Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa tại huyện thạch thành tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------

LÊ HUY DƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
TẠI HUYỆN THẠCH THÀNH - TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------

LÊ HUY DƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
TẠI HUYỆN THẠCH THÀNH - TỈNH THANH HỐ

Chun ngành: Kinh tế Nơng nghiệp
Mã số: 60 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ TRỌNG HÙNG

Hà Nội, 2014


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với truyền
thống lâu đời là cây lúa nước. Do vậy, gần 70% dân số sống ở nông thôn và
làm nông nghiệp. Hàng năm, nơng nghiệp đóng góp vào GDP khoảng 30-40%
giá trị xuất khẩu của cả nước. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
là một trong những nhiệm vụ quan trọng và mang tính chiến lược để phát
triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một yếu tố khách quan do bởi
nơng nghiệp có một vị trí quan trọng, là ngành sản xuất ra những sản phẩm
thiết yếu cho nhu cầu tồn tại và phát triển xã hội, là nơi cung cấp nguyên liệu
và là thị trường tiêu thụ quan trọng của nhiều ngành kinh tế khác, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nơng nghiệp sẽ có tác động rất mạnh đến sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân.
Đảng ta đã khẳng định “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nội dung chủ yếu
của CNH, HĐH đất nước và đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
là nhiệm vụ trung tâm của những năm thập niên đầu thế kỷ 21”
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân cơng lao động xã hội nó
gắn liền và chi phối sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế trong nền
kinh tế tự cung tự cấp lực lượng sản xuất phân công lao động xã hội kém phát
triển trì trệ nên cơ cấu kinh tế nơng nghiệp chậm chuyển biến, chỉ từ khi

chuyển từ nền kinh tế thuần nơng sang sản xuất hàng hố thì lực lượng sản
xuất và phân công lao động mới phát triển ở trình độ cao làm cho cơ cấu
chuyển dịch mạnh mẽ, mặt khác sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân
công lao động xã hội là một xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển xã
hội, do đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cũng là một tất yếu khách
quan. Ngoài ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn bắt nguồn từ
thực trạng kém hiệu quả nhưng còn rất nhiều tiềm năng, vẫn mang nặng tính
trồng trọt, lĩnh vực chăn ni chưa được chú trọng, tỷ suất hàng hố cịn thấp,


2

cơ cấu còn kém hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay nước ta với nguồn lao
động dồi dào, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi nhưng tất cả vẫn ở dạng
tiềm ẩn chưa được khai thác một cách đầy đủ và hợp lý. Bởi vậy, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế chính là nhằm giải quyết vấn đề này. Mục tiêu của chuyển dịch
cơ cấu là phải trên cơ sở tiềm năng sẵn có hình thành cơ cấu mới nhằm khai
thác hiệu quả các tiềm năng đó tạo ra một tỷ suất hàng hoá cao hơn, hiệu quả
kinh tế ngày càng cao góp phần đắc lực vào q trình tăng trưởng kinh tế của
cả nước. Bên cạnh đó q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tất
yếu lại chi phối bởi sự phát triển của thị trường. Thực hiện đường lối đổi mới
kinh tế đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế thị trường
đang ngày một phát triển và tác động mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực, mọi ngành
kinh tế. Trên địa bàn cả nước theo cơ chế đó thì mọi khu vực sản xuất, mọi
thành phần kinh tế khi tiến hành sản xuất phải nắm vững và bám sát thị
trường. Trong nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu các quan hệ kinh tế đều
được tiền tệ hoá, các yếu tố sản xuất như: tài nguyên, sức lao động, công
nghệ... các sản phẩm dịch vụ tạo ra ngay cả chất xám đều được coi là đối tượng mua bán là hàng hố. Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trong cơ chế thị trường
cũng phải đảm bảo và tuân thủ các mối quan hệ đó. Trong nền kinh tế thị
trường giá cả điều tiết hành vi của người sản xuất từ đó tạo ra một thiết chế

làm nảy sinh mối quan hệ tỷ lệ nhất định trong cơ cấu kinh tế.
Cùng với sự chuyển biến chung của nền kinh tế cả nước, huyện Thạch
Thành - tỉnh Thanh Hoá đã và đang dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên q trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Thạch Thành cịn chậm, tự phát,
quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán và gặp khơng ít những khó khăn về cơ sở
vật chất, về cơ chế chính sách và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, bên
cạnh đó tập quán canh tác, hiểu biết về khoa học kỹ thuật của nhân dân vùng
cao còn hạn chế cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp của huyện.


