Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 2020 trên địa bàn huyện kim bôi tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

BÙI THỊ CHÍNH

GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
“ĐỀ ÁN CẢI TẠO VƯỜN TẠP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BƠI, TỈNH HỊA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HẢI NINH

Hà Nội, 2020


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng đây là cơng trình nghiên cứu của mình. Tồn bộ
số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong
bất cứ luận văn, luận án nào. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2020
Người cam đoan

Bùi Thị Chính


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Lâm
nghiệp đã giúp đỡ em trong quá trình học và nghiên cứu tại Trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Thị Hải Ninh,
người đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành Luận văn “Giải pháp
đẩy nhanh tiến độ thực hiện “Đề án Cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 2020” trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình’’.
Xin cảm ơn lãnh đạo Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn;
Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Tài nguyên & Mơi trường
huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình; Chi Cục Thống kê huyện Kim Bôi, UBND
các xã thị trấn, Lãnh đạo, cán bộ một số xã, các hộ dân tham gia đề án đã
cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để em hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng tồn
thể gia đình, người thân đã động viên, chia sẻ khó khăn, khích lệ trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu luận văn./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2020
Học viên

Bùi Thị Chính


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN CẢI TẠO VƯỜN TẠP ........................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về vườn tạp và cải tạo vườn tạp .................................... 5
1.1.2. Sự cần thiết phải cải tạo vườn tạp .................................................. 6
1.1.3. Nội dung tổ chức thực hiện Đề án cải tạo vườn tạp ....................... 7
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đề án cải tạo vườn tạp9
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 13
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về thực hiện Đề
án cải tạo vườn tạp ................................................................................. 13
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Kim Bôi ...................................... 16
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU20
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ......................... 20
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ......................................................... 20
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 24
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của
huyện Kim Bôi ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp ”27
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 28
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................ 28
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu .......................................... 28


iv
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................ 30

2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn ............... 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32
3.1. Thực trạng thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 - 2020”
trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ............................................... 32
3.1.1. Bộ máy tổ chức thực hiện Đề án ................................................... 32
3.1.2. Quy trình thực hiện Đề án ............................................................ 32
3.1.3. Thực trạng vườn tạp tại huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ............... 38
3.1.4. Kết quả thực hiện Đề án cải tạo vườn tạp .................................... 43
3.1.5. Tiến độ thực hiện Đề án Cải tạo vườn tạp .................................... 49
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp
giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ......... 50
3.2.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên ................................................... 50
3.2.2. Công tác chỉ đạo ........................................................................... 51
3.2.3. Công tác tuyên truyền ................................................................... 52
3.2.4. Vốn đầu tư ..................................................................................... 53
3.2.5. Tập qn và trình độ dân trí của người dân ................................. 54
3.2.6. Thị trường yếu tố đầu vào và đầu ra ............................................ 56
3.2.7. Kết cấu hạ tầng nông thôn ............................................................ 59
3.3. Đánh giá chung về thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 2020” trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình .................................... 60
3.3.1. Những thành công ......................................................................... 60
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................. 63
3.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế ....................................................... 64
3.4. Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp” trên
địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình....................................................... 64

3.4.1. Phương hướng, nhiệm vụ của huyện Kim Bôi trong giai đoạn
tiếp theo................................................................................................... 64


v

3.4.2. Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án cải tạo vườn
tạp ............................................................................................................ 66
3.5. Khuyến nghị để thực hiện các giải pháp .............................................. 76
3.5.1. Đối với nhà nước........................................................................... 76
3.5.2. Đối với người dân ......................................................................... 77
3.5.3. Đối với các doanh nghiệp và Hợp tác xã...................................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

BCĐ

Ban chỉ đạo

2

BCH

Ban Chấp hành


3

ĐBDTTS

Đồng bào dân tộc thiểu số

4

ĐVTN

Đoàn viên thanh niên

5

HĐND

Hội đồng nhân dân

6

KH - KT

Khoa học kỹ thuật

7

NTM

Nông thôn mới


8

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

9

UBND

Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Kim Bơi năm 2019 ................... 22
Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động huyện Kim Bôi ................................ 24
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Bôi ...... 26
Bảng 3.1. Khung kế hoạch thực hiện đề án từ năm 2016 - 2020 .................... 35
Bảng 3.2. Quy mơ diện tích vườn tạp tại huyện Kim Bôi năm 2015 ............. 38
Bảng 3.3. Thực trạng vườn tạp huyện Kim Bôi theo đơn vị hành chính năm
2015 ................................................................................................................. 39
Bảng 3.4. Kết quả cải tạo vườn tạp trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn
2016 - 2020...................................................................................................... 45
Bảng 3.5. Kinh phí và nguồn kinh phí cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 - 2020
của huyện Kim Bôi.......................................................................................... 46
Bảng 3.6. Số lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật ............................. 47
Bảng 3.7. Mức độ hiểu biết về Đề án cải tạo vườn tạp trên địa bàn huyện Kim
Bơi ................................................................................................................... 53

