Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Phân biệt đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.37 KB, 4 trang )

Phân biệt đòn bẩy kinh doanh và
đòn bẩy tài chính
Trong lĩnh vực tài chính, thuật ngữ “ đòn bẩy” được sử dụng thường xuyên.
Cả nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp đều sử dụng đòn bẩy nợ để tạo ra tỷ suất
sinh lợi trên tài sản hoạt động lớn hơn.

Tuy nhiên, sử dụng đòn bẩy tài chính không hề là một sự đảm bảo chắc chắn
thành công và khả năng xuất hiện các khoản lỗ cũng tăng lên nếu nhà đầu tư
hay doanh nghiệp ở vào một vị thế có tỷ lệ đòn bẩy nợ cao. Doanh nghiệp
thường hay sử dụng 2 loại đòn bẩy: đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính.

Đòn bẩy hoạt động:
Liên quan đến kết quả của các cách kết hợp khác nhau giữa chi phí cố định
và chi phí biến đổi. Nói rõ ràng hơn thì, tỷ số giữa chi phí cố định và chi phí
biến đổi mà công ty sử dụng đã quyết định đòn cân nợ hoạt động bao nhiêu.
Một công ty có tỷ số chi phí cố định so với chi phí biến đổi lớn hơn thì được
cho là sử dụng đòn bẩy hoạt động nhiều hơn. Và ngược lại nếu chi phí biến
đổi của một công ty lớn hơn chi phí cố định thì công ty được cho là có đòn
bẩy hoạt động hơn. Đặc điểm ngành mà công ty đang hoạt động cũng là một
nhân tố ảnh hưởng đến việc công ty quyết định nên sử dụng bao nhiêu đòn
bẩy nợ. Một công ty với doanh số ít mà có lợi nhuận biên tế cao được xem là
có sử dụng đòn bẩy hoạt động cao. Mặt khác, một công ty có doanh số lớn
với mức lợi nhuân biên tế thấp được xem là sử dụng đòn bẩy thấp.

Đòn bẩy tài chính:
Xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng
nợ vay. Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh
nghiệp khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ. Khoản nợ vay của
công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc
này. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất
sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ.



Một công ty đồng thời có tỷ lệ đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính cao
thì sẽ rất rủi ro trong đầu tư khá lớn. Một tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao có
nghĩa là doanh nghiệp đang tạo ra ít doanh thu nhưng có lợi nhuân biên tế
trên mỗi đơn vị sản phẩm cao. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho việc dự báo chính
xác doanh thu trong tương lai. Chỉ cần một sự sai lệch nhỏ trong dự báo
doanh thu so với thực tế diễn ra thì nó đã có thể tạo ra một khoảng cách sai
lệch đáng kể giữa dòng tiền thực tế và dòng tiền theo dự toán. Điều này rất
quan trọng, nó có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của công ty
trong tương lai. Rủi ro doanh nghiệp gặp phải sẽ tăng lên cực đại khi tỷ lệ
đòn bẩy hoạt động cao kết hợp thêm với tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao trong khi
tỷ suất sinh lợi trên tài sản không cao hơn mức lãi suất vay nợ. Từ đó có thể
làm giảm tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận của doanh
nghiệp.

×