3

Nhận thấy được tính chất phức tạp, tầm quan trọng của q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, đồng thời góp phần cung cấp cơ sở
khoa học giúp huyện nhà đề ra những giải pháp, bước đi đúng hướng, nhằm
đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực nông nghiệp những năm tới nên tôi đã chọn và
nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Thạch
Thành - tỉnh Thanh Hố”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
+ Mục tiêu tổng quát:
Đề xuất các giải pháp góp phần giúp huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh
Hoá đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố.
+ Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Đánh giá được hiện trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và q trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
- Đề xuất được những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
3. Giới hạn của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, tập trung vào một số ngành:
Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, …
- Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa từ năm
2011 đến năm 2013 và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 20142015 và những năm tiếp theo.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luâ ̣n về chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế nông nghiêp̣
1.1.1. Khái niệm nơng nghiệp và vai trị của sản xuất nơng nghiệp trong
nền kinh tế quốc dân
1.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên
liệu cho công nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực: trồng
trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lĩnh vực:
lâm nghiệp, thuỷ sản.

- Ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là: tổ hợp các ngành gắn liền
với q trình sinh học gồm nơng nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Khi phân
tích đánh giá cơ cấu kinh tế thì tiêu chí, cơ cấu ngành thường được xem trọng
nhất bởi vì nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.
Lực lượng sản xuất càng phát triển, phân công lao động xã hội càng sâu sắc,
tỷ mỉ thì càng có nhiều ngành kinh tế hình thành và phát triển đa dạng khác
nhau. Ở nước ta cho đến nay, về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp cho nên
sự phát triển của nó giữ vai trị quyết định trong kinh tế nông thôn, đồng thời
là một trong những ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, nó vừa
chịu sự chi phối của nền kinh tế quốc dân vừa gắn bó chặt chẽ với các ngành
khác, vừa phản ánh những nét riêng biệt mang tính đặc thù của một ngành mà
đối tượng sản xuất là những cơ thể sống.


5

- Ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp): bao gồm trồng trọt và chăn
nuôi. Trong trồng trọt được phân ra trồng cây lương thực, cây công nghiệp,
cây ăn quả… Ngành chăn ni gồm có chăn ni gia súc, gia cầm… Những
ngành trên có thể phân ra thành các ngành nhỏ hơn. Chúng có mối quan hệ
mật thiết với nhau trong quá trình phát triển và tạo thành cơ cấu nơng nghiệp.
1.1.1.2. Vai trị của sản xuất nơng nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Ở Việt nam, sản xuất nông nghiệp đã có từ xa xưa và được xem là cái
nơi của nền văn minh lúa nước. Đến nay, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân với tỷ trọng 21% GDP và khoảng 60% lao
động xã hội đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Sản xuất nông
nghiệp đang từng bước chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc sang
nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn.
Trong nền kinh tế quốc dân, sản xuất nơng nghiệp đóng vai trị rất quan
trọng, nó được thể hiện ở một số điểm sau:

- Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng trong quá trình sản xuất tư
liệu tiêu dùng thiết yếu cho con người như: lương thực, thực phẩm; ngồi
lương thực và thực phẩm, nơng nghiệp cịn cung cấp nhiều loại ngun liệu cho
các ngành cơng nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến nông sản và
nguyên liệu cho công nghiệp mà không một ngành nào có thể thay thế được.
- Nơng nghiệp có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, góp phần đáng kể vào
tích luỹ ban đầu cho sự nghiệp phát triển đất nước, có ý nghĩa rất quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế của địa phương trong thời kỳ công nghiệp hố.
- Nơng nghiệp có ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặc
biệt là ngành công nghiệp. Nông nghiệp phát triển ổn định, vững chắc có ý
nghĩa quyết định đối với sự phát triển của ngành Công nghiệp, dịch vụ và
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Việc giải quyết đủ lương thực cho nhu cầu
trong nước và để xuất khẩu được coi là nền tảng quan trọng nhất cho sự ổn


