Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ban tong ket thuc tap su pham ca nhan bac tieuhoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.47 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT HUYỆN YÊN MỸ TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN PHÚ 1 ***************. BẢN TỔNG KẾT THỰC TẬP SƯ PHẠM CÁ NHÂN Họ tên sinh viên: Trần Thị Thu Huyền Sinh ngày: 01/3/1978 Khoa: Tiểu học lớp K3 - Khoái Châu, Hưng yên Thực tập và chủ nhiệm lớp: 3A4 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Liên. Yên Mỹ: Tháng 10 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường Tiểu học Yên Phú 1. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Huyện: Yên Mỹ. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Tỉnh: Hưng Yên. BẢN TỔNG KẾT THỰC TẬP SƯ PHẠM CÁ NHÂN. PHẦN I: Họ và tên sinh viên:. Trần Thị Thu Huyền. Sinh ngày:. 01 / 3 /1978. Khoa: Yên. Tiểu học – Lớp K3 – Khoái Châu, Hưng. Thực tập và chủ nhiệm:. Lớp 3A4. Giáo viên hướng dẫn:. Nguyễn Thị Kim Liên. PHẦN II: TỰ NHẬN XÉT CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP 1. Thâm nhập thực tế 1.1 Nhận thức: `Chúng ta vốn rất quen thuộc với khẩu hiệu: “Học đi đôi với hành”, câu nói này đúng ở nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực Giáo dục. Sau 3 năm miệt mài đèn sách, thực tập là thời gian vô cùng ý nghĩa để sinh viên Sư phạm đưa kiến thức đã tích lũy được vào thực tế. Từ đó kiểm nghiệm, củng cố và làm giàu thêm kho tàng tri thức của mình. Bởi thế mà khi được trở về ngôi trường nơi mình đang công tác thực tập, Tôi đã tích cực tham gia tìm hiểu về công tác giáo dục của trường.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> thông qua việc đọc các văn bản tài liệu, đi sâu vào tìm hiểu tình hình giáo dục thực tế ở trường cũng như ở địa phương. *) Thu hoạch của công tác thâm nhập thực tế: Công tác giáo dục gắn bó mật thiết với tình hình kinh tế xã hội, văn hóa chính trị của địa phương. Yên Phú là một xã giàu mạnh, ổn định về an ninh trật tự. Người dân hiền hòa, yêu lao động và đặc biệt rất hiếu học. Chính quyền luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thông qua các chính sách đầu tư xây dựng trường lớp khang trang, tạo quỹ đất xây dựng sân chơi, cải tạo cảnh quan nhà trường. Mặt khác, chính quyền luôn quan tâm, động viên giáo viên và học sinh nhà trường, nhất là vào các dịp lễ tết như : Lãnh đạo xã xuống thăm và tặng quà cho giáo viên, học sinh nhà trường nhân dịp khai giảng hay nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam; cấp kinh phí để cùng nhà trường tổ chức Trung thu cho học sinh. Ngoài ra, còn tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn…Bởi thế mà, phong trào giáo dục của địa phương ngày càng phát triển. Từ đó góp phần tác động tích cực trở lại tới tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của địa phương. 2- Nội dung kế hoạch: *) Những thuận lợi cơ bản: Trường có một đội ngũ giáo viên đồng đều, giỏi nghề, mến trẻ, nhiệt tâm với nghề. Một số giáo viên đi thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đạt thứ hạng cao. Nhiều giáo viên là giáo viên dạy giỏi cấp huyện Cơ sở vật chất của nhà trường khá đầy đủ, với các phòng thư viện, y tế, bếp ăn bán trú đạt chuẩn. Trường đang xây dựng thư viện xanh, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh. Trường có cảnh quan đẹp, với hồ nước, cây xanh, bồn hoa và một sân vận động cho học sinh vui chơi sau những giờ học căng thẳng. Học sinh của nhà trường phần lớn đều rất ngoan, chăm học, chăm làm, có ý thức vươn lên về mọi mặt..