Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Luận văn thạc sĩ các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng IFRS FOR SMES cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------------

PHẠM MỸ QUYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
VẬN DỤNG IFRS FOR SMES CHO CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------------

PHẠM MỸ QUYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
VẬN DỤNG IFRS FOR SMES CHO CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. VĂN THỊ THÁI THU

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
IFRS for SMEs cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Những nội dung tham khảo
và kế thừa đều được trích dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2017
Học viên thực hiện Luận văn

Phạm Mỹ Quyên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC PHỤ LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3
2.1

Mục tiêu chung .................................................................................................. 3


2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
4.1

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

4.2

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

5. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................... 4
6. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn ........................................ 4
7. Kết cấu luận văn: ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .................................. 6
1.1 Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi ................................................................ 6
1.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước ................................................................. 17
1.3 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu .......................................................... 21
1.3.1 Nhận xét ........................................................................................................... 21
1.3.2 Xác định khe hổng nghiên cứu .......................................................................... 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 26
2.1 Cơ sở lý thuyết về chuẩn mực báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ (IFRS for SMEs)................................................................................................. 26
2.1.1

Một số vấn đề chung về DNNVV ................................................................. 26

2.1.2. Quá trình nghiên cứu ban hành IFRS for SMEs ............................................... 27



2.1.3 Phạm vi và mục tiêu của IFRS for SMEs .......................................................... 30
2.1.3.1 Phạm vi áp dụng IFRS for SMEs ............................................................. 30
2.1.3.2 Mục tiêu của IFRS for SMEs................................................................... 31
2.1.4 Nội dung của IFRS for SMEs ........................................................................... 31
2.2 Chuẩn mực kế toán hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam .......................................................................................................................... 33
2.3 Tổng quan các lý thuyết nền về nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng IFRS cho các DNNVV ở Việt Nam. ................................................................. 35
2.3.1 Lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại (new institutional sociology theory)........ 35
2.3.2 Thuyết định chế. .............................................................................................. 36
2.3.3 Lý thuyết thơng tin hữu ích (decision usefulness theory)................................... 37
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế................. 38
2.4.1 Nhân tố văn hóa ................................................................................................ 38
2.4.2 Hệ thống pháp lý............................................................................................... 39
2.4.3 Nhân tố kinh tế ................................................................................................. 40
2.4.4 Sự phát triển của nghề nghiệp kế toán ............................................................... 41
2.4.5 Hoạt động quốc tế ............................................................................................. 41
2.4.6 Đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC................................................. 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. ......................................................................................... 43
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 44
3.1 Khung nghiên cứu của luận văn ........................................................................... 44
3.2 Phân tích tài liệu và đề xuất mơ hình nghiên cứu ................................................. 45
3.3 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 49
3.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 51
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................... 51
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng................................................................. 52
3.4.3 Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu ....................................................... 53
3.4.3.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ......................................................... 53

3.4.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................. 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 55
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................... 56


4.1 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 56
4.1.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát ........................................................................... 56
4.1.2

Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha................................... 57

4.1.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................... 61
4.1.3.1 Phân tích khám phá EFA các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
IFRS cho các DNNVV ở Việt Nam..................................................................... 61
4.1.3.2 Phân tích khám phá EFA biến phụ thuộc: ................................................ 66
4.1.4 Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh ......................................................................... 67
4.1.5. Phân tích tương quan ....................................................................................... 68
4.1.6 Phân tích hồi quy. ............................................................................................. 70
4.1.7. Kiểm định các giả định của mơ hình hồi quy ................................................... 69
4.1.7.1. Giả định liên hệ tuyến tính ..................................................................... 69
4.1.7.2. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư .............................................. 69
4.1.7.3 Giả định khơng có hiện tượng đa cộng tuyến ........................................... 70
4.2 Bàn luận ............................................................................................................. 72
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 76
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 77
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 77
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 77
5.2.1 Giải pháp về hệ thống pháp lý ........................................................................... 78
5.2.2 Giải pháp về văn hóa ........................................................................................ 79
5.2.3 Giải pháp về kinh tế .......................................................................................... 80

5.2.4 Về sự phát triển của nghề nghiệp kế toán .......................................................... 80
5.2.5 Về đối tượng và mục đích sử dụng thơng tin BCTC .......................................... 82
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ...................................... 83
5.3.1 Những hạn chế của luận văn ............................................................................. 83
5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai .................................................................... 83
TÓM TẮT CHƯƠNG 5.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA


PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA LẦN THỨ 1
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ LẦN THỨ 2
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA LẦN THỨ 2
PHỤ LỤC 6: QUY ĐỊNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
PHỤ LỤC 7: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
STT

Viết tắt

Tên đầy đủ

1

BCTC


Báo cáo tài chính

2

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

3

CMKT

Chuẩn mực kế tốn

4

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

TIẾNG ANH
STT
1

2

3

Viết tắt

IFRS

IFRS for
SMEs

IASB

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

International Financial Reporting Chuẩn mực báo cáo tài
Standards

chính quốc tế

International Financial Reporting Chuẩn mực báo cáo tài
Standards for small and medium chính quốc tế cho các
sized entities

