay vốn.

(8)

KTNN: Kiến thức nông nghiệp, được đánh giá dựa vào kiến thức chung
về nông nghiệp và kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp của nơng dân, tính
bằng điểm, trong đó kiến thức chung về nông nghiệp chiếm 40% (8
điểm) và kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp chiếm 60% (12 điểm) trong
tổng số điểm.

1.1.3.4. Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2011) về: “Một số
giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của người trồng cà phê ở khu vực Tây Ngun”
Mơ hình lựa nghiên cứu có dạng:
LnThunhap = b0 + b1lnDTthuhoach + b2lnLaodong + b3lnVonvay +

b4lnTDsinhhoc + b5lnTDcogioi + b6lnTDkienthuc + b7Loaicaphe + b8Hopdong
Với định nghĩa các biến như sau:
- Biến phụ thuộc
 Thunhap: Thu nhập của hộ gia đình/trang trại trồng cà phê trong năm
(triệu đồng/năm)
- Biến độc lập
 Dtthuhoach: Diện tích vườn trồng cà phê đang trong thời kỳ thu hoạch
(ha)
 Laodong: Số lao động chính trong gia đình trực tiếp sản xuất (người)
 Vonvay: Quy mơ vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức trong
năm thu hoạch (triệu đồng/năm)
 TDsinhhoc: Trình độ ứng dụng cơng nghệ sinh học thể hiện qua chi
phí sinh học bao gồm: chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ
thực vật, chi nước tưới sử dụng trong năm (triệu đồng/năm)
 TDkienthuc: Kiến thức nông nghiệp của chủ hộ gia đình (điểm)


15

 Loaicaphe: Loại cà phê hộ gia đình trồng (biến giả), giá trị = 1 nếu hộ
gia đình trồng cà phê chè, có giá trị = 0 nếu hộ gia đình trồng cà phê
vối
 Hopdong: (biến giả) có giá trị = 1 nếu hộ gia đình có ký hợp đồng bán
sản phẩm cho các đơn vị thu mua, có giá trị = 0 nếu không ký hợp
đồng.
Qua khảo sát 293 mẫu điều tra các hộ gia đình sản xuất cà phê tại 2 tỉnh Lâm
Đồng và Đắc Lắc thuộc khu vực Tây nguyên. Kết quả cho thấy, 4 nhân tố ảnh
hưởng có ý nghĩa đến thu nhập bao gồm: (1) quy mơ diện tích cà phê đang thu
hoạch, (2) loại giống cà phê đang trồng, (3) trình độ kiến thức của nơng dân và (4)
trình độ ứng dụng cơng nghệ sinh học. Trình độ kiến thức của nơng dân ảnh hưởng

có ý nghĩa đến thu nhập hộ gia đình trồng cà phê.
Tóm lại: Qua 04 nghiên cứu trên cho thấy, kiến thức nơng nghiệp, cơng lao
động, chi phí phân bón, vốn vay ngân hàng ảnh hưởng có ý nghĩa đến thu nhập hoặc
năng suất của hộ sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là các yếu tố có khả năng gây ảnh
hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp, thông qua tác động lên sản lượng
thu hoạch, từ đó là cơ sở để vận dụng và kế thừa cho đề tài nghiên cứu: “Một số
giải pháp nâng cao lợi nhuận của người sản xuất sản phẩm nước cốt Bần ở
huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng”
1.1.3.5. Hiệu quả của sản xuất sản phẩm nước cốt Bần tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh
Sóc Trăng
Về hiệu quả kinh tế, huyện Cù Lao Dung có diện tích cây Bần tự nhiên trên
1.600 héc ta, nguồn nguyên liệu có thể khai thác, thu gom hàng trăm tấn Bần chín
mỗi năm. Thơng thường đến mùa Bần chín, người dân chỉ lượm về nấu ăn trong gia
đình, hoặc dùng làm “mồi” câu cá Bơng Lao, cá Ngác, cá Tra Bần; số Bần chín cịn
lại trơi sơng, trơi biển bỏ đi, nếu có kế hoạch thu mua để chế biến, mỗi hộ gia đình ở
ven bãi bồi có cây Bần sinh sống, sẽ thu nhập hàng trăm ngàn mỗi ngày. Ưu điểm
của việc khai thác trái Bần chín là cây Bần mọc tự nhiên khơng phải đầu tư tiền mua
cây giống, phân bón, cơng chăm sóc…chỉ bỏ công sức ra thu hoạch đem về bán


