Tải bản đầy đủ (.pdf) (246 trang)

Phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 246 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HÀ VĂN ĐỔNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƠNG THƠN
Ở TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HÀ VĂN ĐỔNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƠNG THƠN
Ở TỈNH THÁI BÌNH
Chun ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 9310102.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. PHAN HUY ĐƢỜNG

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn


của GS.TS Phan Huy Đường. Các thông tin và kết quả nghiên cứu được trong luận
án do tự tơi thu thập, tìm hiểu, tổng hợp và phân tích một cách khách quan và phù
hợp với thực tế tại tỉnh Thái Bình.
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2019
Tác giả

Hà Văn Đổng


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội, đến nay, luận án của tôi đã được hồn thành. Tơi xin chân thành
gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường cùng các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy,
góp ý chun mơn và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt,
tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Phan Huy Đường đã tận tình chỉ dẫn khoa
học và giúp đỡ để cho tơi có thể hồn thành luận án.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình ln đồng hành
động viên, hỗ trợ tơi vượt qua mọi khó khăn; Ban Giám hiệu Trường Đại học Thái
Bình tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ; cảm ơn các Sở, Ban, Ngành, doanh nghiệp của
tỉnh có liên quan đã trao đổi, cung cấp tư liệu và những người dân nơi tôi thực hiện
khảo sát.
Do nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức, luận án của tôi không tránh khỏi
những sai sót, hạn chế. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy
cơ giáo, những người quan tâm để tơi hồn thiện hơn nữa luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2019

Tác giả

Hà Văn Đổng


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................. v
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ .......................... 13
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN .............................................................. 13
1.1. Những nghiên cứu về nông thôn và phát triển nông thôn ............................ 13
1.2. Những nghiên cứu về kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn ...... 17
1.3. Những nghiên cứu về phát triển kinh tế nông thôn địa phƣơng ................. 26
1.4. Nhận xét về tổng quan nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu ............... 28
1.4.1. Những điểm kế thừa trong nghiên cứu ..................................................... 28
1.4.2. Những khoảng trống và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ............... 29
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 31
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ NÔNG THÔN CẤP TỈNH ............................................................................... 32
2.1. Khái luận về kinh tế nông thôn ....................................................................... 32
2.1.1. Khái niệm nông thôn ................................................................................ 32
2.1.2. Khái niệm kinh tế nông thôn .................................................................... 34
2.1.3. Cơ cấu kinh tế nông thôn ......................................................................... 36
2.1.4. Đặc điểm kinh tế nơng thơn Việt Nam...................................................... 37
2.1.5. Vai trị của kinh tế nông thôn ................................................................... 39
2.2. Phát triển kinh tế nông thôn ........................................................................... 43
2.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế nông thơn .................................................... 43
2.2.2. Quan hệ lợi ích và những khuyết tật của thị trường trong phát triển kinh

tế nông thôn ............................................................................................................... 45
2.2.3. Nội dung phát triển kinh tế nông thôn...................................................... 53
2.2.4. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế nơng thôn ở địa phương.................. 69


2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn ........................ 70
2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nơng thơn và bài học cho tỉnh Thái Bình . 73
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn ở một số quốc gia .................. 73
2.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn ở một số tỉnh trong cả nước .. 80
2.3.3. Một số bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình ................................................. 84
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 87
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN .......... 88
Ở TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2017 ................................................... 88
3.1. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2013 - 2017 ...................................................................................................... 88
3.1.1. Phát triển lực lượng sản xuất ở khu vực kinh tế nông thôn ..................... 88
3.1.2. Phát triển quan hệ sản xuất .................................................................... 105
3.1.3. Thực hiện vai trò Nhà nước trong phát triển kinh tế nông thôn ............ 117
3.2. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái Bình140
3.2.1. Nhân tố khách quan ................................................................................ 140
3.2.2. Nhân tố chủ quan ................................................................................... 150
3.2.3. Những lợi thế, bất lợi thế trong phát kinh tế nông thơn ở tỉnh Thái Bình152
3.3. Đánh giá kết quả hoạt động phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình154
3.3.1. Tốc độ phát triển kinh tế nơng thơn ....................................................... 154
3.3.2 Tác động của phát triển kinh tế nông thôn tới kinh tế tỉnh Thái Bình .... 156
3.3.3. Tác động của phát triển kinh tế nông thôn tới xã hội tỉnh Thái Bình .... 157
3.3.4. Mức độ hài hồ về lợi ích của các chủ thể kinh tế ................................. 158
3.3.5. Những vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái Bình160
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 166
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN

KINH TẾ NƠNG THƠN Ở TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN
2030 ......................................................................................................................... 167
4.1. Quan điểm đẩy mạnh phát triển kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái Bình ...... 167
4.1.1. Xu huớng phát triển kinh tế nông thôn trong bối cảnh hiện nay ........... 167


