Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 116 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
nhiều cơ quan, nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới tất cả
các tập thể và các cá nhân đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên
cứu vừa qua.
Tơi xin bày lỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Lê Thu Huyền, Học viện
Tài Chính Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu
và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp,
Khoa Sau Đại học, các thầy giáo trong khoa Quản trị Kinh doanh, những
người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hồn thành
Luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban
Quản lý các Khu cơng nghiệp các tỉnh Hồ Bình, Bắc Ninh, Lào Cai, UBND
các huyện và thành phố Hồ Bình tỉnh Hồ Bình, các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hồ Bình đã cung cấp tư liệu, tạo điều kiện giúp đỡ
tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc nghiên cứu đã được cảm ơn và các thông tin
chỉ dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành Luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng 01 năm 2012

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Phúc




ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục.............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ ...... 7

1.1. Tổng quan về đầu tư, vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư ......................... 7
1.1.1. Khái niệm về đầu tư ....................................................................... 7
1.1.2. Tổng quan về vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư ............................... 7
1.1.3. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước
ngoài. ....................................................................................................... 12
1.1.4. Một số phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư: .......................... 16
1.2. Vai trò của vốn đầu tư ......................................................................... 18
1.2.1. Vốn đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu ..18
1.2.2. Vốn đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ......20
1.2.3. Vốn đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................... 22
1.2.4. Vốn đầu tư ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học và công
nghệ ......................................................................................................... 23
1.2.5. Vốn đầu tư với sự phát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ 23
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút các nguồn vốn đầu tư. ................... 24
1.3. 1. Các nguồn lực và tiềm năng phát triển........................................ 24
1.3. 2. Nhân tố chính trị - xã hội ............................................................. 26

1.3. 3. Sự phát triển của nền kinh tế ....................................................... 27
1.3. 4. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. ............................................... 29
1.3. 5. Các chính sách khuyến khích đầu tư............................................ 29


iii
1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả và chất lượng các hoạt động về thu hút vốn
đầu tư. .......................................................................................................... 30
1.4.1. Tiêu chí định lượng ....................................................................... 30
1.4.2. Tiêu chí định tính .......................................................................... 31
1.5. Kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư của một số địa phương. ............... 31
1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai ...................................................... 31
1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh .................................................... 33
1.5.3. Bài học kinh nghiệm...................................................................... 34
Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH HỒ BÌNH .......35

2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hồ Bình .......... 35
2.1.1. Khái qt về điều kiện tự nhiên của tỉnh Hồ Bình ...................... 35
2.1.2. Tình hình kinh tế của tỉnh Hồ Bình. ............................................ 40
2.2. Những thuận lợi của Hồ Bình trong thu hút vốn đầu tư .................... 42
2.2.1. Vị trí địa lý và mạng lưới giao thông liên tỉnh thuận lợi: ............ 42
2.2.2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: .................................... 43
2.2.3. Danh lam thắng cảnh và bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp: . 44
2.3. Những khó khăn của Hồ Bình trong thu hút vốn đầu tư .................... 44
2.3.1. Trình độ phát triển chung của tỉnh còn thấp so với cả nước: ...... 44
2.3.2. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: .............................................................. 45
2.3.3. Phong tục tập quán: ...................................................................... 46
2.4 .Thực trạng thu hút vốn đầu tư tại tỉnh Hồ Bình giai đoạn 2001-2010 ......47
2.4.1. Khảo sát ............................................................................................. 47
2.4.2. Thực trạng thu hút đầu tư vào tỉnh ............................................... 53

2.5. Thực trạng môi trường đầu tư, kinh doanh của Hồ Bình ................... 60
2.6. Thành tựu thu hút vốn đầu tư đạt được trong giai đoạn 2001-2010. ... 62
2.6.1. Kết quả thu hút dự án đầu tư ........................................................ 62
2.6.2. Những đóng góp của dự án đầu tư với phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh........................................................................................................... 72
2.7. Những hạn chế trong công tác thu hút vốn đầu tư giai đoạn từ năm
2001-2010 ................................................................................................... 75


iv
2.8. Nguyên nhân cơ bản............................................................................. 78
2.8.1. Nguyên nhân của các thành tựu.................................................... 78
2.8.2. Nguyên nhân của các yếu kém ...................................................... 79
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ Ở TỈNH HỒ BÌNH TRONG NHỮNG
NĂM TỚI ........................................................................................................ 82

3.1. Phướng hướng, mục tiêu ...................................................................... 82
3.1.1. Phương hướng............................................................................... 82
3.1.2. Mục tiêu đến năm 2015 ................................................................. 82
3.2. Những cơ hội và thách thức đối với công tác thu hút đầu tư tại tỉnh
Hồ Bình ..................................................................................................... 83
3.2.1. Môi trường quốc tế........................................................................ 83
3.2.2. Môi trường trong nước và trong tỉnh............................................ 84
3.3. Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư ............................ 86
3.3.1. Tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng của tỉnh, thông qua một số biện
pháp, cụ thể như:..................................................................................... 86
3.3.2. Giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cơng tác
CCHC ...................................................................................................... 88
3.3.3. Làm tốt công tác quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch . 90

