Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
DANH SÁCH NHÓM 3
LỚP KTNNB – K53
STT Họ tên Mã SV Ghi chú
1 Hoàng Thị Nguyệt Minh 531698 Nhóm trưởng
2 Nguyễn Thị Hạt 531662
3 Nguyễn Thị Thu Hà 531659
4 Nguyễn Thị Hương 531684
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
1
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
DỰ ÁN
MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ MÂY TRE ĐAN
XUẤT KHẨU TẠI THÔN CẨM TRANG – XÃ
MAI TRUNG – HUYỆN HIỆP HÒA – BẮC
GIANG
Chủ dự án : Hoàng Thị Nguyệt Minh
Nguyễn Thị Hạt
Nguyễn Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Hương
Cơ quan thẩm định, phê
duyệt
: Sở công nghiệp Tỉnh Bắc Giang
UBND Huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang
Địa điểm xây dựng dự án : Thôn Cẩm Trang – xã Mai Trung – Hiệp
Hòa – Bắc Giang
Thời gian thực hiện : 12/05/2011 – 12/08/2011
HÀ NỘI - 2011
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
2
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản dự án này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới:
PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc đã truyền đạt và trang bị những kiến thức
nền tảng về dự án phát triển để chúng tôi có cơ sở lý luận để thành lập dự án.
Chúng tôi xin cảm ơn chủ tịch và các cán bộ thôn Cẩm Trang, cán bộ
xã Mai Trung đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều để có các thông
tin cần thiết từ khi lập dự án cho đến khi hoàn thành dự án.
Chúng tôi xin cảm ơn gia đình bác Mẫn Thị Thu cùng toàn thể người
dân ở thôn Cẩm Trang đã nhiệt tình ủng hộ, đóng góp ý kiến cho việc tìm
hiểu của chúng tôi.
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
3
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
A – ĐẶT VẤN ĐỀ
Cẩm Trang là một thôn lớn của xã Mai Trung – huyện Hiệp Hòa –
Bắc Giang. Người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp
là chính và rất không có ngành phụ. Tuy có một số hộ đan lát nhưng chủ yếu
là tự cung tự cấp. Hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội đã gây ra một số
khó khăn trong thôn, khó khăn lớn nhất đó là mức sống của người dân còn
thấp, trong khi thời gian nông nhàn nhiều, gây ra hiện tượng thất nghiệp vô
hình. Chính vì vậy, việc mở thêm các ngành nghề mới là con đường cơ bản
để cải thiện đời sống người dân.
Đó là lý do chúng tôi lựa chọn xây dựng “Dự án mở lớp đào tạo nghề
mây tre đan xuất khẩu tại thôn Cẩm Trang – xã Mai Trung – huyện Hiệp
Hòa – Bắc Giang”
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
4
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
B – NỘI DUNG DỰ ÁN
I. Phân tích bối cảnh địa bàn thôn Cẩm Trang – xã Mai Trung – Hiệp
Hòa – Bắc Giang
1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía
Tây Nam của tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là
20.110 ha (tức 201 km
2
), trong đó đất nông nghiệp là 13.479 ha chiếm 67%.
Xã Mai Trung là một xã có diện tích khá lớn thuộc huyện Hiệp Hòa,
giáp huyện Sóc Sơn – Hà Nội. Mai Trung bao gồm 7 thôn, trong đó Cẩm
Trang là 1 thôn lớn có diện tích đất tự nhiên là 465 mẫu, trong đó đất sử
dụng làm nông nghiệp chiếm 70,7%. Cẩm Trang nằm về phía Tây Nam của
huyện và cách khá xa trung tâm thành phố Bắc Giang. Khí hậu thuộc khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân số và lao động
Số hộ trên địa bàn thôn Cẩm Trang là 647 hộ với 2820 khẩu. Số người
trong độ tuổi lao động chiếm 46,3% dân số thôn, tuy nhiên chủ yếu là lao
động nông nghiệp. Lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng
93% (số liệu năm 2010).
1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Hiện nay, tuy có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng trên địa bàn
thôn Cẩm Trang diện tích đồng ruộng vẫn chiếm 1 tỷ lệ lớn, đường xá nhỏ
bé, giao thông không mấy thuận lợi và chủ yếu vẫn là đường đất, chưa được
bê tông hóa. Hệ thống song ngòi, mương máng nhiều và chỉ phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp là chính.