4.1.2. Quan điểm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thơn ở tỉnh Thái Bình ..... 172
4.2. Mục tiêu phát triển kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái Bình ............................ 174
4.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 174
4.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 175
4.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái Bình
đến năm 2025, tầm nhìn 2030............................................................................... 177
4.3.1. Tăng cường vai trị của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển kinh tế nơng
thơn .......................................................................................................................... 177
4.3.2. Hoàn thành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ................................ 182
4.3.3. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ....................................................... 190
4.3.4. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế nông thôn193
4.3.5. Hiện đại hóa sản xuất nơng nghiệp, nơng thơn ..................................... 201
4.3.6. Hồn thiện quan hệ phân phối trong kinh tế nơng thôn ........................ 205
Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 211
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 212
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................214
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

(nếu có)

Nghĩa viết đầy đủ

Association of South East
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Asian Nations

1.

ASEAN

2.

BCH TƯ

Ban Chấp hành Trung ương

3.

CNH

Cơng nghiệp hóa

4.

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


5.

CSVN

Cộng sản Việt Nam

6.

EU

European Union

7.

FAO

Food and Agriculture
Tổ chức Lương thực và Nông
Organization
of
the
nghiệp của Liên hiệp quốc
United Nations

8.

GDP

Gross Domestic Product


9.

GRDP

Gross Regional Domestic
Tổng sản phầm trên địa bàn
Product

10.

HĐH

Hiện đại hóa

11.

KH&CN

Khoa học và cơng nghệ

12.

KHXH

Khoa học xã hội

13.

KTNT


Kinh tế nông thôn

14.

KTTT

Kinh tế thị trường

15.

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn

16.

NSNN

Ngân sách Nhà nước

17.

NTM

Nông thôn mới

Liên minh Châu âu

Tổng sản phẩm nội địa


18.

OECD

Organisation
for
Economic Co-operation Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
and Development

19.

OVOP

One Village One Product

Mỗi làng một sản phẩm

20.

R&D

Research & Development

Nghiên cứu và Triển khai

21.

UBND


22.

UNCTAD

Ủy ban nhân dân
United

Nations Hội nghị của Liên hiệp quốc về

i


STT Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh
(nếu có)

Nghĩa viết đầy đủ

Conference on Trade and Thương mại và Phát triển
Development
23.

USD

24.

XHCN

25.


WTO

Đô la Mỹ (đơn vị tiền)

United States dollar

Xã hội chủ nghĩa
World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

1.

Bảng 1

2.

Nội dung

Trang

Mô tả mẫu khảo sát


8

Bảng 3.1

Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2017

91

3.

Bảng 3.2

Số hộ sản xuất trong kinh tế nơng thơn tỉnh Thái Bình

92

4.

Bảng 3.3

5.

Bảng 3.4

6.

Bảng 3.5

7.


Bảng 3.6

8.

Bảng 3.7

9.

Bảng 3.8

10.

Bảng 3.9

11.

Bảng 3.10

12.

Bảng 3.11

13.

Bảng 3.12

14.

Bảng 3.13


Giá trị sản xuất bình quân 1 trang trại năm 2011 và 2016

114

15.

Bảng 3.14

Thông tin về sản xuất cánh đồng lớn năm 2016

114

16.

Bảng 3.15

Số cánh đồng lớn chia theo cây trồng ở các địa phương

114

17.

Bảng 3.16

Số tổ hợp tác và làng nghề ở các địa phương năm 2016

115

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tỉnh Thái Bình giai đoạn
2013 - 2017

Trị giá hàng xuất khẩu tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013
- 2017
Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn
2013 - 2017
Lao động từ 15 tuổi trở lên tỉnh Thái Bình phân theo
thành thị/nông thôn giai đoạn 2013 - 2017
Lao động từ 15 tuổi trở lên tỉnh Thái Bình phân theo
ngành kinh tế giai đoạn 2013 - 2017
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo ở tỉnh
Thái Bình

giai đoạn 2013 - 2017

Vốn đầu tư huy động ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013
- 2017
Hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực nơng thơn tỉnh Thái
Bình
Hệ thống hỗ trợ sản xuất ở nơng thơn tỉnh Thái Bình
năm 2016
Số th bao điện thoại và internet tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2013 - 2017

iii

94
95
96
97
98
98

101
105
106
107


STT

Bảng

Nội dung

Trang

Số doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành điển
18.

Bảng 3.17

hình ở khu vực kinh tế nơng thơn tỉnh Thái Bình giai

115

đoạn 2013 - 2017
19.

Bảng 3.18

20.


Bảng 3.19

21.

Bảng 3.20

22.

Bảng 3.21

23.

Bảng 3.22

24.

Bảng 3.23

25.

Bảng 3.24

26.

Bảng 3.25

27.

Bảng 3.26


28.

Bảng 3.27

29.

