Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý gian lận thương mại trên địa bàn thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

TRẦN THẾ HÙNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

TRẦN THẾ HÙNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HĨA

Chun ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã Số: 60620115



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM XUÂN PHƯƠNG

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa có bất kỳ nghiên cứu, luận văn nào có đề tài
như trên.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi thơng tin trích dẫn trong luận văn này được
chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Người thực hiện

Trần Thế Hùng


ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả luôn nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp, quý cơ
quan và người thân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy cơ
giáo giảng dạy Trường Đại học lâm nghiệp; các thầy cô Khoa Kinh tế nông
nghiệp;Cục Quản lý thị trường; Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hoá; Đội
Quản lý thị trường số 1 và các Cơ quan, Ban ngành có, liên quan ban ngành
cấp tỉnh, cấp Thành phố đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học
tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
Ts. Phạm Xuân Phương người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo, bạn bè động
nghiệp, người thân, lãnh đạo Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý
thị trường Thanh Hố nơi tơi cơng tác, đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và hồn thành luận văn này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng 3 năm 2014
Tác giả

Trần Thế Hùng


iii

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ....................................................................................................................... i
Lời cảm ơn........................................................................................................................... ii
Mục lục ...............................................................................................................................iii
Danh mục các bảng........................................................................................................... vi
Danh mục các hình ..........................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIAN LÂN THƯƠNG
MẠI VÀ QUẢN LÝ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI................................................... 4
1.1. Lý luận chung về gian lận thương mại ................................................................... 4
1.1.1. Vấn đề gian lận thương mại. ................................................................................. 4
1.1.2. Vấn đề quản lý gian lận thương mại ................................................................. 13
1.1.3. Sự cần thiết phải quản lý gian lận thương mại ................................................ 17
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý gian lận thương mại ....................... 19
1.2. Thực tiễn gian lận thương mại và quản lý gian lận thương mại ở Việt Nam .... 22
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................................. 25
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ............................................................ 25
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................. 25
2.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................................... 29
2.1.3. Giới thiệu về đơn vị quản lý thị trường tại Thành phố Thanh Hóa ............. 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 42
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ........................................................................ 42
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ............................................................... 42
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 43


iv


2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ............................................ 43
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 45
3.1. Thực trạng hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn năm 2010-2012 ....................................................................................................... 45
3.2. Thực trạng hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
giai đoạn 2010-2012 ........................................................................................................ 47
3.2.1. Tình hình hoạt động gian lận thương mại ở thành phố Thanh Hóa giai đoạn
2010-2012 .......................................................................................................................... 47
3.1.2. Đánh giá tác hại của gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Thanh
Hố ...................................................................................................................................... 52
3.3. Thực trạng cơng tác quản lý gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Thanh
Hóa của Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa giai đoạn 2010-2012 ..................... 53
3.3.1. Căn cứ pháp lý để đấu tranh chống gian lận thương mại trên địa bàn thành
phố Thanh Hóa ................................................................................................................. 53
3.4. Kết quả cơng tác đấu tranh chống gian lận thương mại của Chi cục Quản lý
thị trường Thanh Hóa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa theo các đối tượng điều
tra......................................................................................................................................... 55
3.4.1. Kết quả đấu tranh chống gian lận thương mại tại Đội Quản lý thị trường số
1 phụ trách địa bàn thành phố Thanh Hóa................................................................... 55
3.4.2. Đánh giá của tổ chức và cá nhân được điều tra về công tác tổ chức thực
hiện chống gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hoá ..................... 61
3.4.3. Tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra phỏng vấn ............................................. 67
3.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý gian lận thương mại trên địa
bàn thành phố Thanh Hóa............................................................................................... 71
3.5.1. Nhân tố kinh tế ...................................................................................................... 71
3.5.2. Những nhân tố văn hoá - xã hội ......................................................................... 72
3.5.3. Những nhân tố từ hệ thống hành pháp và lập pháp ........................................ 72


v


3.6. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân trong quản lý gian lận thương mại
trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ................................................................................ 72
3.6.1. Những tồn tại ......................................................................................................... 72
3.6.2. Nguyên nhân .......................................................................................................... 75
3.6.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................................ 78
3.7. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cuờng quản lý gian lận thương
mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ........................................................................ 78
3.7.1. Cơ sở hình thành các giải pháp .......................................................................... 78
3.7.2. Một số giải pháp chủ yếu..................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT
2.1
2.2