3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực ....................................................... 91
3.3.5. Công tác tuyên truyền, xúc tiến, vận động đầu tư. ...................... 92
3.3.6. Tăng cường công tác quản lý đầu tư. ........................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
BOT
BTO
BT
CCHC
CNH
CCN
CNXD
DDI
ĐTNN
ĐTTN
FDI
GTGT
GDP
HĐH
IMF
JETRO
JICA

KBTTN
KCHT
KCN
KHCN
KOTRA
KTXH
NGO
NSNN
ODA
QLNN
TNHH
TTHC
UBND
VLXD
XNK

Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Hợp đồng xây dựng, kinh doanh chuyển giao
Hợp đồng xây dựng, chuyển giao kinh doanh
Hợp đồng xây dựng chuyển giao
Cải cách hành chính
Cơng nghiệp hố
Cụm cơng nghiệp
Cơng nghiệp – Xây dựng
Đầu tư trong nước
Đầu tư nước ngoài
Đầu tư trong nước
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Giá trị gia tăng
Tổng sản phẩm quốc nội

Hiện đại hoá
Quỹ tiền tệ quốc tế
Tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế Nhật Bản
Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản
Khu bảo tồn thiên nhiên
Kết cấu hạ tầng
Khu công nghiệp
Khoa học công nghệ
Cơ quan xúc tiến ngoại thương Hàn Quốc
Kinh tế xã hội
Nguồn viện trợ phi Chính phủ
Ngân sách Nhà nước
Hỗ trợ phát triển chính thức
Quản lý Nhà nước
Trách nhiệm hữu hạn
Thủ tục hành chính
Uỷ ban nhân dân
Vật liệu xây dựng
Xuất nhập khẩu


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

2.1


Dân số và chất lượng nguồn nhân lực

39

2.2

Cơ cấu theo ngành kinh tế thời kỳ 2001-2010

41

2.3

Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Hịa Bình và cả nước năm
2010

41

2.4

Tổng hợp kết quả khảo sát tiêu chí định lượng

47

2.5

Danh sách doanh nghiệp và kết quả khảo sát

48


2.6

Chỉ số năng lực cạnh tranh của Hịa Bình và một số địa
phương, năm 2006 và 2010

61

2.7

Số dự án đầu tư qua các năm

62

2.8

Dự án FDI trong và ngoài khu cơng nghiệp

66

2.9

Dự án ĐTTN trong và ngồi khu cơng nghiệp

69

2.10

Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư

71


2.11

Một số chỉ tiêu về đầu tư

74


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ về các nguồn vốn đầu tư

11

1.2

Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế

19

2.1


Sơ đồ tăng trưởng giai đoạn 2005 – 2010

40

2.2

Cơ cấu dự án ĐTNN theo lĩnh vực ngành nghề

64

2.3

Vốn đầu tư FDI vào các lĩnh vực ngành kinh tế

64

2.4

Dự án FDI theo địa bàn huyện, thành phố

65

2.5

Tiến độ triển khai dự án FDI

66

2.6


Dự án ĐTTN theo lĩnh vực ngành nghề

67

2.7

Vốn đầu tư của dự án ĐTTN theo lĩnh vực ngành nghề

67

2.8

Dự án ĐTTN theo địa bàn huyện, thành phố

68

2.9

Tiến độ thực hiện dự án đầu tư trong nước

70

2.10

Vốn FDI và DDI so tổng vốn đầu tư toàn xã hội

72

2.11
2.12


Mối tương quan giữa vốn đầu tư FDI và DDI và tăng
trưởng kinh tế

73

Xếp hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Hòa Bình năm 2010

77


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với thủ
đơ Hà Nội có đặc điểm là địa hình phức tạp, nhiều núi đồi, kết cấu hạ tầng
thấp kém, giao thơng đi lại khó khăn. Là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống, trình độ dân trí cịn thấp. Ngay sau ngày tái lập 01/10/1991, tỉnh
Hồ Bình đã thực hiện nhiều giải pháp thu hút vốn đầu tư và đã thu được kết
quả khả quan; các dự án đầu tư đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh;
Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
Đến nay Hồ Bình vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, cơ cấu kinh tế
lạc hậu, giá trị sản xuất công nghiệp trong cơ cấu GDP mới đạt gần 33% trong
khi cả nước là 42%; thu nhập bình quân đầu người bằng 59% bình quân cả
nước. Năng lực cạnh tranh của tỉnh theo đánh giá của Phịng Thương mại và
Cơng nghiệp Việt Nam và Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam thì năm
2009 và năm 2010 tỉnh Hồ Bình đều thuộc nhóm tương đối thấp, xếp thứ
60/63 tỉnh, thành cả nước. Nguyên nhân chính là do thiếu vốn đầu tư, nguồn
vốn đầu tư thu hút được tại tỉnh Hồ Bình cịn thấp cả về số lượng và quy mô

dự án.
Trong điều kiện và xu thế phát triển hiện nay vốn đầu tư được coi là
yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo
ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất mà còn là điều kiện để nâng cao trình
độ khoa học – cơng nghệ, giải quyết việc làm cho người lao động tác động
vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Do vậy, nhu cầu về vốn đầu tư
cho phát triển ngày càng cao. Trong khi đó các nguồn lực tự nhiên có hạn và
ngày càng khan hiếm. Đồng thời nguồn vốn của các nhà đầu tư thì có hạn.
Điều này dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau trong việc thu hút vốn đầu tư. Chính


