Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Chính sách phát triển trái cây sạch ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ THU HÀ

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRÁI CÂY SẠCH
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội, 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ THU HÀ

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRÁI CÂY SẠCH
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Văn Hùng
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ


HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ chính sách cơng “Chính sách phát
triển trái cây sạch ở Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
khoa học của bản thân với sự hướng dẫn tận tình của PGS,TS. Đào Văn Hùng
người hướng dẫn khoa học. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực, đảm bảo tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc
rõ ràng.
Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cá nhân.
Với tất cả lòng chân thành, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới PGS, TS. Đào Văn Hùng vì sự hướng dẫn tận tình, chu đáo, đầy
trách nhiệm của thầy đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn
thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo ở Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia đã tận tình truyền đạt các kiến thức bổ ích trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các Cục/ Vụ/ Viện
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê đã quan

tâm, giúp đỡ tạo thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tác giả
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRÁI CÂY SẠCH ...........5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................5
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ...........................................5
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển trái cây sạch ............................................9
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................9
1.2.2. Mục tiêu chính, phân loại chính sách phát triển trái cây sạch ........................12
1.2.3. Nội dung chính sách phát triển trái cây sạch ..................................................14
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển trái cây sạch.................19
1.2.5. Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển trái cây sạch......................................21
1.3. Kinh nghiệm chính sách phát triển trái cây sạch ở một số nước và bài học cho
Việt Nam ...................................................................................................................22
1.3.1. Kinh nghiệm về chính sách phát triển nông nghiệp một số nước trên thế giới ......22
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển nông nghiệp cho Việt Nam ....27
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................29
2.1. Phương pháp thu thập thông tin .........................................................................29
2.2. Phương pháp xử lý thông tin ..............................................................................30
2.2.1. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin...........................................................30

2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả...........................................................................30
2.2.3. Phương pháp thống kê so sánh ........................................................................30
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................31
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÁI CÂY
SẠCH Ở VIỆT NAM ..............................................................................................32
3.1. Khái quát về tình hình phát triển trái cây sạch ở Việt Nam ...............................32
3.1.1. Tình hình phát triển trái cây sạch ở Việt Nam ................................................32


3.1.2. Kết quả về chế biến trái cây ............................................................................38
3.1.3. Kết quả xuất khẩu trái cây Việt Nam ..............................................................41
3.2. Thực trạng chính sách phát triển trái cây sạch ở Việt Nam ...............................43
3.2.1. Chính sách đất đai ...........................................................................................43
3.2.2. Chính sách tín dụng, đầu tư.............................................................................46
3.2.3. Chính sách ưu đãi thuế ....................................................................................48
3.3.4. Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ......................................................52
3.3.5. Chính sách về áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thúc đẩy nơng nghiệp
ứng dụng cơng nghệ cao, các chương trình giống, an tồn vệ sinh thực phẩm ........54
3.2.6. Chính sách thị trường và phát triển chuỗi giá trị ............................................64
3.2.7. Chính sách bảo hiểm nông nghiệp ..................................................................65
3.3. Đánh giá chung về chính sách phát triển trái cây sạch ở Việt Nam ..................66
3.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................................66
3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế ........................................................68
CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN TRÁI CÂY SẠCH VIỆT NAM ....................................................75
4.1. Quan điểm và định hướng, mục tiêu phát triển trái cây sạch ở Việt Nam .........75
4.1.1. Quan điểm và định hướng ...............................................................................75
4.1.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030 ..................................................................76
4.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển trái cây sạch ở
Việt Nam ..................................................................................................................79

4.2.1. Chính sách thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nơng nghiệp .......79
4.2.2. Chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho đổi mới và ứng dụng công nghệ trong sản
xuất nơng nghiệp .......................................................................................................80
4.2.3.Chính sách ưu đãi thuế .....................................................................................80
4.2.4. Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ..................................................81
4.2.5.Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm nơng nghiệp ..................................82
4.2.6. Chính sách phát triển thị trường sản phẩm nơng nghiệp ................................82
4.2.7. Chính sách liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ...............................................83
KẾT LUẬN ..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1 BHNN