2.3
2.4
2.5
2.6
3.1

3.2


Thực trạng sử dụng quỹ đất thời kỳ 2009 – 2012
Tình hình phát triển kinh tế của thành phố Thanh Hóa Giai
đoạn 2010 – 2012
Cơ cấu giá trị sản xuất của Thành phố Thanh Hóa giai đoạn
2010-2012
Số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư kinh doanh
Số lượng doanh nghiệp vốn đầu tư theo ngành nghề kinh
doanh giai đoạn 2010-2012
Tình hình dân số và lao động của thành phố Thanh Hóa
Số vụ phát hiện xử lý sản xuất buôn bán hàng giả gian lận
thương mại một số năm trên địa bàn thành phố Thanh Hoá
Số vụ kiểm tra xử lý gian lận thương mại của các lực lượng
chức năng từ năm 2010-2012

Trang
27
30

32
35
37
39
57

59

3.3

Tổng hợp điều tra đối với người tiêu dùng


63

3.4

Tổng hợp điều tra đối với tổ chức cá nhân sản xuất

64

3.5

Tổng hợp điều tra đối với cán bộ quản lý

66

3.6

Tổng hợp kết quả điều tra nhận biết hàng giả

67

3.7

Tổng hợp kết quả điều tra tác hại gian lận thương mại

69

3.8

Tổng hợp kết quả công tác quản lý gian lận thương mại


70


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

2.1

Cơ cấu giá trị sản xuất của thành phố Thanh Hóa 2010 – 2012

33

2.2

Doanh nghiệp năm 2012 theo loại hình doanh nghiệp

36

2.3

Cơ cấu doanh nghiệp năm 2012 theo ngành nghề kinh doanh


38

3.1

Số vụ phát hiện xử lý gian lận thương mại trên địa bàn thành
phố Thanh Hoá

57

3.2

Đánh giá mức độ nhận biết gian lận thương mại

68

3.3

Đánh giá mức độ tác hại của gian lận thương mại

69

3.4

Đánh giá mức độ của công tác quản lý gian lận thương mại

70


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nói đến gian lận thương mại, trong dân gian từ lâu đã xuất hiện thành
ngữ “buôn gian, bán lận” để chỉ các hành vi lừa dối, mánh khóe trong lĩnh
vực thương mại. Thơng qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua, bán,
xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ, hành vi gian dối, lừa lọc hướng đến mục
đích thu lợi bất chính. Đây là hiện tượng có tính lịch sử, xuất hiện từ lâu và
trong một thị trường cạnh tranh thì gian lận thương mại, theo quy luật của nó,
phát triển đến các mức độ tinh vi hơn là điều không thể tránh khỏi.
Quản lý gian lận thương mại luôn là mối quan tâm của nhiều quốc gia
trên thế giới. Vấn nạn gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần
đây có nhiều diễn biến phức tạp và đang là một trong những trở ngại lớn cho
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước
ta hết sức coi trọng lĩnh vực đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và
đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để ngăn chặn, phịng ngừa tệ nạn này.
Đất nước ta, trong điều kiện hiện nay đang ra sức tập trung thực hiện
thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước từng bước đưa đất nước vào thời kỳ
công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước thì nhiệm vụ quản lý gian lận thương
mại rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực.
Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của
tỉnh Thanh Hóa và là một đô thị phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ đồng
thời có sức lan tỏa tới khu vực Nam Bắc Bộ. Diện tích tự nhiên 146,77 km²
với 14 phường và 23 xã, dân số 393.294 người và thành phố đã trở thành một
trong những đô thị lớn nhất của khu vực phía bắc về dân số. Trong những
năm gần đây tình hình bn lậu và gian lân thương mại trên địa bàn thành phố
phát triển hết sức nhanh chóng.
Vấn đề đặt ra là đánh giá về tình hình gian lận thương mại ở thành phố
diễn ra ở mức độ nào, tác hại đến đâu? Việc tổ chức quản lý gian lận thương
mại ra sao? Giải pháp nào nhằm tăng cường chống gian lận thương mại có