6

định nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngồi lương
thực và thực phẩm, nơng nghiệp còn cung cấp nhiều loại nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến nông sản. Sự phát
triển của công nghiệp chế biến, ở mức độ rất lớn phụ thuộc vào quy mô của
sản xuất nơng nghiệp. Tính phụ thuộc này sẽ càng tăng lên khi nhu cầu sản
xuất và xuất khẩu nông sản với kỹ thuật cao tăng lên.
- Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm cho
nền kinh tế quốc dân.
- Nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp nhân lực cho các ngành
kinh tế xã hội phát triển. Sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta đòi hỏi nguồn lao
động không ngừng được bổ sung từ khu vực nông nghiệp.
- Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện để chuyển các yếu tố sản xuất
sang khu vực phi nông nghiệp.

1.1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp
- Trong nông nghiệp ruộng đất vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là tư
liệu sản xuất đặc biệt.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống
- Sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ
- Sản xuất nơng nghiệp thường có chu kỳ dài và phần lớn tiến hành
ngồi trời trên khơng gian ruộng đất rộng lớn, lao động và tư liệu lao động
luôn luôn bị di động và thay đổi theo thời gian và không gian.
- Sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng lớn của các điều
kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước,…
- Chủ thể chính của sản xuất nơng nghiệp là nơng dân với trình độ văn
hố, khoa học và kỹ thuật còn thấp.


7

1.1.2. Cơ cấ u kinh tế nông nghiê ̣p
1.1.2.1. Khái niê ̣m và bản chấ t cơ cấ u kinh tế nông nghiê ̣p
Để xác định, xây dựng được cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, trước
hết chúng ta cần phải hiểu thế nào là cơ cấu kinh tế và thế nào là cơ cấu kinh
tế nông nghiệp.
- Cơ cấ u kinh tế
Cơ cấu là một phạm trù triết học phản ánh cấu trúc bên trong của một
đối tượng. Nó được biểu hiện những yếu tố cấu thành và mói quan hệ cơ bản,
tương đối ổn định của đối tượng đó trong một thời gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế thường được hiểu là tổng thể các ngành, các lĩnh vực,
các bộ phận của hệ thống kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng
trong mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định.
Theo C.Mác: “Cơ cấu kinh tế - xã hội là toàn thể những quan hệ sản
xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất

vật chất”. C.Mác cũng chú ý đến cả hai mặt chất và lượng của cơ cấu kinh
tế, theo ơng thì cơ cấu kinh tế là ”Một sự phân chia về chất lượng và một tỷ
lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội” hay nói cách khác cơ cấu
kinh tế chính là sự phân chia về chất và tỉ lệ về những số lượng của những
q trình sản xuất xã hội.
Có thể hiểu cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ kinh tế giữa các
bộ phận hợp thành của nền kinh tế với vị trí, trình độ cơng nghê, qui mô, tỉ
trọng tương ứng của từng bộ phận và sự quan hệ tương tác giữa tất cả các bộ
phận trong điều kiện kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn phát triển nhất định của
lich
̣ sử nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hô ̣i đã được xác định. Cơ cấu
kinh tế luôn gắn liền với phương thức sản xuất nhất định và một nền kinh tế
nhất định; Nó bao gồm nhiều yếu tố cấu thành và tuỳ theo mục đích phân tích
mà sự phân loại các yếu tố cũng không giống nhau.