16

(hiện nay chúng tôi thu gom với giá 7.000 đồng/ 1 kg, bình quân một người đi lượm
khoảng 20 kg mất thời gian 1 giờ); có thể xem cây Bần là cây “xóa đói, giảm
nghèo” cho những người lao động khơng có đất, khơng có vốn sản xuất, kinh
doanh. Sản phẩm NƯỚC CỐT BẦN đã có thương hiệu trên thị trường.
Hiệu quả xã hội, phát triển rừng ngập mặn và bảo vệ môi trường, sản xuất
“nước cốt Bần” với quy mô lớn sẽ tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương
mỗi năm, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng cho nơng dân,; tăng diện tích trồng Bần
ngồi mục đích mang lại hiệu quả bảo vệ rừng và tăng diện tích rừng ngập mặn,

chăm sóc và mở rộng diện tích trồng Bần ven biển, tăng diện tích rừng phịng hộ
ven biển, hạn chế thiên tai như sóng thần, bảo vệ môi sinh, môi trường.
Đối tượng thụ hưởng, đối với người thu hoạch, sản xuất, có được việc làm,
tăng thu nhập cho lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh
tế địa phương; đối với người tiêu dùng, xu hướng người tiêu dùng hiện nay dùng
thực phẩm thiên nhiên, khơng hóa chất; sản phẩm NƯỚC CỐT BẦN đã đáp ứng
được nhu cầu đó; đây là sản phẩm sạch, hợp vệ sinh, thành phần chỉ có nước trái
Bần chín và muối đảm bảo thiên nhiên, khơng có hóa chất độc hại, bảo đảm sức
khỏe cho người tiêu dùng, ngồi vị chua của trái Bần chính cịn có vị ngòn ngọt,
dùng rất tốt cho người bệnh tiểu đường, bệnh gút, đau khớp…
1.1.4. Mơ hình và lý thuyết về dung nâng cao lợi nhuận
1.1.4.1. Mơ hình nghiên cứu đề nghị
Điểm khác biệt lớn của đề tài so với các nghiên cứu trước là luận văn chỉ
nghiên cứu lợi nhuận của người sản xuất (hoặc người đầu tư trực tiếp) chứ không
điều tra thu nhập cả hộ. Đối tượng sản xuất được đưa vào nghiên cứu là loại sản
phẩm mới chưa có trên thị trường, có giá thị trường hiện nay rất cao, bên cạnh đó,
ngồi các biến đã được vận dụng trong những nghiên cứu trước đây như: Diện tích
đất canh tác, số lao động, vốn sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ cơng
nghệ, kiến thức công nghiệp chế biến để đưa vào nghiên cứu lợi nhuận của người
làm sản xuất, đề tài nghiên cứu còn đưa thêm vào mơ hình các biến khác mà theo
nhận định của các chuyên gia, cũng góp phần gây ảnh hưởng đến lợi nhuận người
nông dân như: Tuổi , số lao động, giới tính người sản xuất.


17

Dựa vào các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, từ đó mơ hình hồi
qui đa biến được vận dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi nhuận (biến được
giải thích) với các biến độc lập (biến giải thích), nhằm xác định các yếu tố thực sự
gây ảnh hưởng đến lợi nhuận người sản xuất nước cốt Bần, đồng thời nhận biết tầm

quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đó.
Hàm hồi qui có dạng tổng quát:
Y = b0 + b1X1 + b2X2 + ...+ b8X8 + e
Với, Y: biến phụ thuộc, lợi nhuận tính theo năm (ngàn đồng/năm), đo bằng
doanh thu tháng trừ chi phí hàng năm (bao gồm chi phí cơ hội của lao động và vốn)
của người sản xuất nước cốt Bần.
b0: hằng số
b1, b2,…, b8 hệ số của các biến độc lập
e: sai số mơ hình
X1, X2,… X8 là các biến độc lập, cụ thể như sau:
X1: (SLDCS) Số lao động tham gia sản xuất nước cốt Bần (số người);
X2: (KTKCONG) Kiến thức công nghiệp chế biến (số điểm), phụ lục
B;
X3: (KNLVKHAC) Kinh nghiệm người sản xuất (số năm đã sản xuất)
X4: (CHIPHINA) Chi phí ngun liệu, nhân cơng, điện, nước, khấu
hao tài sản... (ngàn đồng/năm);
X5: (CHUTG) Chủ có tham gia trực tiếp vào q trình sản xuất (biến
giả), có giá trị = 1 nếu chủ có tham gia, có giá trị = 0 nếu chủ không
tham gia;
X6: (VONVAY) Vốn vay ngân hàng (ngàn đồng);
X7: (TUOI) Tuổi của người sản xuất nước cốt Bần;
X8: (GTINH) Giới tính người trồng (biến giả), có giá trị = 0 nếu là
nam, có giá trị = 1 nếu là nữ
1.1.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết đã nêu và các mơ hình nghiên cứu trước, tác giả xây
dựng một số giả thuyết cho đề tài nghiên cứu của mình như sau:


18


 Giả thuyết H1: Biến số lao động.
Theo Vũ Thị Ngọc Phùng (2005) thì quan điểm của A. Smith cho rằng lao
động là nguồn gốc tạo ra mọi của cải chứ không phải đất đai, tiền bạc. Tuy nhiên,
nghiên cứu của Đặng Anh Tuấn (2011) và Nguyễn Thu Thủy (2011) lại cho thấy
yếu tố lao động có quan hệ ngược chiều với thu nhập hay lợi nhuận của hộ gia đình
sản xuất nơng nghiệp, từ đó mà giả thuyết được đưa ra như sau:
Lợi nhuận người sản xuất nước cốt Bần tỷ lệ nghịch với số lao động sản
xuất nước cốt Bần (càng nhiều lao động tham gia thì lợi nhuận càng giảm)
 Giả thuyết H2: Biến kiến thức công nghiệp chế biến
Kiến thức công nghiệp chế biến là một tổng thể về kiến thức chung cộng
đồng và kiến thức kỹ thuật công nghiệp chế biến, 2 loại kiến thức này được thể hiện
qua khả năng tiếp thu và vận dụng những tiến bộ khoa học- công nghệ vào trong
quá trình sản xuất thơng qua số điểm điều tra, Đinh Phi Hổ (2012).
Theo Phạm Hùng (2002), Khoa học và công nghệ đóng góp một phần khơng
nhỏ cho sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân nói chung và nơng nghiệp, nơng thơn
nói riêng. Theo đánh giá chung từ năm 1991- 1995 nền kinh tế nước ta có nhịp độ
tăng trưởng bình qn 8,5%/năm thì khoa học và cơng nghệ đóng góp khoảng 3,2%.
Trong nơng nghiệp, ước tính 1/3 giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp là do
nông dân tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa hoc và công nghệ mới vào sản xuất.
Trong những năm gần đây ngành nơng nghiệp tăng nhanh về số lượng và có chất
lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, chủ yếu là nhờ ứng dụng những tiến bộ kỹ thuậtcông nghệ về giống, chế biến, bảo quản..., đó là cơ sở đề tài nghiên cứu đưa ra giả
thuyết:
Lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với biến kiến thức công nghiệp chế biến
(người sản xuất nước cốt Bần có số điểm về kiến thức cơng nghiệp chế biến càng
cao thì càng có nhiều khả năng gia tăng lợi nhuận sản xuất).
Giả thuyết H3: Biến kinh nghiệm sản xuất.
Do đó kinh nghiệm của người sản xuất nước cốt Bần cũng được xem là một
phần kiến thức công nghiệp chế biến cho việc sản xuất nước cốt Bần, từ đó biến
kinh nghiệm có thể được giả thuyết:



19

Kinh nghiệm tỷ lệ thuận với lợi nhuận (dấu dương +), nghĩa là người sản
xuất nước cốt Bần càng có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất trước đó thì lợi nhuận
càng cao.
 Giả thuyết H4: Biến chi phí nguyên liệu, nhân công, điện, nước, khấu hao
tài sản...
Thực tế cho thấy nguyên liệu, nhân công, điện, nước, khấu hao tài sản... càng
cao thì lợi nhuận sẽ giảm. Các chi phí này quan hệ ngược chiều với lợi nhuận (lợi
nhuận sẽ càng cao nếu người sản xuất nước cốt Bần chi phí quá nhiều).
 Giả thuyết H5: Biến chủ đầu tư có tham gia sản xuất.
Việc chủ đầu tư có tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nước cốt Bần, cho
thấy mức độ quan tâm của người đầu tư đến vấn đề nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm. Điều đó cho phép giả định:
Lợi nhuận sẽ tăng nếu chủ đầu tư có tham gia trực tiếp q trình sản xuất
nước cốt Bần (quan hệ cùng chiều, dấu +).
 Giả thuyết H6: Biến vốn vay ngân hàng
Những người dân được vay vốn sẽ có điều kiện đầu tư mua trang thiết bị, đầu
tư vốn cố định và nhiều thứ cần thiết khác cho sản xuất một cách tốt nhất, từ đó sẽ
có năng suất và sản lượng cao trong q trình sản xuất. Nên giả thuyết về vốn vay
có thể được lập luận:
Lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với vốn vay ngân hàng (người sản xuất
nước cốt Bần nếu được vay vốn sẽ có lợi nhuận tăng so với người không được vay
vốn).
 Giả thuyết H7 : Biến tuổi người sản xuất nước cốt Bần.
Những người có tuổi (trong độ tuổi lao động) thường có nhiều kinh nghiệm
sống, nhất là những người hoạt động sinh sống trong lĩnh vực nghề công chế biến.
Đặc biệt, người lớn tuổi thường cần cù, có trách nhiệm với cơng việc cao hơn,
khơng có nhiều thú vui như người tuổi trẻ, khơng vướng bận nhiều về các vấn đề

chăm sóc gia đình, vì vậy những người lớn tuổi rất thích hợp với nghề chế biến và
thường hết lịng vì cơng việc, từ đó giả thuyết được đưa như sau:


20

Lợi nhuận tỷ lệ thuận với tuổi người sản xuất nước cốt Bần (số tuổi càng
cao thì lợi nhuận càng tăng).
 Giả thuyết H8: Biến giới tính.
Theo Nguyễn Trọng Hồi (2010), thường thì phụ nữ làm tăng một nửa sản
lượng nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở Châu
Phi, phụ nữ sở hữu phần lớn các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn, biến giới tính được
giả thuyết:
Lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với nữ giới (dấu +), nữ giới sản xuất
nước cốt Bần sẽ có lợi nhuận cao hơn nam giới.
1.2.Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới nói về cây Bần
Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia: Chi Bần (danh pháp khoa
học: Sonneratia) là một chi của thực vật có hoa trong họ Bằng lăng (Lythraceae).
Trước đây Sonneratia được đặt trong họ Bần (Sonneratiaceae), bao gồm
cả Sonneratia và chi Phay (Duabanga), nhưng hiện nay hai chi này được đặt trong
các phân họ chứa chính chúng của họ Bằng lăng. Tên khoa học của chi này còn
là Blatti do James Edward Smith đặt, nhưng Sonneratia có độ ưu tiên cao hơn. Tên
gọi chung của chúng trong tiếng Việt là Bần. Chúng là các loài cây thân gỗ sinh
sống trong các cánh rừng Tràm, Đước ven biển. Chúng sử dụng bộ lọc ở rễ để đào
thải muối.
Các loài trong chi này phân bố ở Đông Phi qua Ấn Độ, Đông Nam Á, bắc
Úc, Borneo và các quần đảo trên Thái Bình Dương.
1.2.2. Tại Việt Nam mơ tả về cây Bần
Ca dao Nam bộ là một bộ phận có ý nghĩa quan trọng trong ca dao người

Việt nói riêng và Văn học dân gian nói chung. Ca dao thấm nhuần trong tâm hồn
con người bằng cái tình quê dung dị, hiền hịa. Với ngơn ngữ dân gian của xứ sở
“muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh”, người dân Nam bộ đã góp nhặt
những tiếng nói ân tình cho tâm hồn người Việt bằng những hình ảnh quen thuộc
mang tính biểu trưng của vùng sơng nước Cửu Long.


