Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực phẩm của các hộ nông dân trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VŨ NGỌC HỊA

PHÁT TRIỂN CHĂN NI LỢN THỊT THEO HƯỚNG
AN TỒN THỰC PHẨM CỦA CÁC HỘ NƠNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ TÂN

Hà Nội, 2020


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các tư
liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các


kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
cơng trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2020
Người cam đoan

Vũ Ngọc Hòa


ii
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin chân thành bày
tỏ lịng biết ơn của mình tới TS. Phạm Thị Tân đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện giúp tơi trong suốt q trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh và Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm
nghiệp đã chỉ bảo, giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân huyện, Phòng Kinh tế huyện, cán bộ, cơng chức các phịng chun
mơn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ, cán bộ công chức, các hộ
dân của 3 xã Hữu Văn, Đồng Lạc và Tân Tiến, cũng như các hộ dân khác trên
địa bàn huyện đã cung cấp thông tin, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Mặc dù luận văn đã hoàn thiện với tất cả sự cố gắng cũng như năng lực
của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của q thầy cơ, đó chính là sự giúp đỡ
q báu mà tơi mong muốn nhất để cố gắng hồn thiện hơn trong q trình
nghiên cứu và công tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2020

Tác giả luận văn

Vũ Ngọc Hòa


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.....................................................viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN
NI LỢN THỊT THEO HƯỚNG AN TỒN THỰC PHẨM......................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực
phẩm ............................................................................................................... 5
1.1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm, vai trò ý nghĩa của phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng
an toàn thực phẩm ................................................................................................12
1.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng ATTP .17
1.1.4. Các tiêu chí trong chăn ni lợn thịt theo hướng an tồn thực phẩm thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP)..................................................................22
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo hướng vệ sinh
an toàn thực phẩm ................................................................................................25
1.2.Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực
phẩm. ............................................................................................................ 29
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển chăn nuôi lợn thịt
theo hướng an toàn thực phẩm. ...........................................................................29
1.2.2. Bài học rút ra cho huyện Chương Mỹ ......................................................33

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....35
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội ............. 35
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Chương Mỹ ..............................................35


iv
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ ...................................38
2.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ
ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng ATTP trên địa bàn
huyện ......................................................................................................................41
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 43
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ........................................................43
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp ....................................43
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ...................................................44
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ...................................................45
2.2.5.Phương pháp thống kê mô tả .....................................................................45
2.2.6. Phương pháp so sánh.................................................................................46
2.2.7. Phương pháp SWOT ..................................................................................46
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................... 47
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................50
3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng ATTP tại huyện
Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội .................................................................. 50
3.1.1. Tình hình chung phát triển chăn nuôi lợn thịt tại huyện Chương Mỹ...50
3.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp chăn nuôi lợn thịt theo hướng ATTP
- áp dụng tiêu chuẩn Vietgap của các hộ điều tra ........................................ 57
3.2.1. Thông tin chung về hộ điều tra .................................................................57
3.2.2. Tình hình thực hiện các tiêu chí về phát triển chăn nuôi lợn theo hướng
ATTP của các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện qua khảo sát .........................60
3.2.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn thịt theo hướng
ATTP trên địa bàn huyện Chương Mỹ................................................................77

3.2.4. Tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện ..80
3.2.5. Liên kết trong chăn nuôi lợn .....................................................................82
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an
toàn thực phẩm tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội........................................... 82


v
3.3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................82
3.3.2. Sự phát triển của thị trường sản phẩm sạch ............................................83
3.3.3. Nhận thức của hộ về sự cần thiết của chăn nuôi theo hướng ATTP .....84
3.3.4. Yếu tố phục vụ nguồn lực chăn nuôi ở các hộ chăn ni .......................84
3.3.5. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước .......................................................86
3.4. Đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực phẩm tại
huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội ....................................................... 87
3.4.1. Ưu điểm .......................................................................................................87
3.4.2. Tồn tại, hạn chế ..........................................................................................88
3.4.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thánh thức trong phát triển chăn nuôi lợn
theo hướng vệ sinh ATTP trên địa bàn huyện Chương Mỹ ..............................90
3.5. Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực phẩm
tại huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội .................................................. 94
3.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ...........................................................................94
3.5.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn ........................................95
3.5.3. Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng ATTP trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội ............................................................................96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................106
PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

1

Bộ NN& PTNT

2

VietGAP

Nghĩa tiếng Việt
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chăn nuôi an tồn sinh học và thực hành
chăn ni tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam

3

Global GAP

GAP toàn cầu

4

Euro GAP

GAP Châu Âu


5

ASEAN GAP

GAP Đơng Nam Á

6

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

7

ATTP

An tồn thực phẩm

8

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

9

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm


10

HTX

Hợp tác xã

11

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

12

HĐND

Hội đồng nhân dân

13

UBND

Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu cảm quan về ATTP đối với thịt lợn ......................................... 9
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về khí hậu của vùng............................................................37

Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Chương Mỹ năm 2019 ...................................38
Bảng 2.3. Đặc điểm dân số và lao động huyện Chương Mỹ năm 2019 ...................39
Bảng 2.4. Cơ cấu GDP của huyện Chương Mỹ .........................................................41
Bảng 2.5. Nội dung và phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...................................43
Bảng 2.6. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................44
Bảng 3.1. Số lượng lợn trên địa bàn huyện Chương Mỹ qua các năm .....................55
Bảng 3.2. Thông tin chung về các hộ điều tra ............................................................57
Bảng 3.3. Thông tin của các hộ chăn ni lợn trên địa bàn huyện 2019 (Bình
qn/hộ khảo sát) ..........................................................................................................58
Bảng 3.4 Tài sản của hộ phục vụ cho chăn ni lợn(tính BQ/hộ) ............................59
Bảng 3.5. Hệ thống chuồng trại của các hộ chăn ni lợn.........................................61
Bảng 3.6 Quy trình quản lý con giống của các hộ điều tra ........................................66
Bảng 3.7 Tình hình dịch bệnh của các hộ chăn ni..................................................71
Bảng 3.8. Tình hình quản lý, xuất bán, chu chuyển đàn lợn và ghi chép hồ sơ .......75
Bảng 3.9. Chi phí chăn nuôi lợn của các hộ năm 2019 ..............................................77
Bảng 3.10. Hiệu quả sản xuất tính trên 100 kg lợn hơi lứa cuối cùng ......................78
Bảng 3.11. Ma trận Swot đối với phát triển chăn nuôi theo hướng vệ sinh ATTP tại
huyện Chương Mỹ........................................................................................................90


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ huyện Chương Mỹ (cập nhật 3/2020) ...........................................35
Hình 3.1. Các kênh tập huấn kĩ thuật cho người lao động .........................................63
Biểu đồ 3.1. Tình hình tập huấn kĩ thuật ni lợn ......................................................64
Biểu đồ 3.2. Tình hình hiểu biết về chăn ni ............................................................65
Biểu đồ 3.3. Quy trình vệ sinh chăn ni lợn thịt của các hộ (ĐVT: %) ..................67
Biểu đồ 3.4.Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi trong chăn nuôi lợn theo quy trình
VietGAHP của các hộ chăn ni - ĐVT % ................................................................70
Biểu đồ 3.5. Quản lý dịch bệnh của các hộ chăn nuôi % ...........................................73

Sơ đồ 3.1. Kênh tiêu thụ thịt lợn của các hộ chăn nuôi ..............................................80


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn ni là nghề truyền thống gắn liền với trồng trọt trong nông
nghiệp Việt Nam, vừa thu hút được lao động nông nhàn vừa tận dụng được
những phụ phẩm của trồng trọt, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt,...
góp phần tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình. Chăn ni nước ta đã có bước
nâng cao hiệu quả kinh tế nhanh chóng nhưng hiện nay khi chất lượng cuộc
sống tăng lên làm cho yêu cầu của người dân đối với các loại thực phẩm tăng
lên. Những năm gần đây với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, năng suất
chăn nuôi lợn thịt càng tăng lên, cùng với mức sống người dân không ngừng
cải thiện và nâng cao kéo theo nhu cầu về thịt đặc biệt là thịt lợn ngày càng
tăng cao. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý 1/2020 đạt 2.731,9 nghìn
tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục thống kê, 2020).Trong
ngành chăn ni thì chăn ni lợn chiếm 70% so với tỷ trọng trong chăn nuôi.
Chăn nuôi lợn thịt ở nước ta đã sớm phát triển ở khắp mọi vùng nông thôn với
phương thức chăn nuôi gia đình là chủ yếu. Vì chăn ni lợn có từ rất lâu và
lợn thịt càng phát triển bởi đặc tính riêng biệt của chúng nên khả năng sinh
trưởng ngắn, kỹ thuật nuôi đơn giản mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh. Chăn
ni lợn cung cấp thực phẩm có giá trị cao cho con người, cung cấp nguyên
liệu cho ngành chế biến, cung cấp phân bón cho cây trồng, giữ vững môi
trường sinh thái giữa vật nuôi với cây trồng và con người
Huyện Chương Mỹ là cửa ngõ phía Tây Nam của trung tâm Thủ đô Hà
Nội, huyện được sát nhập từ tỉnh Hà Tây cũ vào thành phố Hà Nội năm 2008.
Với lịch sử phát triển trên 100 năm, huyện Chương Mỹ luôn được đánh giá là
địa phương có sự phát triển đồng đều các ngành nghề. Kinh tế Chương Mỹ
chủ yếu là nông nghiệp, huyện được biết đến như một vựa lúa, thực phẩm