8

Cơ cấu kinh tế được phân chia thành
Cơ cấu kinh tế ngành: Là cơ cấu kinh tế phản ánh tỷ trọng mối quan hệ
giữa các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Thông thường khi xác định
cơ cấu kinh tế ngành người ta phân chia thành 3 ngành chính là nơng nghiệp,
cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Mỗi ngành lại phân chia thành những
phân hệ nhỏ khác nhau. Sự biến đổi tỷ trọng của 3 ngành này tạo nên cơ cấu
kinh tế trong những thời kỳ phát triển nhất định.
Cơ cấu phân theo thành phần kinh tế: Là cơ cấu kinh tế phản ánh mối
quan hệ, tỷ trọng giá trị đóng góp của các thành phần kinh tế. Có thể phân
chia các thành phần kinh tế thành 2 khu vực lớn là khu vực nhà nước và khu
vực ngồi nhà nước, hoặc cũng có thể phân chia một cách cụ thể hơn. Ở nước
ta, nếu xét theo thành phần kinh tế thì cơ cấu kinh tế hiện nay bao gồm:

Thành phần kinh tế nhà nước; thành phần kinh tế tập thể; thành phần kinh tế
tư nhân; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi; thành phần kinh tế sở
hữu hổn hợp liên doanh, liên kết.
Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ: Là cơ cấu kinh tế phản ánh khả
năng kết hợp, khai thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế xã hội của các vùng phục
vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân thống nhất. Ở nước ta, cơ cấu
kinh tế theo vùng lãnh thổ được phân chia dựa vào điều kiện tự nhiên, tập
quán sản xuất và trình độ phát triển của từng vùng.
Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan phản ánh trình độ phát triển của
xã hội và các điều kiện phát triển của một quốc gia. Sự tác động từ chiến lược
phát triển kinh tế hay sự quản lý của Nhà nước có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một thời gian nhất định chứ không
thể làm thay đổi được hồn tồn nó. Mặt khác, mỗi cơ cấu kinh tế lại mang
tính lịch sử xã hội nhất định. Cơ cấu kinh tế được hình thành khi quan hệ giữa


9

các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế được thiết lập một cách cân đối và sự
phân công lao động diễn ra một cách hợp lý.
Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổ biến
ở mọi quốc gia. Song mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con
người với tự nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch
sử, ở mỗi quốc gia lại có sự khác nhau. Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan
hệ sản xuất, đặc trưng văn hoá - xã hội và bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân
tộc; kể cả các nước có hình thái kinh tế giống nhau song ln có sự khác nhau
trong việc hình thành cơ cấu kinh tế bởi vì điều kiện kinh tế - xã hội, chiến
lược phát triển của mỗi nước có sự khác nhau.
Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách hợp lý khi chủ thể quản lý
Nhà nước có khả năng nắm bắt các quy luật khách quan, đánh giá đúng nguồn

lực trong nước và nước ngoài để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá
trình hình thành cơ cấu kinh tế. Nhưng sự tác động này không mang tính áp
đặt duy ý chí mà là sự tác động mang tính định hướng.
- Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
Nơng nghiệp là một ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nơng nghiệp
nước ta đóng góp vào phát triển chung của nền kinh tế nước nhà rất lớn,
chiếm trên 45% giá trị xuất khẩu của cả nước, đóng góp trên 30% vào GDP.
Vì vậy để phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, cần phải nâng cao hiệu quả
hoạt động nông nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động nơng nghiệp thì cần
xác định một cơ cấu kinh tế nơng nghiệp đúng đắn và hợp lí. Điều đó sẽ giúp
khai thác và sử dụng các nguồn lực: lao động, đất đai... một cách hiệu quả
nhất, từ đó giúp cho các các ngành kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh, góp
phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Như vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một bộ phận hợp thành, không
thể tách rời của cơ cấu kinh tế quốc dân, nó được hiểu là cấu trúc bên trong


