Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De thi hoc sinh gioi ngu van 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.52 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI. TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học 2012 – 2013. MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian làm bài : 90 phút I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) * Hãy chọn đáp án đúng cho các câu sau: Câu 1. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thể loại gì ? A. Tiểu thuyết B. Truyện truyền kì C. Truyền thuyết D. Truyện ngắn Câu 2. Nhận định nào nói đúng và đầy đủ ý nghĩa của chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn? A. Phản ánh chân thực cuộc sống đầy oan khuất và khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. B. Bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. C. Tố cáo xã hội phụ quyền phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3. “Truyện Kiều” không cùng giai đoạn sáng tác với tác phẩm nào ? A. Truyền kì mạn lục. C. Hoàng Lê nhất thống chí. B. Sông núi nước Nam. D. Vũ trung tuỳ bút. Câu 4. Dòng nào sau đây nói không đúng về nghệ thuật của “Truyện Kiều”? A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện. B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương, hồi. C. Có nghệ thuật dẫn truyện hấp dẫn và nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình. D. Nghệ thuật phác họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc. Câu 5. Từ “xuân” trong hai câu thơ sau, nghĩa của nó được chuyển theo phương thức chuyển nghĩa nào ? Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung A. Phương thức ẩn dụ. B. Phương thức hoán dụ. Câu 6. Khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. Định nghĩa trên đúng với phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. C. Phương châm quan hệ. B. Phương châm về chất. D. Phương châm cách thức. Câu 7. Ý nào không phải là mục đích của việc tóm tắt bản tự sự? A. Để dễ dàng ghi nhớ nội dung văn bản. B. Để giới thiệu cho người nghe biết nội dung của văn bản. C. Giúp người đọc và người nghe nắm bắt nội dung chính của văn bản. D. Thể hiện trình độ hiểu biết sâu rộng của người đọc. Câu 8. Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách trực tiếp. Đúng hay sai ? A. Sai. B. Đúng. II. Tự luận: (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ bằng một đoạn văn khoảng 8 -10 câu. Câu 2. (6,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du qua trích đoạn “Cảnh ngày xuân” (Ngữ văn 9 - tập I). --------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học: 2012 – 2013 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9 I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng đựoc 0,25 điểm (8 câu x0,25 = 2,0đ) Câu Đáp án. 1 B. 2 D. 3 B. 4 B. 5 A. 6 A. 7 D. 8 B. II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm): Tóm tắt được nội dung “ Chuyện người con gái Nam Xương” bằng một đoạn văn. chú ý đảm bảo các sự việc: - Vũ Thị Thiết thuỳ mị, nết na lấy chồng là Trương Sinh, một người có tính đa nghi. - Buổi giặc giã, triều đình bắt Trương Sinh đi lính. Vũ Thị đã có mang. Nàng ở nhà nuôi mẹ già, sinh con trai đặt tên là Đản, chẳng may mẹ già qua đời. - Chồng đi xa, thương con nàng chỉ cái bóng trên tường bảo cha. Trương Sinh về nghi ngờ vợ. Không phân giải được, nàng nhảy xuống sông tự vẫn, đựoc Linh Phi cứu vớt. - Về sau chàng Trương mới biết sự thật, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Câu 2 (6,0 điểm): Bài viết bảo đảm được các yêu cầu * Hình thức (2, 5điểm): - Đủ bố cục ba phần, trình bày khoa học - Câu văn diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả - Đúng kiểu bài nghị luận. * Nội dung (3,5 điểm): Nêu cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong “Truyện Kiều” qua trích đoạn “Cảnh ngày xuân”. - “Truyện Kiều” được coi là kiệt tác không chỉ ở bản thân câu chuyện mà quan trọng hơn là nghệ thuật thể hiện của Nguyễn Du trong đó có yếu tố miêu tả cảnh vật. - Vì là một tác phẩm tự sự nên kết cấu được thể hiện theo trình tự thời gian: + Bốn câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân với vẻ đẹp riêng. + Tám câu tiếp theo: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. + Sáu câu cuối: Khung cảnh chị em Thuý Kiều du xuân về. - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn du: Kết hợp bút pháp gợi tả, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> MA TRẬN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học: 2012 - 2013 Môn: Ngữ văn - Lớp 9. Mức độ Lĩnh vực nội dung. TN. Chuyện người con gái Nam Văn bản Xương Truyện Kiều Tiếng Việt. Nhận biết. Thông hiểu TL. TN. TL. Vận dụng Thấp. Cao. Tổng điểm. C1= 2,0 C1,2 = 0,5 C3 = 0,25. 2,5 C4 = 0,25. 0,5. PC hội thoại. C6 = 0,25. 0,25. Nghĩa của từ. C5 = 0,25. 0,25. C8 = 0,25. 0,5. Văn bản tự sự Tập làm văn Viết bài văn nghị luận. C7 = 0,25. Tổng số câu. 04. Tổng cộng :. 04. 01 10. C2 = 6,0. 6,0. 01. 10.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×