Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu giải pháp quản lý chất lượng thi công đập đất hồ chứa nước bản mồng, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 124 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN ĐỨC CHÍNH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG ĐẬP ĐẤT HỒ CHỨA NƯỚC BẢN MỒNG, NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN ĐỨC CHÍNH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG ĐẬP ĐẤT HỒ CHỨA NƯỚC BẢN MỒNG, NGHỆ AN

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 8580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN QUANG CƯỜNG

HÀ NỘI, NĂM 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài “Nghiên cứu giải pháp quản
lý chất lượng thi công đập đất hồ chứa nước Bản Mồng, Nghệ An” là cơng trình
nghiên cứu độc lập của riêng tôi và hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Quang Cường.
Các thông tin, số liệu, nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này phản ánh trung
thực, không sao chép của bất kỳ đề tài của ai và chưa từng được cơng bố dưới bất kỳ
hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được tôi tham khảo từ các nguồn khác nhau đều được trích dẫn và chú thích nguồn gốc
đúng quy định.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về những nội dung nghiên cứu của mình!
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Chính

i


LỜI CÁM ƠN
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành quản lý xây dựng với đề tài “Nghiên cứu giải pháp
quản lý chất lượng thi công đập đất hồ chứa nước Bản Mồng, Nghệ An” được hoàn
thành với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn khoa học, các thầy cơ
giáo trong khoa cơng trình, Bộ mơn công nghệ và quản lý xây dựng-Trường Đại học
Thủy lợi, bạn bè, đồng nghiệp và cơ quan công tác Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng
thủy lợi 4.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý cơ quan, Quý thầy cô, đồng nghiệp đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
này. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Quang Cường đã hết sức tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện quan
trọng để tác giả hồn thành luận văn này.

Xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã ln động viên tác giả về mọi
mặt trong suốt thời gian vừa qua.
Tuy đã có những cố gắng nhất định song do thời gian có hạn, trình độ bản thân cịn
hạn chế, luận văn này khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả kính mong q thầy cơ,
q đồng nghiệp và bạn bè chỉ dẫn và góp ý xây dựng, tạo thêm thuận lợi để tác giả có
thể tiếp tục học tập và hoàn thiện về đề tài nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ... ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ........ ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ix
MỞ ĐẦU .......... ..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
ĐẬP ĐẤT ......... ..............................................................................................................4
1.1 Chất lượng thi công đập đất ....................................................................................4
1.1.1 Đặc điểm của đập đất ở Việt Nam ........................................................................ 4
1.1.2 Chất lượng cơng trình xây dựng ........................................................................... 5
1.1.2.1

Cơng trình xây dựng ......................................................................................... 5

1.1.2.2


Vai trị của ngành xây dựng trong phát triển kinh tế xã hội ............................. 6

1.1.2.3

Chất lượng cơng trình xây dựng....................................................................... 7

1.1.3 Chất lượng thi công đập đất................................................................................ 10
1.2 Công tác quản lý chất lượng thi công đập đất ......................................................11
1.2.1 Quản lý chất lượng công trình xây dựng ............................................................ 11
1.2.2 Quản lý chất lượng trong q trình thi cơng đập đất .......................................... 13
1.3 Vai trị của cơng tác quản lý chất lượng các cơng trình .......................................13
1.4 Chất lượng cơng trình đập đất và sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới và
Việt Nam........................................................................................................................14
1.5 Một số sự cố cơng trình do cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng ...........16
1.5.1 Sự cố vỡ đập Z20 tại Hương Khê, Hà Tĩnh năm 2009 ....................................... 16
1.5.2 Sự cố vỡ đập thủy điện Ia Crel2 tại Gia Lai năm 2013 ...................................... 16
1.5.3 Sự cố sạt lở mái kè đê sơng Mã, tỉnh Thanh Hóa vào năm 2015 ....................... 17
1.5.4 Sự cố vỡ đập hồ chứa nước Đầm Hà Động, Quảng Ninh năm 2014 ................. 18
1.6 Một số đặc điểm chính trong quản lý chất lượng thi cơng đập đất để làm rõ vai trị của
bên quản lý......................................................................................................................19
1.6.1 Chất lượng khảo sát ............................................................................................ 19
iii


1.6.2 Chất lượng thiết kế ............................................................................................. 19
1.6.3 Hiện tượng suy giảm chất lượng cơng trình xuất phát từ cơng tác lập dự án đầu
tư xây dựng .................................................................................................................... 20
1.6.4 Công tác chặn dịng và đơn đốc tiến độ thi cơng trong giai đoạn vượt lũ .......... 21
1.6.5 Cơng tác thí nghiệm đầm nén hiện trường ......................................................... 21
1.6.6 Điều chỉnh tiến độ thi công vượt lũ phù hợp với thực tế ................................. 21

1.6.7 Xử lý kỹ thuật, điều chỉnh thiết kế ..................................................................... 22
1.6.8 Cơng tác QLCL trong q trình thi cơng ........................................................... 22
1.6.9 Cơng tác phịng chống lụt bão trong giai đoạn thi công................................ 23
Kết luận Chương 1 ........................................................................................................ 24
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG ĐẬP
ĐẤT .................. ............................................................................................................ 25
2.1 Cơ sở khoa học của quản lý chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng ................ 25
2.1.1 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 25
2.1.1.1

Kế hoạch quản lý chất lượng ......................................................................... 26

2.1.1.2

Theo dõi ......................................................................................................... 27

2.1.1.3

Kiểm soát ....................................................................................................... 27