10

của Ngành nơng nghiệp, nó bao gồm các bộ phận hợp thành nền nơng nghiệp,
và các bộ phận đó có mối quan hệ hữu cơ nhất định với nhau về mặt số lượng,
liên quan chặt chẽ về mặt chất lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong
điều kiện thời gian và không gian nhất định.
Việc xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp, là giải quyết mối quan hệ
giữa những bộ phận cấu thành trong tổng thể kinh tế nông nghiệp dưới tác
động của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa tự nhiên và con người,
đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế nông thơn và kinh tế thành thị
trong điều kiện và hồn cảnh lịch sử cụ thể.
Qua quá trình phát triển lâu dài, nông nghiệp đã trở thành một ngành
kinh tế mang tính tương đối độc lập. Theo nghĩa rộng thì nơng nghiệp bao

gồm cả ngành lâm nghiệp và thuỷ sản, còn theo nghĩa hẹp thì nơng nghiệp chỉ
có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ nông nghiệp. Trong đó
trồng trọt gồm có cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp và nhiều
loại cây khác; chăn nuôi gồm gia súc, gia cầm... Tất cả các bộ phận cấu thành
đó trong q trình thì đều có sự tác động qua lại lẫn nhau và theo những quan
hệ tỷ lệ nhất định tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, từ đó hình thành nên một cơ cấu nhất
định được gọi là cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành.
Hiện tại, do kết quả của quá trình phát triển và đổi mới, nông thôn cũng
tồn tại rất nhiều các thành phần kinh tế với các hình thức tổ chức sản xuất,
kinh doanh đa dạng, do đó cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn gồm có cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp theo thành phần kinh tế.
Với mỗi vùng thì lại có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau.
Các điều kiện đó lại huyến khích, tạo lợi ích để các thành phần kinh tế trong,
ngoài huyện và mọi người dân đầu tư vốn và tham gia vào phát triển kinh tế
trên địa bàn huyện; khai thác có hiệu quả các nguồn vốn thông qua lồng ghép
các chương trình, dự án của các Bộ ngành, …; chương trình xây dựng nông
thôn mới, …
Năm là, tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển chăn
ni dưới tán rừng, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản, Đề án cải tạo tầm
vóc và chất lượng đàn bò, nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa những tiến
bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Tập trung cải tạo giống cây, con có năng
xuất cao, chất lượng tốt và có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại
cảnh thay đổi do biến đổi khí hậu hiện nay nhằm tăng năng suất, tăng thu
nhập trên một đơn vị diện tích.


128

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C.Mác - Góp phần phê phán kinh tế chính trị học; Nxb Sự thật Hà Nội -1964.
2. C.Mác - Tư bản quyển 2 - tập II; Nxb Sự thật Hà Nội -1975.
3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X.
4. Ban chấp hành Trung ương (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban
chấp hành Trung ương khoá IX tháng 3 năm 2002 về: “Đẩy nhanh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn, thời kỳ 200 -2010”.
5. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Bộ Nơng nghiệp & PTNT (2002), “Con
đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam”,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), “Văn kiện Hội nghị thứ V Ban chấp hành
Trung ương khóa IX”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), “Văn kiện Hội nghị lần thứ VII Ban
Chấp hành Trung ương Khóa X”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng bộ huyện Thạch Thành (2005), “Văn kiện Đại hội lần thứ XXIV
nhiệm kỳ 2005-2010”.
9. Đảng bộ huyện Thạch Thành (2010), “Báo cáo của Ban chấp hành khóa
XXV tại đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thạch Thành lần thứ XXV nhiệm
kỳ 2010 – 1015”.
10. Phan Công Nghĩa (2007), “Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, Nxb Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
11. Vũ Đình Thắng, Hồng Văn Định (2002), “Giáo trình kinh tế phát triển
nơng thơn”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, (2001), “Một số vấn đề
về công nghiệp hố, hiện đại hố trong phát triển nơng nghiệp và kinh tế
nông thôn”.


