Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất chè quy mô hộ trên địa bàn huyện quốc oai thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 114 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được ghi trong lời cảm ơn.
Các thơng tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Kiều Thị Hồng Nhung


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn "Giải pháp phát triển sản xuất
chè quy mô hộ trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội" tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của những cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Trước hết tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu nhà trường,
phòng Đào tạo Sau đại học và các thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm
Nghiệp đã tạo mọi điều kiện về tinh thần và vật chất giúp đỡ tơi hồn thành
chương trình học tập và nghiên cứu. Có được kết quả này tơi vơ cùng biết ơn


và bày tỏ lịng kính trọng sâu sắc đối với TS. Trần Thị Thu Hà người đã
nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này. Tơi xin bày tỏ lịng
biết ơn sâu sắc đến Sở Nông nghiệp & PTNT huyện Quốc Oai, Phòng Thống
kê huyện Quốc Oai, lãnh đạo UBND Huyện Quốc Oai, phịng Nơng nghiệp
&PTNT huyện Quốc Oai đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học
tập và viết luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng uỷ,
HĐND, UBND và bà con nơng dân các xã Đơng n, Hịa Thạch và xã Phú
Mãn những người đã giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tơi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã chia sẻ những khó khăn và động viên tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Kiều Thị Hồng Nhung


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CHÈ QUY MÔ HỘ ........................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè quy mô hộ ................................. 5
1.1.1. Vài nét về cây chè và ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè ............. 5
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây chè ............................................... 7
1.1.3. Kinh tế hộ nông dân sản xuất chè........................................................ 12
1.1.4. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ nông dân .......................... 18
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè........................................ 23
1.1.6. Những chỉ tiêu đánh giá về phát triển sản xuất chè quy mô hộ ........... 32
1.2. Phát triển sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam ............................... 35
1.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới .................................................... 35
1.2.2. Phát triển sản xuất chè ở Việt Nam..................................................... 37
1.3. Tổng quan các cơng trình ngun cứu liên quan đến luận văn ............... 41
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 43
2.1. Đặc điểm của huyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội ............................. 43
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 43
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 47
2.1.3. Đánh giá chung................................................................................... 53
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 55


iv

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát ..................................... 55
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 56
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................. 56
2.2.4. Các chỉ tiêu sử dụng trong luận văn .................................................... 57

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 60
3.1. Tình hình sản xuất chè ở huyện Quốc Oai ............................................. 60
3.2. Đặc điểm chung của các hộ gia đình trồng chè trên địa bàn huyện Quốc
Oai ............................................................................................................... 63
3.2.1. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu .......................................... 63
3.2.2. Cơ cấu các hộ điều tra theo thu nhập ................................................... 64
3.2.3. Các nguồn lực sản xuất chủ yếu của nhóm hộ ..................................... 65
3.3. Tình hình sản xuất chè của nông hộ tại huyện Quốc Oai ...................... 66
3.3.1. Tình hình sản xuất chè theo loại hình hộ ............................................ 66
3.3.2. Tình hình sản xuất chè theo thu nhập của hộ ...................................... 68
3.3.3. Các loại chi phí trong sản xuất chè ..................................................... 70
3.4. Hiệu quả sản xuất chè quy mô hộ trên địa bàn huyện Quốc Oai ............ 72
3.4. 1. Hiệu quả sản xuất chè theo loại hình hộ............................................ 72
3.4.2. Hiệu quả sản xuất chè theo mức thu nhập của hộ ............................... 76
3.4.3. So sánh hiệu quả kinh tế cây chè với một số cây ăn quả khác .............. 79
3.4.4. Đánh giá của các hộ nông dân về các yếu tố cần thiết để nâng cao hiệu
quả sản xuất chè tại huyện Quốc Oai ............................................................ 81
3.5. Giải pháp phát triển sản xuất chè của nông hộ trên địa bàn huyện Quốc
Oai, TP Hà Nội............................................................................................. 82
3.5.1. Quan điểm và phương hướng cho phát triển sản xuất chè của nông hộ ... 82
3.5.2. Mục tiêu phát triển sản xuất chè của thành phố Hà Nội và huyện Quốc Oai ......85
3.5.3. Một số giải pháp phát triển sản xuất chè quy mô nông hộ................... 86
KẾT LUẬN.................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt

Nguyên nghĩa

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH

Công nghiệp hóa

CPSX

Chi phí sản xuất

DN

Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

GO

Tổng giá trị sản xuất

GTSX


Giá trị sản xuất

HĐH

Hiện đại hóa

KH

Kế hoạch



Lao động

NS

Năng suất

PTNT

Phát triển nông thôn

SP

Sản phẩm

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


VĐT

Vốn đầu tư


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1

Ảnh hưởng của độ cao tới hàm lượng tanin trong chè

8

1.2

Quan hệ giữa lượng mưa và sự phân bố sản lượng búp chè

9

1.3
1.4
3.1


Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế
giới năm 2008
Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam giai đoạn 2005
- 2008
Diện tích, năng suất và sản lượng chè của huyện Quốc Oai
giai đoạn 2012 – 2014