Bảng 3.8. Hồn cảnh và trình độ dân trí của người dân tham gia cải tạo vườn
tạp trên địa bàn huyện Kim Bôi ...................................................................... 55
Bảng 3.9. Kế hoạch cải tạo vườn tạp giai đoạn 2021 - 2025 .......................... 65
trên địa bàn huyện Kim Bôi ............................................................................ 65


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Vườn tạp là vườn cây gồm nhiều loại cây: Cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây làm thuốc... cùng sinh sống, phát triển trên một diện tích đất nhất
định. Vị trí trồng các loại cây không theo thứ tự và sử dụng khơng gian khơng
hợp lý; có sự cạnh tranh về ánh sáng, độ ẩm và nguồn dinh dưỡng.
Theo thống kê năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Kim Bơi, tồn
huyện có 3.154 ha đất vườn tạp. Với những diện tích vườn tạp đó, các chủ
vườn chỉ trồng cây theo cảm tính, khơng có kế hoạch. Nhiều chủ vườn cịn
chưa quan tâm đến việc sử dụng đất vườn, cải tạo vườn, để đất trống không
trồng cây và chưa tận dụng được người lao động và thời gian nhàn rỗi của
gia đình. Vì vậy, hiệu quả kinh tế từ đất vườn cịn thấp, gây lãng phí nguồn
tài nguyên đất.
Ngày 10 tháng 6 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (Đề án). Trên cơ sở đó,
Tỉnh ủy Hịa Bình ra Chỉ thị số 40-CT-TU ngày 13/11/2014 của Tỉnh ủy Hịa
Bình về đẩy mạnh phát triển hợp tác, liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với
xây dựng cánh đồng mẫu lớn và vận động người dân cải tạo vườn tạp; Quyết
định số 1604/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của UBND tỉnh Hịa Bình về việc
phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hịa Bình đến năm 2020; BCH Đảng bộ
huyện Kim Bôi đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 28/12/2016 về

“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2016 – 2020”, trong đó
có Đề án số 17 /ĐA-UBND, ngày 25/8/2016 của UBND huyện về “Đề án Cải
tạo vườn tạp huyện Kim Bôi, giai đoạn 2016-2020”. Đề án đặt ra mục tiêu
đến năm 2020, diện tích vườn tạp được cải tạo là 1.000/3.154 ha với diện tích


2
từ 300 m2 chiếm 31,7% cho thu nhập bình quân từ 80 - 90 triều đồng/ha. Có
khoảng 6.000/20.227 hộ có vườn tạp trên địa bàn 27 xã được tham gia Đề án.
Sau gần 4 năm triển khai Đề án trên địa bàn huyện, tính đến hết năm 2019 đã
thực hiện cải tạo 278,4 ha vườn tạp, đạt 27,84% so với kế hoạch đề ra.
Đề án đã có tác động tích cực đến nhận thức và đời sống người dân.
Thông qua Đề án người dân tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để
áp dụng vào chăm sóc vườn cây ăn quả cho năng suất cao. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện Cải tạo vườn tạp cịn một số tồn tại và hạn chế nhất định
định như: Tiến độ thực hiện Đề án chưa đạt so với kế hoạch đề ra, một bộ
phận cán bộ, nhân dân thiếu kinh nghiệm, kiến thức và kỹ thuật làm vườn;
nhiều hộ dân chưa chịu khó, chưa mạnh dạn thay đổi cây trồng; diện tích đất
vườn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng thế mạnh sẵn có, chưa đáp
ứng được nhu cầu của nhân dân, bộ mặt nông thôn chưa thực sự khởi sắc,
năng suất của các loại cây trồng chưa ổn định và khơng cao, đầu tư của nơng
dân cịn thấp, kỹ thuật còn hạn chế, chưa tận dụng được tối đa nguồn nhân lực
có sẵn, việc lựa chọn cây trồng cịn thiếu tính chiến lược, trồng q nhiều loại
cây trên một mảnh vườn nên chưa mang tính hàng hóa, hiệu quả kinh tế còn
chưa cao; Chất lượng và hiệu quả của kinh tế từ việc cải tạo vườn tạp trên địa
bàn huyện còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cải tạo, phát triển của người
dân, hộ gia đình... Từ đó đặt ra yêu cầu cải tạo và nâng cao hiệu quả cải tạo
vườn tạp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, làm cho mỗi người
dân khi tham gia cải tạo vườn tạp đều có kiến thức chuyên môn của nghề

vườn, đối tượng cây trồng và kinh doanh trong vườn; nắm được chủ trương,
chính sách phát triển kinh tế của địa phương, của ngành nông nghiệp về phát
triển; là cơ sở để tổ chức thực hiện, một trong những nội dung quan trọng
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, phát triển kinh tế hộ
gia đình, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội chung của huyện nhà.