2.1.2 Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 28
2.1.2.1

Luật xây dựng số 50/2014/QH13 [3]có những nội dung căn bản là .............. 28

2.1.2.2

Văn bản dưới luật hướng dẫn Luật Xây dựng ............................................... 28

2.1.2.3


Các tiêu chuẩn, quy chuẩn chủ yếu liên quan đến thi công đất ..................... 29

2.1.3 Cơ sở thực tiễn.................................................................................................... 30
2.2 Nội dung công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng đập đất ....................... 31
2.2.1 Quản lý chất lượng của chủ đầu tư ..................................................................... 31
2.2.2 Quản lý chất lượng của Nhà thầu ....................................................................... 31
2.2.3 Giám sát thi công xây dựng công trình .............................................................. 33
2.2.4 Quản lý chất lượng của Tư vấn thiết kế ............................................................. 35
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thi công xây dựng đập đất ......................... 36
2.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết đến thi côngđất ............................. 36
2.3.2 Nhân tố kỹ thuật ................................................................................................. 39
2.3.3 Nhân tố quản lý tổ chức thi công ....................................................................... 40
iv


Hình 2.1 Trình tự các nội dung thi cơng đập đất ........................................................... 43
2.4 Trình tự thi cơng đập đất bằng công nghệ đầm nén .............................................43
2.4.1 Công tác đắp đập ................................................................................................ 43
2.4.1.1

Vật liệu đắp đập.............................................................................................. 43

2.4.1.2

Thí nghiệm đầm nén đất ở công trường: ........................................................ 46

2.4.1.3

Đào và vận chuyển đất lên đập: ..................................................................... 47


2.4.1.4

Công tác chuẩn bị ........................................................................................... 48

2.4.1.5

Công tác trên mặt đập .................................................................................... 49

2.4.1.6

Khống chế kiểm tra chất lượng: ..................................................................... 50

2.4.1.7

Công tác lấy mẫu chỉ tiêu sau khi đầm .......................................................... 51

2.4.2 Phương pháp kiểm tra chất lượng đắp đập ......................................................... 53
2.5 Vai trị của Chủ đầu tư trong cơng tác đắp đập ....................................................55
2.5.1 Cơng tác QLCL trong q trình thi cơng ............................................................ 56
2.5.2 Cơng tác thí nghiệm đầm nén hiện trường (TNĐNHT) ..................................... 56
2.5.3 Điều chỉnh tiến độ thi công vượt lũ phù hợp với thực tế ................................... 57
Kết luận chương 2 .........................................................................................................58
CHƯƠNG 3ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG ĐẬP
ĐẤT - HỒ CHỨA NƯỚC BẢN MỒNG, TỈNH NGHỆ AN .......................................59
3.1 Giới thiệu chung ...................................................................................................59
3.1.1 Giới thiệu về hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An [12] ............................... 59
a) Nhiệm vụ: .................................................................................................................. 59
b) Quy mô dự án: ........................................................................................................... 60
c) Chất lượng và nguồn vật liệu đất đắp [13] ............................................................... 61

3.1.2 Giới thiệu về Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 4 (Ban 04) ............... 63
3.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công đập đất Bản Mồng...................65
3.2.1 Tổ chức quản lý dự án ........................................................................................ 65
3.2.2 Phân tích thực trạng hệ thống quản lý chất lượng thi công ................................ 66
3.2.3 Hệ thống quản lý chất lượng .............................................................................. 67
3.2.3.1

Ban quản lý dự án Bản Mồng ........................................................................ 67

3.2.3.2

Giám sát tác giả của Tư vấn thiết kế .............................................................. 69

3.2.3.3

Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công theo hợp đồng .............. 70
v


3.2.3.4

Những kết quả đạt được ................................................................................. 79

3.2.3.5

Những tồn tại và nguyên nhân ....................................................................... 80

3.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công đập đất Bản
Mồng ............................................................................................................................. 81
3.3.1 Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức của hệ thống quản lý chất lượng tại công trường ... 81

3.3.2 Đề xuất quy trình chung quản lý chất lượng đắp đập đất áp dụng cho đập phụ,
hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An ....................................................................... 84
3.3.2.1

Kiểm tra chất lượng đầu vào .......................................................................... 84

a) Kiểm tra và bàn giao tài liệu: .................................................................................... 84
b) Kiểm tra hiện trạng các mỏ đất: ................................................................................ 85
3.3.2.2

Thí nghiệm đầm nén hiện trường ................................................................... 91

3.3.2.3

Cơng tác chuẩn bị hiện trường trước khi đắp đập .......................................... 91

3.3.2.4

Công tác đắp đất tại hiệntrường ..................................................................... 93

3.3.2.5

Thi công hệ thống tiêu nước trong thân đập: ................................................. 97

Khi kiểm tra tầng lọc ngược, ngoài việc kiểm tra chiều dày từng lớp, thành phần hạt,
còn phải chú ý kiểm tra các mặt nối tiếp, khơng để xảy ra tình trạng các lớp so le, gãy
khúc, trộn lẫn. Ngoài ra, trước khi thi cơng hệ thống tiêu nước trong thân đập cần thí
nghiệm đắp thử để đưa ra chiều dày rải thích hợp ở hiện trường. ................................ 97
3.3.3 Công tác giám sát thi công đắp đập đất áp dụng cho đập phụ, hồ chứa nước Bản
Mồng, tỉnh Nghệ An .................................................................................................... 101

3.3.3.1

Công tác giám sát thi công khối đất đắp ...................................................... 102

3.3.3.2

Giáp sát xử lý nền đập và bộ phận tiếp giáp ................................................ 105

3.3.3.3

Công tác nghiệm thu khối đất đắp ............................................................... 105

Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 107
Kết luận ....................................................................................................................... 107
Kiến nghị ..................................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 111

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sự cố vỡ đập Z20 Hương Khê, Hà Tĩnh năm 2009 ....................................... 16
Hình 1.2 Sự cố vỡ đập thủy điện Ia Crel 2 Gia Lai năm 2013 ...................................... 17
Hình 1.3 Sự cố sạt lớ mái kè đê sơng Mã ...................................................................... 17
Hình 1.4 Sự cố vỡ đập hồ chứa nước Đầm Hà Động, Quảng Ninh năm 2014 ............. 18
Hình 2.1 Quy trình thi cơng đập đất .............................................................................. 43
Hình 2.2 Kiểm tra chiều dày khai thác, lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra chất lượng ........ 44
Hình 2.3 Thí nghiệm đầm nén hiện trường ................................................................... 46
Hình 2.4 Quá trình vận chuyển, san rải, tưới ẩm và đầm .............................................. 49

Hình 3.1 Tổng thể cụm cơng trình đầu mối hồ chứa nước Bản Mồng .......................... 59
Hình 3.2 Mặt cắt điển hình kết cấu đập phụ, hồ chứa nước Bản Mồng ........................ 60
Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống QLCL thi cơng cơng trình đầu mối Bản Mồng ..................... 66
Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng cơng trình.................................................. 70
Hình 3.5 Sơ đồ hệ thống quản lý chất lượng cơng trình ............................................... 72
Hình 3.6 Hệ thống quản lý chất lượng tại cơng trường ................................................. 81
Hình 3.7 Xử lý tiếp giáp giữa đất đắp và nền, các cơng trình xây lắp khác .................. 92
Hình 3.8 Sơ đồ thi cơng lớp lọc lõi đập ......................................................................... 98

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu cơ lý đề nghị sử dụng ................................................................. 62
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu đầm & chế bị đề nghị sử dụng ................................................... 63
Bảng 3.3 Bảng cân đối khối lượng đất đắp đập phụ ..................................................... 63
Bảng 3.4 Bảng chỉ tiêu thí nghiệm đất đắp đập ............................................................ 85
Bảng 3.5 Số lượng mẫu kiểm tra ................................................................................... 96
Bảng 3.6 Độ ẩm tương ứng với khối lượng thể tích của một số loại đất .................... 103

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

CĐT


: Chủ đầu tư

CLXD

: Chất lượng xây dựng

CTXD

: Cơng trình xây dựng

CLCTXD

: Chất lượng cơng trình xây dựng

ĐTXD

: Đầu tư xây dựng

HSMT

: Hồ sơ mời thầu

HSĐX

: Hồ sơ đề xuất

HSDT

: Hồ sơ dự thầu


HSYC

: Hồ sơ yê cầu

PCLB

: Phòng, chống lụt bão

QLNN

: Quản lý nhà nước

QLCL

: Quản lý chất lượng

QLCTXD

: Quản lý cơng trình xây dựng

QLDA

: Quản lý dự án

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TVGS


: Tư vấn giám sát

XDCT

: Xây dựng cơng trình

ix



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Nền nơng nghiệp nước ta đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Để
nâng cao năng suất và chất lượng thì ngồi việc hiện đại hóa máy móc thì các nhu cầu
cấp nước tưới tiêu là hết sức cấp thiết. Trong những năm gần đây có rất nhiều các cơng
trình hồ chứa đã được xây dựng nhằm đáp ứng việc cấp nước tưới cho các vùng sản
xuất nông nghiệp cũng như phát điện, đặc biệt là vùng núi và trung du. Những lợi ích
đem lại là rất to lớn, tuy nhiên kèm theo đó cũng có những sự cố xảy ra khi thi cơng
ngăn dịng đắp đập làm thiệt hại tài sản của Nhà nước cũng như tính mạng của người
dân do làm chưa tốt công tác quản lý chất lượng và an tồn. Chính vì vậy việc quản lý
và nâng cao chất lượng đắp đập là một vấn đề quan trọng và rất cấp thiết.
Hiện nay ở nước ta việc quản lý chất lượng cơng trình xây dựng dựa vào Luật Xây
dựng, các Nghị định và thông tư. Ngồi ra Nhà nước cịn ban hành định mức dự tốn,
hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn trong xây dựng cơng trình thủy lợi. Thiết lập bộ máy
quản lý tham mưu giúp việc cho công tác quản lý Nhà nước về chất lượng xây dựng
như ở Trung ương có Cục Quản lý chất lượng xây dựng, ở các tỉnh có các Trung tâm
kiểm định chất lượng.
Tuy vậy, quá trình xây dựng cơng trình vẫn cịn rất nhiều bất cập trong q trình quản
lý chất lượng. Trong thời gian qua đã xảy ra hàng loạt sự cố cơng trình thủy lợi, thủy

điện gây nhiều thiệt hại về con người và tiền của. Trong đó, các sự cố liên quan đến
đập đất xảy ra rất nhiều như đập Khe Mơ, đập Krel 2, đập Suối Hành, đập Cà Giây,
đập Bố Trạch,…. Chính vì vậy một lần nữa việc quản lý và nâng cao chất lượng đập
đất là địi hỏi cấp thiết.
Hiện nay có nhiều các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài
ngành, quan tâm nghiên cứu về quy trình quản lý chất lượng đắp đập đất. Luận văn
này nhằm đi vào phân tích các giải pháp quản lý chất lượng đắp đập, lựa chọn giải
pháp quản lý chất lượng đắp đập phù hợp với điều kiện vùng. Giúp cho các nhà quản