Bảng 3.28

Thu nhập bình quân đầu người/tháng giai đoạn 2013 2017
Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2017
Đánh giá về quy hoạch và chính sách đất đai của tỉnh
Thái Bình
Đánh giá về chính sách đầu tư phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn của tỉnh Thái Bình
Đánh giá về chính sách phát triển nơng nghiệp cơng
nghệ cao của tỉnh Thái Bình
Đánh giá về chính sách phát triển nơng thơn mới của
tỉnh Thái Bình
Đánh giá về mức hài lịng đối với chính sách phát
triển kinh tế nơng thơn của tỉnh Thái Bình
Biến động diện tích đất tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012
- 2017
Dân số tỉnh Thái Bình chia theo thành thị, nơng thơn
Tỷ lệ thất nghiệp ở tỉnh Thái Bình phân theo thành
thị/nơng thơn giai đoạn 2013 - 2017
Số hộ có thu nhập lớn nhất trong kinh tế nơng thơn
tỉnh Thái Bình chia theo ngành năm 2016

iv


118
119
122
124
129
132
135
145
146
158
160


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT

Hình

1.

Hình 3.1

2.

Hình 3.2

Nội dung
Tỷ lệ số hộ sản xuất trong kinh tế nông thôn tỉnh Thái
Bình năm 2016
Giá trị một số ngành sản xuất cơng nghiệp thuộc kinh

tế nơng thơn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2017

Trang
91
92

Trình độ chun mơn được đào tạo của người đứng đầu
3.

Hình 3.3

cơ sở phân theo khu vực nơng thơn/thành thị ở Thái

99

Bình năm 2017
4.

Hình 3.4

5.

Hình 3.5

6.

Hình 3.6

7.


Hình 3.7

8.

Hình 3.8

9.

Hình 3.9

10.

Hình 3.10

11.

Hình 3.11

Số trang trại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2017
Số trang trại tỉnh Thái Bình năm 2017 theo loại hình
hoạt động
Đánh giá về chính sách phát triển kinh tế nơng thơn ở
Thái Bình
Đánh giá về điều hành phát triển kinh tế nơng thơn của
chính quyền tỉnh Thái Bình
Đánh giá về cơng tác thanh tra, kiểm tra kinh tế nơng
thơn của chính quyền tỉnh Thái Bình
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Thái
Bình
Tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp ở tỉnh

Thái Bình giai đoạn 2013-2017
Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế ở tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2013-2017

v

112
112
134
137
139
153
155
156


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết để lựa chọn đề tài
Đối với những nước có nền tảng kinh tế dựa vào nơng nghiệp trong giai đoạn
lịch sử dài thì khu vực nơng thơn chiếm một vị trí lớn trong kết cấu địa lý quốc gia.
Vì thế, phát triển nơng thơn nói chung và phát triển kinh tế nơng thơn nói riêng là
một vấn đề quan trọng. Đặc biệt, với những địa phương có lợi thế so sánh trong sản
xuất nơng nghiệp thì kinh tế nơng thơn trở thành kinh tế trọng điểm. Cùng với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế nơng thơn có sự thay đổi cả về chất và
lượng theo hướng hiện đại nhưng không mất đi. Điều này chỉ ra rằng vấn đề phát
triển kinh tế nông thôn để phù hợp với bối cảnh mới ở Việt Nam nói chung, ở
những địa phương có lợi thế nơng nghiệp nói riêng ln là cấp thiết.
Thực tiễn các nước trên thế giới và ở nước ta trong những năm qua cho thấy,
trong bối cảnh phát triển mới của đất nước cũng như trong triển khai thực hiện chủ
trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế nông thôn phải

phù hợp với điều kiện, sự đa dạng vùng, miền, cư dân nông thôn của đất nước.
Kinh tế nông thôn mà chủ đạo là ngành nông nghiệp là một lĩnh vực quan
trọng của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2017, khu vực nông thôn là khu vực chiếm
65,49% dân số và 67,9% lao động của cả nước năm 2017 (Tổng Cục Thống kê).
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta xác định phát triển kinh
tế nông thôn là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu để ổn định đời sống nhân dân,
tạo điều kiện, cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước. Vì vậy, phát triển kinh tế nơng thơn ln là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và
Chính phủ Việt Nam.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ truong uu tien lĩnh vực kinh tế nong
thon, coi đó là nhiẹm vụ hàng đầu của sự nghiẹp CNH, HĐH đất nuớc. Tiến trình
phát triển kinh tế nong thơn đã tạo ra những điều kiẹn phát triển căn bản, khong chỉ
rieng lĩnh vực nong nghiẹp mà còn phát triển các lĩnh vực khác trong khu vực nong
thon - địa bàn chiến luợc chiếm tỷ trọng lớn và rọng khắp các vùng miền trong cả
1