2
vì những lí do đó, việc nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm tăng cường thu
hút vốn đầu tư vào tỉnh Hồ Bình” hiện nay và những năm tới là hết sức
cần thiết, có ý nghĩa cả về thực tiễn và khoa học.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu, đề ra phương pahsp thu hút được nhiều vốn đầu tư đáp
ứng nhu cầu phát triển KTXH.
Mục tiêu cụ thể:
Đề tài nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng và rút ra các nguyên
nhân tác động đến thu hút vốn đầu tư phục vụ cho quá trình phát triển KTXH.
Từ thực trạng, đề xuất những giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với
điều kiện của tỉnh Hồ Bình và nằm trong khn khổ pháp lý của Nhà nước
nhằm tạo động lực để thu hút vốn đầu tư một cách có hiệu quả nhất;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp nhằm tăng cường thu
hút vốn đầu tư phát triển KTXH.
Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian
Đề tài nghiên cứu thực trạng, mục tiêu, giải pháp thu hút vốn đầu tư
trên địa bàn tỉnh Hồ Bình.
Về tính chất
Thu hút vốn đầu tư mà đề tài tập trung nghiên cứu là vốn đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội thuộc nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và vốn đầu
tư tư nhân. Đề tài khơng nghiên cứu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn ODA, NGO.


3
Đề tài chỉ xem xét môi trường kinh tế và chỉ tập trung vào các giải pháp
về chính sách kinh tế.
Về thời gian
Nghiên cứu thực trạng thu hút vốn đầu tư trong giai đoạn từ năm 2001
đến năm 2010; quan điểm, định hướng, giải pháp thu hút vốn đầu tư trong
những năm tới.
4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, một số cơng
trình nổi bật là:
Năm 2008, tác giả Lương Văn Lý có bài “Kêu gọi đầu tư nước ngồi
vào Việt Nam nhìn lại chặng đường đã qua” đăng trên Cuốn sách “20 năm
Đầu tư nước ngồi nhìn lại và hướng tới”;
Năm 2008, tác giả Tony Foster có bài “Đầu tư của khu vực tư nhân vào
lĩnh vực hạ tầng cơ sở: Thách thức mới” đăng trên Cuốn sách “20 năm Đầu tư
nước ngồi nhìn lại và hướng tới”;
Năm 2007, Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Tổng kết 20 thu hút đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam”;
Đề án nghiên cứu: “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của các TNCs trên
thế giới” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện năm 2005

Năm 2005, Đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp huy động vốn ĐTTN
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010” của Sở Tài chính thành phố
Đà Nẵng”;
Năm 2009, Đề tài nghiên cứu của Phan Đức Anh “Thực trạng và giải
pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả tại tỉnh Hà Tĩnh”;
Năm 2007, tác giả Đỗ Hải Hồ, luận văn thạc sỹ “Cải thiện môi trường
thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Hồ Bình”;
Năm 2010, Tỉnh uỷ Hồ Bình “Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết
03-NQ/TU của Tỉnh uỷ về thu hút đầu tư vào tỉnh giai đoạn 2006-2010”;


4
Tiến sỹ, Đinh Văn Ân: “Hội nhập kinh tế quốc tế và q trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố ở Việt Nam”, Báo cáo tại Hội thảo về tác động của
Hội nhập kinh tế tháng 06 năm 2004.
Năm 2010, Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
xuất bản kỷ yếu “Diễn đàn xúc tiến đầu tư vùng Tây Bắc”;
Các nghiên cứu đã tập trung vào các vấn đề lý luận, chuyên môn sâu
như: Lịch sử, cơ sở lý luận hình thành hoạt động thu hút vốn đầu tư; đánh giá
về hiện trạng hoạt động thu hút ĐTNN, huy động vốn ĐTTN vào phát triển
kinh tế xã hội; những hạn chế, tồn tại ở Việt Nam trên nhiều giác độ; vai trò,
ý nghĩa của vốn đầu tư đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Những lý luận, phân tích khoa học đã nghiên cứu là cơ sở quan trọng
cho việc nghiên cứu vấn đề về thu hút vốn đầu tư trong thời kỳ mới. Từ các
cơng trình nghiên cứu, tác giải rút ra những vấn đề liên quan đến luận án đó
là: Khái niệm về đầu tư, vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư, vai trò vốn đầu tư,
phương pháp tạo lập vốn đầu tư; Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu
tư, các tiêu chí đánh giá và tác động đến kết quả thu hút vốn đầu tư; Thực
trạng thu hút vốn đầu tư tại Việt Nam, hạn chế và một số giải pháp tăng
cường thu hút vốn đầu tư; kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư tại một số địa

phương.
Tuy nhiên, chưa có Đề tài nào nghiên cứu thực trạng và giải pháp thu
hút vốn đầu tư không thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà Nước, vốn ODA và
NGO.
Do đó, đề tài này ngồi việc đánh giá, phân tích kết quả thu hút vốn
đầu tư, các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá tới kết quả thu hút vốn
đầu tư trong thời kỳ 10 năm, đồng thời đề ra những mục tiêu, giải pháp nhằm
tăng cường thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Hồ Bình trong những năm tới.