Bảo hiểm nông nghiệp

2 BVTV

Bảo vệ thực vật

3 CIEM

Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương

4 CTGT


Giá trị gia tăng

5 DN

Doanh nghiệp

6 DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

7 EuroGAP

Euro Good Agricultural Practice

8 FAO

Food and Agriculture Organization

9 GAP

Good Agricultural Practic

10 GlobalGAP Global Good Agricultural Practice
11 HTX

Hợp tác xã

12 KH&CN


Khoa học và Công nghệ

13 KHCN

Khoa học công nghệ

14 NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
15 NS

Năng suất

16 VietGAP

VietNamese Good Agricultural Practic

17 VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

i


DANH MỤC BẢNG

TT

Bảng

Nội dung


Trang

1 Bảng 3.1 Cơ cấu chủng loại cây ăn quả tồn quốc (2018)

35

2 Bảng 3.2 Diện tích cây ăn quả các vùng của cả nước năm 2018

36

ii


DANH MỤC HÌNH

TT

Hình

1

Hình 3.1

2

Hình 3.2

3

Hình 3.3


4

Hình 3.4

5

Hình 3.5

Nội dung
Diện tích một số cây ăn quả Việt Nam năm 2010
và 2018
Năng suất một số cây ăn quả Việt Nam năm 2010
và 20183
Sản lượng một số cây ăn quả Việt Nam năm 2010
và 2018
Giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu rau quả Việt Nam
giai đoạn 2008 – 2018
Cơ cấu xuất khẩu trái cây Việt Nam 2018

iii

Trang
33

34

34

42

43


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế, mức sống gia đình được cải thiện và tiêu dùng trong nước gia tăng
tương ứng, người Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều đến dinh dưỡng trong
bữa ăn của mình. Tuy nhiên, khi ý thức nhiều hơn trong việc lựa chọn thực
phẩm, người tiêu dùng lại đối mặt với tình trạng thực phẩm khơng đảm bảo an
tồn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm trái cây sạch.
Là một nước nhiệt đới, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển các loại
trái cây tiêu biểu như như chuối, cam, bưởi, dưa hấu, sầu riêng, dừa, chanh leo,
vải, mận, thanh long… Các trái cây này ngoài đáp ứng yêu cầu tiêu dùng ngày
càng tăng trong nước cũng đã bước đầu được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế
giới. Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, ngành trái cây việt Nam đã có mặt tại 60
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia khó tính như Nhật Bản, Hoa Kì,
Hàn Quốc, châu Âu… với giá trị xuất khẩu ngày càng tăng. Năm 2019 theo
thống kê, giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam đã đạt 4,51 tỉ USD tăng gấp 1,9
lần giá trị xuất khẩu của năm 2016 (2,4 tỉ USD). Triển vọng ngành sản xuất trái
cây sạch với công nghệ cao được dự báo ngày càng tăng khi Việt Nam tham gia
vào nhiều FTA với các đối tác quan trọng ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.
Tựu chung có thể thấy thị trường nội địa và quốc tế với sản xuất trái cây
sạch ở Việt Nam có tiềm năng và dư địa phát triển rất lớn. Tuy nhiên, thực tế
sản xuất, trồng trái cây sạch của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế: việc phát
triển còn nhỏ lẻ, manh mún và trồng nhiều loại cây trên cùng diện tích dẫn
đến khơng đủ số lượng hàng hóa lớn để cung ứng theo nhu cầu khách hàng.
Bên cạnh đó, chất lượng trái cây khơng đồng đều, việc áp dụng mơ hình sản
xuất theo hướng an tồn vệ sinh thực phẩm cịn hạn chế nên gặp khó đầu ra
1



do giá thành cao. Ngành nông nghiệp các địa phương chưa dự báo chuẩn xác
về thị trường tiêu thụ, dẫn đến tình trạng lúc thiếu, lúc thừa, khơng sát với các
biến động của thị trường. Mặt khác, việc sản xuất theo hướng truy xuất nguồn
gốc vẫn cịn ít. Cơng tác quản lý nguồn gốc cây giống cịn lỏng lẻo...
Để có trái cây sạch đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu cũng như cung cấp cho
thị trường trong nước đòi hỏi phải quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả, canh
tác với quy trình cơng nghệ cao. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy đất đai còn
manh mún nhỏ lẻ, thiếu đầu tư về vốn, thuế ưu đãi, chưa quan quân đến đào
tạo nguồn nhân lực cao cho nông nghiệp, ứng dụng khoa học trong trồng trọt
và chế biến còn hạn chế, thuế và bảo hiểm trong SXNN chưa quan tâm đúng
mức. Vì vậy, có thể thấy con đường đưa trái cây sạch của Việt Nam phát triển
đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như cạnh tranh được
với trái cây của các nước trên thị trường quốc tế địi hỏi Việt Nam cần có
những chính sách hỗ trợ phát triển trong nơng nghiệp nói chung, ngành trồng
trọt nói riêng và đặt biệt là sản xuất trái cây sạch đáp ứng nhu cầu thị trường
trong nước và quốc tế.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chính
sách phát triển trái cây sạch ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Cần có những giải pháp nào để hồn thiện chính sách phát triển trái cây
sạch ở Việt Nam?.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm rõ các chính sách liên quan đến phát triển trái
cây sạch từ đó đề xuất một số giải pháp cho phát triển chính sách trái cây sạch
ở Việt Nam.
2