DNNVV

International Accounting Standards Hội đồng chuẩn mực kế
Board

toán quốc tế

International Accounting Standards/ Chuẩn mực kế tốn quốc
4


IAS/IFRS

International Financial Reporting tế/Chuẩn mực báo cáo
Standards

tài chính quốc tế


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng

Bảng 2.1

Các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS

Bảng 2.2

Sự khác biệt giữa IFRS và IFRS for SMEs

Bảng 3.2

Mã hóa thang đo và biến quan sát

Bảng 3.4

Dữ liệu khảo sát thu thập được

Bảng 4.1


Chuẩn mực kế tốn Việt Nam

Bảng 4.2

Kết quả thống kê mơ tả mẫu theo Giới tính

Bảng 4.3

Kết quả thống kê mơ tả mẫu theo nghề nghiệp

Bảng 4.4

Kết quả thống kê mô tả mẫu theo Thâm niên

Bảng 4.5

Kết quả kiểm định thang đo “văn hóa”

Bảng 4.6

Kết quả kiểm định thang đo “văn hóa” khi loại biến

Bảng 4.7

Kết quả kiểm định thang đo “Hệ thống pháp lý”

Bảng 4.8

Kết quả kiểm định thang đo “Kinh tế”


Bảng 4.9

Kết quả kiểm định thang đo “Đối tượng và mục đích sử dụng
thơng tin BCTC”

Bảng 4.10 Kết quả kiểm định thang đo “Sự phát triển nghề nghiệp”
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định thang đo “Hoạt động liên quan quốc tế”

Bảng 4.12

Kết quả kiểm định thang đo “Vận dụng IFRS cho các DNNVV ở
Việt Nam”

Bảng 4.13 Ma trận xoay nhân tố


Bảng 4.14

Bảng Hệ số cronbach’s alpha, Eigenvalues, phương sai trích cho
các nhân tố sau khi phân tích EFA lần thứ 2

Bảng 4.15 Các biến quan sát Nhân tố văn hóa

Bảng 4.16

Các biến quan sát nhân tố Đối tượng và mục đích sử dụng thơng
tin BCTC

Bảng 4.17 Các biến quan sát nhân tố Hệ thống pháp lý

Bảng 4.18 Các biến quan sát nhân tố Sự phát triển của nghề nghiệp kế toán
Bảng 4.19 Các biến quan sát nhân tố Kinh tế
Bảng 4.20 Bảng phân tích EFA biến phụ thuộc
Bảng 4.21 Bảng ma trận tương quan của các nhân tố
Bảng 4.22 Bảng tóm tắt mơ hình
Bảng 4.23 Kết quả phân tích phương sai Anova
Bảng 4.24 Kết quả phân tích hồi quy


DANH MỤC HÌNH VẼ
STT

Tên hình vẽ

Hình 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn

Hình 3.2

Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng IFRS cho các
DNNVV ở Việt Nam

Hình 4.1 Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh
Hình 4.2 Biểu đồ phân tán của phần dư
Hình 4.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

DANH MỤC PHỤ LỤC
STT

Tên phụ lục


Phụ lục 1

Danh sách chuyên gia phỏng vấn

Phụ lục 2

Phiếu phỏng vấn chuyên gia

Phụ lục 3

Bảng câu hỏi khảo sát

Phụ lục 4

Kết quả phân tích nhân tố lần thứ nhất

Phụ lục 5

Kết quả phân tích nhân tố lần thứ hai

Phụ lục 6

Quy định Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phụ lục 7

Danh sách đối tượng khảo sát


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm trên 93% tổng số doanh
nghiệp cả nước (Lê Phương. 2016) đã và đang góp phần quan trọng trong việc tăng
trưởng kinh tế quốc gia, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,
giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, và đóng góp một phần
lớn cho ngân sách nhà nước. Mặc dù chiếm tỷ trọng rất lớn và có vai trị hết sức
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam nhưng nhìn chung cơng tác kế
tốn tại DNNVV hiện nay vẫn chưa được chú trọng. Nội dung tổ chức công tác kế
toán ở các DNNVV được thực hiện theo mục tiêu do chủ doanh nghiệp hoặc ban
giám đốc đề ra nhằm để đối phó với cơ quan thuế chứ chưa thực sự mang lại thơng
tin kế tốn hữu ích cho các đối tượng liên quan. Thực tế các quy định, thơng tư do
BTC ban hành hướng dẫn kế tốn trong các DNNVV được đánh giá là còn nhiều
hạn chế và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành
ngày 26/08/2016 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2017 chưa thực sự phù hợp với
nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của các
DNNVV, đồng thời thơng tư này cũng chưa có những quy định cụ thể để có thể gỡ
bỏ khó khăn cho DNNVV trong việc tuân thủ VAS cũng như cải thiện chất lượng
thông tin báo cáo tài chính. Điều này gây ra những trở ngại cho các doanh nghiệp có
quy mơ nhỏ và siêu nhỏ do sự phức tạp trong các quy định hướng dẫn cũng như gây
khó khăn cho các doanh nghiệp có quy mơ vừa do thiếu quy định tham chiếu. Mặc
khác thông tư cũng chỉ mới dừng lại ở việc hướng dẫn chế độ kế tốn mà chưa có
sự đổi mới tồn diện liên quan đến hệ thống chuẩn mực kế toán dẫn đến cịn nhiều
khác biệt giữa kế tốn Việt Nam và IFRS for SMEs. Để đáp ứng tốt nhu cầu thông
tin kế tốn cho cơng tác quản lý trong DNNVV cũng như các đối tượng liên quan
thì cần thiết phải xây dựng chuẩn mực kế tốn thích ứng và phù hợp với đặc điểm
hoạt động của DNNVV trong xu thế hội nhập sâu rộng với quốc tế, do đó việc thiết
lập bộ chuẩn mực kế toán theo hướng vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc
tế cho DNNVV (IFRS for SMEs) đang là một vấn đề thiết yếu và phù hợp với thực
tiễn Việt Nam hiện nay