21

Nổi bật ở vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long là sự có mặt của hình ảnh cây
Bần, một loại cây rất gần gũi với bà con Nam bộ. Cây Bần là loại cây đặc thù ở
vùng đất bồi lắng phù sa này. Cây Bần còn gọi là cây Thủy Liễu, thường mọc ven
các kênh rạch hay xen lẫn trong những đám lá dừa nước. Là loại cây sống trong mơi
trường bùn nước, Bần có rễ phụ mọc nhơ lên khỏi mặt bùn. Cây Bần có chức năng
giữ đất rất tốt, gỗ chủ yếu dùng làm chất đốt.
Hoa Bần màu trắng pha chút hồng phấn, rất đẹp, cho trái. Trái Bần có vị
chua của phần thịt, chát của phần hạt rất thú vị. Đây cũng là món ăn “độc quyền”
của bà con Nam bộ. Phụ lục 37. Thơ ca mô tả về cây Bần.
Ngày nay, cây Bần vẫn còn chiếm vị trí khá lớn bên dịng sơng nước Nam
bộ. Nó có một ý nghĩa lớn trong tâm hồn của người dân nơi đây. Trải bao thăng
trầm của thiên nhiên, nhu cầu kinh tế, và cả tác động của con người, cây Bần vẫn
sừng sững trong tâm thức của người dân, gợi nhớ về một thời khai hoang vùng đất
“vượn hú chim kêu” của ông cha – giúp chúng ta hiểu thêm về nền văn minh miệt
vườn, nền văn hóa sơng nước trù phú và ngọt ngào như lời ru từ lịng mẹ, để chúng
ta sẽ thấy mình có trách nhiệm hơn với quê hương.
Thưởng thức các món ngon từ vùng Cù Lao sơng nước Sóc Trăng
Là vùng sơng nước thuộc tỉnh Sóc Trăng, huyện Cù Lao Dung nằm giữa hai
cửa biển Trần Đề và Định An của dịng sơng Hậu, xung quanh được bao bọc bởi
cánh rừng Bần phòng hộ có diện tích khoảng 1.600 ha. Đến tham quan vùng đất Cù
Lao Dung, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng nét đẹp hoang sơ của thiên

nhiên mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản dân dã mang đậm hương vị
phù sa mà ít nơi nào có được.
Cá Bống Sao – cá Thòi Lòi
Cá Bống Sao là một trong những đặc sản của vùng đất Cù Lao Dung, cá
Bống Sao có lốm đốm xanh, da lấm tấm những chấm trắng li ti. Thịt cá Bống Sao
màu hồng, dai và săn chắc. Món được chế biến từ loại cá này được nhiều người ưa
thích nhất là kho tiêu, kho khơ hay “kho chồn”. Cá Bống Sao “kho chồn” ngon là
nhờ lá gan của nó lớn gần bằng bụng. Vị đắng, bùi của gan cá, cộng với mùi cay,
nồng của sả, ớt tạo nên hương vị khó qn. Ngồi ra, nếu có điều kiện du khách


22

cũng nên dùng thử món cá thịi lịi nướng trui. Thòi lòi là loại cá cùng họ với cá
Bống Sao nhưng sống trong môi trường lưỡng cư, thịt cá dai, ngọt. Thòi Lòi nướng
trui được chế biến tương tự như cá Lóc nướng trui và được dùng với rau sống, chuối
chát chấm với nước mắm chua dầm Bần chín cây.
Cá Ngát
Canh chua cá ngát nấu Bần là món ăn đặc trưng của vùng sông nước.
Nguyên liệu đặc trưng dùng để nấu là trái Bần chín cây. Bần chín cây dùng chày
nhỏ đâm nát, lọc lấy nước cốt. Đợi cho nồi nước thật sơi, thịt cá vừa chín cho nước
Bần vào và thêm gia vị và các phụ liệu nhằm tăng sự kích thích vị giác như rau
thơm, sả, ớt, cà chua,… Cá Ngát nên ướp tỏi chiên sơ qua cá trước khi nấu để tạo
độ dai, thơn ngon, không bị nát và tăng thêm hương vị. Canh chua Bần cá Ngát
ngon nhất khi cịn bốc khói, ăn kèm với bún và các loại rau vườn sẵn có. Chính mùi
thơm, béo ngọt của cá với hương vị của Bần, tạo nên mùi vị đậm đà khó qn của
món ăn này.
Cá Bơng Lao
Từ lâu các món ăn được chế biến từ cá Bơng Lao đã trở thành món ngon đặc
sản, tạo nên phong vị ẩm thực rất riêng của vùng cù lao sơng nước. Bơng Lao là lồi

