Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

sang kien kinh nghiem 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ TÀI:NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC QUAN SÁT CUỘC SỐNG XUNG QUANH GIÚP HỌC SINH BIẾT YÊU CÁI ĐẸP VÀ THÍCH TẠO RA CÁI ( HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN ĐỨC THÁI). PHẦN 1:. TÓM TẮT ĐỀ TÀI. Như chúng ta đã biết, dạy Mỹ thuật không nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ mà nhằm giáo dục thẩm mỹ cho các em là chủ yếu, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh và của các tác phẩm mỹ thuật. Qua đó vận dụng những hiểu biết về cái đẹp để tạo ra cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày và những công việc cụ thể mai sau. Dạy học Mỹ thuật ở trường Tiểu học không chỉ là dạy và học các kiến thức mỹ thuật mà còn dạy các em biết suy nghĩ, biết quan sát những sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh. Từ đó, giúp các em biết yêu quý và có hứng thú tạo ra các sản phẩm mới bằng nhiều hình thức thể hiện khác nhau từ ý thức đường nét, bố cục, màu sắc đến chất liệu … Để hỗ trợ việc dạy học Mỹ thuật, sách giáo khoa cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa, giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kèm theo lời mô tả, giải thích với mục đích giúp học sinh hiểu bài và thực hành tốt hơn bài học. Tuy nhiên, học sinh trường Tiểu học Đoàn Đức Thái có thói quen là bắt chước chép lại tranh hoặc ảnh thậm chí sao chép lại và lệ thuộc vào hình minh họa. Giải pháp: Tôi đã sử dụng biện pháp cho học sinh làm quen với cuộc sống xung quanh, những hoạt động cụ thể trong cuộc sống liên quan đến bài học và coi đó là nguồn cung cấp thông tin chính giúp các em tìm hiểu xây dựng nội dung, tạo hình ảnh, bố cục cho mình để các em có thể tự tạo ra những sản phẩm một cách độc lập theo suy nghĩ của các em..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương hai lớp 4 ở trường Tiểu học Đoàn Đức Thái. Lớp 4A1 là thực nghiệm, lớp 4A2 là kiểm chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bài 4: “Đề tài sinh hoạt- bài 13”; “Tập nặn tạo dáng – Nặn hoặc xé dán con vật hoặc làm ô tô đồ chơi – Bài 16”. Kết quả cho thấy: Tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 7,28.( Với bộ môn mĩ thuật phải đánh giá HS bằng nhận xét A, A+ nhưng ở đề tài này tôi xin phép được đánh giá bằng điểm số để so sánh kết quả cho chính xác. Điểm 9 tương đương với điểm A+, Từ điểm 5 đến điểm 8 ttương đương với A). Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,00658 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng ở môn Mỹ thuật: Quan sát cuộc sống xung quanh giúp học sinh biết yêu cái đẹp và thích tạo ra cái đẹp.. PHẦN II: GIỚI THIỆU. Trong sách giáo khoa lớp 4 đã giới thiệu các bài vẽ, mẫu hình: Bài trang tập nặn tạo dáng , tạo dáng con vật, tạo dáng người là những hình ảnh, những bài vẽ trên mặt phẳng và học sinh chưa thấy được giá trị của nó trong thực tế cuộc sống. Bài vẽ tranh đề tài: tranh sinh hoạt, với bức tranh cỡ nhỏ, với hình ảnh chưa phải là hình ảnh đặc sắc lắm, chưa tuân theo luật xa gần và chưa hoàn toàn gần gũi với cuộc sống của học sinh trường Tiểu học Đoàn Đức thái. Với việc cho học sinh tự tìm hiểu về các hoạt động của cuộc sống quanh em góp phần làm phong phú hơn sự hiểu biết của các em về cuộc sống quanh mình về “những đồ vật ở quanh các em” qua đó giúp các em gần gũi và thấy thêm yêu hơn cuộc sống quanh em. Từ đó sẽ nảy sinh ở các em những cảm xúc đẹp, thích làm cho cuộc sống của các em thêm đẹp hơn lên bằng những việc tự tạo ra.