PHÒNG GIÁO
MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.
Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống, hạnh phúc là đích đến ai cũng mong muốn. Hạnh phúc
khơng chỉ là thỏa mãn những nhu cầu chính đáng của bản thân mà quan trọng hơn
còn là mang lại hạnh phúc cho người khác. Bởi vậy, hạnh phúc có thể do mình tự
tạo ra và cũng có thể do người khác mang lại.
Trong giáo dục, hạnh phúc của mỗi thầy giáo, cơ giáo là khi thấy những học
trị mình vui vẻ, hào hứng khám phá và lĩnh hội tri thức. Nhưng liệu rằng có phải
bao giờ các em tới trường cũng ln ln vui vẻ, có phải bao giờ các em cũng
hứng thú học môn Ngữ văn mà không cảm thấy nhàm chán? Liệu rằng các em đã
thật sự hạnh phúc trong mỗi tiết học hay chưa? Có lẽ những câu hỏi đó người thầy,
người cơ nào cũng từng trăn trở? Vậy phải làm gì để mỗi tiết học các em đều cảm
thấy hứng thú, yêu thích và cảm nhận được hạnh phúc?
Không phải vô cớ mà M.Gorki đã nói rằng: “Văn học là nhân học”. Khác
với những bộ mơn khoa học khác, văn học là một loại hình nghệ thuật đặc trưng,
lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm. Chính vì vậy có thể nói văn học
là mơn học giúp khơi gợi và hình thành cảm xúc của con người: “Văn chương gây
cho ta những tình cảm ta khơng có, luyện những tình cảm ta sẵn có.” (Hồi
Thanh). Cho nên, trong mỗi tiết dạy văn cần lồng ghép giáo dục kỹ năng sống để
xây dựng lớp học hạnh phúc.
Rõ ràng khi sự phát triển của khoa học kĩ thuật lên ngôi, cảm xúc, kỹ năng
của con người cũng có nhiều sự thay đổi. Con người gần như “máy móc” hơn,
“robot” hơn nhưng lại thiếu đi những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Họ quên
mất rằng, cơng nghệ có thể tiến nhanh nhưng cảm xúc thì cần phải “chậm” lại.
Dạy học, truyền đạt kiến thức cho người học là điều quan trọng. Tuy nhiên
dạy học trước nhất phải là dạy người, dạy cho các em những kỹ năng sống cần
thiết nhất. Đó cũng là lí do tôi chọn giải pháp: “Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống
vào môn ngữ văn 9 để xây dựng lớp học hạnh phúc.”
2.
Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng và áp dụng giải pháp này mục đích của người viết là lồng ghép
giáo dục kỹ năng sống trong mỗi tiết học để giúp học sinh hình thành, rèn luyện
cho bản thân một số kỹ năng, năng lực và những phẩm chất cần thiết, hữu ích trong
cuộc sống. Từ đó các em có được sự an toàn, niềm vui, niềm hạnh phúc cả trong
nhà trường và ngoài xã hội.
3.
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
Ở đề tài này người viết nghiên cứu trong phạm vi trường THCS
; đối
tượng nghiên cứu là học sinh lớp 9.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.
Cơ sở lý luận:
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp con người tồn
tại, phát triển và thích nghi trong cuộc sống. Nói một cách khác đơn giản hơn, kỹ
năng sống đó là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với
những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống, nhất là trong cuộc sống hiện đại
đầy biến động.
Giáo dục kỹ năng sống trong dạy học là nội dung bắt buộc được Bộ Giáo
dục và Đào tạo kí quyết định số 2994/QĐ-BGD&ĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010.
Như vậy vấn đề giáo dục kỹ năng sống không phải là vấn đề xa lạ nhưng hiện nay
nó là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của phụ huynh, học
sinh, giáo viên nói riêng và tồn ngành giáo dục nói chung. Bởi trong xã hội hiện
đại, việc giáo dục kỹ năng sống luôn là điều cần thiết.