rộng lớn cung cấp cho trung tâm thủ đô. Thế mạnh của huyện trong chăn nuôi


2
là đàn gia súc, gia cầm và thủy cầm hàng trăm nghìn con. Hơn nữa, huyện
Chương Mỹ cịn nằm trong quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai Sơn Tây và nằm giữa tam giác du lịch Hà Nội - Ba Vì - Chùa Hương. Phát
huy lợi thế vị trí đặc thù, Chương Mỹ đã tạo nên cơ cấu kinh tế khá đồng đều
với trục công nghiệp chiếm 40%, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại
chiếm 33%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 27%. Với những phát triển như trên,
huyện Chương Mỹ đã phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp kết hợp với
sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Tất cả đều
hướng tới mục tiêu xây dựng quê hương Chương Mỹ giàu đẹp, văn minh, tiến
bộ, vững bước đi lên trên con đường hội nhập và phát triển.
Tuy nhiên, chăn ni của huyện nói chung và chăn ni lợn nói riêng
vẫn chưa thực sự phát triển, quy mơ cịn manh mún, nhỏ lẻ, mang tính tự phát,
chưa thực sự đẩy mạnh về vốn, lao động và khoa học nên lợi nhuận còn thấp.
Hệ thống cơ sở hạ tầng cho việc giết mổ còn hạn chế chủ yếu tự giết mổ tại
nhà. Do vậy, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm gặp khơng ít khó khăn, ý
thức trong việc đảm bảo vệ sinh còn hạn chế nên ảnh hưởng rất nhiều đến
chất lượng thịt… Mặt khác, do hiện nay chăn nuôi lợn mang lại lợi nhuận cao
cho nông dân nên kéo theo đó nhiều tác hại dịch bệnh đã xảy ra như để kích
thích tăng trưởng, tạo nạc mà người dân đã sử dụng hoạt chất systeamine.
Nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn ni đã sử dụng hóa chất dùng trong
công nghiệp vào thức ăn chăn nuôi. Sử dụng thuốc kháng sinh và chất kích
thích tăng trưởng quá nhiều dẫn đến càng làm tăng khó khăn cho những người
chăn ni chân chính. Người tiêu dùng sẽ e ngại khi sử dụng các sản phẩm từ
thịt và thiệt hại cuối cùng vẫn thuộc về người chăn nuôi.
Từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển chăn nuôi lợn thịt
theo hướng an tồn thực phẩm của hộ nơng dân trên địa bàn huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.



3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng chăn ni lợn thịt, các yếu tố ảnh
hưởng đến chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực phẩm, đề xuất các giải
pháp phát triển chăn ni lợn thịt theo hướng an tồn thực phẩm của hộ nông
dân trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn
nuôi theo hướng an tồn thực phẩm.
- Phân tích thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
chăn ni lợn thịt theo hướng an tồn thực phẩm trên địa bàn huyện Chương
Mỹ, Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng đảm
bảo an toàn thực phẩm tại huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển chăn nuôi lợn thịt theo
hướng ATTP của hộ nông dân trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực trạng tổ chức sản xuất
kinh doanh chăn ni lợn thịt theo hướng an tồn thực phẩm đối với các hộ
gia đình chăn ni lợn thịt trên địa bàn huyện Chương Mỹ, từ đó đề xuất giải
pháp phát triển chăn ni lợn thịt theo hướng an tồn thực phẩm trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
Phát triển chăn ni theo hướng ATTP có hai hình thức là: Chăn ni
an tồn sinh học và thực hành chăn nuôi tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam

(VietGAP). Tùy các mức độ khác nhau, tùy theo trình độ sản xuất nơng


4
nghiệp của mỗi vùng, lãnh thổ, quốc gia. Hiện nay có một số tiêu chuẩn sản
xuất theo hướng ATTP - VietGAPH như: GAP toàn cầu (Global GAP), GAP
Châu Âu (Euro GAP); ASEAN GAP; VietGAP; Đề tài tập trung nghiên cứu
phát triển chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Chương
Mỹ, TP Hà Nội theo hướng ATTP áp dụng tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt
theo tiêu chuẩn Việt Nam (VietGAP-Vietnamese Good Animal Husbandry
Pratices).
3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu được thu thập trong 3 năm từ 2017 - 2019.
- Phạm vi giải pháp đến năm 2025.
4. Nội dung nghiên cứu
- Lý luận và thực tiễn về phát triển chăn ni theo hướng an tồn
thực phẩm.
- Thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh chăn nuôi lợn thịt theo hướng
an toàn thực phẩm.
- Giải pháp phát triển chăn ni lợn thịt theo hướng an tồn thực phẩm
trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm chương:
Chương 1: Lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi theo hướng an
toàn thực phẩm;
Chương 2: Đặc điểm huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội và phương
pháp nghiên cứu;

