Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện quốc oai thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341 KB, 11 trang )

Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
trên địa bàn huyện Quốc Oai thành phố Hà
Nội

Vũ Danh Định

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý kinh tế, Quy hoạch phát triển, Kinh tế xã hội.


Content
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm qua, công tác quy hoạch đã được các ngành, các cấp triển khai tích
cực và rộng khắp, nên nhìn chung phương hướng phát triển tổng thể và dài hạn của các vùng,
các ngành và các địa phương đã được xác định, làm căn cứ cho việc hoạch định các kế hoạch
phát triển 5 năm và hàng năm và tạo căn cứ cho việc xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư trong
nước và nước ngoài. Quy hoạch đã từng bước trở thành một trong các công cụ hữu hiệu để
quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn
cầu hóa. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về quy hoạch từng bước được nghiên cứu, làm rõ.
Hệ thống văn bản pháp luật về công tác quy hoạch dần được ban hành, hoàn thiện. Đội ngũ
cán bộ làm công tác nghiên cứu, tư vấn và quản lý nhà nước về quy hoạch được hình thành và
phát triển. Chất lượng công tác quy hoạch dần được nâng lên. Nhận thức của các cấp, các
ngành đối với công tác quy hoạch có tiến bộ rõ rệt. Vị trí, vai trò của công tác quy hoạch được
nâng cao và được khẳng định ngày càng rõ trong xã hội.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Quốc Oai thời kỳ 2001-2010 có tính đến tầm


nhìn 2020 đã được UBND tỉnh Hà tây (cũ) thông qua. Qua việc thực hiện quy hoạch, trên địa bàn
đạt được những kết quả nhất định trong phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng
phát triển các ngành sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng, định hướng phát triển nguồn nhân lực…
Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển mới, nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác
động đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng,
đặc biệt là sự kiện Quốc Hội khóa XI ra Nghị quyết số 15 về việc điều chỉnh địa giới hành chính
thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành liên quan. Theo đó Quốc Oai có một vị thế mới là một
huyện ngoại thành, giáp cửa ngõ nội thành ở Phía Tây của Thành phố. Vị thế về điều kiện tự
nhiên này giúp cho huyện Quốc Oai có cơ hội phát triển lớn nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều
thách thức mà huyện Quốc Oai phải đối mặt.
Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố tiềm năng, nguồn lực phát triển kinh tế
xã hội của huyện Quốc Oai, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc và những tồn tại trong quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai trong những năm qua đồng thời đưa ra các giải
pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Quốc Oai trên cơ sở phù
hợp với Chiến lược phát triển chung của cả nước, của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 trên cơ sở có tính đến đặc thù riêng.
Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài: “HOÀN THIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI” để
làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Hà Tây
(cũ) đã có những văn bản phê duyệt các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy
hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, quy hoạch sản phẩm chủ lực trên địa bàn, như: Quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Quốc Oai thời kỳ 2001-2010 có tính đến tầm nhìn 2020.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010 (2001), Hà
Nội.
Một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu về quy hoạch đô thị như: Hoàn thiện quản lý quy
hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Quản lý kinh kinh tế của Huỳnh Khương Ninh, Hà Nội, 2005; Cải cách hành chính trong
quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận/huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ

chuyên ngành Quản lý kinh tế của Trần Công Lý, Hà Nội, 2005;
Bên cạnh đó, còn có các công trình tiêu biểu như:
- Viện Chiến lược phát triển (2004). Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội: một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Công trình khái quát một số vấn đề lý luận về nội dung quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội cũng như đưa ra các đánh giá về thực tiễn quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt
Nam.
- Phát triển các dịch vụ xã hội cho người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của Phan Thị Thanh Mai , Hà Nội, 2005;
- Bùi Tất Thắng (2012), Theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện chiến lược, quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội ở các ngành và địa phương, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 21, trang
10-13. Bài báo khẳng định vai trò quan trọng của công tác theo dõi, giám sát, đánh giá việc
thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở các ngành và địa phương ở nước ta
giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, từ đó khuyến nghị một số biện pháp để nâng cao hiệu
quả thực hiện công tác này trong thời gian tới.
- PGS, TS. Bùi Tất Thắng, Luật phải thể chế hóa được đổi mới công tác quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 3 (539) năm 2013. Từ việc khái quát
tầm quan trọng của công tácquy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian
qua, tác giả kiến nghị các giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện Luật Quy hoạch trong thời
gian tới.
- Trần Hồng Quang (2010), Một số đánh giá về công tác quy hoạch phát triển kinh tế-
xã hội trước yêu cầu đổi mới, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 7, trang 22-24.
Trên cơ sở khái quát thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong
những năm vừa qua, bài báo đã đưa ra những đánh giá về ưu điểm, hạn chế của công tác này
từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.
- TS. Trần Hồng Quang (2013), Về vai trò của quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp
huyện, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3/2013
Tác giả bài báo đã làm rõ và khẳng định vai trò quan trọng của quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội ở cấp huyện như là một công cụ quản lý hiệu quả, cho phép cấp huyện thực hiện quản lý phát
triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

- TS. Nguyễn Văn Thành, Đoàn Thanh Tùng, Viện Chiến lược phát triển (2013), Đổi
mới nội dung quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực xã hội, Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo số
14/2013).
Bài viết khẳng định, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực xã hội là một phần không
thể thiếu trong bức tranh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung. Tuy nhiên, trong thực
tiễn nghiên cứu và điều hành thực hiện quy hoạch, một số vấn đề tồn tại và bất cập đã bắt đầu
bộc lộ, dẫn tới yêu cầu phải đổi mới nội dung quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực theo các
hướng sau: phải xác định được các yếu tố và lượng hoá tác động của những yếu tố đó đến việc
hình thành, phát triển và phân bố mạng lưới kết cấu hạ tầng ngành, lĩnh vực xã hội; Nội dung
quy hoạch cần tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng, trình độ phát triển hệ thống (mạng
lưới) cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực xã hội trong mối quan hệ so sánh với mức
độ đáp ứng nhu cầu của nhân dân và so sánh quốc tế (về chủng loại, chất lượng ); xác định
được những mục tiêu cần đạt được trong thời kỳ quy hoạch và đề xuất được những giải pháp
thực hiện các mục tiêu;
- Hoàng Sỹ Động (2013), Nhận thức, tiếp cận, khái niệm, nội dung cơ bản của Quy
hoạch tổng thể trong bối cảnh mới, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 10/2013.
Bài viết dựa trên nghiên cứu các tài liệu, công trình liên quan, gồm cả khảo sát thực
tiễn về nhận thức, tiếp cận, khái niệm, nội dung quy hoạch, trong đó chú trọng đến quy hoạch
tổng thể của nước ngoài và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, gợi
mở một số vấn đề về quy hoạch tổng thể ở Việt Nam trong bối cảnh mới.
- TS. Cao Văn Bản, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (2013), Nâng cao chất lượng lập và thẩm định quy hoạch, Tạp chí Kinh tế và
Dự báo số 12/2013.
Theo tác giả bài báo, xem xét thực tế của nước ta trong thời gian qua cho thấy, còn
nhiều quy hoạch được phê duyệt chưa bảo đảm yêu cầu về chất lượng, đặc biệt là kém tính
khả thi, có quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần và thậm chí khá nhiều quy hoạch "treo", làm
mất vai trò của quy hoạch. Để các quy hoạch được phê duyệt đáp ứng yêu cầu, tác giả đã đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lập và thẩm định quy hoạch.
Qua nghiên cứu các công trình tiêu biểu trên cho thấy:
- Các công trình khoa học đã đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau về khái niệm, vai