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
5
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
1.2.3. Thực trạng sản xuất
Hàng đan lát trên địa bàn của thôn Cẩm Trang đã có từ thời xa xưa.
Nhưng chủ yếu người dân thôn Cẩm Trang vẫn sống dựa vào nông nghiệp là
chính. Vào thời gian nông nhàn của sản xuất nông nghiệp, bà con mới đan
lát một số sản phẩm nhưng mang tính tự cung tự cấp. Việc đan lát chủ yếu
tập trung vào hàng quang, thúng, rổ, rá, nong, nia... phục vụ trên địa bàn và
các vùng lân cận. Ngoài ra, việc đan lát của địa phương không được tập
trung và không có người quản lí, giám sát. Việc mua sắm nguyên vật liệu và
tiêu thụ sản phẩm thường mang tính tự phát, sức tiêu thụ không lớn và dần
bị thu hẹp do xã hội và hàng công nghiệp lấn áp, khó duy trì đảm bảo lâu
dài. Đặc biệt là những năm gần đây, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
vùng đã và đang diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp,
tăng tỷ trọng sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tuy không có sự
chuyển dịch mạnh nhưng việc đan lát các sản phẩm phục vụ cho nông
nghiệp cũng không còn chỗ đứng như trước, thậm chí có một số hộ đã bỏ
hẳn.
II. Phân tích và xác định các vấn đề khó khăn của địa phương
2.1. Khó khăn chính
Khó khăn chính thấy rõ của thôn Cẩm Trang đó là mức sống của
người dân còn thấp
2.2. Khó khăn trung gian
Sở dĩ mức sống của người dân còn thấp là do:
- Thứ nhất là thu nhập đầu người thấp
- Thứ hai là do trình độ dân trí thấp
- Thứ ba là do điều kiện kinh tế xã hội không thuận lợi
2.3. Khó khăn cụ thể
Từng khó khăn trung gian sẽ bao hàm những khó khăn cụ thể của nó.
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
6
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
- Thứ nhất là thu nhập đầu người thấp:
+ Xuất hiện thất nghiệp vô hình (vì thời gian nông nhàn nhiều do sản
xuất nông nghiệp là chủ yếu)
+ Số người ngoài độ tuổi lao động cao hơn số người trong độ tuổi lao
động (vì không thực hiện kế hoạch hóa gia đình)
- Trình độ dân trí chưa cao:
+ Phổ cập giáo dục chưa hiệu quả. Tỷ lệ người học hết cấp 3 ít, thậm
chí có người chỉ học hết cấp 1, cấp 2.
+ Sự tiếp cận các thông tin của người dân chưa được kịp thời.
- Điều kiện kinh tế xã hội không thuận lợi :
+ Thiếu vốn đầu tư phát triển
+ Cơ sở hạ tầng còn thấp kém: giao thông không thuận tiện…
→ Hướng giải quyết các khó khăn phải đi từ khó khăn cụ thể đến khó khăn
trung gian. Khi giải quyết được các khó khăn cụ thể và trung gian mới có thể
giải quyết được khó khăn chính.
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
Mức sống của người dân còn thấp
Thu nhập thấp Trình độ đân trí
khá thấp
Điều kiện KT-XH
không thuận lợi
Số người
trong độ
tuổi lao
động thấp
hơn ngoài
lao động
Phổ cập
giáo dục
chưa
hiệu quả
Chưa
được tiếp
cận thông
tin kip
thời
Cơ
sở hạ
tầng
thấp
kém
Thiếu
vốn
đầu tư
phát
triển
Thất
nghiệp
vô
hình
7
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
III. Phân tích và xác định các mục tiêu của dự án
3.1. Mục tiêu chung
Nâng cao đời sống cho bà con trong thôn Cẩm Trang.