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NI
LỢN THỊT THEO HƯỚNG AN TỒN THỰC PHẨM
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn
thực phẩm
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Phát triển
Ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển. Có quan điểm
cho rằng: “Phát triển theo nghĩa hẹp là sự mở rộng, mở mang, phát đạt của sự
vật, hiện tượng hoặc ý tưởng, tư duy trong đời sống một cách tương đối hoàn
chỉnh trong một giai đoạn nhất định. Phát triển theo chiều rộng là thuộc tính
cơ bản của phép biện chứng, là sự diễn biến của hiện tượng luôn đúng theo
quy luật trong các thế giới vơ sinh, hữu sinh và lồi người. Trong xã hội loài
người phát triển gắn liền với sự thay đổi hình thái kinh tế xã hội.” (Lê Bá
Lịch, 2018)
Phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt trong một thời kỳ nhất
định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mơ sản lượng sản phẩm, sự hồn
thiện về cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống.
Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ.
Trong đó, con người ln đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật
chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà cửa và những
của cải khác phục vụ cuộc sống (Đỗ Kim Tuyên, 2008).
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và
về chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn
đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Nguyễn Ngọc Xuân, 2014).

Quá trình biến đổi về lượng là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền
kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người; Sự biến đổi


6
về chất kinh tế là sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến
đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội (Nguyễn Ngọc Xuân, 2014)
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không
phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xố bỏ nghèo
đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến
các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần
chúng nhân dân... Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội
của q trình phát triển.
1.1.1.2 Phát triển chăn ni lợn thịt
Phát triển chăn ni là q trình vận động của đối tượng sản xuất từ
trình độ thấp đến trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hồn thiện
đến hồn thiện hơn, nó cũng bao hàm việc phát triển về cả mặt lượng và mặt
chất (Đỗ Kim Tun, 2008).
Khi nói đến phát triển chăn ni, người ta nói đến các khía cạnh: Số
lượng, chất lượng, hình thức tổ chức chăn nuôi và phương thức chăn nuôi.
- Phát triển về mặt số lượng: Số lượng hay quy mô vật nuôi phụ thuộc
vào mục tiêu chăn nuôi hay nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi. Với
mục tiêu chăn nuôi để giải quyết vấn đề thực phẩm gia đình thì người chăn
ni khơng ni số lượng lớn và khơng quan tâm đến hạch tốn chi phí. Với
mục tiêu hàng hóa thì số lượng vật ni đưa vào chăn nuôi lớn hơn nhiều so
với chăn nuôi để giải quyết thực phẩm gia đình. Chăn ni là ngành có lợi thế
kinh tế nhờ quy mô.
Quy mô chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố
quan trọng nhất là: mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư, trình độ chuyên môn kỹ
thuật của người chăn nuôi. Các hộ chăn ni có điều kiện tốt về mặt bằng sản

xuất, vốn đầu tư, chuyên môn kỹ thuật cao sẽ thuận lợi trong việc phát triển
chăn nuôi quy mô lớn và ngược lại.
- Phát triển về mặt chất lượng: Chất lượng chăn ni có thể được đánh
giá trên nhiều khía cạnh khác nhau như: sự tăng trưởng ổn định trong một thời


7
kỳ nhất định, khả năng chiếm lĩnh thị trường, năng suất lao động đạt được khi
phát triển chăn nuôi, lợi ích thu được của người chăn nuôi và của cộng đồng
xã hội.
Chất lượng phát triển chăn nuôi cũng phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó
các yếu tố quan trọng là: Khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
trong chăn nuôi của người chăn nuôi là cao hay thấp, chất lượng sản phẩm
chăn nuôi cung cấp ra thị trường là cao hay thấp. thu nhập và lợi nhuận tính
trên một đơn vị sản phẩm cao hay thấp, tổng thu nhập và lợi nhuận thu được
của người chăn nuôi cao hay thấp (Lê Viết Ly &CS, 2009)
- Các hình thức tổ chức chăn ni: Chăn ni có nhiều hình thức tổ
chức khác nhau tùy thuộc mục đích chăn ni, các yếu tố về nguồn lực, thị
trường tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố khác. Nghiên cứu về các hình thức
chăn ni ở Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên cứu chia thành 2 nhóm chăn
ni là chăn ni nhỏ lẻ và chăn ni tập trung (Lã Văn Kính &CS, 2013).
Chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay khá phổ biến ở các vùng sinh thái, chăn nuôi
nhỏ lẻ với mục tiêu chính là giải quyết thực phẩm gia đình, phần sản phẩm
của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bán ra thị trường không nhiều và chỉ được thực
hiện khi các hộ có nhu cầu chi tiêu tiền mặt với số lượng nhỏ. Chăn nuôi nhỏ
lẻ rất tiện dụng với các hộ nơng dân nhưng đây lại là hình thức chăn ni có
hiệu quả thấp, ln ln tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm (Lã Văn
Kính & CS, 2013).
Chăn nuôi tập trung được phát triển trong các hộ, các trang trại, doanh
nghiệp có điều kiện về mặt bằng sản xuất, về vốn đầu tư, về nhân lực, công

nghệ và thị trường tiêu thụ. Mục tiêu chính của những người chăn ni theo
hình thức này là chăn ni hàng hóa tìm kiếm lợi nhuận. Tại Việt Nam hiện
nay số lượng các chủ hộ, doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung
tuy không nhiều nhưng lại chiếm tỷ trọng đáng kể về sản phẩm hàng hóa cung
cấp cho thị trường, cho xã hội. Phát triển chăn nuôi tập trung sẽ có những