2

hiệu quả trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới hiện nay?
Đó là những vấn đề lớn cần phải được làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tơi chọn đề tài: “Giải pháp tăng cưịng
quản lý gian lận thương mại trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa” làm luận
văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý gian lận thương mại
trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về gian lận
thương mại và quản lý gian lận thương mại.
- Đánh giá đúng thực trạng gian lận thương mại và quản lý gian lận
thương mại trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý gian lận thương
mại trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý gian lận thương mại trên các
lĩnh vực gian lận về thuế và sản xuất, buôn bán hàng giả.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình gian lận thương mại và quản lý
gian lận thương mại trong giai đoạn hiện nay và một số nhân tố chủ yếu tác
động đến quản lý gian lận thương mại. Từ đó đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm
tăng cường quản lý gian lận thương mại trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa
trong thời gian tới.



3

+ Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu gian lận thương mại và quản lý gian lận thương mại
trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
+ Phạm vi về thời gian
Đề tài thu thập số liệu được công bố trên các tài liệu, báo cáo,... trong
các năm từ (2010- 2012). Số liệu khảo sát được điều tra, phỏng vấn từ tháng 9
đến tháng 12 năm 2013.
4. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung vào những vấn đề chính sau đây:
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về gian lận thương mại và quản lý gian lận
thương mại
Đề tài hệ thống hóa một số khái niệm gian lận thương mại. Các hình
thức gian lận thương mại và tác động của gian lận thương mại. Những nội
dung trong quản lý gian lận thương và những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý
gian lận thương mại.
4.2. Thư ̣c tra ̣ng tình hình gian lận thương mại và quản lý gian lận thương
mại trên địa bàn nghiên cứu
Khái quát chung về tình hình hoạt động gian lận thương mại ở thành
phố Thanh Hóa giai đoạn 2010- 2012; Tác hại của gian lận thương mại trên
địa bàn thành phố Thanh Hóa. Công tác quản lý gian lận thương mại tại thành
phố Thanh Hóa
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý gian lận thương mại trên địa bàn
nghiên cứu
Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý gian lận thương mại
trong các đối tượng điều tra. Nêu lên tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong
quản lý quản lý gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

4.4. Đề xuất một số giải pháp
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cuờng quản lý gian lận
thương mại trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIAN LÂN THƯƠNG MẠI
VÀ QUẢN LÝ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.1. Lý luận chung về gian lận thương mại
1.1.1. Vấn đề gian lận thương mại.
1.1.1.1. Khái niệm về gian lận thương mại
Gian lận thương mại (GLTM) là những hàng vi dối trá, thủ đoạn trong
hoạt động thương mại nhằm mục đích thu được một khoản lợi bất chính nào
đó, mà lẽ ra những khoản lợi thu được này họ không được hưởng, gây thiệt
hại cho nhà nước và người tiêu dùng.
Như vậy, GLTM trước hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhưng
hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thương mại thông qua
đối tượng thể hiện là hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của những hành vi GLTM là
các chủ hàng, có thể là người sản xuất, bn bán, nhập khẩu. Mục đích của
hành vi GLTM là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo,
dối trá.
GLTM là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử vì chỉ khi có sản
xuất hàng hoá, khi các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có
người mua, người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng
hoá thì GLTM cũng mới xuất hiện. Sản xuất hàng hố ngày càng phát triển,
thị trường ngày càng mở rộng, các sản phẩm đưa ra trao đổi buôn bán trên thị
trường ngày càng nhiều, tính chất và chủng loại hàng hố ngày càng đa dạng,
phong phú, đa cơng dụng thì GLTM cũng càng tinh vi, phức tạp và mang tính

tồn cầu.
GLTM ở Việt Nam ta không phải là vấn đề mới, từ xa xưa ông cha đã
đúc kết hành vi GLTM thành câu “Buôn gian bán lận” để chỉ những mặt trái
của việc buôn bán, để mọi người cảnh giác với thủ đoạn, mánh khoé, lừa dối


