Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA CÁ NHÂN GIÁO SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.23 KB, 6 trang )

Sở GD & ĐT TP Đà Nẵng
Trường THPT Thái Phiên
BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC TẬP SƯ PHẠM
CỦA CÁ NHÂN GIÁO SINH
  
Họ và tên giáo sinh :
Lớp :
Ngành học : Sư Phạm Hóa học
Thực tập tại : Trường THPT Thái Phiên
Thời gian thực tập từ : 10/02/2014 đến 23/03/2014.
Thực tập giảng dạy tại lớp : 10/6, 10/8, 10/10
Thực tập chủ nhiệm tại lớp : 10/6
Đề tài NCKHGD:
Giáo viên hướng dẫn chuyên môn: Cô Võ Thị Ngọc Trân
Giáo viên hướng dẫn thực tập chủ nhiệm lớp: Cô Nguyễn Hồ Kim Oanh
I. TỰ ĐÁNH GIÁ QUA CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP:
1. Thâm nhập thực tế:
a) Ý thức, tinh thần, thái độ thâm nhập thực tế:
Được phân về thực tập tại trường THPT Thái Phiên, cũng như những giáo sinh
khác tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình, là giáo sinh thực tập, tôi biết nhiệm
vụ của mình rất nhiều, khối lượng công việc rất lớn. Ngay từ những ngày đầu tôi đã có
ý thức tìm hiểu về cơ cấu, bộ máy của nhà trường; tìm hiểu về tình hình nhà trường
cũng như hoàn cảnh của các em học sinh trong lớp và tình hình hoạt động chung của
nhà trường, của Đoàn Thanh Niên. Trong mọi hoạt động tôi luôn hỏi ý kiến của giáo
viên hướng dẫn, trao đổi với các bạn trong nhóm thực tập. Vào những ngày lên lớp mà
không có tiết dạy tôi luôn tiếp xúc và trò chuyện với các em nhiều hơn, chính vì thế
mà tôi cũng hiểu các em hơn, điều đó đã hỗ trợ rất lớn cho tôi trong công tác giảng dạy
cũng như công tác chủ nhiệm. Đối với các thầy cô giáo trong nhà trường, tôi luôn trao
đổi, trò chuyện và học hỏi những kinh nghiệm, luôn hòa nhã, vui vẻ, tích cực, năng
động trong mọi công việc của lớp cũng như của trường, cố gắng để hoàn thành tốt
những đề nghị của giáo viên hướng dẫn và của trường đưa ra. Tôi đã cố gắng hết mình


với hi vọng đợt thực tập đạt kết quả tốt nhất.
1
b) Những thành tích cụ thể:
Qua đợt thực tập này, bản thân tôi đã có được những thành tích cụ thể nhất
định:
- Nắm được cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và tình hình của nhà trường.
- Hiểu được tâm lý của học sinh nói chung và nắm rõ tình hình của học sinh lớp
chủ nhiệm về hoàn cảnh, tính tình, sở thích, thành tích … của mỗi em.
- Củng cố những kiến thức đã được học ở trường Sư phạm thông qua việc nắm
vững nội dung, phương pháp, cách thức lên lớp, tổ chức dạy học và hoạt động chủ
nhiệm.
- Hoàn thành tốt việc giảng dạy các tiết giảng dạy. Với mỗi tiết học, tôi đều
soạn giáo án cẩn thận, gửi giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa và duyệt trước khi đứng lớp,
chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ, sử dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy.
- Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động phù hợp với học sinh, tạo
không khí sôi nổi và hứng thú cho học sinh.
- Tham gia đầy đủ các phong trào của nhà trường đề ra.
c) Thu hoạch và tác dụng của công tác này:
- Biết được cách thức tổ chức làm việc của nhà trường THPT để từ đó sắp xếp
cho mình một thời gian biểu và kế hoạch thực tập hợp lý.
- Việc nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh giúp cho tôi có những biện pháp
và yêu cầu, đề nghị đối với từng học sinh hợp lý, giúp các em cùng tiến bộ.
- Nhờ sự tận tình chỉ bảo của ban chỉ đạo TTSP, giáo viên hướng dẫn, cùng các
thầy cô trong nhà trường đã giúp bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong vấn đề
giáo dục học sinh nói chung và vấn đề giảng dạy và công tác chủ nhiệm nói riêng.
2. Thực tập giảng dạy:
a) Tinh thần, thái độ, ý thức đối với công tác giảng dạy:
- Trong đợt thực tập vừa qua: Soạn giáo án đầy đủ, dự giờ đúng theo lịch của
giáo viên hướng dẫn yêu cầu. Ngoài việc dạy học thì tôi còn tổ chức cho học sinh các
buổi sinh hoạt ngoài giờ.