3
Xuất phát từ những lý do trên, em chọn nghiên cứu đề tài: “Giải
pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện “Đề án Cải tạo vườn tạp giai đoạn
2016 - 2020” trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình” làm luận
văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng tiến độ thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp giai
đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình, luận văn đề
xuất một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện “Đề án cải tạo
vườn tạp giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình
trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện đề án cải
tạo vườn tạp.
- Đánh giá thực trạng tiến độ thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp giai
đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện “Đề án cải tạo
vườn tạp giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện
“Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn huyện Kim
Bơi, tỉnh Hịa Bình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tiến độ thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 2020” trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Thực trạng tiến độ thực hiện “Đề án cải tạo
vườn tạp giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình;


4
các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn
2016 - 2020” trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình; Một số giải pháp góp
phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 2020” trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
* Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện
Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
* Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu số liệu thứ cấp từ
năm 2016 đến năm 2019, số liệu sơ cấp điều tra trong năm 2020.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện đề án cải tạo vườn tạp.
- Thực trạng tiến độ thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 2020” trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện “Đề án cải tạo vườn tạp”
trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
- Một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện “Đề án cải
tạo vườn tạp giai đoạn 2016 - 2020”trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh
Hịa Bình.
5. Kết cấu luận văn
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện đề án cải tạo
vườn tạp;
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.



5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CẢI TẠO VƯỜN TẠP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về vườn tạp và cải tạo vườn tạp
* Vườn tạp hiểu một cách giản đơn là vườn quảng canh, là vườn đầu tư
lao động, vật tư ít, hàm lượng kỹ thuật thấp, hiệu quả kinh tế kém. Vườn tạp
là vườn trồng nhiều loại cây ăn quả theo kiểu “mùa nào thức đó” để cải thiện
dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia đình [20].
Vườn tạp có thể là vườn trồng một loại cây nhưng nhiều giống khác
nhau, tuổi cây khác nhau dẫn đến trái cây không cùng chủng loại, kích thước
to nhỏ, màu sắc quả khơng đồng nhất và giá trị kinh tế thấp.
Hiểu theo nghĩa đó thì diện tích vườn tạp hiện nay trên địa bàn huyện
Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình cịn rất nhiều. Cải tạo vườn tạp là một yêu cầu cấp
thiết của người làm vườn trong xu thế hội nhập cạnh tranh phát triển nền nơng
nghiệp hàng hóa.
Hiện nay, có các loại hình vườn tạp sau đây: (1) vườn trồng lẫn lộn
nhiều loại cây ăn quả (có từ 3 giống hoặc lồi trở lên). Vị trí trồng bố trí tuỳ
tiện, sử dụng khơng gian không hợp lý. Trong quần thể cây trồng ở vườn các
mối tương hỗ giữa các cây cùng loài và khác loài diễn biến theo chiều hướng
nghịch nhiều hơn thuận, có sự cạnh tranh gay gắt về ánh sáng, nguồn dinh
dưỡng, nước, độ ẩm; (2) vườn chỉ có 1 - 2 chủng loại cây ăn quả nhưng chất
lượng giống không đảm bảo. Rất nhiều trường hợp chủ vườn mua cây giống
qua người bn nên khơng kiểm sốt được tiêu chuẩn chất lượng và cây có
sạch bệnh hay khơng. Cũng có trường hợp họ tự chiết lấy các cây đã mang
bệnh đem trồng hoặc cho bạn bè (đối với cây có múi như cam quýt); (3) Vườn
tuy đạt được tiêu chuẩn về giống, chỉ trồng 1 - 2 chủng loại cây song việc đầu



6
tư, chăm sóc, bón phân quản lý vườn cây khơng đúng mức, dẫn đến cây trong
vườn sinh trưởng kém, chậm ra hoa, kém đậu quả, sâu bệnh khơng được
phịng trừ kịp thời... do đó năng suất thấp, chất lượng kém. Vì vậy, thu nhập
hàng năm trên vườn thấp. (4) Vườn trồng cây ăn quả xen với nhiều loại cây
khác như khoai, sắn, các loại đậu đỗ; với các loại cây lấy gỗ như lát hoa, gió
trầm, sưa, cây keo, các loại cây khác như cây mây, tre, lá cọ... Trong vườn
nhìn khơng ra được nhóm cây nào là cây chủ lực. Loại vườn này thường cho
thu nhập rất kém.
Như vậy, qua phân tích trên chúng ta có thể hiểu cải tạo vườn tạp là
hoạt động mỗi vườn chỉ trồng từ 01 - 02 loại cây có giá trị kinh tế cao và phá
bỏ những loại cây tạp hiệu quả kinh tế thấp.
1.1.2. Sự cần thiết phải cải tạo vườn tạp
Thực trạng phát triển sản xuất cây ăn quả hiện nay có hiệu quả rất thấp.
Do vậy, nhu cầu cải tạo và vấn đề nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm
cây ăn quả hiện nay là rất cần thiết và là một trong những vấn đề sống còn để
nâng cao hiệu quả sản xuất trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế trong
một tương lai không xa của nghề trồng cây ăn quả nước ta. Tình trạng khơng
đồng đều về giống, quy trình kỹ thuật thâm canh thực hiện khơng đầy đủ, việc
chăm bón tuỳ tiện dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về chất lượng, sản phẩm
kém khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Do đó thu
nhập của người làm vườn sẽ thấp, khơng có điều kiện để đầu tư thâm canh
tiếp và đặc biệt sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập hàng năm.
Người làm vườn hơn lúc nào hết cần chủ động, sớm có kế hoạch cải tạo
vườn tạp để vườn cây ăn quả nhà mình có năng suất cao, chất lượng tốt, đạt
yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm để tăng thu nhập mang lại hiệu quả kinh tế
cao, cải thiện môi trường sống.
Tuy nhiên, để cải tạo vườn tạp được tốt thì người làm vườn cần phải