5

khách hàng của các gian thương. Ngày nay thực hiện công cuộc đổi mới của
Đảng và Nhà nước, trong điều kiện thực tế của nước ta, Đảng ta đã khẳng
định phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chấp nhận cơ chế thị trường, tất
yếu phải chấp nhận cạnh tranh. Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa những người
sản xuất và trao đổi hàng hố nhằm giành cho mình điều kiện sản xuất và điều
kiện tiêu thụ hàng hố có lợi nhất. Ngun nhân và động cơ của cạnh tranh là
lợi nhuận. Trong cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiện những hình thức và thủ
đoạn cạnh tranh tiêu cực, phi kinh tế. Đó là hành vi lẩn tránh sự kiểm soát của
Nhà nước như đầu cơ, GLTM, trốn thuế, buôn lậu, lừa đảo, lấy cắp bí mật sản
xuất, làm giảm uy tín của đối thủ cạnh tranh...
Nói như vậy để thấy rằng chấp nhận cơ chế thị trường ngồi những mặt
tích cực, năng động thu được, chúng ta phải chấp nhận những mặt trái của nó,
trong đó có vấn đề GLTM và hậu quả của GLTM để tìm giải pháp quản lý,
ngăn chặn thích hợp, hiệu quả.
Một thuật ngữ nữa luôn gắn liền với buôn lậu "gian lận thương mại".
Gian lận thương mại theo Từ điển Việt là "dối trá, lừa lọc" trong hoạt động
thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gọi là "gian thương" tức là
"người có nhiều mưu mơ lừa lọc"; "kẻ buôn bán gian lận và trái phép".
Hành vi gian lận thương mại trước hết phải là hành vi gian lận nói
chung, nhưng hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thương
mại thông qua đối tượng thể hiện hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của hành vi gian

lận thương mại là các chủ hàng, có thể là người mua, người bán cũng có khi
là cả người mua và người bán.
Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do
thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá.
GLTM có thể là một tội danh trong Luật Hình sự, hoặc là hành vi vi phạm
hành chính được quy định phải chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính.


6

Trong hệ thống pháp luật của nước ta có điều chỉnh những hành vi gian
lận thương mại cơ bản như: "Bn lậu và kinh doanh hàng hóa nhập lậu",
"sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng", "sản xuất, kinh doanh
hàng vi phạm Sở hữu trí tuệ", "hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực
phẩm","gian lận về đo lường". "gian lận về Giá", "hành vi đầu cơ, tích trữ
hàng hóa", "Hành vi độc quyền thương mại"... Hiện nay, những hành vi gian
lận thương mại có thể xuất hiện trong môi trường thương mại truyền thống
như nhà máy, cơ sở sản xuất, cửa hàng, đại lý, chợ, siêu thị, cửa khẩu hoặc
trên môi trường thương mại điện tử với nhiều hình thức ngày càng tinh vi và
quy mơ rộng lớn.
1.1.1.2. Các hình thức gian lận thương mại và tác động của gian lận thương mại
a. Các hình thức gian lận thương mại
- Hình thức bn lậu và kinh doanh hàng hóa nhập lậu:
Bn lậu là hành vi bn bán hàng hóa trái phép qua biên giới được
quy định là tội hình sự nhưng kinh doanh hàng nhập lậu lại là hành vi vi phạm
hành chính. Đây là hình thức gian lận phổ biến mà lợi nhuận thu được là do
đối tượng đã trốn được các khoản thuế theo quy định của nhà nước, các dạng
hàng hóa nhập lậu bao gồm:
+ Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định
của pháp luật;

+ Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều
kiện mà khơng có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thơng trên thị
trường;
+ Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ
tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại
hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;


7

+ Hàng hóa nhập khẩu lưu thơng trên thị trường khơng có hóa đơn,
chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ
nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về
quản lý hóa đơn;
+ Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập
khẩu nhưng khơng có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc
có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
- Sản xuất, buôn bán hàng giả;
Sản xuất buôn bán hàng giả là hành vi gian lận thương mại mà hàng
hóa vi phạm bao gồm
+ Hàng hóa khơng có giá trị sử dụng, cơng dụng; có giá trị sử dụng,
cơng dụng khơng đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng
hóa; có giá trị sử dụng, cơng dụng khơng đúng với giá trị sử dụng, công dụng
đã công bố hoặc đăng ký;
+ Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính hoặc tổng các chất
dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống
so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp
dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
+ Thuốc phịng bệnh, chữa bệnh cho người, vật ni khơng có dược

chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ
loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao
bì hàng hóa;
+ Thuốc bảo vệ thực vật khơng có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ
đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã
đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất
khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương
nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương


8

phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao
bì hàng hóa của thương nhân khác;
+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về
nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
+ Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ gồm: hàng hoá giả mạo nhãn hiệu
và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu);
+ Tem, nhãn, bao bì giả, “Tem, nhãn, bao bì giả” gồm đề can, nhãn
hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm
màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ
dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên
thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng
hóa của thương nhân khác.
- Sản xuất,bn bán hàng kém chất lượng:
Hàng hóa kém chất lượng là hàng hóa có hàm lượng định lượng chất
chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ
đạt mức từ 70% trở lên nhưng không đạt mức trong tiêu chuẩn chất lượng
hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao

bì hàng hóa.
- Hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ:
Hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ gồm: xâm phạm kiểu dáng cơng
nghiệp; xâm phạm sáng chế, giải pháp hữu ích; xâm phạm bí mật kinh doanh,
xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
- Hàng hóa khơng đảm bảo an tồn thực phẩm:
Hàng hóa là thực phẩm được sản xuất, kinh doanh vi phạm các quy
định về an tồn thực phẩm có khả năng gây hại đến sức khỏe, tính mạng con
người bao gồm các hành vi:
+ Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế
biến thực phẩm.


9

+ Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ
nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực
phẩm.
+ Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá
thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục
được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất
khơng rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh thực phẩm.
+ Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên
nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật tương ứng; thực phẩm bị biến chất; thực phẩm có chứa chất độc hại
hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép; thực
phẩm có bao gói, đồ chứa đựng khơng bảo đảm an tồn hoặc bị vỡ, rách, biến
dạng trong q trình vận chuyển gây ơ nhiễm thực phẩm; thịt hoặc sản phẩm

được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng
không đạt yêu cầu; thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để
phòng, chống dịch bệnh;
+ Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được
đăng ký bản cơng bố hợp quy;
+ Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng;
Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất
độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực
phẩm.
+ Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực
phẩm.


10

+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở khơng có giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy đinh
̣ của pháp luật.
- Hành vi vi phạm quy định về đo lường;
Hình thức gian lận trong đo lường là cố ý làm sai lệch hoặc sử dụng
phương tiện đo sai về kết quả đo; Cố ý cung cấp sai, giả mạo kết quả kiểm
định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường dẫn đến sai về
khối lượng, thể tích, hàm lượng hàng hóa gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
- Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực giá.
Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực giá là hành vi:
+ Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường,
giá hàng hóa, dịch vụ;
+ Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà
không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua,

bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;
+ Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch
bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định
giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;
+ Các hành vi chuyển giá, thơng đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.
- Hành vi đầu cơ, găm hàng
Đầu cơ, găm hàng là hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa để
mua vét, mua gom hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên
thị trường.
b. Tác động của gian lận thương mại
- Tác động tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân
+ Ảnh hưởng của buôn lậu và kinh doanh hàng hóa nhập lậu: gây giảm
nguồn thu cho ngân sách nhà nước, các nhà nhập khẩu, kinh doanh hàng nhập
khẩu hợp pháp.


11

+ Ảnh hưởng của các hành vi gian lận thương mại khác: sản xuất buôn
bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng khơng đảm bảo an tồn thực phẩm,
hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… trước hết gây thiệt hại cho người tiêu dùng, họ
tiêu tốn tài chính nhưng khơng nhận lại được giá trị sử dụng tương ứng; gây
thiệt hại cho nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, thương hiệu của họ bị mất
lòng tin, doanh số bán hàng bị sụt giảm có thể dẫn tới phá sản.
Các hành vi gian lận thương mại nói chung gây suy yếu nền kinh tế
quốc dân, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh.
- Tác động tới trật tự an tồn xã hội
GLTM với các hình thức khác nhau xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cả
nước, sự xuất hiện và hoạt động của chúng đã gây rối loạn và xáo trộn về trật tự
an ninh, an tồn xã hội. Chúng tổ chức bn lậu thành đường dây từ khâu mua,