129


13. Nguyễn Thị Bích Hằng (2005), “Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Trương Văn Diên (2005), “Bàn về cơ sở khoa học chuyển di ̣ch cơ cấ u
kinh tế theo hướng theo hướng công nghiê ̣p hóa hiê ̣n đại hóa ở nước ta
hiê ̣n nay”, Ta ̣p chí Công nghiê ̣p, Số tháng 9/2005.
15. Nguyễn Trần Quế (2004), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam những
năm đầu thế kỷ 21”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Phan Ngọc Mai Hương (2006), “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Thái
Nguyên theo hướng CNH, HĐH”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (5), tr.29.
17. Chi cục Thống kê huyện Thạch Thành (2011), “Niêm giám thống kê
huyện Thạch Thành 2010”.
18. Chi cục Thống kê huyện Thạch Thành (2012), “Niêm giám thống kê huyện
Thạch Thành 2011”.
19. Chi cục Thống kê huyện Thạch Thành (2013), “Niêm giám thống kê huyện
Thạch Thành 2012”.
20. Chi cục Thống kê huyện Thạch Thành (2014), “Niêm giám thống kê huyện
Thạch Thành 2013”.


130
i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới BGH, Khoa sau đại
học và quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tận tình
giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập,
nghiên cứu và hồn thành l ̣n văn.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Trọng
Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn tố t
nghiê ̣p này.

Xin được cảm ơn UBND huyện, Phịng Nơng nghiệp và PTNT, Phịng
TNMT, Trạm Khuyến nơng, Chi cục Thống kê Thạch Thành, cùng các phịng
ban chuyên môn của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh hóa đã nhiệt tình giúp
đỡ tơi trong q trình tìm hiểu, thu thập, phân tích số liệu để hồn thành luận
văn. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã ln sát cánh bên tơi, khích
lệ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Tơi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài khơng trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2014
Tác giả

Lê Huy Dương


131
ii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cảm ơn ……………………………….…......…………............…………i
Mục lục…………………………….……………….……….......………….....ii
Danh mục các chữ viết tắt……………………...…………………….….......vii
Danh mục các bảng…………………………….....………………...…........viii
Danh mục các hình………………………………....………………...............ix
ĐẶT VẤ N ĐỀ .......................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................. 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP ................. 4
1.1. Cơ sở lý luâ ̣n về chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế nông nghiê ̣p .................. 4
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp và vai trị của sản xuất nơng nghiệp trong nền
kinh tế quốc dân ...............................................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm nơng nghiệp ............................................................. 4
1.1.1.2. Vai trị của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân .... 5
1.1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp Việt Nam ..... 6
1.1.2. Cơ cấ u kinh tế nông nghiêp̣ ...................................................................7
1.1.2.1. Khá i niê ̣m và bả n chấ t cơ cấ u kinh tế nông nghiê ̣p.................... 7
1.1.2.2. Đă ̣c trưng cơ bả n củ a cơ cấ u kinh tế nông nghiê ̣p ................... 13
1.1.2.3. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp: .................................. 16
1.1.3. Chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế nông nghiêp̣ ............................................ 20
1.1.3.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................. 20
1.1.3.2. Nô ̣i dung chuyể n di ch
̣ cơ cấ u kinh tế nông nghiê ̣p .................. 21
1.1.3.3. Cá c chỉ tiêu đá nh giá chuyể n di ch
̣ cơ cấ u kinh tế nông nghiê ̣p 26
1.1.3.4. Cá c nhân tố ả nh hưở ng đế n chuyể n di ch
̣ CCKT nông nghiê ̣p .. 27