5
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp lý
thuyết, thu thập tài liệu thứ cấp, thống kê và so sánh, phương pháp lấy ý kiến
chuyên gia.
Phân tích, phân chia thành những bộ phận thành phần để đánh giá một
cách chi tiết có những thành phần nào tác động đến kết quả thu hút vốn đầu
tư. Tổng hợp xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng như
những quy luật tác động đến kết quả thu hút vốn đầu tư;
Thông qua hệ thống thư viện, trường đại học, các trang web, các nhà
khoa học để tìm những bài viết, luận văn, đề án, cơng trình nghiên cứu, báo
cáo có liên quan đến thu hút vốn đầu tư, giải pháp thu hút vốn đầu tư;
Lấy số liệu và dữ liệu, thông tin từ các cơng trình, các đề tài có liên
quan;
Thực hiện khảo sát, phỏng vấn trực tiếp tại 40 doanh nghiệp có dự án
đầu tư tại tỉnh (Số lượng khảo sát 40/330 dự án tại tỉnh chiếm tỷ lệ trên 12%;
40/1700 doanh nghiệp trên địa bàn chiếm tỷ lệ 2,4%). Các doanh nghiệp khảo
sát bao gồm doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi; đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp.
Trên cơ sơ sở số liệu, dữ liệu có được, đề tài tập trung phân tích và tổng

hợp những nhân tố tác động đến kết quả thu hút vốn đầu tư, từ đó chỉ ra
những yếu tố chung và những nhân tố có tính chất đặc thù. Đề tài phân tích
những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư, tổng hợp những tác động của
vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hồ Bình;
Tác giải sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích những
điểm mạnh, điểm yếu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh. Từ đó
đánh giá những cơ hội, thách thức để làm cơ sở cho việc đề xuất các định
hướng, giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư.


6
6. Những đóng góp của luận văn
Từ việc nghiên cứu giải pháp thu hút vốn đầu tư không thuộc nguồn
vốn ngân sách và nguồn hỗ trợ chính thức, nguồn viện trợ phi chính phủ tại
tỉnh Hồ Bình – địa phương chưa có đề tài nào nghiên cứu. Luận án đã chỉ ra
những nhân tố mang tính chất đặc thù của tỉnh tác động đến kết quả thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư tư nhân. Từ đó đưa ra những
giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hồ Bình trong thời
gian tới.
Luận án đã xây dựng một số tiêu chí mang tính định tính và mang tính
định lượng là nhân tố tác động đến kết quả thu hút đầu tư.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận,
luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư
Chương 2: Thực trạng về thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Hồ Bình
Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp tăng cường thu
hút vốn đầu tư ở tỉnh Hồ Bình trong thời gian tới



7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
1.1. Tổng quan về đầu tư, vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư
1.1.1. Khái niệm về đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại
để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả
nhất định trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về
các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên
nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động.
Những kết quả của đầu tư đem lại là sự tăng thêm tài sản tài chính (tiền
vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, của cải vật chất khác), tài sản trí
tuệ (trình độ văn hố, chun mơn, khoa học kỹ thuật,... của người dân). Các
kết quả đã đạt được của đầu tư đem lại góp phần tăng thêm năng lực sản xuất
của xã hội.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư là những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở
hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương lai lớn
hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
Như vậy, đầu tư là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện có để
làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức
sống của dân cư hoặc để duy trì khả năng hoạt động của các tài sản và nguồn
lực sẵn có.
1.1.2. Tổng quan về vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư
1.1.2.1. Vốn đầu tư
Ở mỗi thời kỳ của lịch sử, vốn có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng
chung quy lại có hai khái niệm về vốn như sau:
Hiểu theo nghĩa rộng, vốn là toàn bộ các nguồn lực kinh tế được đưa
vào luân chuyển. Nó khơng chỉ bao gồm tiền, tài sản như máy móc thiết bị,



8
vật tư, tài nguyên, mà còn bao gồm cả giá trị của những tài sản vơ hình như
các thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh sáng chế, các lợi thế so sánh.
Hiểu theo nghĩa trực tiếp, vốn là phần giá trị tài sản quốc gia được tích
luỹ dưới dạng tiền, giá trị của tài sản hữu hình và vơ hình nhằm mục đích sinh
lợi được chuyển đổi thơng qua các hình thức đầu tư thành những tư liệu sản
xuất cần thiết khác để sử dụng vào quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường quan niệm vốn được mở rộng với các đặc
trưng cơ bản sau: Vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản; vốn
được biểu hiện bằng tiền, nhưng không phải tất cả mọi nguồn tiền đều là vốn;
vốn cịn là một hàng hố đặc biệt; vốn cịn thể hiện dưới dạng tiềm năng và
lợi thế vơ hình.
Như vậy, Sự biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra để thực
hiện đầu tư gọi là vốn đầu tư. Để có thể tạo được những tài sản vật chất cụ
thể, nhất thiết phải sử dụng vốn đầu tư thông qua hoạt động đầu tư.
1.1.2.2. Nguồn vốn đầu tư
Bản chất của nguồn vốn đầu tư:
Kinh tế học hiện đại giải thích bản chất của nguồn vốn như sau: Trước
hết, xét trong điều kiện nền kinh tế đóng
Ta có: GDP = C + I; trong đó GDP là tổng sản phẩm quốc nội; C là
tiêu dùng (cá nhân và Chính phủ); I là đầu tư;
GDP = C + S; trong đó S là tiết kiệm
Từ đó suy ra I = S, do đó đối với nền kinh tế đóng nguồn vốn đầu tư
chính là phần tiết kiệm trong nước.
Nếu xét trong điều kiện nền kinh tế mở
Ta có: GDP = C + I + X - M; trong đó X là giá trị hàng hố xuất khẩu;
M là giá trị hàng hoá nhập khẩu
GDP= C + S