Giáo dục kỹ năng sống để góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc. Vậy thế
nào là lớp học hạnh phúc? Đó là lớp học tràn ngập tình u thương, sự tơn trọng,
sự tự chủ; là lớp học của tiếng cười, niềm vui, niềm đam mê và sáng tạo ... Muốn
có được điều đó thì thầy cô giáo chúng ta hãy thay đổi ngay từ hôm nay.
2.
Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ thực tế dạy học môn Ngữ văn 9 với một khối lượng kiến thức
khá nhiều: 5 tiết/1 tuần, 175 tiết/1 năm học. Điều này khiến khơng ít học sinh cảm
thấy áp lực với lượng kiến thức cần lĩnh hội. Thậm chí có nhiều em khơng cịn
hứng thú với môn học. Bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp các em vừa
hứng thú, chủ động trong tiếp nhận tri thức vừa cảm thấy yêu thích, hạnh phúc đối
với mỗi tiết học. Chính vì thế tơi đã linh hoạt thực hiện các phương pháp giáo dục
bằng cách lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho các em. Từ đó làm thay đổi nhận
thức và hành vi của học sinh.
Thực tế cho thấy độ tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi “khủng hoảng”
của sự phát triển về tâm sinh lí, các em khá “ẩm ương”, “khó bảo” và đặc biệt là
nhiều em cịn thiếu và yếu về kỹ năng sống. Hơn nữa ở địa bàn trường THCS
đời sống kinh tế cịn nhiều khó khăn, cha mẹ chủ yếu làm cơng nhân, ít có thời
gian quan tâm đến việc giáo dục con cái. Một số phụ huynh vẫn cịn tư tưởng “phó
mặc” con em mình cho nhà trường. Vì vậy vấn đề giáo dục kỹ năng sống còn chưa
nhận được sự quan tâm đúng mực của các bậc phụ huynh nơi đây.
Trong những năm qua, thông qua việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống
trong dạy học cho học sinh tôi đã cảm nhận được nhiều sự thay đổi tích cực ở các
em. Đó cũng là động lực giúp tôi tiếp tục phát huy vận dụng một cách có hiệu quả
nhất các giải pháp giáo dục trong những năm tiếp theo.
3.
Các giải pháp thực hiện:
3.1
. Xây dựng lớp học vui vẻ, lịch thiệp qua giáo dục kỹ năng
giao tiếp.
Giao tiếp là hoạt động có vai trị vơ cùng quan trọng trong các mối quan hệ
của con người. Thơng qua giao tiếp, con người có thể chia sẻ thơng tin, kiến thức,
trao đổi tâm tư, tình cảm. Trong rất nhiều kênh giao tiếp thông thường, sử dụng
ngơn ngữ là hình thức phổ biến và hữu dụng nhất. Ơng cha ta từng dạy: “Lời nói
chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”. Đúng vậy, lời nói có vai
trị, sức mạnh rất lớn trong giao tiếp, là chìa khóa thành cơng trong các tình huống
ứng xử. Do đó khi dạy văn, người giáo viên cần phải lồng ghép vào giáo dục kỹ
năng giao tiếp cho các em.
Ví dụ: Khi dạy bài “Các phương châm hội thoại” chúng ta cần giúp học sinh
nhận biết được trong giao tiếp cần tránh vi phạm các phương châm hội thoại như
phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương
châm cách thức, phương châm lịch sự. Hãy để các em tự đặt ra những tình huống
giao tiếp và xử lí tình huống đó một cách phù hợp nhất. Qua đó giúp các em biết
lựa chọn, xử lí ngôn ngữ trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô, cha mẹ ... Đây là một
trong những kỹ năng đầu tiên, là viên gạch nền móng giúp xây dựng lớp học hạnh
phúc.