36
38
61

3.2

Phân loại hộ điều tra theo loại hình hộ

63

3.3

Phân loại hộ điều tra theo mức thu nhập

64

3.4

Nguồn lực của nhóm hộ khảo sát năm 2015

65


3.5
3.6
3.7

Tình hình sản xuất chè của các hộ nơng dân theo loại hình hộ
(tính bình qn/hộ)
Tình hình sản xuất chè của các hộ nơng dân theo mức thu
nhập (Tính bình quân/hộ)
Tình hình đầu tư sản xuất chè của các hộ nơng dân (Tính bình
qn/hộ/ha)

67
69
71

3.8

Hiệu quả sản xuất chè của các hộ nơng dân

73

3.9

Hiệu quả sản xuất chè tính bình quân trên 1 hộ

74

3.10 Hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân theo mức thu nhập
3.11
3.12


So sánh hiệu quả kinh tế cây chè với một số cây ăn
quả/1ha/1năm
Đánh giá của các hộ nông dân về nâng cao hiệu quả sản xuất
chè của nông tại huyện Quốc Oai

78
80
82


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Chè là cây cơng nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và
á nhiệt đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, được trồng khá phổ biến trên
thế giới, đặc biệt là một số quốc gia khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật
Bản, Việt Nam...Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca cao, có tác
dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt
động của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá và chữa được một số bệnh đường ruột.
Đặc biệt chất Tanin trong chè có khả năng hút chất phóng xạ, do đó nó cịn
chống được một số bệnh do các chất phóng xạ gây ra. Chính vì các đặc
tính ưu việt trên chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thơng trên tồn
thế giới. Hiện nay đã có trên 40 nước trên thế giới sản xuất chè, trong khi có
trên 200 nước tiêu thụ chè. Đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản
xuất chè ngày càng phát triển.
Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè
phát triển. Cây chè ở Việt Nam cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định

và có giá trị kinh tế. Tạo nhiều việc làm cũng như thu nhập cho người lao
động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi. Với ưu thế là một cây công
nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng
như tiêu dùng trong nước, cây chè được coi là cây trồng mũi nhọn, một thế
mạnh của khu vực trung du và miền núi.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, huyện Quốc Oai là một trong những
địa phương có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển cây chè, cây chè đã
được người dân nơi đây trồng từ rất sớm, trong sản xuất nông nghiệp hiện nay
cây chè khơng chỉ là cây xóa đói, giảm nghèo mà đã giúp nhiều gia đình có
kinh tế khá hơn, từng bước vươn lên làm giàu. Mặt khác, cây chè cũng đóng


2

góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong nhiều năm
qua, ngành chè của huyện đã có bước phát triển vượt bậc, diện tích trồng chè,
năng suất và sản lượng chè đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, so với tiềm năng của
vùng thì việc sản xuất, chế biến và kinh doanh chè còn bộc lệ nhiều tồn tại
yếu kém như chậm phát triển và thiếu giải pháp kiên quyết, đồng thời để giải
quyết những khó khăn, vướng mắc trong chương trình trồng, chăm sóc, chế
biến và tiêu thụ chè. Lúng túng và chậm cải tạo, thay thế chè già cỗi ở vùng
thấp và khắc phục yếu kém trong trồng và chăm sóc chè vùng cao. Chất lượng
chè còn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Giá cả chè của
huyện còn thấp so với tiềm năng thế mạnh của vùng, mặt khác phương thức
sản xuất của các hộ gia đình cịn mang tính nhỏ lẻ thủ cơng, dựa vào kinh
nghiệm là chính, việc sử dụng phân bón chưa hiệu quả, cơ cấu giống cịn
nghèo nàn, chất lượng còn thấp...
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã lựa chọn đề tài "Giải pháp phát triển
sản xuất chè quy mô hộ trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội"
làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết các vấn đề cịn tồn tại để

phát triển hơn nữa ngành sản xuất chè trên địa bàn huyện Quốc Oai.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè tại nông hộ trên
địa bàn huyện Quốc Oai để từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển sản xuất chè quy mơ hộ gia đình trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành
phố Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè
quy mơ hộ gia đình;


3

- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè quy mô hộ trên địa bàn
huyện Quốc Oai, Hà Nội từ năm 2012 đến năm 2014.
- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất
chè quy mô hộ trên địa bàn huyện Quốc Oai trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về phát triển sản xuất
chè của các nông hộ trên địa bàn huyện Quốc Oai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về khơng gian, thời gian và nội
dung nghiên cứu.


Khơng gian: Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành trên địa bàn

huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.



Thời gian: Đề tài được nghiên cứu các chỉ tiêu và số liệu kinh tế

tập trung trong 3 năm từ năm 2012 – 2014.


