Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chính sách cho đội ngũ nhà giáo ở vùng dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc: Thực trạng và những vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.83 KB, 8 trang )

511

CHÍNH SÁCH CHO ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO Ở VÙNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC:
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Loan1

Tóm tắt: Là quốc gia đa dân tộc, Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số (chiếm
khoảng 14 % tổng dân số). Hầu hết các dân tộc thiểu số đều sống tại vùng
núi, vùng sâu - nơi khó khăn về giao thơng, phát triển kinh tế - xã hội. Bởi
vậy, Nhà nước có chính sách đặc thù cho các dân tộc này, trong đó có chính
sách giáo dục. Chính sách giáo dục với các dân tộc thiểu số được thể hiện
chủ yếu trên các lĩnh vực: xây dựng hệ thống trường, lớp cho dân tộc thiểu
số; dạy ngôn ngữ cho dân tộc thiểu số; chính sách cho giáo viên dạy ở vùng
dân tộc thiểu số và chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số. Bài viết sẽ
trình bày về chính sách cho giáo viên dạy ở vùng dân tộc thiểu số, phân tích
những kết quả đã đạt được và những bất cập, tồn tại trong việc thực hiện
chính sách.
Từ khóa: Chính sách cho giáo viên, vùng dân tộc thiểu số, khu vực miền núi
phía Bắc, giáo dục.

1. Mở đầu

Kể từ năm 1945, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà
nước đã thực hiện nhiều Chính sách giáo dục cho các dân tộc thiểu số. Những
nguyên tắc cơ bản của chính sách giáo dục được thể hiện qua đường lối của Đảng,
qua Hiến pháp, qua Luật Giáo dục và Chiến lược phát triển giáo dục của Chính
phủ. Sau Đổi mới (1986), nhiều cải cách về giáo dục đã được thực hiện, trong đó,
Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm cho khu vực miền núi, dân tộc thiểu số những vùng cịn đặc biệt nhiều khó khăn. Ngồi chính sách cho học sinh là con em
các dân tộc thiểu số, các chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo đang
công tác ở những vùng đặc biệt khó khăn là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà


1 Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên;
Mail: , ĐT: 091 2501 809.


512

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

nước nhằm động viên, thu hút và tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo thêm gắn bó
với sự nghiệp giáo dục tại những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn của đất nước, từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên kéo dài trong
nhiều năm trước đây, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong điều động, luân chuyển và
bố trí giáo viên ở những vùng này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát về việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
khu vực miền núi phía Bắc

Miền núi phía Bắc là khu vực đa dạng về địa hình cũng như dân cư. Các
dân tộc ở đây thuộc các nhóm ngơn ngữ: Việt - Mường (với 2 dân tộc là Việt và
Mường), Môn- Khơme (các dân tộc: Khơ mú, Xinh mun, Kháng, Mảng), nhóm
Tày - Thái (các dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Sán Chay, Lào, Lự, Giáy, Bố Y), nhóm
Mơng - Dao (gồm dân tộc: Mơng, Dao, Pà Thẻn), nhóm Kađai (có các dân tộc: Cơ
Lao, La Ha, La Chí, Pu Péo, nhóm Tạng - Miến (với các dân tộc: Cống, Hà Nhì, La
Hủ, Lơ Lô, Phù Lá, Si La). Do ảnh hưởng của lịch sử cư trú, di dân, đặc điểm văn
hóa và một số điều kiện khác nên hầu hết các dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở
vùng miền núi.
Hệ thống trường học ở các tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc chủ yếu là trường
công lập do nhà nước quản lý với các cấp học: mầm non, phổ thông, hướng nghiệp,
trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học... Để tạo điều kiện cho con em của

