Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

LOP 4T27CKTGTKNSNGANG2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.4 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 27 Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013 TẬP ĐỌC Tiết 53 : DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY ! I. Mục tiêu - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm. - Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. ( Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK). II/ Đồ dùng dạy học: - GV : Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ KTBC: Ga-vơ-rốt ngoài chiến lũy - Gọi hs đọc truyện theo cách phân vai và nêu nội dung bài đọc. - Nhận xét, cho điểm 2/ Dạy bài mới: ** Giới thiệu bài , ghi tựa. Hoạt động 1 : Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. - HS đọc nối tiếp câu . - Hướng dẫn chia đoạn : 3 đoạn. - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài + Lượt 1: Luyện phát âm: Cô-péc-ních, Ga-li-lê + Lượt 2: Giảng từ: thiên văn học, tà thuyết, chân lí - Bài đọc với giọng như thế nào? - YC hs luyện đọc theo cặp - Gọi hs đọc cả bài - GV đọc mẫu Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài: - YC hs đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? - YC hs đọc thầm đoạn 2, trả lời: Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? + Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông? - YC hs đọc thầm đoạn 3, trả lời: Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? Hoạt động 3 : HD đọc diễn cảm - Gọi hs đọc lại 3 đoạn của bài - YC hs lắng nghe, tìm những từ cần nhấn giọng trong bài - HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn + Gv đọc mẫu + Gọi hs đọc + YC hs đọc diễn cảm trong nhóm đôi. + Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm. + Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3/ Củng cố, dặn dò: - Hãy nêu nội dung bài? - Gọi vài hs đọc lại . - Về nhà đọc lại bài nhiều lần. - Bài sau: Con sẻ. _____________________________________________ CHÍNH TAÛ (Nhớ – vieát). Tiết 27 : BÀI THƠ VỀ TIỀU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH I/ Muïc tieâu: - Nhớ – viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dịng thơ theo thể loại tự do và trình bày các khổ thơ. - Laøm đúng baøi tập chính taû phương ngữ (2) a; 3a. II/ Đồ dùng dạy-học: - GV : Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng nội dung BT2a , viết nội dung BT3a. - HS : Bảng con . III/ Các hoạt động dạy học: 1 / KTBC: Thaéng bieån - Gọi 1 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào B : lung linh, giữ gìn, nhường nhịn, rung rinh. - Nhaän xeùt 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nhớ viết lại 3 khổ thơ cuối trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính và làm bài tập chính tả phân biệt s/x Hoạt động 1 : HD HS nhớ-viết: - Gọi hs đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính - YC hs nhìn sách giáo khoa tìm các từ khó viết và chú ý cách trình bày - HD hs phân tích và viết vào B: đột ngột, buồng lái, mưa tuôn, ướt áo. - Gọi hs đọc lại các từ khó - Bài thơ được trình bày thế nào? - YC hs gấp SGK, nhớ lại 3 khổ thơ - tự viết bài - YC hs soát lại bài - YC hs đổi vở nhau kiểm tra . - Chấm 5-7 bài nhận xét. Hoạt động 2 : HD hs laøm baøi taäp chính taû Bài 2a: Các em hãy tìm 3 trường hợp chỉ viết với S, không viết với X, 3 trường hợp chỉ viết với X, không viết với S - YC hs laøm baøi trong nhoùm 4 - Gọi các nhóm dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả Bài tập 3a: Gọi hs đọc yc - Yc hs xem tranh và tự làm bài gạch những tiếng viết sai chính tả - Daùn leân baûng 3 baêng giaáy, goïi hs leân baûng thi laøm baøi.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Gọi hs đọc lại bài hoàn chỉnh - YC hs nhaän xeùt: chính taû, phaùt aâm 3/ Cuûng coá, daën doø: - Ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài - Đọc lại và nhớ thông tin thú vị ở BT3 - Baøi sau: OÂn taäp. _______________________________________________. TOÁN Tiết 131 : LUYỆN TẬP CHUNG. I/ Muïc tieâu: - Rút gọn được phân số. - Nhận biết được phân số bằng nhau. - Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số. Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 Bài 3 . II/ Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Tìm phân số bằng với phân số : ; - Nhận xét , ghi điểm. 2. Bài mới Giới thiệu bài , ghi tựa . Bài 1: Gọi hs nêu y/c của bài - YC hs kiểm tra từng phép tính, sau đó báo cáo kết quả trước lớp - Cùng hs nhận xét câu trả lời của hs Bài 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm căp và gọi 1 HS lên bảng trình bày. Bài 3: Gọi hs nêu y/c của bài - HS thảo luận nhóm 4. - Đại diện thi đua - Chaám bài và tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Nhaän xeùt. * Bài 4( HS K-G) : gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV nêu các bước giải: - Tìm số xăng lấy ra lần sau. - Tìm số xăng lấy ra cả hai lần. - Tìm số xăng lúc đầu có. - GV nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà tự giải lại các bài đã giải ở lớp - Bài sau: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học. __________________________________________. Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> TOÁN Tiết 132 : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II. I/ Muïc tieâu: Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau: - Nhận biết khái niệm ban đầu về phân số, tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, rút gọn, so sánh phân số; viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại. - Cộng, trừ, nhân, chia hai phân số; cộng, trừ, nhân phân số với số tự nhiên; chia phân số cho số tự nhiên khác 0. - Tính giá trị biểu thức của các phân số ( không quá 3 phép tính); tìm một thành phần chưa biết trong phép tính. - Chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, diện tích, thời gian. - Nhận biết hình bình hành, hình thoi và một số đặc điểm của nó, tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình bình hành. - Giải bài toán có đến 3 bước tính với các số tự nhiên hoặc phân số trong đó có các bài toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; tìm phân số của một số. ĐỀ DO NHÀ TRƯỜNG RA ___________________________________________. LUYỆN TỪ VAØ CÂU Tiết 53 : CÂU KHIẾN. I/ Muïc tieâu: - Nắm vững cấu tạo và tác dụng của câu khiến ( ND Ghi nhớ). - Nhận biết câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3). II/ Đồ dùng dạy học: - GV : Bảng phụ viết câu khiến ở BT1(phần nhận xét) . Bốn băng giấy - mỗi băng viết một đoạn văn ở BT1 (phần luyện tập) . Một số tờ giấy để HS làm BT2-3 (phần luyện tập). III/ Các hoạt động dạy học: 1/ KTBC : MRVT: Dũng cảm - Gọi hs đọc thuộc lòng các thành ngữ ở chủ điểm dũng cảm và giải thích 1 thành ngữ mà em thích - Gọi hs đặt câu hoặc nêu tình huống sử dụng một trong các thành ngữ thuộc chủ điểm dũng cảm - Nhận xét 2 / Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Hàng ngày, chúng ta thường nhờ vả ai đó hoặc rủ những người thân cùng làm việc gí đó. Để thực hiện được những việc như vậy, phải dùng đến câu khiến. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu để nhận dạng và sử dụng câu khiến. Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài: Bài 1,2: Gọi hs đọc yêu cầu - Gọi hs đọc câu in nghiêng - Câu in nghiêng đó dùng để làm gì? - Cuối câu in nghiêng có dấu gì? Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Gọi 4 hs lên bảng viết câu mà mình tưởng tượng như đang nói bạn cho mượn vở, những hs ở dưới lớp tập nói với nhau. - Nhìn vào các câu bạn đặt trên bảng, các em hãy cho biết câu khiến dùng để làm gì? - Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến? Kết luận: Những câu dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả người khác làm một việc gí đó gọi là câu khiến. Cuối câu khiến thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm * Chú ý: Đặt dấu chấm ở cuối câu khi đó là lời yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng. + Đặt dấu chấn than cuối câu khi đó là lời đề nghị, yêu cầu mạnh mẽ (có các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải... đứng trước động từ trong câu), hoặc có hô ngữ ở đầu câu; có từ nhé, thôi, nào,..ở cuối câu - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/88 Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Các em đọc thầm lại các đoạn văn và xác định các câu khiến trong từng đoạn. - YC hs đọc câu khiến trong từng đoạn văn Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu - Gợi ý: Trong SGK, câu khiến thường được dùng để yêu cầu các em trả lời câu hỏi hoặc giải đáp bài tập. Cuối các câu này thường dùng dấu chấm. Còn các câu khiến trong truyện kể, bài thơ, bài tập đọc thường có dấu chấm than ở cuối câu. Các em làm bài tập này trong nhóm 4(phát phiếu cho 3 nhóm) - Gọi các nhóm dán phiếu và đọc các câu khiến, các nhóm khác nhận xét Bài 3: Gọi hs nêu y/c - Gợi ý: Khi đặt câu khiến các em phải chú ý đến đối tượng mình yêu cầu, đề nghị, mong muốn, là bạn cùng lứa tuổi, với anh, chi, cha mẹ, với thầy cô giáo. - Gọi hs đọc các câu khiến mình đặt 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà học thuộc lòng ghi nhớ - Viết vào vở 5 câu khiến - Bài sau: Cách đặt câu khiến - Nhận xét tiết học.. __________________________________________________ KEÅ CHUYEÄN Tiết 27 : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA ( Giảm tải không dạy) ÔN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. I/ Muïc tieâu: - Kể lại câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện ( đoạn truyện). II. Chuẩn bị. - SGK. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2. Ôn tập ** GTB, ghi tựa. ** Hoạt động 1 : Hướng dẫn kể chuyện - GV nêu đề bài , sau đó y/c hs nhận xét lại nội cần kể . - GV nhận xét. ** Hoạt động 2 : Kể chuyện - GV yu cầu hs kể những câu chuyện của mình cho nhau nghe trong nhóm 2 và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Tổ chức cho hs thi kể trước lớp - Các em theo dõi, lắng nghe và hỏi bạn những câu hỏi về nội dung truyện, ý nghĩa hay tình tiết trong truyện. * HS kể chuyện hỏi: + Bạn có thích câu chuyện tôi vừa kể không? Tại sao? + Bạn nhớ nhất tình tiết nào trong truyện? + Hình ảnh nào trong truyện làm bạn xúc động nhất? + Nếu là nhân vật trong truyện bạn sẽ làm gì? - Cùng hs nhận xét bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện lôi cuốn nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Bài sau: Đôi cánh của Ngựa Trắng - Nhận xét tiết học. ____________________________________________. Thứ tư ngày 13 tháng 3 năm 2013 TẬP ĐỌC Tiết 54 : CON SẺ. I/ Muïc tieâu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với nội dung; bước đầu nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ con của sẻ già. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II/ Đồ dùng dạy học: - GV : Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ KTBC: Dù sao Trái Đất vẫn quay! - Lòng dũng cảm của Cô-Péc-níc và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? - Bài văn nói lên điều gì? - Nhận xét, cho điểm 2/ Dạy bài mới: ** Giới thiệu bài: - YC hs quan sát tranh minh họa và mô tả những gì vẽ trong bức tranh. - Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy lòng dũng cảm của một con chim sẻ bé bỏng mà khiến một con người cũng phải kính cẩn nghiêng mình trước nó. Câu chuyện cảm động như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài Con sẻ. Hoạt động 1 : HD đọc.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - GV đọc mẫu toàn bài. - HS đọc nối tiếp câu . - Hướng dẫn chia đoạn : 5 đoạn. - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài + Lượt 1: Luyện phát âm: rít lên, tuyệt vọng, mõm, khản đặc. + Lượt 2: Giải nghĩa từ: tuồng như, khản đặc, bối rối, kính cẩn - Bài đọc với giọng như thế nào? - YC hs luyện đọc theo cặp - Gọi 1 hs đọc cả bài - Gv đọc mẫu Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Trên đường đi, con chó thấy gì? - Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi? - Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào? - Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất là sức mạnh gì? - Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé? Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm - Gọi 5 hs đọc lại 5 đoạn của bài - YC hs lắng nghe, tìm các từ ngữ cần nhấn giọng trong bài - HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn + Gv đọc mẫu + YC hs luyện đọc theo cặp + Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm trước lớp - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt 3 / Củng cố, dặn dò: - Gọi 1 hs đọc lại bài - Bài văn nói lên điều gì? - Tình mẹ thương con là tình cảm thiêng liêng cao cả, rất đáng trân trọng. - Về nhà đọc lại bài nhiều lần. - Bài sau: Ôn tập. _____________________________________________. TAÄP LAØM VAÊN Tiết 53 : MIÊU TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết). I/ Mục tiêu: Viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK; bài viết đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết đề bài và dàn ý của bài văn tả cây cối + MB: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây + Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. + KB: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. III/ Đề bài: : Tả một cây hoa __________________________________________________. TOÁN.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tiết 133 : HÌNH THOI I/ Mục tiêu: Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. Bài tập cần làm bài 1, bài 2. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình như trong bài 1 SGK - HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, mỗi ô vuông cạnh 1cm; thước kẻ; ê ke; kéo. + Mỗi hs chuẩn bị 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để có thể lắp ghép thành hình vuông hoặc hình thoi III/ Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét chung bài kiểm tra giữa học kì II. 2/ Bài mới: Giới thiệu bài , ghi tựa : Hãy kể tên các hình mà em biết? - Tiết toán hôm nay, các em làm quen với một hình mới, đó là hình thoi. Hoạt động 1 : Hình thành biểu tượng về hình thoi - Các em dùng các thanh nhựa để lắp ghép thành một hình vuông - Dùng mô hình mình vừa lắp ghép, các em đặt lên giấy nháp và vẽ theo đường nét của mô hình để có được hình vuông trên giấy - GV vẽ hình vuông lên bảng - GV xô lệch hình vuông để được hình mới và vẽ hình này lên bảng (yc hs làm theo) - Giới thiệu: Hình vừa được tạo từ hình vuông là được gọi là hình thoi. - YC hs đặt mô hình thoi vừa tạo lên giấy và vẽ - Gv vẽ trên bảng lớp - 2 em ngồi cùng bàn hãy quan sát hình đường viền trong SGK và chỉ hình thoi có trong đường diềm - Đặt tên hình thoi trên bảng là ABCD và hỏi: Đây là hình gì? Hoạt động 2 : Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi - Yc hs quan sát hình thoi ABCD trên bảng + Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi? + Các em hãy dùng thước đo độ dài các cạnh của mô hình hình thoi và cho biết: độ dài của các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau? - Bạn nào có thể cho cả lớp biết hình thoi có những đặc điểm nào? - Gv ghi bảng như SGK - Gọi hs lên bảng chỉ vào hình và nói những đặc điểm của hình thoi Hoạt động 3: Luyện tập-thực hành Bài 1: Treo bảng phụ có vẽ các hình như BT1 và hỏi: + Hình nào là hình thoi? + Hình nào là hình chữ nhật ? Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu - Vẽ bảng hình như SGK + Các em hãy dùng ê ke kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không? + Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có cắt nhau tại trung điểm của mỗi hình hay không?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Kết luận: Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường. 3 / Củng cố, dặn dò: - Hình như thế nào thì được gọi là hình thoi? - Hai đường chéo của hình thoi như thế nào với nhau? - Ghi nhớ những đặc điểm của hình thoi - Bài sau: Diện tích hình thoi. ______________________________________________. Thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2013 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 54 : CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN I/ Mục tiêu: - Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ). - Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); biết đầu đặt câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước ( hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3). II/ Đồ dùng dạy học: - GV : Bút màu đỏ, 3 băng giấy, mỗi băng đều viết câu văn (Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương) bằng mực xanh đặt trong các khung khác nhau để 3 hs làm BT1 (phần nhận xét)-chuyển câu kể thành câu khiến theo 3 cách khác nhau. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ KTBC: Câu khiến - Câu khiến dùng để làm gì? Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến? - Gọi 2 hs lên bảng, mỗi em đặt 2 câu khiến - Gọi hs ở lớp dưới đọc đoạn văn có sử dụng câu khiến. - Nhận xét, cho điểm 2/ Dạy bài mới: Giới thiệu bài: - Bài học trước các em đã biết tác dụng của câu khiến. Bài học hôm nay giúp các em tạo ra câu khiến trong các tình huống khác nhau. Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài - Gọi hs đọc yêu cầu - Hỏi: Động từ trong câu: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương là từ nào? - Hãy thêm một từ thích hợp vào trước động từ để câu kể trên thành câu khiến? - Hãy thêm một từ thích hợp vào cuối câu để câu trên thành câu khiến? - YC hs tự làm bài - Dán 3 băng giấy, gọi hs lên bảng thực hiện, sau đó đọc câu khiến vừa chuyển với giọng, phù hợp. - Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Chú ý: Với những yêu cầu, đề nghị mạnh có dùng hãy, đứng, chớ ở đầu câu, cuối câu nên dùng dấu chấm than. Với những yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm. - Có những cách nào để đặt câu khiến? Kết luận: Ghi nhớ SGK/93 Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Các em cần viết nhiều câu khiến từ câu kể đã cho; có thể dùng phối hợp các cách mà SGK đã gợi ý. Các em trao đổi cùng bạn bên cạnh để làm BT này. (phát cho 4 nhóm - mỗi nhóm 1 băng giấy viết 1 câu kể) - Gọi hs nối tiếp nhau đọc kết quả. - Gọi 4 nhóm làm bài trên phiếu dán kết quả và trình bày Bài 2: Gọi hd đọc yêu cầu và nội dung BT - Các em chú ý đặt câu đúng với từng tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp. (phát phiếu cho 3 hs - mỗi hs 1 tình huống) - Gọi hs trình bày, sau đó mời 3 em làm bài trên phiếu dán kết quả và trình bày. Bài 3,4: Gọi hs đọc yc và nội dung BT - Các em hãy trao đổi, làm bài theo nhóm cặp - Tổ chức cho hs báo cáo kết quả làm bài trước lớp (lần lượt từ yc, sau đó nhận xét) 3/ Củng cố, dặn dò: - Có những cách nào để đặt câu khiến? - Về nhà viết 5 câu khiến vào VBT - Mỗi em tìm 1 tin trên báo Nhi đồng mang đến lớp để tập tóm tắt tin tức cho tiết TLV sau. - Nhận xét tiết học. _______________________________________________. TẬP LÀM VĂN Tiết 54 : TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI. I/ Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mất trong bài viết theo hướng dẫn của giáo viên. II/ Đồ dùng dạy học: - GV : Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung . Phiếu học tập để thống kê các lỗi trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1 . Nhận xét chung về bài làm của hs: * Ưu điểm: Hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề. Xác định đúng đề bài, bài làm đủ 3 phần. Diễn đạt câu, ý tốt , một số bài có sự sáng tạo khi tả, hình thức trình bày đúng, sạch sẽ. * Khuyết điểm: Lỗi chính tả sai nhiều, dùng từ chưa chính xác, đặt câu chưa đúng, sử dụng dấu câu không phù hợp, không sử dụng dấu câu cả bài. - Trả bài cho hs Hoạt động 2 . HD chữa bài * HD từng hs chữa lỗi - Phát bi cho hs - YC hs trao đổi với bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót. - Theo dõi, kiểm tra hs làm việc * HD chữa lỗi chung - Chép các lỗi định chữa trên bảng lớp: Chính tả , câu - Gọi hs lên bảng chữa lần lượt từng lỗi - Cùng hs nhận xét, chữa lại cho đúng. Hoạt động 3. Hd học tập những đoạn văn, bài văn hay - Đọc những bài văn hay của một số hs..