b) Những công việc đã làm và kết quả cụ thể:
- Dự giờ học hỏi kinh nghiệm từ giáo viên hướng dẫn.
- Soạn giáo án nộp cho GVHD, chỉnh sửa giáo án sau khi GVHD góp ý. Tập
giảng trước khi giảng dạy.
2
- Soạn giáo án đầy đủ, học thuộc giáo án trước khi lên lớp, chuẩn bị đồ dùng
dạy học đầy đủ, sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Kết quả: Hầu hết những tiết dạy trên lớp của tôi đều được cô giáo hướng dẫn đánh giá
tốt.
c) Trình độ nắm nguyên tắc và phương pháp lên lớp, thực hiện nề nếp dạy và
học ở trường phổ thông:
Qua dự giờ và dạy một số tiết tôi đã nắm được hầu hết các nguyên tắc và
phương pháp lên lớp, thực hiện nề nếp dạy và học ở trường phổ thông và bước đầu vận
dụng có hiệu quả trong giảng dạy. Tôi đã biết sử dụng các phương pháp một cách hợp
lí để có thể phát huy hết ưu điểm của nó trong việc dạy học.
d) Thu hoạch và tác dụng qua công tác này:
- Nắm được trình tự các bước lên lớp, phân bố thời gian hợp lí giữa các hoạt
động trong một tiết học.
- Biết vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học.
- Phong cách chững chạc, bao quát toàn lớp để các em lắng nghe, tập trung chú
ý, tích cực phát biểu.
- Nên khen ngợi và tuyên dương các em để khuyến khích các em học tập.
- Tạo cho các em một thói quen học tập tự giác, khuyến khích tinh thần tự học.
- Trong một tiết học phải tạo cho lớp vui vẻ thoải mái trong học tập, không làm
cho học sinh quá căng thẳng.
3. Thực tập chủ nhiệm:
a) Ý thức, tinh thần, thái độ với công tác chủ nhiệm lớp và công tác khác:
- Tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp: Lớp tôi thực tập cũng là một lớp tốt
trong trường, chính vì thế hầu hết các học sinh đều ngoan, các em chấp hành tốt các
nội quy của nhà trường đặt ra.

- Dự một tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm. Soạn kế hoạch tuần, soạn
giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, quan sát hoạt
động, hành động của các em trong từng tuần.
- Tổ chức hoạt động 08/03 và tham gia Hội trại tuyền thống theo phân công
của nhà trường.
b) Khả năng và phương pháp công tác chủ nhiệm. Kết quả cụ thể:
3
- Nắm được cách thức tổ chức một tiết sinh hoạt và tổ chức thành công các giờ
ngoài giờ lên lớp và sinh hoạt.
- Tổ chức thiết lập trật tự cho các em, khuyến khích các em tự tổng kết được ưu
điểm, khuyết điểm của mình và của bạn.
- Làm cho các em thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trước trường nói
chung và trước lớp nói riêng.
c) Thu hoạch và tác dụng qua công tác này:
- Phải nắm được đặc điểm tình hình của lớp để có biện pháp thích hợp.
- Nắm được công việc, lịch trình của tuần tới để phổ biến cho các em chuẩn bị.
- Học hỏi kinh nghiệm và lắng nghe ý kiến đóng góp của giáo viên chủ nhiệm.
- Liên hệ thường xuyên, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng hỗ trợ, đóng
góp ý kiến để có cách giáo dục các em tốt hơn.
- Phải nắm vững hoàn cảnh gia đình học sinh, thường xuyên tiếp xúc với lớp để
nắm bắt kịp thời các thông tin từ học sinh và về học sinh để có các hành động cụ thể.
4. Nghiên cứu khoa học:
a) Tinh thần, thái độ trong nghiên cứu khoa học:
- Xác định ý nghĩa, vai trò của việc nghiên cứu đề tài khoa học giáo dục.
- Lựa chọn đề tài phù hợp với thực tế.
- Họp nhóm, thảo luận nhóm để xây dựng đề cương và cùng đưa ra ý kiến.
- Quan sát thực tế, đi thu thập tài liệu, in bài làm đề cương.
- Cùng thảo luận, làm phiếu điều tra cho đề tài.
- Đề ra những biện pháp đúng đắn, hợp lý cho hiệu quả giáo dục được tốt.
- Luôn có tinh thần mày mò, học hỏi, tìm tư liệu để hoàn tất đề tài.