3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách phát
triển trái cây sạch.
- Đánh giá thực trạng chính sách phát triển trái cây sạch ở Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp giải pháp hồn thiện chính sách phát triển trái
cây sạch ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu và nghiên cứu các chính sách liên quan đến phát triển trái
cây sạch ở Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài hướng nghiên cứu các chính sách liên
quan để phát triển chính sách trái cây sạch ở Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng chính
sách liên quan để phát triển chính sách trái cây sạch ở Việt Nam trong những
năm gần đây.
- Phạm vi về nội dung: Do chính sách phát triển trái cây sạch hiện nay
chưa có văn bản cụ thể, vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả
phân tích các chính sách để phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao, cụ thể đối
với ngành trồng trọt, chế biến các sản phẩm cây ăn quả gắn với việc phát
triển trái cây sạch. Đồng thời trong khuôn khổ luận văn này tác giả chỉ tập
trung vào phân tích một số chính sách cơ bản, bao gồm: Chính sách đất đai;
Chính sách tín dụng, đầu tư; Chính sách ưu đãi thuế; Hỗ trợ đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực; Chính sách về áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ,
thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, các chương trình giống, an
tồn vệ sinh thực phẩm;Chính sách thị trường và phát triển chuỗi giá trị;
Chính sách bảo hiểm nơng nghiệp. Tất cả các chính sách này là nền tảng
3



định hướng chính sách phát triển trái cây sạch ở Việt Nam.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
luận văn được kết cấu theo 4 chương cụ thể như sau :
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
chính sách phát triển trái cây sạch
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng chính sách để phát triển trái cây sạch ở Việt Nam
Chương 4. Giải pháp hồn thiện chính sách phát triển trái cây sạch ở
Việt Nam

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRÁI CÂY SẠCH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về chính sách phát triển nơng nghiệp, cây ăn quả trong thời
gian qua được nhiều học giả và tổ chức quan tâm thực hiện, trong số này có
thể kể đến một số cơng trình như:
Cơng trình nghiên cứu của OECD (2015), Các chính sách nơng nghiệp
của Việt Nam 2015, Nhà xuất bản PECD. Cơng trình đã phân tích bối cảnh
chính sách nông nghiệp Việt Nam; Xu hướng và đánh giá các chính sách
nơng nghiệp ở Việt Nam; Mơi trường chính sách của Việt Nam cho đầu tư
nông nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra chính sách nơng nghiệp của Việt Nam tìm
kiếm giải pháp để tăng chất lượng đầu ra và khả năng cạnh tranh, nâng thu

nhập nơng thơn và duy trì tự khả năng tự cung ứng lương thực thực phẩm. Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn có vai trị chính trong việc xây dựng và
thực hiện các chính sách để đạt được những mục tiêu này, nhưng một số Bộ,
ngành Trung ương và các cơ quan nhà nước khác cũng có vai trị quan trọng.
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (2019a). Hiện trạng và định
hướng phát triển bền vững cây ăn quả. Báo cáo đã phân tích hiện trạng phát
triển ở Việt Nam về diện tích, năng suất, sản lượng, cơ cấu chủng loại và phân
bố cây ăn quả. Đồng thời cũng đã phân tích hiện trạng ứng dụng tiến bộ kĩ
thuật trong sản xuất, kết quả sản xuất rải vụ thu hoạch. Bên cạnh đó, đã nêu
định hướng và mục tiêu phát triển cây ăn quả ở Việt Nam trên cơ sở phân tích
dự báo tình hình phát triển của cây ăn quả trong những năm tới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2019b). Chế biến và phát triển
thị trường xuất khẩu trái cây Việt Nam. Báo cáo đã cho thấy hiện trạng bảo
5