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hơn tất cả là nhà trường có một Ban lãnh đạo có tài, có tâm và có tầm, luôn nhận được lòng tin, sự ủng hộ đặc biệt từ nhân dân, từ các cấp, các ban ngành đoàn thể ở địa phương. * Khó khăn: Phần đông học sinh là con em nông dân, bố mẹ các em ngoài làm ruộng còn làm các công việc khác như đi chợ, có khi đi chợ xa ở Hà Nội và các tỉnh bạn nên ít có thời gian chăm sóc, dạy dỗ con cái. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh. Nhà trường đang trong giai đoạn xây thêm 10 phòng học mới, một số phòng ban là những phòng được tận dụng nên cơ sở vật chất ở những nơi đó chưa được khang trang. *) Kết quả giáo dục . Tính dân chủ trong nhà trường được phát huy tích cực. Mọi việc đều được đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến của tập thể. Ban giám hiệu luôn đi sâu, đi sát lắng nghe mọi ý kiến phản hồi từ giáo viên, học sinh và đặc biệt là từ nhân dân địa phương. Bởi thế mà trường đã đạt được những kết quả sau : Trường vinh dự là một trong trường đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn Iso về giáo dục. Giáo viên và học sinh nhà trường dự thi các cuộc thi trong huyện, trong tỉnh đều đạt giải cao. Như giải nhất, giải nhì cấp huyện cuộc thi “Đọc hay, viết đẹp” của giáo viên, học sinh. Giải nhì của học sinh cho cuộc thi này ở cấp tỉnh…và còn nhiều giải ở các cuộc thi khác. Trường luôn giữ vững danh hiệu: “Tiên tiến xuất sắc” trong nhiều năm liền. Trường nhận được nhiều bằng khen, cờ và cả huân chương của ngành, của tỉnh và cả của Trung ương nữa. Như Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cờ của của Chủ tịch nước. Huân chương Lao động hạng nhì… Đây quả là một thành tích đáng tự hào đối với một ngôi trường ở một vùng nông thôn còn nhiều gian khó. Có được những thành tích đó là do sự nỗ lực cố gắng của tập thể giáo viên, học sinh nhà trường. Song không thể không nhắc đến sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng của Ban giám hiệu với cánh chim đầu đàn là thầy.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> hiệu trưởng Hoàng Hữu Sinh. Một người thầy với cái tâm của một nhà giáo mẫu mực, với cái tài của một nhà lãnh đạo xuất sắc. Thầy đã chèo lái con thuyền Tiểu học Yên Phú 1 đến bến bờ vinh quang. Thầy đã đưa Tiểu học Yên Phú 1 trở thành lá cờ đầu trong phong trào giáo dục của huyện, của tỉnh. 3. Tiến trình thực hiện: *) Thực hiện giảng dạy:. - ) Tinh thần, thái độ, ý thức với công tác thực tập giảng dạy, kết quả đạt được: Tôi đã hiểu rõ tầm quan trọng của đợt thực tập này với bản thân mình nên tôi đã không ngừng học hỏi bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn : cô Nguyễn Thị Kim Liên, một tổ phó nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc và trong cuộc sống. Tôi đã tranh thủ mọi thời gian để đi dự giờ. Không chỉ dự các tiết ở khối 3 mà tôi còn đi dự giờ ở các khối lớp khác. Trong lúc dự, tôi chú ý quan sát mọi hoạt động, cử chỉ, điệu bộ, của giáo viên và học sinh để qua đó tích lũy thêm kinh nghiệm phục vụ cho công việc giảng dạy của mình. Ở những buổi nhận xét rút kinh nghiệm cho giờ dạy, tôi luôn chú ý lắng nghe, ghi chép lại những góp ý, nhận xét của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, tôi cũng tích cực phát biểu ý kiến, mạnh dạn hỏi lại những điều mình còn băn khoăn, còn chưa rõ, chưa hiểu. Tôi đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để tra