Thực tế cho thấy, học sinh trung học cơ sở, đăc biệt là lứa tuổi 13 – 15, các
em chưa biết cách giao tiếp với bố mẹ, thầy cô, bạn bè. Những câu thoại cụt, khơng
tế nhị, thiếu tính nghệ thuật mà các em dùng thường dẫn đến sự sứt mẻ tình cảm,
làm cuộc đối thoại rơi vào bế tắc, khơng hướng giải quyết. Điều đó khiến các em
tự ti và thu mình lại. Các tiết học luyện nói là cơ hội để học sinh thể hiện nghệ
thuật giao tiếp của mình thơng qua những kỹ năng cơ bản như kỹ năng lắng nghe,
kỹ năng phản biện, kỹ năng nhắc nhở bạn bè chú ý vào bài nói, bài thuyết trình của
mình, … Tất cả những điều đó đều cần thiết để các em cảm nhận được niềm vui,
hạnh phúc trong cuộc sống.
Luôn vui vẻ, lịch thiệp, nhẹ nhàng mà thú vị. Đó là lớp học với những tiếng
cười, là những lời nói dễ thương, là sự tơn trọng giữa bạn bè với nhau hay với thầy,
cô giáo. Với kỹ năng này, không chỉ giáo dục cho mỗi học sinh mà chính thầy cơ
cũng cần phải rèn luyện khơng ngừng. Thầy cô giáo phải làm gương cho các em
trong từng lời nói, cử chỉ, hành động. Thay vì những lời chì chiết, trách móc khi
các em khơng làm bài, khơng thuộc bài thì hãy dành những lời động viên, khích lệ
để các em tự nhận thức được bản thân cần cố gắng. Lúc đó, các em sẽ cảm nhận
được yêu thương và trân trọng. Người viết cho rằng sự thay đổi trong mỗi lời nói là
“cú hích” lớn cho sự thay đổi về ý thức. Và khi chúng ta chủ động thay đổi thì học
sinh sẽ thấy hạnh phúc hơn.
Thực tế trong dạy học, khơng ít lần giáo viên gặp những học sinh ăn nói
chưa chuẩn mực, thậm chí có những vụ bạo lực học đường xảy ra chỉ vì bạn bè
chấp nhặt nhau từng lời nói. Vì thế việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho các em
trong mỗi bài học là điều cần thiết. “Lời nói gói vàng” nên hãy sử dụng lời nói để
mang lại những niềm vui, hạnh phúc vàng cho chính mình và cho người khác.
Nụ cười sau mỗi tiết học của lớp 9A2
Lớp học 9A6 vui vẻ với những tiếng cười
3.2
. Xây dựng lớp học biết tôn trọng qua giáo dục kỹ năng lắng nghe
Biết lắng nghe người khác là một trong những kĩ năng quan trọng không chỉ
trong mỗi giờ học mà cả trong cuộc sống của mỗi học sinh. Biết lắng nghe thầy cô,
lắng nghe bạn bè và lắng nghe chính mình tức là biết tơn trọng mình và tơn trọng
người khác. Trong dạy học chúng ta vẫn còn bắt gặp một số học sinh còn chưa biết
lắng nghe, chưa chú ý. Vậy làm thế nào để hạn chế và khắc phục tình trạng đó?
Hãy giáo dục và rèn luyện cho các em.
Ví dụ trong tiết 95: Cách làm bài văn ghị luận về một sự việc, hiện tượng
trong đời sống, giáo viên hãy mời những học sinh chưa biết lắng nghe lên bảng
trình bày trước lớp những vấn đề mà tiết học yêu cầu. Hãy để các em đó cảm nhận
được khi đứng trước đám đơng nói mà người khác không nghe cảm giác sẽ như thế
nào? Từ đó, phân tích cho các em hiểu thế nào là kỹ năng biết lắng nghe. Khi
người ta lắng nghe nhau thì sẽ dễ dàng thấu hiểu và thơng cảm cho nhau. Lúc đó cả
người dạy và người học đều thấy nhẹ nhàng hơn trong mỗi tiết học.
Giáo dục kỹ năng lắng nghe qua hoạt động thuyết trình
3.3. Xây dựng lớp học năng động thơng qua giáo dục kỹ năng tự tin.
Có người cho rằng tự tin là một phẩm chất nhưng theo tơi nó là một kỹ năng.