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> những đồ vật đẹp ở quanh em (như những đồ vật , con vật hoặc những chiếc ô tô làm từ những phế liệu bỏ đi) hoặc vẽ lên bức tranh đẹp về cuộc sống. Ở trường Tiểu học Đoàn Đức thái huyện Cát Hải, tôi thấy hầu hết giáo viên mới chỉ sử dụng các tranh, ảnh có sẵn trong sách giáo khoa hoặc có tự sưu tầm tranh ảnh hoặc đồ vật nhưng còn rất ít. Vì thế, giáo viên mới chỉ cho học sinh hiểu những tranh ảnh, đồ vật hoặc bức tranh mà giáo viên sưu tầm. Học sinh chưa chủ động, chưa liên hệ với thực tế cuộc sống. Vì thế, học sinh chưa hiểu rộng về nội dung bài học cũng như chưa hiểu sâu sắc về các sự vật, hiện tượng xung quang mình. Kỹ năng vận dụng vào cuộc sống chưa cao. Chính vì vậy các em chưa biết yêu cái đẹp sâu sắc sẽ không tạo ra cái đẹp để phục vụ cuộc sống, phục vụ bản thân. Môn Mỹ thuật ở trường tiểu học không nhằm đào tạo hoạ sĩ sáng tác hay những người chuyên làm về mỹ thuật. Môn Mỹ thuật ở tiểu học nhằm giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là chủ yếu: tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen, thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập hằng ngày và những công việc cụ thể sau này. Môn Mỹ thuật ở tiểu học nhằm nâng cao hơn nữa về năng lực quan sát, khả năng tư duy hình tượng, sáng tạo, phương pháp làm việc khoa học, nhằm hình thành ở các em phẩm chất con người lao động mới đáp ứng đòi hỏi của xã hội ngày càng cao. Mỹ thuật là một môn nghệ thuật mang lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình và xung quanh trở lên gần gũi, đáng yêu. Đồng thời mỹ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong cuộc sống hàng ngày, làm cho cuộc sống hài hòa và hạnh phúc. Mỹ thuật là môn học đòi hỏi sự sáng tạo từ cái thực, có thật tạo nên bài vẽ, bức tranh đẹp phản ảnh được cái đẹp mà không lệ thuộc (không giống 100% như nguyên thể). Tề Bạch Thạch đã nói: “Tranh vẽ phải vừa thực vừa hư, thực quá là mị đời, hư quá là dối đời tranh phải lưng trừng giữa thực và hư”. Muốn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> làm được như vậy học mỹ thuật phải suy nghĩ độc lập suy nghĩ và dám nghĩ để tạo ra cái mới của riêng mình. Mỹ thuật là môn học tạo ra cái đẹp muốn có cái đẹp phải có kiến thức, phải nghĩ phải thích thú vì không gò ép được không phải chỉ có nhớ là làm được không phải đúng chính xác mà đẹp. Vì vậy khi dạy mỹ thuật cần phải làm cho học sinh phấn khởi hồ hởi mong muốn vẽ đẹp chứ không đơn thuần là truyền thụ kiến thức. Mỹ thuật là môn học kiến thức mà kiến thức của nó vừa cụ thể rõ ràng vừa chung chung trừu tượng, khó thấy khó nhìn và là loại kiến thức có ở xung quanh ta đó là kiến thức cơ bản của bộ môn và kiến thức của bộ môn khác có liên quan đó là kiến thức của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên đồng thời phải liên hệ với thực tiễn xung quanh. Từ xa xưa, con người nhận thức thế giới thông qua các hình ảnh hiện tượng cụ thể những gì thấy được qua cái thực con người nhận thức được thế giới tự nhiên ngày càng phong phú và qua đó sáng tạo nên tất cả những gì cần cho cuộc sống của mình: + Thấy chim bay con người cũng nghĩ ra cách bay của mình như làm tàu lượn, làm máy bay….. + Hình ảnh con cá bơi nhanh ở dưới nước giúp con người phát minh ra thuyền có chèo để bơi (như vây cá) có bánh lái để lái (như đuôi cá ). + Nhờ sấm chớp mà con người phát minh ra điện. + Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn nhờ sự rơi của quả táo. + Học mỹ thuật bắt đầu bằng việc quan sát sự vật hiện tượng xung quanh, vẽ lại mẫu vật thật và làm ra sản phẩm dựa vào sự vật hiện tượng xung quanh mình. Cũng chính vì thế mà người ta nói: “Thiên nhiên là ông thầy vĩ đại nhất sinh ra mọi thứ để con người sáng tạo” tạo điều kiện để cho con người tìm hiểu nghiên cứu, tưởng tượng, sáng tạo những gì con người cần có trong cuộc sống làm cho cuộc sống ngày