Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô buồng trứng tái phát tại bệnh viện K

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 103 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư biểu mô buồng trứng là bệnh lý ác tính xuất phát từ các tế bào
lớp biểu mô của buồng trứng, là bệnh hay gặp trong các ung thư phụ khoa, chỉ
đứng sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung [10].
Trên thế giới: Phụ nữ một số quốc gia ở Bắc Mỹ và Bắc Âu có nguy cơ
mắc UTBMBT cao, ngược lại phụ nữ Nhật Bản và các quốc gia đang phát
triển có nguy cơ mắc UTBMBT thấp hơn. Phụ nữ châu Phi di cư đến sống tại
Mỹ có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn phụ nữ bản địa [59].
Ở Mỹ năm 2008 ghi nhận 24.000 trường hợp mới mắc, 16.000 phụ nữ
tử vong vì căn bệnh này. Tính chung trong suốt cuộc đời, 1 phụ nữ Mỹ có
nguy cơ 1/70 mắc bệnh ung thư buồng trứng tại một thời điểm nào đó [24].
Năm 2010 Việt Nam có 2.185 ca Ung thư buồng trứng mới mắc, chiếm
tỷ lệ 4,9/100.000 dân, đứng thứ 8 trong các ung thư nữ giới. Ước tính đến
năm 2020, cả nước có 5.548 ca Ung thư buồng trứng mới mắc [3].
Về mơ bệnh học, có 80 - 90% ung thư buồng trứng là loại biểu mô, 10 15% là ung thư tế bào mầm, và khoảng 5% ung thư có nguồn gốc mô đệm [6].
Khoảng 70 - 75% bệnh nhân UTBMBT được chẩn đoán ở giai đoạn
bệnh đã lan tràn ra ổ phúc mạc [10]. Nên các biện pháp điều trị chỉ là tạm
thời, hầu hết bệnh nhân xuất hiện tái phát sau điều trị bước 1. Bệnh càng
muộn, càng sớm tái phát.
Ung thư buồng trứng tái phát được định nghĩa là bệnh xuất hiện trở lại
sau 6 tháng kể từ lúc hoàn thành điều trị ban đầu. Các trường hợp xuất hiện
triệu chứng trong thời gian 6 tháng được xem là bệnh tiên phát chưa lui bệnh
hồn tồn, khơng xếp vào nhóm tái phát.


2

Đối với UTBMBT tái phát ổ bụng, người ta có thể điều trị bước 2, bằng


phẫu thuật công phá u tối đa kết hợp với hoá chất bổ trợ. Tỷ lệ sống thêm ở
giai đoạn này phụ thuộc vào mức độ lan rộng của bệnh và thành công của
điều trị phẫu thuật, hố chất. Trong đó, kết quả phẫu thuật (tối ưu hay khơng
tối ưu) đóng vai trị quan trọng nhất.
Trong thực hành điều trị tại Bệnh viện K Trung ương, ngày càng nhiều
bệnh nhân UTBMBT tái phát được phát hiện và điều trị bước 2. Dù mục đích
điều trị tái phát chỉ là điều trị tạm thời, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân sau
điều trị tái phát có được thời gian sống thêm khá tốt.
Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, ở Bệnh viện K Trung ương cũng như
cả nước ta, chưa có nghiên cứu nào về chẩn đốn và điều trị UTBMBT tái phát.
Để góp phần tìm hiểu về chẩn đoán và kết quả điều trị bệnh UTBMBT
tái phát ở Bệnh viện K trung ương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
với 2 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm tái phát của Ung thư biểu mô buồng trứng.
2. Đánh giá kết quả điều trị Ung thư biểu mô buồng trứng tái phát
bằng phẫu thuật kết hợp hóa trị tại bệnh viện K.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU, MÔ HỌC CỦA BUỒNG TRỨNG
1.1.1. Giải phẫu của buồng trứng
Mỗi người phụ nữ có hai buồng trứng nằm trong ổ bụng, sát thành bên
của chậu hông bé, sau dây chằng rộng. Buồng trứng có hình hạnh nhân, hơi
dẹt, màu hồng nhạt. Hình dạng, kích thước của buồng trứng thay đổi theo
từng giai đoạn phát triển sinh lí của cơ thể người phụ nữ.
Mặt ngoài mỗi buồng trứng liên quan với động mạch chậu ngoài, động
mạch chậu trong và động mạch tử cung. Mặt trong liên quan với manh tràng,

ruột thừa, ruột non ở bên phải và đại tràng sigma ở bên trái.
Buồng trứng được định vị bởi 4 dây chằng. Các dây chằng này treo giữ
buồng trứng một cách tương đối:
+ Dây chằng tử cung - buồng trứng.
+ Dây chằng thắt lưng - buồng trứng.
+ Mạc treo buồng trứng.
+ Dây chằng vòi trứng - buồng trứng.
Mạch máu và thần kinh buồng trứng:
* Động mạch: Buồng trứng được cấp máu từ hai nguồn
- Động mạch buồng trứng: tách ra từ động mạch chủ bụng ở ngang
mức các động mạch thận. Sau khi bắt chéo động mạch chậu ngoài, động mạch
buồng trứng chia làm 3 nhánh ở đầu trên của buồng trứng gồm:
+ Nhánh vòi ngoài.
+ Nhánh buồng trứng ngoài.
+ Nhánh nối.


4

Hình 1.1. Tử cung và các phần phụ nhìn từ phía sau
(Trích từ Atlas - Giải phẫu người của Frank H. Netter)[43]
- Động mạch tử cung tách ra các nhánh tận tiếp nối với các nhánh của
động mạch buồng trứng tạo thành cung mạch máu nuôi dưỡng buồng trứng.
- Tại rốn buồng trứng: Động mạch buồng trứng chia ra 10 nhánh tiến
sâu vào vùng tủy.
- Tại vùng chuyển tiếp: Các động mạch và tiểu động mạch tạo thành
một đám rối, các mạch thẳng nhỏ hơn từ đám rối này tiến vào vùng vỏ buồng
trứng. Ở lớp vỏ trong của nang nỗn có một mạng lưới mao mạch dày đặc.
* Tĩnh mạch: Tĩnh mạch buồng trứng phải đổ về tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh
mạch buồng trứng trái đổ về tĩnh mạch thận trái.