2

Các thông tư, quy định BTC ban hành hướng dẫn kế tốn cho các DNNVV
vẫn cịn nhiều khác biệt so với IFRS for SMEs, tuy nhiên một số DNNVV ở Việt
Nam đã thực hiện vận dụng IFRS for SMEs trong việc lập và trình bày BCTC cung
cấp thơng tin minh bạch cho các đối tượng liên quan. Việc vận dụng IFRS for
SMEs thể hiện một bước hướng đến hài hòa và hội tụ kế toán quốc tế giúp cải thiện
chất lượng và khả năng so sánh thông tin BCTC với quốc tế. Đồng thời việc nghiên
cứu ban hành chuẩn mực kế toán riêng cho các DNNVV trên cơ sở nghiên cứu, vận
dụng IFRS for SMES sẽ đảm bảo việc tổ chức cơng tác kế tốn tại các DNNVV
được tinh gọn, phù hợp với quy mơ, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công việc,
đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng. Tuy nhiên
việc vận dụng bộ chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS/ IAS) nói chung và IFRS for
SMEs nói riêng ở Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại liên quan đến mơi trường chính
trị, mơi trường pháp lý, mơi trường kinh doanh, mơi trường văn hóa giáo dục…
Nhưng tính đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào xác định, đo lường các
nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Để đồng bộ với sự phát triển của các
DNNVV hiện nay cũng như đảm bảo sự hội nhập thế giới trên nhiều phương diện
thì vấn đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán
IFRS cho các DNNVV là cần thiết để làm tiền đề đóng góp cho việc xây dựng
chuẩn mực kế tốn Việt Nam nói chung và chuẩn mực kế tốn cho các DNNVV nói
riêng. Do đó trên cơ sở kế thừa kết quả các nghiên cứu đi trước, tác giả quyết định
chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng IFRS for SMEs cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình để nghiên
cứu đo lường mức độ tác động của các nhân tố với mong muốn góp phần đẩy nhanh
tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế tốn quốc tế đồng thời có thể đóng góp ý kiến
cho việc xây dựng chuẩn mực kế tốn dành riêng cho các DNNVV trong tương lai,

góp ý đề xuất một số giải pháp để vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ đó nâng cao mức độ tin cậy của thơng tin tài chính
cung cấp cho các nhà đầu tư, cho phép so sánh thông tin giữa các doanh nghiệp


3
trong nước và các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các nguồn vốn
đầu tư nước ngoài.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cức các nhân tố đến ảnh hưởng đến việc
vận dụng IFRS for SMEs cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam từ đó đưa
ra các định hướng và kiến nghị để đẩy nhanh tiến trình áp dụng chuẩn mực kế tốn
quốc tế IFRS for SMEs.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thứ nhất: Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới việc vận dụng IFRS for
SMES cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- Thứ hai: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng
IFRS for SMEs.
- Thứ ba: Đề xuất giải pháp vận dụng IFRS for SMEs tại Việt Nam
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời các câu
hỏi như sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng
IFRS for SMEs cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Các nhân tố này tác động như thế nào đến việc vận
dụng IFRS for SMEs cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Những giải pháp nào có thể đề xuất để vận dụng IFRS
for SMEs ở Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc vận dụng
IFRS for SMEs cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Theo không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các công
ty vừa và nhỏ ở Việt Nam đồng thời chỉ tập trung nghiên cứu chuẩn mực báo cáo tài
chính áp dụng cho SMEs


4
Theo thời gian: số liệu tác giả thu thập nghiên cứu trong quý III năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng để
đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng IFRS for SMEs cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.:
- Phương pháp định tính: bằng việc thực hiện các phương pháp nghiên cứu cụ
thể như:
+

Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh: tác giả tiến hành tổng

hợp các kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước, trên cơ sở đó xây dựng mơ
hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng IFRS for SMEs cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
+

Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tác giả sử dụng phương pháp này

nhằm tiếp cận với các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan, xem xét
các thông tư, quy định hiện hành và việc vận dụng IFRS for SMEs đồng thời

kết hợp nghiên cứu với các lý thuyết nền tảng để làm cơ sở định hướng nghiên
cứu luận văn
+

Phương pháp chuyên gia: Tác giả tiến hành phỏng vấn, gửi bảng câu

hỏi điều tra với các chuyên gia là các giảng viên, nhân viên kế tốn, kiểm tốn
có kinh nghiệm lâu năm, giữ chức vụ nhất định trong các cơng ty vừa và nhỏ
và có kiến thức sâu về chuyên ngành kế toán kiểm toán, kết quả thu được sẽ
giúp hiệu chỉnh thang đo, loại trừ các nhân tố không ảnh hưởng tới việc vận
dụng IFRS cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
- Phương pháp định lượng: tác giả thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát, sử
dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA, xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đã đưa ra tới việc vận dụng IFRS cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam.
6. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn
- Về mặt học thuật: Đề tài tóm tắt được một số nghiên cứu đã được thực hiện
trong và ngoài nước, tổng hợp các lý luận liên quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho các DNNVV. Trên cơ sở đó, tác giả xây