có: hiểu biết về kiến thức chuyên môn của nghề làm vườn, cụ thể hơn là các


7
đối tượng cây ăn quả trồng và kinh doanh trong vườn; có thơng tin kinh tế thị
trường về cây ăn quả; nắm được chủ trương chính sách phát triển kinh tế của
địa phương nói chung, nơng nghiệp và cây ăn quả nói riêng. Đồng thời, phải
có một nguồn lực về tài chính nhất định để đầu tư và cải tạo vườn tạp.
1.1.3. Nội dung tổ chức thực hiện Đề án cải tạo vườn tạp
1.1.3.1. Công tác tuyên truyền phổ biến về chính sách cải tạo vườn tạp
Tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc cải tạo vườn tạp
nhằm thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất lâu đời của người dân; góp phần tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ trong công tác làm vườn của người dân
thông qua nhiều kênh như: Đài Truyền thanh - truyền hình, báo chí, hệ thống
loa đài thơn/xóm, các buổi họp thơn…
Mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên, đồn viên thanh niên, hộ tham gia
đề án là một nhân tố quan trọng và gương mẫu nịng cốt, trong cơng tác
tun truyền phổ biến, vận động, tích cực hưởng ứng, tham gia trong
phong trào cải tạo vườn tạp mà trước mắt là thực hiện việc cải tạo từ vườn
tạp của gia đình mình.
Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động các chi hội như: Hội nơng dân, Phụ
nữ, Đồn thanh niên, câu lạc bộ khuyến nông, hội làm vườn,… trong việc xây
dựng kế hoạch, phương pháp thực hiện, tuyên truyền, vận động nhân dân
tham gia cải tạo vườn tạp như: gây quỹ cho hội viên vay làm vốn, tự tổ chức
tham quan học tập giữa các hộ…
Gắn việc cải tạo vườn tạp vào các tiêu chí thi đua tại các xã trong việc
chỉnh trang nhà cửa, chuồng trại… trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
tạo nên sự phát triển mạnh mẽ phong trào cải tạo vườn tạp lâu nay chưa được
quan tâm chú ý.
Nêu gương các điển hình tiến tiến trong địa phương cũng như tại các

nơi khác trong việc thực hiện cải tạo vườn tạp giúp người dân nắm bắt thông
tin và tham quan học hỏi kinh nghiệm.


8
1.1.3.2. Công tác quy hoạch cải tạo vườn tạp
Tổ chức rà soát đánh giá hiện trạng đất sản xuất của từng vườn hộ, từng
tuyến đường để tổ chức triển khai quy hoạch theo định hướng.
Loại bỏ các yếu tố không thích hợp với quy hoạch thiết kế xác định loại
cây không phù hợp các yếu tố ảnh hưởng đến vườn cây sau này.
Loại bỏ những cây hoang dại, cây leo bụi rậm trong vườn chiếm chỗ,
khơng có giá trị.
Tiến hành đốn tỉa tạo hình và cắt tỉa cho cây, cần giũ lại với mục cải tạo
hoặc phục trang theo định hướng đặt ra. Trồng bổ sung cây mới vào vị trí cần
thiết và hợp lý trong vườn.
Phát dọn thu gom giải phóng mặt bằng cây leo bụi rậm, xử lý thực bị
trước khi trồng hàng rào cây xanh và chỉnh trang vườn hộ.
Việc bố trí giống cây trồng phải lựa chọn phù hợp với đất đai thổ
nhưỡng của từng vườn, từng vùng đất, gieo trồng phải đúng thờ gian theo
mùa vụ để tránh nắng hạn, kể cả trồng hàng rào cây xanh.
1.1.3.3. Các chính sách hỗ trợ người dân khi tham gia cải tạo vườn tạp
Theo đó, việc hỗ trợ về kỹ thuật cho người dân khi tham gia cải tạo
vườn tạp là rất quan trọng. Bởi, cùng với việc sử dụng giống tốt, sạch bệnh,
cần chú trọng tới biện pháp canh tác, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh
phù hợp với từng giống cây từ khâu làm đất, đào hố, mật độ trồng đến việc
bón phân, tưới nước, tỉa cành tạo tán, bảo vệ thực vật, trồng xen, trồng gối,
thu hoạch và bảo quản.
Ở các nước phát triển khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới,
thủy lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với việc tổ
chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng cơng nghệ sản xuất tiến bộ là một

bảo đảm vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến giữa
thế kỷ XXI, trong nơng nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể đóng góp
30% vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ


9
thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều
sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đề án cải tạo vườn tạp
1.1.4.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Nhân tố tự nhiên trước hết là điều kiện khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý,
địa hình thổ nhưỡng, thủy văn… là những yếu tố quyết định đến lựa chọn
cây trồng, thiết kế đồng ruộng, định hướng đầu tư thâm canh. Đặc điểm tự
nhiên đó của đất nơng nghiệp cũng chi phối tình hình kinh tế của quá trình
sử dụng, khi cùng trình độ khai thác đầu tư nhưng kết quả và hiệu quả kinh
tế cũng khác nhau. Rõ ràng, các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình tổ chức các phương thức sử dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế sử
dụng đất nơng nghiệp. Vì thế, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy
luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế của vùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất về
kinh tế, xã hội và môi trường.
1.1.4.2. Các chính sách và quy định của Nhà nước
Trong những năm qua, Nhà nước đã có các chủ trương, chính sách
khuyến khích phát triển sản xuất nơng nghiệp, sản xuất nơng nghiệp đối với
nhóm hộ Đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), bao gồm: chính sách khuyến
khích phát triển kinh tế nơng nghiệp; chính sách khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn; chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nơng nghiệp, nơng thơn; chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội
vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo từng giai đoạn.
Những yếu tố này đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất nơng
nghiệp nói chung và cải tạo vườn tạp nói riêng của các địa phương. Khó khăn

lớn nhất làm hạn chế đến khả năng phát triển sản xuất nơng nghiệp của nhóm
này là do hạn chế về các yếu tố nguồn lực bao gồm đất đai, vốn, năng lực của
chủ thể sản xuất và lao động. Do xuất phát điểm trong nông nghiệp, nông
thôn thấp, lại hạn chế về các yếu tố nguồn lực của chủ thể sản xuất nên chưa


10
tiếp cận được các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp của
Trung ương và tỉnh.
1.1.4.3. Công tác tuyên truyền
Tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất lâu đời của
người dân; Góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ trên phạm vi
toàn xã.
Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên, đồn viên là một nhân tố
gương mẫu nịng cốt, trong cơng tác tuyên truyền, vận động, tích cực
hưởng ứng, tham gia trong chương trình cải tạo vườn tạp theo chủ trương
của huyện; xã Trước mắt là hưởng ứng thực hiện việc cải tạo từ vườn tạp
của gia đình mình.
1.1.4.4. Vốn đầu tư
Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, đối với
nơng nghiệp nói riêng.
Việc cải tạo vườn tạp thực hiện không phải một lúc, mà được thực hiện
từng bước, sự chuyển biến của quá trình cải tạo diễn ra dần dần; vì vậy nguồn
vốn cho cải tạo vườn tạp nằm trong tiềm năng kinh tế của hộ gia đình, nhưng
mỗi hộ gia đình thì có khả năng kinh tế khác nhau. Do vậy việc cải tạo vườn
tạp của mỗi gia đình cịn phụ thuộc vào diện tích đất hiện có của hộ; nếu thực
hiện trên diện tích với quy mơ lớn, thì địi hỏi kinh phí phải lớn ngoài khả
năng của chủ vườn.
1.1.4.5. Tập quán sản xuất nơng nghiệp và trình độ dân trí của người dân
Kinh nghiệm, tập qn sản xuất nơng nghiệp và trình độ dân trí của

người dân cũng có tác động đến tiến độ cải tạo vườn tạp. Do đó, trong sản
xuất phải biết lựa chọn những yếu tố tích cực và hạn chế tiêu cực để đẩy
mạnh quá trình sử dụng đất canh tác có hiệu quả cao.
1.1.4.6. Trình độ năng lực của các chủ thể
Ở nước ta hiện nay, ruộng đất đã giao cho hộ nông dân và hộ gia đình
trở thành chủ thể trực tiếp sử dụng ruộng đất. Do vậy, việc nâng cao năng lực


11
kinh doanh cho các hộ đóng vai trị quyết định đến việc tổ chức sử dụng đất
canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa và hiệu quả kinh tế của nó.
Năng lực của các chủ thể thể hiện ở bốn vấn đề sau:
+ Trình độ khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý của các chủ thể
kinh doanh;
+ Khả năng đối phó với điều kiện thị trường, mơi trường sản xuất
kinh doanh;
+ Khả năng về vốn và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của các
chủ thể. Đây là điều kiện cần thiết đầu tiên để nâng cao hiệu quả kinh tế sử
dụng đất nông nghiệp.
1.1.4.7. Thị trường yếu tố đầu vào và đầu ra
Theo quan niệm của các nhà kinh tế, thị trường nông nghiệp nói chung
là tập hợp những thoả thuận, dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong và ngồi
ngành nơng nghiệp có thể trao đổi được các hàng hóa nơng sản hay các dịch
vụ cho nhau.
Giá cả biến động theo thời vụ là nét đặc trưng của giá nông sản.
Việc phân tích sự hình thành giá nơng sản theo thời vụ giúp ta hiểu được
bản chất của các hoạt động đầu cơ tích trữ của thương nhân trên thị
trường nơng sản. Hơn nữa là hiểu ra cơ sở của việc thúc đẩy những mặt
tích cực của hoạt động này.
Trong giai đoạn hiện nay, thị trường nông nghiệp Việt Nam đang trong

