Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

tuan 26 tiet 25 su 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tuần 26 NS: 02/03/2013</b>
<b>Tiết 25 NG: 04/03/2013</b>


<b>Bài 23: NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỈ VII – IX.</b>
<b>I. Mục tiêu bài học.</b>


<b>1. Kiến thức: HS cần nắm:</b>


- Những thay đổi lớn về chính trị - kinh tế nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường: An Nam đô hộ phủ,
tổ chức bộ máy cai trị do quan lại người Hán cai quản tới cấp huyện, tăng cường bóc lột …).


- Các cuộc khởi nghĩa: Mai Thúc Loan, Phùng Hưng (diễn biến và kết quả).
<b>2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS:</b>


- Tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc.


- Biết ơn tổ tiên đã kiên trì đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc.
<b>3. Kỹ năng: HS biết đánh giá công lao các nhân vật lịch sử, đọc và vẽ bản đồ…</b>
<b>II. Chuẩn bị: </b>


<b> 1. GV: Lược đồ nước ta thời thuộc Đường (thế kỉ VII – IX) Lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan.</b>
Tranh ảnh về đền thờ Phùng Hưng.


<b>2. HS: Sưu tầm các câu chuyện về Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.</b>
<b>III. Tiến trình dạy - học.</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>


- Vì sao Triệu Quang Phục đánh bại được quân Lương giành độc lập?


<b> 2. Giới thiệu bài: Đầu TK VI, nhà Đường thành lập và đã siết chặt hơn nữa chế độ cai trị. Suốt ba thế</b>


kỉ nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống bọn đô hộ, đáng chú ý nhất là hai cuộc nổi dậy của Mai
Thúc Loan và Phùng Hưng – đây là những cuộc nổi dậy lớn tiếp tục khẳng định ý chí độc lập và chủ
quyền của dân tộc ta (vào bài).


<b>3. Bài mới.</b>


<b>Hoạt động của GV – HS</b> <b>Nội dung kiến thức cần đạt</b>
<b>Hoạt động1: Tìm hiểu chế độ cai trị của nhà Đường đối</b>


<b>với nước ta.</b>


* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/62 cho biết:
- H: <i>Nhà Đường thống trị nước ta thời gian nào?</i>
- HS: Đầu thế kỉ VII (618, nhà Đường thành lập).
- H: <i>Chính sách cai trị của nhà Đường có gì thay đổi?</i>
- HS: Đổi tên và chia lại khu vực hành chính, châu - huyện
do người Trung Quốc cai trị.


<b>=>GV treo lược đồ nước ta thời thuộc Đường cho HS quan</b>
sát và yêu cầu HS xác định địa điểm 12 châu.


- H: <i>Trụ sở của thủ phủ đô hộ đặt ở đâu?</i>
- HS: xác định địa điểm Tống Bình (Hà Nội).


- H: <i>Ngồi việc chia lại đơn vị hành chính, nhà Đường cịn</i>
<i>làm gì?</i>


- HS: Sửa đường giao thơng thuỷ - bộ từ Trung Quốc đến
Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận huyện nhưng
quan trọng hơn là tăng quân.



<b>* GV Yêu cầu HS trao đổi bàn (2’):</b>


<b>? </b><i>Vì sao nhà Đường chú ý sửa sang đường sá? Em nhận</i>
<i>xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà</i>
<i>Đường?</i>


<b>=>GV chốt lại: Để dễ dàng đi lại, bóc lột vơ vét nhiều hơn</b>


<b>1. Tình hình kinh tế - chính trị nước ta</b>
<b>dưới ách đơ hộ của nhà Đường.</b>


<b>a. Chính trị:</b>


- 679 đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ
phủ


- Chia lại khu vực hành chính.


- Sửa sang đường giao thơng và xây thành
đắp luỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

và đàn áp phong trào nổi dậy nhân dân -> biến nước ta
thành một phủ thuộc nhà Đường.


- H: <i>Về kinh tế, nhà Đường có chính sách gì khác trước?</i>
- HS: Đặt thuế và bắt nhân dân cống nạp.


- H: <i>Nhà Đường đặt ra những thứ thuế gì?</i>
- HS: Thuế muối, sắt, đay, gai, tơ lụa…



-H: <i>Kể tên các sản vật quý mà nhân dân ta phải cống nạp?</i>
- HS: Ngọc trai, ngà voi, sừng tê, đồi mồi, trầm hương…
<b>=>GV giảng: Nhà Đường thực hiện ở nước ta 3 thứ thuế:</b>
<b>+ Tô: đánh vào thuế ruộng,</b>


<b>+ Dung: lao dịch bắt buộc và không công.</b>


<b>+ Điệu: thuế đánh vào sản phẩm thủ công như vải, lụa…</b>
Đặc biệt là vải (ăn trái) - đường xa, đi lại gánh vải vất vả
và phải giữ cho quả vải tươi ngon ->nhân dân cực khổ…


<b>* HS thảo luận nhóm (2’):</b>


<b>? </b><i>Chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác trước?</i>
- HS: Chia lại bộ máy hành chính, đặt tên mới, biến nước
ta thành phiên thuộc Trung Quốc và bóc lột tơ thuế cống
nạp nặng nề…