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Cùng hs trao đổi, nhận xét để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn. - YC hs chọn đoạn văn trong bài làm của mình để viết lại - Gọi hs đọc đoạn văn đã viết lại Hoạt động 4 . Củng cố, dặn dò: - Về nhà viết lại bài (nếu chưa đạt) - Khen ngợi những hs làm việc tốt trong tiết trả bài - Bài sau: Ôn tập. _______________________________________________. TOÁN Tiết 134 : DIỆN TÍCH HÌNH THOI I/ Mục tiêu: - Biết tính diện tích hình thoi. * Baøi taäp caàn laøm baøi 1, baøi 2 . II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK - HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo II/ Các hoạt động dạy học: 1/ KTBC: Hình thoi - Nêu đặc điểm của hình thoi? - Hai đường chéo của hình thoi như thế nào với nhau? - Nhận xét, cho điểm 2 / Dạy bài mới: ** Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, cô sẽ giúp các em biết cách tính diện tích hình thoi Hoạt động 1 : Hình thành công thức tính diện tích hình thoi - Đưa miếng bìa hình thoi chuẩn bị, nêu: Hình thoi ABCD có AC = m, BD = n. Tính diện tích của hình thoi - Hãy tìm cách cắt hình thoi thành 4 hình tam giác bằng nhau, sau đó ghép lại thành hình chữ nhật - Vậy ta cắt theo 2 đường chéo và ghép thành hình chữ nhật AMNC - Đính hình thoi ban đầu, các hình đã cắt và ghép lại hình chữ nhật lên bảng - Chỉ vào hình và hỏi: Theo em, diện tích hình thoi ABCD và diện tích hình chữ nhật AMNC như thế nào với nhau? - Vậy ta có thể tính diện tích hình thoi thông qua tính diện tích hình chữ nhật. - YC hs đo các cạnh của hình chữ nhật và so sánh chúng với đường chéo của hình thoi ban đầu - Diện tích hình chữ nhật được tính như thế nào? n n mxn  2 - Ghi bảng: DT hình chữ nhật MNCA là m x 2 mà m x 2. - m và n là gì của hình thoi? - Vậy ta tính diện tích hình thoi bằng cách nào? Kết luận và ghi bảng: Diện tích hình thoi bằng tích độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng một đơn vị đo) mxn Ta có công thức: S = 2. Hoạt động 2: Thực hành.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bài 1: Gọi hs nêu yc - Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu - Đọc lần lượt từng câu, yêu cầu hs thực hiện B - Gọi hs nêu cách tính diện tích ở câu b 3/ Củng cố, dặn dò - Muốn tính diện tích hình thoi ta làm sao? - Về nhà học thuộc công thức tính diện tích hình thoi - Bài sau: Luyện tập. ____________________________________________________. KHOA HỌC Tiết 53 : NGUỒN NHIỆT I/ Mục tiêu: - Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt. - Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong,… II/ Đồ dùng dạy-học: - GV : Chuẩn bị chung: hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp - HS : Chuẩn bị theo nhóm: tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt II/ Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: + Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém ? + Không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt? - Nhận xét , ghi điểm. 2. Bài mới Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ cùng tìm hiểu các nguồn nhiệt trong cuộc sống, vai trò của các nguồn nhiệt đối với con người và những việc làm để phòng tránh rủi ro, tai nạn hay tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt. Hoạt động 1: Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng - Các em hãy quan sát tranh minh họa và vốn hiểu biết thảo luận nhóm đôi hãy trả lời câu hỏi: Những vật là là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh? Hãy nói về vai trò của chúng. - Gọi hs trình bày - GV ghi nhanh lên bảng thành các nhóm: đun nấu, sưởi ấm, sấy khô,... - Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì? Kết luận: - Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như que diêm, than củi, ga,.. giúp cho việc thắp sáng và đun nấu - Bếp điện, lò sưởi điện đang hoạt động giúp cho việc sưởi ấm hay làm nóng chảy một vật nào đó. - Mặt trời luôn tỏa nhiệt làm nóng sấy khô nhiều vật. - Khí biôga là một loại khí đốt, được tạo thành bởi phân, rơm rạ được ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Khí bi-ô-ga là nguồn năng lượng mới, được khuyến khích sử dụng rộng rãi * Hoạt động 2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt - Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác? - Em hãy quan sát hình 5,6 SGK/107 nêu những rủi ro có thể xảy ra có trong hình? - Vậy chúng ta phải làm gì để phòng tránh những rủi ra trên? - Các em hãy hoạt động nhóm 4 ghi vào phiếu những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng các nguồn nhiệt mà em biết và cách phòng tránh - Gọi các nhóm trình bày Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra - Bị bỏng do chơi đùa gần vật tỏa nhiệt: bếp củi, bếp than,... - Bị bỏng do bưng nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt - Cháy các đồ vật do để gần bếp than, bếp củi. - Bị cảm nắng - Cháy nồi, xoong, thức ăn khi để lửa quá to. + Tại sao phải dùng lót tay để bưng nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt? + Tại sao không nên vừa ủi quần áo vừa làm việc khác? Kết luận: Khi sử dụng các nguồn nhiệt, các em nhớ phải thật cẩn thận và nhớ những việc làm cần tránh để không xảy ra những rủi ro, nguy hiểm. * Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động sản xuất ở gia đình. Thảo luận: Có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt - Các em hãy hoạt động nhóm đôi nói cho nhau nghe em và gia đình có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày. - YC các nhóm phát biểu Kết luận: Khi sử dụng các nguồn nhiệt, em và gia đình cần phải thực hiện tiết kiệm. Vì muốn có được nguồn nhiệt, gia đình phải tốn tiền, của. Vì thế phải sử dụng các nguồn nhiệt khi thật cần thiết. 