quá trình hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế. Do vậy, hội nhập hoàn
toàn và đúng lộ trình thời gian là địi hỏi bắt buộc của đổi mới cơ chế thị
trường cho phát triển nông nghiệp hiện nay.
Để hồn thiện thị trường nơng nghiệp nước ta, cần coi trọng một số
biện pháp chủ yếu là: Xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ cho nông nghiệp
nông thôn; Thực hiện những quyết định điều tiết giá cả nông nghiệp một cách
linh hoạt và phù hợp; Khuyến khích thúc đẩy cạnh tranh và chống độc quyền;
Thực hiện tốt chiến lược hội nhập vào thị trường nông nghiệp thế giới.


12
Trong q trình sản xuất nơng nghiệp, yếu tố giá cả thị trường có vai
trị quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân. Người dân
thường bị động trước những biến động của giá cả thị trường, làm ảnh hưởng
khá lớn đến thu nhập, đời sống của người dân sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy,
đối với nơng dân, trong sản xuất, cần tìm hiểu thị trường thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet. Cần luyện tập thói quen
phân tích, nhận định, phán đốn và dự báo thị trường sản phẩm nơng nghiệp
để lập kế hoạch sản xuất hợp lý theo nhu cầu thị trường; đồng thời, cần liên
kết sản xuất theo tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để chủ động điều phối sản xuất và
chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
1.1.4.8. Kết cấu hạ tầng nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những điều kiện cơ bản đảm bảo
cho việc phát triển kinh tế và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực phát triển cơ sở hạ
tầng song song với việc thực hiện chương trình quốc gia giảm nghèo, Chương
trình 135. Chi phí xây dựng ở đây lại cao hơn do địa hình đồi núi phức tạp.
Chính vì những lý do này mà mức độ ưu tiên phát triển cho khu vực này thấp
hơn mặc dù nhu cầu hỗ trợ từ Chính phủ cho các dự án phát triển đã trở nên
cấp thiết. Chương trình giảm nghèo ở Việt Nam tập trung vào hạ tầng cơ sở

nông thôn bao gồm đường nông thôn, thuỷ lợi, cung cấp nước, điện, trường
học, trạm y tế, chợ…
Kết cấu hạ tầng nơng thơn cũng có tác động đến phát triển sản xuất
nơng nghiệp. Đối với nhóm hộ nghèo đặc biệt là hộ nghèo đồng bào dân
tộc thiểu số, hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi, hệ thống điện, chợ,
các trung tâm giao dịch và hệ thống thơng tin chưa được hồn thiện, chưa
đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu, do đó chưa thực sự thúc đẩy phát triển
sản xuất hàng hóa và sản xuất nơng nghiệp nhằm thóat nghèo. Sự yếu kém
của kết cấu hạ tầng nông thôn đã cản trở đến phát triển sản xuất nông


13
nghiệp, như việc cung ứng các yếu tố đầu vào bị hạn chế và tiêu thụ sản
phẩm trở nên khó khăn hơn [3].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về thực hiện Đề án
cải tạo vườn tạp
1.2.1.1. Kinh nghiệm tại huyện Bình Liêu, Quảng Ninh
Kinh tế vườn là loại hình kinh tế gắn chặt với các hộ gia đình, hộ sản
xuất nơng nghiệp. Từ lâu kinh tế vườn đã đóng góp một phần quan trọng trong
sự nghiêp phát triển kinh tế cải thiện môi trường sống, diện mạo nông thôn.
Tuy nhiên theo đánh giá thực tế thì hầu hết các vườn sản xuất tại huyện
Bình Liêu trong những năm qua chưa phát triển tương xứng với tiềm năng
thế mạnh sẵn có. Kinh tế vườn chưa thực sự khởi sắc do năng suất của các
loại cây trồng chưa ổn định và không cao, đầu tư của nơng dân cịn thấp, kỹ
thuật cịn hạn chế, việc lựa chọn cây trồng cịn thiếu tính chiến lược, trồng
quá nhiều chủng loại cây trên một diện tích vườn nên hiệu quả kinh tế cịn
chưa cao gây khó cho việc đăng ký thương hiệu và phát triển sản phẩm hàng
hóa. Vì vậy, việc xây dựng mơ hình cải tạo vườn tạp gắn với chương trình xây
dựng nơng thơn mới là cơ sở để tổ chức thực hiện, một trong những nội dung