9
Vậy S= I + X - M → I = S + (M- X) hay I = S + F
F: vốn đầu tư từ nước ngoài.
Trong phạm vi doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp quyết định đầu tư mua
sắm, lắp đặt tài sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tức là doanh nghiệp đã
tham gia vào thị trường hàng hoá và dịch vụ. Và trên thực tế, khi thực hiện
đầu tư, mua sắm, rất ít khi doanh nghiệp sử dụng tiền mặt để trang trải cho
các khoản đầu tư, mà doanh nghiệp sẽ thơng qua các tổ chức tài chính, ví dụ
như ngân hàng, để vay khoản chi phí đầu tư và tất nhiên doanh nghiệp phải trả
cho tổ chức tài chính khoản lãi tiền vay. Như vậy, lúc này doanh nghiệp có
nhu cầu đối với tổ chức tín dụng, hay nói cách khác là có nhu cầu đối với tiết
kiệm mà các hộ gia đình gửi để nhận lãi tiền gửi.
Ngân hàng hay tổ chức tài chính là những trung gian thực hiện nhiệm
vụ chuyển số tiền tiết kiệm trong các hộ gia đình sang các doanh nghiệp có
nhu cầu đầu tư và hưởng phần chênh lệch giữa hai mức lãi tiền vay và tiền
gửi. Khối lượng tiết kiệm của các hộ gia đình phụ thuộc vào mức thu nhập và
mức lãi suất tiền gửi. Xu hướng chung là khi nền kinh tế càng phát triển thì tỷ
lệ tiết kiệm càng tăng.
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có thu nhập
thấp thì quy mơ và tỷ lệ tiết kiệm đều thấp trong khi yêu cầu của sự phát triển
kinh tế ngày càng tăng, nhu cầu nguồn vốn đầu tư rất lớn. Mặt khác, trong sự
giao lưu quốc tế hiện nay, ngay đối với các nước phát triển vẫn cần có sự kết
hợp nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát
triển kinh tế. Như vậy, đối với một quốc gia tiết kiệm có được là tổng số của
tiết kiệm trong nước và tiết kiệm nước ngoài.
S = Sd + Sf; trong đó, S là tổng số tiết kiệm của quốc gia, S d là tiết kiệm
trong nước, Sf là tiết kiệm nước ngoài.
Tiết kiệm trong nước: Gồm tiết kiệm của Chính phủ, tiết kiệm của các
Cơng ty và tiết kiệm của dân cư.



10
Tiết kiệm của Chính phủ: Bao gồm tiết kiệm của ngân sách nhà nước
và tiết kiệm của các công ty nhà nước. Về nguyên tắc, tiết kiệm được tính
bằng cách lấy tổng số thu nhập trừ đi các khoản chi tiêu. Thu ngân sách của
Chính phủ chủ yếu là các khoản thu thuế, các khoản phí và lệ phí. Chi tiêu
của Chính phủ bao gồm: Chi mua hàng hố và dịch vụ, các khoản trợ cấp và
trả lãi suất các khoản tiền vay. Đối với các nước đang phát triển, nhu cầu chi
cho đầu tư phát triển rất lớn, do đó các nước này thường bội chi ngân sách.
Tiết kiệm của các Công ty: Tiết kiệm của các công ty được xác định
trên cơ sở doanh thu của công ty và các khoản chi phí trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Doanh thu của Công ty (TR) là các khoản thu nhập của cơng ty do tiêu
thụ hàng hố, dịch vụ. Tổng chi phí (TC) thường bao gồm các khoản: chi phí
ngun vật liệu, trả tiền cơng, trả tiền th đất đai, trả lãi suất tiền vay và thuế
kinh doanh.
Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí được gọi là lợi
nhuận của công ty trước thuế: Pr trước thuế = TR – TC
Lợi nhuận trước thuế sau khi đóng thuế lợi tức sẽ cịn lại lợi nhuận
thuần của công ty (sau thuế):

Pr sau thuế = Pr trước thuế – Tde, trong đó:

Tde là thuế thu nhập của doanh nghiệp
Đối với các công ty cổ phần, công ty TNHH thì lợi nhuận sau thuế cịn
phải chia cho các cổ đơng, các thành viên do đó cịn xuất hiện thêm khái niệm
lợi nhuận để lại cơng ty (hay cịn gọi là lợi nhuận không chia); lợi nhuận để
lại công ty cùng với quỹ khấu hao trở thành nguồn vốn đầu tư của công ty.
Tiết kiệm của dân cư: Tiết kiệm của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và
chi tiêu của hộ gia đình. Thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập có thể sử

dụng (DI) và khoản thu nhập khác.
Chúng ta đã biết cách xác định thu nhập có thể sử dụng thu nhập quốc
dân sản xuất: NI = DI – Td + Sd, trong đó: Td là thuế thu nhập (bao gồm cả