5
dựng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam
- Về mặt thực tiễn:
Đo lường, đánh giá mức độ tác động các nhân tố đến việc áp dụng chuẩn mực kế
toán ở các DNNVV Việt Nam
Từ kết quả nghiên cứu tác giả lập luận đưa ra một số khuyến nghị về vận dụng
chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS for SMEs cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

Việt Nam.
7. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài bao gồm 05 chương:
-

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị


6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1 Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
[1] Mazars, 2008. The IFRS for SMEs accounting standard: perceptions and
expectations across Europe
Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn qua điện thoại từ ngày 4 tháng 9 đến ngày 5

tháng 10 năm 2007 nhằm mục đích khảo sát nhận thức của 1593 SMEs ở 6 quốc gia
thuộc EU gồm Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh về quá trình hội tụ
chuẩn mực kế tốn quốc gia với IFRS for SMEs, trong đó khảo sát 293 công ty ở
Pháp, 290 công ty ở Đức, 245 ở Italia, 245 ở Hà Lan, 230 ở Tây Ban Nha và 290
công ty ở Vương quốc Anh. Kết quả thống kê mô tả dữ liệu khảo sát cho thấy hầu
hết SMEs đều cho rằng cần có IFRS for SMEs, trong đó ở Tây Ban Nha và Hà Lan
có hơn 90% cơng ty nhỏ và vừa ủng hộ mạnh mẽ việc áp dụng IFRS for SMEs. Lý
do SMEs ủng hộ IFRS for SMEs vì các cơng ty này cho rằng việc áp dụng IFRS sẽ
tạo ra một bộ chuẩn mực chung cho toàn Châu Âu, thuận lợi cho việc so sánh thơng
tin trên báo cáo tài chính, tạo điều kiện cung cấp thơng tin hữu ích và thuận tiện
hơn trong việc quản lý. Các công ty nhỏ và vừa ở Ý còn cho rằng việc áp dụng
IFRS for SMEs cịn có thể có tác dụng xun quốc gia và làm gia tăng nguồn khách
hàng tiềm năng khi hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư ở nước ngoài. Các cơng ty
nhỏ và vừa ở Tây Ban Nha thì khẳng định lợi ích trong việc áp dụng IFRS for
SMEs sẽ cao hơn những khó khăn và thách thức từ việc vận dụng chuẩn mực này
mang lại. Kết quả nghiên cứu này cũng đưa ra kết luận quy mô doanh nghiệp khơng
có ảnh hưởng đến nhu cầu cần IFRS for SMEs. Tất cả các doanh nghiệp ở các quốc
gia được khảo sát đều có nhu cầu áp dụng IFRS for SMEs không phân biệt quy mô
lớn, nhỏ.
[2] Eierle.B &Haller.A., 2009. Does sized influence the suitability of the ifrs
for small and medium- sized entities?- Empirical evidence from Germany.
Accounting in Europe, 6(2), pp. 195-230
Nghiên cứu được tiến hành như là một cuộc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi
được gửi bằng thư tới 4000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức để xem xét mức độ
thích hợp của IFRS for SMEs đối với các doanh nghiệp thuộc các nhóm quy mơ
khác nhau. Bốn nhóm quy mơ được sử dụng để lựa chọn mẫu được phân loại dựa


7
vào doanh thu hằng năm của công ty: (1) 8 - 32 triệu EUR, (2) 33-50 triệu EUR, (3)

51 - 100 triệu EUR và (4) 100 triệu EUR. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh
nghiệp thường xuyên hoạt động mua bán với các nước trên thế giới và có sự hiểu
biết nhất định về IFRS thì dường như các doanh nghiệp này sẽ có lợi từ việc cung
cấp thơng tin kế tốn có thể so sánh với quốc tế cho các bên liên quan do đó họ có
xu hướng áp dụng IFRS for SMEs mà không phụ thuộc vào yếu tố quy mô. Tuy
nhiên kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, đa số các DNNVV không coi nhà cung cấp
và khách hàng quốc tế là những người sử dụng chính các báo cáo tài chính của họ
do đó họ cho rằng không cần phải cung cấp báo cáo tài chính có thể so sánh quốc tế
bỡi những chi phí phát sinh và việc áp dụng IFRS for SMEs chỉ mang tính miễn
cưỡng tuân theo luật định.
Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm quy mơ
liên quan đến cấu trúc của doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh của nó. Các
tác động về quy mô được thể hiện liên quan đến cơ cấu tổ chức, hoạt động xuất
khẩu và nhập khẩu nước ngoài cũng như các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, sự hiểu
biết về IFRS trong tổ chức, tần suất các dự án nghiên cứu, các khoản đầu tư vào
công ty cũng như liên doanh, liên kết…. Các Doanh nghiệp càng lớn, càng có nhiều
hoạt động kinh doanh quốc tế thì càng có nhu cầu về BCTC có khả năng so sánh
tồn cầu hơn các DN có quy mơ nhỏ. Ngồi ra, quy mơ cũng ảnh hưởng đến sự
thích hợp của các chuẩn mực IFRS for SMEs đối với các công ty nhỏ và vừa ở Đức.
Tuy nhiên, quy mô lại không ảnh hưởng đến đánh giá của SMEs về chi phí-lợi ích
khi lựa chọn các chính sách kế tốn, ngun tắc ghi nhận và đo lường
Bên cạnh đó nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế nhất định: Nghiên cứu
được thực hiện tại các doanh nghiệp SME ở Đức do đó kết quả mang tính chủ quan
do sự khác biệt văn hóa và ảnh hưởng của khung pháp lý giữa các quốc gia. Hơn
nữa, nghiên cứu được giới hạn trong việc điều tra các tác động quy mô. Mà không
xem xét đến các yếu tố khác (như mối quan hệ với công ty mẹ, chiến lược kinh
doanh của tổ chức, cơ cấu tổ chức hoặc tình hình tài chính …) cũng có thể ảnh
hưởng đến các phán đốn về chi phí và lợi ích liên quan đến việc áp dụng IFRS for
SMEs