8
thuận lợi nhất định trong việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa và tiện kiểm
sốt dịch cúm lây lan (Lê Viết Ly, 2009).
- Phương thức chăn nuôi: Chăn nuôi nông hộ, chăn bán công nghiệp
(lợn thịt thả vườn), hay chăn nuôi công nghiệp.
- Tổ chức thị trường: Thị trường đầu ra cho các sản phẩm từ chăn nuôi
lợn thịt an tồn thực phẩm
- Phát triển chăn ni bền vững: Phát triển chăn nuôi nhưng không làm
ảnh hưởng tới các ngành kinh tế khác, ảnh hưởng tới xã hội, ảnh hưởng tới
môi trường xung quanh…
Như vậy, xét theo quan điểm phát triển, phát triển chăn nuôi lợn thịt là
sự tăng lên về mặt số lượng với cơ cấu tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của xã hội về sản phẩm chăn nuôi lợn thịt. Phát triển chăn nuôi lợn thịt
phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Phát triển chăn nuôi
lợn theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, phát triển chăn ni
phải theo hướng sản xuất hàng hóa. Do dó, đi đối với việc phát triển chăn
ni lợn phải chú ý mở rộng thị trường. Phát triển chăn nuôi lợn phải tính đến
việc khai thác lợi thế so sánh sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng
vùng, từng địa phương và theo hướng tập trung có trình độ chun mơn hóa
ngày càng cao.
1.1.1.3. An tồn thực phẩm
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc

đã qua sơ chế, chế biên, bảo quản.
An toàn thực phẩm là việc đảm bảo để thực phẩm khơng gây hại đến
sức khỏe, tính mạng con người. Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân
làm ô nhiễm thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người
Vệ sinh an tồn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ
khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng


9
nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, khơng gây hại cho sức khỏe,
tính mạng người tiêu dùng (Luật An toàn thực phẩm, 2018).
Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thịt lợn: Theo TCVN-12429 năm
2018, thịt lợn tươi phải đáp ứng được những quy định kỹ thuật sau đây về mặt
VSATTP:
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu cảm quan về ATTP đối với thịt lợn
Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Trạng thái thịt tươi
- Bề mặt khơ, sạch, khơng dính lơng và tạp chất lạ;
- Mặt cắt mim;
- Trạng thái

- Có độ đàn hồi, ấn ngón tay vào thịt khơng để lại dấu ấn
trên bề mặt thịt khi bỏ tay ra;
- Tuỷ bám chặt vào thành ống tuỷ (nếu có)

- Màu sắc


- Đặc trưng của sản phẩm

- Mùi

- Đặc trưng của sản phẩm khơng có mùi lạ

Sau khi luộc chín
- Mùi

Thơm, đặc trưng của sản phẩm, khơng có mùi lạ

- Vị

Ngọt, đặc trưng của sản phẩm, khơng có vị lạ

- Nước luộc thịt

Thơm, trong, váng mỡ to, khi phản ứng với đồng sulffat
(CuSO4) cho phép hơi đục
(Nguồn: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12429, 2018)

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với thịt lợn là vấn đề có tầm
quan trọng đặc biệt trong xã hội hiện nay, được tiếp cận với thực phẩm an
toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an tồn
đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc
sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do ngộ độc
thực phẩm gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc


10

sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí
cho người chăm sóc sức khỏe. Nước ta hiện nay hàng năm có tối thiểu 1,5
triệu người bị mắc bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, chi phí vho các thiệt hại
tới trên 100 tỷ đồng (Cục quản lý chất lượng VSATTP, Bộ Y Tế, 2012)
Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng ATTP là tập hợp các tiêu chí do tổ
chức, quốc gia, ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm
chất lượng, an tồn thực phẩm, bảo vệ mơi trường và sức khỏe cho người lao
động và người tiêu dùng (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008).
Sản xuất theo hướng ATTP có các mức độ khác nhau tùy theo trình độ
sản xuất nơng nghiệp. Hiện nay có một số tiêu chuẩn ATTP như:
- GAP tồn cầu (Global GAP): Quy trình sản xuất - chế biến - bảo quản
hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn chất lương̣ VSATTP. Sản phẩm nông nghiệp
đaṭ tiêu chuẩn Global GAP có thể xuất khẩu đến tất cả các nước trên thế giới,
kể cả những nước đòi hỏi tiêu chuẩn cao nhất như Mỹ, Nhât,̣ Canada...
- GAP Châu Âu (Euro GAP): Sản xuất theo quy trınh̀ ATTP GAP của
các nước Châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Thụy Sỹ...) Sản phẩm đươc̣ phép
nhâp̣ khẩu vào Châu Âu phải có chứng nhận EuroGAP.
- ASEAN GAP: Tiêu chuẩn GAP của các nước Đơng Nam Á (khối
ASEAN) áp dụng̣ quy trình này thì sản phẩm đươc̣ phép nhập vào các nước
thành viên ASEAN.
- VietGAP: Là tiêu chuẩn ATTP GAP trong sản xuất nông nghiệp của
Việt Nam. Hiện nay VietGAP là tiêu chuẩn cao nhất trong sản xuất nông
nghiệp ở giai đoạn sản xuất ban đầu của chuỗi kiểm sốt an tồn thực phẩm
đối với chăn nuôi.
1.1.1.4. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và Thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam (VietGAP) và thực hành chăn nuôi
tốt (VietGAHP)
Khái niệm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) ra đời vào năm
1997, là sáng kiến của các nhà bán lẻ Châu Âu (Euro-Retailer Produce