11
thuế thu nhập của công ty Tde và thuế thu nhập của dân cư Tdh; Td = Tde + Tdh),
Sd là các khoản trợ cấp của Chính phủ
Các khoản thu nhập khác có thể từ nhiều nguồn như được viện trợ, thừa
kế, bán tài sản, trúng vé xổ số, thậm chí là các khoản đi vay…
Chi tiêu của hộ gia đình bao gồm:
Các khoản chi mua hàng hố và dịch vụ: Là chi về lương thực, thực
phẩm, quần áo, phương tiện đi lại và các hàng hoá tiêu dùng lâu bền khác…;
Chi cho hoạt động dịch vụ là chi cho du lịch, chi cho các hoạt động văn hoá,
thể dục, thể thao, chi trả lãi suất các khoản tiền vay.
Khác với chi tiêu của Chính phủ, tất cả các khoản chi tiêu của hộ gia
đình đều được coi là yếu tố cấu thành GDP.
Khi thu nhập gia tăng, tỷ lệ tiết kiệm sẽ tăng dần, có nghĩa là trong một
nước, những gia đình có thu nhập cao hơn sẽ có tỷ lệ tiết kiệm để đầu tư cao
hơn so với những hộ gia đình có thu nhập thấp.
Các nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn
đầu tư

Nguồn vốn
trong nước

NSNN


DN trong
nước

Nguồn vốn
nước ngồi

Dân cư

FDI

ODA

Hình 1.1. Sơ đồ về các nguồn vốn đầu tư

NGO


12
Nguồn vốn trong nước
Nguồn vốn trong nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các
nguồn lực được đưa vào vịng chu chuyển của nền kinh tế. Nó khơng chỉ bao
gồm tiền vốn biểu hiện bằng tài sản hiện vật như máy móc, vật tư, lao động,
đất đai, tài ngun... mà nó cịn bao gồm giá trị của những tài sản vơ hình như
vị trí địa lý, thành tựu khoa học công nghệ, bản quyền phát minh sáng chế.
Các bộ phận cấu thành nguồn vốn trong nước gồm có nguồn vốn ngân sách
Nhà nước (bao gồm cả vốn của doanh nghiệp nhà nước) và nguồn vốn tư
nhân (bao gồm cả vốn của các doanh nghiệp dân doanh).
Nguồn vốn nước ngoài
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn của các doanh nghiệp và cá
nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý quá trình sử

dụng nhằm mục đích thu lợi nhuận và thu hồi vốn bỏ ra.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là vốn đầu tư của các
Chính phủ nước ngồi được thực hiện dưới hình thức viện trợ hồn lại hoặc
viện trợ khơng hồn lại hay cho vay ưu.
Nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngồi là vốn viện trợ của các tổ
chức phi chính phủ nước ngồi.
1.1.3. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngồi.
Trong q trình phát triển của mỗi quốc gia, nguồn vốn trong nước có
vai trị rất quan trọng, nó quyết định trực tiếp tới sự phát triển KTXH của từng
nước, là nguồn vốn đảm bảo tăng trưởng một cách bền vững và có vai trị
quan trọng trong việc thu hút vốn ĐTNN.
Nguồn vốn đầu tư từ NSNN có vai trị quan trọng trong việc phát triển
cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thúc
đẩy đầu tư của các thành phần kinh tế khác . Tỷ suất lợi nhuận của việc đầu tư


13
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội rất thấp, thậm chí nhiều trường hợp
khơng thể thu hồi vốn hoặc thời gian thu hồi vốn đầu tư kéo dài, ít có nhà đầu
tư tư nhân hoặc nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Nên các nước thường phải
sử dụng vốn NSNN để thực hiện đầu tư.
Đồng thời vốn đầu tư từ NSNN có vai trị quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế vùng cao, vùng sâu, vùng xa, từ đó nâng cao đời sống dân
cư ở các khu vực này, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực
thành thị và nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần thực hiện
thắng lợi những mục tiêu kinh tế xã hội, giáo dục, y tế, quốc phịng, an ninh.
Với vai trị là cơng cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định điều tiết vĩ mô,
nguồn vốn NSNN đã được nhận thức và vận dụng khác nhau tuỳ thuộc quan
niệm của mỗi quốc gia. Trong thực tế điều hành chính sách tài khố, nhà nước
có thể quyết định tăng, giảm thuế, quy mô thu chi ngân sách nhằm tác động

vào nền kinh tế. Tất cả những điều đó thể hiện vai trị quan trọng của NSNN
với tư cách là cơng cụ tài chính vĩ mơ sắc bén nhất, hữu hiệu nhất, bù đắp
những khiếm khuyết của thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái.
Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, đây là nguồn vốn có sự phát triển khá
mạnh. Các doanh nghiệp luôn là lực lượng đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã
hội và chấp hành pháp luật. Có vai trị hữu hiệu hỗ trợ cho sự định hướng điều
tiết vĩ mô nền kinh tế.
Vốn đầu tư của dân cư là một nguồn vốn lớn; góp phần giải quyết tình
trạng thiếu vốn trong các doanh nghiệp, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi
trong khu vực nơng thơn từ đó thúc đẩy q trình tăng trưởng kinh tế, nâng
cao đời sống nhân dân.
Như vậy vốn đầu tư trong nước là nguồn cơ bản đảm bảo cho sự tăng
trưởng kinh tế một cách liên tục. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế còn


14
kém phát triển, khả năng tích luỹ thấp thì việc tăng cường huy động các
nguồn vốn nước ngoài để bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng.
ODA là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho vốn đầu tư phát triển, góp
phần giải quyết dứt điểm các nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật – xã
hội của nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, việc tiếp nhận ODA thường gắn với sự
trả giá về mặt chính trị và tình trạng nợ chồng chất nếu khơng sử dụng có hiệu
quả vốn vay và thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả nợ vốn vay. Ngồi ra ODA
cịn có vai trị quan trọng trong việc giúp các nước nghèo tiếp thu những
thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực. Và cuối
cùng ODA giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo
điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước.
FDI đóng vai trị quan trọng, nó tạo nguồn vốn bổ sung cho nền kinh tế.