3.2. Mục tiêu trung gian
- Tăng thu nhập bình quân đầu người
- Mở mang kiến thức cho người dân
- Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
3. 3 Mục tiêu cụ thể
Trong từng mục tiêu trung gian, ta xác định được các mục tiêu cụ thể sau:
- Tăng thu nhập bình quân đầu người:
+ Tạo công ăn việc làm cho người trong thôn ( ngoài sản xuất nông
nghiệp, vào những lúc nông nhàn)
- Mở mang kiến thức cho người dân:
+ Mở lớp đào tạo chuyên môn đan lát
+ Tổ chức đi tham quan học hỏi kinh nghiệm
- Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
+ Huy động vốn hỗ trợ phát triển
+ Tìm nhà đầu tư vốn
→ Muốn đạt được mục tiêu chung, mục tiêu bao trùm là cải thiện mức sống
cho nhân dân thì phải thực hiện từng mục tiêu chung gian trước. Để đạt được
mục tiêu trung gian phải làm thành công các mục tiêu cụ thể. Đó là mở được
lớp đào tạo nghề cho nhân dân, tạo việc làm thường xuyên, tìm được mối
tiêu thụ để tăng thu nhập.
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
8
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
Cây mục tiêu
IV. Xác định các đầu ra mong đợi của dự án
Đầu ra mong đợi của toàn bộ dự án đó là các sản phẩm mây tre đan có
chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Nhưng quan trọng
hơn, sau khi kết thúc khóa đào tạo, các học viên sẽ có tay nghề cao, có việc
làm thường xuyên, dễ dàng đan lát các mặt hàng mây tre xuất khẩu.
Cụ thể từng đầu ra mong đợi được xác định như sau:
4.1. Lập được bản dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu tại thôn
Cẩm Trang – xã Mai Trung – Hiệp Hòa – Bắc Giang.
4.2. Xin được kinh phí hỗ trợ cho việc tiến hành thực hiện dự án
4.3. Thuê được lớp học thuận tiện nhất cho việc dạy và học (về diện tích,
giao thông, điện nước…)
4.4. Lấy được đủ số lượng 50 học viên cho lớp học: có kinh nghiệm, tính cẫn
mẫn…
4.5. Thuê được giáo viên giỏi, nhiệt tình: 2 giáo viên chính, 1 giáo viên phụ
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
Nâng cao mức sống cho người dân
Tăng thu nhập Mở mang và phổ
biến kiến thức
Phát triển KT-XH
thôn
Mở lớp đào
tạo chuyên
môn đan lát
Tổ chức
tham quan
học hỏi kinh
nghiệm
Huy động
vốn hỗ
trợ phát
triển
Tìm
nhà
đầu tư
vốn
Tạo công
ăn việc làm
thường
xuyên
9
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
4.6. Mua được các công cụ, nguyên liệu chất lượng cao, giá rẻ.
4.7. Tổ chức 1 buổi khai giảng lớp học thành công với sự ủng hộ tích cực
của tất cả mọi người cho dự án này.
4.8. Các học viên có thể được học hỏi nhiều kinh nghiệm, xác định được sản
phẩm cụ thể sẽ làm khi được tham quan học tập và tạo hứng thú cho việc
học.
4.9. Trong suốt quá trình hoạt động 03 tháng của lớp học, đảm bảo mọi việc
diễn ra thuận lợi, các sản phẩm làm ra được bảo quản tốt.
4.10. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các học viên đã có tay nghề vững
vàng trong đan lát xuất khẩu, các sản phẩm được mang ra trưng bày và đem
xuất khẩu.
V. Phân tích và xác định các hoạt động của dự án
5.1. Họat động đi khảo sát địa bàn
Nhóm tổ chức 1 buổi đi thực tế khảo sát địa bàn thôn Cẩm Trang để
tìm hiểu thực trạng sản xuất, những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn, cũng như tìm hiểu về lịch sử của hàng đan
lát tại đây. Để từ đó có các căn cứ thành lập dự án.
Chi phí khảo sát do nhóm tự bỏ ra.
5.2. Hoạt động thuê lớp học
Sau khi khảo sát tại địa bàn, nhóm đã tìm hiểu được 3 nơi thích hợp
để làm nơi dạy và học nghề. Đó là: Sân đình, nhà văn hóa thôn và 1 nhà dân.
Để lựa chọn được 1 địa điểm thích hợp nhất, chúng tôi đã đưa ra các chỉ tiêu
đánh giá và cho điểm cho từng chỉ tiêu, rồi sau đó tổng hợp lại. Điểm cao
nhất là 100 và thấp nhất là 0.
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
10