đồng bào các dân tộc thiểu số được đến trường, Nhà nước đã có chính sách giáo
dục chuyên biệt cho dân tộc thiểu số như: miễn giảm học phí cho các cấp học nhằm
bớt khó khăn cho đồng bào; thực hiện cấp giấy viết không thu tiền cho học sinh tiểu
học ở vùng đặc biệt khó khăn1.
Ngày 29/6/1985, Bộ Giáo dục ra quyết định 661/QĐ về tổ chức và hoạt động
của các trường phổ thông dân tộc nội trú với mục đích tạo nguồn cho các trường đại
học và chuyên nghiệp để đào tạo cán bộ cho các dân tộc thiểu số. Trường dân tộc
nội trú huyện chỉ mở cho bậc trung học phổ thông, trung học cơ sở, còn đối với cấp
xã trường dân tộc nội trú mở dưới hình thức bán trú cho học sinh ở 2 năm cuối của
bậc tiểu học [7, tr.189]. Ngoài được nhận học bổng bằng 80% mức lương tối thiểu
chung, học sinh ở các trường dân tộc nội trú được nhận các khoản hỗ trợ khác theo
1 Thực hiện theo văn bản 510/UBDTMN-CSMN ngày 10/7/2001 của Ủy ban dân tộc. Tuy nhiên,
việc cấp phát của mỗi tỉnh có định mức khác nhau: tỉnh Cao Bằng, học sinh cấp tiểu học được
cấp 11 quyển vở, 2 tập giấy kiểm tra/năm; tỉnh Lai Châu, học sinh được cấp từ 10 - 22 quyển/
năm tùy theo lớp học; tỉnh Hà Giang, học sinh được cấp 16 quyển/năm.


CHÍNH SÁCH CHO ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC:...

513

quy định của Nhà nước1 và tùy theo điều kiện của tỉnh, huyện. Trong những năm
qua, đặc biệt từ khi thực hiện Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc
nội trú giai đoạn 2011-2015, mạng lưới quy mô trường phổ thông dân tộc nội trú
được phát triển ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc với chất lượng ngày càng cao,
từng bước đáp ứng yêu cầu tạo nguồn cán bộ và nhân lực có chất lượng phục vụ
sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội vùng miền núi phía Bắc trong thời kỳ Đổi mới.
Hệ thống trường bán trú dân nuôi phổ biến đối với các tỉnh khu vực miền núi
phía Bắc. Thực chất, do giao thơng khó khăn nên học sinh các trường này vẫn ở nội

trú, gia đình đóng góp gạo, tiền cho con em họ ăn học. Tùy theo điều kiện, mỗi tỉnh
có chính sách hỗ trợ riêng cho học sinh ở trường bán trú. Bên cạnh đó, Nhà nước
cịn có chính sách đào tạo chuyên biệt (dự bị đại học; đào tạo cử tuyển; ưu tiên
điểm với học sinh thi đại học, cao đẳng; hỗ trợ học sinh nghèo ở các xã đặc biệt khó
khăn; đào tạo dạy nghề) [3,5,6]. Từ năm 1980 đến nay, đã có 5 tiếng dân tộc được
dạy trong các trường phổ thông ở khu vực miền núi phía Bắc là: Tày, Nùng, Thái,
Mơng, Dao. Ngồi ra, để phổ cập giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, việc thành lập các
“lớp ghép”, “lớp nhô”2 cho một số nơi là một trong những sáng tạo trong thực hiện
chính sách giáo dục để giải quyết điều kiện đặc thù [2].
Ngày 22/11/2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2123/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án “Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 2015” với tổng dự tốn kinh phí 341.455 triệu đồng. Đề án này được áp dụng đối
với 9 dân tộc có số dân dưới 4.000 người3 nhằm phát triển về số lượng, nâng cao
chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người, góp
phần bảo tồn và phát triển bền vững các dân tộc rất ít người. Trong 5 năm triển khai
thực hiện đề án, các tỉnh đã có 12.339 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên được hưởng
chính sách hỗ trợ, trong đó, tỉnh Hà Giang là 1951 lượt em, tỉnh Lai Châu là 8085
lượt em, tỉnh Lào Cai là 1064 lượt em, tỉnh Điện Biên là 1239 lượt em.
Tỷ lệ huy động trẻ em, học sinh đến trường tăng, nhiều dân tộc như Cờ Lao,
Pu Péo, Bố Y ở Hà Giang, Cống ở Lai Châu, Si La ở Điện Biên, đã huy động đạt
100% học sinh đến trường ở cả 3 cấp học [1].
1 Hiện nay, chế độ của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú được thực hiện theo Thông tư
liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC - BGDĐT ngày 29/05/2009 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục
và Đào tạo về “Hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân
tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc”.
2 Cách gọi nơm na với loại hình lớp tạm được mở ở những vùng đặc biệt khó khăn về giao thơng,
học sinh trong lớp đủ lứa tuổi, thành phần và cấp học.
3 Trong số 9 dân tộc thì đã có 7 dân tộc cư trú ở khu vực miền núi phía Bắc: Ơ Đu, Pu Péo, Si La,
Cống, Bố Y, Mảng, Cờ Lao.