Nội dung: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về thực trạng phát triển sản

xuất chè của huyện Quốc Oai, qua đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn từ
đó đề ra những giải pháp chủ yếu đề nâng cao hiệu quả sản xuất chè.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những nội dung sau:
- Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè quy mơ hộ gia đình; bao gồm
cả các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hộ sản xuất chè;
- Tình hình sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam; kinh nghiệm
phát triển sản xuất của các địa phương.
- Thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Quốc Oai trong thời gian
vừa qua;


4

- Thực trạng, hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
chè quy mô hộ ở các hộ điều tra khảo sát trên địa bàn huyện Quốc Oai trong
thời gian vừa qua.
- Giải pháp phát triển sản xuất chè quy mô hộ trên địa bàn huyện Quốc
Oai, Hà Nội trong thời gian tới.



5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CHÈ QUY MÔ HỘ

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè quy mô hộ
1.1.1. Vài nét về cây chè và ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè
1.1.1.1. Nguồn gốc cây chè Việt Nam
Năm 1933, ông J.J B Denss, một chuyên gia về chè của Hà Lan,
nguyên giám đốc viện nghiên cứu chè Buitenzorg ở Java (Inđônêxia), cố vấn
của Công ty chè Đông Dương thời Pháp sau khi đi khảo sát các cây chè cổ ở
huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang - Việt Nam đã viết về nguồn gốc cây chè trên
thế giới. Trong bài viết của ơng có điểm cần chú ý là những nơi mà con
người tìm thấy cây chè bao giờ cũng ở cạnh những con sông lớn, nhất là sông
Dương Tử, sông Tsikiang ở Trung Quốc, sông Hồng ở Việt Nam, sông
Mêkông ở Vân Nam, tất cả những con sông này đều bắt nguồn từ phía đơng
Tây Tạng. Vì lý do này ông cho rằng nguồn gốc của cây chè là từ các dãy núi
này phân tán đi .
Năm 1976, viện sỹ hàn lâm khoa học Liên Xô K.M. Demukhatze
nghiên cứu sự tiến hoá của cây chè bằng cách phân tích chất càphêin trong
chè mọc hoang dại và chè do con người trồng ở các vùng khác nhau trên thế
giới. Trong đó có các vùng chè cổ của Việt Nam (Yên Bái, Lạng Sơn, Nghệ
An). Tác giả đã kết luận: Cây chè cổ ở Việt Nam tổng hợp các càphêin đơn
giản hơn cây chè ở Vân Nam, Trung Quốc và như vậy phức tạp ở cây chè
Vân Nam, Trung Quốc nhiều hơn ở cây chè Việt Nam. Do đó tác giả đã đề
xuất sơ đồ tiến hoá của cây chè như sau: Cây hoa trà - chè Việt Nam - chè
Vân Nam - chè Trung Quốc - chè Assam Ấn Độ.
Qua phân tích nhiều nhà khoa học đã cho rằng Việt Nam là một trong



6

những cái nôi của cây chè. Các vùng chè Lạng Sơn, Hà Giang và đặc biệt là
khu vực chè hoang với hơn 41 vạn cây chè tuyết cổ thụ ở Suối Giàng (huyện
Nghĩa Lộ – Yên Bái) trên độ cao hơn 1300m so với mực nước biển là những
bằng chứng quan trọng cho giả thiết trên.
Ngoài những giống chè như chè Tuyết san, Việt Nam đã nhập khẩu thêm
một số giống chè mới có nguồn gốc từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc.
1.1.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè
Chè là cây cơng nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, nó có vị trí quan
trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa của con người.
Sản phẩm chè hiện nay được tiêu dùng ở khắp các nước trên thế giới, kể cả
các nước khơng trồng chè cũng có nhu cầu lớn về chè. Ngồi tác dụng giải
khát chè cịn có nhiều tác dụng khác như kích thích thần kinh làm cho thần
kinh minh mẫn, tăng cường hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực làm việc,
tăng sức đề kháng cho cơ thể…
Đối với nước ta sản phẩm chè không chỉ để tiêu dùng nội địa mà còn là
mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp phần xây dựng đất nước.
Đối với người dân thì cây chè đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, cải
thiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội, tạo ra cơng ăn việc làm cho bộ phận
lao động dư thừa nhất là ở các vùng nông thôn. Nếu so sánh cây chè với các
loại cây trồng khác thì cây chè có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, vì cây chè có
chu kỳ kinh tế dài, nó có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm liên tục
khoảng 30 - 40 năm, nếu chăm sóc tốt thì chu kỳ này còn kéo dài hơn nữa.
Mặt khác chè là cây trồng thích hợp với các vùng đất trung du và miền
núi. Chính vì vậy cây chè khơng chỉ mang lại giá trị kinh tế mà cịn góp phần
cải thiện mơi trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Nếu kết hợp với trồng
rừng theo phương thức nông - lâm kết hợp sẽ tạo nên một vành đai xanh
chống xói mịn rửa trơi, góp phần bảo vệ phát triển nơng nghiệp bền vững.