càng phong phú hơn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Để giúp học sinh có thể học tốt hơn môn Mỹ Thuật, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các biện pháp giúp học sinh chủ động liên hệ bài học với cuộc sống quanh mình và qua đó biết yêu cái đẹp và thích làm ra cái đẹp. Giải pháp thay thế: Cho học sinh chủ động liên hệ với cuộc sống ở xung quanh mình. Tìm và chuẩn bị những đồ vật ở xung quanh, những đồ vật sử dụng hàng ngày, những đồ vật trang trí quảng cáo hàng hóa, những hộp bìa của những hộp bánh, hộp kẹo... Yêu cầu học sinh chuẩn bị các nguyên vật liệu từ ở nhà để các em có thể làm được những đồ vật, con vật hay những chiếc ô tô hoặc một số những vật dụng khác như ống đựng bút .... để sử dụng trong cuộc sống (vải, giấy, bìa, gỗ …). Giáo viên chuẩn bị những đồ vật, con vật, một số vật dụng khác và những bài làm đẹp được giáo viên và học sinh khóa trước làm cho học sinh xem để học sinh học hỏi làm ra những đồ vật này và ứng dụng nó vào cuộc sống hàng ngày như hộp cắm hoa, hộp đựng bút, hộp trang trí đồ vật, túi xách, lọ hoa, ô tô đò chơi, các con vật ngộ ngĩnh, ... … Với bài vẽ tranh về đề tài sinh hoạt, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các hoạt động của các em từ nhà đến trường, ra ngoài xã hội, cho học sinh đi thăm quan các địa điểm gần gũi với các em. Chiếu trên máy chiếu các hoạt động của các em diễn ra trong năm học với những hoạt động lớn: Vui tết trung thu, Hội khỏe Phù Đổng, khai giảng, chào mừng ngày 20-11, đón xuân mới, chào mừng ngày 8-3, ngày 30-4, 1-5… các hoạt động sản xuất tại địa phương: cấy, gặt, đón xuân, trại hè … Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong gia đình để học sinh có thể tự lựa chọn cho mình nội dung thích hợp để thể hiện bài vẽ của mình. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng các đồ vật có thật trong cuộc sống và videoclip về cuộc sống xung quanh vào dạy bài “Tập nặn tạo dáng – Nặn , xé dán hoặc làm các con vật ( làm đồ chơi)” và “Vẽ tranh đề tài sinh hoạt” có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 4 không?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng đồ vật thật và videoclip trong dạy học sẽ nâng cao kết quả học tập các bài học “Tập nặn tạo dáng – Nặn, xé dán hoặc làm các con vật ( làm đồ chơi)” và “Vẽ tranh đề tài sinh hoạt” cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Đoàn Đức Thái huyện Cát Hải Thành phố Hải Phòng.. PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP a. Khách thể nghiên cứu: Tôi lựa chọn trường Tiểu học Đoàn Đức Thái vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng. * Giáo viên: Tôi là giáo viên được phân công dạy môn mỹ thuật ở cả 2 lớp 4A1, 4A2. Được hội đồng nhà trường tạo điều kiện để tôi nghiên cứu ở hai lớp. 1. Lớp 4A1: Lớp thực nghiệm. 2. Lớp 4A2: Lớp đối chứng. * Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc cụ thể: Bảng 1: Sĩ số học sinh tỉ lệ giới tính: Lớp. Số học sinh. 4A1 4A2. Giới tính. Dân tộc. Nam. Nữ. 25. 12. 13. Kinh. 25. 13. 12. Kinh. Về ý thức học tập: Tất cả học sinh ở hai lớp này đều tích cực chủ động. Về hình thức học tập: năm học trước hai lớp tương đương nhau về điểm số của môn mỹ thuật. b. Thiết kế:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 4A1 là nhóm thực nghiệm và lớp 4A2 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra thực hành ở các bài học trước khi học hai bài “Tập nặn tạo dáng – Nặn , xé dán hoặc làm các con vật ( làm đồ chơi)” và “Vẽ tranh đề tài sinh hoạt” làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy: Điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau. Do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước tác khi tác động. Kết quả: Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:. Đối chứng. Thực nghiệm. 