3. Củng cố, dặn dò: - Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt? - Về nhà xem lại bài, nói với gia đình thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt - Bài sau: Nhiệt cần cho sự sống. ______________________________________________. ĐẠO ĐỨC Tiết 27 : TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO ( Tiết 2). I/ Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn của lớp, ở trường và công cộng. - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận dụng bạn bè, gia đình cùng tham gia. KNS*: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo. II/ Đồ dùng dạy học: - Một số thẻ mu. - Phiếu học tập. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ KTBC: Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/38 - Em có thể làm gì để giúp đỡ những người gặp khó khăn, thiên tai...?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Nhận xét 2/ Dạy bài mới: ** Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu xem những việc làm nào là nhân đạo và các em có thể làm gì để giúp đỡ những người chẳng may bị tật nguyền, hay sống cô đơn. * Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (BT4 SGK) KNS*: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo. - Gọi hs đọc bài tập 4 SGK/39 - Các em hãy thảo luận nhóm đôi và xác định xem những việc làm nào nêu trên là việc làm nhân đạo. - Gọi các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 ý) a) Uống nước ngọt để lấy thưởng b) Góp tiền vào quỷ ủng hộ người nghèo. c) Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật d) Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường. e) Hiến máu tại các bệnh viện. Kết luận: Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo, biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật, hiến máu tại các bệnh viện là các hoạt động nhân đạo. * Hoạt động 2: Xử lí tình huống(BT2 SGK) - Gọi hs đọc yêu cầu - Các em hãy thảo luận nhóm 4 để tìm cách ứng xử cho 2 tình huống trên - Gọi đại diện nhóm trình bày Kết luận: Chúng ta cần phải giúp đỡ những người chẳng may gặp tật nguyền, hay những người già cô đơn những việc làm phù hợp để giúp họ giảm bớt những khó khăn, nỗi buồn trong cuộc sống. * Hoạt động 3: BT5 SGK. - YC hs thảo luận nhóm 6 ghi kết quả vào phiếu học tập theo mẫu BT5. - Gọi các nhóm trình bày. Kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng. Kết luận chung: Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/38 . 3. Củng cố, dặn dò: - Các em hãy thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả BT5. - Tích cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo ở trường, ở cộng đồng. - Bài sau: Tôn trọng luật giao thông. ________________________________________________. Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2013 TOÁN Tiết 135 : LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. - Tính được diện tích hình thoi..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 4 . II/ Chuẩn bị - HS : Bảng con , giấy , kéo. Các hoạt động dạy học: 1/ KTBC: Diện tích hình thoi - Muốn tính diện tích hình thoi ta làm sao? - Tính diện tích hình thoi biết: độ dài 2 đường chéo là 4cm và 7cm 2/ Dạy bài mới: ** Giới thiệu bài , ghi tựa. ** Hướng dẫn luyện tập Bài 1a: Gọi hs đọc yêu cầu - Nêu lần lượt từng câu, yc hs làm vào bảng . - GV nhận xét . Bài 2: Gọi hs đọc đề bài - Gọi hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở - Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng Bài 4: Gọi hs đọc yc - Các em thực hành gấp giấy như hd SGK - Nhận xét sự gấp giấy của hs 3/ Củng cố, dặn dò: - Muốn tính diện tích hình thoi ta làm sao? - Bài sau: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học. ________________________________________________. KHOA HỌC Tiết 54 : NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG I/ Mục tiêu: - Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái đất. II/ Các hoạt động dạy học: 1/ KTBC: Các nguồn nhiệt 1) Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì? Cho ví dụ 2) Nêu những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt? - Nhận xét, cho điểm 2/ Dạy bài mới: ** Giới thiệu bài: Các nguồn nhiệt có vai trò rất quan trọng đối với con người, tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem nhiệt cần cho sự sống như thế nào? * Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 4 hs, nhóm cử 1 hs tham gia vào BGK, BGK có nhiệm vụ đánh dấu câu trả lời đúng của từng nhóm và ghi điểm. GV sẽ lần lượt nêu câu hỏi, đội nào giơ tay trước sẽ trả lời. Sau đó sẽ giải thích ngắn gọn lí do tại sao đội mình chọn như vậy. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 1 điểm, thời gian suy nghĩ là 30 giây. Sau đó cơ cùng BGK tổng kết. Đội nào cao điểm nhất sẽ là đội thắng cuộc. (các em tham khảo SGK trước khi bắt đầu trò chơi) - Lần lượt nêu câu hỏi - Nhận xét, kết luận đáp án đúng.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc Kết luận: Mục bạn cần biết/108 * Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất - Các em hãy thảo luận nhóm đôi, trả lời: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm? - Gọi các nhóm trình bày Kết luận: Mục bạn cần biết SGK/109 3/ Củng cố, dặn dò: - Nhiệt rất quan trọng cho sự sống trên Trái Đất, nếu không có nhiệt thì sự sống không tồn tại - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Ôn tập. ____________________________________________. LỊCH SỬ Tiết 27 : THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII. I/ Mục tiêu: - Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI – XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển ( cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,…). - Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này. II/ Đồ dùng học tập: - GV : Bản đồ VN, phiếu học tập của hs. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ KTBC: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong + Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào? + Cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp? - Nhận xét, cho điểm 2/ Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Vào thế kỉ thứ XVI-XVII, thành thị ở nước ta rất phát triển, trong đó nổi lên 3 thành thị lớn là Thăng Long, Phố Hiến ở Đàng Ngoài và cảng Hội An ở Đàng Trong. Bài học hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thành thị ở giai đoạn lịch sử này. * Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp - Giảng khái niệm thành thị: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển. - Treo bản đồ VN, yêu cầu hs xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ * Hoạt động 2: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An-Ba thành thị lớn thế kỉ XVI-XVII - Các em hãy đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trong SGK thảo luận nhóm 4 để điền vào bảng thống kê sau (phát phiếu cho hs) - Gọi hs dán phiếu và trình bày - Dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK, các em hãy mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. Kết luận: Ở TK XVI-XVII, cuộc sống ở các thành thị như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trở nên sôi động Thăng Long lớn bằng thị trấn ở một số nước Châu Á, Phố Hiến thì lại có trên 2000 nóc nhà, còn Hội An là phố cảng đẹp nhất, lớn nhất ở Đàng Trong. * Hoạt động 3: Tình hình kinh tế nước ta TK XVI-XVII - Các em hãy dựa vào các thông tin trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1) Nêu nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào TK XVI-XVII 2) Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào? Kết luận: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp 3 / Củng cố, dặn dò; - Gọi hs đọc bài học SGK/58 - Về nhà xem lại bài, trả lời 2 câu hỏi SGK - Bài sau: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786). ____________________________________________________. ĐỊA LÝ. Tiết 27 : Dải đồng bằng duyên hải miền Trung I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Dựa vào bản đồ và lược đồ, chỉ và đọc tên ĐB duyên hải miền Trung. - Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp và nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển, Khí hậu mùa hạ thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt,… - HS khá giỏi : Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp; xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực bắc nam dãy Bạch Mã. II . Đồ dùng dạy học: - GV : Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam . Tranh ảnh về thiên nhiên duyên hải miền Trung. III . Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên 2 con sông lớn ở ĐBBB và ĐBNB ? - Chỉ vị trí ĐBBB và ĐBNB trên bản đồ? - Nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài , ghi tựa . Hoạt động 1 : Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển * Làm việc cả lớp và nhóm đôi - GV chỉ vị trí suốt dọc duyên hải miền Trung trên bản đồ - Cho HS dựa vào tranh ảnh, lược đồ để so sánh về vị trí, độ lớn của các đồng bằng duyên hải miền Trung với đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ - GV nhận xét và bổ sung - Cho HS xem tranh ảnh về các đầm phá, cồn cát... Hoạt động 2 : Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam * Làm việc cả lớp - Cho HS quan sát lược đồ SGK và chỉ dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân... - Giải thích vai trò bức tường chắn gió Bạch Mã và sự khác biệt khí hậu giữa phía bắc và nam dãy Bạch Mã( SGV-107) - Giải thích để HS cùng quan tâm và chia sẻ với người dân miền Trung về khó khăn do thiên tai gây ra ( SGV-108 ) - Cho HS hoàn thành bài tập 2-SGK - GV nhận xét và bổ xung..