7

Như vậy, phát triển sản xuất chè đã và đang tạo ra một lượng của cải
vật chất lớn cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống ở
khu vực nơng thơn. Nó góp phần vào việc thúc đẩy nhanh hơn cơng nghiệp
hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giảm bớt chênh lệch về kinh tế xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng núi cao và đồng bằng .
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây chè
Cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái
trong q trình sống của nó. Ngun sản của cây chè ở vùng khí hậu rừng á
nhiệt đới. Tuy vậy cây chè cho đến nay đã được phân bố khá rộng rãi, từ 30
vĩ tuyến nam đến 45 vĩ tuyến bắc, là những nơi có điều kiện tự nhiên khác xa
với nơi nguyên sản. Trong những điều kiện như vậy, muốn cho cây chè sinh
trưởng bình thường và có năng suất phẩm chất tốt phải có trình độ khoa học
cao trong canh tác. Những cơng trình nghiên cứu nhiều năm của Liên Xơ cho
thấy: sự tạo thành và tích lũy các vật chất khác nhau trong cây, phần lớn phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu và phân bố theo từng vùng. Tổng hợp các điều
kiện ngoại cảnh là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phẩm chất chè.
Vì vậy, xét đến điều kiện sinh thái của cây chè là đề cập đến những
điều kiện sống thích hợp nhất về các mặt. Nắm vững những yêu cầu cụ thể về
sinh thái cũng như khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự nhiên, là
một trong những cơ sở khoa học để xác định những biện pháp kỹ thuật trồng
trọt thích hợp.
Yêu cầu tổng hợp các điều kiện sinh thái thích hợp cho cây chè là: đất
tốt, chua, thốt nước, khí hậu ẩm và ấm. Dưới đây, ta xét một số điều kiện
sinh thái chủ yếu:
1.1.2.1. Điều kiện đất đai và địa hịnh
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc
lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè



8

phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thốt nước. Độ pH
thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80
cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.
Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ
được phát triển trên đá granit, nai, phiến thạch sét và mica. ở vùng núi phần
lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ
bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè như có độ
pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu hơn 1 mét và thoát nước. Những đất này thường
nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ.. Vì thế vấn đề bón phân
hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất
cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa học
hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết trong đất
trồng chè chỉ có một lượng vơi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã làm cây chè bị
hại. Bởi thế không bao giờ người ta dùng vơi để bón vào đất trồng chè, trừ
trường hợp đất có độ pH quá thấp, dưới 4.
Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều
yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều
kiện nhất định thì điều kiện dinh dưỡng của đất có ảnh hưởng rất lớn đến
phẩm chất. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy: chè sinh trưởng trên loại
đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh: mùi vị hương
của chè thành phẩm đều tốt. Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng
và nước có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu hương không thơm, vị nhạt và
chất hịa tan ít.
Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng
chè. Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: chè khơng trồng
trên núi cao có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng

bằng. Kinh nghiệm nhận thấy chè được chế biến từ nguyên liệu ở núi cao


9

Xrilanca có mùi thơm của hoa mà hương vị đó khơng thể có được trong chè
trồng ở khu vực thấp.
Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế
giới thường có độ cao cách mặt biển từ 500 đến 800 mét. Vùng chè ngon có
tiếng ở Ấn Độ trồng ở độ cao cách mặt biển 2.000 mét. Chất lượng chè ở
vùng cao tốt nhưng về sinh trưởng thường kém hơn ở vùng thấp. Hướng dốc
có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè. Dogonatze (1969)
nhận thấy rằng cường độ tích lũy tanin và vật chất hòa tan phụ thuộc nhiều
vào chế độ nhiệt. Ở hướng dốc phía nam hàm lượng tanin và chất hòa tan
trong búp chè cao hơn ở hướng dốc phía bắc. Ở độ vĩ càng cao phẩm chất và
sản lượng chè càng có xu hướng giảm thấp. Do độ nhiệt thấp, độ ẩm thấp và
ngày dài đã ảnh hưởng khơng tốt đến sinh trưởng và tích lũy vật chất trong
cây chè.
Nghiên cứu của Viện nông học Hồ Nam (1957) cho thấy ảnh hưởng
của độ cao so với mặt biển tới hàm lượng tanin trong búp chè như sau:
Bảng 1.1: Ảnh hưởng của độ cao tới hàm lượng tanin trong chè
Độ cao so
với mặt biển
Hàm lượng
tanin

(m)

3


75

113

130

150

260

%

23,28

23,28

24,96

25,20

25,66

26,06

(Nguồn:Viện Nông học Hồ Nam,1957 )
1.1.2.2. Điều kiện độ ẩm và lượng mưa
Thực vật nói chung muốn hình thành nên một phần vật chất hữu cơ để cấu
tạo thành cơ thể của chúng thì chúng phải cần tới 400 phần nước. Chè là loại cây
ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung
cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng quan trọng hơn.