nuớc. Kinh tế nong thon phát triển góp phần hồn thiẹn quan hẹ sản xuất ở nong
thon thong qua các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp. Đồng thời, nó cịn thúc đẩy
chuyển dịch co cấu ngành kinh tế theo huớng tiến bọ: sản xuất nong - lam - ngu
nghiẹp cùng với các ngành tiểu thủ cong nghiẹp, cong nghiẹp chế biến và phục vụ
sản xuất nong nghiẹp nhu thuong mại, dịch vụ, du lịch... góp phần phát triển kinh tế
- xã họi ở nong thon, xay dựng nền van hóa tien tiến đạm đà bản sắc dan tọc. Phát
triển kinh tế nông thôn là nội dung chủ yếu của quá trình thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Như vậy, phát triển kinh tế nông thôn
không chỉ giải quyết mối quan hệ giữa vai trò quản lý của Nhà nước với thị trường
mà cịn giải quyết mối quan hệ lợi ích để đảm bảo hài hồ lợi ích cho tất cả các chủ
thể liên quan như doanh nghiệp, người dân và chính quyền địa phương.
Cùng với chiến lược phát triển kinh tế nông thôn của đất nước, các địa
phương cũng nhận thức được tầm quan trọng của phát triển kinh tế nông thôn tới sự

phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương mình. Thơng qua cơ chế quản lý kinh tế,
chính quyền địa phương cùng các chủ thể kinh tế khác thực hiện phát triển kinh tế
nông thôn hiệu quả trong mối quan hệ liên ngành thông qua cơ chế thị trường để
phân bổ nguồn lực, huy động các nguồn vốn, phát huy lợi thế so sánh và nâng cao
năng lực cạnh tranh địa phương. Do đó, phát triển kinh tế nơng thơn có vai trị đặc
biệt quan trọng, nhất là ở khía cạnh cấp tỉnh. Đây cũng là chủ đề thu hút sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu, học giả, nhà kinh tế, chính trị, nhà hoạch định chính sách.
Tuy nhiên, phát triển kinh tế nông thôn cũng nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế chính trị - xã hội. Các nguồn lực của kinh tế nông thôn đang giảm sút như đất đai,
nguồn nhân lực… do ảnh hưởng của CNH-HĐH, người lao động di chuyển ra các
đô thị lớn kiếm sống. Điều này khiến cho “chất lượng” phát triển kinh tế nông thôn
không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu mới. Phát triển kinh tế nông thôn cũng sinh
ra hiện tượng phân hố giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội gia tăng. Điều này làm
phá vỡ đi các tổ chức văn hố nơng thơn truyền thống, thậm chí gây ra những mâu
thuẫn nghiêm trọng. Đời sống văn hố xã hội nơng thơn vì thế có những biểu hiện
xuống cấp. Phát triển kinh tế nông thôn mà không có sự đồng bộ, ứng dụng khoa
2


học cơng nghệ hiện đại thì mơi trường nơng thơn bị ơ nhiễm và suy thối nặng nề.
Những điều này đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu phát triển kinh tế nơng thơn một
cách đầy đủ ở mọi khía cạnh. Phát triển kinh tế nông thôn là cần thiết nhưng quan
trọng hơn phải tìm ra những giải pháp khơng chỉ thúc đẩy kinh tế nơng thơn mà cịn
giải quyết được những vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội nảy sinh.
Thái Bình là một tỉnh nơng nghiệp, với hơn 91% nguồn lực lao động tập
trung ở khu vực nông thôn. Nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, với nhiều lợi
thế về đất đai, mặt nước, biển… tỉnh Thái Bình đang có lợi thế nhất định cho sự
phát triển kinh tế nông thôn và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ trong phát triển kinh tế nông thôn. Tỉnh Thái Bình đang trong
tiến trình đổi mới kinh tế trong nong nghiẹp, tạo ra những điều kiẹn phát triển căn
bản, khong chỉ rieng lĩnh vực nong nghiẹp mà còn phát triển kinh tế - xã họi nong

thon, địa bàn chiến luợc chiếm tỷ trọng lớn ở tỉnh. Nắm bắt xu hướng chuyển dịch
của kinh tế thế giới là tỷ trọng nơng nghiệp ngày càng giảm nhưng khơng xố bỏ
ngành nơng nghiệp mà thay đổi để trở thành lĩnh vực hiện đại, sử dụng công nghệ
cao để sản xuất ra những sản phẩm “tinh” nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người, trong những năm vừa qua, kinh tế nông thơn tỉnh Thái Bình đã có những
bước phát triển làm thay đổi diện mạo nông thôn. Năng suất lao động tăng lên,
nhiều ngành nghề mới được phát triển cùng với những ngành nghề truyền thống
như trồng lúa, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản, tiểu thủ công nghiệp ở
các làng nghề. Tuy có nhiều thành cơng trong phát triển kinh tế nông thôn, nhưng
đời sống người nông thôn vẫn cịn thấp, kết cấu hạ tầng nơng thơn chưa hiện đại
hóa, lao động của tỉnh di chuyển sang các địa phương khác khá nhiều cho thấy khu
vực kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái Bình phát triển chưa đáp ứng u cầu của cơng
cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhất là trong điều kiện tác
động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Để thực hiện tốt việc phát triển kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái Bình, phải tìm
ra các nguyên nhân của những hạn chế và hướng khắc phục một cách triệt để. Muốn
vậy, cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ về phát triển kinh tế nông thôn cả về lý
luận và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay.
3


