Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 30 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.15 KB, 15 trang )

TUẦN 30 Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2010
TẬP ĐỌC: §59
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
- KT: Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao
khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát
hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK).
- KN: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- HS khá, giỏi trả lời được CH5 (SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh sách giáo khoa trang 114.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ :
Gọi hs đọc bài và trả lời câu hỏi của bài trước.
Nhận xét.
B. Dạy bài mới :
*Giới thiệu bài: Hơn một nghìn ngày…
1. HĐ1 :Hướng dẫn luyện đọc:
- Gọi hs đọc nối tiếp 6 đoạn văn..
- Kết hợp hướng dẫn hs xem tranh và giải thích
một số từ khó ở cuối bài.
- Cho hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 hs đọc cả bài.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài giọng rõ rang.
2.HĐ 2: Tìm hiểu bài
+Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục
đích gì?
+Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc
đường?


+Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình
nào?
+Đoàn thám hiểm đã đạt được những kết quả gì?
+ Câu chuyện giúp em hiểu gì về những nhà thám
hiểm?
- Gợi ý cho hs nêu được nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá.
3. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm
- Cho hs luyện đọc diễn cảm 6 đoạn văn.
- Cho hs thi đọc diễn cảm theo nhóm.
- Cho hs trình bày trước lớp.
- Nhận xét đánh giá chung.
C . Củng cố, dặn dò:
- 2 hs đọc bài, cả lớp nhận xét.
- Xem sgk trang 114, 115.
- Hs đọc nối tiếp 6 đoạn (2 lượt).
- Cả lớp theo dõi, nhẫn xét và luyện cách
phát âm cho đúng: Xê-vi-la, Ma-gien-lăng,
Ma-tan,…và nghỉ hơi đúng chỗ
- Xem tranh, tìm hiểu từ khó : Ma-tan, sứ
mạng,…
- Luyện đọc theo cặp và trình bày trước lớp.
- Lắng nghe bạn đọc và gv đọc cả bài.
- Đọc các câu hỏi ở sgk trang 115 trao đổi
với các bạn và dựa theo gợi ý của gv để trả
lời các câu hỏi:
+ Khám phá con đường đến những vùng đất
mới.
+ Không có thức ăn, nước uống, người chết
phải ném xác xuống biển…

+ Chọn ý c
+ Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra
Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
+ Họ rất dũng cảm vượt qua khó khăn khám
phá ra những điều mới lạ, cống hiến cho
loài người.
- ND: Cảm phục tinh thần vượt qua khó
khăn, mất mát, hi sinh để hoàn thành sứ
mạng lịch sử.
- Luyện đọc diễn cảm đúng giọng điệu của
bài văn.

TOÁN: §146
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- KT: - Thực hiện được các phép tính về phân số .
- Biết tìm phân số và tính được diện tích hình bình hành .
- KN: Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng ( hiệu ) của hai số đó .
- HS khá, giỏi làm bài 4.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK-VBT.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A Khởi động:
B Bài cũ: Luyện tập chung
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
C Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài

Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS tự làm bài.
Hỏi HS về cách tính trong biểu thức
Bài tập 2:
Yêu cầu HS tự làm bài rồi chửa bài.
Bài tập 3:
Yêu cầu HS tự làm bài rồi chửa bài.
 Củng cố - Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Tỉ lệ bản đồ
Làm bài còn lại trong SGK
HS sửa bài
HS nhận xét
HS làm bài
HS chữa bài
HS làm bài
HS sửa & thống nhất kết quả
Chiều cao của hình bình hành
18 x 5 ; 9 = 10 ( cm)
Diện tích của hình bình hành là:
18 x 10 = 180 ( cm)
Đáp số : 180 cm
HS làm bài
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số ôtô có trong gian hàng
63 : 7 x 5 = 45 (ôtô)
Đáp số : 45 ôtô
Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
CHÍNH TẢ: §30

ĐƯỜNG ĐI SA PA
I - MỤC TIÊU: - KT: Nhớ - viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích; không mắc
quá năm lỗi trong bài.
- KN: Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b, hoặc BT(3) a/b, BT do Gv soạn
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Ba bốn tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2 a/2b. Ba bốn tờ phiếu khổ rộng
viết nội dung BT3a/3b.
- HS: SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết
trước.
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhớ viết.
a. Hướng dẫn chính tả:
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: từ Hôm sau…đến
hết.
Học sinh đọc thầm đoạn chính tả
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: thoắt, khoảnh
khắc, hây hẩy, nồng nàn.
b. Hướng dẫn HS viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài
Cho HS viết .
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
Hoạt động 3: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài.
Giáo viên nhận xét chung