trò của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các cấp hành chính của Việt Nam.
- Một số công trình đã đánh giá thực trạng công tác quy hoạch các ngành, các lĩnh vực
và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua, khái quát được những
ưu điểm, hạn chế cần khắc phục.
- Một số công trình, bài báo đã đề xuất các biện pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công
tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như xây dựng Luật Quy hoạch của Việt Nam
trong thời gian tới.
Như vậy, đã có các công trình tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực
tiễn trên các khía cạnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Những công trình nêu trên thực sự là
nguồn tài liệu ban đầu vô giá, giúp ích to lớn cho tác giả luận văn này kế thừa thực hiện nghiên cứu
đề tài luận văn của mình.
Tuy nhiên, những công trình trên còn để lại các khoảng trống khoa học sau:
Một là, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống
về vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên một đơn vị hành chính cấp huyện.
Hai là, chưa có công trình nào đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
trên địa bàn Huyện Quốc oai, thành phố Hà Nội, chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong vấn đề
trên ở huyện Quốc Oai.
Ba là, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu, đề xuất quan điểm và giải
pháp nhằm hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện Quốc oai, thành
phố Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn Huyện Quốc oai, thành phố Hà Nội" sẽ tiếp thu và kế thừa các thành quả khoa học
của các công trình nghiên cứu đi trước, cố gắng giải quyết những khoảng trống khoa học trên
nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn Huyện Quốc Oai.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu
Từ việc chỉ ra những bất cập trong quy hoạch hiện nay, luận văn đưa ra các giải pháp
kiến nghị nhằm hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Quốc Oai đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.

* Nhiệm vụ
- Nghiên cứu và hệ thống hóa những luận cứ khoa học và các quan điểm về quy hoạch
phát triển kinh tế- xã hội tại đơn vị hành chính cấp huyện.
- Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện Quốc Oai đồng
thời chỉ ra những hạn chế, vướng mắc, những tồn tại và nguyên nhân của nó trong quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai trong những năm qua.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn huyện Quốc Oai phù hợp với Chiến lược phát triển chung của cả nước, của Thủ đô
Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên cơ sở có tính đến đặc thù riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính cấp huyện.
* Phạm vi nghiên cứu:
Các hoạt động liên quan đến quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội
chủ yếu trên địa bàn huyện Quốc Oai
Phạm vi không gian: trên địa giới hành chính của huyện Quốc Oai.
Phạm vi thời gian: Nghiên quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai giai
đoạn 2005-2015, đề xuất giải pháp hoàn thiện quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:
*Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích một cách đúng đắn tiêu thức phân loại và tổng hợp, liên kết các kết quả cụ thể
từ sự phân tích giúp nắm bắt, khái quát được mặt định tính và định lượng nhằm sử dụng các
nguồn lực một cách hiệu quả nhất, tối đa hóa các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội .
*Phương pháp lôgic và lịch sử
Nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra thực trạng công tác quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
* Phương pháp thống kê:
Phương pháp thống kê được áp dụng để thu thập các thông tin về hiện trạng kinh tế - xã

hội và công tác quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như vai trò của các cơ quan
quản lý trong việc quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Quốc Oai.
* Phương pháp so sánh và đối chứng, dự báo
Đây là phương pháp thu thập và so sánh các thông tin cùng loại giữa hai hay nhiều đối
tượng được nghiên cứu với nhau để từ đó có thể tổng hợp các thông tin ở mức độ khái quát cao
làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá với độ tin cậy cao và phù hợp với công trình nghiên cứu.
Cơ sở thực tế hoặc giả định của phương pháp này là sự tương đồng của một (hoặc nhiều
hơn) yếu tố quan trọng nào đó giữa các đối tượng cần so sánh (ví dụ: quy mô, độ lớn, tính chất,
đặc điểm xã hội ).
*Thu thập và tham khảo những nghiên cứu đã có sẵn
Thu thập đầy đủ các văn bản quy phạm của Nhà nước về quy hoạch kinh tế xã hội và
quản lý đô thị đã được ban hành và hiện đang có hiệu lực. Tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của
các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Đề tài Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Quốc Oai
thành phố Hà Nội được nghiên cứu thành công sẽ là cơ sở để triển khai quy hoạch chung, quy
hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy
hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn và lập các dự án đầu tư để phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn Huyện; Đồng thời là cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương quản lý, thực
hiện theo quy hoạch. Ngoài ra, đề tài còn là tài liệu bổ ích cho các địa phương khác tham khảo
trong quá trình xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch. Đề tài cũng góp phần cung cấp thêm
những luận cứ khoa học cho việc xây dựng Luật Quy hoạch ở nước ta trong những năm tới.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3
chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại đơn vị
hành chính cấp huyện
Chương 2: Thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Quốc
Oai, Thành phố Hà Nội
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên

địa bàn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Bá Ân (2012). Đề tài khoa học Thực trạng và giải pháp đổi mới xây dựng quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (vùng tỉnh) đối với công tác kế hoạch ở địa
phương, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cao Văn Bản (2013), Nâng cao chất lượng lập và thẩm định quy hoạch, Tạp chí Kinh
tế và Dự báo số 12/2013.
3. Chính phủ (2006). Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
4. Bộ Chính trị Đảng CSVN, Nghị quyết số 15/NQ-TU, ngày 15/12/2000 của Bộ Chính
trị, Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển đô thị Hà Nội thời kỳ 2001-2010.
5. Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường
(2011), Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT, ngày
28/10/2011 quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới.
6. Bộ Xây dựng, Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng ban
hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch
xây dựng.
7. Chi cục thống kê huyện Quốc oai, Niên giám thống kê huyện Quốc Oai các năm 2005
- 2011.
8. Chính phủ, Nghị định số 132/2003/NĐ-CP, ngày 6/11/2003 của Chính phủ.
9. Chính phủ, Nghị định số 91/NĐ-CP của Chính phủ, Về điều lệ quản lý quy hoạch đô thị.
10. Chính phủ (2008). Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/1/2008 sửa đổi một số điều
của Nghị định 92/CP.
11. Nguyễn Tiến Dũng (2007). Bài giảng Quy hoạch phát triển, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần
thứ 9 (khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Hoàng Sỹ Động (2012), Quy hoạch từ lý thuyết đến thực tiễn ở nước chuyển đổi mô
hình phát triển, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 220 trang.
16. Hoàng Sỹ Động (2013), Nhận thức, tiếp cận, khái niệm, nội dung cơ bản của Quy
hoạch tổng thể trong bối cảnh mới, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 10/2013.
17. Đại từ điển tiếng Việt (1998), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
18. Nguyễn Hiền, Nguyễn Hoàng (2013), Về nội hàm của quy hoạch trong bối cảnh thế
giới mới, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 10/2013.
19. Nguyễn Mạnh Hùng (2004), Chiến lược - kế hoạch - chương trình đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội.
20. Nguyễn Mạnh Hùng (1997), Quy hoạch ngành và chương trình quốc gia ở Việt Nam
đến và sau năm 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội.
21. Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường Đại học kinh tế quốc dân (2006). Kế hoạch hoá
phát triển kinh tế xã hội, Nxb Thống kê.
22. Kinh tế học phát triển - những vấn đề đương đại (2003), Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
23. Trần Hồng Quang (2010), Một số đánh giá về công tác quy hoạch phát triển kinh tế-xã
hội trước yêu cầu đổi mới, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 7, trang 22-24.
24. Trần Hồng Quang (2013), Về vai trò của quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp
huyện, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3/2013.
25. Quốc hội nước CH XHCNVN, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 (sửa đổi) (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Quốc hội nước CH XHCNVN, Luật Đất đai (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Quốc hội nước CH XHCNVN, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
(2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Quốc hội nước CH XHCNVN, Luật Xây dựng (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
29. Quốc hội nước CH XHCNVN, Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội (2005), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
30. Quốc hội nước CH XHCNVN, Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân (2005),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Nguyễn Văn Sáu (chủ biên - 2003), Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
32. Sở Giao thông công chính Hà Nội (2004), Báo cáo tình hình cấp thoát nước thành phố
Hà Nội, tháng 8 năm 2004, Hà Nội.
33. Bùi Tất Thắng (2012), Theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện chiến lược, quy hoạch
phát triển kinh tế-xã hội ở các ngành và địa phương, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số
21, trang 10-13.
34. Bùi Tất Thắng, Luật phải thể chế hóa được đổi mới công tác quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 3 (539) năm 2013.
35. Nguyễn Văn Thành, Đoàn Thanh Tùng, Viện Chiến lược phát triển (2013), Đổi mới
nội dung quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực xã hội.
36. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 60/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội
thời kỳ 2001-2010, Hà Nội.
37. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 108/CP của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh không gian đô thị Hà Nội đến năm 2002, Hà Nội.
38. Thủ tướng Chính phủ, Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011;
39. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
40. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thành phố

Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
41. Toàn cảnh kinh tế Việt Nam (2004), tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Tổng cục Thống kê (1996), Kết quả tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính sự
nghiệp năm 1995, Nxb Thống kê, Hà Nội.
43. Tổng cục Thống kê (2005), Tư liệu kinh tế - xã hội 64 tỉnh, thành và thành phố Việt
Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
44. Tổng quan quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam (2002), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
45. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2000), tập 3, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
46. Từ điển tiếng Việt (1992), Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
47. UBND thành phố Hà Nội, Quyết định số 5058/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 của
UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa
bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
48. UBND thành phố Hà Nội, Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 của
UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp Thành phố Hà
Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
49. UBND thành phố Hà Nội, Quyết định số 5606/QĐ-UBND ngày 1/12/2011 và số
6176/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành
danh mục quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội giai
đoạn 2011 - 2015 và danh mục quy hoạch lập năm 2012.
50. UBND thành phố Hà Nội, Quyết định số 2686/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của UBND
thành phố Hà Nội phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai
đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000;
51. UBND thành phố Hà Nội, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô Hà Nội
thời kỳ 2001-2010 (2001), Hà Nội.
52. UBND huyện Quốc Oai, Các báo cáo thường niên về phát triển kinh tế xã hội, văn
hóa, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện Quốc Oai từ 2005 trở lại đây.
53. UBND huyện Quốc Oai, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Quốc Oai
năm 2013 và phương hướng năm 2014.
54. Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Báo cáo "Quan điểm, mục tiêu và

định hướng soạn thảo Luật Quy hoạch", Hòa Bình, tháng 1/2014.
55. Ngô Doãn Vịnh (2013), Về khung lý thuyết nghiên cứu quy hoạch phát triển tổng thể ở
Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12/2013
56. Ngô Doãn Vịnh (2003). Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt Nam: học hỏi và sáng tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. Viện Chiến lược phát triển (2004). Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội: một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tiếng Anh
58. Hall, P. (1992). Urban & Regional Planning. Routledge, London and New York, 350
p.
59. Allmendinger, P. và Tewdwr-Jones, M. (2002). Planning Futures: new directions for
Planning Theory, Routledge, London.
60. Banister, D. (2002). Transport Planning, E.&F.N SPON, New York.
61. EC (1999). European Spatial Development Perspective: towards balanced and
sustainable development of teritory of the European Union, Luxembourg.
62. Gilg, A.W. (2005). Planning in Britain: understanding & evaluation the post-war
system, Sage, London.
63. Taylor, N. (1998). Urban Planning Theory since 1945, Sage, London.
64. Jane Silberstein, & Chris Maser. (2000). Land-Use Planning for Sustainable
Management, 203 p. Lewis Publishhers
65. Phe, H. H., & Wakely, P. (2000). Status, Quality and the Other Trade-Off: Towards a
New Theory of Urban Residential Location, Urban Studies, 37(1), 7-35. SAGE
Publications
66. Philip Allmendinger (2009). Planning Theory, Macmillan Publishers Limited, 270 p.

×