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Xem trước bài sau.. Tiết 27 : NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I/ Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung. - Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản,…. II/ Đồ dùng dạy học: - GV : Bản đồ dân cư Việt Nam III/ Các hoạt động dạy học: 1/ KTBC: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung - Treo lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung, gọi hs lên đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung và chỉ trên lược đồ. - Dải đồng bằng duyên hải miền trung có đặc điểm gì? Nêu đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung? - Nhận xét, cho điểm 2/ Dạy bài mới: ** Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về con người vùng đồng bằng duyên hải miền Trung. Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc - Giới thiệu: ĐB DH miền Trung tuy nhỏ hẹp song có điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc, phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và thành phố duyên hải - (chỉ trên bản đồ) - Mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày - Các em quan sát lược đồ và so sánh: + Lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng núi Trường Sơn. + Lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng ĐBBB và ĐBNB. - Gọi hs đọc mục 1 SGK/138 - Người dân ở ĐBDH miền Trung là những dân tộc nào? - Các em quan sát hình 1,2 SGK/138, thảo luận nhóm đôi nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh. Kết luận: Đây là trang phục truyền thống của các dân tộc. Tuy nhiên, hàng ngày để tiện cho sinh hoạt và sản xuất, người dân thường mặc áo sơ mi và quần dài. Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân - Các em hãy quan sát các hình trong SGK/139 và đọc ghi chú dưới mỗi hình - Dựa vào các hình ảnh nói về hoạt động sản xuất của người dân ĐB DH miền Trung, các em hãy cho biết, người dân ở đây sinh sống bằng những ngành nghề gì? - GV ghi lên bảng vào 4 cột - Cũng dựa vào các hoạt động sản xuất trong hình, các em hãy lên bảng điền vào cột thích hợp. - Gọi 2 hs đọc lại kết quả trên bảng - Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng - Chuyển: Các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên hải miền Trung mà các em đã tìm hiểu đa số thuộc ngành nông-ngư nghiệp. Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này? các em cùng tìm hiểu tiếp - Gọi hs đọc bảng SGK/140 - Các em hãy thảo luận nhóm đôi và cho biết vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại ĐBDH miền Trung? - Gọi hs lên ghi tên 4 hoạt động sản xuất phổ biến của người dân.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác. Nghề chính của họ là nghề nông, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. 3/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/140 - Giải thích vì sao người dân ở ĐBDH miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối? - Về nhà sưu tầm các ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBDHMT - Bài sau: Hoạt động SX của người dân ĐBDHMT (tt) _______________________________________________________________. Mĩ thuật Tiết 27: VẼ THEO MẪU VẼ CÂY I- MỤC TIÊU. - HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của 1 số loại cây quen thuộc. - HS biết cách vẽ và vẽ được 1 vài cây - HS yêu mến và coys thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh. II- THIẾT BỊ DẠY - HỌC. GV: - Sưu tầm tranh, ảnh của 1 số loại cây đơn giản và đẹp,… - Bài vẽ của HS các năm trước. HS: - Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu,… III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. - Giới thiêu bài mới. HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. - GV cho HS xem tranh, ảnh về 1 số loại cây và gợi ý: + Tên của các loại cây ? + Các bộ phận chính ? + Màu sắc ? - GV tóm tắt: - GV cho HS xem bài vẽ của HS và gợi ý về: bố cục, hình dáng, màu,… - GV củng cố: HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ. - GV đặt mẫu vẽ: - GV y/c HS nêu cách vẽ theo mẫu ? - GV vẽ minh hoạ và hướng dẫn. HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành. - GV nêu y/c vẽ bài. - GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ quan sát mẫu để vẽ, vẽ bố cục cân đối, vẽ đậm, vẽ nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích,… - GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS khá, giỏi,... HĐ4: Nhận xét, đánh giá. - GV chọn 1 số bài vẽ được, chưa được để n.xét - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. * Dặn dò: - quan sát lọ hoa có trang trí..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Đưa vở, bút chì, tẩy, màu,… ** Rút kinh nghiệm : ..................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×