8
[3]. Zeghal, D. & Mhedhbi, K. (2006). An analysis of the factors affecting
the adoption of international accounting standards by developing countries.The
International Journal of Accounting, 41, 373-386.
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng IAS/IFRS tại các quốc gia đang phát triển.theo đó nhóm tác giải tiến
hành đánh giá mức độ tác động của các nhân tố: mức độ tăng trưởng kinh tế, trình
độ học vấn, mức độ mở cửa hội nhập kinh tế, nền văn hố trong một nhóm các quốc
gia và mức độ sẵn có của thị trường vốn.
Nghiên cứu tiến hành lấy mẫu trên 64 nước đang phát triển trong đó gồm 32
quốc gia đang phát triển đã áp dụng IAS/IFRS và 32 quốc gia đang phát triển chưa
áp dụng, cuối cùng đưa ra kết luận rằng trình độ giáo dục tiên tiến, mức độ sẵn có
của thị trường vốn và văn hoá là những yếu tố tác động tích cực và gắn liền với việc
áp dụng IAS/IFRS. Tuy nhiên, nhân tố tăng trưởng kinh tế và mức độ mở cửa hội
nhập kinh tế. Ảnh hưởng mạnh mẽ của nhân tố thị trường vốn đối với quyết định áp
dụng chuẩn mực kế toán quốc tế dường như cho thấy thơng tin kế tốn có chất
lượng cao là rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng đối với sự phát triển của các tập
đoàn kinh doanh cũng như thu hút sự tham gia đầu tư vào thị trường vốn. Các kết
quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho thấy việc áp dụng một hệ thống
kế toán đặc biệt bị ảnh hưởng bởi trình độ học vấn (Doupnik & Salter, 1995), thành
viên văn hố trong một nhóm nước (Abdelsalem & Weetman, 2003) của một thị
trường vốn (Adhikari & Tondkar, 1992).Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng
đối với các quốc gia có liên quan và các cơ quan điều hành kế tốn bởi vì họ có thể
hiểu rõ hơn về các yếu tố có thể khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc áp dụng
IAS.Những kết quả này cũng hữu ích cho IASB trong việc tìm kiếm một chiến lược
để tối đa hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế ở
các quốc gia khác nhau.Đồng thời kết quả nghiên cứu này cịn đóng vai trị tích cực
trong việc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc
tế.

[4] Albu, C. N., Albu, N. & Fekete, S., 2010. The context of the possible
IFRS for SMEs implementation in Romania: An exploratory study. Accounting
and management information systems, 9(1), pp. 45-71


9
Tác giả thực hiện nghiên cứu về khả năng áp dụng IFRS for SMEs ở
Romania. Bằng việc tổng hợp, phân tích các nghiên cứu liên quan và các tài liệu về
quy định kế toán ở Romania đồng thời tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là kế
toán viên, Kiểm toán viên, các nhà ban hành chuẩn mực, tác giả nhận định việc áp
dụng IFRS for SMEs sẽ rất khó khăn do có sự khác nhau trong quy định hiện hành
về kế toán của Romania và IFRS for SMEs. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến khả
năng áp dụng IFRS for SMES ở Romania là sự thiếu hụt của đội ngũ kế toán viên
chuyên nghiệp dẫn đến việc đưa ra những phán xét thiếu chuyên nghiệp, cách tiếp
cận dựa trên quy định của kế toán viên SMEs, và mối quan hệ quá chặt chẽ giữa kế
toán và thuế. Hơn thế nữa, sự không nhất quán trong việc ban hành các nguyên tắc
kế toán dùng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một khó khăn trong việc ban
hành hướng dẫn chi tiết áp dụng và thực hiện theo IFRS. Nghiên cứu nhận định
rằng việc áp dụng IFRS for SMES nên thực hiện chậm theo lộ trình vì cịn chịu ảnh
hưởng bởi yếu tố văn hóa, khả năng chuyển đổi các khái niệm kế toán từ văn hoá
này sang nền văn hoá khác đang gây tranh cãi bởi bản chất phức tạp của các tiêu
chuẩn sẽ dẫn đền việc hướng dẫn không đầy đủ, và bị tác động bởi bản chất định
hướng kế toán về thuế theo chế độ kế toán của từng quốc gia. Cũng theo đó nhóm
tác giả cho rằng tiêu chí mà mỗi quốc gia xây dựng để áp dụng IFRS for SMEs nên
dựa trên mức độ trách nhiệm chứ không phải quy mô của SMEs. Mặt khác, trên cơ
sở phỏng vấn chuyên gia, các tác giả khẳng định Nhà nước là đối tượng chính sử
dụng thơng tin BCTC của SMEs do đó thơng tin cung cấp trên BCTC không đáng
tin cậy do các đối tượng sử dụng thơng tin khơng có u cầu cao về chất lượng
thơng tin. Từ đó, tác giả cho rằng IFRS for SMEs chỉ nên áp dụng cho SMEs có đối
tượng sử dụng thơng tin chính là ngân hàng và các nhà cung cấp vốn.