514

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

Với những chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển giáo dục cho con em đồng
bào các dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước, chất lượng giáo dục ở vùng cao đã
có sự chuyển biến tích cực, góp phần trong việc nâng cao dân trí cho đồng bào các
dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc.
2.2. Chính sách đối với nhà giáo ở vùng dân tộc thiểu số

Do khó khăn về kinh tế, giao thông và ngôn ngữ, trước năm 1986, giáo viên
ở vùng dân tộc thiểu số bị thiếu nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng này, các
khóa đào tạo giáo viên cấp tốc được tổ chức. Bên cạnh các hệ đào tạo chuẩn, cịn
có các hệ đào tạo dưới chuẩn [4]. Tình trạng thiếu giáo viên và trình độ giáo viên
khơng đạt chuẩn ở vùng dân tộc thiểu số kéo dài. Từ năm 1986, trên cơ sở ưu tiên
phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách đặc thù
cho giáo dục ở vùng này. Trong đó, chú trọng đến chính sách đối với nhà giáo cơng
tác ở vùng dân tộc thiểu số, tập trung ưu tiên về lương, nhà ở công vụ và thời gian
luân chuyển công tác.
2.2.1. Chế độ lương, phụ cấp
Để góp phần giảm bớt khó khăn, cải thiện mức sống, thu nhập cho giáo viên,
cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số, ngày 20/6/2006,
Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo,
cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ về lương bổng, mức
thu nhập cho đội ngũ nhà giáo làm việc ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
(thường là vùng dân tộc thiểu số). Ngoài hưởng 70% phụ cấp lương đứng lớp, từ
năm 2011, giáo viên trong biên chế dạy trong các trường cơng lập cịn được hưởng
phụ cấp thâm niên theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CPban hành ngày 4/7/2011.

2.2.2. Chính sách xây nhà cơng vụ cho giáo viên
Giáo viên ở các trường chủ yếu từ các địa phương khác đến giảng dạy, do
vậy, nhu cầu về nhà công vụ rất lớn. Nhằm giúp giáo viên an tâm công tác, năm
2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2008/QĐ - TTg (ngày
1/2/2008) về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008
- 2012. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngành Giáo dục và các địa
phương quan tâm đến xây dựng nhà công vụ cho giáo viên. Tuy nhiên, nhà công vụ
vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu cho giáo viên, thậm chí, nhiều nơi chưa có điều kiện
xây dựng nhà công vụ nên giáo viên phải thuê ở bên ngồi. Do nguồn kinh phí hạn
hẹp, những trường có nhà cơng vụ thì đa số đều được xây dựng với diện tích nhỏ,
giáo viên phải ở ghép trong điều kiện thiếu thốn, ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng
dạy, nhà vệ sinh được bố trí bên ngồi rất bất tiện trong sinh hoạt, nhiều nhà công


CHÍNH SÁCH CHO ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC:...

515

vụ đã xuống cấp, khơng đảm bảo an tồn. Đó cũng là những bất cập đòi hỏi các cấp
phải quan tâm hơn nữa để giúp giáo viên từ các nơi khác đến những xã vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn an tâm giảng dạy, gắn bó lâu dài với địa phương.
2.2.3. Chính sách luân chuyển giáo viên
Chính sách luân chuyển giáo viên được thực hiện theo Nghị định số 61/2006/
NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ sung ở Nghị định số 27/
VBHN-BGDĐT ngày 23/12/2014. Theo đó, giáo viên khi chuyển đến nơi làm việc
thuộc vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 10 tháng lương; cịn nếu
có cả gia đình cùng đi thì được hỗ trợ 12 tháng lương tối thiểu. Sau 3 năm đối với
nữ và 5 năm đối với nam làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn, giáo viên có thể được
chuyển đến làm việc tại những nơi thuận lợi hơn. Hết thời hạn nói trên, nếu họ tình
nguyện ở lại để tiếp tục cơng tác lâu dài thì được xét để cấp đất làm nhà, được vay