1


lý, tư vấn, thi cơng có các giải pháp phù hợp, nhằm tăng cường chất lượng cơng trình
thi cơng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công đập đất của Ban Quản lý dự
án Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 4;
Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng đắp đập phù hợp cho công tác quản lý chất lượng
thi công đập phụ, cụm cơng trình đầu mối, dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ
An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng thi công đập đất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là giải pháp quản lý chất lượng thi cơng đập phụ, cụm
cơng trình đầu mối, dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận lý thuyết các vấn đề liên quan đến chất lượng xây dựng cơng trình thủy lợi;
Tiếp cận các thể chế, cơ chế, quy định về quản lý chất lượng trong xây dựng;

Tiếp cận các cơng trình, dự án thực tế và phân tích, nghiên cứu các ấn phẩm khoa học
đã phát hành để giải đáp các mục tiêu đề ra của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài, đòi
hỏi phải sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu tổng quan các quy trình
quản lý chất lượng đắp đập đất. Từ đó rút ra kết luận để đưa ra giải pháp quản lý chất
lượng đắp đập thích hợp cho hạng mục đập phụ, cụm cơng trình đầu mối, dự án Hồ
chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An;
2


- Phương pháp điều tra: Điều tra khảo sát và thu thập tổng hợp các tài liệu liên quan
đến quản lý chất lượng đắp đập đất;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác
nhau.
- Phương pháp chuyên gia.

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THI CƠNG ĐẬP ĐẤT
1.1 Chất lượng thi cơng đập đất
Chất lượng các cơng trình Thủy lợi nói chung và cơng trình đập đất nói riêng đều chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có thể chia thành những yếu tố khách quan và
những yếu tố chủ quan. Những yếu tố khách quan như: Khí hậu, điều kiện thi cơng,
điều kiện địa chất cơng trình, nguồn vật liệu thi cơng. Những yếu tố chủ quan bao
gồm: Công tác khảo sát, thiết kế, thi cơng, quản lý vận hành. Vì vậy cần phải nghiên
cứu các yêu tố này để từ đó đưa ra những biện pháp, quy trình quản lý chất lượng,

tránh được những chi phí, rủi do khơng cần thiết.
Để có thể rút ra những kết luận và từ đó nghiên cứu những yếu tố cần quan tâm trong
công tác quản lý chất lượng đắp đập mà tác giả nghiên cứu, tác giả xin trình bày tổng
quan về tình hình xây dựng và quản lý chất lượng của các đập đất trong nước và trong
khu vực nghiên cứu.
1.1.1 Đặc điểm của đập đất ở Việt Nam
Tính đến nay, ở nước ta đã xây dựng 6648 hồ chứa, trong đó có gần 100 hồ chứa nước
có dung tích trên 10 triệu mét khối nước, hơn 567 hồ chứa có dung tích trữ nước từ
1÷10 triệu m3, cịn lại là các hồ nhỏ. Tổng dung tích trữ nước của các hồ là 35,8 tỷ m3,
trong đó có 26 hồ chứa thủy điện lớn có dung tích 27 tỷ m3 cịn lại là các hồ có nhiệm
vụ tưới là chính với tổng dung tích 8,8 tỷ m3 đảm bảo tưới cho 80 vạn hecta.
- Giai đoạn 1960 ÷ 1975: Chúng ta đã xây dựng nhiều hồ chứa có dung tích trữ nước
từ 10 ÷ 50 triệu m3 như: Đại Lải (Vĩnh Phúc); Suối Hai, Đồng Mô (Hà Nội); Khuôn
thần (Bắc Giang); Thượng Tuy, Khe Lang (Hà Tĩnh); Rào Nan, Cẩm Ly (Quảng
Bình); đặc biệt hồ Cấm Sơn (Lạng Sơn) có dung tích 248 triệu m3 nước với chiều cao
đập đất 40m (đập đất cao nhất lúc bấy giờ).
- Giai đoạn 1975 ÷ 2000: Sau khi đất nước thống nhất chúng ta đã xây dựng được
hàng ngàn hồ chứa trong đó có nhiều hồ chứa nước lớn như: Núi Cốc (Thái Nguyên);
Kè Gỗ (Hà Tĩnh); n Lập (Quảng Ninh); Sơng Mực (Thanh Hóa); Phú Ninh (Quảng
nam); Yazun hạ ( Gia Lai); Dầu Tiếng (Tây Ninh)… trong đó hồ Dầu Tiếng có dung
4


tích lớn nhất 1,58 tỷ m3. Các địa phương trên cả nước đã xây dựng trên 700 hồ chứa có
dung tích từ 1÷10 triệu m3. Đặc biệt trong giai đoạn này các huyện, xã, hợp tác xã,
nông trường đã xây dựng hàng ngàn hồ chứa có dung tích trên dưới 0,2 triệu m3.
- Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Bằng nhiều nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn trái
phiếu chính phủ, Bộ NN&PTNT đã quản lý đầu tư xây dựng mới nhiều hồ chứa có
qui mơ lớn và vừa như: Cửa Đạt (Thanh Hóa); Định Bình (Bình Định); Tả Trạch (Thừa
Thiên Huế); Nước Trong (Quảng Ngãi); Đá Hàn vàNgàn Trươi (Hà Tĩnh). (Hà Tĩnh);