* Hệ thống bạch huyết: Dẫn lưu vào các thân bạch mạch lớn hơn để tạo thành
đám rối ở rốn buồng trứng, chúng đi qua mạc treo buồng trứng để dẫn lưu tới
các hạch quanh động mạch, các nhánh khác dẫn lưu vào các hạch chậu trong,
chậu ngoài, giữa động mạch chủ, động mạch chậu chung và hạch bẹn.
* Thần kinh: Tách ra từ đám rối liên mạc treo và đám rối thận [13].


5

1.1.2 Mô học của buồng trứng:
Buồng trứng là tạng duy nhất trong ổ bụng không được bao phủ bởi
phúc mạc. Buồng trứng được cấu tạo bởi hai vùng: vùng tủy có nhiều mạch
máu và vùng vỏ.
Lớp biểu mơ bề mặt buồng trứng

Nang trứng

Hình 2: Hình ảnh mơ học buồng trứng
(Dẫn từ ảnh thực tập mô - Bộ môn Mô phôi - Đại học Y Hà Nội)
* Vùng tủy: Được cấu tạo bởi mô liên kết thưa, nhiều sợi tạo keo, nhiều sợi
chun và có ít tế bào sợi hơn vùng vỏ. Ngồi ra cịn có các sợi cơ trơn, các
động mạch xoắn, những cuộn tĩnh mạch tạo nên mô cương của buồng trứng.
* Vùng vỏ: Gồm một lớp biểu mô đơn bao phủ mặt ngồi. Dưới lớp biểu mơ
là mơ kẽ gồm những tế bào hình thoi xếp theo nhiều hướng khác nhau. Chúng


6

có thể biệt hóa thành những tế bào nội tiết, tạo ra tuyến kẽ, tuyến vỏ. Các
tuyến này có chức năng tiết ra các hc mơn loại steroid.

* Mơ kẽ: Gồm những nang trứng hình cầu, mỗi nang trứng là một túi đựng nỗn.
Ở tuổi dậy thì các nang này có kích thước rất nhỏ, đều nhau, khơng nhìn thấy
được bằng mắt thường, gọi là nang trứng nguyên thủy. Có khoảng 400.000 nang
nguyên thủy ở tuổi dậy thì. Các nang nguyên thuỷ tiến triển qua các giai đoạn:
Nang trứng nguyên phát, nang trứng thứ phát và cuối cùng là nang trứng chín.
Trong dịng nỗn có các tế bào: nỗn ngun bào, nỗn bào 1, nỗn bào
2 và nỗn bào chín.
1.2. CHỨC NĂNG CỦA BUỒNG TRỨNG
Buồng trứng có hai chức năng, chức năng ngoại tiết là tạo noãn và chức
năng nội tiết là sản xuất ra các hc mơn sinh dục.

* Chức năng ngoại tiết
Buồng trứng có rất nhiều nang nỗn. Vào tuổi dậy thì số lượng nang
nỗn chỉ cịn 300.000 đến 400.000. Buồng trứng khơng có khả năng sản sinh
những nang nỗn mới. Buồng trứng là một cơ quan đích trong trục dưới đồi tuyến yên - buồng trứng. Dưới tác dụng của Follicle - Stimulating hormon
(FSH) nang noãn sẽ lớn lên rồi chín gọi là nang De Graff, có đường kính từ
1,5 đến 2 cm. Dưới tác dụng của Luteinizing hormon (LH) nang nỗn chín,
lồi ra phần ngoại vi của buồng trứng rồi vỡ, nỗn được phóng ra ngồi. Đó là
hiện tượng phóng nỗn. Nỗn phóng ra được loa vịi của vịi trứng hứng lấy,
nếu gặp tinh trùng nỗn được thụ tinh, vừa phát triển, trứng vừa di chuyển về
buồng tử cung để làm tổ ở đó. Phần tế bào nang cịn lại sẽ chuyển dạng thành
tế bào hồng thể.

* Chức năng nội tiết
Dưới tác dụng của các hoóc môn GnRH, LH, FSH, buồng trứng sản
xuất ra estrogen, progesterone và androgen. Các hc mơn này tác động lên
niêm mạc tử cung tạo nên hiện tượng kinh nguyệt. Ngoài ra chúng còn tác


7


động lên các cơ quan khác như cơ tử cung, cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và
tuyến vú.
1.3. DỊCH TỄ HỌC
1.3.1. Trên thế giới
UTBMBT là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ da
trắng. Đặc biệt ở một số quốc gia ở Bắc Mỹ và Bắc Âu. Tỷ lệ mắc thấp ở châu
Á và phụ nữ châu Phi. Tỷ lệ mắc bệnh rất khác nhau tuỳ theo từng quốc gia,
từng chủng tộc và từng thời kỳ. Đã có những thơng báo về sự gia tăng tần
xuất mắc bệnh và tử vong do UTBT tại Singapore, Anh, Tây Ban Nha, Nhật
Bản [59].
Năm 2008, tại Mỹ ghi nhận 24.000 trường hợp mới mắc, 15.310 phụ
nữ tử vong vì căn bệnh này. Trong số đó có 75% số bệnh nhân Ung thư biểu
mô buồng trứng sẽ tái phát ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.
Thời gian sống thêm sau điều trị bước 2 trung bình của các bệnh nhân này là
2 năm [24].
1.3.2. Tại Việt Nam
Năm 2010 Việt Nam có 2.185 ca ung thư buồng trứng mới mắc, chiếm
tỷ lệ 4,9/100.000 dân, đứng thứ 8 trong các ung thư nữ giới. Ước tính đến
năm 2020, cả nước có 5.548 ca Ung thư buồng trứng mới mắc [2].
Ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một thống kê nào về số
ca ung thư biểu mô buồng trứng tái phát và kết quả điều trị cho những bệnh
nhân này.
1.4. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Nguyên nhân của UTBMBT đến nay vẫn chưa được biết đầy đủ, có
nhiều yếu tố nguy cơ được biết đến:


8


Tiền sử sinh sản là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với UTBMBT.
Những phụ nữ đã từng mang thai giảm được từ 30% - 60% nguy cơ mắc
UTBMBT, càng sinh nhiều con càng giảm thiểu nguy cơ mắc UTBMBT.
Có kinh sớm, mãn kinh muộn cũng là yếu tố nguy cơ tăng khả năng
mắc UTBMBT. Về lý thuyết, bề mặt biểu mơ của buồng trứng liên tục q
trình bị tổn thương - rụng trứng và sửa chữa - làm sẹo. Quá trình này làm tăng
khả năng phát sinh đột biến gen dẫn đến việc xuất hiện ung thư. Trong thời
gian mang thai và cho con bú quá trình này bị ngưng lại, yếu tố này được cho
là giảm nguy cơ mắc bệnh [38].
- Tuổi: Khả năng phát sinh UTBMBT tăng theo tuổi của người phụ nữ.
Hầu hết các UTBMBT xuất hiện ở tuổi trên 50 và nguy cơ cao nhất là ở tuổi
trên 60 [4].
- Yếu tố gen:
Gen sinh ung thư:
Ung thư là hậu quả của đột biến AND. Đó là một q trình diễn biến
phức tạp, nhiều giai đoạn, khơng sửa chữa được trong ADN. Sự hoạt hóa
của một oncogen và sự mất đi dị hợp tử trong gen ức chế ung thư là sự khởi
đầu gây bệnh. Nguyên nhân trực tiếp là quy trình sản xuất và tái sản xuất
của tế bào bị rối loạn, dẫn đến một cơ quan hay một bộ phận trong cơ thể bị
hư hỏng. Các yếu tố điều hòa tế bào chết theo chương trình (programmed
cell death regulators) khơng cịn khả năng khống chế. Kết quả là tế bào
phát triển quá mức để hình thành nên khối u. Các đột biến cũng có thể
được di truyền. Và như vậy cá thể nhận đột biến gen BRCA1 thì dễ mắc
ung thư vú và UTBMBT [38].
Gen ức chế ung thư:
Gen này giữ vai trò làm chậm lại sự phân chia tế bào. Hoạt động với hệ


9


thống sửa chữa ADN; cần thiết cho việc duy trì sự ổn định vốn liếng di
truyền. Khi gen này bị đột biến, khiếm khuyết ADN được hình thành. Đó là
ngun nhân của các hội chứng di truyền gây ung thư.
Cả hai loại UTBT di truyền và đơn lẻ đều có biểu hiện đột biến hai loại
gen là gen gây ung thư và gen ức chế ung thư. Tuy nhiên vẫn chưa xác định rõ
ràng vai trò của đột biến nào là cần thiết, ảnh hưởng đến quá trình hình thành
u. Đột biến gen p53 (gen ức chế sinh ung thư) được cho là nguyên nhân gây
nên UTBT. Sự đột biến này có thể phát hiện được bằng phương pháp hóa
miễn dịch, với biểu hiện là sự tăng nồng độ của protein bị đột biến thường gặp
trong các trường hợp ung thư loại thanh dịch. Tuy nhiên, vai trò trong việc
tiên lượng bệnh của gen p53 vẫn chưa được hoàn toàn khẳng định [38].
- Các yếu tố khác
Điều kiện sinh hoạt vật chất cao ở các nước phát triển làm tăng tỷ lệ
UTBT.
Phụ nữ tiếp xúc với bột talc có trong bao cao su, băng vệ sinh, màng
ngăn âm đạo có thể tăng nguy cơ mắc UTBT.
Dùng thuốc kích thích rụng trứng như clomiphen citrat làm tăng nguy
cơ 2 - 3 lần nếu dùng trên 12 chu kỳ.
Nồng độ Androgen cao, FSH và LH thấp làm tăng nguy cơ mắc UTBT [56].
1.5. MÔ BỆNH HỌC UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG
UTBMBT được chia thành các typ mô bệnh học khác nhau dựa vào sự
xuất hiện của loại tế bào biểu mô hiện diện trong khối u đó [22]. Dựa vào
nguyên tắc này người ta chia UTBMBT thành các typ chủ yếu sau:
- UTBM tuyến thanh dịch.
- UTBM dạng nội mạc tử cung.
- UTBM tế bào sáng.
- UTBM tuyến chế nhày.


10


- UTBM tuyến khơng biệt hóa.
- U hỗn hợp khơng phân loại.
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng mỗi một typ mơ bệnh học có
liên quan tới hình thái tế bào u riêng biệt và có các biến đổi gen ở cấp độ phân
tử khác nhau. UTBMBT thanh dịch có độ ác tính cao và có thể là cả
UTBMBT dạng nội mạc tử cung có nhiều khả năng phát sinh từ các tuyến vùi
trong biểu mô bề mặt với đột biến gen P53 và sự mất chức năng của gen
BRCA1 và/hoặc BRCA2. Các UTBM thanh dịch độ ác tính thấp có khả năng
phát sinh theo dạng bậc thang trong chuỗi u tuyến - U biểu mô thanh dịch
giáp biên - UTBMBT từ dạng điển hình đến UTBMBT thanh dịch xâm lấn
thơng qua sự hoạt hóa tín hiệu RAS - RAF thứ phát đến các đột biến KRAS
và BRAF [28].
Các UTBM chế nhầy phát sinh thông qua chuỗi u tuyến - u chế nhầy
giáp biên - UTBM với các đột biến KRAS. UTBM dạng nội mạc tử cung mức
độ ác tính thấp phát sinh từ bệnh lạc nội mạc tử cung thơng qua các đột biến ở
gen mã hóa beta - catein và PTEN. Mặc dù các nghiên cứu hình thái học đã
đưa ra được những bằng chứng rằng nguồn gốc của UTBM tế bào sáng là từ
bệnh lạc nội mạc tử cung, nhưng vẫn cịn ít bằng chứng về những biến đổi
gen ở các khối u ít phổ biến này [38].
1.6. CHẨN ĐOÁN UTBMBT TÁI PHÁT
1.6.1. Đặc điểm lâm sàng của UTBMBT tái phát
- Bệnh nhân UTBMBT sau điều trị bước 1 được theo dõi định kỳ, khám
lâm sàng và làm một số xét nghiệm cơ bản như siêu âm, CA 125. Trường hợp
bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ cần chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ
để xác định chẩn đoán. Những bệnh nhân được theo dõi định kỳ đầy đủ, sẽ
được phát hiện tái phát sớm khi chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng và
cho kết quả điều trị tốt hơn những bệnh nhân không được theo dõi.
- Trong điều kiện nước ta, thường gặp tình huống bệnh nhân tái khám được



11

1 số lần sau điều trị bước 1 rồi bỏ khám định kỳ, cho đến khi xuất hiện các
dấu hiệu lâm sàng tái phát mới quay lại bệnh viện khám.