10

Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây
chè khoảng 1.500 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng
mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100
mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng khơng tốt. Chè u cầu độ ẩm
khơng khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm khơng khí thích hợp là
vào khoảng 85%.
Lượng mưa và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới
thời gian sinh trưởng và mùa thu hoạch chè dài hay ngắn, do đó ảnh hưởng trực
tiếp đến sản lượng cao hay thấp. Vùng chè Doomđome ở Bắc Ấn Độ lượng mưa
phân bố nhiều vào tháng 5 tới tháng 8 cho nên sản lượng chè thu hoạch được
trong năm cũng tập trung vào thời kỳ đó. Ở ta phân bố sản lượng chè trong năm
cũng có quan hệ rõ rệt với tình hình phân bố lượng mưa trong các tháng.
Bảng 1.2: Quan hệ giữa lượng mưa và sự phân bố sản lượng búp chè
Tháng

1-2

3-4

5

6

7

8


9

10

1112

Sản
lượng
chè
trong
năm
(%)

0,39

7,2 - 5,34

10,35

14,74

16,66

13,22

16,50

10,60


4,06

Lượng
mưa
tháng
(mm)

50

50 - 100

> 100
vụ thu hoạch chè chủ yếu

50

(Nguồn:Viện Nông học Hồ Nam,1957 )
Tổng lượng mưa bình quân hàng năm ở các vùng trồng chè của nước
ta tương đối thỏa mãn cho nhu cầu về nước của cây chè. (Phú Thọ: 1.747
mm, Hà Giang: 2.156 mm, Plâyku: 2.072 mm, Buôn Mê Thuột: 1.954 mm,
Bảo Lộc: 2.084 mm).


11

Nhưng ở các vùng chè lượng mưa trong năm lại thường tập trung từ
tháng 5 đến tháng 10, cây chè gặp hạn từ tháng 11 đến tháng 3. Thời gian này
hạn kết hợp với độ nhiệt khơng khí thấp là những điều kiện bất thuận cho sự
sinh trưởng của cây. Vì vậy, bên cạnh biện pháp chống xói mịn cho chè vào
mùa mưa còn cần chú ý đến việc chống hạn giữ ẩm cho chè vào mùa khô.

Nghiên cứu về yêu cầu của cây chè đối với độ ẩm, Urusatze, Khamzaep xác
định rằng độ ẩm đất thích hợp cho cây chè phát triển là 80 - 85% sức chứa
ẩm tối đa đồng ruộng và độ ẩm khơng khí thích hợp là 75 - 80% hoặc trên
80%. Thiếu nước, độ ẩm khơng khí và độ ẩm của đất khơng đủ thì sức sinh
trưởng của búp sẽ yếu, lá trở nên dày và cứng, hình thành nhiều búp mù,
phẩm chất kém.
1.1.2.3. Điều kiện nhiệt độ khơng khí
Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi độ nhiệt
nhất định. Theo nghiên cứu của Kvaraxkhêlia (1950) và Trang Vãn Phương
(1956) thì cây chè bắt đầu sinh trưởng khi độ nhiệt trên 10oC. Độ nhiệt bình
quân hàng năm để cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,5oC và
sinh trưởng tốt trong phạm vi 15 - 23oC. Giới hạn độ nhiệt thấp đối với sinh
trưởng của chè biểu hiện rõ rệt qua thời kỳ ngừng sinh trưởng trong mùa
đông và sinh trưởng trở lại khi có độ nhiệt ấm áp của mùa xuân trong những
vùng khí hậu á nhiệt đới. Đối với sinh trưởng của cây trong thời kỳ này thì độ
nhiệt khơng khí trở thành nhân tố sinh thái chủ yếu. Cây chè yêu cầu lượng
tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000oC. Độ nhiệt tối thấp tuyệt đối mà cây có
thể chịu đựng được thay đổi tùy theo giống, có thể từ -5oC đến -25oC hoặc
thấp hơn.
Nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Chiết Giang cho thấy độ
nhiệt thích hợp đối với cây chè là 20 - 30oC, nếu độ nhiệt tăng dần, thì tác
dụng xúc tiến việc hình thành và tích lũy tanin trong lá chè biểu hiện rất rõ
rệt. Độ nhiệt quá thấp hoặc quá cao đều giảm thấp việc tích lũy tanin. Độ


12

nhiệt cao q 35oC thì q trình tích lũy tanin bị ức chế và nếu độ nhiệt trên
35oC kéo dài liên tục, chè sẽ bị cháy lá. Ngược lại khi độ nhiệt giảm thấp sẽ
dẫn đến một loạt biến đổi về cơ năng sinh lý thành phần hóa học của búp chè,

ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây và phẩm chất búp. Độ nhiệt
thấp và khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù.
1.1.3. Kinh tế hộ nông dân sản xuất chè
1.1.3.1. Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển
chuyên ngành kinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả
những người sống chung trong một ngơi nhà và nhóm người đó có cùng
chung huyết tộc và người làm công, người cùng ăn chung. Thống kê Liên
Hợp Quốc cũng có khái niệm về “Hộ” gồm những người sống chung dưới
một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ.
Giáo sư Mc Gê (1989) - Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho
rằng: “Hộ” là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng
chung huyết tộc ở trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm.
Nhóm “hệ thống thế giới” gồm các đại biểu Wallerstan (1982),
Wood (1982), Smith (1985), Martin và BellHel (1987) cho rằng: “Hộ là
một nhóm người có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một
hoàn cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế giống như các cơng ty, xí nghiệp khác”.
Theo lý thuyết về hệ thống nông nghiệp (FAO, 1999), hộ nông dân là
đơn vị cơ bản cho các phân tích KTXH, là hệ thống sản xuất có cấu trúc
phức hợp, quan hệ chặt chẽ với các hệ thống khác ở mức độ cao hơn.


13

Hình 1.1: Hộ nơng dân trong mối quan hệ với các hệ thống sản xuất
(Nguồn: FAO (1999), Guisdelines for Agrarian Systems Diagnosis,
Rome)
Theo Frank Ellis (1993) “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm
sống dựa trên ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình vào sản xuất,
ln nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng

bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ khơng hồn hảo”. Theo
ơng các đặc trưng của đơn vị kinh tế để phân biệt gia đình nơng dân với
những người làm kinh tế khác trong một nền kinh tế thị trường là: Thứ nhất,
đất đai: Người nơng dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu
tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống của
gia đình nơng dân trước những thiên tai. Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối
với lao động của gia đình là một đặc tính kinh tế nổi bật của người nơng dân.
Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt


14

chúng với các xí nghiệp tư bản. Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta
cho rằng: “người nông dân làm cơng việc của gia đình chứ khơng phải làm
cơng việc kinh doanh thuần túy” (Woly, 1966) nó khác với đặc điểm chủ
yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tư vào tích lũy
cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận.
Theo “Kinh tế hộ nông dân” của Đào Thế Tuấn (1995) thì Hộ nơng dân
là một nhóm người cùng chung huyết tộc, sống chung hay không sống
chung với người khác huyết tộc trong cùng mái nhà, ăn chung và có cùng
chung ngân quỹ. Khái niệm này chưa hồn tồn phản ánh chính xác về hộ
nơng dân. Tuy nhiên, Ơng cũng xác định hộ nông dân là những hộ làm nơng
nghiệp mà ở đó họ vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu thụ nông sản.
Theo Nguyễn Văn Huân (1995) “Kinh tế hộ nơng dân là một hình
thức sản xuất đặc biệt, tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Kinh tế hộ nơng dân
có những quy luật phát triển của nó, trong mọi chế độ nó ln thích ứng với
thực tế cuộc sống, cơ chế kinh tế hiện hành”.
Có nhiều quan niệm khác nhau về hộ nơng dân và kinh tế hộ nông
dân, qua tham khảo các tài liệu luận án đưa ra khái niệm về hộ và kinh tế hộ.
Hộ nơng dân là hộ gia đình được xem như một đơn vị kinh tế có đất đai, tư

liệu sản xuất, vốn sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức
lao động của gia đình để sản xuất trong lĩnh vực nơng nghiệp. Các thành viên
trong hộ đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến
chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình. Kinh tế hộ nơng dân
là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động
gia đình và mục đích của loạt hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu
cầu của hộ gia đình (khơng phải mục đích chính là sản xuất hàng hố để
bán). Tuy nhiên cũng cần có sự chú ý ở đây là các hộ gia đình cũng có thể sản
xuất để trao đổi nhưng ở mức độ hạn chế.


15

1.1.3.2. Đặc điểm kinh tế hộ nông dân và hộ nông dân sản xuất chè
Kinh tế hộ nông dân tồn tại ở các xã hội khác nhau, ở các giai đoạn khác
nhau có sự khác nhau về hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, quy mô sản xuất và
hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau
nhưng tựu trung lại, kinh tế hộ nông dân mang một số đặc điểm cơ bản sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa
là đơn vị tiêu dùng.
- Hộ nơng dân có khả năng tự duy trì được tái sản xuất giản đơn do
hộ nơng dân có tư liệu sản xuất của riêng họ, đó là đất đai và lao động.
- Việc tối đa hóa lợi nhuận khơng phải là mục tiêu duy nhất và không
phải mục tiêu chủ yếu của sản xuất trong hộ nơng dân.
- Hộ nơng dân có thể vượt qua áp lực của thị trường bằng việc sử dụng
lao động của gia đình.
- Lao động quản lý và lao động trực tiếp trong hộ nơng dân có sự gắn
bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyết thống. Tính thống nhất giữa lao
động quản lý và lao động trực tiếp rất cao.
- Hộ nơng dân có khả năng đa dạng hóa các hoạt động kinh tế của hộ,