6,92. 7. Trung bình chung P=. 0,04. P= 0,04 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2). Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu:. Nhóm. Kiểm tra trước tác động. Tác động. Kiểm tra sau tác động. Dạy có sử dụng đồ Thực nghiệm. 01. dùng làm sản phẩm. 03. thật và Video clip. Không sử dụng đồ Đối chứng. 02. dùng làm sản phẩm thật và không sử dụng Video.. 04.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> c. Quy trình nghiên cứu: * Chuẩn bị bài của giáo viên: - Tôi dạy lớp đối chứng 4A2: Thiết kế kế hoạch bài học, không dặn học sinh chuẩn bị các đồ vật và không có video clip quy chuẩn bị bài như bình thường. - Tôi dạy lớp thực nghiệm 4A1: Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng đồ vật thật và một số đồ chơi của HS khóa trước và video clip: Cho học sinh về nhà chuẩn bị các đồ vật thật và các hộp giấy, keo, kéo, và một số vật liệu khác … và tham khảo các bài của đồng nghiệp (Cô Đặng Thị Đượm - giáo viên trường Tiểu học &THCS Văn Phong- huyện Cát Hải và cô Nguyễn Thị Thanh Huyền giáo viên trường Tiểu học thị Trấn Núi Đèo huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng),. sưu. tầm. và. lựa. chọn. thông. tin. tại. các. website. Baigiangdientubachkim.com, tvtlbachkim.com, giaovien.net … * Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan, cụ thể. Bảng 4: Thời gian thực nghiệm: Thứ, ngày Thứ 2 Ngày 19/11/2012. Thứ 2 Ngày 17/12/2012 d. Đo lường:. Môn/ Lớp/ Tiết. Tiết theo PPCT. Tên bài dạy. Mỹ thuật Lớp 4A1: Tiết 1. 12. Vẽ tranh về đề tài sinh hoạt.. Lớp 4A2: Tiết 2 Mỹ thuật Lớp 4A1: Tiết 1 Lớp 4A2: Tiết 2. TNTD: Nặn tạo 16. dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bài kiểm tra trước tác động: Tôi lấy điểm kiểm tra trung bình ở các bài thực hành trước tiết 12 trong phân phối chương trình ở khối lớp 4 môn Mỹ thuật ở cả hai lớp. Bài kiểm tra sau tác động: Là điểm kiểm tra trung bình thực hành của hai bài “Tập nặn tạo dáng – Nặn , xé dán hoặc làm các con vật – ô tô ( làm đồ chơi)” và “Vẽ tranh đề tài sinh hoạt” sau khi học xong. Bài kiểm tra sau tác động gồm: 1. Em hạy tập nặn hoặc làm con vật – ô tô đồ chơi từ các vỏ hộp. 2. Vẽ một bức tranh về đề tàì sinh hoạt. * Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi tiến hành thực hiện xong các bài học trên, tôi tiến hành cho các em làm bài kiểm tra từ ở nhà, sau một tuần thu và chấm bài. PHẦN TÍCH DỮ LIỆU VẦ KẾT QUẢ Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:. Đối chứng. Thực nghiệm. Điểm trung bình. 7,28. 8. Độ chênh lệch. 0,36. 1. Giá trị P của T-test Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD). 0,0658 2. Như trên đã chứng minh rằng: Kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương nhau, sau tác động kiểm chứng chênh lệch độ trung bình bằng T-test cho kết quả P=0,00658. Thấy sự chênh lệnh giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa. Tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng không phải là ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =. =2.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng đồ dùng là vật thật và video clip cùng với sự chuẩn bị và tìm hiểu của học sinh về cuộc sống xung quanh đến điểm trung bình trung của nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài “Quan sát cuộc sống xung quang giúp học sinh biết yêu cái đẹp và thích làm ra cái đẹp” đã được kiểm chứng. Hình 1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 8 7.8 7.6. Nhóm đ?i ch?ng. 7.4 7.2. Nhóm th?c nghi?m. 7 6.8 6.6 6.4. Trư?c TĐ. Sau TĐ. PHẦN IV: BÀN LUẬN.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là trung bình trung 8 kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là 7,28. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,72. Điều đó cho thấy, điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được thực nghiệm có điểm trung bình trung cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD =2 Điều đó có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là 0.00658 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động. * Hạn chế: - Nghiên cứu này sử dụng các đồ vật thật và video clip trong giờ học môn Mỹ thuật là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả thì Người giáo viên cần phải sử dụng rất nhiều thời gian để tìm, sưu tầm đồ vật đẹp và hình ảnh hoạt động chọn lọc. Người giáo viên phải có trình độ về công nghệ thông tin, có kỹ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng internet, biết thiết kế kế hoạch bài học hợp lý.. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. * Kết luận: Việc sử dụng những đồ vật thật có dạng hình chữ nhật và videoclip vào giảng dạy hai bài Tập nặn tạo dáng – Nặn , xé dán hoặc làm các con vật – ô tô ( làm đồ chơi)” và “Vẽ tranh đề tài sinh hoạt” ở lớp 4 trường Tiểu học Đoàn.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đức Thái thay thế cho hình ảnh tĩnh có trong sách giáo khoa đã nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. * Kiến nghị: - Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị, máy tính, máy chiếu profector… cho các nhà trường, mở các lớp ứng dụng công nghệ thông tin, khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học, - Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng internet, có kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên Mỹ thuật ở các trường Tiểu học có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh. PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO. - Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ giáo dục đào tạo Dự án Việt - Bỉ. - Tư liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng của Phan Thanh Thế. - Phương pháp viết khoa học ứng dụng trên Internet. - Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Mỹ thuật – Âm nhạc – Thể dục của Bộ giáo dục đào tạo. - Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mỹ thuật THCS của nhà xuất bản Giáo dục năm 2008. - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (20042007) môn Mỹ thuật quyển 2 của nhà xuất bản giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> -. Mạng. Internet:. ;. thuvientailieu.bachkim.com;. thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaoan.net….. MỤC LỤC PHẦN I: Tóm tắt đề tài. Trang 1. PHẦN II: Giới thiệu. Trang 2. PHẦN III: Phương pháp. Trang 6. a:Khách thể nghiên cứu. Trang 6. b: Thiết kế. Trang 7. c: Quy trình nghiên cứu. Trang 8. d: Đo lường. Trang 9. PHẦN IV: Bµn luËn. Trang 11. PHẦN V: Kết luận và khuyến nghị. Trang 11. PHẦN VI: Tài liệu tham khảo. Trang 12. PHỤ LỤC Giáo án. Trang 13. Bảng điểm Bài vẽ của học sinh. Bài 12: Vẽ tranh.. Đề tài sinh hoạt I/: Mục tiêu. - HS biết được công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em( đi học, làm việc nhà giúp gia đình…) - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiÖn nội dung đề tài sinh hoạt..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - HS có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình. II/: Đồ dùng dạy- học : Thầy: - Tranh, ảnh về đề tài sinh hoạt. - Bài của năm trước. Màn hình, máy chiểu Trò: - SGK, giÊy vÏ hoÆc vë thùc hµnh. - Bót ch×, tÈy, mµu vÏ. - Sưu tầm một số tranh thiếu nhi với các đề tài khác nhau III/ Các hoạt động dạy- học. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. - Gv cho HS xem một đoạn clip về một số + Đá bãng, nhảy dây, đi học, dọn hoạt động thường ngày của các bạn thiếu nhi vệ sinh… và đặt câu hỏi - các bạn trong đoạn clip vùa rồi có những + Hoạt động vui chơi, lao động… hoạt động gì? + Hoạt động đó đang diễn ra ở đâu? + Sân vận động, sân trường, ở nhà. + Cụ thể các hình ảnh trên cho chúng ta thấy + Đá bãng, nhảy dây,quét nhà… các bạn đang làm những công việc gì? + Theo em những bức tranh trên vẽ về đề tài + Đề tài sinh hoạt vì đây là những gì? Vì sao em biết? hoạt động diễn ra hang ngày + Em hãy kể một số hoạt động của em ở - HS trả lời trường và ở nhà? - Gv cho HS quan sát một số tranh và đặt câu hỏi - Những bức tranh này bạn vẽ nội dung gì? - Vẽ các nội dung như lao động, vui chơi, học tập... - Tư thế hình dáng của những người trong - Mỗi người một dáng vẻ khác tranh như thế nào? nhau , rất sinh động. - Em có nhận xét gì về cách vẽ màu trong - Màu sắc trong tranh tươi sáng, các bức tranh? có những tranh sử dụng màu sắc - GV kết luận: Tranh vẽ về đề tài sinh hoạt thể hiện được thời gian trong là tranh vẽ về hoạt động diễn ra hµng ngày ngày. của các em, Các hoạt động rất gần gũi..... Hoạt động 2: Cách vẽ. - GV: Yêu cầu HS trao đổi nhanh theo cặp - HS thảo luận để nhớ lại cách vẽ. - GV: Yêu cầu đại 2,3 nhóm trình bày. - HS trình bày. - GV yêu cầu các nhóm bạn nhận xét. - HS nhận xét. - GV nhân xét và vẽ nhanh các bước. + Tỡm chọn nội dung định vẽ, phỏc cỏc - HS chú ý quan sát. mảng chính phụ. + Tìm hình ảnh chính phụ vẽ vào các mảng chính phụ sao cho phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Chỉnh sửa chi tiết. + Tô màu theo ý thích.Màu vẽ có đậm, có nhạt - Khi HS trả lời xong GV vẽ nhanh lại các bước lên bảng, vừa vẽ vừa giảng giải. - Gv cho HS xem lại các bước vẽ trên màn hình Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho HS tham khảo bài vẽ của HS năm trước, Gv phân tích qua những bức tranh để các em thấy được cái được và cái chưa được để rút kinh nghiệm. - GV Yêu cầu HS thực hành. - GV Xuống từng bàn hướng dẫn HS còn lúng túng. - GV Yêu cầu HS hoàn thành bài. Gv động viên ngững HS vẽ tốt, khích lệ những học sinh còn lúng túng. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV Cùng HS chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí: + Nội dung + Bố cục. + Cách sắp xếp hình vẽ. + Cách vẽ màu. + Theo em bài vẽ nào đẹp nhất. - GV Nhận xét chung. + Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp. + Động viên, khích lệ HS chưa hoàn thành bài. Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò. - GV Yêu cầu HS nêu lại cách vẽ tranh đề tài sinh hoạt.- GV Nhận xét - GV Dặn dò HS. + Về nhà sưu tầm đồ vật có TT đường diềm.. - HS tham khảo bài. - HS thực hành. - HS hoàn thành bài.. - HS nhận xét theo cảm nhận riêng.. - HS trả lời. - HS lắng nghe cô dặn dò.. Bài 16: Tập nặn tạo dáng.. Nặn, xé dán hoặc con vật hoặc làm ô tô ( Chất liệu: §Êt nặn, hộp bìa , keo, kéo...) I/ Mục tiêu: - HS hiểu cách tạo dáng con vật, ô tô, biết cách tạo dáng con vật, ô tô bằng đất nặn hoặc bằng một số chất liệu khác..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - HS tạo được dáng con vật, ô tô theo thích. - HS ham thích tư duy sáng tạo. II/ đồ dùng học tập. Thầy - Một vài dáng ô tô , con vật bằng dồ chơi - Một vài hình tạo dáng đồ vật ( ô tô) - ĐÊt nặn, dao gọt, bảng. - Bài của HS năm trước. - Màn hình, máy chiếu Trß: - SGK. - GiÊy vÏ hoÆc vë thùc hµnh. - Bót ch×, tÈy, mµu vÏ. - Hộp giấy, đá, sỏi, kao, kéo... III/ Các hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. GV cho xem một đoạn clíp và đặt câu hỏi + Trong đoạn clip trên có những hình ảnh gì? + Hình ảnh một số loại xe + Em hãy kể tên các loại xe có trong clip? + Xe khách, xe tải, xe con.... Mhững chiếc xe ô tô dấy có điểm giống và + Giống: Đều có các bộ phận khác nhau như thế nào? đầu xe, thân xe, bánh xe, đèn xe. - Giới thiệu một