quản, sơ chế, chế biến trái cây ở Việt Nam và vấn đề phát triển thị trường trái
cây xuất khẩu Việt Nam. Đồng thời đã nêu các giải pháp tăng cường xuất
khẩu trái cây của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Bùi Đức Hùng và cộng sự (2016), tác giả nghiên cứu Chính sách phát
triển nơng nghiệp xanh vùng Nam Trung Bộ. Đề tài cấp Bộ thuộc Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đề tài đã phân tích cơ sở lý luận về chính
sách phát triển nơng nghiệp xanh, phân tích thực trạng phát triển nơng nghiệp
xanh tại vùng Nam Trung Bộ từ đó đề xuất các giải pháp phát triển bền vững
nền nông nghiệp xanh.
Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Đặng Kim Khôi, (2015), nghiên cứu Tổng quan
chiến lược và chính sách nơng nghiệp xanh Việt Nam. Cơng trình đã đề cập
đến ba nhóm chính sách theo Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg gồm: (i) Quy
định trực tiếp liên quan đến nông nghiệp xanh bao gồm quy hoạch và phân
vùng sử dụng đất, các yêu cầu về đánh giá môi trường, giám sát và kiểm sốt

việc sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, giám sát các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm, các chế tài xử phạt vi phạm môi trường. (ii) Các công cụ thị
trường để giúp người sản xuất nông nghiệp thực hiện các thực hành nông
nghiệp thân thiện với mơi trường (giấy phép khí thải các-bon, trợ cấp hỗ trợ
việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ xanh, chi trả dịch vụ mơi trường,
hình thành các Quỹ BVMT, áp dụng các loại phí BVMT và thuế sử dụng tài
nguyên). (iii) Công nghệ và giáo dục nâng cao nhận thức, bao gồm: việc xây
dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu về nông nghiệp xanh, nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ xanh, công bố các trường hợp gây hại môi trường đối với
cộng đồng, giáo dục và nâng cao nhận thức, hình thành các nhãn hiệu sinh
thái dựa trên các quy trình thân thiện mơi trường (VietGAP, UTZ...). Nhóm
tác giả đã chỉ ra các bất cập trong chính sách phát triển nông nghiệp xanh ở
Việt nam và đề xuất một số định hướng phát triển nông nghiệp xanh trong
6


tương lai bao gồm: Xác định tầm nhìn nơng nghiệp xanh; Xây dựng hệ thống
chính sách nơng nghiệp xanh và xác định rõ vai trị của chính sách Trung
ương và địa phương; Hỗ trợ và tích hợp các chứng chỉ mơi trường vào chiến
lược chính sách.
Hồng Thị Hương và cs (2019). Nghiên cứu “Xu hướng áp dụng Công
nghệ 4.0 trong nơng nghiệp và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”. Tác
giả đã cho thấy để nông nghiệp Việt Nam bắt kịp xu thế phát triển của thời
đại, còn nhiều việc cần thực hiện nh m thúc đẩy việc đổi mới và ứng dụng
các CN 4.0 vào SXNN một cách hiệu quả. Một định hướng chiến lược thể
hiện tầm nhìn và cam kết của Nhà nước cùng với các chính sách hỗ trợ đầu tư
của Chính phủ s rất quan trọng để thúc đẩy xu hướng nông nghiệp 4.0 tại Việt
Nam. Ở giai đoạn tới, Nhà nước cần tổ chức thí điểm các cơ chế đột phá để
thúc đẩy đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nghiên cứu, phát triển và ứng
dụng CN 4.0 trong nông nghiệp. Khu vực tư nhân cần chủ động, sáng tạo, phát

huy tinh thần tự lực để gia tăng tính tự cường, khả năng chuyển đổi cho SXNN,
qua đó đưa nơng nghiệp Việt Nam hướng đến sản xuất thông minh dựa trên
nền tảng CN 4.0. Tác giả chỉ ra một số chính sách nhà nước đã hộ trợ trong
nông nghiệp công nghệ cao như: chính sách hỗ trợ đất đai, giống, vốn đầu tư,
cơng nghệ chăm sóc và chế biến sau thu hoạch, chính sách bảo hiểm... Nhóm
tác giả đã đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách nh m thúc đẩy nơng nghiệp
4.0 cho Việt Nam trong thời gian tới như: Chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho
đổi mới và ứng dụng công nghệ 4.0 trong nơng nghiệp; Chính sách thúc đẩy
tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nơng nghiệp; Chính sách phát triển thị
trường bảo hiểm nơng nghiệp; Chính sách phát triển thị trường sản phẩm
nơng nghiệp; Chính sách liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Chính sách huy
động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, logistic,hạ tầng kỹ
thuật kết nối công nghệ 4.0 trong nông nghiệp...
7