- Triệu chứng cơ năng: Triệu chứng tái phát hay gặp nhất là đau tức hạ vị.
Tiếp đó là cảm giác căng bụng do xuất hiện dịch ổ bụng và sự lớn lên của các
khối u tái phát. Triệu chứng ra máu âm đạo bất thường, đái buốt, đái rắt. Các
triệu chứng thường gặp liên quan đến hệ tiêu hóa như buồn nơn, mất cảm giác
ăn ngon, táo bón và có thể gặp những dấu hiệu của tắc ruột.
- Triệu chứng toàn thân: Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân gầy sút rõ rệt,
biểu hiện thiếu máu, suy dinh dưỡng nặng kèm theo rối loạn nước điện giải.
Hình ảnh trên lâm sàng điển hình là bụng chướng to, chân tay teo tóp, người
chỉ cịn da bọc xương, mất hết tổ chức mỡ dưới da mặt, mắt trũng sâu làm cho
bệnh nhân có vẻ mặt ”ung thư buồng trứng” như ln cười mỉa mai.

- Có thể thấy rằng tất cả những triệu chứng trên đều khơng đặc hiệu. Khi
BN có những dấu hiệu nghi ngờ, phải làm các xét nghiệm cận lâm sàng để
chẩn đốn.

- Triệu chứng thực thể:
+ Khám ngồi: Dịch ổ bụng, có thể sờ thấy khối tái phát trong ổ bụng.
+ Khám bằng tay qua âm đạo hoặc trực tràng có giá trị tốt hơn, có thể sờ
được khối tái phát tiểu khung, tình trạng mỏm cụt âm đạo, đánh giá sơ bộ tình
trạng xâm lấn bàng quang, trực tràng.
1.6.2. Cận lâm sàng
* Siêu âm
Siêu âm ổ bụng thường được sử dụng để rà soát khối tái phát tại chỗ,
đánh giá tình trạng dịch ổ bụng, tình trạng hạch, các nhân di căn trong ổ phúc

mạc hoặc tới các cơ quan khác trong ổ bụng.
Siêu âm qua đầu dò âm đạo có hiệu quả tốt hơn trong việc đánh giá tính
chất, mức độ lan tràn, xâm lấn của khối tái phát tại tiểu khung.
Trong bệnh UTBMBT tái phát, các tổn thương tái phát là tổ chức phần


12

mềm, kèm theo bệnh nhân thường có dịch ổ bụng kèm theo. Đây là những
yếu tố thuận lợi của siêu âm trong đánh giá tổn thương tái phát.
* Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ ổ bụng: Được chỉ định cho
những trường hợp có tổn thương nghi ngờ trên siêu âm.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT.Scanner) ổ bụng có thể phát hiện được khối
tái phát tiểu khung, tái phát ổ phúc mạc ngoài tiểu khung, phát hiện hạch to,
dịch ổ bụng. Các thế hệ máy chụp cắt lớp vi tính thơng thường có thể phát
hiện hình khối hay hạch ổ bụng ≥ 1cm, các máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy
đầu dị (64 hay 256 dãy) có thể phát hiện được tổn thương nhỏ hơn [11].
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) ổ bụng phát hiện tổn thương tái phát tiểu
khung, tái phát ổ phúc mạc ngoài tiểu khung tốt hơn chụp cắt lớp vi tính. Đặc
biệt, các thế hệ máy 1,5 - 3 Tesla cho kết quả rất rõ nét [47].
* Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác
+ Chụp X - quang lồng ngực thẳng, nghiêng để phát hiện di căn phổi.
+ Chụp khung đại tràng: đánh giá xâm lấn của các khối UTBT tái phát
vào lịng đại tràng.
+ Chụp bụng khơng chuẩn bị được chỉ định trong các trường hợp
UTBTBM tái phát xâm lấn ống tiêu hóa gây tắc ruột hoặc thủng tạng rỗng.
+ Xạ hình xương: Các dược chất phóng xạ được đưa (uống, tiêm..) vào
cơ thể người bệnh, được hấp thụ vào tổ chức xương. Các máy ghi hình phóng
xạ sẽ ghi lại độ tập trung của hoạt chất phóng xạ trong tổ chức xương, từ đó
suy ra được có tình trạng di căn đến xương của UTBMBT hay không.

+ Chụp PET/CT (positron emission tomography/computed tomography):
Là kỹ thuật hình ảnh sử dụng đồng vị phóng xạ 18F gắn với các phân tử
Glucose, cho phép ghi hình được các vị trí tái phát cũng như di căn của
UTBMBT có kích thước ≥ 1cm. Một kết quả PET/CT tốt giúp ta đánh giá được
mức độ và vị trí tái phát, là chỉ dẫn trước mổ rất tốt giúp phẫu thuật viên chủ
động lấy bỏ tổn thương tái phát, đặc biệt là tái phát tại hạch [46]. Đây là khảo


13

sát hình ảnh đánh giá tái phát tốt nhất đối với UTBMBT ở thời điểm hiện tại.
Nhược điểm của phương pháp là giá thành cao nên khó triển khai đại trà.
* Xét nghiệm CA 125
CA 125 (Cancer Antigen) bản chất là một loại glyco-protein có khối
lượng phân tử từ 220 - 1.000 kD. Người ta xác định sự hiện diện của kháng
nguyên CA 125 bằng kỹ thuật kháng thể đơn dịng [34].
Trong UTBMBT tiên phát, có khoảng 80% - 85% bệnh nhân có nồng độ
CA 125 huyết thanh tăng cao. Những bệnh nhân UTBMBT thanh dịch có xu
hướng tăng nồng độ CA 125 cao hơn (> 85%), trong khi ở thể chế nhầy tỷ lệ
tăng CA 125 thấp hơn.
Ở những phụ nữ đã mãn kinh, khi có bằng chứng khối u buồng trứng +
xét nghiệm CA 125 (>65 u/ml) thì kết luận UTBMBT có độ nhạy là 97% và
độ đặc hiệu là 78% [56].
Những phụ nữ đang theo dõi sau điều trị UTBMBT đã điều trị bước 1,
khi có hình ảnh khối bất thường tiểu khung trên chẩn đốn hình ảnh kèm theo
nồng độ CA 125 tăng thì có chỉ định phẫu thuật thăm dò.
* Các xét nghiệm khác
Xét nghiệm HE4: Các nghiên cứu nước ngoài cho thấy xét nghiệm này
tốt hơn CA 125 ở phụ nữ chưa mãn kinh. Thuật toán ROMA kết hợp cả 2 xét
nghiệm CA 125 và HE4 cho giá trị chẩn đoán UTBMBT tốt hơn từng xét

nghiệm riêng lẻ.
Xét nghiệm đánh giá tình trạng, chức năng thận và hệ tiết niệu nói
chung rất có ý nghĩa trong đánh giá mức độ xâm lấn của UTBMBT tái phát
vào hệ tiết niệu.
Ở các bệnh nhân theo dõi điều trị ung thư buồng trứng bước 1, có hình
ảnh khối tiểu khung trên chẩn đốn hình ảnh + CA 125 > 35 u/ml thì có chỉ
định phẫu thuật lại.