Do nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp nên FDI là sự bù đắp rất
lớn sự thiếu hụt về vốn. Mặt khác vốn FDI là nguồn vốn có vai trị quan trọng
trong việc tăng trưởng GDP, nâng cao sức cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế, gia
tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu, mở rộng thị trường. Nguồn vốn này thường
không đủ lớn để giải quyết dứt điểm từng vấn đề xã hội của nước nhận đầu tư.
Cùng với việc cung cấp vốn, thông qua FDI các nước tiếp nhận vốn đầu
tư có thể nhận được những cơng nghệ, kỹ thuật tiên tiến (thực tế có những
cơng nghệ khơng thể mua được bằng quan hệ thương mại đơn thuần), những
kinh nghiệm quản lý, năng lực marketing.
FDI cịn có vai trị tích cực trong việc giải quyết việc làm, đào tạo và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Số lượng lao động có việc làm và
chuyên môn cao tại nước nhận đầu tư ngày càng tăng và điều cơ bản mà FDI
đã làm được đó là khơng chỉ nâng cao tay nghề mà còn thay đổi tư duy và
phong cách lao động theo kiểu cơng nghiệp hiện đại. Từ đó mà hiệu quả làm


15
việc và năng suất lao động cũng tăng lên, thể hiện qua thị trường quốc tế đã
chấp nhận sản phẩm sản xuất ra.
Đầu tư FDI làm cho các hoạt động ĐTTN phát triển, thúc đẩy tính năng
động và khả năng cạnh tranh trong nước, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả
các tiềm năng của đất nước. Điều đó có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Với việc tiếp nhận FDI, khơng đẩy các nước vào cảnh nợ nần, không
chịu những ràng buộc về chính trị, xã hội. FDI góp phần tăng thu cho NSNN
thông qua việc thu thuế từ các công ty nước ngồi. Thơng qua hợp tác với
nước ngồi, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thâm nhập vào thị trường thế
giới.
Hạn chế đối với nước tiếp nhận đầu tư, nếu khơng có quy hoạch cụ thể
và khoa học thì sẽ dẫn tới việc đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên

nhiên bị khai thác quá mức và nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tiếp
nhận công nghệ lạc hậu.
Ngày nay, FDI trở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hoá
sản xuất và lưu thơng. Khơng có một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, dù phát
triển theo thể chế chính trị nào, lại không cần đến nguồn vốn ĐTNN và tất
yếu đều coi đó là nguồn lực quốc tế quan trọng cần khai thác để từng bước
hoà nhập vào cộng đồng quốc tế. Ngay cả những quốc gia có tiềm lực kinh tế
mạnh như Mỹ, Nhật dưới tác động của cách mạng khoa học cơng nghệ hiện
nay cũng khơng thể tự mình giải quyết được những vấn đề kinh tế, xã hội đã,
đang và sẽ tiếp tục đặt ra. Chỉ có con đường hợp tác, trong đó có FDI là loại
hình đầu tư, hợp tác có hiệu quả.
Đặc biệt đối với các nước đang phát triển một vấn đề nan giải là thiếu
vốn và từ đó dẫn tới thiếu những điều kiện cần thiết cho sự phát triển như
công nghệ, cơ sở hạ tầng... do đó trong những bước đi ban đầu, để tạo ra


16
được “cú huých” đầu tiên cho sự phát triển, không thể khơng huy động vốn từ
nước ngồi.
Để thu hút nhanh nguồn vốn FDI đòi hỏi các nước cần phải tạo lập
mơi trường thuận lợi, thơng thống, hấp dẫn cho nhà đầu tư như nâng cấp
cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ, lành mạnh hoá các thể chế kinh tế - tài
chính và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mơ, cải tạo và hồn thiện hệ thống chính
sách, pháp luật.
1.1.4. Một số phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư:
1.1.4.1. Khuyến khích huy động vốn từ tiết kiệm tư nhân:
Trên cơ sở giả thiết một nền kinh tế cạnh tranh thuần tuý, các nhà kinh
tế cổ điển Anh thế kỷ 19 cho rằng sự can thiệp của Chính phủ vào quyết định
đầu tư và tiết kiệm của tư nhân có thể làm giảm tính hiệu quả kinh tế. Tiết
kiệm của các hộ gia đình đã trở thành một nguồn lớn hình thành cung vốn đầu