Rào Đá (Quảng Bình); Thác Chuối (Quảng Trị); Kroong Buk Hạ, IaSup Thượng (Đắc
Lắc)… Đặc điểm chung của các hồ chứa thủy lợi là đập chính ngăn sông tạo hồ, tuyệt
đại đa số là đập đất chỉ có 04 hồ có đập bê tơng là: Tân Giang (Ninh Thuận); Lịng Sơng
(Bình Thuận); Định Bình (Bình Định); Nước Trong (Quảng Ngãi);
- Nhận định chung: Hơn một nửa trong tổng số hồ đã được xây dựng và đưa vào sử
dụng trên 25 ÷ 30 năm nhiều hồ đã bị xuống cấp. Những hồ có dung tích từ 1 triệu m3
trở lên đều được thiết kế và thi công bằng những lực lượng chuyên nghiệp trong đó
những hồ có dung tích từ 10 triệu m3 trở lên phần lớn do Bộ Thủy lợi (trước đây) và
Bộ NN&PTNT hiện nay quản lý vốn, kỹ thuật thiết kế và thi công. Các hồ có dung
tích từ 1 triệu ÷ 10 triệu m3 phần lớn là do UBND tỉnh quản lý vốn, kỹ thuật thiết kế
thi công. Các hồ nhỏ phần lớn do huyện, xã, HTX, nông trường tự bỏ vốn xây dựng và
quản lý kỹ thuật. Những hồ tương đối lớn được đầu tư tiền vốn và kỹ thuật tương đối
đầy đủ thì chất lượng xây dựng đập đạt được yêu cầu. Còn những hồ nhỏ do thiếu tài
liệu cơ bản như: Địa hình, địa chất, thủy văn, thiết bị thi công, lực lượng kỹ thuật và
nhất là đầu tư kinh phí khơng đủ nên chất lượng đập chưa tốt, mức độ an tồn rất thấp.
1.1.2 Chất lượng cơng trình xây dựng
1.1.2.1 Cơng trình xây dựng
Cơng trình xây dựng là một sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,
vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình được liên kết định vị với nền đất, bao
gồm phần trên và dưới mặt đất (phần ngầm) được xây dựng theo thiết kế đã được phê
duyệt. Cơng trình xây dựng gồm có cơng trình xây dựng cơng cộng, nhà ở, cơng trình
cơng nghiệp, giao thơng, hạ tầng, nơng nghiệp và phát triển nông thôn, thủy điện, năng

5


lượng và các cơng trình khác.
1.1.2.2 Vai trị của ngành xây dựng trong phát triển kinh tế xã hội
Công nghiệp xây dựng là một ngành sản xuất hàng hoá đầu tư, có nghĩa là các sản
phẩm mới của nó được u cầu, khơng phải vì bản thân của các sản phẩm này mà vì

các hàng hố hoặc dịch vụ mà các sản phẩm này có thể tạo ra hoặc giúp cho tạo ra.
Ngành công nghiệp xây dựng giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
bởi ba đặc thù chính là: Ngành xây dựng có quy mô lớn nhất trong đất nước, ngành
cung cấp phần lớn các hàng hố đầu tư và Chính phủ là khách hàng của phần lớn các
cơng trình của ngành.
Ở nước ta, công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất của nền kinh tế
quốc dân, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội. Hàng năm xây dựng cơ bản tiêu
tốn lượng vốn ngân sách và vốn đầu tư khác với tỷ lệ cao (giai đoạn 15 năm đổi mởi
1985-2000 vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm khoảng 25%÷26% GDP hàng năm.
Trong khi đó tỷ trọng sản phẩm xây dựng trong tổng sản phẩm quốc nội của một số
nước theo thống kê năm 1989 là: các nước EU: 12,3%; CHLB Đức: 11,0%; Pháp:
11,4%; Anh: 10,1%; Mỹ: 8,7%; Canada 14,9%; Nhật: 19,3%). Xây dựng cơ bản giữ
vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bởi vì:
 Xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, năng
lực phục vụ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Tất cả các ngành
kinh tế khác chỉ có thể phát triển được nhờ có xây dựng cơ bản, thực hiện xây dựng
mới, nâng cấp các cơng trình về quy mơ, đổi mới về công nghệ và kỹ thuật để nâng
cao năng xuất và hiệu quả sản xuất;
 Xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ, cân đối, hợp lý sức sản xuất cho
sự phát triển kinh tế giữa các ngành, các khu vực, các vùng kinh tế trong từng giai
đoạn xây dụng và phát triển kinh tế của đất nước. Tạo điều kiện xoá bỏ dần sự cách
biệt giữa thành thị, nông thôn, miền ngược, miền xuôi. Nâng cao trình độ mọi mặt cho
đồng bào các dân tộc;