14

Khi so sánh các phương pháp chẩn đoán UTBMBT tái phát, các tác giả
Đức: Fehm T, Heller F, Kramer S, Jager W, Gebauer G cho kết quả: 98% bệnh
nhân tái phát được phát hiện bệnh bằng khám lâm sàng + xét nghiệm CA125.
80% bệnh nhân có tổn thương trên CLVT, 70% bệnh nhân có tổn thương trên
siêu âm đầu dị âm đạo. Họ rút ra khuyến cáo theo dõi tái phát bằng lâm sàng
và xét nghiệm CA.125, chẩn đốn hình ảnh khơng cung cấp thêm thơng tin và
do đó chỉ nên thực hiện trước khi can thiệp phẫu thuật hoặc chỉ định điều trị
can thiệp khác [39].
1.6.3. Chẩn đốn mơ bệnh học
Ung thư buồng trứng tiên phát hay tái phát đều có ba loại chính, gồm:
- Ung thư biểu mơ buồng trứng, có nguồn gốc từ lớp tế bào biểu mô của
buồng trứng, những thể vùi của biểu mô hoặc lạc nội mạc tử cung.
- Ung thư của mô đệm - dây sinh dục, phát sinh từ mô đệm của buồng
trứng, từ nguồn gốc của dây sinh dục hoặc cả hai.
- Ung thư tế bào mầm, có nguồn gốc từ những tế bào mầm.
Trong 3 thể trên, UTBMBT là hay gặp nhất, gồm các typ phổ biến sau:
+ Ung thư biểu mô tuyến thanh dịch.
+ Ung thư biểu mô dạng nội mạc.
+ Ung thư biểu mô tế bào sáng.

+ Ung thư biểu mô tuyến chế nhầy.
+ Ung thư biểu mô khơng biệt hóa [21], [41].
1.6.4. Chẩn đốn giai đoạn UTBT tái phát (rTNM: đánh giá TNM tái phát).
Trên lý thuyết, có phân loại rTNM, nhưng trong thực hành tại bệnh
viện người ta hầu như không sử dụng phân loại này.
1.7. ĐIỀU TRỊ
1.7.1. Điều trị phẫu thuật
* Phẫu thuật lại (Secondary cytoreductive surgery)


15

Những bệnh nhân tái khám sau điều trị bước 1 UTBMBT, có hình khối
ổ bụng trên chẩn đốn hình ảnh + CA 125 > 35 u/ml thì có chỉ định mổ lại.
Các bệnh nhân UTBMBT tái phát càng muộn (sau 12 tháng) có tiên
lượng càng tốt. Bệnh nhân có 1 vị trí tái phát có tiên lượng tốt hơn nhiều vị trí
tái phát.
Phẫu thuật cơng phá u tối đa (Debulking surgery) các tổn thương tái
phát được chỉ định trong các trường hợp này.
Mục tiêu của phẫu thuật lần 2 là cắt bỏ tối đa tổn thương giúp hóa chất
bổ trợ phát huy tác dụng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân được
phẫu thuật tối ưu sẽ có thời gian sống thêm tốt hơn so với những bệnh nhân
phẫu thuật không tối ưu [72].
* Phẫu thuật điều trị triệu chứng
Tắc ruột có thể xảy ra khi khối u tái phát chèn ép từ ngoài vào hoặc do
ung thư di căn vào các quai ruột. Ứ nước thận khi u tái phát chèn vào đường
bài xuất nước tiểu. Các trường hợp này cần phẫu thuật điều trị triệu chứng.
Đối với bệnh nhân tái phát, chỉ định phẫu thuật cần phải cân nhắc kỹ
dựa trên tổng trạng của bệnh nhân, thời gian ước tính sống thêm sau điều trị
bước 2.

1.7.2. Điều trị hóa chất
- UTBMBT tái phát thường nhạy cảm với nhiều loại hóa chất. Điều trị hóa
chất được lựa chọn sau khi hậu phẫu ổn định, thường sau mổ từ 2 đến 3 tuần.
- Nếu bệnh nhân tái phát sau 12 tháng, người ta thường dùng lại phác đồ
đã điều trị ở bước 1. Nếu bệnh nhân tái phát trong vịng 6 - 12 tháng, bệnh
nhân đó được xem kháng hóa chất đã điều trị ở bước 1, ta sẽ lựa chọn một
phác đồ hóa chất khác.
- Các phác đồ hóa chất thường được lựa chọn để điều trị UTBMBT tái phát:
+ Paclitaxel + Carboplatin,


16

+ Carboplatin + Cyclophosphamid.
+ Doxorubicine + Carboplatin.
+ Gemcitabin hay Doxorubicine đơn chất...
- Paclitaxel là thuốc đầu tiên trong nhóm taxan, được lựa chọn cho
những bệnh nhân UTBMBT giai đoạn muộn, tiến triển hoặc tái phát.
- Carboplatin là hóa chất chứa platinum thứ hai được sử dụng. Trong một
nghiên cứu pha 1, carboplatin được chứng minh là ít độc tính trên thần kinh,
đường tiết niệu, và ít gây nơn hơn cisplatin.
Các kết quả phân tích chứng minh là khơng có sự khác biệt rõ rệt giữa
carboplatin và cisplatin trong điều trị UTBT [45].
Doxorubicine, Gemcitabin... được dùng cho một số trường hợp nhạy cảm.
* Một số phác đồ hóa chất dùng điều trị UTBMBT và UTBMBT tái phát [54].
Phác đồ Paclitaxel - Carboplatin:
Paclitaxel (Taxol)

175mg/m2, TM, ngày 1


Carboplatin
Chu kỳ 21 ngày x 6 chu kỳ.