cứu tài liệu, soạn giáo án và bài giảng điện tử. Các tiết dạy của tôi đều được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế do thiếu kinh nghiệm. Bởi vậy, trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng đi dự giờ nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn ở bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng. *) Thực tập chủ nhiệm: -) Ý thức, tinh thần, thái độ với công tác chủ nhiệm, kết quả đạt được: Công tác chủ nhiệm đối với người giáo viên Tiểu học giữ một vai trò vô cùng quan trọng bởi vì: Học sinh Tiểu học còn rất non nớt, tính tự.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> chủ, tự quản chưa cao, đôi khi còn hành động theo bản năng và cảm xúc. Do vậy nếu giáo viên không chú ý đến công tác chủ nhiệm, lớp sẽ mất đi tính kỉ luật, mục đích giáo dục sẽ không đạt được như ý muốn. Bởi vậy, ngay từ khi bắt đầu đợt thực tập, tôi đã rất quan tâm đến công tác này. Tôi chú ý quan sát, tiếp xúc với học sinh trong khi các em học, các em chơi để hiểu tính nết, tâm tư, tình cảm của từng em. Tôi cũng đặc biệt chú ý đến những học sinh nhút nhát, hay học sinh quá hiếu động. Với học sinh nhút nhát, tôi khích lệ những ưu điểm tiềm ẩn trong mỗi em, cho các em thấy : các em là những người có giá trị, hãy tự tin về điều đó. Tôi cũng động viên những học sinh nhanh nhẹn, có uy tín trong lớp rủ học sinh nhút nhát chơi cùng… Với học sinh hiếu động, và hơi cá biệt, tôi cũng khen các em nhiều hơn, khen những hành động tốt dù là nhỏ của các em. Đôi khi, để bảo vệ lòng tự trọng cho các em, tôi đứng ra bênh vực các em khi có bạn thưa về những trò nghịch ngợm của các em. Sau đó, tôi gặp riêng, nói cho các em hiểu và tự nhận ra lỗi của mình. Tôi cũng xây dựng các nhóm tự quản, có hình thức thi đua cụ thể để khích lệ các em rèn luyện, tự giác đưa mình vào khuôn khổ… Đó chỉ là một số việc mà tôi đã làm trong công tác chủ nhiệm của mình. Với những việc làm đó, tôi đã nhìn thấy sự chuyển biến tích cực về mặt nề nếp của học sinh trong lớp. Các em vui vẻ, tự tin, đoàn kết và yêu thương nhau hơn, kết quả học tập của các em cũng được nâng lên rõ rệt. *) Thực tập sao nhi đồng: -) Ý thức, tinh thần, thái độ, và những kết quả đạt được: Qua quan sát thực tế cuộc sống ở địa phương vào các dịp hè, và công tác Đội – Sao trong các nhà trường Tiểu học nhất là ở ngay ngôi trường mình đang thực tập, tôi thấy rằng: Công tác Đội – Sao có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm; giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tôi đã tích cực tìm hiểu về công tác này ở trường mình, trường bạn và cả ở địa phương nơi mình đang công tác, sinh sống…Tôi đã phối hợp với Tổng Phụ trách soạn ra các tiêu chí thi đua về mặt nề nếp; hướng dẫn các em thực tốt nội quy của nhà trường. Cùng Tổng Phụ trách và Trưởng Sao tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ ở quy mô trường, lớp vào các ngày lễ, các tiết sinh hoạt… Sau những việc làm kể trên, tôi thấy không khí thi đua học tập và rèn luyện của các em sôi nổi hơn, ý thức tự quản của học sinh tốt hơn, các em vui vẻ, tự tin hơn, yêu trường lớp, thầy cô và bạn bè hơn. *) Ý thức thực hiện nội quy thực tập: Tôi đã thực hiện tốt nội quy thực tập như: - Tìm hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung công việc được giao. - Chấp hành mọi nội quy của trường. - Cư xử đúng mực với học sinh, lịch sự trong giao tiếp với cán bộ giáo viên và nhân dân. - Sử dụng tiết kiệm điện nước, giữ gìn bảo quản tốt các trang thiết bị cơ sở vật chất của nhà trường.. PHẦN III: KẾT QUẢ THU ĐƯỢC VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1- Một số thu hoạch qua đợt thực tập: a) Thực tập giảng dạy: #)Sau khi thực tập giảng dạy, tôi đã thu được những điều sau: - Tôi biết quý thời gian hơn, cụ thể là: + Sử dụng thời gian trong ngày, trong tuần, trong tháng hiệu quả hơn. + Phân bố thời giản trong một tiết dạy hợp lý hơn..