Về lý luận, trước hết, cần phải xác định rõ các chủ thể tham gia vào kinh tế
nông thôn và có vai trị trong phát triển kinh tế nơng thơn. Phát triển kinh tế nông
thôn chịu sự chi phối của kinh tế thị trường và các quy luật thị trường. Tuy nhiên,
những khiếm khuyết của thị trường cũng như những mâu thuẫn trong quan hệ sản
xuất khẳng định vai trò quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế nông thôn.
Thứ hai, xác định nội dung phát triển kinh tế nông thôn trong cơ chế thị trường
với sự phát triển của lực lượng sản xuất và đổi mới quan hệ sản xuất cho phù hợp với
thay đổi của lực lượng sản xuất và yêu cầu của bối cảnh kinh tế - xã hội mới.
Về thực tiễn, xem xét sự phát triển của kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái Bình

theo từng nội dung để thấy được những mặt thống nhất và mâu thuẫn giữa quan hệ
sản xuất và sự phát triển của tư liệu sản xuất. Các hạn chế, bất cập trong phát triển
kinh tế nơng thơn tỉnh Thái Bình do những nguyên nhân nào? Để kinh tế nông thôn
phát triển bắt kịp với xu hướng thế giới và đạt được mục tiêu của tỉnh Thái Bình,
trong thời gian tới cần thiết phải có những giải pháp phù hợp.
Để góp phần làm sáng rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây, tác giả
chọn đề tài “Phát triển kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái Bình”.
2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Câu hỏi nghiên cứu của luận án là: Tỉnh Thái Bình cần phải làm gì và làm
như thế nào để thúc đẩy kinh tế nông thôn trên địa bàn tiếp tục phát triển trong thời
gian tới?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển kinh tế
nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập; đánh giá đúng đắn thực
trạng phát triển kinh tế nông thơn ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2017, chỉ ra
những hạn chế, bất cập và nguyên nhân nhằm đề xuất quan điểm và giải pháp chủ
yếu phát triển kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

4


- Tổng quan và đánh giá kết quả những công trình nghiên cứu đã cơng bố của
các tác giả đi trước liên quan trực tiếp đến kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế nơng
thơn ở địa phương, tìm thấy những “khoảng trống” trong nghiên cứu, xác định vấn
đề lý luận và thực tiễn mà luận án cần tiếp tục làm rõ;
- Hệ thống hóa, bổ sung, hồn thiện khung lý luận về phát triển kinh tế nông
thôn cấp tỉnh;

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển
kinh tế nông thôn và rút ra một số bài học cho tỉnh Thái Bình;
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2013 - 2017, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân
của hạn chế.;
- Đưa ra quan điểm và đề xuất giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông thôn
ở tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động phát triển kinh tế nơng thơn ở
tỉnh Thái Bình trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế nông thôn
trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo cách tiếp
cận kinh tế chính trị nên nội dung tập trung vào:
- Xác định nội dung phát triển kinh tế nông thôn ở cấp tỉnh: Phát triển lực
lượng sản xuất ở nông thôn trong điều kiện mới; Xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản
xuất phù hợp; Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong thiết lập các chính sách,
tổ chức hoạt động phát triển kinh tế nông thôn và thực hiện kiểm tra, thanh tra để
đảm bảo hiệu quả.
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn cấp tỉnh
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá phát triển kinh tế nông thôn cấp tỉnh.

5


* Phạm vi không gian: Luận án chủ yếu tập trung phân tích và đánh giá tình
hình phát triển kinh tế nơng thơn trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Khu vực nơng thơn tỉnh
Thái Bình nơng thơn là khu vực có vùng khơng gian lớn với nơng nghiệp là ngành
kinh tế chủ chốt, có quỹ đất đai rộng lớn, thường bao quanh các đô thị (thành phố, thị