b) Phương pháp nghiên cứu:
- Khi chọn phương pháp nghiên cứu cho đề tài của mình giáo sinh phải tự tìm
hiểu, quan sát đối tượng mình nghiên cứu bằng những lời nói, việc làm cụ thể. Nên lựa
chọn, kết hợp sử dụng nhiều phương pháp sao cho phù hợp đối tượng.
- Kết quả nghiên cứu: Khi xác định đúng tinh thần, thái độ và đối tượng thì kết
quả thu được sẽ đáp ứng được nhu cầu mà bản thân mỗi người cần đến. Giúp chúng ta
đề ra những biện pháp tích cực, hữu hiệu nhất để góp phần vào sự nghiệp giáo dục của
đất nước.
5. Ý thức thực hiện nội quy thực tập:
4
Bản thân tôi luôn đề ra những kế hoạch cụ thể cho từng ngày, từng tuần để thực
hiện đúng nội quy của trường về thời gian, trang phục, sinh hoạt, giáo án…, tham gia
đầy đủ các công tác, các cuộc họp của nhà trường và của tổ chuyên môn và tham gia
các hoạt động cùng với nhà trường như tham gia “ Ngày hội kĩ năng thanh niên” giành
cho học sinh khối 10 , tham gia “Hội trại truyền thống” giành cho khối 11 tại Trung
tâm triễn lãm TP. Đà Nẵng, tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa của tổ toán học.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU:
1. Một số thu hoạch qua đợt thực tập:
Được thâm nhập vào thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Thái Phiên, tôi đã rút
ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Từ sử dụng phương pháp dạy học, hình
thức lên lớp đến tác phong, phong cách đứng lớp của người giáo viên; từ công tác chủ
nhiệm đến việc tham gia các hoạt động của nhà trường. Đặc biệt tôi đã được tiếp cận
với phương pháp dạy học tích cực. Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi còn có
nhiều mặt yếu kém cần khắc phục để tự hoàn thiện mình hơn.
a. Về mặt mạnh:
- Có kế hoạch dạy học và công tác chủ nhiệm khoa học, chuẩn bị được một số
đồ dùng và phương tiện dạy học.
- Lên lớp tự tin hơn.
- Được các em trong lớp quý mến, gần gũi nên việc dạy học của tôi cũng có
nhiều thuận lợi.

- Cảm thấy yêu nghề dạy học hơn sau thời gian thực tập.
b. Những mặt yếu:
- Chữ viết chưa đẹp, cách trình bày bảng đôi khi còn chưa hợp lý.
- Nói nhanh và giọng chưa chuẩn phổ thông.
c. Tự đánh giá xếp loại về thực tập giảng dạy và chủ nhiệm lớp (so với tiêu
chuẩn quy định): Trong quá trình thực tập tại trường THPT Thái Phiên, với sự cố gắng
nỗ lực hết mình tôi tự cảm thấy mình đã hoàn thành các nhiệm vụ thực tập giảng dạy
và thực tập chủ nhiệm. Do vậy tôi tự đánh giá, xếp loại tốt so với những tiêu chuẩn đã
quy định.
2. Một số phương hướng phấn đấu sau đợt thực tập:
Sau đợt thực tập này tôi thấy mình đã trưởng thành lên rất nhiều. Kết thúc đợt
thực tập tôi sẽ phải quay lại trường Sư phạm để tiếp tục học tập, làm khóa luận tốt
5
nghiệp và hoàn thành những nhiệm vụ của một sinh viên cuối khoá. Vào thời gian rảnh
tôi sẽ cố gắng rèn luyện kỹ năng trình bày bảng, chỉnh giọng cho phù hợp với phổ
thông , rèn luyện phong cách lên lớp chững chạc hơn để sau này khi ra trường đi dạy
rồi tôi có thể trở thành một giáo viên giỏi, có chuyên môn, nghiệp vụ, được học sinh
và đồng nghiệp yêu mến.
III. NHẬN XÉT CỦA NHÓM THỰC TẬP SƯ PHẠM







Đà Nẵng, ngày 21 tháng 03 năm 2014
Giáo sinh thực tập
(Kí tên)



Vỏ Thị Tiếp
6

×