Bởi muốn có được sự tự tin phải trải qua q trình rèn luyện. Khơng ca sĩ nào lần
đầu đứng hát trên sân khấu mà không run, không người nào lần đầu nói trước đám
đơng mà khơng lúng túng! Ai cũng có những lần đầu bỡ ngỡ như thế để tập dượt
cho những lần sau thành thục, nhuần nhuyễn.
Học sinh lớp 9A2 tự tin trình bày hiểu biết về vai trò của khẩu trang
Người giáo viên xuất sắc phải là người biết khơi gợi sự tự tin, khơi gợi niềm
đam mê ở mỗi học sinh. Trong giờ học hãy thường xuyên mời nhiều học sinh phát
biểu: Đúng thì khen ngợi, tuyên dương; sai thì động viên, khuyến khích. Đừng vì
các em trả lời sai mà giáo viên cố hỏi vặn vẹo hoặc tỏ thái độ khơng hài lịng khiến
các em cảm thấy thất bại hay xấu hổ với bạn bè. Đặc biệt với những học sinh cịn
nhút nhát, rụt rè, khơng bao giờ phát biểu, giáo viên hãy mời các em lên trình bày
thật nhiều lần, hãy khuyến khích một cách chân thành. Điều đó sẽ dần dần giúp
hình thành sự tự tin và hứng thú ở các em. Khi có được sự tự tin các em sẽ cảm
thấy thoải mái, sẵn sàng trao đổi những thuận lợi hay khó khăn đang gặp phải.
Ngoài ra giáo viên cần tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong mơn Văn để các em có nhiều cơ hội thể
hiện bản thân đồng thời phát huy được sự tự tin của mình.
Ví dụ: Trong thảo luận chúng ta sẽ phân chia nhiệm vụ và phân quyền cho
từng đội, nhóm. Việc phân quyền cho học sinh, giáo viên cần có sự luân chuyển
thường xuyên. Chẳng hạn thảo luận trong bài 1 bạn A làm nhóm trưởng “thủ lĩnh”
của nhóm thì sang bài 2, 3, 4 ... quyền nhóm trưởng sẽ giao cho những bạn khác để
ai cũng được đứng ở vị trí của nhau, ai cũng được thể hiện bản thân mình. Như
vậy, trong suốt một học kì, một năm học, bất cứ học sinh nào cũng được nói trước
lớp, trước đám đơng. Qua hoạt động đó, học sinh sẽ trở nên năng động, tự tin.
Học sinh lớp 9A6 trình bày đoạn văn mẫu về lịng kiên nhẫn
3.4. Xây dựng lớp học tự chủ thông qua giáo dục kỹ năng tìm tịi, tư duy
sáng tạo.
Với quan điểm lấy học sinh làm trung tâm của nền giáo dục hiện đại, giáo
viên có vai trị định hướng, khơi gợi để các em tự chủ trong việc tìm kiếm tri thức.
Hãy để một tiết học là một bữa tiệc mà ở đó các “món ăn tri thức” khơng phải
được dọn sẵn mà phải do chính các em tự chế biến và thiết kế nên.
Ví dụ trước khi dạy một tác phẩm văn học, giáo viên cần dặn dò các em về
nhà tìm hiểu về tác giả, đọc nhiều lần về tác phẩm hoặc vẽ một bức tranh thể hiện
chủ đề của tác phẩm để giúp các em chủ động hơn khi tiếp xúc với văn bản. Giáo
viên sẽ khơng nói ra hết những hiểu biết của mình về tác giả tác phẩm mà hãy đưa
ra những câu hỏi gợi mở để chính các em học sinh tự phát hiện ra trong q trình
tìm kiếm thơng tin.