trấn, khu công nghiệp). Dân cư ở nơng thơn có lối sống riêng theo kiểu làng xã với
mối quan hệ chặt chẽ giữa trên nền tảng văn hoá, phong tục tập quán cổ truyền.
* Phạm vi thời gian: Từ năm 2013 đến 2017, cập nhật số liệu mới nhất (nếu
có) năm 2018. Năm 2013 được coi là năm kết thúc của khủng hoảng kinh tế thế giới
cũng như khó khăn của kinh tế Việt Nam. Thời điểm này, các tỉnh phải cố gắng tìm
kiếm hướng đi mới cho phát triển kinh tế địa phương để phục hồi và tăng trưởng
kinh tế. Chính vì vậy, giai đoạn 2013 - 2017 là khoảng thời gian 5 năm nghiên cứu
đủ để có sự so sánh và đánh giá những thay đổi trong phát triển kinh tế nông thôn
của tỉnh. Các giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy kinh tế nơng thơn tỉnh Thái Bình
phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
* Chủ thể phát triển kinh tế nông thôn: Phát triển kinh tế nông thôn ở địa
phương được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau như chính quyền, người dân,
doanh nghiệp… Tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu của luận án, chủ thể chính
nhằm thúc đẩy kinh tế nơng thơn tỉnh Thái Bình phát triển là chính quyền cấp tỉnh.
Vì vậy, luận án nhấn mạnh vai trị của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển kinh tế
nông thôn ở địa phương.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận vấn đề
Phương pháp luận xuyên suốt luận án là duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử. Bằng phương pháp luận này, việc nghiên cứu về phát triển kinh tế nông thôn
tỉnh Thái Bình trước hết phải kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được thực hiện.
Do vậy, tác giả đã tích cực trong việc tìm hiểu các tài liệu khoa học viết về phát
triển kinh tế nông thôn cấp tỉnh cũng như vai trị của chính quyền cấp tỉnh trong
phát triển kinh tế nông thôn. Bằng việc tổng hợp, chọn lọc, kế thừa, luận án bổ
sung, hoàn thiện khung lý luận làm nền tảng nghiên cứu thực tiễn.

6


Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả

luận án đã bắt đầu từ việc nghiên cứu phạm trù cơ bản về nông thôn, kinh tế nông
thôn và phát triển kinh tế nông thôn tại địa phương, các nhân tố ảnh hưởng tới việc
phát triển kinh tế nông thôn dẫn tới việc các chính quyền quản lý xây dựng và triển
khai chính sách phát triển kinh tế nông thôn ở địa phương một cách hiệu quả.
Khơng dừng lại đó, luận án cịn tiếp cận biện chứng bằng việc đánh giá các nội
dung phát triển kinh tế nông thôn ở địa phương và vai trị của chính quyền cấp tỉnh
trong phát triển kinh tế nông thôn.
Sử dụng phương pháp luận này, luận án cố gắng xây dựng một khung lý
thuyết để nghiên cứu, đồng thời kiểm chứng khung lý thuyết bằng thực tiễn. Do đó,
luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế nông thôn cấp tỉnh,
đặc biệt là những tỉnh có khu vực nơng thơn chiếm đa số tương đồng với tỉnh Thái
Bình để kiểm nghiệm cho khung lý thuyết đã được xây dựng. Đây là quan hệ mang
tính hai chiều và ln động.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về phát triển kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái
Bình phải phù hợp các quy luật khách quan, cố gắng xem xét ở nhiều khía cạnh
khác nhau, đặc biệt là các điều kiện đặc thù của tỉnh Thái Bình.
Luận án tiếp cận vấn đề kinh tế chính trị trong đó tập trung phân tích vai trị
nhà nước trong khắc phục khuyết tật thị trường cũng như nỗ lực của các chủ thể
trong tổ chức thực hiện các điều kiện nhằm phát triển kinh tế nông thôn cấp tỉnh.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã sử dụng nhiều phương pháp cụ
thể khác nhau, bao gồm:
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu
Dữ liệu thực hiện luận án
Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: dữ liệu thứ
cấp và sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ:
- Cục Thống kê: các niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan đến kinh tế
nơng thơn ở tỉnh Thái Bình.
7



- Các văn bản, quyết định liên quan đến phát triển kinh tế nơng thơn tỉnh
Thái Bình và một số tỉnh tương đồng.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các nhà quản lý trong chính
quyền của tỉnh Thái Bình, các doanh nghiệp, người dân thuộc khu vực kinh tế nơng
thơn của tỉnh. Mục đích của việc thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm lấy ý kiến xác thực
của những người quản lý, các doanh nghiệp, người dân ở khu vực nơng thơn tỉnh
Thái Bình đánh giá về các chính sách và việc thực hiện chính sách phát triển nông
thôn ở đây. Dữ liệu sơ cấp để bổ sung, tìm hiểu sâu hơn các vấn đề nghiên cứu và
tăng thêm những minh chứng cùng với số liệu thứ cấp để luận án đưa ra những lập
luận chặt chẽ hơn.
Với những giới hạn nghiên cứu nhất định, để đảm bảo số lượng mẫu đạt mức
tối thiểu là 300 và tiệm cận mức khảo sát “rất tốt”, tác giả đã phát ra 500 bảng hỏi.
Tổng số phiếu đạt tiêu chuẩn có thể sử dụng trong phân tích là 448 phiếu.
Phương pháp chọn mẫu đa dạng theo đối tượng, đảm bảo sự thuận tiện kết
hợp phương pháp lấy mẫu chia phần. Đối với các nhà quản lý, việc lấy mẫu điều tra
dựa trên danh sách các nhà quản lý ở Sở, Ban, Ngành và cơ quan quản lý nhà nước
các huyện. Đối với doanh nghiệp, tác giả lấy danh sách doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp ở Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình, sau đó tiến
hành lọc và hẹn phỏng vấn theo số lượng đã định. Riêng đối với đối tượng người
dân thì việc lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, tới nơi làm việc ở các Sở, Ban,
ngành tỉnh và huyện có liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp để xin phỏng
vấn lấy kết quả điều tra.
Bảng 1: Mô tả mẫu khảo sát
Đơn vị