300mg/m2, TM, ngày 1

Phác đồ Carboplatin - Cyclophosphamid:
Carboplatin

300mg/m2, TM, ngày 1

Cyclophosphamid
Chu kỳ 21 ngày x 6 chu kỳ.

600mg/m2, TM, ngày 1

Phác đồ CP:
Cisplatin

75mg/m2, TM, ngày 1

Cyclophosphamid
Chu kỳ 21 ngày x 6 chu kỳ.

600mg/m2, TM, ngày 1

* Hóa chất đường bụng: Các bệnh nhân sau mổ bước 2 sẽ được truyền ổ
phúc mạc một lượng hóa chất nhạy cảm. Bằng cách này người ta có thể “tắm”
các tế bào ung thư sót lại sau mổ trong một dung dịch thuốc có nồng độ hóa
chất cao gấp nhiều lần nồng độ có được bằng đường truyền hóa chất tĩnh
mạch (Carboplatin cao gấp 10 lần, Paclitaxel cao gấp 1000 lần). Phương pháp



17

này cịn được xem là “cơng phá u nội khoa”.
Markman báo cáo 1 nghiên cứu về sử dụng paclitaxel đường tĩnh mạch
cùng với cisplatin hoặc carboplatin đường ổ bụng. Kết quả của cách điều trị
này làm tăng độc tính nhưng cũng tăng được 11 tháng sống thêm cho bệnh
nhân [48].
Liều lượng các hóa chất được cho như sau: Paclitaxel 135 mg/m2/24h
trong ngày 1 (để giảm độc tính của hóa chất). Sau đó cho Cisplatin 100mg/m2
đường bụng ngày 2, tiếp theo cho Paclitaxel 60 mg/m2 vào ngày thứ 8. Lặp
lại chu kỳ trên sau 21 ngày x 6 chu kỳ. Theo dõi độc tính của thuốc lên tủy
xương, dạ dày . ruột, chuyển hóa và hệ thần kinh.
1.7.3. Điều trị tia xạ
Vai trò của điều trị tia xạ trong UTBMBT tái phát là rất hạn chế. Tia
xạ tồn ổ bụng có vẻ như có tác dụng ở những bệnh nhân có vi di căn
hoặc đã được cắt bỏ hoàn toàn sau phẫu thuật [35].
Đối với bệnh nhân còn tổn thương đại thể sau phẫu thuật thì tia xạ
tồn ổ bụng khơng phải là chỉ định phù hợp.
1.7.4. Điều trị nội tiết
Điều trị nội tiết được nghiên cứu trong điều trị UTBMBT tái phát có
thụ thể estrogen và androgen dương tính. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy tỉ
lệ đáp ứng trong điều trị UTBMBT khi dùng thuốc kháng androgen và kháng
estrogen lần lượt là 15% và 4 - 5%. Liều tamoxifen được khuyến cáo sử dụng
là 20mg hàng ngày cho tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn là 13% [64].
1.7.5. Điều trị sinh học, điều trị đích
Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ theo dõi, tìm kiếm và
phá hủy các tế bào ung thư. Sự suy giảm chức năng miễn dịch ở các bệnh
nhân ung thư tạo điều kiện giúp các tế bào ung thư tránh bị phát hiện [28 ].

Việc đưa các chất cytokines (như interleukins và interferons) vào các tế bào


18

ung thư hoặc các tế bào miễn dịch như TILs và CTL vào trong cơ thể là
một trong các phương pháp dùng điều chỉnh đáp ứng chống ung thư và kích
thích hệ thống miễn dịch [41].
Vai trị của các kháng thể đơn dòng như kháng thể kháng thụ thể yếu
tố phát triển biểu mô Her - 2/neu, kháng thể kháng protein p53 do gen ức
chế u p53 đột biến sản xuất ra vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu [38].
Một số kháng thể đơn dịng (ví dụ Bevacizumab) đang được sử dụng
trong liệu pháp trúng đích, ngăn cản khối ung thư phát triển nhờ hạn chế phát
triển các huyết quản nuôi dưỡng, đã được sử dụng trong ung thư vú, phổi,
thận; Đã được thử nghiệm phối hợp với hóa trị ở những phụ nữ bị ung thư
buồng trứng cho thấy những bệnh nhân này có thời gian sống thêm tốt hơn
một cách có ý nghĩa với nhóm chỉ dùng hóa chất đơn thuần. Đây là một hy
vọng mới cho điều trị UTBMBT giai đoạn muộn và UTBMBT tái phát [58].
1.7.6. Điều trị toàn trạng, hỗ trợ tinh thần.
Chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lí, động viên tinh thần và tạo ra
những yếu tố tích cực trong suy nghĩ, tư tưởng bệnh nhân cũng giúp ích
nhiều cho khả năng hồi phục hay giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân.
1.7.7. Điều trị triệu chứng và chăm sóc giảm nhẹ
Điều trị triệu chứng và chăm sóc giảm nhẹ được áp dụng cho mọi giai đoạn
bệnh, đặc biệt đối với nhóm bệnh nhân khơng cịn chỉ định điều trị triệt căn.
Điều trị giảm nhẹ với mọi bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là một
nhiệm vụ y tế cần thiết và nhân đạo.
1.8. CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG
1.8.1 Tuổi:
Bệnh nhân UTBMBT tái phát phải chịu cuộc mổ bước 1 và các đợt hóa

chất sau đó. Ở bệnh nhân là người Việt Nam, tổng trạng là một vấn đề cần cân
nhắc trước điều trị bước hai. Tuổi cao là 1 yếu tố làm chức năng các cơ quan
suy giảm, gây khó khăn cho điều trị phẫu thuật, hóa chất bước hai. Do đó tiên