vốn làm nhà, làm kinh tế với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm. Luân chuyển
giáo viên là một trong những giải pháp nhằm cân đối, sắp xếp lại đội ngũ giáo
viên giữa các trường lớp, tạo điều kiện cho những giáo viên công tác lâu năm
ở vùng dân tộc thiểu số ra vùng thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện luân chuyển cho giáo viên còn nhiều
bất cập bởi liên quan đến quyền lợi của mỗi cá nhân cụ thể. Việc luân chuyển gây
xáo trộn trong tư tưởng, làm gián đoạn quá trình giảng dạy, ảnh hưởng đến sinh
hoạt, chăm sóc gia đình của các thầy cơ giáo. Mặt khác, sự phân định ranh giới
giữa các điểm trường ở vùng thuận lợi với điểm khó khăn nhiều khi chỉ cách nhau
1- 2 km dẫn đến sự thiệt thòi của giáo viên trong hưởng chế độ. Thậm chí có nơi
lợi dụng việc điều động để trục lợi hoặc trù dập giáo viên, vi phạm quyền lợi của
giáo viên.
 2.2.4. Chính sách bồi dưỡng giáo viên
Một trong những yếu tố quyết định thành công của giáo dục là chất lượng đội
ngũ giáo viên. Trong đó, cơng tác bồi dưỡng giáo viên được coi là công cụ hữu
hiệu nâng cao năng lực dạy học của giáo viên. Điều này đặc biệt cần thiết với đội
ngũ giáo viên tại các vùng miền núi, vùng sâu, nhiều người sau khi tốt nghiệp các
trường sư phạm địa phương lên “cắm xã, cắm bản” để dạy chữ cho đồng bào dân
tộc thiểu số, sống và dạy học trong điều kiện vơ vàn khó khăn, khơng có điều kiện
cập nhật kiến thức và kỹ năng mới.
Công tác bồi dưỡng được thực hiện vào dịp hè với các nội dung cơ bản như:
bồi dưỡng nâng cao trình độ theo hướng chuẩn hóa; bồi dưỡng và cấp chứng chỉ
nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; bồi dưỡng và cấp chứng chỉ Quản lý giáo dục
cho cán bộ quản lý giáo dục; bồi dưỡng các chuyên đề nâng cao năng lực cho giáo
viên các bậc học..


516

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL

Việc bồi dưỡng cho giáo viên ở vùng sâu, vùng xa do Sở Giáo dục và Đào tạo
các địa phương tổ chức. Báo cáo viên là cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán ở các
bậc học sau khi tham gia các khóa tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức,
tập huấn lại cho giáo viên các trường. Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng là dịp
để giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy hiệu quả, nâng
cao chất lượng dạy và học.
Tuy nhiên, việc bồi dưỡng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn đối với các
giáo viên dạy ở vùng dân tộc và miền núi. Giáo viên khó sử dụng được những kiến
thức trong các lớp bồi dưỡng để vận dụng vào dạy học bởi thực tế học sinh dân tộc
thiểu số tiếp nhận và xử lý thơng tin chậm; có những điểm trường 100% học sinh
vào lớp 1 chưa biết tiếng phổ thông nên giáo viên phải kiên trì hàng tháng hướng
dẫn học sinh cách phát âm; nhiều trường cơ sở vật chất cịn tạm bợ, thiếu thốn. Do
vậy, khó vận dụng phương pháp dạy học mới cho học sinh.
3. Kết luận