11
Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa
người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ.
Hiện nay cụm từ “VietGAP” đang ngày càng phổ biến với người tiêu
dùng, người sản xuất hay kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. VietGAP xuất
hiện lần đầu Việt nam vào năm 2008 khi Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành
Qui trình Thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt (gọi tắt là VietGAP) cho các
sản phẩm trồng trọt (rau, quả, chè)... tiếp theo đó là các sản phẩm trong chăn
nuôi (gà, lợn, ong..) và thủy sản cũng đã được ban hành. Đến nay, đã có nhiểu
sản phẩm nông sản của các cơ sở được chứng nhận VietGAP.
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam
(VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình
tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi, trồng
trọt nhằm đảm bảo cho vật ni, cây trồng được ni dưỡng, chăm sóc đạt các
yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức
khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ môi trường và truy
nguyên nguồn gốc sản phẩm (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013).
VietGAP là các quy phạm thực hành chuẩn nhằm kiểm sốt một cách
có hệ thống các mối nguy. Bao gồm các quy định về quản lý giống, nguồn
nước, sử dụng thuốc, phân bón, hóa chất, thức ăn, nhằm đảm bảo an toàn thực
phẩm; các qui định về địa điểm, vùng sản xuất, thiết kế bố trí các khu vực sản
xuất, quản lý việc di chuyển, tiêu độc khử trùng, vệ sinh mơi trường, kiểm
sốt động vật gây hại để đảm bảo an tồn sinh học trong ni trồng và các
quy định về quản lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. VietGAP do
Bộ Nông Nghiệp - PTNT ban hành. Hiện nay nước ta đã có VietGAP cho
từng đối tượng sản phẩm như:
- Sản phẩm trồng trọt: VietGAP rau quả, chè;
- Sản phẩm thủy sản: VietGAP nuôi trồng thủy sản đối với cá tra, tôm
sú và tôm thẻ chân trắng;



12
- Sản phẩm chăn nuôi: VietGAP chăn nuôi lợn, gia cầm, bị sữa, ong.
Sản xuất ATTP thực hành chăn ni tốt (gọi tắt là VietGAHP:
Vietnamese Good Animal Husbandry Pratices) cho chăn ni lợn là những
ngun tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng
trong chăn nuôi nhằm đảm bảo lợn được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu
về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe
người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn
gốc sản phẩm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, 2015).
An tồn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn
ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên
hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013).
Tổchức cấp chứng nhâṇ VietGAP là tổ chức có đủ điều kiêṇ và tư cách
pháp nhân, có cơ sở vâṭ chất trang thiết bi và nhân lực, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chı̉ đinḥ (Cục Chăn ni, Cục Thủy sản, Cục Quản lý
chất lượng), đươc̣ phép thưc̣ hiêṇ các kiểm tra giám đinḥ và cấp giấy chứng
nhâṇ VietGAP cho các cá nhân, tổ chức sản xuất nơng nghiệp có nhu cầu
đăng ký được chứng nhận.
Giấy chứng nhận VietGAP có giá trị 2 năm. Mỗi năm sau chứng nhận,
tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá giám sát định kỳ 1 năm/lần việc áp dụng các
qui trình thực hành theo tiêu chuẩn VietGAP tại cơ sở.
1.1.2. Đặc điểm, vai trò ý nghĩa của phát triển chăn nuôi lợn thịt theo
hướng an tồn thực phẩm
Chăn ni lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn ni ở nước ta. Sự hình
thành sớm nghề nuôi lợn thịt cùng với lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề
ni lợn thịt có vị trí hàng đầu, không những thế việc tiêu thụ thịt lợn trong
những bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến. Ngồi ra thịt lợn được coi

là thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với mọi đối tượng (người già, trẻ em, phụ