19

lượng sống thêm sau điều trị tái phát càng kém [66].
1.8.2 Thời gian tái phát sau điều trị bước 1
Thời gian từ khi hoàn thành điều trị bước 1 đến lúc có dấu hiệu tái phát
là một yếu tố tiên lượng quan trọng. Nếu thời gian này trên 12 tháng, tiên
lượng sống sau điều trị tái phát sẽ tốt hơn [72].
1.8.3 Mơ bệnh học
Nhìn chung, mơ bệnh học UTBMBT ít có ý nghĩa tiên lượng hơn
các yếu tố lâm sàng khác như thời gian tái phát, kết quả điều trị phẫu
thuật. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu chỉ ra rằng có một số khác
biệt về thời gian sống thêm ở các týp mô bệnh học khác nhau, một số týp
mô bệnh học được cho là thuận lợi bao gồm thể nhú, thể chế nhầy và dạng
thanh dịch; các typ cịn lại được cho là khơng thuận lợi gồm loại khơng
biệt hóa, dạng nội mạc và loại tế bào sáng. Sở dĩ có sự khác biệt này là do
ở thể mơ học khơng thuận lợi, tổn thương thường có biểu hiện xâm lấn
mạnh hơn với loại tế bào sáng, di căn hạch sớm hơn với dạng nội mạc và phát
triển nhanh hơn với thể khơng biệt hóa [41]
1.8.4 Mức độ lan rộng của tái phát:
Các bệnh nhân tái phát 1-2 vị trí có thời gian sống thêm là 50 tháng tốt
hơn hẳn với 12 tháng sống thêm của những bệnh nhân có 3-5 vị trí tái phát [62].
Các tác giả Nhật Bản Onda T, Yoshikawa H [57] đưa ra 4 yếu tố ưu
tiên để lựa chọn bệnh nhân mổ lại là: (1) DFI (thời gian tái phát sau điều
trị bước 1) >12 tháng, (2) Không di căn gan, (3) tái phát đơn độc, (4)
đường kính u < 6cm.



20

1.8.5 Thể tích u tồn dư sau mổ lại.
Thể tích u tồn dư sau phẫu thuật công phá u là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới thời gian sống thêm. Những bệnh nhân được phẫu thuật tối ưu (u tồn
dư < 1cm) có khả năng sống thêm tốt hơn so với phẫu thuật không tối ưu [72].
1.8.6 Nồng độ CA 125
Nồng độ CA 125 có thể phản ánh tổng thể tích u tái phát. Đối với bệnh
nhân tái phát chưa mổ, nồng độ CA 125 càng cao, cuộc mổ càng khó đạt được
kết quả tối ưu. Đối với bệnh nhân sau mổ tái phát, nồng độ CA 125 càng thấp
chứng tỏ tổ chức tái phát lấy bỏ càng sạch.
Nồng độ CA 125 sau điều trị bước hai < 35 u/ml là một yếu tố tiên
lượng bệnh rất tốt. Đây là yếu tố chính để đánh giá kết quả điều trị.
1.8.7. Mức độ đáp ứng với hóa chất
Phác đồ chuẩn được ưu tiên lựa chọn cho điều trị UTBMBT tiên phát
là phác đồ Paclitaxel + Carboplatin [54]. Nếu bệnh nhân tái phát sau 12 tháng
thì phác đồ trên được chọn lại để điều trị hóa chất bước 2. Nếu thời gian trên
từ 6 - 12 tháng, ta lựa chọn phác đồ khác.
Bệnh nhân có thể đáp ứng với hóa chất ở 4 mức độ: đáp ứng hồn tồn,
một phần, khơng đáp ứng hay bệnh tiến triển. Đáp ứng càng cao, tiên lượng
càng tốt.
1.8.8 Các yếu tố khác
Các yếu tố khác như tổng trạng chung, chức năng các gan, thận, bệnh phối
hợp khác, yếu tố tinh thần của bệnh nhân cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả
điều trị.
Hiện nay, người ta nghiên cứu các yếu tố tiên lượng tập trung trên lĩnh
vực sinh học phân tử và gen như mức độ bổ thể của u, gen kìm hãm khối u, sự
khuyếch đại của gen ung thư, các yếu tố chuyển dạng và tăng trưởng u.



21

1.9. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ UTBMBT TIÊN
PHÁT VÀ UTBMBT TÁI PHÁT
Nhiều tác giả trong nước đã có những cơng trình nghiên cứu về
UTBMBT ngun phát, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, chúng tơi khơng
tìm được một cơng trình nào nghiên cứu về UTBMBT tái phát.
Tác giả Lê Hồng Quang (2000) nghiên cứu tại bệnh viện K cho thấy 85,5%
bệnh nhân nhóm ung thư biểu mơ được chẩn đoán ở giai đoạn III, IV [16].
Nguyễn Văn Lợi (2005) nghiên cứu trên 81 bệnh nhân UTBMBT giai
đoạn III điều trị phẫu thuật kết hợp với hóa chất bằng hai phác đồ là Taxol Carbo và Carbo - C, cho thấy 70% sống thêm 3 năm ở nhóm điều trị Taxol Carbo và 31% sống thêm 3 năm ở nhóm điều trị Carbo - C [12].
Nguyễn Đức Phúc (2010) nghiên cứu 74 trường hợp ung thư biểu mô
buồng trứng giai đoạn III thấy kết quả điều trị phẫu thuật kết hợp với hoá chất
phác đồ Carbo - C tại bệnh viện K cho kết quả sống thêm toàn bộ là 26,5 1,86 tháng [15].
Vũ Bá Quyết (2010) nghiên cứu giá trị CA125 trên 146 bệnh nhân
UTBMBT cho thấy 100% bệnh nhân có nồng độ CA125 > 35U/ml tại thời
điểm chẩn đốn; Nồng độ CA125 trung bình tỷ lệ thuận với giai đoạn bệnh,
kích thước u [17].
Lê Thị Vân (2011) nghiên cứu về Ung thư buồng trứng giai đoạn IIIc
cho thấy thời gian sống thêm toàn bộ là 22,4 tháng. Cao nhất là 56 tháng và
thấp nhất là 3 tháng. Thời gian sống thêm không bệnh là 19,3 tháng [29].
1.10. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ UTBMBT TÁI PHÁT
Trên website thư viện quốc gia Hoa Kỳ (Pubmed), có tổng cộng 588
nghiên cứu về ung thư biểu mô buồng trứng tái phát. Nếu tính trong khoảng 5
năm gần đây (2007-2012) có tất cả 53 nghiên cứu. Các nghiên cứu về đề tài
này chủ yếu là của các tác giả Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapor. Chưa có nghiên cứu nào về đề tài ung thư biểu mô buồng trứng tái