132
iii

1.1.4. Chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế ngành nơng nghiêp̣ theo hướng cơng nghiệp

hóa, hiện đại hóa............................................................................................ 34
1.1.4.1. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp ............................ 34
1.1.4.2. Chuyể n di ch
̣ cơ cấ u kinh tế nông nghiê ̣p theo hướ ng công nghiê ̣p
hó a, hiê ̣n đa ̣i hó a ................................................................................. 36
1.1.5. Chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế nông
nghiê ̣p ............................................................................................................ 38
1.1.6. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu .................. 41
1.1.7. Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp và tính các chỉ tiêu hiệu quả
sản xuất nơng nghiệp ..................................................................................... 42
1.2. Thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ...................... 43
1.2.1. Trên thế giới ........................................................................................ 43
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan ...................................................... 44
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Đài Loan ......................................................... 45
1.2.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc ..................................................... 47
1.2.2. Ở Việt Nam ......................................................................................... 48
1.2.2.1. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................................................... 48
1.2.2.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam .. 53
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU55
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Thạch Thành ........................................ 55
2.1.1. Đặc điểm cơ bản về tự nhiên............................................................... 55
2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................. 55
2.1.1.2. Địa hình .................................................................................. 55
2.1.1.3. Điều kiện về khí hậu, thời tiết, thủy văn, ................................. 57
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên .............................................................. 58
2.1.1.5. Nguồn nhân lực ....................................................................... 59



133
iv

2.1.2. Cơ cấu sử dụng đất đai ........................................................................ 62
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế............................................................................. 65
2.1.3.1. Tình hình chung ...................................................................... 65
2.1.3.2. Tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế....................... 65
Một số chỉ tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015 của huyện: ................... 68
2.1.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện .................................... 69
2.1.3.4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội của huyện ..... 70
2.1.3.5. Thuận lợi và khó khăn của huyện trong phát triển kinh tế ........ 72
2.1.4. Về xã hội ............................................................................................. 73
2.1.4.1. Về văn hó a .............................................................................. 73
2.1.4.2. Về y tế .................................................................................... 74
2.1.4.3. Giáo dục & Đào tạo ................................................................ 74
2.4.1.4. Về cơ sở ha ̣ tầ ng ......................................................................... 75
2.1.4.5. Về các ngành kinh tế của huyê ̣n ................................................. 77
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 78
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận ............................................................ 78
2.2.2. Phương pháp thu thập số thứ cấp ................................................ 79
2.2.2.1. Thông tin thứ cấp .................................................................... 79
2.2.2.2. Nguồn thông tin lấy từ: ........................................................... 79
2.2.3. Phương pháp thu thập số sơ cấp ................................................. 79
2.2.4. Phương pháp phân tích so sánh .................................................. 80
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................... 80
2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ........................... 81
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 82
3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Thạch Thành ............................................ 82
3.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu, giá trị sản xuất ..................................... 82
3.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động theo ngành ............................. 84



134
v

3.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn đầu tư ............................................ 85
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện Thạch Thành,
tỉnh Thanh Hóa ....................................................................................... 86
3.2.1. Chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế của huyê ̣n Thạch Thành ..................... 86
3.2.1.1. Chủ trương củ a huyê ̣n về chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế chung ...... 86
mới - thế kỷ của kinh tế tri thức và hội nhập. ......................................... 87
3.2.1.2. Thưc̣ tế chuyể n dich
̣ cơ cấ u chung của huyê ̣n Thạch Thành ....... 87
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thạch Thành ........... 91
3.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo lĩnh vực sản xuất91
3.2.2.2. Chuyể n di ch
̣ cơ cấ u kinh tế nông nghiê ̣p theo thành phầ n kinh tế
huyê ̣n Thạch Thành.................................................................................. 97
3.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp theo vùng ta ̣i
huyện Thạch Thành .................................................................................. 98
3.3. Đánh giá q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện
Thạch Thành ......................................................................................... 104
3.3.1. Thực trạng về quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. ................... 104
3.3.2. Những hạn chế, bất cập trong phát triển CNH-HĐH........................ 104
3.4. Những thành cơng, tồn tại và ngun nhân trong q trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Thạch Thành ........................................ 105
3.4.1. Những thành công trong chuyể n di ch
̣ cơ cấ u kinh tế nông nghiê ̣p

ta ̣i huyê ̣n Thạch Thành ....................................................................... 105
3.4.2. Những tồ n ta ̣i..................................................................................... 106
3.4.3. Những nguyên nhân của tồ n ta ̣i ........................................................ 107
3.5. Mô ̣t số giải pháp nhằm đẩ y ma ̣nh chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế ngành
nông nghiê ̣p theo hướng CNH, HĐH ta ̣i huyê ̣n Thạch Thành - tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2013 - 2020 .................................................................... 108