Ngồi các cơng trình kể trên nhiều cơng trình khác cũng đã bước đầu
nghiên cứu về chính sách phát triển nơng nghiệp, chính sách phát triển cây ăn
quả ở Việt Nam như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Từ (2004), Nơng nghiệp
Việt Nam trong phát triển bền vững, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội ; tác giả
Lê Hùng (2013), Giải pháp phát triển nông nghiệp xanh bền vững; Lê Linh
(2020), Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
1.1.2. Kết quả các cơng trình nghiên cứu và khoảng trống cần tiếp tục
nghiên cứu
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu như đã trình bày ở trên bước đầu
đã phân tích cơ sở lý luận về chính sách phát triển nơng nghiệp nói chung và
một số đã đề cập đến thực trạng và định hướng phát triển cây ăn quả nói riêng
cũng như giải pháp cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao như:
Đánh giá các chính sách nơng nghiệp ở Việt Nam; Mơi trường chính
sách của Việt Nam cho đầu tư trong nông nghiệp

Hiện trạng phát triển ở Việt Nam về diện tích, năng suất, sản lượng, cơ
cấu chủng loại và phân bố cây ăn quả.
Hiện trạng bảo quản, sơ chế, chế biến trái cây ở Việt Nam và vấn đề phát
triển thị trường trái cây xuất khẩu Việt Nam.
Cơ sở lý luận về chính sách phát triển nơng nghiệp xanh, phân tích thực
trạng phát triển nơng nghiệp xanh tại vùng Nam Trung B. Quy định trực tiếp
liên quan đến nông nghiệp xanh bao gồm quy hoạch và phân vùng sử dụng
đất. Các công cụ thị trường để giúp người sản xuất nông nghiệp thực hiện các
thực hành nông nghiệp thân thiện với môi trường. Tăng chất lượng đầu ra và
khả năng cạnh tranh, nâng thu nhập nông thôn và duy trì tự khả năng tự cung
ứng lương thực thực phẩm.
Một số chính sách nhà nước đã hộ trợ trong nơng nghiệp cơng nghệ cao
như: chính sách hỗ trợ đất đai, giống, vốn đầu tư, cơng nghệ chăm sóc và chế

8


biến sau thu hoạch, chính sách bảo hiểm... Đề xuất bổ sung chính sách nh m
thúc đẩy nơng nghiệp 4.0 cho Việt Nam trong thời gian tới (Chính sách hỗ trợ
nguồn vốn cho đổi mới và ứng dụng công nghệ 4.0 trong nơng nghiệp; Chính
sách thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nơng nghiệp; Chính sách
phát triển thị trường bảo hiểm nơng nghiệp; Chính sách phát triển thị trường
sản phẩm nơng nghiệp; Chính sách liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Chính
sách huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, logistic,hạ
tầng kỹ thuật kết nối công nghệ 4.0 trong nơng nghiệp...).
Đây có thể coi là những nền tảng quan trọng cho luận văn để tác giả kế
thừa và phát triển theo hướng nghiên cứu của mình. Bởi cho đến nay có thể
thấy chưa có bất cứ một cơng trình nào nghiên cứu về chính sách phát triển trái
cây sạch ở Việt Nam từ cơ sở lý luận, nội dung chính sách đến thực trạng phát
triển cây ăn quả, trái cây sạch ở Việt Nam. Từ kế thừa các nghiên cứu trên tác

giả tập trung nghiên cứu về các chính sách phát triển trong nông nghiệp công
nghệ cao ở Việt Nam, cụ thể đối với ngành trồng trọt, chế biến các sản phẩm
cây ăn quả gắn với việc phát triển trái cây sạch. Các chính sách này s là nền
tảng định hướng chính sách phát triển trái cây sạch ở Việt Nam.
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển trái cây sạch
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm về trái cây sạch
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương và Lương
thực của Liên hợp quốc (FAO) thì trái cây sạch (trái cây an toàn) phải đảm
bảo các yếu tố sau:
- Trái cây đảm bảo phẩm cấp chất lượng không bị hư hại, dập nát, héo và
khơng ủ b ng hóa học độc hại. Không sử dụng hương liệu, phẩm màu, chất
bảo quản, chất làm đặc

9


- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hàm lượng Nitrat (NO3) và kim loại
nặng dưới mức cho phép. Không sử dụng nguyên liệu biến đổi gen (Non
GMO), không bị chiếu xạ tiệt trùng…
- Khơng sử dụng hóa chất và hormone tăng trưởng. Quả khơng bị bệnh,
khơng có vi sinh vật gây hại cho người và gia súc.
- Quy trình trồng cây khép kín, chỉ sử dụng chất hữu cơ để cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây.
Ở Việt Nam, theo Quyết định số 99/2008/QĐ - BNN của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nơng thơn “rau quả an tồn là sản phẩm rau, quả tươi được sản
xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm
có trong VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt cho rau quả
tươi an tồn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương
VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm quy định.