22

phát ở Việt Nam được cơng bố.
- Nhóm tác giả Bristow RE, Puri I, Chi DS (2009) ở viện y khoa John
Hopkin, Mỹ tổng kết về kết quả phẫu thuật UTBMBT tái phát cho biết: Thời
gian sống thêm không bệnh của các bệnh nhân sau điều trị ung thư biểu mơ
buồng trứng tái phát là 20,2 tháng [26].
- Nhóm tác giả Chi Denis S, McCaughty K, Diaz JP (2006), Mỹ
nghiên cứu 157 bệnh nhân UTBMBT tái phát cho biết: nhóm bệnh nhân tái
phát từ 6 - 12 tháng có thời gian sống thêm trung bình là 30 tháng, so với
nhóm bệnh nhân tái phát từ 13 – 30 tháng có thời gian sống thêm trung bình
là 39 tháng. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều trị gồm: Phẫu thuật
công phá u tối đa + Hóa chất sau mổ Carboplatin - Paclitaxel [32].
- Nhóm tác giả Goto T, Takano M, Watanabe A (2011) ở Nhật Bản
nghiên cứu 34 bệnh nhân UTBMBT tái phát cho kết quả thời gian sống thêm
trung bình là 60 tháng [44].
- Nhóm tác giả Antanios Apostolos K Tentes (2010) ở đại học
Democritus, Hy lạp nghiên cứu 29 bệnh nhân UTBMBT tái phát thấy: Có thể
mổ lại tối ưu cho 58,6% bệnh nhân, sử dụng hóa chất vào ổ phúc mạc ở
75,9%. Kết quả tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm đạt 30% [23].
- Một số nghiên cứu gần đây đề cao lợi ích của việc chụp PET/CT để
có một “bản đồ” tái phát trước mổ [46], hay chứng minh giá trị của nội tiết tố,
kháng thể đơn dịng trong kết hợp điều trị với hóa chất [46], [58].


23

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô buồng trứng tái phát
đã được phẫu thuật lại, kết hợp điều trị hóa chất tại Bệnh viện K trung ương từ
01/01/2005 đến 31/12/2011, thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn dưới đây.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân:
+

Được chẩn đốn UTBMBT tái phát (có kết quả mơ bệnh học là

UTBMBT).
+ Được điều trị phẫu thuật lại.
+ Được điều trị hóa chất bổ trợ ít nhất 3 chu kỳ.
+ Khơng có bệnh ung thư khác kèm theo.
+ Có hồ sơ bệnh án ghi chép đầy đủ.
+ Lấy được đầy đủ thông tin về thời gian sống thêm sau điều trị tái phát
(thông tin qua thư, điện thoại hay tái khám trực tiếp).
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
+ Không thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Loại thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu mô tả, theo dõi dọc.
2.2.2. Cỡ mẫu:

Z² (1- α / 2) × p (1-p)
n =

1,96² × 0,75 × (1- 0,75)
=

(ɛ.p)²


= 32,01
(0,2 x 0,75)²


24

Trong đó :
p: Tỷ lệ tái phát của UTBMBT theo nghiên cứu của D.Lerusso = 75% =
0,75 [35].

ɛ : giá trị tương đối, được chọn trong khoảng 0,1 -> 0,4. Ở đây chọn ɛ
= 0,2.
α : mức ý nghĩa thống kê = 0,05
Z : giá trị thu được từ bảng Z ứng với giá trị α = 0,05 -> Z = 1,96.
=> cỡ mẫu tối thiểu là 33 bệnh nhân.
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu 60 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn.
2.2.3. Các bước tiến hành thu thập thông tin:
Nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin sau:
- Nghiên cứu hồ sơ lưu để thu thập thông tin về tiền sử, bệnh sử, lâm
sàng, cận lâm sàng và các phương pháp điều trị theo mẫu bệnh án nghiên cứu
UTBMBT tái phát.
- Nghiên cứu hồ sơ lưu để thu thập thông tin về lâm sàng, cận lâm sàng
và các phương pháp điều trị theo mẫu bệnh án nghiên cứu UTBMBT tái phát.
- Liên hệ mời bệnh nhân đến khám lại hoặc gọi điện, gửi thư theo địa chỉ
liên lạc trong bệnh án để tìm hiểu và thu thập đủ thông tin bệnh nhân theo
mẫu bệnh án nghiên cứu UTBMBT tái phát.
- Nếu bệnh nhân đã tử vong thì lấy thơng tin về: thời gian tử vong, tình
trạng bệnh nhân trước lúc tử vong, thời gian sống thêm sau điều trị tái phát.
2.3. CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Thu thập thông tin bệnh nhân thống nhất theo mẫu bệnh án nghiên cứu:
2.3.1. Các chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng:
+ Tuổi, tiền sử bản thân, tiền sử gia đình, tiền sử điều trị u nguyên phát.
+ Thời gian từ lúc ra viện của đợt điều trị UTBMBT nguyên phát đến khi
phát hiện tái phát phải vào viện điều trị.
+ Các triệu chứng cơ năng.


25

+ Tình trạng tồn thân.
+ Triệu chứng thực thể.
+ Chẩn đốn hình ảnh: Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hay cộng
hưởng từ.
+ Cơng thức máu: trước điều trị, trong và sau điều trị.
+ Sinh hoá máu: chức năng gan, thận trước, trong và sau điều trị hoá chất.
+ Chỉ điểm khối u CA125 trước, sau mổ.
+ Các đặc điểm mô tả tổn thương tái phát trong mổ:
- Vị trí u tái phát, vị trí hạch tái phát.
- Kích thước u tái phát tại chỗ và các ổ di căn.
- Vị trí, kích thước di căn màng bụng ngồi chậu hơng.
- Dịch ổ bụng.
+ Tổn thương cịn lại sau mổ: vị trí, kích thước.
+ Kết quả phẫu thuật: tối ưu hay không tối ưu.
+ Biến chứng sớm của phẫu thuật, loại biến chứng nào.
+ Mô bệnh học sau mổ tái phát.
+ Phác đồ hóa chất.
+ Số chu kỳ hóa chất.
+ Đáp ứng với điều trị hóa chất: Hồn tồn, một phần, không đáp ứng.
2.3.2 Kết quả điều trị ung thư biểu mô buồng trứng tái phát.

+ Thời gian sống thêm khơng bệnh
+ Thời gian sống thêm tồn bộ.
+ Phân tích mối liên hệ giữa thời gian sống thêm tồn bộ với một số yếu tố
tiên lượng: Thời gian tái phát, phân độ CA 125 trước mổ, phân độ CA 125
sau mổ, kết quả phẫu thuật lại, phác đồ hóa chất, mức độ đáp ứng hóa chất.


×