quan trọng về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trồng từ vườn Chi cục
Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã chủ trì phối hợp Phịng Nơng nghiệp và
PTNT huyện Bình Liêu xây dựng Đề án cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện theo hướng bố trí lại khơng gian vườn với
các loại cây trồng phù hợp, có giá trị kinh tế cao, bền vững, nhằm nâng cao
thu nhập cho người dân, từng bước hình thành các vườn mẫu tại các xã vùng
cao trên đia bàn huyện. Với mục tiêu đó trong tháng 9/21019 Chi cục đã triển
khai xây dựng mô hình cải tạo vườn tạp tại 2 xã Tình Húc và Húc Động với 3
hộ gia đình tham gia, với diện tích gần 4.000 m2. Với nội dung:


14
(1) Hỗ trợ chế phẩm ủ phân, phân bón, giống cây trồng (cây na, cây
lát, cây đinh lăng, hệ thống tưới kèm theo mơ hình).
- Nhà ủ phân hữu cơ khung sắt hộp, mái tôn;
- 01 Máy bơm nước Model: Japan - SK200A, công suất 200W;
- Hệ thống tưới nước;
- Hệ thống phun thuốc Bảo vệ thực vật;
- Bảng tin theo dõi q trình chăm sóc: thời gian bón phân, cắt tỉa
cành, phòng trừ sâu bệnh, thời gian ra hoa, thụ phấn.
(2) Về giải pháp thực hiện:
- Về giống: Xác định giống cần được đưa vào cải tạo: giống đưa vào
cải tạo phải là giống có chất lượng tốt, năng suất ổn định, ít sâu bệnh và có
khả năng rải vụ và có thể phát triển thành sản phẩm hàng hóa và có sức cạnh
tranh trên thị trường.
- Về đất vườn và hệ thống tưới tiêu:
Cải tạo đất, tăng nguồn dinh dưỡng cho đất bằng biện pháp tăng cường
bổ sung phân hữu cơ, bổ sung đất phù sa đã qua xử lý. Khơi thơng hệ thống
thóat nước để mùa mưa vườn khơng bị ngập úng. Phải có hệ thống tích nước

trong mùa hanh khô để chủ động nước tưới mùa hanh khô.
- Về kỹ thuật canh tác
Cùng với việc sử dụng giống tốt, sạch bệnh, cần chú trọng tới biện
pháp canh tác, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh phù hợp với từng giống
cây từ khâu làm đất, đào hố, mật độ trồng đến việc bón phân, tưới nước, tỉa
cành tạo tán, bảo vệ thực vật, trồng xen, trồng gối, thu hoạch và bảo quản.
Ngoài ra, Chi cục phân cơng cán bộ phụ trách theo dõi mơ hình thường
xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại trên cây và có biện pháp
phịng trừ phù hợp, hiệu quả.
Để tiếp tục đẩy mạnh, nhân rộng mơ hình cải tạo vườn tạp trên địa bàn
huyện, các cấp chính quyền đồn thể của huyện Bình Liêu cần đẩy mạnh


15
tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng và vai trò
của kinh tế vườn; phổ biến các kiến thức làm vườn đến tận hộ dân. Hướng
dẫn các hộ dân tiến hành quy hoạch, bố trí lại vườn khoa học, phù hợp với
quy hoạch tổng thể và điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Tăng cường ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng cho năng suất, chất
lượng cao, mang tính hàng hóa, bảo vệ mơi trường, an tồn vệ sinh thực
phẩm. Các cơ quan chun mơn của huyện cần có các giải pháp tích cực để
kết nối, giới thiệu và quảng bá sản phẩm, đăng ký thương hiệu, hỗ trợ tìm
kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm để người dân n tâm sản xuất. Mơ
hình trồng cải tạo vườn tạp được triển khai tại địa bàn huyện đã tạo điều kiện
cho người dân được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, góp phần
chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương. Từng bước nâng cao thu nhập cải
tạo đời sống của người làm kinh tế vườn, thúc đẩy sản xuất để đưa các xã của
huyện Bình Liêu ra khỏi xã đặc biệt khó khăn hồn thành vào năm 2020 [7].
1.2.1.2. Kinh nghiệm tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Cùng với việc tập trung hoàn thành các tiêu chí xây dựng nơng thơn

mới (NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu, huyện Hải Hậu đã có nhiều sáng tạo
trong chỉ đạo người dân cải tạo vườn tạp, xây dựng nhà vườn kiểu mẫu, đưa
các loại cây phù hợp, có giá trị kinh tế cao vào trồng vừa tạo thêm thu nhập,
vừa cải thiện môi trường sống, chỉnh trang diện mạo nơng thơn.
Thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu
với tiêu chí cơ bản là “sáng - xanh - sạch - đẹp”, huyện Hải Hậu đã phát động
phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu từ mỗi gia đình, trong đó có tiêu chí cải
tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả, ao thả cá theo quy hoạch đã được địa
phương phê duyệt để tạo không gian sạch đẹp, nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm trong vườn để nâng cao thu nhập cho nông dân, từng bước hình
thành các mơ hình kinh tế vườn mẫu ở mỗi làng quê.
Trên cơ sở đó, UBND huyện chỉ đạo Phịng Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn, UBND các xã, thị trấn, các tổ chức hội, đoàn thể khuyến khích