[5] Albu, C.N. 2010. IFRS for SMEs in Europe – Lessons for a Possible
Implementation in Romania. International Conference on Economy and
Management Transformation. Vol II
Nghiên cứu nhằm mục đích thảo luận các kết quả nghiên cứu thu được ở
Châu Âu liên quan đến việc thực hiện IFRS cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và những
gợi ý trong việc thực hiện IFRS ở Romania. So sánh các quy định quốc gia với
IFRS dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và kết hợp các kết quả thu được qua việc


10
tổng hợp tài liệu và thực hiện phỏng vấn sau đó dựa vào kinh nghiệm của các nước
ở Châu Âu để đưa ra một số giả thuyết về tình hình áp dụng IFRS for SMEs ở
Rumani. Từ đó tác giả xác định những những khó khăn chính liên quan đến việc áp
dụng IFRS for SMEs cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Rumani là thiếu đội ngũ
kế toán viên chuyên nghiệp và thiếu sự liên kết giữa BCTC và các Luật Thuế cũng
như quy định pháp luật khác có liên quan.
[6] Atik, A., 2010. SME's views on the adopiton and application of "IFRS for
SMEs" in Turkey. European research studies, volume 8, issue 4.
Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá những quan điểm của SMEs Thổ Nhĩ
Kỳ về việc áp dụng IFRS for SMEs đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
quan điểm này. Theo đó Tác giả thực hiện một cuộc khảo sát bằng việc phát bảng
câu hỏi cho khoảng 2.700 SMEs. Trong đó chỉ có 216 doanh nghiệp phản hồi
(chiếm tỷ lệ 8%). Kết quả phân tích mẫu của nghiên cứu cho thấy đa số các
DNNVV được khảo sát ở Thổ Nhĩ Kỳ đều thuộc loại nhỏ (doanh thu < 5 triệu Liras
và số lao động trong doanh nghiệp dưới 10 người). có khoảng 99,9% doanh nghiệp
vừa và nhỏ được khảo sát ở Thổ Nhĩ Kỳ biết đến IFRS là bởi vì những cơng ty này
đang đầu tư, kinh doanh, báo cáo hay vay mượn ở nước ngoài và họ cần phải chứng
minh sự ổn định về tài chính cho các đối tác, đồng thời địi hỏi phải cung cấp những
thông tin chất lượng cao và có thể so sánh được. (74,7%) SMEs lập BCTC chủ yếu
cho mục đích thuế, 19% SMEs tham gia khảo sát có nguồn vốn đầu tư nước ngồi

và hơn 35% SMEs có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Có đến (94,41%) SMEs ủng
hộ việc áp dụng IFRS for SMEs dù các cơng ty này khơng có nhiều hoạt động liên
quan quốc tế. 72,67% SMEs được khảo sát cho rằng việc áp dụng IFRS for SMEs
nên được tự nguyện thực hiện, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên được quyết định có
áp dụng IFRS for SMES hay không. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng
SMEs không phân biệt quy mô, lĩnh vực kinh doanh, có hay khơng hoạt động liên
quan đến quốc tế, có nguồn vốn đầu tư nước ngồi hay không đều ủng hộ cho việc
chấp nhận và áp dụng IFRS for SMEs nhưng những DNNVVcó nhiều hoạt động
quốc tế thì sẽ có nhu cầu cao hơn trong việc áp dụng IFRS.
[7]. Kossentini, A & Othman, H. B. (2011). A study of the institutional and
economic determinants of IFRS adoption in emerging economics.


11
Nghiên cứu đã khám phá những giả định cơ bản của lý thuyết mạng lưới thể
chế và kinh tế có thể hỗ trợ hoặc hạn chế các quyết định chấp nhận IFRS của các
nền kinh tế mới nổi. Nghiên cứu điều tra các tác động ở cấp độ quốc gia của các
thay đổi đẳng cấu của áp lực thể chế cũng như áp lực mạng lưới kinh tế đến phạm vi
áp dụng IFRS đồng thời tiến hành phân tích thực nghiệm, dựa trên các kỹ thuật hồi
quy cho 50 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011. Đặc
biệt, nhóm tác giả cịn xem xét một vài đặc điểm của các tác động ngẫu nhiên.Kết
quả cho thấy đẳng cấu cưỡng chế (coercive) và mô phỏng (mimetic) có tác động
mạnh mẽ và tích cực lên mức độ áp dụng IFRS. Tuy nhiên, đẳng cấu tuân thủ quy
chuẩn (normative) lại có tác động ngược chiều và đáng kể lên phạm vi áp dụng
IFRS tại các nền kinh tế mới nổi. Hơn thế, áp lực kinh tế là nhân tố dự báo mạnh
cho việc áp dụng IFRS tại các quốc gia này.
[8] Dang Duc Son (2011), Compliance with accounting standards by SMEs
in transitional economies: evidence from Vietnam, Journal of Applied Accounting
Research, Vol.12 No.2: 96-107.
Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra các nhân tố tố ảnh hưởng đến việc

tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán của các DNNVV trong nền kinh tế chuyển đổi của
Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện dưới dạng một cuộc điều tra khảo sát qua
bưu điện với các chuyên gia kế toán làm việc trong các DNNVV tại Việt Nam.
Thơng qua phân tích bằng chứng thực nghiệm tác giả xác định có năm nhân tố chủ
yếu tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế tốn ở DNNVV, trong đó: Tính bắt
buộc tn thủ, yêu cầu cải thiện chất lượng thông tin của các đối tượng bên ngồi là
hai nhân tố chính. Bên cạnh đó, mối quan hệ lợi ích – chi phí, việc thiếu kỹ năng
quản lý và kế toán, thiếu cơ sở hạ tầng cũng có tác động đến việc vận dụng các quy
định và chuẩn mực kế toán của DNNVV.
Các phát hiện của nghiên cứu này sẽ giúp ích cho các nhà quản lý kế toán,
các học viên, cộng đồng nghiên cứu kế tốn cũng như các cơng ty vừa và nhỏ ở Việt
Nam và các nước khác có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, tuy nhiên,
nghiên cứu tập trung khảo sát các chuyên gia kế toán làm việc trong các DNNVV,
do đó tính tổng qt của các kết quả nghiên cứu còn hạn chế trong bối cảnh một nền
kinh tế chuyển đổi.


12
[9] Uyar, A. & Gungormus, A. H., 2012. Perceptions and knowledge of
accounting professional on IFRS for SMEs: Evidence from Turkey. Research in
accounting regulation, Volume : 25, Issue : 1.
Mục đích nghiên cứu là để điều tra những kiến thức cơ bản và nhận thức của
các chuyên gia kế toán về IFRS for SMEs. Tác giả thực hiện cuộc khảo sát hỏi về
mức độ hiểu biết của các kế toán viên về IFRS ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả cho thấy
phần lớn những người được hỏi (52%) cho biết họ ít có kiến thức về IFRS. Trong số
đó, chiếm đến 14% chuyên gia nói rằng họ có những hiểu biết sâu rộng về IFRS,
nhưng 14% số khác tuyên bố rằng họ khơng có một chút kiến thức nào về
IFRS.Đáng chú ý là có rất ít nhân viên kế tốn được đào tạo về các tiêu chuẩn quốc
tế (28 kế toán cho IFRS, 22 kế toán cho IFRS for SMEs).Đa phần họ tiếp cận IFRS
thông qua các trang web. Tuy nhiên, các trang web chính thức của IASB tương đối

ít do đó khó tiếp cận vận dụng những thay đổi trong chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ
kết quả cuộc khảo sát tác giả xác định được nguyên nhân phần lớn các chun gia
kế tốn có ít hiểu biết về IFRS là họ khơng hoặc ít được tiếp cận và đào tạo chi tiết
để nắm và áp dụng chuẩn mực này vào thực tế. Sự không phù hợp của việc đào tạo
nhân viên kế tốn và thiếu các chương trình đào tạo do các cơ quan chun mơn bố
trí được coi là những trở ngại nghiêm trọng nhất trong quá trình vận dụng các chuẩn
mực kế tốn cho các DNNVV. Do đó nghiên cứu đề xuất cần có những biện pháp
nâng cao sự hiểu biết của các chuyên gia kế toán về IFRS for SMES để mang lại kết
quả cao hơn trong việc áp dụng IFRS trong tương lai.
[10] Albu, C.N., 2013. How relevant is size for setting the scope of the IFRS
for SMEs. Accounting and management information system, 12(3), 424-439.
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(IFRS for SMEs) hiện đang được xem xét áp dụng bởi các nhà quản lý ở nhiều nền
kinh tế mới nổi và một số nước phát triển.Cách tiếp cận chi phí - lợi ích được xem
xét để điều tra có nên áp dụng IFRS cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.Yếu tố quy mô
được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu như là tiêu chí để xác định nghĩa vụ báo
cáo tài chính của các doanh nghiệp, nhưng nó lại đặt câu hỏi liệu quy mơ của doanh
nghiệp có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS for SMEs. Tác giả đã thực hiện một
nghiên cứu khám phá tiêu chí nào của doanhnghiệp là thích hợp để thiết lập phạm vi