số đồ vật tạo dáng yêu cầu Khác: về kính thước và màu sắc, HS quan sát thảo luận theo nội dung: tác dụng + Em hãy gọi tên các loại xe trên? + Xe tải, tăc xi, xe buýt.. + Cấu tạo của chúng như thế nào? + Đầu thùng bánh. + Màu sắc? + Đỏ, vàng, xanh… + Em thích cản phẩm nào? - Ngoài những chiếc xe trên em còn biết - HS trả lời chiếc xe nào nữa? - HS chú ý lắng nghe. Cho HS quan sát một số con vật - Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau - HS trả lời theo sự quan sát của các con vật này? - GV kết luận: Muốn tạo dáng được một đồ vật bằng đất nặn hay bằng hộp bìa hoặc các - HS thảo luận nhóm. vhất liệu khác chúng ta phải nắm rõ được đặc điểm, hình dáng đồ vật, con vật được tạo dáng có như vậy chúng ta tạo dáng mới phù hợp..... Hoạt động 2: Cách tạo dáng. - Tương tự bài nặn con vật bài tạo dáng đồ vật cũng tiến hành các bước như sau: C1: Nặn từng bộ phận của đồ vật. + Ghép dính các bộ phận với nhau tạo thành hình đồ vật. C2: Từ một thỏi đất có thể nắn, gọt, vuốt tạo thành hình đồ vật..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Cách làm chiếc ô tô hay các đồ vật khác cũng có cách làm tương tự GV vừa giảng vừa thực hành các bước Hoạt động 3: Thực hành. - GV cho HS tham khảo bài của HS năm trước. - GV Yêu cầu HS thực hành. - GV Xuống từng bàn hướng dẫn HS còn lúng túng. - GV Yêu cầu HS hoàn thành bài Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV cùng HS chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí: + Hình dáng chung của sản phẩm. + Các bộ phận. + Màu sắc. - GV: Nhận xét chung. + Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp. + Động viên, khích lệ HS chưa hoàn thành bài. Hoạt động nối tiếp củng cố, dặn dò: + GV: Yêu cầu HS nêu lại các bước nặn ô tô. - GV nhận xét. - GV dặn dò HS. + Quan sát đồ vật hình vuông có trang trí. + Tiết sau mang đầy đủ đồ dïng học tập.. - HS tham khảo bài. - HS thực hành. - HS hoàn thành bài. - HS nhận xét theo cảm nhận riêng.. - HS lắng nghe .. - HS trả lời. - HS lắng nghe cô dặn dò.. MỘT SỐ BÀI VẼ CỦA HỌC SINH.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

<span class='text_page_counter'>(24)</span> BẢNG ĐIỂM HỌC SINH TRƯỚC VA SAU THỰC NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG SƯ PHẠM Lớp 4A1 ( Lớp thực nghiệm) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25. Họ và tên Phạm Hoàng Anh Ninh Thị Phương Anh Phạm Trâm Anh Đỗ Xuân Tùng Anh Nguyễn Thái Duy Đoàn Thu Duyên Nguyễn Hải Dương Nguyễn Tiến Đạt Nguyễn Thị Minh Hải Đỗ Thuý Hằng Phạm Vĩnh Hiệp Nguyễn Thị Thu Hoài Lê Thị Hồng Hà Thị Thu Hường Đỗ Thị Hải Linh Lê Đức Lộc Phạm Hồng Lợi Nguyễn Quang Minh Nguyễn Tuấn Minh Đàm Duy Nam Nguyễn Thị Hồng Ngát Lưu Hồng Ngọc Phạm T Hương Quỳnh Nguyễn Minh Hải Sơn Nguyễn Hương Thảo. Điểm trước tác động 7 6 8 7 7 7 8 8 7 8 8 6 7 7 7 6 6 7 6 6 7 7 7 7 8. Điểm sau tác động 9 8 9 8 8 8 9 9 8 9 9 7 9 7 7 7 7 8 7 7 8 7 9 7 9. BẢNG ĐIỂM HỌC SINH TRƯỚC VA SAU THỰC NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG SƯ PHẠM Lớp 4A2 ( Lớp đối chứng) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25. Họ và tên Bùi Lê Duy Anh Lê Thị Minh Anh Phạm Hồng Ánh Bùi Quốc Dương Tô Bá Đạt Hà Ngọc Anh Đức Lê Thị Hương Giang Phạm Thị Thu Hà Lê Thị Thu Hằng Phạm Huy Hoàng Lê Thị Huyền Mai Nguyễn Hoài Nam Nguyễn T Minh Ngọc Phạm Ngọc Yến Nhi Tô Thị Yến Nhi Bùi Thị Hồng Nhung Khúc Như Quỳnh Bùi Thị Phương Thảo Vũ Đình Thiện Hà Thu Thuỷ Nguyễn Xuân Thuỷ Đỗ Thị Huyền Trang Đào Thuỳ Trang Phạm Thanh Trà Lê Thị Thuỳ Trang. Điểm trước tác động 7 7 7 6 6 9 7 6 8 7 8 7 7 8 8 5 7 7 5 7 5 7 7 6 7. Điểm sau tác động 7 7 7 6 6 9 7 6 9 7 8 7 7 9 8 5 7 7 6 8 5 7 7 6 7.

<span class='text_page_counter'>(26)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×