6




Xây dựng cơ bản tạo điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động


xã hội, dân sinh, quốc phịng thơng qua việc đầu tư xây dựng các cơng trình xã hội,
dịch vụ cơ sở hạ tầng ngày càng đạt trình độ cao. Góp phần nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho mọi người dân trong xã hội;
 Xây dựng cơ bản đóng góp đáng kể lợi nhuận cho nền kinh tế quốc dân. Hàng nãm
Ngành xây dựng đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Giải quyết
cơng ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động. Đội ngũ cán bộ cồng nhân viên
Ngành xây đựng đơng đảo có khoảng hai triệu người, chiếm khoảng 6% lao động
trong xã hội.
Như vậy, ngành xây dựng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó quyết
định quy mơ và trình độ kỹ thuật của xã hội của đất nước nói chung và sự nghiêp cơng
nghiệp hố hiện đại hố trong giai đoạn hiện nay nói riêng. Và cũng có thể kết luận
rằng ngành xây dựng là một công cụ điều chỉnh sự phát triển của nền kinh tế đối với
mỗi quốc gia [1].
1.1.2.3 Chất lượng cơng trình xây dựng
Nói đến chất lượng cơng trình CLCT xây dựng, xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây
dựng, CLCT xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: Cơng năng, tuân
thủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật, độ bền vững, tuổi thọ, tính thẩm mỹ, an tồn trong khai
thác sử dụng, tính kinh tế và đảm bảo mục đích sử dụng cơng trình [2], [3].
Hay nói cách khác, CLCT xây dựng là một quá trình hình thành sản phẩm xây dựng cùng
với các vấn đề liên quan khác. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến CLCT xây dựng là:
 CLCT xây dựng cần quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về mục đích đầu tư
xây dựng cơng trình, từ khi xin chủ trương đầu tư, lập quy hoạch, lập dự án, đến khâu
khảo sát thiết kế và thi công xây dựng cho đến khi kết thúc dự án xong đưa cơng trình
vào khai thác, sử dụng và dỡ bỏ cơng trình sau khi đã hết thời gian sử dụng. CLCT xây
dựng được thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án ĐTXD cơng
trình, chất lượng khảo sát và chất lượng về các bản vẽ thiết kế kỹ thuật cơng trình, chất
lượng thi cơng xây dựng cơng trình và chất lượng quản lý, vận hành và duy tu bảo trì
cơng trình;
7



 CLCT phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào, cấu kiện và
chất lượng công việc xây dựng các hạng mục, bộ phận cấu thành cơng trình và tn
thủ quy trình thực hiện thi cơng tạo ra các sản phẩm xây dựng;
 Các tiêu trí, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng không chỉ thể hiện ở việc lấy mẫu, thiết
kế mẫu, kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu và máy móc thiết bị đưa vào sử
dụng tại cơng trình mà cịn thực hiện ở các bước như công nghệ thi công, chất lượng
các công việc và đội ngũ công nhân, kỹ thuật, kỹ sư lao động trong quá trình diễn ra
các hoạt động xây dựng;
 Chất lượng cơng trình thi cơng xây dựng ln ln gắn liền với an tồn cơng trình,
an tồn trong quá trình quản lý, khai thác và sử dụng mà nó phải đảm bảo an tồn
trong q trình thi cơng xây dựng đối với bản thân cơng trình, với đội ngũ công nhân,
kỹ sư cùng các trang thiết bị trong khu vực xây dựng cơng trình;
 Thời gian xây dựng khơng chỉ thể hiện ở thời hạn hồn thành tồn bộ các hạng mục
cơng trình để đưa vào khai thác, sử dụng mà còn thể hiện ở việc đáp ứng theo tiến độ
đã được ký kết;
 Giá trị xây dựng khơng chỉ thể hiện ở số tiền quyết tốn cơng trình do chủ đầu tư
phải chi trả mà cịn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư thực hiện
các hoạt động dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát thiết kế, thi cơng xây dựng,...
Ngồi ra, CLCT xây dựng cần chú ý đến yếu tố mơi trường trong q trình hình thành
dự án.
Tóm lại: CLCT xây dựng là đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong điều kiện nhất định. Nó
thể hiện sự phù hợp về quy hoạch đạt được độ tin cậy từ khâu thiết kế đến thi công xây
dựng cơng trình, vận hành theo tiêu chuẩn, quy định đã định trước và nó có tính xã
hội, thẩm mỹ, hiệu quả đầu tư. Đặc biệt, nó thể hiện được tính đồng bộ trong cơng
trình và thời gian thi cơng xây dựng đúng tiến độ.
Chất lượng sản phẩm xây dựngtác động trực tiếp đến phát triển kinh tế toàn xã hội và
đời sống con người. Đặc biệt, ở nước ta hiện nay nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước, các doanh nghiệp và nhân dân chiếm tỷ trọng khá lớn trong thu nhập nền kinh tế

8


quốc dân. Chính vì vậy, để quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng trên phạm vi toàn
quốc, các cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp quy như Luật, Nghị
định, Thông tư hướng dẫn, các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy phạm về xây dựng cơ bản
nhằm chuẩn hóa pháp lý về chất lượng, quy trình tạo ra sản phẩm xây dựng.
Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn (khảo sát, thiết kế, thẩm định,
giám sát) và nhà thầu thi công xây dựng là 3 chủ thể trực tiếp quyết định chất lượng
sản phẩm xây dựng. Cơng trình nào có 3 chủ thể có trình độ, năng lực chuyên môn tốt
để quản lý về xây dựng cơ bản, tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành của nhà nước
về quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng và thực hiện đầy đủ các điều khoản trong
hợp đồng kinh tế, đặc biệt trong trường hợp các tổ chức này độc lập, chun nghiệp
cao thì tại đó chất lượng sản phẩm xây dựng rất tốt và ngược lại.
Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án là đơn vị chủ động về nguồn vốn bỏ ra để đặt hàng
cơng trình xây dựng - họ là chủ thể đưa ra các yêu cầu về kỹ, mỹ thuật, chất lượng cho
các nhà thầu trong quá trình thực hiện từ lập dự án, khảo sát, thiết kế, đến giai đoạn
triển khai thi công xây dựng vận hành bảo trì. Vì vậy, họ là chủ thể đặc biệt quan trọng
đểquyết định về chất lượng cơng trình xây dựng.
Đối với dự án xây dựng cơng trình có vốn của các chủ thể làtư nhân hoặc vốn nước
ngồi thì các cơng trình xây dựng thường có chất lượng tốt do công tác quản lý chất
lượng được quan tâm ngay từ khi thực hiện quá trình thẩm định, duyệt hồ sơ thiết kế
đến thi công xây dựng, bảo trì và nhanh chóng ra các quyết định kịp thời để đảm bảo
chất lượng cho cơng trình xây dựng. Trừ một số cơng trình nhỏ thì họ tự quản lý, còn
lại đa số các dự án họ đều thuê tổ chức tư vấn chuyên nghiệp để thực hiện công tác
quản lý chất lượng cơng trình trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Trong trường hợp vốn đầu tư là nguồn vốn của Nhà nước thì chủ đầu tư là ai? Các chủ
đầu tư hiện nay không phải là chủ thể bỏ tiền vốn ra đầu tư mà thực chất là do Nhà
nước uỷ nhiệm để quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơng trình, họ được thành lập
thơng qua các quyết định hành chính.Thực trạng hiện nay, rất nhiều chủ đầu tư khơng