Ví dụ giáo viên sẽ đặt câu hỏi: “Ngoài những kiến thức mà sách giáo khoa
đã trình bày em cịn biết thêm điều gì về tác giả?”. Hoặc giáo viên hãy đưa ra
những câu đố gợi sự tò mò, khám phá của các em: “Truyện Kiều anh đã đọc làu/
Đố anh biết được người nào sinh đơi?” ... Điều đó sẽ góp phần kích thích kỹ năng
tìm tịi và tư duy của các em.
Đối với phần Luyện tập ở cuối mỗi bài học, giáo
viên cần ra các câu hỏi mở, gợi tính sáng tạo.
Ví dụ: “Sau khi học xong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy em hãy cho
biết tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bài học gì trong cuộc sống?” Hoặc trong
bài “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, giáo viên sẽ đặt câu hỏi: “Là một
trong những người thuộc thế hệ trẻ, em học tập được điều gì từ nhân vật anh thanh
niên?” ...
Qua những câu hỏi có tính chất gợi mở, gần gũi với thực tiễn cuộc sống sẽ
giúp các em ham mê hiểu biết, say mê tự chủ tìm tịi những kiến thức mới.
Luyện viết theo chủ đề: Nếu … tơi cịn một ngày …
3.5. Xây dựng lớp học đồn kết thơng qua giáo dục kỹ năng làm việc
nhóm
Kỹ năng thảo luận, thực hành làm việc nhóm khơng phải là điều mới mẻ với
các em học sinh bây giờ. Tuy nhiên không phải em nào cũng có kỹ năng làm việc
nhóm hiệu quả, thậm chí có nhiều em cịn xem đây là cơ hội để nói chuyện riêng.
Vì thế trong mỗi lần tổ chức hoạt động nhóm giáo viên cần trao quyền và phân
quyền cụ thể cho từng em trong nhóm. Đơi khi chúng ta cứ chọn những em ưu tú
nhất làm “thủ lĩnh nhóm” mà quên mất có rất nhiều em khác cần phải rèn luyện kỹ
năng này. Vì vậy mỗi giờ thảo luận chúng ta nên thay đổi và cho mỗi học sinh khác
nhau thử tập làm “thủ lĩnh nhóm”. Điều này sẽ kích thích tinh thần trách nhiệm,
tính kỉ luật và vai trò của tập thể ở mỗi em. Khi đã hình thành được ý thức làm việc
tập thể như vậy thì người viết tin chắc rằng khơng có một em học sinh nào muốn
mình “lạc lõng” trong khối thống nhất ấy. Lúc đó đối với việc học mơn Ngữ văn
nói riêng và những mơn học khác nói chung các em đều có một quyết tâm, một ý
thức cao trong tập thể.
Học sinh thảo luận, làm việc nhóm
3.6. Xây dựng lớp học bản lĩnh thông qua việc giáo dục kỹ năng ứng phó
với hồn cảnh.
Thực tế cuộc sống cho thấy khơng phải ai cũng có thể tự lựa chọn hồn cảnh
sống cho bản thân mình. Ai mà chẳng muốn được sống sung sướng, hạnh phúc.
Nhưng có đơi khi hoàn cảnh lại bắt buộc con người ta phải trải qua những thử
thách. Vậy điều quan trọng là chúng ta phải có bản lĩnh với những kỹ năng ứng
phó linh hoạt để vượt qua những trở ngại trong cuộc sống.
Vì thế giáo dục học sinh kỹ năng ứng phó với hoàn cảnh trong mỗi bài văn
quả thực là điều rất cần thiết.
Ví dụ: Khi dạy bài “Lặng lẽ Sa Pa” giáo viên cần định hướng cho học sinh
hiểu được vì sao một thanh niên hai mươi bảy tuổi lại có thể sống vui vẻ, ý nghĩa
một mình trên đỉnh núi cao 2600 mét với bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo?