13
áp dụng IFRS for SMEs. Dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát gửi đến
194 kế toán viên làm việc tại các DNNVV ở Romania. Kết quả phân tích thống kê
cho thấy quy mơ doanh nghiệp là một trong những thang đo quan trọng được sử
dụng để xác định phạm vi áp dụng IFRS for SMEs.
[11] Albu, C.N., Albu, N., Pali-Pista, S.F., Girbina, M.M., Selimoglu, S.K.,
Kovacs, D.M., Lukacs, J., Mohl, G., Mullerova, L., 2013. Implementation of IFRS
for Smes in emrging economies: Stakeholder perceptions in the Czech Republic,
Hungary, Romania and Tonkey. Journal of international financial management&

accounting, 24(2), pp.141-75
Nghiên cứu điều tra nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs của các đối tượng
lập và sử dụng thông tin BCTC cũng như mức độ ủng hộ IFRS for SMEs ở các
quốc gia. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu, phỏng vấn bán cấu trúc với đại diện
của các bên liên quan bao gồm 23 chuyên gia là kế toán, kiểm toán viên, các tổ
chức nghề nghiệp, nhà ban hành chuẩn mực và các đối tượng sử dụng thông tin
BCTC của 4 nền kinh tế mới nổi gồm Cộng hòa Séc, Hungary, Romania vàThổNhĩ
Kỳ.Nội dung phỏng vấn liên quan đến những khó khăn, chi phí-lợi ích khi áp dụng
IFRS for SMEs, chiến lược áp dụng IFRS for SMEs. Kết quả phân tích cho thấy
một số thuận lợi khi áp dụng IFRS for SMEs ở các quốc gia mới nổi là có thể nâng
cao tính minh bạch và chất lượng thơng tin trên báo cáo tài chính, đồng thời tăng
khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, dễ dàng tham gia vào thị trường vốn và mở
ra cơ hội phát triển cho các DNNVV ở thị trường trong nước cũng như trên thị
trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó sự liên kết mạnh mẽ giữa thuế và kế toán
cùng với sự tác động của khung pháp lý gây cản trở trong việc áp dụng IFRS for
SMEs. Nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết thể chế, đề xuất 3 cách thức áp dụng
IFRS for SMEs cho các quốc gia đang phát triển: (1) Bắt buộc áp dụng IFRS for
SMEs đối với một nhóm SMEs, (2) Tự nguyện áp dụng IFRS for SMEs và (3) Hội
tụ chuẩn mực kế toán quốc gia với IFRS for SMEs. Các đối tượng khảo sát đều có
nhận thức tích cực về khả năng áp dụng IFRS for SMEs. Đa số họ tán thành khuynh
hướng hội tụ chuẩn mực kế toán quốc gia với IFRS for SMEs vì cho rằng hội tụ là
cách tốt nhất giúp phát triển chun mơn kế tốn và mơi trường kinh doanh trong
các quốc gia mới nổi. Một số Kiểm tốn viên và các đối tượng sử dụng thơng tin lại


14
chọn khuynh hướng bắt buộc áp dụng IFRS for SMEs đối với một số DNNVV, các
DNNVV khác nên áp dụng theo chuẩn mực kế toán quốc gia. Kết quả nghiên cứu
khuyến cáo các nhà ban hành chuẩn mực nên cân nhắc cách thức áp dụng IFRS for
SMEs dựa vào sự cân đối giữa nhu cầu của các đối tượng liên quan cũng như mục

tiêu kinh tế, chính trị của quốc gia.
[12]. Fatma Zehri & Jamel Chouaibi, 2013. Adoption determinants of the
International Accounting Standards IAS/IFRS by the developing countries.
Mục đích của nghiên cứu này là xác định các nhân tố tác động đến việc áp
dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS ở các nước đang phát triển.Để đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/ IFRS tác giả lấy mẫu nghiên cứu số
liệu của 74 quốc gia đang phát triển tính đến năm 2008. Kết quả phân tích thực
nghiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình độ giáo dục, hệ thống pháp lý có
ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng IAS/IFRS ở các quốc gia này. Đối với các
nhân tố khác: văn hoá, mức độ sẵn có của thị trường vốn, hệ thống chính trị và áp
lực hội nhập quốc tế không ảnh hưởng đáng kể đến quyết định áp dụng IFRS. Nhìn
chung, những kết quả này đã cho thấy quyết định áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc
tế có liên quan chặt chẽ đến môi trường thể chế của các nước đang phát triển trên
hết là hệ thống pháp luật của nước sở tại cũng như yếu tố tăng trưởng kinh tế và
trình độ giáo dục. Trên thực tế, việc chuyển đổi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế
của các nước đang phát triển sẽ khác với các nước phát triển.Kết quả nghiên cứu có
thể cung cấp một số thơng tin có giá trị cho các nước đang phát triển trong tiến trình
thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực kế tốn quốc tế để hội nhập thế giới.Tuy
nhiên, nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế nhất định.Đặc biệt, khả năng giải thích
của mơ hình cịn khá khiêm tốn.Điều này hàm ý rằng tác động của một số nhân tố
có thể không được xem xét đến.mở ra hướng nghiên cứu trong tương lai có thể
nghiên cứu khám phá các nhân tố mới tác động đến việc áp dụng IAS/IFRS.
[13]. Stainbank, L. (2014). Factors influencing the adoption of International
Financial Reporting Standards by African Countries.Journal of Accounting
Research.Vol 28 No.1. 79-95
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng IFRS ở các nước châu Phi. Các nhân tố được đưa vào mơ hình nghiên cứu bao



×