có đủ năng lực, kinh nghiệm, trình độ, thiếu hiểu biết về xây dựng cơ bản, nhiều

9


trường hợp làm việc kiêm nhiệm, … nên công tác quản lý chất lượng cơng trình xây
dựng cịn hạn chế và bất cập.
Vì vậy,hiện nay đã có nhiều đề nghị tách chức năng chủ đầu tư là chủ thể của tiền vốn
nhà nước và đồng thời là chủ thể trực tiếp quản lý sử dụng cơng trình với tư vấn quản lý
dự án “là một đơn vị làm thuê” thông qua ký kết hợp đồng kinh tế. Tổ chức tư vấn quản
lý dự án, tư vấn giám sát là tổ chức chuyên nghiệp, độc lập trừ các dự án có quy mơ nhỏ,
có đơn kết cấu đơn giản để đảm bảo chất lượng cơng trình xây dựng tốt hơn.
1.1.3 Chất lượng thi cơng đập đất
Đập là cơng trình đầu mối hết sức quan trọng. Đập được xây dựng để ngăn các sông
suối, giữ lại hàng triệu mét khối nước để tạo thành hồ chứa có nhiệm vụ cung cấp
nước, thủy điện, tưới tiêu và phòng lũ. Ở nước ta, đập đất chiếm ưu thế hơn các đập
khác là sử dụng vật liệu địa phương nên chi phí xây dựng thấp, kỹ thuật thi công đơn
giản, sử dụng các thiết bị phổ biến sẵn có trong nước, cơng tác xử lý nền móng u
cầu khơng q phức tạp. Trong q trình thi công chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu
tố thời tiết như nắng, mưa, bão và các điều kiện thi cơng, các điểm dừng kỹ thuật như
chặn dịng, dẫn dịng thi cơng, phịng chống lụt bão, thời gian thi cơng kéo dài nhiều
năm, do đó việc đảm bảo chất lượng cơng trình là hết sức chặt chẽ.
Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng loại đập này có điểm yếu là khi nước tràn qua thì dễ
gây xói, moi sâu vào thân dẫn đến bị vỡ. Ngoài ra, khi cường suất mưa lớn và kéo dài,
đất thân đập bị bão hòa nước làm giảm khả năng chống đỡ, dẫn đến trượt mái và hư
hỏng đập. Trong thiết kế và xây dựng đập ở nước ta hiện nay, tiêu chuẩn phòng lũ
được xác định theo cấp cơng trình. Ví dụ đập cấp I chống được con lũ thiết kế có chu
kỳ xuất hiện lại là 500÷1000 năm; trị số tương ứng của đập cấp II là 200 năm; cấp III:
100 năm; cấp IV: 67 năm; cấp V: 50 năm. Như vậy các đập cấp IV, V khả năng chống
lũ thấp, khả năng nước tràn dẫn đến vỡ đập là lớn. Ngoài ra, số lượng các đập loại này

rất nhiều; việc quản lý, bảo dưỡng các đập nhỏ cũng không được chặt chẽ, bài bản như
đối với các đập lớn.

10


Thực tế đã xảy ra ở nước ta trong những năm qua là hư hỏng, sự cố và vỡ đập chỉ xảy ra
ở đập vừa và nhỏ. Trong trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh vừa qua, đập Khe Mơ bị vỡ là một
đập nhỏ, trong khi các đập lớn như Kẻ Gỗ, Bộc Ngun, Sơng Rác,… vẫn an tồn.
Đập dù lớn hay nhỏ khi bị vỡ đều gây ra tổn thất nặng nề cho bản thân cơng trình, và
cho vùng hạ du. Ở các đập mà hạ du là khu dân cư hoặc kinh tế, văn hóa thì thiệt hại
do vỡ đập gây ra ở hạ du lớn hơn gấp nhiều lần so với thiệt hại đối với bản thân cơng
trình, và phải mất nhiều năm sau mới có thể khắc phục được.
1.2 Công tác quản lý chất lượng thi cơng đập đất
1.2.1 Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
Quản lý chất lượng (QLCL) là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm sốt
một tổ chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao
gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm
soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
Các chủ thể tham gia trong các giai đoạn của cơng trình xây dựng bao gồm: Cấp quyết
định đầu tư, chủ đầu tư (CĐT), các nhà thầu tư vấn, các nhà thầu thi công,... liên quan
đến công tác khảo sát, thiết kế, thi cơng xây dựng cơng trình, bảo hành, bảo trì và quản
lý sử dụng có trách nhiệm rất quan trọng và khác nhau trong quá trình hình thành sản
phẩm của một cơng trình dự án cụ thể. Điều đó đã được khẳng định, định nghĩa tại
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng như sau:
“Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham
gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và pháp
luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình
và khai thác, sử dụng cơng trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn

của cơng trình”.
QLCL hiện đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ trong sản xuất
mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mơ lớn đến quy mơ nhỏ,
cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. QLCL đảm bảo cho tổ chức làm