Bởi vì ngồi lí tưởng sống cao đẹp anh còn biết tổ chức sắp xếp cho cuộc sống của
chính mình. Anh làm cho mình phải bận rộn với việc đọc sách, trồng hoa, nuôi gà,
với công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu để khơng cịn thời gian để buồn, cơ
đơn. Và chúng ta sẽ đặt câu hỏi: “Nếu em là anh thanh niên trong truyện một mình
thui thủi nơi heo hút, lặng lẽ với cơng việc vất vả ấy em sẽ làm gì? Liệu em có bỏ
cuộc giữa chừng để chạy về với phố thị ồn ào, đông vui không? Làm thế nào để em
có thể thích nghi được với những điều kiện khó khăn như vậy?” Từ những câu hỏi
đó giáo viên sẽ khơi gợi cho học sinh hiểu được sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ
năng thích ứng với hồn cảnh sống.
Hoặc trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, những người lính lái xe
Trường Sơn phải sống trong cảnh bom rơi đạn lạc, xe “khơng có kính”, “khơng có
đèn”, “khơng có mui xe”... Họ phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn
thậm chí là hiểm nguy “gió xoa mắt đắng”, “bụi phun tóc trắng”, “mưa tn mưa
xối”, “bom giật bom rung” ... Nhưng vượt lên tất cả những khó khăn, vất vả là
tinh thần lạc quan, kỹ năng đối mặt với hoàn cảnh của những người lính cụ Hồ. Xe
khơng kính lại giúp người lính gần gũi hơn với thiên nhiên, gần gũi hơn với đồng
đội đồng chí trao cho nhau cái bắt tay thật chặt qua ơ kính vỡ rồi.
Hồn cảnh có thể gây cho ta những khó khăn, thử thách nhưng điều quan
trọng chúng ta phải có nghị lực, có kỹ năng để vượt qua những trở ngại đó. Cũng
như mỗi học sinh có thể phải gặp những khó khăn hay thất bại trong cuộc sống, các
em hãy khoan vội nản lịng mà tìm cách để ứng biến, vượt qua hoàn cảnh ấy.
Chẳng hạn, khi gia đình mình nghèo khó, khơng được đủ đầy như bạn khác thì bản
thân mình phải thật sự nỗ lực cố gắng học giỏi, đồng thời biết phụ giúp ba mẹ
những cơng việc nhà để đỡ gánh nặng cho gia đình. Sinh ra và lớn lên trong một
gia đình khơng hạnh phúc, các em cần cảm nhận sâu sắc hơn giá trị của hạnh phúc,
của sự hòa thuận trong cuộc sống. Để từ đó chăm chỉ học tập và rèn luyện nhằm
tạo dựng niềm tin và hạnh phúc cho chính mình v.v...
3.7. Xây dựng lớp học hi vọng thông qua giáo dục kỹ năng giải quyết vấn
đề một cách tích cực.
Trong cuộc sống không ai mà không gặp phải những vấn đề khó khăn. Và
các em học sinh cũng vậy. Những vấn đề mà các em gặp phải chủ yếu là tình cảm
bạn bè, mối quan hệ với thầy cơ, cha mẹ hay là áp lực về thành tích, điểm số. Độ
tuổi trung học cơ sở là độ tuổi khủng hoảng, có sự thay đổi lớn về mặt tâm sinh lí.
Các em đơi lúc cịn bồng bột, nơng nổi, dễ “nổi loạn”. Do đó, khi dạy mơn Ngữ
văn giáo viên cần lồng ghép giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề một cách tích cực.
Mọi vấn đề đều có cách giải quyết và quan trọng là lựa chọn cách nào phù hợp
nhất, tối ưu nhất.