Các loại trái cây được nhập từ các cơng ty có giấy phép nhập khẩu và
kinh doanh mặt hàng trái cây nói riêng, rau quả tươi nói chung, đảm bảo được
nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm.
Từ các quan niệm trên tác giả nhận định Trái cây sạch là trái cây thuộc
nhóm thực phẩm hữu cơ từ thực vật và được sản xuất theo tiêu chuẩn thực
hành nơng nghiệp tốt (ietGAP/ GlobalGAP). Hay nói cách khác, trái cây sạch
(trái cây an toàn) là trái cây phải đảm bảo không gây hại cho người sử dụng
(cả tác hại tức thời như gây ngộ độc: hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy, ói
mửa…) và các tác hại lâu dài như gây xáo trộn hệ thống nội tiết tố, ảnh hưởng
đến chức năng sinh sản, đến thai nhi và gây ung thư.
Như vậy có thể hiểu đơn giản trái cây sạch là những loại quả không
chứa các chất hóa học gây hại đến sức khỏe như: thuốc trừ sâu, thuốc tăng
trưởng… Không chỉ vậy, để công nhận là trái cây sạch thì cịn phải có
thơng tin rõ ràng, nguồn gốc xuất xứ và chứng nhận an toàn cục An toàn
thực phẩm.
10


1.2.2.2. Khái về chính sách
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như
sau: "Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.
Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ
thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào
tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa của Đảng"
Theo tác giả Đặng Ngọc Lợi, 2015 tác giả cho thấy: Chính sách là cái mà
Chính phủ lựa chọn làm hay khơng làm (Thomas R. Dye 1984); Chính sách là
một q trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi
một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson 2003)...
Chính sách là các chủ trương và các biện pháp cụ thể của đảng cầm
quyền, là chương trình hành động của nhà nước để giải quyết các vấn đề đặt

ra trong các lĩnh vực của đời sống xã hội dựa trên quyết sách chính trị của
Đảng cầm quyền (cương lĩnh, nghị quyết) và tình hình thực tế mà đề ra.
Chính sách (chính sách cơng) là tổng thể chương trình hành động của nhà
nước nh m giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội theo phương thức nhất định nh m đạt được các mục tiêu đề
ra. Chính sách cơng trong đối với các lĩnh vực cụ thể (kinh tế, xã hội, môi
trường) hiểu theo nghĩa rộng là loại hình chính sách được thể chế hóa b ng
pháp luật nhà nước, là hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng và
biện pháp để giải quyết những vấn đề trong đối với các lĩnh vực cụ thể (kinh
tế, xã hội, môi trường) đặt ra trong một thời gian và khơng gian nhất định
(Đặng Ngọc Lợi, 2015)
Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc phương hướng
dẫn dắt hành động trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực. Chính sách là tập
hợp các quyết sách của Chính phủ ñược thể hiện ở hệ thống quy định trong
các văn bản pháp quy nh m từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực
11


tiễn, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, bảo đảm sự
phát triển ổn định của nền kinh tế (Phạm Vân Đình, 2008).
1.2.2.3. Khái niệm về chính sách phát triển trái cây sạch
Chính sách phát triển trái cây sạch hay nói cách khác là chính sách phát
triển trong nông nghiệp là hệ thống các phương pháp, cách thức, biện pháp cụ
thể của nhà nước áp dụng vào sản xuất nh m xây dựng một nền sản xuất trái
cây lớn mạnh, bền vững theo hướng công nghiêp hố, hiện đại hố, nâng cao
đời sống nơng dân dựa trên những quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước
và tình hình phát triển của tình hình sản xuất nơng nghiệp hiện tại.
Chính sách nơng nghiệp là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh
tế thể hiện sự tác động, can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp theo những mục tiêu xác định, trong một thời hạn nhất định. Chính

sách nơng nghiệp thể hiện hành động của Chính phủ nh m thay đổi mơi
trường của sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển
(Phạm Vân Đình, 2008).
Như vậy, có thể hiểu chính sách phát triển trái cây sạch là chính sách bao
gồm một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà
nước áp dụng để điều chính các hoạt động sản xuất trái cây của một quốc gia
nh m đạt được sự phát triển bền vững.
1.2.2. Mục tiêu chính, phân loại chính sách phát triển trái cây sạch
1.2.2.1. Mục tiêu chính chính sách phát triển trái cây sạch
Mục tiêu chính sách phát triển trái cây sạch được đưa ra trong một số
văn bản, kế hoạch. Các tài liệu này thường có các mục tiêu thường các mục
tiêu và hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nhìn chung,
những mục tiêu này tập trung vào tăng trưởng sản xuất trái cây thông qua cải
thiện năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh; sử dụng và bảo vệ tài nguyên