11


đúng những việc phải làm và những việc quan trọng, theo triết lý "làm việc đúng" và
"làm đúng việc", "làm đúng ngay từ đầu" và "làm đúng tại mọi thời điểm".
Nội dung cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng: chủ yếu, trách nhiệm chính
là cơng tác quản lý giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể khác cùng tham gia vào quá
trình xây dựng. Các chủ thể tham gia vào quá trình giám sát và tự giám sát có thể thay
đổi tuỳ theo nội dung từ hoạt động xây dựng mà nó phục vụ. Có thể tóm tắt nội dung
hoạt động của các chủ thể giám sát trong các giai đoạn của dự án xây dựng như sau:
 Giai đoạn khảo sát: Ngoài sự giám sát của CĐT, nhà thầu khảo sát xây dựng phải có
bộ phận chun trách tự giám sát cơng tác khảo sát;
 Giai đoạn thiết kế: Nhà thầu tư vấn thiết kế tự giám sát sản phẩm thiết kế theo các
quy định và chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng
cơng trình (XDCT). CĐT nghiệm thu sản phẩm thiết kế và chịu trách nhiệm về các
bản vẽ thiết kế giao cho nhà thầu;
 Giai đoạn thi cơng XDCT: Có các hoạt động QLCL và tự giám sát của nhà thầu thi
công xây dựng; giám sát thi công XDCT và công tác nghiệm thu của CĐT; giám sát
tác giả của nhà thầu thiết kế XDCT và ở một số dự án có sự tham gia giám sát của
cộng đồng;
 Giai đoạn bảo hành cơng trình: CĐT, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng cơng trình
có trách nhiệm kiểm tra tình trạng CTXD, phát hiện hư hỏng để yêu cầu sửa chữa, thay
thế, giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục sửa chữa đó.
Bên cạnh sự giám sát, tự giám sát của các chủ thể, q trình triển khai XDCT cịn có
sự tham gia giám sát của nhân dân, của các cơ quan quản lý Nhà nước (QLNN) về chất

lượng cơng trình xây dựng.
Tất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất lượng của CTXD.
Kết quả của hoạt động giám sát được thể hiện thông qua hồ sơ QLCL, bao gồm các
văn bản phê duyệt, biên bản nghiệm thu và bản vẽ hồn cơng, nhật ký giám sát của
CĐT, nhật ký thi công của nhà thầu, các thông báo, công văn trao đổi, văn bản thống

12


nhất,.... Việc thực hiện các hoạt động giám sát chất lượng, lập và lưu trữ hồ sơ QLCL
được gọi chung là công tác QLCL.
1.2.2 Quản lý chất lượng trong quá trình thi cơng đập đất
Chất lượng và an tồn cơng trình thủy lợi được quyết định ở giai đoạn thi công xây
dựng với sự tham gia của nhiều đơn vị liên quan, trong đó chủ đầu tư (CĐT) ln giữ
vai trị chủ đạo.
Thi cơng đắp đập bao gồm nhiều cơng việc từ dọn băi vật liệu, chuẩn bị hiện trường,
thiết bị thi cơng, thí nghiệm trong phịng đến khâu đắp đập và kiểm tra chất lượng lớp
đắp, xử lý kỹ thuật, nghiệm thu chuyển giai đoạn,... nên đòi hỏi hệ thống QLCL của
Ban quản lý, tư vấn giám sát, nhà thầu thi cơng hoạt động thường xun. Ngồi ra, tại
điểm dừng kỹ thuật hay thời điểm nghiệm thu chuyển giai đoạn, CĐT yêu cầu sự có
mặt của tư vấn thiết kế với vai trò giám sát tác giả. Theo quy định, nhà thầu xây lắp có
hệ thống QLCL riêng, tự tổ chức kiểm tra và quản lý những công việc thực hiện, chất
lượng vật liệu trước khi đưa vào sử dụng. Tuy vậy, khi có sự nghi ngờ về chất lượng,
CĐT có thể lấy mẫu và tổ chức kiểm tra theo cách riêng để đảm bảo chất lượng. Để
cơng trình đạt chất lượng tốt, hệ thống QLCL phải được tổ chức và duy trì hoạt động
tại hiện trường từ khâu chuẩn bị đến giai đoạn hoàn thiện đập. Ngoài ra, cơng việc này
cịn tạo sự phối hợp tốt giữa CĐT và các đơn vị trong q trình xây dựng cơng trình
mà CĐT ln là người tổ chức, kiểm tra và đơn đốc thựchiện.
1.3 Vai trị của cơng tác quản lý chất lượng các cơng trình
Cơng tác quản lý chất lượng có vai trị to lớn đối với doanh nghiệp nói chung, chủ đầu

tư và cơ quan nhà nước, vai trò đó được thể hiện cụ thể là:
+ Đối với doanh nghiệp, làm tốt công tác quản lý chất lượng, doanh nghiệp sẽ đạt
được mục tiêu và mục đích của mình thuận lợi hơn,mục đích khai thác mọi tiềm
năng,sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm mọi nguồn lực của tổ chức, tiết kiệm thời
gian và phát triển bềnvững.
+ Đối với chủ đầu tư, CĐT là người chủ đồng vốn bỏ ra để đặt hàng cơng trình xây
dựng, họ là người chủ đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo chất lượng cho các nhà
thầu trong lập dự án, khảo sát, thiết kế đến giai đoạn thi công xây lắp, vận hành, bảo
13


×