vận chuyển qua biên giới đến tiêu thụ với sự tham gia của nhiều đối tượng khác
nhau, trong đó có cả người nước ngồi, cán bộ Hải quan,... làm cho tình hình
an ninh biên giới bất ổn, khó kiểm sốt và xử lý phức tạp. Bọn bn lậu và
GLTM lôi kéo một bộ phận lớn quần chúng nhân dân khu vực biên giới cửa
khẩu tham gia vào hoạt động bn lậu và chống lại sự kiểm sốt của Hải quan cơ quan quản lý Nhà nước, lợi dụng sự kém hiểu biết của quần chúng, dùng
đồng tiền để lôi kéo họ tiếp tay cho buôn lậu và GLTM, khi bị bắt thì họ chống
trả quyết liệt bởi họ khơng hiểu, khơng biết những việc làm mà mình làm là trái
với pháp luật, hoặc họ cố tình làm trái với quy định của Nhà nước để kiếm
sống,... bọn gian thương và các lực lượng diễn biến hồ bình còn lợi dụng sự
kém hiểu biết này để tuyên truyền văn hoá phẩm đồi trụy, tư tưởng cực đoan
chủ nghĩa, lơi kéo họ chống lại chính quyền Nhà nước,... làm trật tự xã hội bị
đảo lộn, tình hình chống bn lậu và GLTM ngày càng phức tạp hơn, an ninh
chính trị ở khu vực biên giới bị đe doạ nghiêm trọng.
+ Đối tượng buôn lậu và GLTM lôi kéo một bộ phận cán bộ Nhà nước
tham gia vào hoạt động buôn lậu và GLTM này làm suy đồi tư tưởng và làm


12

mất tư cách đạo đức của những kẻ hám lợi bỏ qua tất cả để chạy theo đồng
tiền, bất chấp luật pháp của Nhà nước để làm giàu cá nhân, gây mất lòng tin
của quần chúng, mất ổn định về chính trị, an ninh và an tồn xã hội.
+ Một số mặt hàng mà pháp luật cấm như thuốc phiện, thuốc nổ, các
sản phẩm văn hoá phẩm đồi trụy,... đã được bọn chúng đưa vào làm suy đồi
các tư tưởng đạo đức của một số người không chỉ ở khu vực biên giới mà
trong cả nước, tác động đến nhiều mặt khác của đời sống xã hội như gia tăng
tội phạm, cướp của giết người để lấy tiền mua ma tuý, tuyên truyền tư tưởng
cực đoan chống chính quyền, chênh lệch giữa kể giàu và người nghèo ngày
càng lớn,... ảnh hưởng đến an ninh, an tồn xã hội, văn hố truyền thống của
dân tộc.

- Tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng
Trong điều kiện đất nước còn nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, sản xuất
trong nước còn gặp nhiều khó khăn, năng suất lao động thấp, chất lượng sản
phẩm chưa cao, giá thành và chi phí sản xuất cao, các sản phẩm trong nước
khó hoặc khơng thể cạnh tranh được với hàng lậu, gian lận cùng loại, nhiều
doang nghiệp sản xuất phải đứng trước nguy cơ đóng cửa do khơng tiêu thụ
được sản phẩm. Một số hàng có được do buôn lậu và gian lận thuế được bán
với giá thấp (nhưng chất lượng cao hơn do được sản xuất với cơng nghệ hiện
đại, chi phí cho sản xuất thấp,...) đã chiếm lĩnh thị trường nội địa làm cho
doanh nghiệp phải điêu đứng và không bảo vệ được kế hoạch sản xuất kinh
doanh của mình. Một số mặt hàng bn lậu và gian lận có chất lượng kém
nhưng mẫu mã đẹp giá thấp hơn nhiều so với giá của sản phẩm trong nước,
làm cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gặp nhiều khó khăn trở ngại
trong cạnh tranh, tiêu thụ và cải tiến chất lượng sản xuất, hạ giá thành, giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động.


13

GLTM không chỉ tác động đến sản xuất trong nước mà còn tác động rất
lớn đến người tiêu dùng trong nước. Một số khách hàng thích và ưu tiên dùng
hàng ngoại, hàng rẻ, dễ bị lừa gạt vì trong số đó có những mặt hàng như dược
phẩm thuốc bảo vệ thực vật,... không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà cịn gây
thiệt hại cả về sức khoẻ, tính mạng cho cả người và động vật, thực vật, thiệt
hại cả về ngắn hạn lẫn lâu dài do hàng hoá kém, q hạn sử dụng, hàng giả,...
khơng đảm bảo an tồn cho người tiêu dùng. Một số mặt hàng như ma t,
chất kích thích,... khơng chỉ tác động đến sức khoẻ mà còn tác động đến đạo
đức, lối sống của người tiêu dùng, làm suy đồi tư tưởng đạo đức và gây ra các
tệ nạn khác như: trộm cắp, cướp giật, giết người,... Các mặt hàng như thuốc
nổ, thuốc súng tác động đến tính mạng, an ninh chính trị quốc gia, gây rối