135
vi

3.5.1. Các đề xuất về định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
huyện Thạch Thành ..................................................................................... 108
3.5.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện đại hóa
tại huyện Thạch Thành giai đoạn 2013 - 2020 ............................................ 109
3.5.2.1. Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của huyện ................. 110
3.5.2.2. Giải pháp về vốn cho chuyển dịch ......................................... 112
3.5.2.3. Hoàn thiện chính sách của Nhà nước. .................................... 115
3.5.2.4. Giải pháp về thị trường ......................................................... 116
3.5.2.5. Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chế biến .............. 118
3.5.2.6. Giải pháp về đất đai .............................................................. 119
3.5.2.7. Giải pháp về lao động ........................................................... 120
3.5.2.8. Giải pháp về kết cấu hạ tầng ................................................. 122
3.5.2.9. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về kinh tế......................... 124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 126
1. Kết luận ............................................................................................ 126
2. Kiến nghị .......................................................................................... 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO



136
vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Diễn giải

BQ

Bình qn

CN

Cơng nghiệp

CNH

Cơng nghiệp hóa

DT

Diện tích

DV

Dịch vụ


FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

GDP

Tổng giá trị sản phẩm quốc nội

GT

Giá tri ̣

GTSX

Giá tri ̣sản x́ t

HĐH

Hiện đại hóa

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTNN

Kinh tế nơng nghiệp

NN


Nơng nghiệp

Nxb

Nhà xuấ t bản

ODA

Dự án hỗ trợ chính thức

PTBQ

Phát triển bình qn

SL

Sản lươ ̣ng

SP

Sản phâm

SX

Sản x́ t

SXHH

Sản xuất hàng hố


XD

Xây dựng


viii
137

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1

Dân số và lao động Thạch Thành năm 2013

60

2.2

Dự báo về sử dụng nguồn lao động đến 2020

61

2.3

Hiện trạng cơ cấ u sử dụng đất đai năm 2010


62

2.4

Hiện trạng cơ cấ u sử dụng đất đai đến năm 2020

63

2.5

Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2011-2013

69

3.1

3.2

3.3

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành
kinh tế huyện năm 2013
Cơ cấu phản ánh lao động theo ngành huyện Thạch Thành
năm 2013
Cơ cấu phản ánh vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2013 huyện
Thạch Thành

83


84

85

3.4

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện Thạch Thành

88

3.5

Cơ cấu của các ngành kinh tế trong GDP

89

3.6

Chuyể n dich
̣ giá tri sa
̣ ̉ n phẩ m ngành nông nghiê ̣p theo liñ h
vực sản xuấ t

91

3.7

Chuyể n dich
̣ giá tri sa
̣ ̉ n phẩ m theo liñ h vực trồ ng tro ̣t


92

3.8

Cơ cấu ngành chăn nuôi

94

3.9

Chuyể n dich
̣ cơ cấ u trong liñ h vực lâm nghiêp̣

95

3.10 Cơ cấu trang trại ở huyện Thạch Thành năm 2013

97

3.11 Quy mơ, các loại hình trang trại tại Thạch Thành

98

3.12 Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo lĩnh vực

102


ix

138

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2010

64

2

Hình 2.2 Biểu đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2020

64

3

Hình 2.3

4

Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu kinh tế thời kỳ 2000-2005


67

5

Hình 2.5 Biểu đồ cơ cấu kinh tế thời kỳ 2006-2010

67

6

Hình 2.6

7

Hình 3.1

8

Hình 3.2

9

Hình 3.3

10

Hình 3.4

11


Hình 3.5

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2006-2010

Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thành từ năm
2011-2013
Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất giữa các ngành
kinh tế
Biểu đồ so sánh cơ cấu lao động huyện Thạch
Thành
Biểu đồ so sánh giá trị đầu tư giữa các ngành trong
giai đoạn 2011 - 2013
Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thành từ
2011 - 2013
Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất nông nghiệp theo
lĩnh vực

66

69

83

84

86

89


102



×