tư. Ngồi ra, khoản thu nhập giữ lại của một đơn vị kinh doanh cũng là một
nguồn quan trọng hình thành nên vốn đầu tư. Tiết kiệm của các đơn vị kinh
doanh bao gồm tiết kiệm từ lợi nhuận. Lãi suất làm cân bằng cung tiết kiệm
với cầu đầu tư kinh doanh. Một lãi suất cao hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm dẫn
đến đường cong cung tiết kiệm đi lên. Một lãi suất thấp hơn sẽ giảm chi phí
tiền vay kinh doanh, cầu đầu tư dốc xuống. Giao điểm của cung tiết kiệm và
cầu đầu tư sẽ xác định mức lãi suất.
Tuy nhiên theo các nhà kinh tế trường phái Keynes cho rằng, lãi suất
phải được xác định theo cung và cầu tiền tệ. Do vậy chương trình tiết kiệm
của các hộ gia đình và chương trình đầu tư của các doanh nghiệp thường
khơng trùng hợp với nhau vì họ là những nhóm khác nhau, hành động theo
các suy xét khác nhau. Tiết kiệm phụ thuộc vào thu nhập, còn đầu tư lại là
một hàm số của tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng. Hiện thời các nước kém phát triển
ít có thiên hướng chấp nhận các quyết định tiết kiệm của các hộ gia đình và


17
đơn vị kinh doanh trên cơ sở thị trường tự do vì thấy rằng, Chính phủ có vai
trị tích cực trong việc tăng tỷ lệ hình thành vốn bằng việc tạo ra tỷ lệ tiết
kiệm cao.
1.1.4.2. Khai thác các nguồn lực nhàn rỗi:
Lao động dư thừa, theo Ragnar Nurkse, Chính phủ nên sử dụng số lao
động dư thừa có năng suất cận biên thấp hoặc bằng “0” trong nông nghiệp để
thực hiện các dự án đầu tư cơ bản như các cơng trình giao thơng cơng cộng,
bệnh viện, trường học hay nhà ở cơng nhân. Ở các cơng trình này có thể dựa
vào những người ruột thịt để có lương thực, thực phẩm. Như vậy, sự hình
thành vốn mới, hay tiết kiệm được tạo lập mà thật sự không phải chi phí hoặc
chi phí thấp.
Một số vấn đề khác của cách tiếp cận Nurkse là việc sử dụng lao động
nông nghiệp dư thừa sẽ kích thích các nguồn lực với các chi phí thay thế cao.

Cơng nhân trong các dự án đầu tư cơ bản sẽ cần một số tư liệu (như các dụng
cụ thô sơ) để làm đường bộ, đường sắt, nhà cửa và nhà máy. Ngồi ra, nếu
cơng nhân chuyển vào sinh sống tại thành phố, sẽ phải xây dựng thêm nhà
cửa, đường giao thông, trường học, bệnh viện và các dịch vụ khác.
1.1.4.3. Năng lực vốn chưa dùng
Hiện tượng sử dụng vốn kém hiệu quả còn khả phố biến ở các quốc gia
đang phát triển. Các phương tiện vận chuyển bị bỏ quên do chưa được sửa
chữa hoặc thiếu phụ tùng thay thế, các cơng trình nhà cửa bỏ hoang, các
mương tưới tiêu khô nước, các nhà máy sử dụng dưới công suất do hư hỏng
về mặt cơ khí, thiếu vật tư hoặc thiếu thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên cũng phải
nhìn nhận một cách có hiệu quả vì nhiều lý do: vì cơng nghệ do các nước phát
triển chuyển giao khơng thích hợp với nhu cầu; hơn nữa, nhiều nước đang
phát triển có thể chỉ thu hút có hiệu quả con số hạn chế về vốn đầu tư. Quy
mô nhỏ của ngành xây dựng, giao thông và phương tiện đi lại nghèo nàn, điện


18
thất thường, giao hàng chậm và thiếu tin cậy, dịch vụ kém, nhà cửa cho nhân
viên nước ngồi khơng phù hợp là những hạn chế kỹ thuật lớn đối với việc sử
dụng có hiệu quả hơn vốn hiện có và tiềm năng. Các nước đang phát triển
cũng thiếu lao động lành nghề, các cơng chức có năng lực, chủ doanh nghiệp
có khả năng sáng tạo, các nhà quản lý, nhà kỹ thuật có tay nghề cao, cơng
nhân được đào tạo. Dù sao, về lâu dài, việc mở rộng các cơ sở giáo dục và
đào tạo, giao thông và truyền thông, các cơ sở hạ tầng khác sẽ tăng khả năng
thu hút vốn.
1.2. Vai trò của vốn đầu tư
1.2.1. Vốn đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu
Cung, cầu là hai nhân tố cơ bản trong nền kinh tế thị trường. Tổng cầu
là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ (GDP) mà các tác nhân trong nền kinh
tế sẽ sử dụng tương ứng với mức giá cả, thu nhập và một số biến khác đã biết.

Còn tổng cung là tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các hãng sẽ sản xuất
và bán ra trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí
sản xuất đã cho.
Về mặt tổng cầu: Đầu tư là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
cầu của toàn bộ nền kinh tế. Đầu tư tác động đến đường tổng cầu làm đường
tổng cầu dịch chuyển và sự tác động của đầu tư là tác động ngắn hạn. Với
tổng cung chưa kịp thay đổi, do những thay đổi trong đầu tư có thể tác động
lớn đối với tổng cầu và tác động tới sản lượng và việc làm. Khi đầu tư tăng
lên, có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải, vật liệu xây dựng tăng lên. Sự thay đổi này làm cho đường tổng
cầu chuyển dịch. Trong hình 1.2 mơ tả khi đường tổng cầu chuyển dịch từ
AD0 đến AD1 làm cho mức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 và mức giá cũng
biến động từ P0 đến P1.


×