do đó họ có thể giảm thiểu bớt rủi ro.
- Hộ nơng dân là đơn vị sản xuất có quy mơ nhỏ nhưng hiệu quả, có
khả năng thích nghi và sự điều chỉnh rất cao. (Chu Văn Vũ, 1995)
Hộ nông dân sản xuất chè ở Quốc Oai ngoài mang những đặc điểm
chung của hộ nơng dân nêu trên cịn mang một số đặc điểm:
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.
Tiềm lực, nguồn lực (như vốn, lao động…) để sản xuất yếu nên các
hộ nông dân sản xuất chè không dự trữ được các vật tư, yếu tố đầu vào cho
sản xuất chè. Do đó, khi có biến động tăng giá đầu vào các hộ chịu sự tác
động lớn.


16

Trình độ dân trí thấp, vì thế cho dù có đủ nguồn lực để đầu tư cho
sản xuất chè thì hộ nơng dân cũng khơng đủ kiến thức để tính đốn được mức
dự trữ tối ưu.
Hộ nơng dân sản xuất chè ở vùng cao của Quốc Oai có địa hình đồi
núi phức tạp, sản xuất của các hộ chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên,
nhất là vào mùa mưa.
Điều kiện sản xuất của hộ nông dân vùng cao cịn nghèo nàn, giao
thơng đi lại khó khăn, khả năng tiếp cận thị trường kém, nguồn thông tin bị
hạn chế dấn đến kinh tế chậm phát triển.
Để hộ nông dân trồng chè ở Quốc Oai phát triển được thì ngồi sự cố
gắng của bản than người dân, họ cần có sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước,
của các ban ngành, cộng đồng để có những định hướng và các giải pháp
cho từng vùng cụ thể.
1.1.3.3. Các nguồn lực của hộ nông dân
Trong hộ nông dân, các nguồn lực chủ yếu của hộ là đất đai, lao động
và vốn cho sản xuất. Đất đai của hộ nông dân bao gồm: đất được cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, đất th (theo vụ hay lâu dài), đất khốn,
thầu bên ngồi. Việc sử dụng đất đai của hộ nông dân phụ thuộc vào độ phì,
quy mơ diện tích và vị trí thửa ruộng. Mặt khác, việc sử dụng đất đai của hộ
nơng dân cịn phụ thuộc vào chính sách đất đai của Nhà nước, địa phương.
Đặc trưng nổi bật của hộ nông dân nước ta hiện nay là quy mô diện tích đất
canh tác rất nhỏ bé, biểu hiện rõ nét một nền kinh tế tiểu nông. Quy mô đất
đai của một hộ nông dân ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng rất nhỏ và manh
mún, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền núi và Tây
Nguyên có diện tích lớn hơn nhưng so với các nước trong khu vực vẫn
thuộc loại nhỏ bé (Nguyễn Văn Huân, 1995) . Điều này ảnh hưởng rất lớn tới
việc phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa có tính cạnh tranh cao trong nền


17

kinh tế thị trường hiện nay. Quy mơ diện tích đất đai của hộ có ảnh hưởng
tới ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ của KHCN, các hộ có quy mơ nhỏ ngại
thay đổi cơng nghệ, các hộ có diện tích lớn thì hiệu quả kinh tế cao hơn hộ có
diện tích nhỏ. Vì thế, để khuyến khích các hộ nông dân trồng chè ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật thì việc dồn điền đổi thửa cũng là một yêu cầu đặt ra.
Một nguồn lực rất quan trọng khác của hộ nơng dân đó là nguồn lao
động trong gia đình. Nguồn lao động này gồm lao động chính và lao động
quy của hộ. Trong sản xuất nông nghiệp, các hộ chủ yếu dựa vào nguồn
lao động này và thường được sử dụng linh hoạt theo nhiều chiều một cách
hiệu quả. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa lao động hộ nông dân và các thành
phần kinh tế khác. Sức lao động trong hộ nơng dân có đặc trưng là họ khơng
được coi là hàng hóa. Lao động này chủ yếu được sử dụng nhằm thỏa mãn
nhu cầu sản xuất và sự nghỉ ngơi của gia đình họ. Ở những gia đình có tỷ lệ
số lao động trên số nhân khẩu thấp thì thời gian nghỉ giảm đi hay nói cách
khác là họ phải làm việc vất vả hơn và ngược lại. Lao động trong hộ nông