loạn trật tự an tồn xã hội. Nhìn chung GLTM làm cho lưu thơng hàng hố bị
rối loạn, trật tự thị trường bị đảo lộn, gây ra các cơn sốt về hàng hố và giá cả,
gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường, quản lý hoạt động XNK.
- Tác động đến sự quản lý nhà nước (đến cán bộ nhà nước)
Do ý thức trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện cuộc đấu tranh
chống GLTM ở một số nơi, có lúc cịn chưa tốt, thậm chí cịn nhận thức
khơng đúng về cuộc đấu tranh này dẫn đến bng xi; cơ chế chính sách về
hoạt động thương mại và đấu tranh chống GLTM cịn chưa hồn chỉnh thậm
chí cịn kẽ hở bị lợi dụng; việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng còn
nhiều bất cập, hạn chế; ở một số địa bàn trọng điểm lực lượng chức năng
chống GLTM còn quá mỏng, cơ sở thiếu thốn và lạc hậu; nạn tham nhũng,
bảo kê, và thiếu việc làm cũng là những nhân tố nuôi dưỡng tạo điều kiện cho
GLTM tồn tại và phát triển...
1.1.2. Vấn đề quản lý gian lận thương mại
1.1.2.1. Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý gian lận thương mại
a. Các quy định quốc tế về quản lý gian lận thương mại.


14

- Qui định trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)
Trị giá Hải quan là một trong những kẽ hở mà gian thương triệt để lợi dụng,
đặc biệt là vì gian lận về trị giá, vì Hải quan khơng thể điều tra, nghiên cứu và
xác định chính xác được trị giá của tất cả hàng hoá ngay tại cửa khẩu lúc xuất
nhập hàng do hạn chế về thời gian, thơng tin và cả về kiến thức, trình độ
chun mơn... Trước tình hình đó Hiệp định GATT đã ra đời GATT được ký
lần đầu vào năm 1947. Các nước thành viên của hiệp định này đã thoả thuận
về " giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu theo mục đích Hải quan" và ghi nhận
trong điều 7 GATT những quy tắc về trị giá Hải quan như sau:
Trị giá của hàng nhập khẩu phải:

+ Căn cứ vào trị giá thực tế của hàng hố
+ Khơng được dựa vào trị giá hàng hoá của nước xuất xứ hoặc trị giá
áp đặt tuỳ tiện vô căn cứ.
+ Phải là mức giá mà ở mức giá đó, hàng hố tương tự có thể bán trong
chu kỳ kinh doanh bình thường với điều kiện cạnh tranh lành mạnh, khơng có
sự thơng đồng giữa người bán với người mua để lập chứng từ giả làm sai lệch
trị giá thực của hàng hoá xuất nhập khẩu.
Đến năm 1994, hiệp định này được sửa đổi thành Hiệp định thực hiện 7
GATT -1994 gồm 4 phần 24 điều.
- Qui định trong công ước quốc tế về đơn giản hố và hài hồ hố tồn
bộ thủ tục Hải quan (Công ước KYOTO).
Công ước này được làm tại KYOTO - Nhật Bản ngày 18/5/1973 và đã
được chấp nhận tại kỳ họp 41/42 của Hội đồng Hợp tác Hải quan thế giới (
nay là Tổ chức Hải quan thế giới WCO).
Mục đích của Cơng ước là đơn giản hố và hài hoá hoá thủ tục Hải
quan giữa các nước, đưa ra các chuẩn mực về thủ tục Hải quan cho từng loại
hình xuất nhập khẩu nhằm vừa tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại


15

quốc tế và các giao lưu quốc tế khác, vừa chống Bn lậu và gian lận thương
mại có hiệu quả, thúc đẩy các giao lưu quốc tế vì lợi ích chung của mọi quốc
gia thành viên.
Điểm quan trọng nhất khi áp dụng Công ước KYOTO là phải đạt được
mục tiêu đơn giản hố, hài hồ hố thủ tục Hải quan đạt đến tính trong sáng,
dễ hiểu trong thủ tục, tránh được sự mập mờ để cho gian lận thương mại có
cơ hội lợi dụng. Khi tham gia ký kết Cơng ước KYOTO và các phụ lục của
Cơng ước phải tính đến hiệu quả của công tác đấu tranh chống buôn lậu và
gian lận thương mại để hoàn chỉnh các luật pháp quốc gia, loại bỏ môi trường

hoạt động của buôn lậu và gian lận thương mại nhằm vừa đảm bảo cho hiệu
quả của thương mại quốc tế, vừa đảm bảo lợi ích quốc gia.
- Qui định trong cơng ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau,
điều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm Hải quan (Công ước NAIROBI)
Công ước này được ký kết ngày 9/6/1977 tại Nairobi - Cộng hồ Kenia.
Theo cơng ước NAIROBI, các vi phạm pháp luật Hải quan, trong đó có
bn lậu và gian lận thương mại đã làm tổn hại tới những lợi ích kinh tế, xã
hội của các quốc gia cũng như làm tổn hại đến những quyền lợi chính đáng
của thương mại. Đấu tranh chống các vi phạm pháp luật Hải quan có thể đem
lại những hiệu quả tốt hơn thơng qua việc hợp tác giúp đỡ hành chính lẫn
nhau nhằm điều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm Hải quan giữa các quốc
gia. Chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống các vi phạm pháp luật Hải
quan thực chất cũng là để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của thương mại
chân chính.
Cơng ước đã đưa ra các khái niệm về buôn lậu, gian lận thương mại và
một số hành vi gian lận thương mại như cố ý khai man giá cả hàng hoá, khai
man xuất xứ hàng hoá, giả mạo bộ chứng từ để xuất nhập khẩu hàng, xuất
nhập khẩu hàng giả, thay đổi niêm phong kẹp chì của Hải quan.


16

Công ước cũng đưa ra một số biện pháp ngăn ngừa Buôn lậu và gian
lận thương mại thông qua việc hợp tác giúp đỡ hành chính lẫn nhau giữa Hải
quan các nước như: cung cấp thông tin, cung cấp hồ sơ, hoá đơn chứng từ, giá
cả, xuất xứ, thuế... liên quan đến lô hàng mà một nước hữu quan yêu cầu.
Tóm lại, các cơng ước quốc tế đã vạch ra xu hướng tồn cầu hố- một
xu hướng phát triển tất yếu của thương mại quốc tế. Để hoà nhập, hội nhập
với thị trường thế giới, từng quốc gia phải tích cực cải tiến thủ tục, hoàn chỉnh
luật pháp theo hướng đơn giản hố, hài hồ hố, tham gia ký kết các cơng ước

liên quan để từng bước thống nhất hố thủ tục Hải quan, cải thiện môi trường
kinh doanh theo thông lệ quốc tế phục vụ cho thương mại quốc tế hoạt động
hiệu quả.
Năm 1995, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với 137 nước thành
viên đã quy định một hệ thống các quy tắc ứng xử đối với thương mại quốc tế
trong đó có cả các quy tắc về sở hữu trí tuệ. Việc đưa ra nội dung sở hữu trí
tuệ vào Hiệp định chung về thuế quan (GATT) đã chứng minh mối quan hệ
ngày càng tăng giữa sở hữu trí tuệ và thương mại. Đó cũng là lý do Hiệp định
về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(Agreement on Trade-Related Aspects of Interllectual Property Rights, gọi tắt
là TRIPS) được ký kết vào ngày 15/4/1994 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày
1/1/1995. Theo Hiệp định TRIPS, bảo hộ sở hữu trí tuệ là một bộ phận của hệ
thống đa quốc gia thuộc WTO.
Hiệp định trên đây đã lấy lại hầu hết các điều khoản quy định của các
công ước quốc tế cơ bản điều chỉnh lĩnh vực này, đó là:
- Cơng ước BERNE về quyền sở hữu văn học và nghệ thuật, có nghĩa
là quyền tác giả và những quyền đi kèm.
- Công ước PARIS về quyền sở hữu công nghiệp, có nghĩa là quyền
sở hữu về nhãn hiệu, về xuất xứ địa lý, về mẫu mã công nghiệp và bằng
sáng chế.


×