13
nữ, nam giới), mùi vị của thịt lợn không gây ra dị ứng do thực phẩm, đây là ưu
điểm nổi bật nhất của thịt lợn. Tuy nhiên để thịt lợn trở thành món ăn có thể
nâng cao sức khoẻ của con người, điều quan trọng trong quá trình chọn giống và
chăm sóc đàn lợn phải ln ln khoẻ mạnh, sức đề kháng cao và thành phần
các chất dinh dưỡng tích luỹ vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học
(Hương Giang, 2015).
1.1.2.1. Đặc điểm chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam
- Quy mô hộ chăn nuôi lợn trong nông hộ chủ yếu mới chỉ là quy mô
nhỏ chưa mang tính sản xuất hàng hố. Các hộ chưa đi sâu vào hạch tốn kinh
tế cho nên rất khó xác định hiệu quả chăn nuôi, phần lớn các hộ chăn nuôi lợn
thịt chỉ dừng lại ở mức chăn nuôi gia đình, dựa vào các điều kiện sẵn có và
dựa vào các thời kỳ nhất định mà đầu tư cho chăn nuôi, cho nên sản phẩm sản
xuất ra chất lượng và số lượng đều không đáp ứng được nhu cầu của thị
trường trong và ngoài nước (Phạm Thị Tân & cs, 2013).
- Hầu hết các hộ chăn nuôi cho lợn ăn theo cách cho ăn tự phát.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình trong nơng thơn đã ý thức được việc cho lợn
ăn bằng thức ăn công nghiệp nhằm tiết kiệm thời gian, tuy nhiên do khơng
có kỹ thuật về chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp như cách pha trộn thức
ăn, cho lợn ăn vào giờ nào, chế độ ăn kết hợp với việc uống nước như thế
nào thì cân bằng lượng thức ăn ngấm vào cơ thể... vì khơng có kỹ thuật và
cho ăn kiểu tự phát như vậy dẫn tới đầu tư chi phí thức ăn cơng nghiệp
lớn mà hiệu quả khơng cao (Hồng Kim Giao, 2008).
- Chăn ni chưa chú trọng con giống và quy trình kỹ thuật chăn ni.
- Q trình tái đàn gia súc nhanh.
- Dễ cơ giới hố, chun mơn hố sản xuất.
- Thị trường về sản phẩm thịt và thị trường thức ăn gia súc luôn biến

động, chưa thực sự ổn định. Giá thịt lợn lên xuống bấp bênh. Thị trường
chủ yếu là nội địa nên giá thịt lợn cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ


14
trong sản xuất nơng nghiệp gây khơng ít rủi ro cho người sản xuất. Bên
cạnh đó thị trường thức ăn gia súc tuy hiện nay phổ biến nhưng giá bán sản
phẩm thức ăn chăn nuôi tới người chăn nuôi là rất cao, chất lượng mặt hàng
thức ăn gia súc do nhiều cơng ty sản xuất khơng có sự quản lý của nhà
nước nên kém chất lượng, người dân bỏ tiền mua thức ăn chăn nuôi với giá đắt
nhưng lại không được mặt hàng tốt, tốn kém mà hiệu quả không cao. Những
đặc điểm nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn ni lợn thịt của huyện
Chương Mỹ nói riêng và ngành chăn ni lợn nước ta nói chung.
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành chăn nuôi lợn thịt:
- Khả năng sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt cao
Lợn có thể coi là một cỗ máy chuyển hóa thức ăn hiệu quả, có tốc độ
sinh trưởng nhanh. Lợn thịt nuôi khoảng 131 - 165 ngày trong điều kiện chăm
sóc, ni dưỡng tốt thì có thể đạt trọng lượng từ 61 - 105 kg. Một con lợn có
trọng lượng xuất chuồng khoảng 100 kg sẽ có khoảng 42 kg thịt, 28 kg mỡ...
(Lê Bá Lịch, 2018). Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc quay
vịng vốn, thực hiện tái sản xuất trong phát triển chăn nuôi lợn.
- Khả năng thích nghi cao, có thể phát triển ở nhiều vùng sinh thái
khác nhau
Lợn là loại động vật ăn tạp, chịu được kham khổ tốt đồng thời nó cũng
là loại vật ni dễ huấn luyện, có khả năng thích nghi cao. Từ đặc điểm này
đã tạo cho lợn có khả năng sinh tồn cao trong điều kiện địa lý mơi trường
khác nhau vì vậy địa bàn phân bố của đàn lợn ở nhiều nơi. Lợn có lớp da dày
để chống lạnh cịn vùng nóng chúng tăng cường hơ hấp và giải nhiệt.
- Chăn ni lợn thịt có khả năng đa dạng hóa nguồn thức ăn
Trong giai đoạn khác nhau lợn có thể thích hợp với nhiều loại thức ăn

khác nhau. Một số giống có thể thích hợp với khẩu phần ăn có chất lượng
thấp và nhiều xơ. Những giống này có vai trị trong hệ thống chăn ni quảng