<b>=>GV chuyển ý: Chính sách tàn bạo đó đẩy nhân dân ta</b>
đến cảnh khốn cùng, khơng cịn đường nào khác là vùng
dậy đấu tranh đòi quyền sống của mình và đó là ngun
nhân chính dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nơng dân.
<b>Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan</b>
* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2/64 cho biết:
- H: <i>Em biết gì về Mai Thúc Loan?</i>


- HS: rút ra và trả lời theo thông tin đoạn đầu mục 2/64.
- H: <i>Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong hoàn cảnh nào?</i>



- HS: Do bị cống nạp nặng nề (gánh vải sang Trung Quốc)
<b>=>GV giảng: Ở Nghệ An còn truyền bài hát chầu kể tội</b>
bọn đô hộ (gọi HS đọc 4 câu thơ SGK/64) ->nhân dân bị
bóc lột và rất căm ghét bọn đơ hộ.


-H: <i>Khởi nghĩa diễn ra như thế nào?</i>


<b>=>GV treo lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan yêu cầu HS</b>
xác định các địa điểm mà cuộc khởi nghĩa nổ ra và nhấn
mạnh nhân dân gọi ông là Mai Hắc Đế (vua đen).


- H: <i>Nghĩa quân chiếm thành nhanh chóng là do đâu?</i>
- HS: Nhân dân ủng hộ.


- H: <i>Được nhân dân ủng hộ, Mai Hắc Đế làm gì?</i>
- HS: trả lời theo thông tin SGK/65,


<b>=>GV giảng: Viên đô hộ giao Châu bỏ về Trung Quốc.</b>
- H: <i>Phản ứng của nhà Đường? Kết quả?</i>


- HS: Cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp và
tàn sát -> khởi nghĩa thất bại.


<b>=>GV chốt lại: Để tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân</b>
ta lập đền thờ ở Núi Vệ và thung lũng Hùng Sơn.


<b>Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.</b>
* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 3/65 cho biết:
- H: <i>Em biết gì về Phùng Hưng?</i>



- HS trả lời theo đoạn đầu và GV giới thiệu vài nét chính.


<b>b. Kinh tế:</b>


- Ngồi thuế ruộng đất, nhân dân ta phải
đóng nhiều thứ thuế và cống nạp sản vật
quý hiếm.


<b>2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)</b>


- TK VIII, Mai Thúc Loan kêu gọi nhân
dân nổi dậy.


- Nghĩa quân chiếm Hoan Châu.


- Chọn Sa Nam (Nam Đàn – Nan) làm
căn cứ và xưng đế.


- Liên kết với giao Châu và Champa tấn
cơng thành Tống Bình


=>722 nhà Đường đàn áp và Mai Hắc Đế
thua trận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- H: <i>Thời gian và địa điểm bùng nổ cuộc khởi nghĩa?</i>
- H: <i>Thái độ nhân dân khi Phùng Hưng khởi nghĩa?</i>
- HS: Nhân dân hưởng ứng và cùng nổi dậy.


<b>=> GV nhấn mạnh: Nhờ đó mà nhân dân nhanh chóng</b>
giành quyền làm chủ vùng đất của mình.



<b>* HS trao đổi cặp (1’):</b>
? <i>Vì sao nhân dân ủng hộ khởi nghĩa?</i>


=>HS trả lời và bổ sung, GV chốt lại: Vì ơng là người có
uy tín, họ căm ghét bọn đơ hộ, cuộc sống cực khổ…


- H: <i>Sau khi làm chủ địa phương, cuộc khởi nghĩa phát</i>
<i>triển như thế nào?</i>


- HS: Chiếm thành, đánh đuổi bọn đô hộ, giành tự chủ.
<b>=>GV giảng: 7 năm sau Phùng Hưng mất, con trai là</b>
Phùng An lên thay.


- H: <i>Phản ứng của nhà Đường khi mất thành Tống Bình?</i>
<i>Kết quả?</i>


- HS: Chúng đem đại quân sang đàn áp.


<b>=>GV chốt lại: Nền tự chủ tồn tại 9 năm và lịch sử gọi đó</b>
là “nền tự chủ mong manh” (783 – 791) và để tưởng nhớ
công ơn ông – nhân dân ta lập đền thờ ở Đường Lâm (Hà
Nội) – cho HS quan sát ảnh/66.


- 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải
họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.
-> Được nhân dân hưởng ứng.


- Chiếm thành Tống Bình và sắp đặt việc
cai trị.



=>791 nhà Đường đàn áp, Phùng An ra
hàng.


<b>4. Củng cố:</b>


<b>*HS trả lời: </b><i>Các cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng có ý nghĩa gì?</i>


<b>*GV kết luận:thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do cho tổ quốc</b>
- Sau thất bại của Phùng An, đất nước ta tiếp tục bị phong kiến phương Bắc đô hộ và thống trị.


- Tuy thất bại nhưng nó chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta và tinh thần đồn kết ấy cịn tiếp
tục được chứng minh qua các cuộc khởi nghĩa của họ Khúc – Dương.


<b>5. Hướng dẫn về nhà:</b>
- Học bài theo các nội dung.


- Sưu tầm tranh ảnh về văn hoá Cham-pa.
- Đọc và trả lời trước các câu hỏi bài 24.
<b>* Rút kinh nghiệm:</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×