Số lƣợng khảo sát

Số lƣợng


Ngƣời dân

đơn vị

Nhà quản lý

Sở, Ban, Ngành tỉnh

22

50

Ở các huyện

7

15

50

333

65

50

333

Tổng số


8

Doanh nghiệp

tới làm việc


Nguồn: Thống kê số bảng hỏi thực hiện khảo sát (2018)
Trong nghiên cứu này loại thang đo được lựa chọn sử dụng là thang đo
Likert - thang đo thường được sử dụng để đo mức độ quan điểm về sự đồng ý của
người trả lời với quan điểm được nghiên cứu đưa ra. Quan điểm của người trả lời sẽ
biến động từ mức 1 = Không đồng ý, mức 2 = Ít đồng ý, mức 3 = Bình thường,
trung lập, mức 4 = Khá đồng ý và mức 5 = Đồng ý.
5.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Đối với các thơng tin định tính, luận án sử dụng phương pháp logic để đưa ra
những nhận xét, đánh giá về bản chất của sự vật, hiện tượng. Cịn đối với thơng tin
định lượng, luận án sử dụng phương pháp tính tốn nhằm thống kê, đưa ra những minh
chứng cụ thể bằng số học để xác định xu hướng, diễn biến của vấn đề nghiên cứu.
* Xử lý thơng tin định tính
Xử lý thơng tin định tính được dùng để nghiên cứu chủ yếu các vấn đề xã hội
như việc cải thiện và nâng cao đời sống người dân, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội; nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế, hợp tác trong các hoạt động phát triển
kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái Bình.
Từ các thông tin đã thu thập được, bằng phương pháp cụ thể như tổng hợp,
phân tích, logic… luận án đưa ra những nhận định về bản chất các sự vật, hiện
tượng đồng thời thể hiện những logic, diễn biến của các sự vật hiện tượng trong bối
cảnh được xem xét.
* Xử lý thông tin định lượng
Thông qua các tài liệu thống kê và các số liệu khảo sát, thông tin định lượng
được sắp xếp và xử lý qua các phần mềm thống kê để làm bộc lộ thực trạng phát

triển kinh tế nơng thơn tỉnh Thái Bình. Với nhiều cách thức phân tích số liệu và biểu
diễn tốn học khác nhau, luận án tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng ở nhiều
khía cạnh, chỉ ra sự biến động của từng tiêu chí trong một giai đoạn nhất định. Từ
đó, chỉ ra thành tưụ, hạn chế của vấn đề nghiên cứu, xác định nguyên nhân làm cơ
sở đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn tỉnh Thái Bình phát triển
trong thời gian tới.

9


- Phương pháp lôgic và lịch sử
Sử dụng phương pháp này, luận án nghiên cứu sự biến đổi của kinh tế nơng
thơn tỉnh Thái Bình ở các thời điểm khác nhau trong sự so sánh với các tỉnh khác
nhau để tìm ra xu hướng vận động cũng như làm nổi bật đặc điểm, hạn chế của khu
vực kinh tế nông thôn ở tỉnh. Đồng thời, kinh tế nông thôn được xem xét trong mối
tương quan giữa các quy luật thị trường và sự tác động của chính quyền địa phương
để giải quyết các vấn đề thị trường nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển theo
hướng mang lại lợi ích cho các bên tham gia.
Hai phương pháp này thường được sử dụng đồng thời, bổ trợ cho nhau. Phương
pháp lịch sử chỉ ra sự phát sinh, phát triển của sự vật, hiện tượng còn phương pháp
logic lại đưa ra nhận định về bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng.
- Phương pháp hệ thống hóa.
Phương pháp hệ thống hoá khi tác giả thu thập các tài liệu đã nghiên cứu liên
quan đến phát triển kinh tế nông thơn nhằm tìm ra những giá trị khoa học có thể kế
thừa cũng như các khoảng trống nghiên cứu và hoàn thiện hơn khung lý luận về
phát triển kinh tế nông thôn cấp tỉnh làm nền tảng nghiên cứu sau này.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
Việc sử dụng các tài liệu, các kết quả nghiên cứu trước đó là rất cần thiết. Nó
đem lại cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, giúp cho quá trình đưa ra các kiến
nghị được chính xác hơn. Các tài liệu bao gồm: các kết quả nghiên cứu liên quan

đến đề tài, các tài liệu từ những dự án khác,...
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng phát
triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình (Chương 3), trên cơ sở khung lý thuyết đã
được xây dựng ở Chương 2.
- Phương pháp điều tra thống kê
Người nông dân, cư dân ven đô, người tiêu dùng; các cá nhân và tổ chức
đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội sẽ tham gia thiết thực, trao đổi, đóng góp ý kiến
trong việc xây dựng các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả việc phát triển kinh
tế nông thôn hiệu quả cao và bền vững.
- Phương pháp thống kê, so sánh và dự báo
10