cá da trơn, hình dáng thon, dài, da trắng mịn. Thịt cá Bông Lao trắng hồng, thơm
ngon, không tanh nên được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Đặc biệt, cá Bơng
Lao kho tộ là món được nhiều người ưa thích, ngon nhất là kho cá trong tộ bằng đất.
Mùi cá hòa quyện với mùi tiêu, ớt, hành tạo thành mùi thơm hấp dẫn. Tộ cá kho sền
sệt nước, khứa cá ửng màu vàng cánh gián óng ánh đẹp mắt, ăn kèm với xồi sống
băm nhỏ thì thật tuyệt vời. Ngồi ra, cá Bơng Lao còn được dùng để nấu canh chua,
chiên tươi, hấp cũng rất ngon.
Các món ăn từ vùng cù lao sơng nước khơng phải là những món ăn cao sang
nhưng đó lại là những món ngon đặc trưng và dùng để đãi khách quý khi đến thăm
vùng đồng bằng Nam bộ.
Hiện nay Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam - Cơ quan đại diện phía
Nam và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng, vừa kết hợp nghiệm thu phúc tra Dự án


23

phát triển 25 ha rừng ngập mặn ven biển, giai đoạn I và II, tại xã Trung Bình huyện Trần Đề.
Đoàn đã chia tổ để tiến hành kiểm tra toàn bộ diện tích 20 ha rừng Bần mới
trồng giai đoạn 2 và 5 ha rừng Bần trồng ở giai đoạn 1.
Kết quả kiểm tra tại thời điểm cây Bần trồng hơn 3 tháng có mật độ cây rất
dày, khoảng cách 1mét/cây; phát triển khá đều và thẳng hàng với mức độ sinh
trưởng và phát triển tốt, khỏe; cây có chiều cao từ 0,6 m đến 0,8 m; đặc biệt có cây
cao 1 mét. Qua quá trình kiểm tra, các thành viên đều có chung đánh giá kết quả tỷ
lệ sống của 20 ha rừng Bần trồng mới đạt 85%; tỷ lệ hao hụt là 15%. Nguyên nhân
gây ảnh hưởng do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai và triều cường làm trốc rễ
cây Bần, bị nước cuốn trôi và 1 số cây bị phù sa bồi đắp.
Sau khi kiểm tra thực tế, Đoàn phúc tra, lãnh đạo Ban Điều hành Dự án tỉnh
đã chỉ đạo cho Đội trồng và bảo vệ rừng tiếp tục theo dõi giám sát tình trạng cây
Bần đang sống và tăng cường hơn nữa công tác trồng dặm và bảo vệ cây rừng.
Đoàn cũng tổ chức khảo sát địa điểm mới tại vùng biển Trần Đề, Cù Lao Dung để

tiếp tục kiến nghị nhà đầu tư tài trợ nhân rộng Dự án phát triển rừng ngập mặn ven
biển giai đoạn III, dự kiến triển khai vào đầu năm 2014. Bên cạnh đó, chương trình
cịn góp phần tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho những người dân thụ hưởng.
Trong các năm qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều Quyết định về việc
trồng cây chắn sóng tại tuyến đê biển ở các huyện Cù Lao Dung, huyện Long Phú,
huyện Trần Đề. Đây được xem là một trong những giải pháp để phòng ngừa và
giảm nhẹ thiên tai, góp phần cải thiện mơi sinh, mơi trường. Phụ lục 38. Các món
ăn chế biến với nước cốt Bần.
1.3. Tóm tắt chương 1
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, mơ hình nghiên cứu định
lượng, với dạng hàm hồi qui đa biến được vận dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận người sản xuất nước cốt Bần. Đề tài nghiên cứu chỉ tính lợi
nhuận của người sản xuất, trên cơ sở tính tốn chi phí cơ hội của vốn và lao động,
khơng tính cho cả hộ gia đình, tạo nên khác biệt so với các nghiên cứu trước về biến
phụ thuộc. Ngoài các biến độc lập thường gặp trong các nghiên cứu trước về thu


24

nhập, điểm mới khác của đề tài là đưa thêm biến tuổi và biến giới tính của người
sản xuất vào nghiên cứu. Đặc biệt, nghiên cứu về sản xuất nước cốt Bần là nghiên
cứu mới nhất trong nhiều nghiên cứu về lĩnh vực nơng nghiệp, vì sản phẩm nước
cốt Bần là loại sản phẩm đầu tiên có mặt trên thị trường trong giai đoạn hiện nay.


×