Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Hệ tuần hoàn của lớp Chim (Aves) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.01 KB, 6 trang )


Hệ tuần hoàn của lớp Chim (Aves)



1. Tim
Tim của chim lớn, có cấu tạo rất hoàn
chỉnh nhờ chim trao đổi chất mạnh,
tim có 4 phần hay buồng (2 tâm nhĩ, 2
tâm thất), chia tim thành 2 nửa trái,
phải riêng biệt: Nửa phải chứa máu
tĩnh mạch, nửa trái chứa máu động
mạch.

2. Hệ động mạch
Chim chỉ có 1 cung động mạch chủ
phải, đi từ tâm thất trái dẫn tới động
mạch chủ lưng. Ở gốc cung chủ động
mạch phát ra một đôi động mạch
không tên, mỗi động mạch không tên
phân thành 3 động mạch là động
mạch cảnh, động mạch dưới đòn và
động mạch ngực đi tới cánh và ngực.
Thân chính của động mạch không tên
vòng qua phế quản phải, kéo dài dọc
sống lưng hình thành nên động mạch
chủ lưng, từ đây hình thành các động
mạch tới nội quan. Tới vùng chậu, sau
khi hình thành đôi động mạch ngồi và
đôi động mạch đùi, động mạch chủ
lưng trở thành động mạch đuôi.


3. Hệ mạch máu
Tâm thất phải phát ra thân chung, sau
đó tách thành 2 động mạch phổi đưa
máu tĩnh mạch tới phổi.
Hệ tĩnh mạch
Chim có hệ gánh thận không đầy đủ.
Từ tĩnh mạch đuôi phân hai tĩnh mạch
gánh thận. Tĩnh mạch qua thận còn
tiếp nhận tĩnh mạch đùi mang máu từ
chi sau về làm thành đôi tĩnh mạch
hông, đôi này gắn với nhau làm thành
chủ sau. Ở gốc tĩnh mạch đuôi còn
có một tĩnh mạch treo ruột cùng
đặc trưng cho chim, đổ vào tĩnh
mạch gan. Ngoài ra còn có tĩnh mạch
trên ruột mang máu từ mạc treo đổ
vào tĩnh mạch gánh gan.
Máu ở phần đầu đổ vào đôi tĩnh mạch
chủ trước, tĩnh mạch chủ sau đi vào
tâm nhĩ phải.
Máu ở phổi đổ vào 4 tĩnh mạch phổi,
sau đó vào tâm thất trái.
Như vậy chim có 2 vòng tuần hoàn:
Máu động mạch từ tâm thất trái theo
cung chủ động mạch tới cơ quan rồi
theo tĩnh mạch về tâm nhĩ phải là
vòng lớn. Máu tĩnh mạch từ tâm thất
phải tới phổi để trao đổi khí, theo tĩnh
mạch phổi về tâm nhĩ trái là vòng
tuần hoàn nhỏ. Như vậy máu không

pha trộn.
Nhịp tim
So với nhiều động vật khác thì tim
chim đạp nhanh, nhịp tim tỷ lệ với
nghịch với khối lượng cơ thể. Ví dụ ở
gà là 250 lần/phút, ở chim sơn tước
đầu đen khi ngủ là 500 lần/phút, còn
khi hoạt động thì đạt tới 1.000
lần/phút. Nhờ vậy máu lưu thông
nhanh, đảm bảo cung cấp ôxy cho cơ
thể kịp thời. Mặt khác hồng cầu của
chim có nhiều và lồi hai mặt, có nhân,
hemoglobin liên kết với ôxy và khí
cacbonic yếu nên việc giải phóng ôxy
và khí cacbonic thực hiện nhanh. Điều
này giải thích vì sao thân nhiệt của
chim rất cao (khoảng 38 - 45,5
0
C) tuỳ
theo loài.

×