15
canh. Điều này đã được chứng minh trong thực tế ở một số quốc gia mà ở đó
người ta sử dụng rau xanh nhiều và bổ sung mọt lượng nhỏ protein. Tuy
nhiên, trong hệ thống chăn nuôi lợn thịt hiện đại những thuận lợi này khơng
cịn được ứng dụng nữa. Khẩu phần ăn có tỷ lệ xơ cao, thấp protein sẽ làm
hạn chế khả năng sinh trưởng của lợn. với trường hợp này lợn thịt vẫn có khả
năng tồn tại nhưng khả năng tăng trọng thấp và chất lượng thịt khơng cao.
1.1.2.2. Vai trị của việc phát triển chăn ni lợn thịt theo hướng ATTP
Phát triển chăn nuôi lợn thịt ATTP cung cấp nguồn thực phẩm có giá
trị dinh dưỡng cao, đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn phục vụ nhu cầu
cuộc sống của con người. Chăn nuôi lợn thịt cung cấp các sản phẩm như
trứng, thịt cho nhu cầu hàng ngày.
- Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu xã hội
Thịt lợn là nguồn thực phẩm quan trọng nhất khơng chỉ ở nước ta mà
cịn ở cả trên thế giới (Lê Bá Lịch, 2018). Các sản phẩm chăn ni như: thịt,
trứng, sữa là sản phẩm có hàm lượng protein cao, nó rất cần cho đời sống con
người, làm tăng thể lực, tăng sức làm việc của con người. Trong điều kiện
nước ta, lao động thủ công là chủ yếu, mức sống thấp, sản phẩm trồng trọt
còn chiếm chủ yếu trong các bữa ăn. Khi xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ngày càng phát triển, dân số ngày càng đơng thì phát triển chăn ni lợn thịt
là một lựa chọn quan trọng để đáp ứng nhu cầu protein cho xã hội (Lê Bá
Lịch, 2018). Như vậy, đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi nhằm tạo nguồn
thực phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu đời sống con người là hết sức cần thiết.
- Cung cấp phân bón cho sản xuất trồng trọt
Giống như các gia súc và gia cầm khác, lợn đóng góp một nguồn phân
bón đáng kể được dẫn một cách trực tiếp từ trại nuôi lợn ra đồng mía để vừa

có chức năng tưới tiêu và chức năng nâng cao độ màu mỡ cho đất. Chăn nuôi
lợn thịt không chỉ để cung cấp nguồn thực phẩm cho xã hội mà cịn cung cấp
một lượng phân bón rất quan trọng cho cây trồng (Lê Bá Lịch, 2018). Trên


16
các diện tích đất canh tác, hàng năm cây trồng lấy đi một phần các chất dinh
dưỡng trong đất. Nếu đất đai khơng được bồi dưỡng thường xun thì độ phì
của đất ngày càng giảm nên cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất.
Mặt khác, nếu chúng ta chỉ sử dụng các chất vơ cơ để bón cho đất thì sẽ làm
mật độ tơi xốp của đất, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và khả năng
cho sản phẩm của cây trồng, làm giảm năng suất các vụ sau, năm sau. Do đó sử
dụng phân hữu cơ sẽ cung cấp chất mùn cho đất có tác dụng cải tạo đất lâu dài.
- Phát triển chăn nuôi lợn thịt góp phần cung cấp ngun liệu cho
ngành cơng nghiệp chế biến
Chăn nuôi lợn thịt cung cấp nhiều loại nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến: thịt, da, xương... Các sản phẩm chăn nuôi lợn thịt qua chế biến là các hàng
hố xuất khẩu có giá trị. Số lượng ngoại tệ thu về thơng qua q trình xuất khẩu
lợn thịt sẽ góp phần tạo nguồn tích luỹ ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp cơng
nghiệp hố - hiện đại hố của đất nước. Trong ngành công nghiệp chế biến, các
doanh nghiệp ở những nước phát triển như Mỹ, Canada đã sớm nhìn nhận sự
thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và cơng nghệ của ngành chế biến thực phẩm, trong
đó có lợn thịt ở những nước đang phát triển sẽ là cơ hội lớn để họ tham gia
(Phạm Thị Tân, 2013).
- Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt sẽ tận dụng các sản phẩm phụ của
trồng trọt, của công nghiệp chế biến
Trong trồng trọt, sản phẩm phụ rất lớn, nó là nguồn thức ăn to lớn phục
vụ cho chăn nuôi. Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt cho phép tận dụng hết các
sản phẩm phụ trong nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp để tạo ra
các sản phẩm chăn ni có giá trị cho xã hội (Đỗ Kim Tuyên, 2008).

- Phát triển chăn ni lợn thịt góp phần tăng thu nhập cho người
lao động.
Ngồi thu nhập từ trồng trọt thì chăn ni sẽ giúp người nơng dân tăng
thu nhập của mình, bởi chăn ni khơng phụ thuộc vào mùa vụ, có thể thực
hiện quanh năm, xen cùng trồng trọt và các ngành khác mà vẫn đạt năng suất


×