Thống kê các tài liệu của Trung ương, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Bình, các sở ban ngành của tỉnh để tiến hành phân tích, đánh giá q trình phát
triển kinh tế nơng thơn Thái Bình.
Trên cơ sở những đánh giá, cùng với những dự báo diễn biến kinh tế vĩ mơ
trong và ngồi nước, đặc biệt ở địa phương Thái Bình, luận án đánh giá cơ hội và
thách thức đối với quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế nơng thơn Thái Bình.
- Phương pháp khoa học liên quan
Các phương pháp từ các khoa học liên ngành được áp dụng và thực hiện
trong quá trình thu thập tư liệu, nghiên cứu lý thuyết, đo đạc các hiện trạng, phân
tích số liệu về phát triển kinh tế nơng thơn.
6. Những đóng góp của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Luận án góp phần khái quát và bổ sung nghiên cứu về phát triển kinh tế nông
thôn trên địa bàn cấp tỉnh. Trong đó, bằng việc hệ thống hố và khát quát hoá, luận
án xác định nội dung và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế nông thôn
trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
nông thơn ở tỉnh Thái Bình.

6.2. Về mặt thực tiễn
Để khẳng định thêm cho khung lý luận, luận án tìm hiểu, tổng hợp và nghiên
cứu thực tiễn kinh nghiệm cả về thành công và thất bại trong phát triển kinh tế nơng
thơn của một số địa phương trong nước có đặc điểm tương đồng, để có những nhận
định sát thực nhằm vận dụng vào phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình.
Trên cơ sở nền tảng khung lý luận được xây dựng về phát triển kinh tế nông
thôn trên địa bàn cấp tỉnh, luận án phân tích thực trạng, làm rõ những thành tựu, hạn
chế trong phát triển kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 đến 2017 và
chỉ ra nguyên nhân của nó. Từ đó, đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp thúc
đẩy kinh tế nơng thơn ở Thái Bình phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở cho các cấp quản lý ở chính quyền
địa phương tham khảo để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn theo tiếp cận kinh tế
11


chính trị; đồng thời là tài liệu tham khảo cho học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa
học ở các trường đại học, các viện nghiên cứu trong cả nước.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển kinh tế nông thôn
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông thôn cấp tỉnh
Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình giai đoạn
2013 - 2017
Chương 4: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thơn ở
tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn 2030

12



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƠNG THƠN
1.1. Những nghiên cứu về nơng thơn và phát triển nông thôn
Nông thôn là một địa bàn/khu vực có tầm quan trọng chiến lược của mọi quốc
gia. Theo định nghĩa chung trong “Từ điển tiếng Việt”, nông thôn là nơi cư trú của
một bộ phận dân cư mà sinh kế và sinh hoạt của họ gắn liền với việc sử dụng tự
nhiên (đất, nước, khí hậu, đa dạng sinh học…) để sản xuất ra lương thực, thực phẩm
cần thiết cho sinh tồn và phát triển của con người và xã hội (Hoàng Phê, 1988).
Nghĩa là, chủ nhân/chủ thể chính ở nơng thơn là người nơng dân (và gia đình họ),
hoạt động kinh tế chính (sản xuất, kinh doanh) ở nông thôn gắn liền với sản xuất
nông nghiệp và đời sống văn hóa - xã hội ở nơng thơn cũng gắn liền với tự nhiên và
cách thức sinh kế của con người ở đây. Đây cũng chính là điểm khác biệt căn bản
của nơng thơn với đơ thị. Chính vì vậy, có nhiều nhà khoa học trong và ngồi nước
đã nghiên cứu về nông thôn, phát triển nông thôn. Cụ thể như:
Paul Cloke, Terry Marsden, Patrick H. Mooney trong “The handbook of Rural
studies” đã phân tích các vấn đề liên quan đến nông thôn cũng như chỉ ra sự khác
biệt giữa nông thôn và thành thị. Các tác giả cho rằng, nông thôn gắn liền với nông
nghiệp và nông dân vì thế nơng nghiệp có vai trị lớn trong phát triển nông thôn
(Paul Cloke, Marsden, Mooney, 2006).
Nghiên cứu chi tiết hơn một khía cạnh về nơng thơn, Winter, M. lại tập trung
nghiên cứu về các chính sách dành cho khu vực nơng thơn trong cơng trình “Rural
Policy: New Directions and New Challenges, Research to identify the policy
context on rural issues in the South West”. Ông cho rằng, trong bối cảnh mới, các
chính sách nơng thơn đứng trước những thách thức mới, vì thế cũng cần phải có
những đổi mới cho phù hợp (Winter, 2002).
Mối quan hệ giữa nông nghiệp với nông thôn được nhiều tác giả Việt Nam
đề cập.

13



×