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Biết khai thác, sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống như bảng lớp, bảng nhóm, bảng con, vở bài tập…có hiệu quả hơn. - Kỹ năng sử dụng, khai thác các phương tiện dạy hiện đại như mạng, máy tính, máy chiếu…được nâng lên rõ rệt. Điều tôi hài lòng nhất và là thu hoạch có ý nghĩa nhất với tôi là tôi đã thực sự tự tin khi đứng trên bục giảng. #) Bài học kinh nghiệm: - Phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ - Để có một tiết dạy học hiệu quả thì ngoài kiến thức, người giáo viên còn cần phải có: +Phương pháp truyền đạt +Kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại cũng như truyền thống. +Khả năng quan sát, lắng nghe, nắm bắt các thông tin phản hồi từ học sinh trong và ngoài lớp học +Thái độ cầu tiến b) Thực tập chủ nhiệm: #) Những thu hoạch: - Phương pháp tổ chức quản lý lớp học tốt hơn - Hiểu tâm lí học sinh Tiểu học hơn - Có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh cá biệt; giúp đỡ học sinh yếu thế, gặp khó khăn trong giao tiếp - Trên tất cả là tôi thấy yêu học trò hơn, yêu nghề giáo hơn và đặc biệt là yêu và cũng tự tin về công tác chủ nhiệm hơn. #) Bài học kinh nghiệm: - Phải tận dụng mọi cơ hội giao tiếp, trò chuyện với học sinh để từ đó hiểu tâm tư tình cảm, hoàn cảnh gia đình các em..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Cần phải tích luỹ thêm nhiều kiến thức về tâm lý học nhất là tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học nói chung và tâm lý học sinh lớp 3 nói riêng. - Phối hợp với gia đình và các đoàn thể trong, ngoài nhà trường để việc giáo dục các em hiệu quả hơn. c) Thực tập Sao – Nhi đồng: - Tôi đã có thêm nhiều hiểu biết về tác dụng và vai trò của công tác Đội – Sao trong trường Tiểu học. Tôi đã biết cách phối hợp với Tổng phụ trách trong việc giáo dục học sinh. Tôi đã học hỏi được nhiều biện pháp tổ chức vui chơi và quản lí học sinh theo phương pháp Đội, sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi và sở thích của từng em. - Bài học kinh nghiệm mà tôi rút ra là : Mỗi thầy cô giáo Tiểu học, bên cạnh nhiệm vụ dạy, trang bị tri thức cho học sinh còn phải học hỏi thêm về công tác Đội để thực sự vừa là thầy, vừa là bạn của các em. Có như thế công tác giáo dục mới đạt hiệu quả như mong muốn.. 2. Phương hướng phấn đấu cho đợt thực tập: - Tiếp tục củng cố các kiến thức, kĩ năng đã thu lượm được qua sách vở, thầy cô trong thời gian học, và qua bạn bè đồng nghiệp trong thời gian thực tập - Không ngừng hoàn thiện bản thân về mọi mặt để luôn tự tin trong công việc nói riêng và trong cuộc sống nói chung.. 3. Những kiến nghị với trường cơ sở: - Tạo điều kiện cần và đủ để giáo viên được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. - Xây cao tường ngăn giữa nhà trường và trường THCS. Trước khi khép lại Bản tổng kết, tôi xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành đợt thực tập.. Nhận xét của hiệu trưởng:. Yên Phú, ngày 12 tháng 10 năm 2012 Sv thực tập: Trần Thị Thu Huyền.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×