dân ở Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm: đa dạng nhưng ít chuyên sâu,
mang tính thời vụ; dư thừa nên việc tìm kiếm việc làm trong nơng thơn gặp
nhiều khó khăn mà thu nhập lại thấp; trình độ học vấn và kỹ năng của người
lao động thấp, ít được đào tạo, chủ yếu là tự đào tạo và truyền nghề, tôn
sùng kinh nghiệm. Điều này hạn chế đến việc tiếp thu kỹ thuật và công nghệ
mới, nhất là ứng dụng các tiến bộ trong sản xuất của các hộ trồng chè trên
địa bàn tỉnh Quốc Oai. Thực tế hiện nay ở các vùng nông thôn cho thấy, hầu
hết các lao động trẻ khỏe, có học vấn đều dời các làng quê thuần nơng lên
các thành phố tìm kiếm cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho hộ. Mặc dù vậy,
một hệ lụy đang diễn ra trong vùng là lao động còn lại cho sản xuất nơng
nghiệp nói chung và sản xuất của các hộ trồng chè nói riêng chủ yếu lại là lao
động nữ. Việc sử dụng nhiều lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp phần


18

nào có ảnh hưởng tới khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Để sử dụng và nâng cao nguồn nhân lực trong hộ nông dân cần đẩy mạnh đào
tạo kỹ năng lao động thông qua các hoạt động khuyến nông. Xét về lâu dài,
việc đầu tư cho giáo dục và công tác khuyến nông là những phương tiện
hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cho nguồn lao động này, góp phần nâng
cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập cho
hộ nông dân.
Nguồn vốn cho sản xuất là nguồn lực không thể thiếu của hộ. Nguồn
vốn trong hộ nông dân bao gồm tiền và hiện vật mà hộ có hoặc đi vay để
phục vụ sản xuất. Ở nước ta, do quy mô sản xuất của hộ nông dân nhỏ, lẻ,
năng suất lao động thấp nên khả năng tích tụ vốn của đại đa số hộ nơng dân
cịn rất thấp. Theo số liệu tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn của Tổng cục
thống kê (2012), vốn tích lũy của các hộ nông nghiệp nước ta năm 20012 ở
mức thấp, trung bình khoảng 6,8 trđ/hộ, trong khi vốn tích lũy của các loại

hộ khác cao hơn (hộ vận tải là 16,8 trđ/hộ, hộ thương mại là 14,21 trđ/hộ và
hộ thủy sản là 11,3 trđ/hộ).
Sản xuất của các hộ nông dân trồng chè cũng cần đầu tư thâm canh,
do vậy cần nguồn vốn lớn hơn, đặc biệt là phân đạm, NPK, tưới tiêu. Với
nguồn vốn rất hạn chế như trên để đảm bảo cho các hộ nông dân sản xuất
chè đạt hiệu quả kinh tế cao cần có sự đầu tư giúp đỡ tiền mua phân bón,
tưới tiêu thơng qua hình thức cho vay, hỗ trợ lãi suất ..vv..
1.1.4. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ nông dân
* Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Xuất phát từ các góc độ xem xét, các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều
quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo Kar Marx, hiệu quả là việc
“tiết kiệm và phân phối một các hợp lý thời gian lao động sống và lao động
vật hóa giữa các ngành” và hiệu quả cũng là quy luật “tiết kiệm và tăng


19

năng suất lao động”.
Kar Marx cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá
nhu cầu cá nhân của người lao động là sơ sở tiết kiệm của hết thảy mọi xã
hội” (K.Marx, 1962)
Theo David Begg [8], “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể
tăng sản lượng một loại hàng hóa này mà khơng cắt giảm một loại hàng hóa
khác” và Ơng cịn khẳng định “Hiệu quả nghĩa là khơng lãng phí”. Các
quan điểm này đúng trong nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển nhưng
khó xác định vì chưa đề cập đến chi phí để tạo ra sản phẩm, nhất là ở các
nước đang phát triển hay chậm phát triển.
Theo Nguyễn Như Ý (1999) “Hiệu quả được hiểu như một hiệu số
giữa kết quả với chi phí, tuy nhiên trong thực tế đã có trường hợp khơng
thực hiện được phép trừ hoặc phép trừ khơng có ý nghĩa”.

Các nhà kinh tế học thị trường như Samuelson, Nordhaus (2002) cho
rằng “Hiệu quả là một tình trạng mà trong đó các nguồn lực của xã hội được
sử dụng hết để mang lại sự thỏa mãn tối đa cho người tiêu dùng” và “Hiệu
quả kinh tế xảy ra khi không thể tăng thêm mức độ thỏa mãn của người này
mà không làm phương hại cho người khác”.
Theo Phạm Ngọc Kiểm (2009) “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một
phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu. Nó phản
ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ tiết kiệm chi phí các nguồn
lực đó trong q trình tái sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh”.
Quan điểm này ưu việt hơn trong đánh giá hiệu quả đầu tư theo chiều sâu,
hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.
Hiện nay, theo quan điểm mới, hiệu quả kinh tế (EE) gồm hai bộ phận
là hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE). Theo Colman và Young
(1990), hiệu quả kỹ thuật được định nghĩa là khả năng của người sản xuất


×