12


thiên nhiên và môi trường trong sản xuất trái cây một cách bền vững và hiệu
quả (OECD, 2015).
Chính sách nơng nghiệp có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực sản xuất,
phân phối lưu thông và tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến sản
xuất gồm các tác động đến giá thị trường yếu tố đầu vào, thị trường tư liệu
sản xuất, các tác động đến sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, các
vấn đề có liên quan đến tổ chức phối hợp các nguồn lực. Các vấn đề có liên
quan đến lưu chuyển sản phẩm gồm thị trường sản phẩm của nông nghiệp, giá
bán sản phẩm, thuế tiêu thụ sản phẩm, chế biến, bảo quản, vận chuyển, bán
sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến tiêu dùng sản phẩm gồm chế độ phân
phối sản phẩm, giá mua sản phẩm, thuế xuất nhập khẩu sản phẩm... (Phạm
Vân Đình, 2008).

Như vậy mục tiêu của chính sách nơng nghiệp hướng vào giá của thị
trường các yếu tố đầu vào, giá cả của thị trường sản phẩm hoặc làm thay đổi
về mặt tổ chức và khuyến khích áp dụng cơng nghệ mới vào sản xuất, tạo điều
kiện cho nơng nghiệp phát triển. Chính sách nơng nghiệp được thể hiện qua
các quy định, các quy tắc, thủ tục được thiết lập để làm cơ sở pháp lý cho các
hành động thực tế.
1.2.2.2. Phân loại chính sách phát triển trái cây sạch
Trong thực tế đang tồn tại nhiều cách phân loại chính sách đối với nơng
nghiệp nói chung và chính sách phát triển trái cây sạch nói riêng, trong đó
những cách phân loại phổ biến bao gồm (MARD, 2014).
Theo địa chỉ tác động của chính sách, gồm:
- Chính sách hỗ trợ đầu vào của sản xuất trái cây, gồm: Chính sách hỗ
trợ về đất đai, vốn, vật tư, trợ giá giống cây trồng, trợ giá phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật; chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn; chính sách
miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp...
13


- Chính sách điều chỉnh đầu ra của sản xuất trái cây, gồm: Chính sách về
bảo hiểm nơng sản, chính sách bảo hộ nơng sản, chính sách miễn giảm thuế
nơng sản, chính sách miễn giảm thuế bn bán nơng sản, chính sách khuyến
khích mở rộng thị trường tiêu thụ nơng sản...
Theo mức độ quan trọng của mục tiêu cần đạt tới của chính sách:
- Chính sách phục vụ mục tiêu cơ bản, như chính sách đất đai, chính
sách hỗ trợ xuất khẩu, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế...
- Chính sách phục vụ mục tiêu thứ yếu.
- Chính sách phục vụ mục tiêu tổng hợp, như chính sách khuyến nơng,
chính sách cho người nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi...
Theo thời gian của mục tiêu:
- Nhóm chính sách có tác động dài hạn, như: Chính sách đất đai; chính

sách bảo hiểm nơng sản...
- Nhóm chính sách có tác động trung hạn, như: Chính sách khuyến nơng
hỗ trợ sản phẩm mới, chính sách tín dụng thực hiện các chương trình phát
triển nơng nghiệp theo mục tiêu và có thời hạn xác định.
- Nhóm chính sách có tác động ngắn hạn, như: Chính sách miễn giảm
thuế hay hỗ trợ sản xuất khi thiên tai, dịch bệnh, chính sách hỗ trợ giống ni
trồng mới, chính sách bảo trợ trái cây....
1.2.3. Nội dung chính sách phát triển trái cây sạch
Hiện nay ở Việt Nam chưa có chính sách riêng cho phát triển trái cây
sạch ở, hiện tại mới chỉ có các chính sách của nhà nước cho phát triển nơng
nghiệp nói chung và nơng nghiệp cơng nghệ cao nói riêng. Do đó tác giả chọn
các chính sách của nhà nước đã hỗ trợ trong nơng nghiệp để phân tích thực
trạng, nghiên cứu các chính sách này s là nền tảng định hướng chính sách
phát triển trái cây sạch.