Ví dụ: Khi dạy bài “Bố của Xi-mông” chúng ta cần cho học sinh nhận thấy
được vấn đề mà cậu bé Xi-mơng gặp phải. Đó cũng là một tình huống mà các em
có thể bắt gặp trong cuộc sống: Thiệt thịi, thiếu thốn tình thương của một người
bố, bị bạn bè bắt nạt, chế giễu ... Và chúng ta hãy giáo dục cho các em nếu có gặp
những vấn đề tương tự thì đừng bao giờ có ý nghĩ dại dột, các em có thể khóc thật
to hoặc tìm người trợ giúp chứ tuyệt đối khơng được có ý nghĩ dại dột muốn chết
cho xong như Xi-mơng. Bởi sự sống là điều quý giá nhất của mỗi con người và
xung quanh các em cịn có rất nhiều người thương yêu, trân quý chúng ta. Cũng
giống như nhân vật bác Phi-lip trong truyện. Cuộc sống này sẽ luôn có những
người tử tế, những điều tốt đẹp đón chờ ta phía trước nên dù có gặp bất cứ khó
khăn nào các em hãy suy nghĩ về những điều tích cực nhất.
Hay như trong tác phẩm “Rơ-bin-xơn ngồi đảo hoang” gặp phải tình cảnh
trớ trêu, bị bão đắm tàu, một mình sống sót dạt vào đảo hoang. Vậy nhưng bằng
tinh thần lạc quan và những kĩ năng sinh tồn, Rô-bin-xơn đã vượt qua tất cả để tiếp
tục sống và trở về đất liền sau hơn 28 năm. Từ đó giáo viên định hướng giúp học
sinh nhận ra được giá trị của sự sống, chỉ cần có niềm tin, hi vọng, tinh thần vượt
khó chúng ta sẽ giải quyết vấn đề một cách tích cực và đúng đắn hơn. Để các em
có thể rèn luyện kỹ năng này một cách sâu sắc hơn, giáo viên cần đặt ra các câu hỏi
thảo luận như: “Nếu gặp phải hoàn cảnh giống như Xi-mơng hay Rơ-bin-xơn thì
em sẽ làm gì?” v.v...
3.8. Xây dựng lớp học an tồn thơng qua kỹ năng từ chối.
Như ở trên người viết đã nói độ tuổi trung học cơ sở là độ tuổi “ẩm ương”,
luôn muốn tự khẳng định cái tơi của mình. Vì vậy các em thích thể hiện, thích
được chứng tỏ mình và thích được chú ý. Do đó đây cũng là lứa tuổi hay gặp phải
những cám dỗ trong cuộc sống. Vì thế việc giáo dục cho các em kỹ năng từ chối
những hành vi sai trái là điều cần thiết.
Trong bài “Mây và sóng” với những lời mời gọi đầy hấp dẫn, những trị
chơi cuốn hút của mây và sóng nhưng em bé trong bài thơ đã biết cách chối từ rất
khéo léo và đáng yêu. Trong cuộc sống cũng vậy, các em có thể gặp phải những
cám dỗ, những cạm bẫy nguy hiểm. Vậy hãy học tập em bé trong bài thơ này, hãy
học kỹ năng từ chối.
Ví dụ: Khi một học sinh rủ rê bạn chơi game với những lời mời hấp dẫn
như: game hay lắm, mình sẽ trả tiền bao cậu ... thì các em cần có những kĩ năng từ
chối như sau: Nói với bạn đó rằng mình đang rất bận với nhiều bài tập và cơng
việc phải hoàn thành gấp. Hoặc bằng sự thành tâm của mình nói cho bạn đó biết
game gây nghiện, tốn thời gian, tiền bạc. Và quan trọng nhất, phải biết nói
“khơng” một cách kiên quyết.
4.
Hiệu quả của đề tài:
Áp dụng những giải pháp trên của đề tài vào dạy học ở trường Trung học cơ
sở
trong những năm học qua, đặc biệt là học kì I năm học 2020 – 2021, qua kết
quả chất lượng bộ môn của học sinh lớp 9A2, 9A6 cuối học kì I, tơi nhận thấy giải
pháp đã mang lại những hiệu quả khả quan. Điều đó là minh chứng rõ ràng cho
hiệu quả của giải pháp mà tôi đã và đang thực hiện.