Hoạt động 4: HS làm bài tập chính tả
HS đọc yêu cầu bài tập 2b và 3b.
Giáo viên giao việc
Cả lớp làm bài tập
HS trình bày kết quả bài tập
Bài 2b: HS lên bảng thi tiếp sức.
Bài 3b: thư viện – lưu giữ – bằng vàng – đại dương –
thế giới.
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng
4. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung học tập
Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
Nhận xét tiết học, làm VBT 2a và 3a, chuẩn bị tiết 31
2 em.
HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm
HS viết bảng con
HS nghe.
HS viết chính tả.
HS dò bài.
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra
ngoài lề trang tập
Cả lớp đọc thầm
HS làm bài
HS trình bày kết quả bài làm.
HS ghi lời giải đúng vào vở.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: §59
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH, THÁM HIỂM
I. MỤC TIÊU:
-KT: Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2).
- KN: Bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết đoạn văn

nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ viết bài thơ: “Những con sông quê hương”
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS
A. Bài cũ: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu
cầu đề nghị.
- Mời 2 HS đặt câu theo yêu cầu bài tập 4.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: MRVT: Du lịch, thám
hiểm.
2) Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: Bài 1, Bài 2:
a) Bài 1:
- Làm việc cá nhân
- GV chốt lại:
b) Bài 2:
HS thảo luận nhóm đôi để chọn ý đúng.
- GV chốt
+ Hoạt động 2: Bài 3
a) Bài 3:
- GV nhận xét, chốt ý.
3) Củng cố – dặn dò:
Chuẩn bị bài: Câu cảm.
- HS thực hiện.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thi tìm từ
- Trình bày kết quả làm việc.

- Đọc thầm yêu cầu.
- Trình bày kết quả.
- HS đọc toàn văn theo yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS viết bài rồi đọc đoạn viết trước lớp.
- HS nêu ý kiến.
*********************************************************************
TOÁN: §147
TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
-KT: Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì.
- KN: giải được các bài tập 1, 2.
- HS khá, giỏi bài tập 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK, VBT.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Khởi động:
b) Bài cũ: Luyện tập chung
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
c) Bài mới:
 Giới thiệu :
Hoạt động1: Giới thiệu tỉ lệ bản đồ
GV đưa một số bản đồ chẳng hạn: Bản đồ
Việt Nam có tỉ lệ 1 : 10 000 000, hoặc bản đồ
thành phố Hà Nội có ghi tỉ lệ 1 : 500 000… &
nói: “Các tỉ lệ 1 : 10 000 000, 1 : 500
000 ghi trên các bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ”

Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 cho biết hình
nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần,
chẳng hạn: Độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ
dài thật là 1cm x 10 000 000 = 10 000 000cm hay
100 km.
Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 có thể viết dưới
dạng phân số
10000000
1
, tử số cho biết độ dài thu
nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị (cm, dm, m…) & mẫu
số cho biết độ dài tương ứng là 10 000 000 đơn vị
(10 000 000 cm, 10 000 000dm, 10 000 000m…)
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS quan sát bản đồ Việt Nam rồi viết
vào chỗ chấm.
Lưu ý: Nên để HS tự điền vào chỗ chấm (sau bài
giảng). GV không nên hướng dẫn nhiều để HS
làm quen.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS nhìn vào sơ đồ (có kích thước & tỉ lệ
bản đồ cho sẵn: rộng 1cm, dài 1dm, tỉ lệ 1 : 1
000) để ghi độ dài thật vào chỗ chấm, chẳng hạn:
Chiều rộng thật:1 000cm = 10m
Chiều dài thật: 1 000dm = 100m
 Củng cố - Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Ứng dụng tỉ lệ bản đồ
Làm bài còn lại trong SGK.
HS sửa bài

HS nhận xét
HS quan sát bản đồ, vài HS đọc tỉ lệ bản đồ
HS quan sát & lắng nghe
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2010
TẬP ĐỌC: §60
DÒNG SÔNG MẶC ÁO
I. MỤC TIÊU:
- KT: Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (trả lời được các câu hỏi trong
SGK, thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng)
- KN: Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn
HS luyện đọc diễn cảm.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 – Khởi động
2 – Bài cũ : Trăng ơi từ đâu đến
- Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
3 – Bài mới
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho
HS.
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó.
- Đọc diễn cảm cả bài.

c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài
- Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào
trong một ngày
+ Các màu sắc đó ứng với thời gian nào trong
ngày : nắng lên – trưa về – chiều -tối – đêm
khuya – sáng sớm ?
- Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay ?
- Em thích hình ảnh nào trong bài ? Vì sao ?
- Nêu nội dung bài thơ ?
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm
- GV đọc diễn cảm toàn bài . Giọng đọc vui , dịu
dàng và dí dỏm .
- Chú ý nhấn giọng và ngắt giọng của khổ thơ
cuối.
4 – Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt.
- Về nhà học thuộc bài thơ.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ.
- 1,2 HS đọc cả bài .
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới.
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời
câu hỏi .
+ Các từ ngữ chỉ màu sắc : đào , xanh, hây
hây ráng vàng , nhung tím, đen, hoa.
- Đây là hình ảnh nhân hoá làm cho con
sông trở nên gần gũi với con người . Qua
hình ảnh dòng sông mặc áo khác nhau, tác
giả làm nổi bật màu sắc của dòng sông theo

thời gian , theo màu trời , màu nắng , màu
cỏ cây …
+ Nắng lên , dòng sông mặc áo lụa đào ;
Hình ảnh dòng sông mặc áo lụa đào co ta
cảm giác mềm mại, thướt tha.
+ Sông vào buổi tối trải rộng một màu
nhung tím trên đó lại in hình ảnh vầng
trăng và trăm ngàn ngôi sao lấp lánh tạo
thành một bức tranh đẹp nhiều màu sắc ,
lung linh , huyền ảo …
- Bài thơ là sự phát hiện của tác giả về vẻ
đẹp của dòng sông quê hương . Qua bài thơ
, ta thấy tình yêu của tác giả với dòng sông
quê hương .
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng từng
khổ và cả bài.

×