14


(1) Chính sách đất đai
Trong nơng nghiệp nói chung và sản xuất trái cây nói riêng, đất đai là tư
liệu sản xuất chủ yếu, quyết định tính đa dạng, quy mơ và hiệu quả của sản
xuất. Bên cạnh đó, giữ gìn chất lượng đất qua việc hạn chế cường độ sản xuất
và việc sử dụng q mức hố chất vơ cơ, các loại thuốc bảo vệ thực vật vô cơ
là một trong những tiêu chuẩn đo lường mức độ phát triển bền vững ngành
sản xuất trái cây sạch. Chính vì thế, chính sách đất đai ln giữ một vị trí
quan trọng trong hệ thống chính sách cho phát triển trái cây sạch. Chính sách
đất đai phục vụ phát triển nơng nghiệp bền vững nói chung, trái cây sạch nói
riêng cần quy định phù hợp với chỉ tiêu như sau: các giới hạn về cường độ
của sản xuất, giới hạn về sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, việc duy
trì chất lượng nước, bao gồm kiểm sốt vào nước ngầm, tưới tiêu... bảo tồn

môi trường, tài nguyên bền vững.
(2) Chính sách tín dụng, đầu tư
Thực hiện phát triển sản xuất trái cây sạch đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư
lớn, cả nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khu vực tư nhân. Chính
sách huy động vốn, tín dụng phải hình thành khung chính sách tài chính cho
phát triển bền vững trong sản xuất trái cây ở các mảng: Xây dựng khung chính
sách phân bổ và quản lý ngân sách quốc gia phục vụ thực hiện phát triển bền
vững nơng nghiệp, sản xuất trồng trọt (trong đó có sản xuất trái cây); xây dựng
khung chính sách tài chính (bao gồm thuế, phí, trợ giá, các quỹ, chế tài...) liên
quan tới thúc đẩy thực hiện phát triển trái cây sạch; chính sách ưu đãi tín dụng và
hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển trái cây sạch.
(3) Chính sách ưu đãi thuế
- Để phát triển trái cây sạch đối với các các doanh nghiệp nông nghiệp
cần ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng cơng nghệ cao do đó các ưu đãi
về thuế giá trị gia tăng, thuế doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu cần được
quan tâm
15


- Thuế thu nhập doanh nghiệp,
- Thuế xuất nhập khẩu: các loại phí, lệ phí đối với nơng nghiệp
Một là, luật thuế GTGT hiện nay chỉ ưu đãi đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu hay bán sản phẩm thô; đối với doanh nghiệp đưa công nghệ vào
chế biến, tổ chức chuỗi phân phối tại thị trường nội địa, giúp tạo thêm giá trị
nông sản theo mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, sản phẩm tạo ra đang phải
chịu thuế GTGT.
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
(4) Chính sách hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực phục vụ trong phát triển nông nghiệp trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa nơng nghiệp – nơng thơn vơ cùng quan trọng, đặc biệt trong

bối cảnh ứng dụng cao trong sản xuất nông nghiệp (công nghiệp 4.0). Trong
sản xuất nông nghiệp khơng những địi hỏi về sức khỏe và cần trình độ
chun mơn về tay nghề, kỹ thuật canh tác…
Việt Nam là quốc gia có tỷ lao động trong nơng nghiệp là chủ yếu. Do
đó để phát triển nơng nghiệp cao, tạo thu nhập cho người dân nông thôn. Việc
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ canh tác trong nơng nghiệp là bài tốn
cần đặt ra đối với lãnh đạo địa phương.
Như vậy việc đào tạo, nâng cao kỹ năng chuyên môn cho người lao
động cần được chú trọng. Hiện nay, nhiều nông dân chưa thể tiếp cận và tiếp
thu những kỹ năng sản xuất theo nông nghiệp 4.0. Do đó, chuẩn bị lực lượng
lao động cho nơng nghiệp 4.0 là cần thiết. Đào tạo lớp học sinh trẻ ở nông
thôn để nắm được những kỹ năng lao động nông nghiệp công nghệ cao là việc
cần làm ngay và phải bắt đầu hướng nghiệp ngay từ trường phổ thông.
(5) Chính sách về áp dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ, thúc đẩy nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao,các chương trình giống, an tồn vệ sinh
thực phẩm
16


×