16
người dân trồng các loại cây đặc sản truyền thống của địa phương căn cứ theo
đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ thâm canh của người dân để định
hướng cải tạo vườn, đưa các loại cây giống phù hợp vào canh tác. Tranh thủ
sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp về nguồn vốn, giống và kỹ thuật canh
tác để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư sản
xuất, nhận chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phổ biến các phương thức, mơ hình
cải tạo vườn tạp sang vườn mẫu, cho hiệu quả kinh tế cao, triển khai Đề án
Cải tạo vườn tạp trên diện rộng tồn huyện…
Những mơ hình này khơng chỉ cải thiện cảnh quan mà còn giúp các hộ
dân có thêm nguồn thu nhập ổn định. Mơ hình cải tạo vườn tạp, nhân rộng
khu vườn kiểu mẫu ở Hải Bắc đang được nhiều địa phương trong và ngoài
tỉnh đến tham quan và học tập. Tại xã Hải An, Hội Nông dân xã đã hỗ trợ vận
động hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp và
những thửa ruộng không thuận lợi cho sản xuất lúa sang trồng cây đinh lăng

làm nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm. Đến nay, cả xã có
30 ha trồng đinh lăng thì hầu hết đều trồng trên diện tích vườn tạp cải tạo. Sản
phẩm đinh lăng của xã được Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Toàn Thắng ký
hợp đồng liên kết sản xuất - tiêu thụ với Công ty Cổ phần Traphaco cho hiệu
quả kinh tế cao và ổn định. Ở xã Hải Đường, ngoài 10 hộ làm điểm ban đầu,
phong trào cải tạo vườn tạp, làm vườn kiểu mẫu được cả xã làm theo. Đến
nay, bộ cây trồng chủ lực của xã là cau, thanh long, cam đường, hồng xiêm
Xuân Đỉnh, bưởi Diễn, mít. Trong đó sản lượng thanh long và cau mang lại
thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây [6].
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Kim Bôi
Từ những kinh nghiệm của các đơn vị trên, huyện Kim Bôi cần chú
trọng các vấn đề sau:
Một là, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Các cấp ủy, Đảng, chính quyền,
cơ quan nêu cao vai trò, trách nhiệm, ban hành nghị quyết chuyên đề, xây


17
dựng kế hoạch, phân công cán bộ theo dõi, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn
thành Đề án theo lộ trình.
Hai là, đẩy mạnh thơng tin tun truyền hiệu quả của dự án cải tạo
vườn tạp. Theo đó, địa bàn huyện cần tập trung tuyên truyền về mục đích, ý
nghĩa của việc cải tạo vườn tạp nhằm thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất lâu
đời của người dân; góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ trong
công tác làm vườn của người dân thông qua nhiều kênh như: Đài Truyền
thanh - truyền hình, báo chí, hệ thống loa đài thơn/xóm, các buổi họp thơn…
Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động các chi hội như: Hội nông dân, Phụ
nữ, Đồn thanh niên, câu lạc bộ khuyến nơng, hội làm vườn… trong việc xây
dựng kế hoạch, phương pháp thực hiện, tuyên truyền, vận động nhân dân
tham gia cải tạo vườn tạp như: gây quỹ cho hội viên vay làm vốn, tự tổ chức
tham quan học tập giữa các hộ…

Gắn việc cải tạo vườn tạp vào các tiêu chí thi đua tại các xã trong việc
chỉnh trang nhà cửa, chuồng trại… trong phong trào xây dựng nông thôn mới;
tạo nên sự phát triển mạnh mẽ phong trào cải tạo vườn tạp lâu nay chưa được
quan tâm chú ý.
Nêu gương các điển hình tiến tiến trong địa phương cũng như tại các
nơi khác trong việc thực hiện cải tạo vườn tạp giúp người dân nắm bắt thông
tin và tham quan học hỏi kinh nghiệm.
Ba là, cần có định hướng chuyển đổi cây trồng phù hợp, hiệu quả. Theo
đó, các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn huyện cần bám theo quy hoạch
xây dựng nông thôn mới và quy hoạch trồng cây ăn quả có múi, quy hoạch
vùng trồng rau an toàn đến năm 2025, cũng như căn cứ vào điều kiện địa
phương các cấp ủy, đảng chính quyền đưa ra định hướng phát triển các loại
cây trồng phù hợp với địa phương, có thị trường tiêu thụ. Thường xuyên
thống kê diện tích đã trồng để có sự điều chỉnh phù hợp, đồng thời đưa ra dự
báo thị trường để khuyến cáo nông dân không nên chạy theo phong trào, phá
vỡ quy hoạch, dẫn đến những thất thiệt không đáng có.


×