Đảng và Nhà nước luôn coi trọng đến chất lượng đội ngũ nhà giáo, coi đó là
điều kiện tiên quyết để phát triển giáo dục. Do đặc điểm địa hình, lịch sử, hầu hết
các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc sinh sống ở vùng cao, vùng sâu,
đời sống kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn. Bởi vậy, Nhà nước có chính sách đặc
biệt cho giáo dục tại vùng này. Trong đó, có chính sách ưu tiên dành cho giáo viên
thể hiện ở chế độ lương, phụ cấp; nhà công vụ; chế độ luân chuyển và bồi dưỡng
giáo viên. Qua thực hiện các chính sách này, đời sống của giáo viên ở vùng dân tộc
thiểu số giảm bớt khó khăn, giúp họ phần nào yên tâm với nghề, cống hiến cho sự
nghiệp giáo dục miền núi.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những thách thức như: mặc dù
Nhà nước có chính sách ưu tiên, hỗ trợ về lương, phụ cấp cho giáo viên vùng sâu
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhưng vẫn khơng đủ cho họ trang trải cuộc sống.
Trong thực tế, những giáo viên dạy ở đây vẫn phải dạy lớp ghép nhưng Thông tư

số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 không quy định biên chế giáo viên cho
một lớp, cho những lớp ghép, bởi vậy, thiệt thịi cho giáo viên trong hưởng chế độ,
chính sách. Tình trạng cơ sở hạ tầng tại các trường học ở vùng sâu, vùng đặc biệt
khó khăn tuy được cải thiện nhưng cịn nhiều thiếu thốn... Thực trạng đó địi hỏi
Đảng và Nhà nước cần phải tiếp tục cải cách các chính sách, chế độ để giáo viên
vùng sâu, vùng xa có thể sống bằng đồng lương, yên tâm cống hiến cho sự nghiệp
giáo dục.


CHÍNH SÁCH CHO ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC:...

517

Tài liệu tham khảo
1. Khánh Hà (22/12/2015), “Tổng kết đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc
ít người”, Trên trang Truy cập ngày
5/9/2018.
2. Nguyễn Thị Thu Huyền (2014), “Việc thể chế hóa đường lối, quan điểm, chỉ đạo của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo vùng dân tộc thiểu số”, trong Kỷ yếu Hội thảo Thể chế hóa chủ trương,
đường lối cơng tác dân tộc của Đảng, thực hiện Khoản 5, Điều 84 của Hiến pháp năm
1992 (nay là Khoản 5, Điều 70 của Hiến pháp năm 2013), Cơ quan Đảng Đoàn của
Quốc hội, Hà Nội.
3. ISSE (2005), Tóm tắt các chương trình/ chính sách liên quan tới dân tộc miền núi ở
Việt Nam – giai đoạn 1998 đến nay, Báo cáo, Hà Nội.
4. Neil J và cộng sự (2000), Những khó khăn trong cơng cuộc phát triển miền núi ở Việt
Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. RTI (2008), Đánh giá xã hội: Dự án đảm bảo chất lượng giáo dục Việt Nam (SEQAP),
Báo cáo. DFID.
6. Đặng Kim Sơn và cộng sự (2012), Nghiên cứu rà sốt, phân tích các chính sách

dân tộc thiểu số và hỗ trợ xây dựng khung chính sách cho Ủy ban Dân tộc, Báo cáo,
CEMA, UNDP, tr. 52,53.
7. Nguyễn Ngọc Thanh (Chủ biên) (2012), Một số vấn đề chính sách giáo dục ở vùng
cao miền núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.


518

POLICIES FOR TEACHERS IN ETHNIC MINORITY REGIONS
IN THE NORTH MOUNTAINOUS AREAS:
STATUS AND ISSUES


Assoc.Prof Ph.D Nguyen Thi Que Loan1

Abstract:  Vietnam is a multi - nationality country with 53 ethnic minorities
(about 14% of total population). Most of the ethnic minorities live in remote
and mountainous areas where there are transportation difficulties and
socio-economic development. Therefore, the State has specific policies for
these ethnic groups, including education policy. Education policy with ethnic
minorities is mainly expressed in the fields of: building schools and classes for
ethnic minorities; language instruction for ethnic minorities; policy for teachers
in ethnic minority areas and policies for ethnic minority students. The paper
will present policies for teachers, who are teaching in ethnic minority areas,
analyze achievements and shortcomings in policy implementation.
Key words: Policy for teachers, ethnic minorities, north mountainous areas,
education.

1 Thai Nguyen University of Education;
Mail: , Tel: 091 2501 809.




×