Bảng đối chứng kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp
Trước khi thực hiện giải pháp
Lớp Sĩ số Giỏi Tỉ lệ
Khá
Tỉ lệ
Trung
bình
Tỉ lệ
Yếu
Tỉ lệ
Kém Tỉ lệ
9A
2
36
3
8,3%
12
33,3
%
15
41,7
%
5
13,9
%
1
2,8%
9A
6
35
3
8,6%
7
20%
15
42,9
%
7
20%
3
8,5%
Sau khi thực hiện giải pháp
Lớp Sĩ số Giỏ
i
Tỉ lệ
Khá
Tỉ lệ
Trung bình Tỉ lệ
Yếu
Tỉ lệ
Kém Tỉ lệ
9A
2
36
5
13,9
%
15
41,7
%
15
41,7
%
1
2,7%
0
0
9A
6
35
5
14,2
%
10
28,6
%
18
51,4
%
2
5,8%
0
0
Khơng những thể hiện qua chất lượng bộ môn được nâng cao, theo khảo sát
qua phiếu thăm dị, tơi nhận thấy hơn 90% học sinh bày tỏ thái độ thích thú đối với
mơn Ngữ văn. Mỗi giờ dạy cả giáo viên và học sinh đều cảm thấy vui vẻ, nhẹ
nhàng, không áp lực. 5% học sinh yếu trong lớp đã có sự tập trung chú ý trong mỗi
bài giảng và có sự tiến bộ lên học lực trung bình. Trên 90% giờ thảo luận đạt hiệu
quả, các em tỏ ra hào hứng và năng nổ, tích cực nhận nhiệm vụ thảo luận, hồn
thành sản phẩm ngày càng đáp ứng được yêu cầu về kiến thức lẫn tính thẩm mĩ.
Đặc biệt, học sinh năng động, tích cực và thường xuyên đưa ra những câu hỏi phản
biện, phản hồi lên giáo viên. Qua một học kì, các em nhận ra mơn Văn khơng
nhàm chán, và để có thể hiểu văn chương, cảm nhận tốt văn chương, các em cần có
kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau; rằng văn chương khơng chỉ có chức năng
giải trí mà quan trọng nhất là văn chương hướng con người tới giá trị Chân – Thiện
– Mĩ. Muốn vậy, cả người dạy và người học cần biết cách tạo dựng hạnh phúc và
lan tỏa giá trị nhân sinh ấy trong quá trình truyền đạt và tiếp nhận tri thức.
KẾT LUẬN
Xây dựng một lớp học hạnh phúc là ở đó có sự vui vẻ, có sự tơn trọng, u
thương, đồn kết, là lớp học tự chủ, năng động và an tồn. Đó cũng là mục tiêu mà
mỗi người dạy và người học cần hướng đến. Để làm được điều đó thì chúng ta phải
giáo dục cho các em những kỹ năng sống cần thiết để các em tự nhận thức và rèn
luyện. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói rằng: “Thầy cơ hạnh phúc sẽ thay đổi thế
giới”. Tôi rất mong rằng mỗi người thầy giáo, cô giáo chúng ta ai ai cũng đều hạnh
phúc để đem lại hạnh phúc đó cho những thế hệ học trị đáng u của mình. Có
như vậy thế giới sẽ thay đổi với những điều tốt đẹp và diệu kì.
* Kiến nghị:
Để giải pháp được thuận lợi và có hiệu quả, mỗi giáo viên cần thay đổi chính
bản thân mình, rèn luyện qua mỗi lời nói, hành vi một cách thường xuyên; thường
xuyên đổi mới phương pháp dạy học, tích hợp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống
trong mỗi bài giảng.
Tổ chuyên môn phối hợp cùng nhà trường cần đẩy mạnh chỉ đạo và thực
hiện dạy học theo chủ đề, dạy học theo hướng nghiên cứu bài học, dạy học tích
hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy.
Trên đây là những kinh nghiệm và tâm huyết mà người viết đã chắt lọc trong
quá trình giảng dạy. Rất mong được sự đóng góp q báu từ phía Nhà trường, các
thầy cô giáo để bài viết trên được hồn thiện hơn, mơ hình giải pháp trên được
nhân rộng.